Top 6 Bài soạn "Bắt sấu rừng U Minh Hạ" của Sơn Nam lớp 12 hay nhất
"Bắt sấu rừng U Minh Hạ" của nhà văn Nam Bộ Sơn Nam là một trong 18 truyện đặc sắc của "Hương rừng Cà Mau". Truyện viết về con người và thiên nhiên rừng U Minh ... xem thêm...Hạ với những nét đẹp không thể phai mờ. Mời các bạn tham khảo một số bài soạn "Bắt sấu rừng U Minh Hạ" hay nhất đã được Toplist tổng hợp trong bài viết dưới đây để thấy rõ hơn vẻ đẹp ấy.
-
Bài soạn "Bắt sấu rừng U Minh Hạ" số 1
Bố cục:
- Phần 1: ông Năm Hên chèo thuyền xuống đến làng Khánh Lâm bắt sấu
- Phần 2: chuyện bắt sấu li kì của ông Năm Hên qua lời kể của Tư Hoạch
Câu 1 (trang 55 sgk ngữ văn 12 tập 2)
a, Thiên nhiên vùng u Minh Hạ là một thế giới bao la, kì thú:
+ U Minh đỏ ngòm, rừng tràm xanh biếc, sấu lội từng đàn, miền bạch giá
+ Cà Mau có những con lạch ngã ba mang tên đầu sấu, lưng sấu, bàu sấu
→ Đây là nơi âm u, bí ẩn, kì thú
b, Con người vùng U Minh Hạ: người có sức sống mãnh liệt, đậm sâu ân nghĩa, và tài ba trí dũng, can trường
- Hình ảnh ông Năm Hên con người sống phóng khoáng giữa thiên nhiên bao la, với tài năng bắt cá sấu
+ Ông Năm cùng một con xuồng, lọn nhang trầm, hũ rượu, bơi xuồng mà hát “hồn ở đâu đấy
+ Huyền bí mang đậm dấu ấn của con người đất rừng Phương Nam
Câu 2 (trang 55 sgk ngữ văn 12 tập 2)
Tính cách, tài năng của Năm Hên tiêu biểu cho tính cách con người U Minh Hạ:
- Con người tài ba, cởi mở, đầy bí ẩn: mọi người nhìn thấy ông với ấn tượng ban đầu như thầy tướng pháp
-Ông có tài phi phàm, mưu kế kì diệu: Ông là thợ bắt cá sấu bằng tay không
+ Sự can trường, dũng cảm, bắt sấu trên khô, không cần lưới
+ Ông bắt 45 con cá sấu còn sống nguyên
- Là người sống giàu nghĩa khí, giàu tình cảm
- Người mê ca hát nhưng tiếng hát của ông như ai khóc lóc phẫn nộ
+ Tiếng hát đi kèm với hình ảnh: áo rách vai, tóc rối mù, mắt đỏ ngầu, bó nhang cháy đỏ quơ đi, quơ lại trên tay gợi những đau thương để con người trả giá trên mảnh đất để sinh tồn mảnh đất hoang dại, kì bí
+ Tiếng hát hóa giải những linh hồn bất hạnh bị cá sấu ăn thịt
→ Hình tượng Năm Hên được xây dựng mộc mạc, tình thương, khiêm nhường và mưu trí, can trường
Tiếng hát chính là tấm lòng sâu nặng tình người của ông, bằng hành động khôn khéo đàn sấu dữ, lập giải oan cho họ.
Câu 3 ( trang 55 sgk ngữ văn 12 tập 1)
Đặc sắc về nghệ thuật kể chuyện, sử dụng ngôn ngữ của Sơn Nam trong tác phẩm:
Lối dẫn truyện thô mộc, tự nhiên, sáng rõ và gọn gàng
- Ngôn ngữ Nam Bộ được thể hiện rõ, khắc họa sâu đậm vóc dáng tâm hồn con người, đất rừng, sông nước Cà Mau
Câu 4 (trang 55 sgk ngữ văn 12 tập 1)
Con người và vùng đất cực nam của tổ quốc qua truyện ngắn Bắt sấu rừng U Minh Hạ:
- Chân chất, thật thà, giàu tình yêu thương giữa con người với con người
- Chăm chỉ, cần cù, dũng cảm và tài trí trong cuộc đấu tranh sinh tồn, mở mang, xây dựng đất nước
- Những con người hào sảng, luôn hết lòng vì mọi người
-
Bài soạn "Bắt sấu rừng U Minh Hạ" số 2
I - KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG
1. Sơn Nam tên khai sinh là Phạm Minh Tài, sinh ngày 11 - 12 - 1926 tại làng Đông Thới, huyện An Biên, tỉnh Rạch Giá (nay là tỉnh Kiên Giang).
Trong những năm kháng chiến chống Pháp, Sơn Nam làm công tác văn nghệ tại khu IX Nam Bộ. Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, ông được phân công ở lại Sài Gòn, hoạt động trên lĩnh vực báo chí và vãn chương. Sau ngày miền Nam giải phóng, Sơn Nam chuyên tâm cho sáng tác văn chương cũng như những hoạt động biên khảo. Các tác phẩm chính: các truyện ngắn Bà chúa Hòn, Chuyện xưa tích cũ, Hương rừng Cà Mau (tập truyện); các truyện vừa Bên rừng cù lao Dung, Tây đầu đỏ; các tập biên khảo Lịch sử khẩn hoang miền Nam, Tìm hiểu đất Hậu Giang, ...
2. Bắt sấu rừng u Minh Hạ là một trong 18 truyện ngắn được tuyển in trong tập truyện Hương rừng Cà Mau (1962). Toàn tập truyện Hương rừng Cà Mau thể hiện sinh động cảnh quan, đời sống, truyền thống lịch sử và phẩm chất tính cách con người ở mảnh đất thuộc miền cực nam của Tổ quốc chúng ta. Nổi bật trên bức tranh dân dã của quê hương đất Mũi là hình ảnh những người nông dân đôn hậu, chất phác, trung thực và dũng cảm. Bắt sấu rừng u Minh Hạ là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Sơn Nam. Truyện được in lần đầu trên tuần báo Nhân loại (1957).
II - HƯỚNG DẪN ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Câu 1. Qua tác phẩm, bức tranh thiên nhiên và con người vùng U Minh Hạ đã hiện lên như một bức tranh sống động, đẹp đẽ. Đó là "rừng tràm xanh biếc", những cây cỏ hoang dại như lau sậy, mốp, cóc kèn,... và thật lạ lùng, ở ngọn rạch Cái Tàu có cái ao sấu "nhiều như trái mù u chín rụng". Những con người sống trên vùng đất hoang hoá, dữ dội đó mang trong mình những phẩm chất đẹp đẽ: cần cù, mưu trí, gan góc, can trường, không chỉ có sức sống mãnh liệt mà còn đậm sâu ân nghĩa. Họ thương tiếc những bà con xóm giềng bị hùm tha sấu bắt, họ vượt lên gian khó, hiểm nguy bằng sức mạnh và tài trí của mình: câu sấu bằng lưỡi sắt, móc mồi bằng con vịt sống, bắt sấu tay không, ăn ong, bẫy cọp, săn heo rừng,... Chính những con người nơi đây đã mang lại một sức sống mới cho vùng rừng hoang hoá nơi đất mũi Cà Mau.
Câu 2. Tính cách, tài nghệ của Năm Hên đã gây một ấn tượng đặc sắc với người đọc. Đó là "người thợ già chuyên bắt sấu ở Kiên Giang đạo". Nghe đồn đại về cái ao sấu, ông bơi xuồng đến ngọn rạch Cái Tàu với "vỏn vẹn một lọn nhang trần và một hũ rượu". Lọn nhang dùng để tưởng niệm những người đã bị cá sấu bắt, hũ rượu để tăng thêm sự khôn ngoan và sức mạnh bắt cá sấu trừ hoạ cho dân lành. Ông "chuyên bắt sấu trên khô, không cần lưỡi". Ông đào sẵn đường thoát, đốt cháy sậy đế, cóc kèn, sấu bị nung nóng, cay mắt, ngập thở bò lên bị ông đút vô miệng một khúc mốp dính chặt hai hàm răng lại, rồi dùng mác xắn lưng sấu cắt gân đuôi, trói hai chân sau, bắt sấu về. Nghệ thuật miêu tả của Sơn Nam đã dựng lên sống động một hình tượng nhân vật mộc mạc, khiêm nhường nhưng lại vô cùng gan góc, mưu trí.
Bài hát của Năm Hên tưởng nhớ hương hồn những người đã bị cá sấu bắt, chết một cách oan ức, trong đó có người anh ruột của ông. Bài hát đầy khắc khoải ám ảnh da diết tâm hồn người đọc, thể hiện sinh động cuộc sống khắc nghiệt ở vùng đất U Minh, nhiều người phải bỏ thân nơi "đầu bãi cuối gành" vì "manh áo chén cơm", đồng thời cũng cho thấy tấm lòng nặng sâu nghĩa tình đồng loại, đồng bào của nhân vật. Lời hát thể hiện sự xót xa, thương tiếc đầy chân tình của một con người giàu lòng yêu thương.
Câu 3. Nghệ thuật kể chuyện, sử dụng ngôn ngữ của Sơn Nam trong tác phẩm đã đạt được những thành công độc đáo. ở điểm nhìn của người trần thuật hàm ẩn, Sơn Nam có lối dẫn chuyện rất thô mộc, tự nhiên mà gọn gàng, sáng rõ. Nét độc đáo của cảnh vật thiên nhiên, tính cách nhân vật được thể hiện chỉ bằng vài chi tiết đơn sơ... Ngôn ngữ truyện mang phong vị Nam Bộ rất đậm đà, đặc biệt là những phương ngữ được sử dụng thích hợp, với liều lượng vừa đủ đã khắc hoạ sâu đậm vóc dáng, tâm hồn của con người, đất rừng, sông nước Cà Mau.
Câu 4. Bắt sấu rừng U Minh Hạ không chỉ đem đến cho người đọc những cảm giác khám phá đầy say mê, lí thú khi mở ra những điều bí ẩn, độc đáo của thiên nhiên, con người vùng cực nam Tổ quốc mà còn khiến người ta thêm yêu thương, gắn bó với một phần đất, phần hồn của đất nước mình, quê hương mình. Đâu đây vẫn là vẻ đẹp giàu có mà khắc nghiệt của đất Việt, vẫn là hồn cốt cần cù, dũng cảm, tài trí, yêu đời của người Việt trong cuộc đấu tranh sinh tồn và mở mang, xây dựng quê hương đất nước. Sự kì thú khi khám phá, những yêu thương, thân gần và một tình cảm tự hào tha thiết, đó chính là những xúc cảm thẩm mĩ mà tác phẩm đã đem đến cho người đọc.
-
Bài soạn "Bắt sấu rừng U Minh Hạ" số 3
1. Tác giả
- Sơn Nam (1926 - 2008) còn có bút danh khác là Phạm Anh Tài, tên khai sinh là Phạm Minh Tài, sinh lại làng Đông Thới, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang.
- Ông tham gia cách mạng từ năm 1945 và hoạt động văn nghệ thời kháng chiến chống Pháp ở Khu IX.
- Từ năm 1954 đến năm 1975, ông làm báo và viết văn ở Sài Gòn.
- Sau năm 1975, ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Ủy viên Ban Chấp hành Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
- Tác phẩm chính:
+ Thời kỳ kháng chiến chống Pháp: Tây đầu đỏ, Bên rừng Cù Lao Dung (Giải thưởng Văn nghệ Cửu Long);
+ Thời kì 1954 - 1975: Hương rừng Cà Mau, Hai cõi U Minh, Vọc nước giỡn trăng (tập truyện), Bà Chúa Hòn, Chim quyên xuống đất (tiểu thuyết), Tìm hiểu đất Hậu Giang, Văn minh miệt vườn (khảo cứu);
+ Thời kì sau 1975: Bến Nghé xưa, Người Sài Gòn (khảo cứu),...
2. Tác phẩm
- Đoạn trích Bắt sấu rừng U Minh Hạ là một trong 18 truyện đặc sắc của Hương rừng Cà Mau.
- Hương rừng Cà Mau là tập truyện gồm 18 truyện ngắn, đưa ta vào một thế giới bao la và kì thú của vùng rừng U Minh với những người dân lao động có sức sống mãnh liệt, đậm sâu ân nghĩa và cũng đầy tài ba, trí dũng, gan góc, can trường. Thấm đượm trong mỗi trang viết là tình yêu thiết tha của nhà văn với đất nước quê hương. Truyện Sơn Nam còn hấp dẫn người đọc bằng cách dựng truyện li kì, những chi tiết gợi cảm, nhân vật giàu chất sống, ngôn ngữ đậm màu sắc Nam Bộ.
1 - Trang 55 SGK
Qua tác phẩm, thiên nhiên và con người vùng U Minh Hạ hiện lên với những đặc điểm nổi bật nào?
Trả lời:
Những đặc điểm nổi bật của thiên nhiên, con người vùng U Minh Hạ:
- Thiên nhiên vùng U Minh Hạ là một thế giới bao la, kì thú: "U Minh đỏ ngòm", "rừng tràm xanh biếc", "sấu lội từng đàn", "những ao sấu", "Miền Rạch Giá, Cà Mau có những con lạch ngã ba mang tên đầu sấu, lưng sấu, bàu sấu". Đó là những nơi nhiều bí ẩn kì thú.
- Con người vùng U Minh Hạ là những người lao động có sức sống mãnh liệt, đậm sâu ân nghĩa và cũng đầy tài ba, trí dũng, can trường. Tất cả những điều đó tập trung ở hình ảnh ông Năm Hên, một con người sống phóng khoáng giữa thiên nhiên bao la. Tài năng đặc biệt của ông là bắt sấu. Sự xuất hiện của ông Năm cùng một con xuồng, lọn nhang trầm và một hũ rượu, vừa bơi xuồng mà hát: "Hồn ở đâu đây. Hồn ơi! Hồn hỡi!" vừa huyền bí vừa mang đậm dấu ấn con người đất rừng Phương Nam.
2 - Trang 55 SGK
Phân tích tính cách, tài nghệ của nhân vật ông Năm Hên. Bài hát của ông Năm Hên gợi cho anh (chị) cảm nghĩa gì?
Trả lời:
Tính cách, tài nghệ của Năm Hên tiêu biểu cho tính cách con người vùng U Minh Hạ:
- Một con người tài ba, cởi mở nhưng cũng đầy bí ẩn: mọi người nhìn thấy ông với ấn tượng ban đầu như là một thầy tướng pháp; đến nơi bắt cá sấu chỉ mang theo một lọn nhang trầm và một hũ rượu.
- Ông có tài nghệ phi phàm, mưu kế kì diệu: ông là thợ bắt cá sấu, bắt bằng tay không, là người can trường dũng cảm, chuyên bắt sấu trên khô, không cần lưới, một mình bắt sống 45 con cá sấu còn sống nguyên.
- Ông là người giàu nghĩa khí, giàu tình cảm. Ông nói "Nghề bắt sấu có thể làm giàu được, ngặt tôi không màng thứ phú quới đó".
- Ông là người mê ca hát nhưng tiếng hát của ông như ai khóc lóc, như ai phẫn nộ:
+ Tiếng hát cùng hình ảnh: áo rách vai, tóc rối mù, mắt ngầu đỏ, bó nhang cháy đỏ quơ đi, quơ lại trên tay gợi những đau thương mà con người phải trả giá để sinh tồn trên mảnh đất hoang dại, kì bí. Đồng thời hình ảnh ấy cũng gợi lên vẻ đẹp bi tráng của những con người gan góc vượt lên sự khắc nghiệt của thiên nhiên, chế ngự và làm chủ nó.
+ Tiếng hát của ông cũng là một sự hoá giải cho những linh hồn bất hạnh, những con người bị sấu ăn thịt, những linh hồn vất vưởng nơi rừng thiêng nước độc:
Hồn ở đâu đây
Hồn ơi! Hồn hỡi
...
Ta thương ta tiếc
Lập đàn giải oan...
- Hình tượng nhân vật Năm Hên được xây dựng thật giàu tình thương người, rất mộc mạc khiêm nhường nhưng cũng rất mưu trí, gan góc, can trường. Tiếng hát của ông thể hiện tấm lòng sâu nặng nghĩa tình đồng loại, ông hát để tỏ lòng thương tiếc những người xấu số và bằng hành động khôn khéo bắt đàn sấu dữ, ông đã "lập đàn giải oan" cho họ.
3 - Trang 55 SGK
Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật kể chuyện, sử dụng ngôn ngữ của Sơn Nam trong tác phẩm?
Trả lời:
Những nét đặc sắc về nghệ thuật:
- Nghệ thuật kể chuyện: dựng chuyện li kì, nhiều chi tiết gợi cảm; lối dẫn chuyện rất thô mộc, tự nhiên mà gọn gàng, sáng rõ.
- Nhân vật giàu chất sống, thể hiện rõ nét tính cách con người Nam Bộ.
- Ngôn ngữ đậm màu sắc địa phương Nam Bộ, phương ngữ được sử dụng thích hợp, với liều lượng vừa đủ để khắc họa sâu đậm vóc dáng tâm hồn của con người, đất rừng, sông nước Cà Mau.
4 - Trang 55 SGK
Cảm nhận của anh (chị) về vùng đất và con người miền cực Nam Tổ quốc qua truyện ngắn Bắt sấu rừng U Minh Hạ?
Trả lời:
Bắt sấu rừng U Minh Hạ không chỉ đem đến cho người đọc những cảm giác khám phá đầy say mê, lí thú khi mở ra những điều bí ẩn, độc đáo của thiên nhiên, con người vùng cực Nam Tổ quốc mà còn khiến người ta thêm yêu thương gắn bó một phần đất, phần hồn của đất nước mình, quê hương mình. Đâu đây vẫn là vẻ đẹp giàu có mà khắc nghiệt của đất Việt, vẫn là hồn cốt cần cù, dũng cảm, tài trí, yêu đời của người Việt trong cuộc đấu tranh sinh tồn và mở mang, xây dựng đất nước thân yêu. Sự kì thú khi khám phá những yêu thương, thân gần và một tình cảm tự hào tha thiết đó chính là cảm xúc thẩm mĩ mà tác phẩm đem đến cho người đọc.
-
Bài soạn "Bắt sấu rừng U Minh Hạ" số 4
I. Tìm hiểu chung về bài bắt sấu rừng U Minh Hạ
1. Tác giả:
Sơn Nam (1926 - 2008) là một nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam nổi tiếng.
Ông tên thật là Phạm Minh Tài sinh ngày 11 tháng 12 năm 1926, tại làng Đông Thái, quận An Biên, tỉnh Rạch Giá (nay thuộc xã Đông Thái, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang)
Nhà văn Sơn Nam đã viết nên nhiều tác phẩm dấu ấn, ông được nhiều người gọi yêu là "ông già Nam Bộ", "ông già đi bộ’, "pho từ điển sống về miền Nam" hay là "nhà Nam Bộ học".2. Tác phẩm
Bắt sấu rừng U Minh Hạ là một truyện ngắn đăng trên tuần báo Nhân loại (1957), sau in trong tập truyện Hương rừng Cà Mau (NXB Phù Sa, Sái Gòn, 1962).
II. Hướng dẫn Soạn bài
Câu 1 trang 55 SGK văn 12 tập 2
Thiên nhiên và con người vùng U Minh Hạ hiện lên với những đặc điểm gì nổi bật:
Thiên nhiên: là một thế giới bao la, kì thú: "U Minh đỏ ngòm", "rừng tràm xanh biếc", "sấu lội từng đàn", "những ao sấu", "miền bạch giá, Cà Mau có những con lạch ngã ba mang tên đầu sấu, lưng sấu, bàu sấu". Đó là những nơi nhiều bí ẩn kì thú.
Con người: là những người lao động có sức sống mãnh liệt, đậm sâu ân nghĩa và cũng đầy tài ba, trí dũng, can trường.Câu 2 trang 55 SGK văn 12 tập 2
Phân tích tính cách, tài nghệ của nhân vật ông Năm Hên:
Ông là một con người tài ba, cởi mở nhưng cũng đầy bí ẩn: mọi người nhìn thấy ông với ấn tượng ban đầu như là một thầy tướng pháp; đến nơi bắt cá sấu chỉ mang theo một lọn nhang trần và một hũ rượu.
Ông có tài nghệ phi phàm, mưu kế kì diệu: ông là thợ bắt cá sấu, bắt bằng tay không, là người can trường dũng cảm, chuyên bắt sấu trên khô, không cần lưới, một mình bắt sống 45 con cá sấu còn sống nguyên.
Ông là người giàu nghĩa khí, giàu tình cảm. Ông nói "Nghề bắt sấu có thể làm giàu được, ngặt tôi không màng thứ phú quới đó".
"Hồn ở đâu đây Hồn ơi! Hồn hỡi
Ta thương ta tiếc Lập đàn giải oan".
=> Tiếng hát gợi lên như có ai đang khóc lóc hay phẫn nộCâu 3 trang 55 SGK văn 12 tập 2
Nghệ thuật kể chuyện, sử dụng ngôn ngữ của nhà văn Sơn Nam:
Nghệ thuật kể chuyện: dựng chuyện li kì, nhiều chi tiết gợi cảm; lối dẫn chuyện rất thô mộc, tự nhiên mà gọn gàng, sáng rõ.
Nhân vật giàu chất sống, thể hiện rõ nét tính cách con người Nam Bộ.
Ngôn ngữ đậm màu sắc địa phương Nam Bộ, phương ngữ được sử dụng thích hợp, với liều lượng vừa đủ để khắc họa sâu đậm vóc dáng tâm hồn của con người, đất rừng, sông nước Cà Mau.Câu 4 trang 55 SGK văn 12 tập 2
Suy nghĩ về mảnh đất cực Nam của Tổ quốc:
Thiên nhiên: mang một vẻ đẹp giàu có mà khắc nghiệt
Con người: can trường, cần cù, dũng cảm, tài trí, yêu đời. -
Bài soạn "Bắt sấu rừng U Minh Hạ" số 5
1. Tác giả
– Sơn Nam (1926 – 2008) quê ở Kiên Giang. Ông tham gia cách mạng từ năm 1945 và hoạt động văn nghệ thời kháng chiến chống Pháp ở Khu IX Nam Bộ. Do đó nhà văn có điều kiện hiểu biết kĩ về thiên nhiên, lịch sử, con người vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc này.
– Thế giới nghệ thuật của ông tập trung ở khung cảnh đất rừng và hình tượng nguời nông dân vùng đất mũi Cà Mau: Hương rừng Cà Mau, Hai cõi U Minh…
– Trong tác phẩm của Sơn Nam, con người của làng quê Nam Bộ luôn cần cù dũng cảm tài trí, lạc quan yêu đời.
2. Tác phẩm
a. Xuất xứ
Băt sấu rừng U Minh Hạ là một trong mười tám truyện ngắn của tập truyện Hương rừng Cà Mau xuất bản năm 1962. Hương rừng Cà Mau là thế giới kì thú của đất và người vùng U Minh Nam Bộ. Đe khai thác được thiên nhiên rừng vàng biển bạc ở đây, con người đã phải trả một giá rất đắt, vật lộn với thú dữ và giặc cướp, sự bóc lột của địa chủ đế tồn tại. Người dân lao động ở đây hồn nhiên, cỏi mở, cả tin, dũng cảm, hào phóng, yêu đời…
b. Tóm tắt tác phẩm
Ở rạch Cái Tàu vùng u Minh Hạ, người ta phát hiện một cái ao sấu nhiều như trái mù u chín rụng. Ông Năm Hên, một người thợ già chuyên bắt sấu hay tin đến giúp dân làng bắt sấu. Ông chọn một người trong làng là Tư Hoạch cùng đi với mình. Đến nơi, bằng mưu trí và lòng dũng cảm ông đã bắt sống bốn mươi lăm con cá sấu đưa về làng dưới sự kinh ngạc, thán phục và lòng biết ơn của dân làng.
II – HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM
Câu 1: Thiên nhiên và con người vùng U Minh hiện lên với những đặc điểm nổi bật:
a. Thiên nhiên
– Rừng tràm xanh biếc.
– Những cây cỏ hoang dại: lau sậy, mốp, cóc kèn…
– Sấu lội từng đàn “nhiều như trái mù u chín rụng”.
Mỗi vùng đất của Tổ quốc ta có những nét đặc sắc, kì thú riêng, vốn gắn bó quen thuộc với đất rùng phương Nam, qua truyện ngắn này, nhà văn Sơn Nam đã đem đến cho người đọc một bức tranh độc đáo, về thiên nhiên và con người vùng U Minh Hạ.
b. Con người
Những con người sống trên vùng đất hoang hoá, dữ dội đó thật cần cù, mưu trí, gan góc, can trường, có sức sổng mãnh liệt, đậm sâu ân nghĩa. Họ thương tiếc những bà con xóm giềng bị hùm tha sấu bắt; họ vượt lên gian khó, hiểm nguy bằng sức mạnh và tài trí của mình: người câu sấu bằng “lưỡi sắt, móc mồi bằng con vịt sống”, người như Năm Hên bắt sấu bằng tay không, lại có người như Tư Hoạch “một tay ăn ong rất rành địa thế vùng Cái Tàu”, rồi những người trai lực lưỡng đã tìm gài bẫy cọp, săn heo rừng,… Chính họ đã mang lại một sức sống mói cho vúng rừng hoang hoá nơi đất mũi Cà Mau.
Câu 2: Phân tích tính cách, tài nghệ của nhân vật Năm Hên
a. Nhân vật ông Năm Hên
- Ông là “người thợ già chuyên bắt sấu ở Kiên Giang đạo”, “bắt sấu bằng hai tay không”.
- Ông tình nguyện bơi xuồng đến bắt sấu giúp dân làng Khánh Lâm chỉ với một bó nhang và một hũ rượu:
+ Nhang: để tưởng niệm những người bị sấu bắt.
+ Rượu: để uống tăng thêm khí thế.
– Mưu kế kì diệu, bất ngờ mà hiệu quả, bắt sống 45 con sấu:
+ Đào rãnh cạn dần, đốt lửa dẫn dụ cá Sấu lên bờ.
+ Chặn sấu lại và khoá miệng chúng bằng một khúc mốp làm “dính chặt hai hàm răng”.
+ Dùng mác sắn lưng cá sấu, cắt gan đuôi, trói hai chân sau và bắt chúng về.
=> Giàu lòng thương người, mộc mạc, khiêm nhường và cũng rất mưu trí, gan góc.
b. Bài hát của ông Năm Hên
– “Tiếng như khóc lóc, nài nỉ. Tiếng như phẫn nộ, bi ai”.
– Tưởng nhớ linh hồn những người bị sấu bắt, chết oan ức, trong đó có người anh ruột của ông.
– Bài hát nói về cuộc sống gian khổ khắc nghiệt của những người dân mở đất, mong giải oan cho họ.
=> Tấm lòng sâu nặng nghĩa tình đồng loại, đồng bào, thương tiếc những người xấu số.
Câu 3. Những nét đặc sắc về nghệ thuật kể chuyện, sử dụng ngôn ngữ trong tác phẩm
– Nghệ thuật kể chuyện: đơn giản mà li kì, thu hút, dễ nhớ.
– Cảnh vật, tính cách nhân vật: được thể hiện bằng vài nét đơn sơ nhưng giàu chất sống.
– Ngôn ngữ: đậm màu sắc địa phương Nam Bộ nhưng được sử dụng vừa phải, thích hợp, khắc hoạ sâu đậm thiên nhiên và con người sông nước Cà Mau.
Câu 4. Cảm nhận của em về vùng đất và con người miền cực Nam Tổ quốc qua truyện ngắn Bắt sấu rừng u Minh Hạ.
Đọc truyện Bắt sấu rừng U Minh Hạ ta như được thám hiểm những vùng đất xa lạ (nhất là đối với những người miền Bắc, miền Trung và những người thành thị) với biết bao điều bí ẩn của thiên nhiên và con người xa lạ nhưng rất đỗi thân thuộc, đó vẫn là quê hương mình giàu có và khắc nghiệt, vẫn là những con người Việt Nam mình cần cù, dũng cảm, tài trí và lạc quan yêu đời trong cuộc đấu tranh sinh tồn và mở mang, xây dựng đất nước. Qua đó, người đọc thêm quý thêm yêu vùng đất và con người miền cực Nam Tổ quốc, thêm quý thêm yêu nhân dân, đất nước mình.
-
Bài soạn "Bắt sấu rừng U Minh Hạ" số 6
I. Tác giả
1. Tiểu sử
- Sơn Nam tên thật là Phạm Minh Tài, ông sinh năm 1926 tại Kiên Giang và mất năm 2008 tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Thuở nhỏ ông học tại quê nhà rồi học trung học tại Cần Thơ.
- Năm 1945 ông gia nhập Thanh niên Tiền Phong, hội Văn hóa Cứu Quốc, rồi Phòng Chính trị Quân khu và Phòng văn nghệ ban tuyên huấn xứ ủy Nam Bộ.
- Năm 1955 ông lên Sài Gòn công tác với nhiều trang báo lớn.
- Năm 1960-1961 ông bị Việt Nam Cộng Hòa bắt giam.
- Ra tù ông tiếp tục làm báo, viết văn và khảo cứu về Nam Bộ.
- Năm 1975 ông tiếp tục hoạt động lĩnh vực văn hóa văn nghệ và tham gia Hội nhà văn Việt Nam.
2. Sự nghiệp sáng tác
a. Phong cách sáng tác
- Ông là nhà văn, nhà khảo cứu tài hoa về miền đất Nam cực nước ta. Ông được mệnh danh là: “ông già Nam Bộ”, “nhà Nam Bộ học”.
- Phong cách đậm đà màu sắc Nam Bộ; cách dựng truyện li kì; nhân vật giàu sức sống, giàu ân tình và cũng rất đỗi trí dũng, gan góc, kiên cường.
b. Tác phẩm chính
Sơn Nam sáng tác trên nhiều thể loại khác nhau và để lại nhiều tác phẩm độc đáo, tiêu biểu như: “Chuyện xưa tích cũ”; Hương rừng Cà Mau”; “Nói về Miền Nam”; “Người Sài Gòn”; “Hồi ký Sơn Nam”,...c. Giá trị nội dung
- Thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ và kì bí. Đồng thời ẩn chứa nhiều bất trắc, hiểm nguy thử thách con người.
- Con người phóng khoáng, mộc mạc, giản dị và giàu tình cảm. Đồng thời cũng là những con người hết sức thông minh, tài hoa, bản lĩnh và gan dạ.
d. Giá trị nghệ thuật
- Nghệ thuật kể chuyện tự nhiên, lôi cuốn, sử dụng điểm nhìn của người trần thuật “giấu mặt”.
- Ngôn ngữ sống động, mang đậm.
II. Tác phẩm
1. Tóm tắt
Nghe tin có ao cá sấu khủng khiếp ở ngọn rạch Cái Tàu, ông Năm Hên – người thợ già chuyên bắt cá sấu, liền tìm đến giúp dân làng. Tới nơi, ông bơi xuồng theo rạch mà hát bài ca giải oan cho những linh hồn bỏ mạng nơi rừng xanh nước đỏ vì miếng cơm manh áo. Chiếc xuồng ba lá của ông chỉ vọn vẹn lọn nhang trầm và một hũ rượu. Ông bắt cá sấu không phải vì tiền bạc, phú quý mà để giúp dân và trả thù cho người anh trai bị cá sấu bắt ngày trước. Dân làng biết ông là bậc kỳ tài nên đón tiếp thân mật và trịnh trọng. Buổi sáng Tư Hoạch – một người dân địa phương dẫn ông lên ao cá sấu và buổi chiều mang tin vui về cho dân làng cùng 45 con cá sấu nối đuôi nhau theo thuyền. Tư Hoạch kể lại cách bắt sấu phi phàm của ông Năm Hên, ai nấy đều kính phục và tôn Năm Hên là “bậc thánh xứ này”.
II. Trả lời câu hỏiCâu 1 ( trang 55 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
- Đặc điểm nổi bật của thiên nhiên vùng U Minh Hạ: hoang sơ, trù phú nhưng cũng nguy hiểm, nhiều bất trắc:
+ Nhiều kênh rạch, sông nước mênh mông, rừng tràm trải rộng khắp nơi.
+ Nhiều thú dữ như cọp, heo rừng, cá sấu…
+ Cá sấu thường đi ngược sông vào giữa rừng tràm sinh sống, có người phát hiện cái ao sấu lớn ở ngọn rạch Cái Tàu, sấu “nhiều như trái mù u chín rụng”.
- Đặc điểm nổi bật của con người vùng U Minh Hạ:
+ Có sức sống mãnh liệt: bám trụ và gắn bó lâu đời với mảnh đất nhiều nguy hiểm, thử thách như rừng U Minh Hạ.
+ Giàu tình cảm, ân tình ân nghĩa: ông Năm Hên vì anh bị sấu bắt mà quyết trả thù sau thành rành nghề bắt sấu; chi tiết các cụ già sụt sùi nhớ đến tổ tiên, bạn bè từng bỏ mạng chốn rừng sâu nước độc vì miếng cơm manh áo…
+ Trí dũng, gan góc, can trường: “xóm này, thiếu gì trai lực lưỡng từng gài bẫy cọp, săn heo rừng”; ông Năm Hên bắt sấu…
Câu 2 (trang 55 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
* Tính cách ông Năm Hên:
- Đơn giản, mộc mạc (thuyền ba lá vỏn vẹn chỉ có một lần nhang trần và một hũ rượu);
- Khiêm tốn (tôi đây không tài giỏi gì hết, chẳng qua là biết mưu mẹo chút ít);
- Có tấm lòng nghĩa hiệp, ân tình (ban đầu bắt sấu trả thù cho anh, sau đó bắt sấu để người mình không phải bỏ mạng chứ không vì tiền bạc “nghề bắt sấu có thể làm giàu được, ngặt vì tôi không mang thứ phú quới đó”);
- Bản lĩnh, thông minh, tài ba (bắt một lúc hơn bốn mươi con sấu ở rạch Cái tàu).
* Tài nghệ bắt sấu phi phàm:
- Cách bắt sấu thông minh, bản lĩnh: ép sấu lên bờ bằng kế đốt đám sậy ở ao, dồn sấu vào con đường đã đào sẵn, khóa miệng sấu bằng khúc mốp, cắt gân đuôi cho sấu không tấn công được, dùng dây cóc kèn trói thúc hai chân sau, để hai chân trước để sấu bơi theo xuồng về.
- Tài nghệ bắt sấu của ông được dân làng ghi nhận, khâm phục và ca ngợi hết lời: Diệu kế! Diệu kế, Thực là bậc thánh xứ này rồi…nuôi ổng cho tới già, ở xóm này.
* Bài hát của ông Năm Hên gợi nhiều ý nghĩa và suy nghĩ sâu xa:
- Bài hát trước hết bày tỏ sự thương tiếc, cảm thông, giải oan cho những linh hồn bỏ mạng nơi rừng xanh nước đỏ vì “manh áo chén cơm”.
- Bài hát gợi ra những hi sinh, mất mát của nhân dân lao động để bám trụ, gắn bó và khai khẩn vùng rừng U Minh Hạ hoang sơ, bất trắc.
Câu 3 (Trang 55 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
* Nghệ thuật đặc sắc của truyện:
- Nghệ thuật kể chuyện tự nhiên, lôi cuốn, sử dụng điểm nhìn của người trần thuật “giấu mặt”.
- Ngôn ngữ sống động, mang đậm hơi thở và màu sắc địa phương Nam Bộ.
Câu 4 (trang 55 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
Bắt sấu rừng U Minh Hạ đem đến cho người đọc những cảm giác khám phá đầy say mê, lí thú, mở ra những điều bí ẩn, độc đáo của thiên nhiên, con người vùng cực nam của tổ quốc. Người dân cần cù, tài trí, yêu đời trong cuộc đấu tranh sinh tồn và mở mang, xây dựng quê hương, đất nước.