Top 6 Bài soạn "Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang" của Đi-phô lớp 9 hay nhất

Bình An 83 0 Báo lỗi

Văn bản "Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang" trích từ tiểu thuyết "Rô-bin-xơn Cru-xô", nhan đề đầy đủ là "Cuộc đời và những chuyện phiêu lưu kì lạ của Rô-bin-xơn". ... xem thêm...

  1. Câu 1 (trang 129 sgk ngữ văn 9 tập 2):

    Bố cục

    - Phần 1 (đoạn 1): giới thiệu

    - Phần 2 (đoạn 2 và 3): trang phục của Rô-bin-xơn

    - Phần 3 ( tiếp… bên khẩu súng của tôi): vũ khí bảo vệ Rô-bin-xơn

    - Phần 4 (còn lại): diện mạo của Rô-bin-xơn


    Câu 2 (trang 137 sgk ngữ văn 9 tập 2)

    Phần miêu tả chân dung chỉ chiếm lượng ít. Vì Rô-bin-xon tự thuật, tự kể về chính mình

    Điều này là do ngôi kể, nhân vật chính tự miêu tả về mình, vì thế chàng chỉ có thể miêu tả những gì chàng trông thấy

    - Khi viết về các chi tiết về trang bị vũ khí, trang phục được miêu tả khá kỹ

    - Từ góc nhìn độc đáo của tác giả, tác giả miêu tả một bộ dạng kỳ khôi, thu hút sự chú ý của bạn đọc


    Câu 3 (trang 129 sgk ngữ văn 9 tập 2)

    Rô-bin-xơn là người nước Anh, chàng bị đắm tàu nên trôi dạt một đảo hoang thuộc xích đạo trong một chuyến đi biển xuất phát từ Bra-xin

    - Rô-bin- xơn sống một mình trên đảo hoang suốt 15 năm với mũ, quần áo, ủng bằng da dê

    - Thời gian và thời tiết khắc nghiệt làm cho giày, mũ, quần áo rách hết không dùng được nữa

    - Trang phục của Rô-bin-xơn tất cả đều bằng da dê, trên hoang đảo có rất nhiều dê rừng. May mà Rô-bon-xơn giữ được cây súng, thuốc súng, đạn ghém

    + Rô-bin-xơn duy trì được cuộc sống bằng cách săn bắn, da dê làm trang phục

    - Rô-bin-xơn tận dụng những thứ còn sót lại những thứ vớt vát từ con tàu đắm: mấy hạt lúa mì còn sót lại, bẫy cả dê về nuôi cho chúng sinh sản

    - Rô-bin-xơn không có kẻ thù phải chống chọi nhưng vẫn cần những công cụ lao động như cái cưa, cái rìu cần thiết cho chàng vào rừng chặt cây

    → Qua trang phục, vật dụng Rô-bin-xơn cho ta thấy một nghị lực phi thường, ý chí sắt đá, bản lĩnh sống không gì khuất phục nổi


    Câu 4 (trang 130 sgk ngữ văn 9 tập 2)

    -Cuộc sống khó khăn, khổ cực của Rô-bin-xơn ngoài đảo được kể bằng giọng hài hước, hóm hỉnh

    - Rô-bin-xơn thể hiện tinh thần lạc quan (khi kể về bộ ria mép)

    → Dù rơi vào hoàn cảnh cực kì khó khăn. Một người khác ở vào hoàn cảnh ấy có lẽ chán nản, tuyệt vọng, buông xuôi rồi chết nhưng Rô-bin-xơn luôn nỗ lực vươn lên để cuộc sống tốt hơn, chàng không khuất phục trước số phận.


    Ý nghĩa - Giá trị

    Qua bức chân dung tự họa và giọng kể của Rô-bin-xơn trong đoạn trích, học sinh hình dung được cuộc sống vô cùng khó khăn và gian khổ, cũng như tinh thần lạc quan của nhân vật khi chỉ có một mình nơi đảo hoang vùng xích đạo suốt mười mấy năm ròng rã.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  2. Câu 1 (trang 129 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

    Xem xét nếu phải tách đoạn cuối cùng của văn bản thành hai đoạn riêng biệt thì nên ngắt ra chỗ nào. Tìm bố cục của văn bản và đặt tiêu đề cho từng phần.

    Trả lời:

    Bài văn có thể chia làm 4 đoạn.

    Đoạn 1: Mở đầu.

    Đoạn 2. Trang phục (Đoạn 2, 3 trong văn bản).

    Đoạn 3: (Từ “Quanh người tôi... đến “bên khẩu súng của tôi”): Trang bị.

    Đoạn 4: (Phần còn lại) Diện mạo.

    Sau khi xem xét, nếu phải tách đoạn cuốĩ cùng của đoạn văn thành hai đoạn riêng biệt thì nên ngắt ra ở chỗ đã ngắt như bài trên.


    Câu 2 (trang 129 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

    Vị trí và độ dài phần Rô-bin-xơn kể về diện mạo của chàng có gì đáng chú ý so với các phần khác? Thử giải thích vì sao lại như vậy nếu xem xét từ góc độ nhân vật xưng "tôi" tự kể chuyện mình.

    Trả lời:

    - Qua bố cục của bài văn, người đọc thấy rõ không kể phần mở đầu, trước tiên tác giả nói đến trang phục (mũ, quần áo, giày dép) từ trên xuống dưới, tiếp đó là trang bị nghĩa là các vật mang theo rồi sau hết mới đến diện mạo của mình.

    - Phần diễn tả diện mạo cũng chỉ chiếm một dung lượng ít ỏi (độ mười dòng). Nói thoáng qua về nước da, trên bộ mặt, Rô-bin-xơn chỉ đặc tả bộ ria mép... Điều này là do chủ ý Rô-bin-xơn muốn giới thiệu với người đọc một bộ dạng ăn mặc kì khôi và những đồ lề lỉnh kỉnh là chủ yếu.

    - Ngoài ra còn do phương thức tự sự ngôi thứ nhất. Rô-bin-xơn tự miêu tả về mình do đó, chỉ có thể miêu tả những gì mình trông thấy được.


    Câu 3 (trang 129 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

    Cuộc sống hết sức khó khăn của Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang vào thời gian này hiện lên thấp thoáng qua những chi tiết của bức chân dung tự họa ấy ra sao?

    Trả lời:

    - Rô-bin-xơn sống một mình trên đảo hoang hơn một năm rồi.

    - Mọi thứ trang phục của chàng lúc này đều làm bằng da dê. Hẳn là trên đảo hoang này có rất nhiều dê rừng. May mà Rô-bin-xơn còn giữ được cây súng, thuốc súng và đạn ghém. Nhờ đó mà nhân vật này duy trì được cuộc sống của mình trong nhiều năm bằng cách săn bắn và bắt cả da dê để làm trang phục nữa.

    - Ngoài ra, Rô-bin-xơn còn trồng được lúa mì nhờ mấy hạt lúa tình cờ còn sót lại trong những thứ vớt vát từ con tàu đắm và đặc biệt hơn nữa, chàng còn bẫy được dê rừng về nuôi cho chúng sinh sản.

    - Ta chú ý trang bị của Rô-bin-xơn. Hai cái quai hai bên thắt lưng chỗ để treo kiếm và dao găm lại được ông dùng để treo một cái cưa nhỏ và một cái rìu nhỏ. Như vậy, trên đảo hoang, hẳn là Rô-bin-xơn không có kẻ thù. Cái cưa, cái rìu đã giúp ông chặt cây, cưa gỗ dựng lều, rào giậu chỗ ở để phòng thú dữ và sau này còn rào chỗ nuôi dê.

    => Qua trang phục, vật dụng Rô-bin-xơn cho ta thấy một nghị lực phi thường, ý chí sắt đá, bản lĩnh sống không gì khuất phục nổi.


    Câu 4 (trang 129 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

    Tinh thần lạc quan bất chấp mọi gian khổ của Rô-bin-xơn được thể hiện như thế nào qua bức chân dung tự họa và qua giọng kể của nhân vật.

    Trả lời:

    - Tuy cuộc sống cam go như thế, nhưng tuyệt nhiên Rô-bin-xơn không có lấy một lời than vãn nào. Với trang phục kì dị kèm theo các đồ lề linh kỉnh cả rìu với cưa chúng ta ngỡ ông là một vị chúa đảo trị vì oai vệ trên đảo quốc của mình.

    - Giọng kể chuyện của Rô-bin-xơn đượm vẻ hài hước thể hiện tinh thần lạc quan của ông. Đặc biệt là đoạn Rô-bin-xơn nói về bộ ria mép với cách chăm sóc, xén tỉa. Ông còn so sánh thật buồn cười là bộ ria mép to tướng, vểnh cao ấy với cái mắc áo để treo mũ.

    - Hoàn cảnh như Rô-bin-xơn là khó khăn cực kì. Ở hoàn cảnh ấy rât nhiều người sẽ nản lòng, tuyệt vọng. Nhưng Rô-bin-xơn khác hẳn. Ông bám chắc cuộc sống, phấn đấu làm cho cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn. Ông không bị thiên nhiên khuất phục mà đã khuất phục thiến nhiên.

    - Đó là bài học chúng ta rút ra được từ câu chuyện về ông.


    Nội dung chính

    Tác phẩm gợi nên hiện thực cuộc sống khó khăn, gian khổ, những khắc nghiệt mà nhân vật Rô-bin-xơn phải đối đầu. Qua hoàn cảnh sống đó, đã bộc lộ được tinh thần lạc quan của Rô-bin-xơn và lòng can đảm trước những thử thách.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  3. * Tóm tắt văn bản: Đoạn trích là bức chân dung tự họa của Rô-bin-xơn Cru-xô khi đã sống một mình ở hoang đảo vùng xích đạo khoảng 15 năm. Toàn bộ trang phục của Rô-bin-xơn đều được làm bằng da dê với hình thù kì dị. Bên cạnh đó, lúc nào Rô-bin-xơn cũng phải mang theo rất nhiều các đồ lề lỉnh kỉnh như cưa, rìu, thuốc súng, đạn ghém... Qua bức chân dung tự họa và giọng kể hóm hỉnh của Rô-bin-xơn, người đọc hình dung được cuộc sống vô cùng khó khăn gian khổ và cả tinh thần lạc quan của nhân vật.


    * Bố cục: 4 phần
    - Phần 1 (Từ đầu đến bộ dạng của tôi như dưới đây): mở đầu
    - Phần 2 (tiếp theo đến chẳng khác gì áo quần của tôi): Trang phục của Rô-bin-xơn.
    - Phần 3 (tiếp theo đến bên khẩu súng của tôi): Trang bị của Rô-bin-xơn.
    - Phần 4 (Còn lại): Diện mạo của Rô-bin-xơn


    Câu 1 - Trang 129 SGK ngữ văn 9 tập 2: Xét xem nếu phải tách đoạn cuối cùng của văn bản thành hai đoạn riêng biệt thì nên ngắt ra ở chỗ nào. Tìm bố cục của văn bản và đặt tiêu đề cho từng phần.Trả lời
    Có thể chia đoạn cuối cùng của văn bản thành hai phần: một phần tả trang phục, một phần tả diện mạo. Trang phục thì kì cục còn diện mạo cũng hài hước không kém, tuy vậy, qua cách miêu tả của tác giả, bạn đọc có thể hình dung được ít nhiều những gian nan vất vả mà nhân vật đã phải trải qua, đồng thời cảm nhận được một nghị lực phi thường, tình yêu cuộc sống mãnh liệt được biểu hiện qua những lời nhân vật tự miêu tả mình, nhất là qua tiếng cười chỉ chực bật ra sau những câu chữ.Bài văn có thể chia làm bốn phần (xem phần bố cục).


    Câu 2 - Trang 129 SGK ngữ văn 9 tập 2: Vị trí và độ dài phần Rô-bin-xơn kể về diện mạo của chàng có gì đáng chú ý so với các phần khác? Thử giải thích vì sao lại như vậy nếu xem xét từ góc độ nhân vật xưng “tôi” tự kể chuyện mình.
    Trả lời

    Trong bài văn, phần miêu tả diện mạo chỉ chiếm một dung lượng ít (hơn 10 dòng). Điều này có nguyên nhân từ ngôi kể chuyện: ngôi thứ nhất. Rô-bin-xơn tự miêu tả về mình, do đó chàng chỉ có thể miêu tả những gì chàng trông thấy mà thôi, điển hình là bộ ria mép. Ngược lại, các chi tiết về trang bị vũ khí, trang phục lại được miêu tả khá kĩ.Đây cũng là một dụng ý nghệ thuật của tác giả. Bằng cách kể theo ngôi thứ nhất, từ góc nhìn như vậy, tác giả có thể miêu tả một bộ dạng kì khôi, thu hút sự chú ý của người đọc.


    Câu 3 - Trang 129 SGK ngữ văn 9 tập 2: Cuộc sống hết sức khó khăn của Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang vào thời gian này hiện lên thấp thoáng qua những chi tiết của bức chân dung tự họa ấy ra sao? Trả lời

    Rô-bin-xơn đã sống một mình ngoài đảo hoang trên mười năm. Mọi trang phục của chàng hầu hết đều bằng da dê: “bộ quần áo” là những tấm da dê buộc túm lại, ủng cũng bằng da dê, thậm chí cả bao đựng đạn cũng bằng da dê. Bên cạnh đó là những vật dụng khác: dao, kiếm, cưa, rìu,… Chỉ qua trang phục và các vật dụng chàng mang trên người cũng đủ thấy cuộc sống của Rô-bin-xơn khi đó vất vả, khó khăn như thế nào, đồng thời cũng cho ta thấy một nghị lực phi thường, một ý chí sắt đá, một bản lĩnh sống không gì khuất phục nổi.


    Câu 4 - Trang 130 SGK ngữ văn 9 tập 2: Tinh thần lạc quan bất chấp mọi gian khổ của Rô-bin-xơn được thể hiện như thế nào qua bức chân dung tự họa và qua giọng kể của nhân vật?
    Trả lời

    Mở đầu đoạn trích, nhân vật “tôi”đã tưởng tượng: “Nếu có ai đó ở nước Anh gặp một kẻ như tôi lúc bấy giờ, chắc tôi sẽ làm cho họ hoảng sợ hoặc phá lên cười sằng sặc; và lắm khi tôi đứng lặng ngắm nghía bản thân mình, tôi cứ mỉm cười tưởng tượng tôi lang thang khắp miền Y- óoc- sai với trang bị và áo quần như vậy… ”. Từ cái mũ “to tướng, cao lêu đêu chẳng ra hình thù gì”, chiếc áo có vạt “dài tới khoảng lưng chừng hai bắp đùi” cho đến cái quần “loe đến đầu gối”, lại thêm một đôi chẳng biết nên gọi là bít tất hay là giày, tất cả đều bằng da dê. Chỉ qua trang phục thôi, chúng ta cũng đã thấy ý chí và nghị lực của nhân vật “tôi” lớn đến mức nào. Thay vì bị hoàn cảnh éo le khuất phục, Rô-bin-xơn đã không ngừng lao động, cải tạo nó để nó phục vụ cho cuộc sống của mình.Phần tả diện mạo không nhiều và cũng không thật cụ thể như khi tả trang phục nhưng mỗi chi tiết đều rất đặc sắc, khắc họa rất rõ chân dung của nhân vật lúc bấy giờ. Đoạn trích nhưng “Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang” đã giúp chúng ta hình dung rất rõ những gian nan, vất vả mà nhân vật đã phải trải qua, đồng thời ca ngợi tinh thần lạc quan, ý chí vượt lên mọi khó khăn gian khổ của con người.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  4. A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

    1. Tác giả:

    Đe-ni-ơn Đi-phô ( 1660-1731) : là nhà văn Anh, sinh ở Luân Đôn. Ông là nhà văn có tư tưởng tiến bộ, thể hiện qua những tác phẩm nổi tiếng như: Rô-bin-xơn Cru-xô, Thủ lĩnh Xinh-gơ-tơn, Đại tá Jêc, Rô-xa-na,...

    2. Tác phẩm:

    Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ: Văn bản này được trích từ tác phẩm nổi tiếng Rô-bin-xơn Cru-xô
    Hình thức: Viết dưới hình thức tự truyện
    Tóm tắt: Robinson là người ưa hoạt động và ham thích phiêu lưu, say sưa đi đến những miền đất lạ, bất chấp sóng to gió lớn và những nỗi hiểm nguy. Một ngày cuối tháng 9, năm 27 tuổi, Rô- Bin-Xơn quê ở miền Y-ooc-sai nước Anh, bị bão đánh đắm tàu, một mình sống sót trôi dạt vào đảo hoang, không có dấu chân người. Sau 28 năm 2 tháng 19 ngày Rô- Bin- Xơn khi ấy đã 55 tuổi mới trở về được nước anh. Đoạn trích là câu chuyện những ngày tháng Rô-Bin-Xơn ngoài đảo hoang khoảng 15 năm


    B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

    Câu 1: trang 129 sgk Ngữ văn 9 tập 2

    Xét xem nếu phải tách doạn cuối cùng của văn bản thành hai đoạn riêng biệt thì nên ngắt ra ỏ chỗ nào. Tìm bố cục của văn bản và đặt tiêu đề cho từng phần

    Bố cục:
    Phần 1 (Từ đầu....... của chúng tôi dưới đây): Rô-bin-xơn tự cảm nhận về chân dung của mình
    Phần 2 (tiếp theo ....... chẳng khác gì áo quần của tôi): trang phục của Rô-bin-xơn.
    Phần 3 (Từ “Quanh người tôi…” đến “bên khẩu súng của tôi”): trang bị của Rô-bin-xơn.
    Phần 4 (còn lại): diện mạo của Rô-bin-xơn.


    Câu 2: trang 129 sgk Ngữ văn 9 tập 2
    Vị trí và độ dài phần Rô-bin-xơn kể về diện mạo của chàng có gì đáng chú ý so với các phần khác? Thử giải thích vì sao lại như vậy nêu xem xét từ góc độ nhân vật xưng "tôi" tự kể chuyện mình.
    Bài làm:
    Trong truyện, phần tả diện mạo của Rô-bin-xơn tác giả lại xếp sau cùng. Xét về độ dài, nó cũng chiếm một số dòng ít ỏi (hơn mười dòng).
    Điều này có nguyên nhân từ ngôi kể chuyện. Chuyện được kể từ ngôi thứ nhất xưng" tôi". Rô-bin-xơn tự miêu tả về mình, do đó chàng chỉ có thể miêu tả những gì chàng trông thấy mà thôi, điển hình là bộ ria mép. Ngược lại, các chi tiết về trang bị vũ khí, trang phục lại được miêu tả khá kỹ. Đây cũng là một dụng ý nghệ thuật của tác giả. Bằng cách kể theo ngôi thứ nhất, từ góc nhìn như vậy, tác giả có thể miêu tả một bộ dạng kỳ khôi, thu hút sự chú ý của bạn đọc.


    Câu 3: trang 129 sgk Ngữ văn 9 tập 2
    Cuộc sống hết sức khó khăn của Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang vào thời gian này hiện lên thấp thoáng qua những chi tiết của bức chân dung tự hoạ ấy ra sao?
    Bài làm:
    Cuộc sống hết sức khó khăn của Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang vào thời gian này hiện lên thấp thoáng qua những chi tiết miêu tả chân thực tạo nên bức của bức chân dung tự hoạ vô cùng sống động. Những năm tháng trôi dạt ngoại đảo xa ấy, khí hậu khắc nghiệt, trang phục thiếu thốn, mọi trang phục của chàng hầu hết đều bằng da dê: "bộ quần áo" là những tấm da dê buộc túm lại, ủng cũng bằng da dê, thậm chí cả bao đựng đạn cũng bằng da dê. Bên cạnh đó là những vật dụng khác: dao kiếm, cưa, rìu... Chỉ qua trang phục và các vật dụng chàng mang trên người cũng đủ thấy cuộc sống của Rô-bin-xơn khi đó vất vả, khó khăn như thế nào. Thế nhưng với những gì còn sót lại sau vụ đắm tàu, có trong mình khẩu súng, Rô-Bin-Xơn đã bắt tay vào một cuộc sống mới nơi đảo hoang. Bằng cách săn bắn, Rô-bin-xơn đã duy trì được cuộc sống trong bao nhiêu năm và có cả da dê để làm trang phục nữa. về sau, chàng còn trồng được lúa mì nhờ mấy hạt lúa tình cờ còn sót lại trong những thứ vớt vát từ con tàu đắm. Chàng còn bầy được cả dê về nuôi cho chúng sinh sản. Nơi rùng hoang, chàng còn phải đối mặt với vô vàn nguy hiểm thú dữ bệnh tật. Qua những chi tiết miêu tả, cách kể chuyện tự họa, cho ta thấy một nghị lực phi thường,tinh thần lạc quan, sáng tạo, lao động cải biến hoàn cảnh, một ý chí sắt đá, một bản lĩnh sống không gì khuất phục nổi.


    Câu 4: trang 130 sgk Ngữ văn 9 tập 2
    Tinh thần lạc quan bất chấp mọi gian khổ của Rô-bin-xơn được thể hiện như thế nào qua các bức chân dung tự hoạ và qua giọng kể của nhân vật?
    Bài làm:
    Cuộc sống của Rô-bin-xơn gay go như vậy, nhưng khi khắc hoạ chân dung của mình, chàng không lần nào thôi ra lời than phiền đau khổ mà chàng rất lạc quan bất chấp gian khổ. Rô-bin-xơn trong bộ trang phục kì dị, chẳng khác nào người rừng, lại kèm theo các đồ nghề lỉnh kỉnh những rìu với cưa, trông càng kì quái hơn. Nhưng bức chân dung ấy lại hiện lên trước mắt chúng ta như một vị chúa đảo trị vì trên đảo quốc của mình. Đoạn Rô-bin-xơn nói vồ bộ ria mép của mình với giọng kể hài hước đã thể hiện rõ thêm tinh thần lạc quan của chàng. Chàng kể về cách chăm sóc, xén tỉa bộ ria mép ra sao. Chàng còn hài hước so sánh bộ ria mép to tướng, vểnh cao ấy vđi cái mắc để treo mũ. Rô-bin-xơn rơi vào hoàn cảnh cực kì khó khăn. Một người khác ở vào hoàn cảnh ấy có lẻ đã chán nản, tuyệt vọng, buông xuôi rồi chết. Rô-bin-xơn không như vậy. Chàng bám chắc lấy cuộc sống, không phải chỉ là để sống lay lắt, mà luôn luôn phấn đấu để cuộc sống ngày càng tốt hơn. Chàng không để thiên nhiên khuất phục mà đã khuất phục được thiên nhiên.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  5. I. Vài nét về tác giả
    - Đ. Đi- phô ( tên đầy đủ là Daniel Defoe)
    - Quê quán: sinh ra ở London, Anh
    - Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác:
    + Ông là một nhà văn, nhà báo, học giả kinh tế người Anh
    + Các sáng tác: Thủ lĩnh Singleton, Moll Flanders…

    II. Tác phẩm

    1. Hoàn cảnh sáng tác

    - Rô- bin- xơn ngoài đảo hoang trích từ tiểu thuyết Rô- bin- xơn Cru- xô(1719). Đoạn trích kể chuyện lúc Rô- bin- xơn đã một mình sống ngoài đảo hoang 15 năm


    2. Bố cục
    - Đoạn 1: Mở đầu
    - Đoạn 2: Trang phục của Rô- bin- xơn
    - Đoạn 3: Trang của Rô- bin- xơn
    - Đoạn 4: Diện mạo của Rô-bin-xơn


    3. Tóm tắt Rô-bin-xơn Cru-xô
    Rô-bin-xơn là một thanh niên cường tráng, dũng cảm ưa mạo hiểm, khao khát đi tới những miền đất lạ, thích vượt trùng dương. Chàng đi xuống tàu tại thương cảng Hơn, theo bạn đi Luân Đôn. Tàu bị đắm tại Yác-mao. Chẳng nhụt chí trước tai họa, chẳng mềm lòng trước lời kêu khốc của mẹ cha, Rô-bin-xơn làm quen với một thuyền trưởng tàu buôn đi sang Ghi-nê. Chuyến đầu tốt đẹp, chuyến thứ hai gặp cướp biển, bị bắt làm nô lệ ở Xa-lê. Hai năm sau trốn thoát, lưu lạc sang Bra-xin lập đồn điền. Có một tí vốn, 4 năm sau tại cùng bạn xuống tàu buôn đi Ghi-nê. Tầu gặp bão, bị đắm. Hầu hết đều chết, chỉ còn Rô-bin-xơn may mắn sống sót. Tàu đắm dạt vào một nơi gần đảo hoang. Chàng tìm cách lên đảo, làm lán trại, chuyên chở mọi thứ còn lại trên tàu đắm, từ khẩu súng, viên đạn đến lương thực lên đảo. Chàng săn bắn, kiếm ăn, trồng trọt, nuôi dê, làm đủ nghề như đan lát, nặn gốm v.v ... để duy trì cuộc sống đơn độc trên đảo hoang.
    Đến năm thứ 25, Rô-bin-xơn do tình cờ cứu được một tù binh da đen bị thổ đân đưa lên đảo toan hành hình. Chàng đặt tên cho nạn nhân là Thứ Sáu. Ít lâu sau, chàng lại cứu được 2 tù binh, một người Tây Ban Nha và một da đen chính là người cha của Thứ Sáu, khi bọn thổ dân sắp hành hình. Hoang đảo đã có 4 người, cuộc sống đỡ cô đơn.
    Một hôm có một chiếc tầu ghé đến đậu ở cái vịnh nhỏ gần đảo hoang. Bọn thủy thủ nổi loạn trói thuyền trưởng thuyền phó giải lên bờ định cho chết trên đảo. Chàng cứu giúp vị thuyền trưởng thu hồi được tàu. Chàng trở về Tổ quốc có Thứ Sáu cùng đi. Tính ra đã 28 năm, hai tháng, 19 ngày Rô-bin-xơn đã sống trên hoang đảo.


    4. Ý nghĩa, giá trị
    "Rô-bin-xơn Cru-xô" là một cuổn tiểu thuyết phiêu lưu viết dưới hình thức tự truyện của nhân vật Rô-bin-xơn. Rô-bin-xơn là một mẫu người lý tưởng rất đẹp như thích mạo hiểm, nhiều hoài bão có nghị lực phi thường, có tinh thần quả cảm, có khả năng và sức mạnh lao động sáng tạo để tự làm chủ cảnh ngộ, khắc phục khó khăn, chiến thắng thiên nhiên. Tình yêu thương đồng loại là một nét rất đẹp trong tâm hồn con người bất hạnh này.
    Qua nhân vật Rô-bin-xơn, nhà văn Điphô muốn khẳng định một ý tưởng: Bản lĩnh phi thường nhất đinh phát huy sức manh và trí tuệ để cải tạo hoàn cảnh, bất thiên nhiên phục vụ cuộc sống con người. Trước cảnh ngộ kkhắc nghiệt, phải biết sống và sống lạc quan. Cuốn tiểu thuyết này đã ca ngợi tấm gương sáng của Rô-bin-xơn, rất hấp dẫn với lớp trẻ chúng ta.


    III. Trả lời câu hỏi sách bài tập

    Câu 1. Giải thích :

    a) Các khái niệm : “bức chân dung”, “tự hoạ”.

    b) Vì sao có thể nói Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang là bức chân dung tự hoạ (tự kể) của nhân vật ?

    c) Vị trí (kể trước hay sau) và độ đậm nhạt (kể dài hay ngắn) của đường nét Rô-bin-xơn dành cho diện mạo của mình.

    Trả lời:

    Bài tập nhằm giúp HS hiểu rõ các khái niệm “bức chân dung” và “tự hoạ” được vận dụng trong văn bản Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang. Em chỉ cần làm văn miệng và ghi những ý chính vào sổ tay.

    a) Yêu cầu em giải thích các khái niệm theo nghĩa đen, liên quan đến nghệ thuật hội hoạ ; Em có thể tra từ điển hoặc nhớ lại lời thầy (cô) giáo giảng trên lớp ; chú ý có loại chân dung chỉ vẽ khuôn mặt, có loại bán thân, có loại toàn thân.

    b) Yêu cầu em dẫn ra những bằng chứng về phương thức kể chuyện và đối tượng miêu tả.

    c) Muốn giải thích tốt, em nên nhập thân vào nhân vật Rô-bin-xơn trong hoàn cảnh lúc bấy giờ và hình dung mình như một hoạ sĩ đang tự vẽ chân dung.


    Câu 2. Căn cứ vào những chi tiết có trong văn bản, hãy hình dung và kể lại bằng lời của mình về cuộc sống đầy gian khổ và tinh thần lạc quan, quyết tâm khắc phục mọi khó khăn của nhân vật Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang trong thời gian ấy.

    Bài tập nhằm giúp em nắm vững nội dung văn bản, hiểu rõ những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật Rô-bin-xơn, từ đó rút ra bài học cho bản thân mình.

    Em chỉ cần làm văn miệng ; nếu có thời giờ thì làm bài viết (có cả Mở bài, Kết bài) chừng khoảng một trang giấy khổ lớn. Lời kể trong bài làm là của mình chứ không phải của nhân vật như trong văn bản.

    Bài làm cần nêu bật được ba ý lớn, đó là cuộc sống đầy gian khổ của Rô-bin-xơn, ý chí quyết tâm khắc phục mọi khó khăn của Rô-bin-xơn và tinh thần lạc quan của Rô-bin-xơn. Ba ý ấy có thể trình bày riêng rẽ hoặc lồng vào nhau.

    Bài làm phải bám vào các chi tiết trong văn bản để triển khai những ý đó ; nếu mở rộng thêm, cũng phải căn cứ từ những gì có trong văn bản. Chẳng hạn, qua các chi tiết trong văn bản, ta có thể hình dung thời tiết trên đảo, sinh hoạt của Rô-bin-xơn trên đảo thời gian ấy,...

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  6. Kiến thức cơ bản

    1. Trích từ tác phẩm nổi tiếng Rô-bin-xơn Cru-xô của Đi-phô (Daniel Defoe), một nhà văn Anh, sống vào khoảng cuối thế kỉ XVII, đầu thế kỉ XVIII, Cách thời đại ngày nay đến gần 300 năm nhưng Rô-bin-xơn Cru-Xô vẫn được nhiều bạn đọc say mê, không hẳn bởi cốt truyện li kì, hấp dẫn mà còn bởi văn phong mới mẻ, hiện đại,vừa trong sáng vừa dí dỏm.

    2. Bố cục có thể chia đoạn trích là hai phần: một phần tả trang phục, một phần tả diện mạo. Trang phục thì kì cục còn diện mạo cũng hài hước không kém, tuy vậy, qua cách miêu tả của tác giả, bạn đọc có thể hình dung được ít nhiều những gian nan, vất vả mà nhân vật đã phải trải qua, với một nghị lực phi thường, tình yêu cuộc sống mãnh liệt.


    Gợi ý trả lời câu hỏi sách giáo khoa:

    Câu 1 - Trang 129 SGK

    Xem xét nếu phải tách đoạn cuối cùng của văn bản thành hai đoạn riêng biệt thì nên ngắt ra chỗ nào. Tìm bố cục của văn bản và đặt tiêu đề cho từng phần.

    Trả lời

    Bài văn có thể chia ra làm bốn phần:

    - Phần 1 (đoạn 1): mở đầu.

    - Phần 2 (đoạn 3): trang phục của Rô-bin-xơn

    - Phần 3 (Từ "Quanh người tôi.... " đến "bên khẩu súng của tôi"): trang bị của Rô-bin-xơn.

    - Phần 4 (còn lại): diện mạo của Rô-bin-xơn.


    Câu 2 - Trang 129 SGK

    Vị trí và độ dài phần Rô-bin-xơn kể về diện mạo của chàng có gì đáng chú ý so với các phần khác? Thử giải thích vì sao lại như vậy nếu xem xét từ góc độ nhân vật xưng "tôi" tự kể chuyện mình.

    Trả lời

    Trong bài văn, phần miêu tả diện mạo chỉ chiếm một dung lượng ít ỏi (hơn mười dòng). Điều này có nguyên nhân từ ngôi kể chuyện. Chuyện được kể từ ngôi thứ nhất. Rô-bin-xơn tự miêu tả về mình, do đó chàng chỉ có thể miêu tả những gì chàng trông thấy mà thôi, điển hình là bộ ria mép. Ngược lại, các chi tiết về trang bị vũ khí, trang phục lại được miêu tả khá kĩ.

    Đây cũng là một dụng ý nghệ thuật của tác giả. Tác giả miêu tả với giọng dí dỏm của người lạc quan, trào phúng "nó không đến nỗi đen cháy...như một kẻ chẳng quan tâm gì đến da dẻ của mình" và "tôi chẳng dám nói cặp ria mép ấy dài đến mức có thể dùng treo mũ của tôi....nhưng cũng khiến mọi người khiếp sợ...". Đó là phong cách miêu tả chân dung của loại tranh thủy mặc Á đông: chỉ miêu tả nét nổi bật. Bằng cách kế theo ngôi thứ nhất, từ góc nhìn như vậy, tác giả có thể thu hút sự chú ý của bạn đọc.


    Câu 3 - Trang 129 SGK

    Cuộc sống hết sức khó khăn của Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang vào thời gian này hiện lên thấp thoáng qua những chi tiết của bức chân dung tự họa ấy ra sao?

    Trả lời

    Rô-bin-xơn đã sống một mình ngoài đảo hoang trên mười năm. Mọi trang phục của chàng hầu hết đều bằng da dê: "bộ quần áo" là những tấm da dê buộc túm lại, ủng cũng bằng da dê, thậm chí cả bao đựng đạn cũng bằng da dê. Bên cạnh đó là những vật dụng khác của một người phải sống ở nơi hoang dã: dao kiếm, cưa rìu....Chỉ qua trang phục và các vật dụng chàng mang trên người cũng đủ thấy cuộc sống của Rô-bin-xơn khi đó vất vả, khó khăn như thế nào, đồng thời cũng cho ta thấy một nghị lực phi thường, một ý chí sắt đá, một bản lĩnh sống khôn ngoan giữa thiên nhiên hoang dã.


    Câu 4 - Trang 130 SGK

    Tinh thần lạc quan bất chấp mọi gian khổ của Rô-bin-xơn được thể hiện như thế nào qua bức chân dung tự họa và qua giọng kể của nhân vật.

    Trả lời

    Mở đầu đoạn trích, tinh thần lạc quan thể hiện ở giọng kể dí dỏm: "Nếu có ai đó ở nước Anh gặp một kẻ như tôi lúc bấy giờ...khắp miền Y-oóc-sai với trang bị và quần áo như vậy...". Có thể nhận thấy ngay rằng, không cần phải trở về nước Anh, ngay lúc đó nhân vật "tôi" cũng đang "phá lên cười sằng sặc" bởi cái bộ dạng kì quái của mình. Từ cái mũ "to tướng, cao lêu đêu chẳng ra hình thù gì, chiếc áo có vạt dài tới khoảng lưng chừng hai bắp đùi" cho đến cái quần loe đến đầu gối", lại thêm một đôi chẳng biết gọi là bít tất hay giày, tất cả đều bằng da dê. Điều đó trước hết cho thấy một sự thực: Rô-bin-xơn đã không còn lấy một mảnh vải mà may áo quần (làm gì có thứ vải nào còn lại được qua mấy chục năm trời?). Nhưng đằng sau đó là một sự thật đáng khâm phục để có thể tồn tại được, Rô-bin-xơn đã làm tất cả những gì có thể (trong truyện kể anh ta còn thuần hóa và nuôi được cả dê, trồng được lúa mạch để làm bánh...). Những thứ trang phục kì quái ấy (mũ, quần, áo, giày, đai lưng để đeo các vật dụng sinh hoạt, ô chi nắng mưa...) đều được chế tạo phù hợp nhằm thay thế một cách tốt nhất cho quần áo thông thường. Chỉ qua trang phục thôi, chúng ta cũng đã thấy ý chí và nghị lực của nhân vật "tôi" lớn đến mức nào. Thay vì bị hoàn cảnh nghiệt ngã khuất phục, Rô-bin-xơn đã không ngừng lao động, cải tạo nó để nó phục vụ cho cuộc sống của mình.

    Phần cuối đoạn trích là mấy dòng dành để tả vũ khí và diễn đạt đều rất đặc sắc, khắc họa hoàn cảnh sống và bản lĩnh tác giả.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy