Top 6 Bài soạn "Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận" lớp 8 hay nhất

Bình An 3218 0 Báo lỗi

Văn nghị luận rất cần yếu tố biểu cảm. Yếu tố biểu cảm giúp cho văn nghị luận có hiệu quả thuyết phục cao hơn, vì nó có tác động mạnh mẽ tới tình cảm của người ... xem thêm...

  1. I. Yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận

    Câu 1 (trang 95 Ngữ Văn lớp 8 Tập 2): Đọc văn bản và trả lời câu hỏi

    a, Những từ ngữ biểu lộ tình cảm mãnh liệt của tác giả trong bài văn:

    - Từ ngữ: muốn hòa bình, phải nhân nhượng, càng lấn tới, quyết tâm cướp nước ta, thà hi sinh, nhất định không, phải hi sinh tới giọt máu cuối cùng, thắng lợi nhất định về dân tộc ta.

    - Những câu cảm thán:

    + Hỡi đồng bào toàn quốc!

    + Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!

    + Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước nhất định không chịu làm nô lệ.

    Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và Hịch tướng sĩ giống nhau ở chỗ cùng có sử dụng nhiều từ ngữ và nhiều câu văn có giá trị biểu cảm.

    b. Tuy nhiên, Hịch tướng sĩ và Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến đều là văn bản nghị luận chứ không phải văn bản biểu cảm vì: Mục đích của 2 văn bản là để nghị luận nhằm cổ vũ, động viên, khích lệ. Yếu tố biểu cảm chỉ là yếu tố bổ sung làm tăng tính thuyết phục cho 2 văn bản nghị luận.

    c. Các câu ở cột (2) hay hơn các câu ở cột (1) tuy cùng diễn đạt một nội dung thông tin như nhau là vì các câu ở cột (2), lí lẽ được hỗ trợ bởi các yếu tố biểu cảm


    Tóm tắt

    Câu 2 (trang 96 Ngữ Văn lớp 8 Tập 2): Phương pháp phát huy tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận:

    - Phải có luận điểm rõ ràng, mạch lạc

    - Thật sự có cảm xúc trước những điều mình viết (nói)

    - Phải biết diễn tả cảm xúc đó bằng nhiều từ ngữ, câu văn có sức truyền cảm

    - Không phải bài văn cứ sử dụng nhiều từ ngữ biểu cảm và câu cảm thán thì giá trị biểu cảm tăng vì những yếu tố này chỉ là phụ trợ. Cảm xúc, sự rung động thực sự chứ không phải sự đưa đẩy bóng bẩy bằng ngôn từ.


    II. Luyện tập

    Câu 1 (trang 97 Ngữ Văn lớp 8 Tập 2):

    Những yếu tố biểu cảm trong phần I - Chiến tranh và "Người bản xứ" :

    - Những yếu tố đối lập:

    + những tên da đen bẩn thỉu, những tên "An-nam-mít" bẩn thỉu > < những đứa "con yêu", những người "bạn hiền", chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do

    + chiến tranh vui tươi, vinh dự đột ngột > < đột ngột xa lìa vợ con, phơi thây trên các bãi chiến trường

    + cảnh kì diệu của trò biểu diễn khoa học về phóng ngư lôi > < xuống tận đáy biển để bảo vệ tổ quốc của các loài thuỷ quái

    - Hình ảnh mang tính biểu tượng cao :

    + bỏ xác tại những miền hoang vu thơ mộng

    + lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế, lấy xương mình chạm nên những chiếc gậy

    + khạc ra từng miếng phổi

    -Giọng điệu khi mỉa mai châm biếm sâu cay, khi xót thương

    Tác dụng: Thuyết phục người đọc đồng cảm với suy nghĩ của mình, căm thù sự độc ác và tráo trở của bọn thực dân, cảm thương cho số phận của nhân dân ta.


    Câu 2 (trang 97 Ngữ Văn lớp 8 Tập 2):

    - Nỗi buồn trước thực trạng học tủ, học vẹt của học sinh

    - Sự bức xúc, trăn trở trước tình trạng sự học của nước nhà.

    Đoạn trích không chỉ thuyết phục lí trí mà còn rất gợi cảm:

    + Giọng băn khoăn, day dứt .

    +Những câu văn được viết dưới dạng của những câu hỏi tu từ, mang tính chất bộc lộ thái độ và thể hiện nỗi đau của tác giả một cách kín đáo : "Nói làm sao cho", "Không có lí do gì phải nhấm bút...", "Sao không có một "hãng" nào đó in ra".

    +Những từ ngữ thể hiện thái độ, tình cảm được sử dụng nhiều: nỗi khổ tâm, đeo một cái "nghiệp", năm trời, không có lí do gì, như con vẹt, việc gì còn phải lôi thôi, bắt trẻ em ngày ngày phải đến trường


    Câu 3 (trang 98 Ngữ Văn lớp 8 Tập 2):

    Chúng ta không nên học vẹt học tủ. Học là quá trình lĩnh hội và nắm bắt kiến thức. Nếu học tủ, học vẹt chung ta chỉ lưu giữ được kiến thức trong một khoảng thời gian rất ngắn rồi mau chóng lãng quên. Thật sự quan ngại về hiện tượng học tủ, học vẹt trong trường học hiện nay. Học sinh chỉ học để đối phó, để trả bài cho giáo viên. Khi học vẹt, các em không hiểu bản chất vấn đề thì làm sao có thể ghi nhớ lâu kiến thức, làm sao có kết quả tốt trong học tập? Học vẹt, học tủ chính là đang tự lãng phí thời gian học tập của mình.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  2. Phần I: YẾU TỐ BIỂU CẢM TRONG VĂN NGHỊ LUẬN

    Câu 1 (trang 96, SGK Ngữ văn 8, tập hai)

    Tìm hiểu văn bản "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" chúng ta thấy:

    a. Trong bài này có nhiều những từ ngữ và câu văn bộc lộ tình cảm
    Từ ngữ: muốn hòa bình, phải nhân nhượng, càng lấn tới, quyết tâm cướp nước ta, thà hi sinh, nhất định không, phải hi sinh đến giọt máu cuối cùng, thắng lợi nhất định thuộc về ta.
    - Câu văn (cảm thán):
    + Hỡi đồng bào toàn quốc!
    + Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!
    Cách dùng từ ngữ của văn bản " Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" của Hồ Chí Minh và "Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn giống nhau ở việc sử dụng nhiều từ ngữ và câu văn truyền cảm trong khi trình bày các vấn đề trong văn bản.
    b. Song hai văn bản này không phải là những bài văn biểu cảm, vì: chúng được viết ra nhằm mục đích chính là để nghị luận (kêu gọi, nêu quan điểm, chỉ ra lối sống đúng sai,…). Những yếu tố biểu cảm chỉ nhằm tăng thêm sức thuyết phục cho những ý kiến nêu ra trong văn bản nghị luận.
    c. Các câu cột 2 hay hơn các câu cột 1 vì trong câu văn cột 2 có nhiều những từ ngữ bộc lộ thái độ, tình cảm của người viết hơn. Vì thế chất văn giàu cảm xúc hơn.

    Câu 2 (trang 96, SGK Ngữ văn 8, tập hai)

    Thông qua việc tìm hiểu các văn bản như Hịch tướng sĩ và Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, em hãy cho biết: Làm thế nào để phát huy hết tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận?

    a) Người làm văn chỉ cần suy nghĩ về luận điểm và lập luận hay còn phải thực sự xúc động trước từng điều mình đang nói tới?

    b) Chỉ có rung cảm không thôi đã đủ chưa? Phải chăng chỉ cần có lòng yêu nước và căm thù giặc nồng cháy là có thể dễ dàng tìm ra những cách nói như: "Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả..." hay "uốn lưỡi cú diều..."? Để viết được những câu như thế, người viết cần phải có phẩm chất gì khác nữa.

    c) Có bạn cho rằng: Càng dùng nhiều từ ngữ biểu cảm, càng đặt nhiều câu cảm thán thì giá trị biểu cảm trong văn nghị luận càng tăng.

    Ý kiến ấy có đúng không? Vì sao?

    Trả lời:

    Khi viết một bài văn nghị luận, người viết đưa ra lí lẽ và dẫn chứng nhằm tác động tới người đọc về nhận thức, tình cảm và hành động để thuyết phục họ khiến tán đồng những ý kiến của mình và hành động theo điều mà mình mong muốn. Bởi vậy, văn nghị luận rất cần yếu tố biểu cảm. Yếu tố biểu cảm giúp cho bài văn đạt hiệu quả thuyết phục lớn hơn, vì nó tác động mạnh mẽ tới tình cảm của người đọc.

    Trong một bài văn nghị luận, yếu tố biểu cảm được biểu hiện dưới các dạng sau:

    - Tính khẳng định hay phủ định.

    - Biểu lộ các cảm xúc (yêu, ghét, căm giận, quý mến, khen chê, lo âu, tin tưởng…).

    - Giọng văn (mạnh mẽ, đanh thép hay thiết tha truyền cảm).

    Để bài văn nghị luận có sức biểu cảm, người làm văn phải thực sự có cảm xúc, có những rung động về chính những vấn đề mình trình bày. Đồng thời phải biết diễn tả những cảm xúc đó bằng những từ ngữ, những câu văn có sức truyền cảm. Những tình cảm, cảm xúc đó lại phải chân thực, xuất phát từ những rung cảm thực sự của người viết.

    a) Khi viết một bài văn nghị luận, ngoài việc việc xây dựng luận điểm và lập luận cho bài văn, người viết còn phải thuyết phục người đọc tin vào những luận điểm và lập luận đó. Bởi vậy, trước hết người đọc phải có tình cảm chân thành, xuất phát từ những rung động mãnh liệt đối với vấn đề mà mình đề cập.

    b) Chỉ có tình cảm không thôi chưa đủ. Những tình cảm đó phải được bộc lộ qua những từ ngữ, câu văn, giọng điệu… phù hợp, qua đó gợi được sự hứng thú, hấp dẫn nơi bạn đọc.

    c) Mặc dù yếu tố biểu cảm có ý nghĩa lớn lao như vậy nhưng không nên quá lạm dụng những yếu tố đó. Việc đưa quá nhiều từ ngữ biểu cảm vào bài văn sẽ khiến nội dung chính bị mờ nhạt, bạn đọc khó có thể nắm được hệ thống luận điểm, lập luận mà người viết trình bày. Văn nghị luận không phải là văn biểu cảm, các yếu tố biểu cảm chỉ mang tính phụ trợ. Muốn có giá trị biểu cảm thì yếu tố biểu cảm cần phải dùng đúng lúc, đúng chỗ.


    Phần II: LUYỆN TẬP

    Câu 1 (trang 97, SGK Ngữ văn 8, tập hai)

    Hãy chỉ ra các yếu tố biểu cảm trong phần I - Chiến tranh và người bản xứ (ở văn bản Thuế máu) và cho biết tác giả đã sử dụng những biện pháp gì để biểu cảm? Tác dụng biểu cảm đó là gì?

    Trả lời:

    Những yếu tố biểu cảm trong phần I – Chiến tranh và “Người bản xứ” được thể hiện trong hệ thống các từ ngữ đối lập nhau, hoặc mang tính chất mỉa mai, châm biếm.

    - Những yếu tố đối lập:

    + những tên da đen bẩn thỉu, những tên “An-nam-mít” bẩn thỉu > < những đứa “con yêu”, những người “bạn hiền”, chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do

    + chiến tranh vui tươi, vinh dự đột ngột > < đột ngột xa lìa vợ con, phơi thây trên các bãi chiến trường

    + cảnh kì diệu của trò biểu diễn khoa học về phóng ngư lôi > < xuống tận đáy biển để bảo vệ tổ quốc của các loài thuỷ quái

    - Giọng điệu châm biếm, mỉa mai:

    + bỏ xác tại những miền hoang vu thơ mộng

    + lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế, lấy xương mình chạm nên những chiếc gậy

    + khạc ra từng miếng phổi

    => Những yếu tố biểu cảm đặc sắc đã làm tính mỉa mai, trào phúng của bài viết mạnh mẽ hơn và vì thế, làm tăng sức tác động và sự thuyết phục đối với người đọc, người nghe, giúp cho người đọc thấy rõ được bộ mặt thâm độc, giả nhân giả nghĩa cũng như âm mưu quỷ quyệt của thực dân Pháp trong việc sử dụng người dân thuộc địa để làm bia đỡ đạn cho chúng trong những cuộc chiến tranh phi nghĩa.


    Câu 2 (trang 97, SGK Ngữ văn 8, tập hai)

    Đọc đoạn nghị luận sau đây và cho biết: Những cảm xúc gì đã được biểu hiện qua đoạn văn? Tác giả đã làm thế nào để những đoạn văn đó không chỉ có sức thuyết phục lí trí mà còn gợi cảm?

    Trả lời:

    - Đoạn trích đã thể hiện nỗi buồn của tác giả trước tình trạng học tủ, học vẹt của học sinh. Đó chính là những dằn vặt, trăn trở của một nhà giáo trước một thực tế đáng buồn diễn ra trong đời sống giáo dục nước nhà trước đây.

    - Đoạn trích không chỉ tác động tới lí trí mà còn rất gợi cảm với giọng văn mang đầy chất tâm sự chứa đựng nỗi băn khoăn, day dứt của người viết. Những câu văn được viết dưới dạng của những câu hỏi tu từ, mang tính chất bộc lộ thái độ và thể hiện nỗi đau của tác giả một cách kín đáo : “Nói làm sao cho”, “Không có lí do gì phải nhấm bút…”, “Sao không có một “hãng” nào đó in ra”. Những từ ngữ thể hiện thái độ, tình cảm được sử dụng nhiều (nỗi khổ tâm, đeo một cái “nghiệp”, năm trời, không có lí do gì, như con vẹt, việc gì còn phải lôi thôi, bắt trẻ em ngày ngày phải đến trường) càng góp phần bộc lộ nỗi buồn, nỗi lo lắng của tác giả trước một thực trạng nguy hại, có thể ảnh hưởng lớn đến tương lai đất nước.


    Câu 3 (trang 97, SGK Ngữ văn 8, tập hai)

    Viết một đoạn văn nghị luận để trình bày luận điểm "Chúng ta không nên học vẹt và học tủ" sao cho đoạn văn ấy vừa có lí lẽ chặt chẽ, lại vừa có sức truyền cảm.

    Trả lời:

    Để làm được bài này, trước hết các em cần giải thích rõ hơn : Thế nào là học vẹt, học tủ? Việc học vẹt, học tủ sẽ dẫn đến những hậu quả gì đối với mỗi người nói riêng và với xã hội nói chung? Để bài văn có sức biểu cảm, cần bày tỏ thái độ phê phán lối học vô bổ, không có tác dụng mở mang trí tuệ, kiến thức (học vẹt) và học một cách cầu may, được chăng hay chớ (học vẹt). Điểm mấu chốt nhất của bài văn là phải nêu lên được những thái độ, quan điểm học tập tích cực, đúng đắn (không những miệt mài, chăm chỉ mà còn cần phải hợp lý, khoa học…) nhằm tiếp cận, đáp ứng những yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của xã hội.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  3. I - KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

    Câu 1. Để tác động đến người nghe, người đọc về nhận thức, tình cảm và hành động, văn nghị luận không phải lúc nào cũng dùng những yếu tố lí trí mà còn cần dùng cả những yếu tố biểu cảm. Những yếu tố này giúp cho văn nghị luận trỏ nên có tính thuyết phục hơn, vì nó góp phần tác động mạnh hơn đến tình cảm của người nghe, người đọc. Muốn văn nghị luận có sức biểu cảm, người làm văn phải thực sự có cảm xúc, có những rung động về chính những vấn đề mình trình bày. Nếu đó chỉ là những tình cảm giả tạo, những cảm xúc hời hợt thì bài viết sẽ không có sức thuyết phục. Văn nghị luận chỉ có thể tác dộng đến tình cảm của người đọc bằng chính những rung cảm thực sự của người viết đối với những điều mình đề cập đến trong bài văn.


    Câu 2. Người làm văn cần phải có năng lực sử dụng từ ngữ, câu văn, hình ảnh đủ để thể hiện sinh động, đúng đắn nhất trạng thái cảm xúc của mình. Bởi vậy, muốn bài văn nghị luận giàu cảm xúc, người làm văn một mặt phải biết đảm bảo chất nghị luận trong bài viết, nghĩa là phải tác động được tới lí trí của người đọc, làm họ sáng tỏ vấn đề ; mặt khác cần phải tác động đến tình cảm của họ.


    II - HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI

    Câu 1. Tìm hiểu văn bản Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, chúng ta thấy :

    a) Trong văn bản này có nhiều những từ ngữ và câu văn bộc lộ tình cảm mãnh liệt của tác giả trong bài văn :

    - Từ ngữ : muốn hoà bình, phải nhân nhượng, càng lấn tới, quyết tâm cướp nước ta, thà hi sinh, nhất định không, phải hi sinh đến giọt máu cuối cùng, thắng lợi nhất định về dân tộc ta.

    - Câu văn (cảm thán) :

    + Hỡi đồng bào toàn quốc !

    + Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân !

    + Không ! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.

    Cách dừng từ ngữ của văn bản Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn giống nhau ở việc sử dung nhiều từ ngữ và câu văn truyền cảm trong khi trình bày các vấn đề trong văn bản.

    b) Nhưng cả hai văn bản này đều là những văn bản nghị luận mà không phải là văn bản biểu cảm. Bởi lẽ, cả hai được viết ra không nhằm mục đích bộc lộ cảm xúc mà nhằm mục đích tác động tới lí trí của người đọc để bàn về lẽ phải, trái, đúng, sai của một quan điểm, một ý kiến. Những yếu tố biểu cảm chỉ nhằm để tăng thêm sức thuyết phục cho những ý kiến nêu ra trong văn bản nghị luận.

    c) Những câu văn ở cột 2 có sức truyền cảm hơn cột 1 vì trong câu văn ở cột 2 có nhiều những từ ngữ bộc lộ thái độ, tình cảm của người viết hơn và vì thế mà giàu chất văn, giàu cảm xúc hơn. Ví dụ, nếu tác giả chỉ viết "Thấy sứ giặc đi lại ngoài đường" thì người đọc chỉ nhận được sự tường thuật khách quan sự việc. Nhưng khi tác giả viết "Thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường" thì người đọc lại nhận ra thêm cả thái độ tức giận, căm hờn của người viết dồn nén trong câu chữ đối với việc được thuật lại kia. Viết như vậy là có sức truyền cảm.


    Câu 2. Thông qua việc tìm hiểu hai văn bản Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và Hịch tướng sĩ, chúng ta thây :

    - Khi làm bài văn nghị luận, ta không chỉ cần suy nghĩ về việc xây dựng luận điểm và lập luận cho bài văn đó mà còn cần sự xúc cảm, rung cảm. Bởi lẽ nghị luận cần vừa phải tác động đến nhận thức, lí trí, vừa phải tác động đến tình cảm, đến trái tim của người đọc, người nghe. Luận điểm và lập luận chủ yếu tác động manh tới lí trí, giúp cho người đọc, người nghe sáng tỏ vấn đề hơn. Còn muốn tác động tới tình cảm, người viết phải có những rung động, những cảm xúc thực sự trước vấn đề mà mình trình bày. Khi tình cảm, cảm xúc giả tạo hoặc hời hợt thì ngôn từ cũng sẽ khiên cưỡng, lời lẽ cũng sẽ giả tạo, vì vậy cũng không thể nói tới chuyện tác động đến trái tim, đến khối óc của người đọc, người nghe.

    - Không phải một bài văn nghị luận nào cứ dùng nhiều từ ngữ biểu cảm, nhiều câu cảm thán thì giá trị biểu cảm càng tăng, vì :

    + Biểu cảm, cảm thán chỉ là những yếu tố phụ trợ của văn nghị luận.

    + Muốn có giá trị biểu cảm thì yếu tố biểu cảm cần phải dùng đúng lúc, đúng chỗ.

    + Biểu cảm chỉ có giá trị khi đó là những rung động, những xúc cảm thực sự mà không phải là sự giả dối, sự đưa đẩy bóng bẩy bằng ngôn từ.


    III - HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

    Câu 1. a) Những yếu tố biểu cảm trong Chiến tranh và "người bản xứ"(trích Thuế máu) được thể hiện trong hệ thống các từ ngữ đối lập nhau, hoặc mang tính chất mỉa mai, châm biếm :

    - những tên da đen bẩn thỉu, những tên "An-nam-mít" bẩn thỉu > < những đứa "con yêu", nhũng người "bạn hiền ", chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do

    - chiến tranh vui tươi, vinh dự đột ngột > < đột ngột xa lìa vợ con, phơi thây trên các bãi chiến trường

    - cảnh kì diệu của trò biểu diễn khoa học về phóng ngư lôi > < xuống tận đáy biển để bảo vệ tổ quốc của các loài thuỷ quái

    - bỏ xác tại những miền hoang vu thơ mộng

    - lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế, lấy xương mình chạm nên những chiếc gậy

    - khạc ra tùng miếng phổi

    b) Tác dụng của các từ ngữ này :

    Giúp cho người đọc thấy rõ được bộ mặt thâm độc, giả nhân giả nghĩa cũng như âm mưu quỷ quyệt của bọn thực dân Pháp trong việc sử dụng người dân thuộc địa làm bia đỡ đạn cho chúng trong những cuộc chiến tranh phi nghĩa. Chính những từ ngữ này đã làm tính mỉa mai, trào phúng của bài viết mạnh mẽ hơn và vì thế sức tác động và sự thuyết phục đối với người đọc, người nghe cũng mạnh mẽ hơn.


    Câu 2. Đoạn trích trong bài tập này đã thể hiện những cảm xúc chủ yếu sau đây của tác giả :

    - Nỗi buồn của tác giả - một nhà giáo có tâm huyết với nghề dạy học - trước tình trạng học tủ, học vẹt của học sinh.

    - Những dằn vặt, trăn trở của một nhà giáo trước một thực tế đáng buồn diễn ra trong đời sống giáo dục nước nhà trước đây.

    Đoạn trích này không chỉ tác động tới lí trí mà còn tác động tới tình cảm vì:

    - Giọng văn mang đầy chất tâm sự chứa dựng nỗi băn khoăn, day dứt của người viết.

    - Câu văn được viết dưới dạng của những câu hỏi tu từ, mang tính chất bộc lộ thái độ và thể hiện nỗi đau của tác giả một cách kín đáo :

    + Nói làm sao cho...

    + Không có lí do gì phải nhấm bút...

    + Sao không có một "hãng"nào đó in ra...

    - Từ ngữ thể hiện thái độ, tình cảm xuất hiện tương đối nhiều : nỗi khổ tâm, đeo một cái "nghiệp", năm trời, không có lí do gì, như con vẹt, việc gì còn phải lôi thôi, bắt trẻ em ngày ngày phải đến trường,...


    Câu 3. HS tự làm.

    Gợi ý :

    a) Giải thích rõ hơn quan niệm :

    Học vẹt : học mà không hiểu gì

    - Học tủ :

    + Chỉ học một vài nội dung cho là sẽ thi, sẽ kiểm tra

    + Học mang tính chất đối phó

    b) Phân tích tác hại của học vẹt, học tủ :

    - Không thu nhận được kiến thức thưc sự, không rèn luyện được sự sáng tạo, trí thông minh.

    - Kiến thức phiến diện, lệch lạc.

    - Khi làm bài cần suy luận hoặc "lệch tủ" sẽ không thể làm được bài, phải nhận điểm kém.

    - Học vẹt, học tủ không thể tiến nhanh và tiến xa được.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  4. A. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI

    I. Yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận

    Văn nghị luận rất cần yếu tố biểu cảm. Yếu tố biểu cảm giúp cho văn nghị luận có hiệu quả thuyết phục cao hơn, vì nó có tác động mạnh mẽ tới tình cảm của người đọc (người nghe).

    Để bài văn nghị luận có sức biểu cảm cao, người làm văn phải thực sự có cảm xúc trước những vấn đề mình trình bày. Văn nghị luận chỉ có thể tác động đến tình cảm của người đọc bằng chính những rung cảm thực sự và không được phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn.

    Người viết phải có năng lực sử dụng từ ngữ, câu chữ, hình ảnh để có thê thê hiện sinh động trạng thái tình cảm, cảm xúc của mình. Có như vậy, bài văn nghị luận mới có sức thuyết phục cao, tác động mạnh mẽ đến tình cảm của ngưòi đọc.


    II. Đọc – hiểu

    Câu 1. Đọc văn bản và trả lòi câu hỏi.

    a) Những từ ngữ biểu lộ tình cảm mãnh liệt của tác giả là: muốn hoà bình, phải nhân nhượng, càng lấn tới, quyết tâm cướp nước ta, thà hi sinh, nhât định không chịu, phải hi sinh đến giọt máu cuối cùng, thắng lợi nhất định về dân tộc ta.

    Những câu cảm thán trong văn bản là:

    Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
    Hỡi đồng bào!
    Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!
    Việc sử dụng từ ngữ và đặt câu có tính chất bỉểu cảm trong văn bản “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ” của Hồ Chí Minh giông với việc sử dụng từ ngữ trong văn bản “Hịch tướng sĩ ” của Trần Quốc Tuấn.

    b) Tuy nhiên, hai văn bản trên vẫn được coi là những văn bản nghị luận, không phải là văn bản biểu cảm vì cả hai được viết ra không nhằm bộc lộ tình cảm, cảm xúc mà nhằm mục đích tác động tới lí trí của người đọc, nhằm xác lập ở người đọc tư tưởng, tình cầm nào đó. Yếu tố biểu cảm được dùng trong hai văn bản này chỉ có tác dụng tăng thêm sức thuyết phục cho những ý kiến nêu ra.

    c) Theo dõi bảng đối chiếu, có thể thấy những câu ở cột (2) hay hơn những câu ở cột (1) vì những câu ở cột (2) có những từ ngữ bộc lộ tình cảm, thái độ của người viết, vì thế, giàu chất văn, giàu cảm xúc hơn.


    Câu 2. Thông qua việc tìm hiểu các văn bản “Hịch tướng sĩ” và “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ”, ta thấy:

    Để phát huy hết tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận, ngưòi viết cần phải thật sự có cảm xúc trước những điều mình đề cập và phải biết diễn tả cảm xúc đó bằng những từ ngữ, những câu văn có sức truyền cảm.

    Tuy nhiên, nếu chỉ có cảm xúc không thôi là chưa đủ, bởi lẽ, đây là văn bản nghị luận, nên yếu tố quan trọng nhất là lí lẽ. Ngựòi viết không chỉ cần suy nghĩ về việc xây dựng luận điểm và lập luận mà cần có sự xúc cảm, rung cảm.

    Không phải bài văn nghị luận nào càng dùng nhiều từ ngữ biểu cảm, càng đặt nhiều câu cảm thán thì mới có giá trị biểu cảm cao, vì:

    Muốn có giá trị biểu cảm thì yếu tố biểu cảm cần phải dùng đúng lúc, đúng chỗ.
    Biểu cảm chỉ có giá trị khi đó là những rung cảm, những cảm xúc thật sự chứ không phải là những cảm xúc giả tạo.

    B. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

    Câu 1. Bài tập này nêu ba yêu cầu:

    Chỉ ra các yếu tố biểu cảm trong phần I – Chiến tranh và người bản xứ (ở văn bản Thuế máu).
    Tác giả đã sử dụng những biện pháp gì để biểu cảm.
    Tác dụng biểu cảm.
    Các yếu tố biểu cảm trong phần I – Chiến tranh và “người bản xứ’ (ở văn bản Thuế máu) được thể hiện bằng hệ thống những từ ngữ mang tính mỉa mai, châm biếm, có sự đôi lập nhau:

    Những tên da đen bẩn thỉu, những tên “An-nam-mít ” >< những đứa “con yêu ”, những người “bạn hiền ” “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do
    Cuộc chiến tranh vui tươi, vinh dự đột ngột >< đột ngột xa lìa vợ con, phơi thây trên các chiến trường, bỏ xác lại những miền hoang vu thơ mộng, anh dũng đưa thân cho người ta tàn sát
    Trò biêu diễn khoa học về phóng ngư lôi >< bảo vệ tổ quốc của các loai thuỷ quái.
    Lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế, lấy xương mình chạm trên những chiếc gậy.
    Khạc ra từng miếng phổi.
    Tác dụng của những yếu tố biểu cảm: giúp người đọc thấy rõ bản chất thâm độc, âm mưu quỷ quyệt của thực dân Pháp trong việc sử dụng người dân thuộc địa như những bia đỡ đạn, những vật thay thế cho chúng trong những cuộc chiến tranh phi nghĩa. Chính những từ ngữ biểu cảm đó tự nó đã thể hiện rõ giọng điệu mỉa mai, đả kích hết sức sâu cay của tác giả.


    Câu 2. Bài tập này nêu hai yêu cầu:

    Những cảm xúc gì đã được biểu hiện qua đoạn văn?
    Tác giả đã làm thế nào để những đoạn văn đó không chỉ có sức thuyết phục lí trí mà còn gợi cảm?
    Những cảm xúc được thể hiện trong đoạn văn:

    Nỗi buồn, “nỗi khổ tâm” của một nhà giáo tâm huyết trước tình trạng học tủ, học vẹt của học sinh.
    Những trăn trở của tác giả trưóc thực tế đáng buồn diễn ra trong nền giáo dục nưóc ta.
    Đoạn trích không chỉ có sức thuyết phục lí trí mà còn gợi cảm vì:

    Đề cập tới một vấn đề có tính chất thòi sự tồn tại trong nền giáo dục nước ta trước đây.
    Đoạn văn tràn đầy tâm huyết, nỗi trăn trở của một ngưòi hết lòng vì cái “nghiệp” dạy học, dạy ngưòi.
    Đoạn văn được viết dưới dạng câu hỏi tu từ, mang tính chất bộc lộ và thể hiện nỗi đau của tác giả một cách thầm kín.


    Câu 3. Bài tập này yêu cầu các em viết đoạn văn nghị luận để trình bày luận điểm: Chúng ta không nên học vẹt và học tủ.

    Dựa vào các ý đã được lập ở bài trước và có bổ sung để viết thành một đoạn văn nghị luận. Yêu cầu, các lí lẽ đưa ra phải chặt chẽ và có sức thuyết phục.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  5. A- KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

    I- YẾU TỐ BIỂU CẢM TRONG VĂN NGHỊ LUẬN

    Câu 1. Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:

    Trả lời

    a) Những từ ngữ biểu lộ tình cảm mãnh liệt của tác giả:
    Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
    Hỡi đồng bào toàn quốc !
    Hỡi anh em hình sĩ, tự vệ, dân quân Ị
    Hỡi đồng bào !
    Chúng ta phải đứng lên !
    Việt Nam độc lập thống nhất muôn năm!
    Dù phải gian lao kháng chiến … về dân tộc ta!
    Cách dùng từ ngữ của văn bản " Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" của Hồ Chí Minh và "Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn giống nhau ở việc sử dụng nhiều từ ngữ và câu văn có giá trị biểu cảm.
    b) Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và Hịch tướng sĩ vẫn được coi là những văn bản nghị luận chứ không phải văn bản biểu cảm. Bởi vì những tác phẩm này viết ra nhằm mục đích nghị luận chứ không pnải biểu cảm (nêu quan điểm, ý kiến bàn luận phải trái, đúng, sai, nên suy nghĩ, sông và hành động như thế nào). Trong hai văn bản này, các yếu tố biểu cảm không thể đóng vai trò chủ đạo mà chỉ có tính chất phụ trợ cho vấn đề nghị luận được đưa ra.
    c) Các câu cột 2 hay hơn các câu cột 1 vì có chứa những từ ngữ biểu cảm, câu cảm thán làm cho câu văn giàu hình ảnh, sinh động, gây ấn tượng cho người đọc người nghe.


    Câu 2. Thông qua việc tìm hiểu các văn bản Hịch tướng sĩ và Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, em hãy cho biết: Làm thế nào để phát huy hết tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận ?

    Trả lời:
    Để phát huy hết tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận, người viết không nên để các yếu tố biểu cảm làm ảnh hưởng đến mạch nghị luận, làm gãy đứt mạch nghị luận.
    a) Ngoài lí trí, suy nghĩ để đưa ra các luận điểm, luận cứ, người làm văn nghị luận cần phải có tình cảm chân thành trước vấn đề nghị luận. Bài văn nghị luận sẽ không có tác dụng biểu cảm nếu người viết không thực sự xúc cảm.
    b) Để viết được những câu như: “Không ! Chúng ta thà hi sinh tất cả...” hay uốn lưỡi cú diều...", người viết không chỉ có lòng yêu nước nồng cháy và lòng căm thù giặc sâu sắc mà còn phải biết chuyển tình cảm ấy thông qua phương tiện ngôn ngữ đến người đọc một cách hiệu quả nhất.
    c) Có bạn cho rằng: Càng dùng nhiều từ ngữ biểu cảm, càng dặt nhiều câu cảm thán thì giá trị biểu cảm của văn nghị luận càng tăng. Ý kiến ấy chi đúng một phần bởi cảm xúc cần phải diễn tả chân thực và không được phá vỡ mạch nghị luận của bài văn


    B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
    Câu 1: trang 97 sgk Ngữ văn 8 tập 2

    Hãy chỉ ra các yếu tỏ biểu cảm trong phần I -Chiến tranh và “người bản xứ” (ở văn bản Thuế máu) và cho biết tác giả đã sử dụng những biện pháp gì để biểu cảm. Tác dụng biểu cảm đó là gì?

    Bài làm:
    Những yếu tố biểu cảm trong phần I - Chiến tranh và "Người bản xứ" được thể hiện trong hệ thống các từ ngữ đối lập nhau, hoặc mang tính chất mỉa mai, châm biếm:
    Những tên da đen bẩn thỉu, những tên "An-nam-mít" bẩn thỉu >< những đứa "con yêu", những người "bạn hiền", chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do
    Chiến tranh vui tươi, vinh dự đột ngột >< đột ngột xa lìa vợ con, phơi thây trên các bãi chiến trường
    Cảnh kì diệu của trò biểu diễn khoa học về phóng ngư lôi >< xuống tận đáy biển để bảo vệ tổ quốc của các loài thuỷ quái
    Bỏ xác tại những miền hoang vu thơ mộng
    Lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế, lấy xương mình chạm nên những chiếc gậy
    Khạc ra từng miếng phổi
    => Những yếu tố biểu cảm đặc sắc, tính mỉa mai, trào phúng, làm tăng sức tác động và sự thuyết phục đối với người đọc, người nghe, giúp cho người đọc thấy rõ được bộ mặt thâm độc, giả nhân giả nghĩa cũng như âm mưu quỷ quyệt của thực dân Pháp trong việc sử dụng người dân thuộc địa để làm bia đỡ đạn cho chúng trong những cuộc chiến tranh phi nghĩa.


    Câu 2: trang 95 sgk Ngữ văn 8 tập 2
    Đọc đoạn nghị luận sau đây và cho biết: Những cảm xúc gì đã được biểu hiện qua đoạn văn? Tác giả đã làm thế nào để những đoạn văn đó không chỉ có sức thuyết phục lí trí mà còn gợi cảm?
    " Tôi muốn nói với tất cả các bạn câu chuyện làm Việt luận....để bắt trẻ em ngày ngày đến trường"
    Bài làm:
    Đoạn trích đã thể hiện:
    Nỗi buồn của tác giả - một nhà giáo tâm huyết với nghề dạy học - trước tình trạng học tủ, học vẹt của học sinh.
    Những dằn vặt, trăn trở của một nhà giáo trước một thực tế đáng buồn diễn ra trong đời sống giáo dục nước nhà trước đây.
    Tình cảm ấy thể hiện:
    Từ ngữ bộc lộ cảm xúc: nỗi khổ tâm, nói làm sao, …
    Câu văn thể hiện nỗi buồn, thái độ bất bình: "Sự học mà đã hạ xuống là học "tủ" thì chúng tôi cũng không còn cần làm việc cùng các bạn nữa".
    Câu văn mang giọng điệu mỉa mai: "Sao không có một "hang" nào đó …"


    Câu 3: trang 98 sgk Ngữ văn 8 tập 2
    Viết một đoạn văn nghị luận để trình bày luận điểm “Chúng ta không nên học vẹt và học tủ” sao cho đoạn văn ấy vừa có lí lẽ chặt chẽ, lại vừa có sức truyền cảm.
    Bài làm:
    Bài viết tham khảo:
    Học tủ và học vẹt đang là tình trạng chung của nhiều học sinh hiện nay. Học vẹt là cách học làu làu không suy nghĩ, học mà không nắm rõ nội dung mình học là gì, còn học tủ là chỉ học cầu may, rủi, đoán đề mà thành công. Cả hai cách học đều trở thành một lối học khiến cho học sinh hổng kiến thức, không nắm rõ được nội dung bài học, học theo môt típ và may rủi hạn chế khả năng tư duy và sáng tạo, đồng thời khiến chúng ta phụ thuộc nhiều vào hên xui. Thật đáng buồn thay cho những học sinh đang có cách học đó, cố nhồi nhét kiến thức vào đầu trong khi mình không hiểu rõ hay nhiều học sinh dựa vào vận may rủi của riêng mình. Bởi lẽ sự học còn dài, học tập là quá trình trau dồi khiến thức cho bản thân, giúp chúng ta có nhều kiên thức vận dụng vào đời sống, đạt được nhiều thành công trên quãng đường đời chứ không phải là hình thức học đối phó như thế. Chính vì lẽ đó mà mỗi chúng ta hãy ý thức cho riêng mình sự học quan trọng như thế nào, và tìm ả cho mình con đường đi đúng đắn. Học tập chính là cho chính bản thân chúng ta. Tôi và các bạn, chúng ta hãy cùng nhau cố gắng nhé!

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  6. I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

    Văn nghị luận rất cần yếu tố biểu cảm. Yếu tố biểu cảm giúp cho văn nghị luận có hiệu quả thuyết phục lớn hơn, vì nó tác động mạnh mẽ tới tình cảm của người đọc (người nghe). Để bài văn nghị luận có sức biểu cảm cao, người làm văn phải thật sự có cảm xúc trước những điều mình viết (nói) và phải biết diễn tả cảm xúc đó bằng những từ ngữ, những câu văn có sức truyền cảm. Sự diễn tả cảm xúc cần phải chân thực và không được phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn.


    II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI

    Câu 1. Văn bản Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

    a) Tình cảm của tác giả: được thể hiện qua những từ ngữ cảm thán và những từ ngữ có tính chất cầu khiến như: Hỡi đồng bào toàn quốc! Hỡi đồng bào! Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân! Không! Chúng ta phải đứng lên, ta phải hi sinh đến giọt máu cuối cùng để bảo vệ đất nước. Văn bản Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn cũng sử dụng rất nhiều những từ ngữ và câu văn biểu cảm, về mặt này cả hai văn bản đều giống nhau.

    b) Lí do để được coi là văn bản nghị luận: mục đích của văn bản Hịch tướng sĩ và Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến là nêu quan điểm và trình bày ý kiến đúng sai để thuyết phục người khác bằng các hệ thống luận điểm luận cứ chặt chẽ lôgic. Yếu tố biểu cảm chỉ đóng vai trò làm cho văn bản thêm sinh động dễ đi vào lòng người chứ không phải mục đích chính.
    c) Nhận xét bản đối chiếu: so sánh hai bản đối chiếu ta thấy các câu ở bảng 2 diễn đạt hay hơn vì có yếu tố biểu cảm. Như vậy, yếu tố biểu cảm góp phần làm cho văn bản sinh động hấp dẫn hơn, hay hơn, tạo hiệu quả thuyết phục hơn.


    Câu 2. Làm thế nào để phát huy hết tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận? Muốn phát huy hết tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận người viết cần chú ý các yếu tố sau đây:
    a) Người viết phải có sự xúc động và tình cảm mãnh liệt chân thành đối với điều mà mình viết. Đồng thời những xúc cảm, tình cảm đó phải được diễn đạt bằng hệ thống lập luận chặt chẽ, lôgic, khoa học. b) Người viết cần có năng lực văn chương và sự quan sát tinh tế, sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú mới có thể viết nên được những câu văn có sự truyền cảm mạnh mẽ.
    c) Không phải càng dùng nhiều từ ngữ biểu cảm, càng đặt nhiều câu cảm thán thì giá trị biểu cảm càng tăng, vấn đề là phải dùng từ đúng câu, đúng nghĩa không được lạm dụng và tránh những từ ngữ sáo mòn.


    III. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

    Câu 1. Hãy chỉ ra các yếu tố biểu cảm trong phần

    I - Chiến tranh và người bản (Thuế máu) và cho biết tác giả đã sử dụng những biện pháp gì để biểu cảm. Tác dụng biểu cảm đó là gì?

    + Yếu tố biểu cảm:

    - Từ ngữ biểu cảm: tên da đen bẩn thỉu, An-nam-mít bẩn thỉu, chiến tranh vui tươi, con yêu, bạn hiền, chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do.

    - Hình ảnh biểu cảm: xuống tận đáy biển để bảo vệ Tổ quốc của loài thuỷ quái, bỏ xác tại những miền hoang vu thơ mộng, lúc chết còn tự hỏi phải chăng nước mẹ muốn chiếm ngôi nguyên phi trong cung cấm vua Thổ, lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế.

    + Biện pháp biểu cảm: dùng những từ ngữ có tính chất trái ngược với bản chất sự vật, lối so sánh ẩn dụ độc đáo sâu sắc làm tăng giá trị biểu cảm.

    + Tác dụng: lật tẩy được bộ mặt bịp bợm xảo trá của thực dân Pháp, tăng thêm sự thuyết phục của văn bản. Tạo hiệu quả châm biếm sâu sắc.


    Câu 2. Đọc đoạn văn nghị luận sau đây và cho biết những cảm xúc đã được biểu hiện qua đoạn văn? Tác giả đã làm thế nào đế những đoạn văn đó không chỉ có sức thuyết phục lí trí mà còn gợi cảm?

    + Những cảm xúc qua đoạn văn:

    - Nỗi khổ tâm của người dạy văn (“nghiệp” dạy tiếng mẹ đẻ).

    - Nỗi buồn về sự xuống cấp của việc học văn và làm văn của học sinh thời nay.

    - Thái độ bất bình vì lối học tủ của sự học văn.

    + Yếu tố gợi cảm:

    - Từ ngữ câu văn: dùng nhiều từ biểu cảm có tính chất so sánh, ẩn dụ “nghiệp dạy”, “học tủ”.

    - Giọng điệu: vừa tâm sự vừa thể hiện sự bất bình, chê trách.


    Câu 3. Viết một đoạn văn nghị luận để trình bày luận điểm: “Chúng ta không nên học vẹt và học tủ” sao cho đoạn văn ấy vừa có lí lẽ chặt chẽ lại vừa có sức truyền cảm?

    Học vẹt, học tủ đều là những cách học lệch lạc. Học vẹt làm chúng ta không nắm được nội dung học mà chỉ thuộc bài một cách máy móc, rập khuôn, như một con vẹt nói được nhưng chẳng hiểu gì cả. Còn học tủ thì sao? Là chỉ học những gì mình cho là cần thiết để nhằm mục đích vượt qua kì thi chứ không phải để nắm kiến thức. Đi thi không gặp được trúng bài mình học sẽ bị “tủ đè” lại ngay. Bởi vậy chúng ta không nên học vẹt, học tủ.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy