Top 5 Bài soạn Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận (Ngữ Văn 12) hay nhất

Thai Ha 131 0 Báo lỗi

Trong chương trình Ngữ Văn 12, với bài học Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận, học sinh cần soạn như thế nào? Dưới đây, Toplist đã sưu tầm và tổng hợp được ... xem thêm...

  1. I. Lỗi liên quan đến việc nêu luận điểm

    1. a, Luận điểm trong bài chưa rõ ràng, nội dung bị trùng lặp thiếu sự nhấn mạnh, phát triển ý

    b, Không nêu được luận điểm chính có ý nghĩa khái quát, diễn đạt không mạch lạc, logic, không làm nổi bật được cốt lõi vấn đề

    c, Không có sự thống nhất về chủ đề, cách diễn đạt sơ sài

    2. Chữa lại

    a, thay từ “vắng vẻ” bằng tính từ khác phù hợp với luận cứ

    b, Luận điểm cần ngắn gọn “nam nhi thời phong kiến luôn mang trong mình món nợ công danh”

    c, Luận điểm: văn học dân gian tích lũy kinh nghiệm của cha ông từ ngàn đời.


    II. Lỗi liên quan tới việc nêu luận cứ

    a, Luận cứ mơ hồ, cách dùng từ chưa hợp lý

    Sửa lại:

    Nắng xuống trời lên sâu chót vót

    + Khi nắng xuống, trời lên thì bầu trời, lòng sông mở ra vừa cao, rộng đến vô tận

    b, Luận cứ thiếu chính xác, cách sắp xếp ý lộn xộn

    Sửa: thời đại Trưng Vương cho tới những năm kháng chiến chống Pháp, Mỹ anh hùng hào kiệt đời nào cũng có.

    c, Lỗi ở sự thiếu logic, luận cứ không phù hợp với luận điểm

    Các địa danh không phải tên tuổi, sửa thành: Ngô Quyền, Lê Lợi, Nguyễn Huệ


    III. Lỗi về cách thức lập luận

    a, Luận cứ trình bày thiếu tính logic, lộn xộn, hệ thống luận cứ không đủ làm sáng tỏ cho luận điểm

    - Vẻ đẹp và số phận của người phụ nữ luôn là những đề tài trong nền văn học trung đại Việt Nam để nhiều tác giả thể hiện quan niệm tiến bộ của mình như Hồ Xuân Hương, Nguyễn Dữ, Đặng Trần Côn… và xuất sắc nhất phải nhắc tới chính là Nguyễn Du với tác phẩm truyện Kiều

    b, Luận điểm mập mờ, luận cứ phiến diện, thiếu cái nhìn đa chiều khi chỉ viết về “cái đói” trong đề tài người nông dân và nông thôn của Nam Cao

    Sửa: Các đối tượng trong các sáng tác của Nam Cao đa dạng, phong phú không chỉ viết về người nông dân, mà ông còn tập trung khắc họa hình ảnh người trí thức tiểu tư sản.

    c, Luận điểm hư ảo, không rõ ràng, sự gợi mở, dẫn dắt không phù hợp làm sáng tỏ luận điểm

    Luận cứ dùng để mở rộng, tiếp tục phát triển đề tài không phù hợp với phạm vi đề tài

    Sửa: Nhưng để lại ấn tượng sâu sắc nhất phải kể đến Nguyễn Khuyến- nhà thơ của cảnh thu, tình thu.

    Hình minh họa
    Hình minh họa

  2. I. Lỗi liên quan đến việc nêu luận điểm

    Câu 1 (trang 194, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

    a. Luận điểm chưa rõ ràng, nội dung trùng lặp, Không phát triển ý

    b. Diễn đạt rườm rà, luẩn quẩn, không nhấn mạnh được câu chủ đề nêu luận điểm của đoạn văn.

    c. Luận điểm không logic với luận cứ


    Câu 2 (trang 194, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

    a. Thay từ “vắng vẻ” bằng một tính từ khác phù hợp hơn

    b. Gợi ý: sửa luận điểm: “Người làm trai thời xưa luôn mang bên mình món nợ công danh”.

    c. Gợi ý: sửa luận điểm: “Văn học dân gian là kho tàng kinh nghiệm của nhân dân ta được đúc kết từ xưa đến nay”.


    II. Lỗi liên quan đến việc nêu luận cứ

    Câu 1 (trang 195, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

    a. Nêu dẫn chứng chưa phù hợp

    b. Luận cứ thiếu chính xác “Đất nước sau hai thế kỉ... hoàn toàn”

    c. Luận cứ thiếu logic, không theo trật tự thời gian.


    Câu 2 (trang 195, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

    a. sửa dẫn chứng.

    b. thêm dẫn chứng cho phù hợp với luận điểm.

    c. sửa luận cứ cho đúng với trật tự thời gian: Ngô Quyền – Trần Hưng Đạo – Lê Lợi – Nguyễn Huệ.


    III. Lối về cách thức lập luận

    Câu 1 (trang 195, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

    a. - Luận cứ không phù hợp với luận điểm:

    + Luận điểm có hai ý: vẻ đẹp, số phận của người phụ nữ

    + Luận cứ đề cập đến bi kịch của người phụ nữ

    - Luận cứ chưa chính xác: Nguyễn Khuyến chưa đề cập đến người phụ nữ trong thơ của mình.

    b. Luận cứ chỉ triển khai một khía cạnh (cái đói) trong luận điểm

    c. Trích dẫn luận cứ sai kiến thức (dẫn Đỗ Phủ khi bàn về thơ ca trung đại Việt Nam) không phù hợp với luận điểm


    Câu 2 (trang 196, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

    a. sửa luận cứ:

    - Thay Nguyễn Khuyến bằng Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Gia Thiều...

    - Thay từ “bi kịch” thành “nội dung này”.

    b. sửa luận điểm: “Nam Cao đề cập nhiều về miếng ăn và cái đói khi viết về đề tài nông thôn”.

    c. bỏ câu “Chính vì thế....thơ ca trung đại Việt Nam”, đưa thêm một số dẫn chứng để chứng minh cho “đề tài gợi cảm hứng cho nhiều thi nhân”.

    Hình minh họa
    Hình minh họa
  3. I. Lỗi liên quan đến việc nêu luận điểm

    Câu 1 (trang 194 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):

    a, Luận điểm nêu chưa rõ ràng nội dung trùng lặp mà không có sự nhấn mạnh hay phát triển ý (“Cảnh vật.. vắng vẻ”, “ngưng đọng im lìm”, “cảnh sắc im ắng”).

    b, Không nêu được luận điểm khái quát (ý nghĩa thực sự của hai câu thơ trong bài Thuật Hoài), diễn đạt trùng lặp, luẩn quẩn không diễn tả được đúng bản chất, cốt lõi vấn đề.

    c, Nêu quá nhiều luận điểm trong một đoạn văn nhưng không luận điểm nào triển khai đầy đủ, luận điểm trình bày nghèo nàn, sơ lược.

    Câu 2 (trang 194 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):

    Khi viết văn nghị luận cần:

    - Cần xác định luận điểm rõ ràng, phù hợp với đối tượng nghị luận.

    - Sử dụng từ ngữ, câu văn rõ ràng, chính xác.


    II. Lỗi liên quan đến việc nêu luận cứ

    Câu 1 (trang 195 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):

    a, Luận cứ mơ hồ, thiếu chính xác

    Sửa lại luận cứ: “Nắng xuống, trời lên sâu chót vót”.

    b,

    - Luận cứ thiếu chính xác: “Đất nước sau hơn hai thế kỉ bị phong kiến nước ngoài đô hộ đã giành được thắng lợi hoàn toàn”.

    - Luận cứ đưa ra chưa đầy đủ, mới chỉ nêu dẫn chứng về Hai Bà Trưng.

    Sửa: cần bổ sung luận cứ sao cho phù hợp với luận điểm: “Dân tộc ta anh hùng hào kiệt thời nào cũng có”.

    c,

    - Luận cứ thiếu tính hệ thống. Phải sắp xếp hệ thống luận cứ lại theo trình tự hợp lí.

    - Các luận cứ không phù hợp với luận điểm: “Ải Chi Lăng mãi là mồ chôn quân xâm lược”, “Cửa biển Bạch Đằng lập chiến công lẫy lừng non sông”.

    Câu 2 (trang 195 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):

    Cần nêu luận cứ rõ ràng, xác đáng, các dẫn chứng cụ thể, phù hợp với luận điểm để tạo được một lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục.


    III. Lỗi về cách thức lập luận

    Câu 1 (trang 195 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):

    a, Luận cứ trình bày thiếu logic, lộn xộn. Hệ thống luận cứ không đủ để làm sáng rõ cho luận điểm chính.

    b, Luận điểm không rõ ràng. Luận cứ thiếu toàn diện chỉ tập trung vào “cái đói” trong tác phẩm viết về đề tài nông thôn và nông dân của Nam Cao.

    c,

    - Luận điểm không rõ ràng. Phần gợi mở dẫn dắt không phù hợp cho việc nêu bật lên luận điểm chính.

    - Luận cứ dùng để mở rộng, tiếp tục phát triển đề tài không phù hợp với phạm vi đề tài nêu trong những câu trước: “Tinh tế và sâu lắng nhất phải kể đến cảnh thu với nỗi sầu muộn vô biên của Đỗ Phủ” (Thu hứng).

    Câu 2 (trang 196 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):

    Khi viết văn nghị luận tránh lỗi lập luận mâu thuẫn, luận cứ không phù hợp với luận điểm.

    Hình minh họa
    Hình minh họa
  4. Nội dung bài học

    - Khi viết bài văn nghị luận, nên chú ý tránh một số lỗi

    + nêu luận điểm trùng lặp hoặc không rõ ràng, không phù hợp với bản chất hoặc vấn đề giải quyết

    + nêu luận điểm thiếu chính xác, thiếu chân thực không đầy đủ, không liên quan đến luận điểm trình bày

    + lập luận mâu thuẫn luận cứ không phù hợp


    I. Lỗi liên quan đến việc nêu luận điểm

    Bài 1 (trang 194- SGK)

    a. Luận điểm nêu chưa rõ ràng nội dung trùng lặp mà không có sự nhấn mạnh hay phát triển ý

    b. Không nêu được luân điểm khái quát (ý nghĩa thực sự của hai câu thơ trong bài Thuật Hoài), diễn đạt trùng lặp không diễn tả được đúng bản chất vấn đề.

    c. Ở đoạn văn c, giữa luận điểm: "Văn học dân gian ra đời từ phát triển", với luận cứ tiếp theo: “nhắc đến nó... cuộc sống" rời rạc và không có sự 1 liên kết về nội dung.


    Bài 2 (trang 194- SGK)

    a. Ở đoạn văn a, nên thay từ “vắng vẻ" bằng một tính từ khác để phù hợp với các luận cứ.

    b. Ở đoạn văn, luận điểm chỉ cần ngắn gọn “người làm trai thời xưa luôn mang bên mình món nợ công danh".

    c. Ở đoạn văn c, luận điểm cần sửa lại là: văn học dân gian là kho tàng kinh nghiệm của cha ông được đúc kết từ xưa.


    II. Lỗi liên quan đến việc nêu luận cứ

    Bài 1 (trang 195- SGK)

    a. Luận cứ mơ hồ, thiếu chính xác:

    + Trời lên xanh bát ngát.

    + Khi chiều đã xuống thì bầu trời không thể "xanh mênh mông bát ngát" được.

    b. Lỗi:

    + Luận cứ thiếu chính xác: “Đất nước sau hơn hai thế kỉ bị phong kiến nước ngoài đô hộ đã giành được thắng lợi hoàn toàn”.

    + Luận cứ đưa ra chưa đầy đủ, mới chỉ nêu dẫn chứng về Hai Bà Trưng.

    c. Lỗi:

    + Luận cứ thiếu tính hệ thống, logic, không phù hợp với luận điểm: "Ải Chi Lăng .... Cửa biển Bạch Đằng".

    + Các địa danh này không phải là "tên tuổi".

    Bài 2 (trang 195- SGK)

    a. Sửa lại luận cứ:

    + “Nắng xuống, trời lên sâu chót vót”.

    + Khi "nắng xuống, trời lên thì bầu trời, lòng sông mở ra vừa cao, vừa sâu đến vô tận".b. Sửa lại: Cần bổ sung cho phù hợp luận điểm: "Dân tộc ta anh hùng hào kiệt thời nào cũng có"

    c. Sửa: Ngô Quyền - Trần Hưng Đạo - Lê Lợi - Nguyễn Huệ


    III. Lỗi về cách thức lập luận

    Bài 1 (trang 195, 196- SGK)

    a. Luận cứ trình bày thiếu logic, lộn xộn. Hệ thống luận cứ không đủ để làm sáng rõ cho luận điểm chính.

    b. Luận điểm không rõ ràng. Luận cứ thiếu toàn diện chỉ tập trung vào “cái đói” trong tác phẩm viết về đề tài nông thôn và nông dân của Nam Cao.

    c. Luận điểm hư ảo, không rõ ràng, sự gợi mở, dẫn dắt không phù hợp làm sáng tỏ luận điểm

    + Luận cứ dùng để mở rộng, tiếp tục phát triển đề tài không phù hợp với phạm vi đề tài


    Bài 2 (trang 196- SGK)

    a. Sửa: Từ xưa đến nay, vẻ đẹp và số phận của người phụ nữ luôn là đề tài chủ đạo trong thơ văn. Trong nền văn học trung đại Việt Nam nhiều tác giả đã viết về đề tài này như Hồ Xuân Hương, Nguyễn Dữ, Đặng Trần Côn,... Nhưng người phản ánh một cách sâu sắc nhất về vẻ đẹp và số phận người phụ nữ là Nguyễn Du.

    b. Sửa: Các đối tượng trong các sáng tác của Nam Cao đa dạng, phong phú không chỉ viết về người nông dân, mà ông còn tập trung khắc họa hình ảnh người trí thức tiểu tư sản

    c. Sửa: Nhưng để lại ấn tượng sâu sắc nhất phải kể đến Nguyễn Khuyến - nhà thơ của cảnh thu, tình thu

    Hình minh họa
    Hình minh họa

  5. I - LỐI LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC NÊU LUẬN ĐIỂM

    1. Tìm hiểu những đoạn trích trong SGK và cho biết việc nêu luận điểm mắc lỗi là gì?

    Trả lời:

    a. Luận điểm nêu chưa rõ ràng nội dung trùng lặp mà không có sự nhấn mạnh hay phát triển ý (“Cảnh vật.. vắng vẻ”, “ngưng đọng im lìm”, “cảnh sắc im ắng”).

    b. Không nêu được luân điểm khái quát (ý nghĩa thực sự của hai câu thơ trong bài Thuật Hoài), diễn đạt trùng lặp, luẩn quẩn không diễn tả được đúng bản chất, cốt lõi vấn đề.

    c. Ở đoạn văn c, giữa luận điểm: "Văn học dân gian ra đời từ phát triển", với luận cứ tiếp theo: “nhắc đến nó... cuộc sống" rời rạc và không có sự 1 liên kết về nội dung. Vấn đề trình bày nghèo nàn, sơ lược.

    2. Chữa lại các đoạn văn, nêu rõ luận điểm cần trình bày (xem SGK).

    Trả lời:

    a. Ở đoạn văn a, nên thay từ “vắng vẻ" bằng một tính từ khác để phù hợp với các luận cứ.

    b. Ở đoạn văn, luận điểm chỉ cần ngắn gọn “người làm trai thời xưa luôn mang bên mình món nợ công danh".

    c. Ở đoạn văn c, luận điểm cần sửa lại là: văn học dân gian là kho tàng kinh nghiệm của cha ông được đúc kết từ xưa.


    II - LỖI LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC NÊU LUẬN CỨ

    Chỉ rõ các lỗi đã nêu luận cứ trong các đoạn văn (SGK) và sửa lại.

    Trả lời:

    a.

    - Luận cứ mơ hồ, thiếu chính xác:

    + Trời lên xanh bát ngát.

    + Khi chiều đã xuống thì bầu trời không thể "xanh mênh mông bát ngát" được.

    - Sửa lại luận cứ:

    + “Nắng xuống, trời lên sâu chót vót”.

    + Khi "nắng xuống, trời lên thì bầu trời, lòng sông mở ra vừa cao, vừa sâu đến vô tận".

    b.

    - Lỗi:

    + Luận cứ thiếu chính xác: “Đất nước sau hơn hai thế kỉ bị phong kiến nước ngoài đô hộ đã giành được thắng lợi hoàn toàn”.

    + Luận cứ đưa ra chưa đầy đủ, mới chỉ nêu dẫn chứng về Hai Bà Trưng.

    - Sửa lại: Cần bổ sung cho phù hợp luận điểm: "Dân tộc ta anh hùng hào kiệt thời nào cũng có"

    c.

    - Lỗi:

    + Luận cứ thiếu tính hệ thống, logic. Luận cứ không phù hợp với luận điểm: "Ải Chi Lăng .... Cửa biển Bạch Đằng".

    + Các địa danh này không phải là "tên tuổi".

    - Sửa: Ngô Quyền - Trần Hưng Đạo - Lê Lợi - Nguyễn Huệ


    III - LỖI LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP LUẬN

    Xác định, phân tích các lỗi về cách thức lập luận trong các đoạn văn (SGK) và sửa lại.

    Trả lời:

    a.

    - Luận cứ trình bày thiếu logic, lộn xộn. Hệ thống luận cứ không đủ để làm sáng rõ cho luận điểm chính.

    - Sửa: Từ xưa đến nay, vẻ đẹp và số phận của người phụ nữ luôn là đề tài chủ đạo trong thơ văn. Trong nền văn học trung đại Việt Nam nhiều tác giả đã viết về đề tài này như Hồ Xuân Hương, Nguyễn Dữ, Đặng Trần Côn,... Nhưng người phản ánh một cách sâu sắc nhất về vẻ đẹp và số phận người phụ nữ là Nguyễn Du.

    b.

    - Luận điểm không rõ ràng. Luận cứ thiếu toàn diện chỉ tập trung vào “cái đói” trong tác phẩm viết về đề tài nông thôn và nông dân của Nam Cao.

    - Sửa: "Nam Cao viết nhiều về vấn đề miếng cơm manh áo".

    c.

    - Luận điểm không rõ ràng. Phần gợi mở dẫn dắt không phù hợp cho việc nêu bật lên luận điểm chính.

    - Luận cứ dùng để mở rộng, tiếp tục phát triển đề tài không phù hợp với phạm vi đề tài nêu trong những câu trước: “Tinh tế và sâu lắng nhất phải kể đến cảnh thu với nỗi sầu muộn vô biên của Đỗ Phủ” (Thu hứng).

    - Sửa: Mùa thu là đề tài gợi nhiều cảm hứng cho các thi nhân. Ta biết đến Đỗ Phủ với bức tranh thu nhuốm nỗi sầu vô biên, một Nguyễn Du với rừng phong thu nhuộm màu chia li. Nhưng để lại ấn tượng sâu sắc nhất phải kể đến Nguyễn Khuyến - nhà thơ của làng cảnh Việt Nam, với chùm thơ thu: Thu Vịnh, Thu Điếu, Thu Ẩm.

    Hình minh họa
    Hình minh họa




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy