Top 6 Thao tác lập luận trong văn nghị luận

Hà Ngô 132 0 Báo lỗi

Có rất nhiều thao tác lập luận trong văn nghị luận. Để hiểu rõ hơn, các bạn đọc một số bài viết dưới đây để hiểu và biết cách làm về các loại thao tác lập luận ... xem thêm...

  1. Khái niệm: Giải thích là vận dụng tri thức để hiểu vấn đề nghị luận một cách rõ ràng và giúp người khác hiểu đúng ý của mình.


    Ví dụ: Giải thích: Chất thơ trong văn là gì?


    => Chất thơ còn gọi là chất trữ tình, trong văn xuôi, là chỉ thứ ngôn ngữ bóng bẩy, giàu tình cảm, có tính nhạc trong lời văn, nhiều từ ngữ gợi chứ không tả.

    Ví dụ: Tiếng trống thu không trên cái chợ của huyện nhỏ, từng tiếng một vang xa để gọi buổi chiều phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.


    Chiều chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào...


    Cách làm: Tìm đủ lí lẽ để giảng giải, cắt nghĩa vấn đề đó. Đặt ra hệ thống câu hỏi để trả lời.

    Giải thích cơ sở: Giải thích từ ngữ, khái niệm khó, nghĩa đen, nghĩa bóng của từ.

    Trên cơ sở đó giải thích toàn bộ vấn đề, chú ý nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ

  2. Khái niệm: Phân tích là chia tách đối tượng, sự vật hiện tượng thành nhiều bộ phận, yếu tố nhỏ để đi sâu xem xét kĩ lưỡng nội dung và mối liên hệ bên trong của đối tượng. Đối tượng phân tích trong môn Văn: Một nhận định, văn bản, tác phẩm, một phần tác phẩm, nhân vật, các yếu tố cụ thể...


    Tác dụng của phân tích là thấy được giá trị ý nghĩa của sự vật hiện tượng, mối quan hệ giữa hình thức với bản chất, nội dung. Phân tích giúp nhận thức đầy đủ, sâu sắc cái giá trị hoặc cái phi giá trị của đối tượng. Riêng đối với tác phẩm văn học, phân tích là để khám phá ba giá trị của văn học: Nhận thức, tư tưởng và thẩm mĩ.


    Yêu cầu phân tích: Phải nắm vừngd dặc điểm cấu trúc của đối tượng để chia tác một cách hợp lí. Sau khi phân tích, tìm hiểu từng bộ phận, chi tiết, phải tổng hợp khái quát lại để nhận thức đối tượng đầy đủ, sâu sắc và trình bày ngắn gọn.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  3. Khái niệm: Thao tác lập luận chứng minh là dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ đối tượng.


    Cách chứng minh: Xác định vấn đề chứng minh để tìm nguồn dẫn chứng phù hợp. Dẫn chứng phải phong phú, tiêu biểu, toàn diện sát hợp với vấn đề cần chứng minh, sắp xếp dẫn chứng phải logic, chặt chẽ và hợp lý.


    Ví dụ minh họa: Hãy chứng minh lời khuyên của nhân dân ta trong câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” đã được thể hiện tự nhiên trong cuộc sống.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  4. Khái niệm: Thao tác lập luận so sánh được hiểu là việc đối chiếu hai sự vật, hiện tượng. Việc làm này giúp ta thấy rõ sự giống và khác nhau giữa hai sự vật, hiện tượng ấy. Hơn hết, có hai kiểu so sánh là tương đồng và tương phản.


    Mục đích của việc lập luận so sánh là tìm ra điểm giống và khác nhau giữa các đối tượng. Từ đó, ta có thể đưa ra những nhận xét, đánh giá chung về chúng. Đặc biệt, nó còn giúp bài văn nghị luận cụ thể, sinh động, sức thuyết phục cao hơn.Làm sáng tỏ đối tượng đang nghiên cứu trong mối tương quan với đối tượng khác.


    Cách làm: Đặt đối tượng vào cùng một bình diện, đánh giá trên cùng một tiêu chí, nêu rõ quan điểm, ý kiến của người viết. Luyện tập thao tác lập luận so sánh cần đảm bảo các tiêu chí. Cụ thể như sau: Việc so sánh giữa hai đối tượng phải đảm bảo sự rõ ràng và thực sự có liên quan. Đối tượng đưa ra so sánh phải có mối liên hệ với nhau qua một mặt hoặc một phương diện nào đó. Kết luận rút ra từ quá trình so sánh phải chân thực. Nhờ vậy, việc nhận thức đối tượng đem ra so sánh mới chính xác và sâu sắc hơn. Khi tiến hành lập luận so sánh cần phải đặt các đối tượng vào cùng một bình diện, cùng tiêu chí. Đồng thời, chúng ta tiến hành so sánh mặt giống và khác nhau. Đặc biệt, người nói - người viết phải nêu rõ ý kiến, quan điểm của mình.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  5. Khái niệm: Bình luận là bàn bạc đánh giá đúng sai, thật giả, lợi hại của các hiện tượng đời sống như ý kiến, chủ kiến, việc làm. Thao tác lập luận bình luận là đưa ra ý kiến đánh giá (xác định phải trái, đúng sai, hay dở), bàn bạc (trao đổi ý kiến) về một tình hình, một vấn đề.


    Cách bình luận:
    Bước 1: Nêu vấn đề cần bình luận: Nêu rõ thái độ, sự đánh giá của con người trước vấn đề được đưa ra. Trình bày rõ ràng trung thực


    Bước 2: Đánh giá được vấn đề cần bình luận. Cho rằng quan điểm mình đúng, bác bỏ cái sai. Kết hợp các phần đúng, loại phần sai, tìm ra điểm chung sự đánh giá. Đưa ra cách đánh giá riêng.


    Bước 3: Bàn về vấn đề cần bình luận. Bàn về thái độ, hành động, cách giải quyết. Bàn về những vấn đề sâu xa hơn

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  6. Khái niệm: Bác bỏ là dùng lí lẽ và chứng cứ để gạt bỏ những quan điểm, ý kiến sai lệch hoặc thiếu chính xác… từ đó nêu ý kiến đúng của mình để thuyết phục người nghe (người đọc).


    Mục đích: Trong đời sống cũng như trong sách báo, ta có thể bắt gặp những ý kiến sai lầm, những lời nói bài viết lệch lạc, thiếu chính xác (trái ngược với thực tế, với đạo lý… hoặc sử dụng cách lập luận không logic, phản khoa học…). Trong những tình huống ấy, chúng ta cần tranh luận để bác bỏ những ý kiến sai trái đó.


    Yêu cầu: Cần dùng những lí lẽ và dẫn chứng đúng đắn, giàu tính thuyết phục. Khi bác bỏ cần nắm chắc những sai lầm của họ, đưa ra các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục với thái độ thẳng thắn nhưng cẩn trọng, có chừng mực, phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng tranh luận.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy