Top 7 Bài văn phân tích vai trò của yếu tố thần kì trong truyện "Tấm Cám" (lớp 10) hay nhất
Trong truyện cổ tích Tấm Cám, chúng ta dễ dàng bắt gặp những chi tiết mang yếu tố thần kì với sự xuất hiện của ông Bụt ngay từ đầu câu chuyện, tiếp sau đó là ... xem thêm...sự biến thân của Tấm và một số chi tiết khác. Yếu tố thần kì ấy chính là khát vọng của nhân dân, khát vọng cái thiện sẽ thắng được cái ác, sự bất công đối với người dân lao động, đồng thời khẳng định rằng con người phải trải qua đấu tranh xương máu thì mới giành được hạnh phúc đích thực của mình. Mời các bạn tham khảo một số bài văn phân tích vai trò của yếu tố thần kì trong truyện "Tấm Cám" mà Toplist đã tổng hợp trong bài viết dưới đây.
-
Bài văn phân tích vai trò của yếu tố thần kì trong truyện "Tấm Cám" số 1
Những câu chuyện cổ tích Việt Nam luôn làm người đọc say mê và hứng thú. Bởi trong đó không chỉ có những cô Tấm, có những Sọ Dừa, Lang Liêu,... mà còn có những ông bụt, bà tiên, những vị thần thánh, những thế lực siêu nhiên luôn giúp đỡ người tốt, người hiền. Yếu tố thần kì ấy không thể không xuất hiện trong những câu chuyện cổ tích. Bởi vì nó là đại diện cho khát vọng của nhân dân, cho những kì vọng lớn lao mà con người không thể thực hiện được, đặc biệt là trong truyện cổ tích "Tấm Cám".
Truyện cổ tích được hiểu đơn giản chỉ là những tác phẩm dân gian, được lấy cảm hứng và kết tinh từ trí tưởng tượng của cha ông ta thời xưa. Nó luôn chứa đựng trong mình những khát vọng lớn lao của cha ông ta thời xưa khi mà hiện thực không thể đáp ứng những kì vọng của con người. Sự ra đời của những câu chuyện cổ tích này có lẽ là sự đáp ứng cách phản ánh hiện thực của xã hội, của giai cấp. Mỗi chi tiết trong truyện đều có những tuyến đối xứng, miêu tả sự xung đột, mâu thuẫn giữa cách tầng lớp xã hội. Mâu thuẫn ấy chắc hẳn chẳng thể giải quyết trong hiện thực mà chỉ có thể gửi gắm trong những câu chuyện truyền tai nhau. Và trong những câu chuyện ấy, tác giả dân gian đã chọn cách giải quyết mâu thuẫn xung đột ấy bằng những yếu tố thần kì.
Truyện Tấm Cám không thể không xuất hiện yếu tố thần kì được bởi vì chính những yếu tố thần kì mới tạo nên được sự phát triển của mạch truyện. Đọc cổ tích ta thấy không vắng bóng được hình ảnh của ông bụt, bà tiên đó là lực lượng thần thánh, siêu nhiên mang lại sự huyền bí, lạ kì và thúc đẩy tình tiết truyện phát triển, ông bụt, bà tiên thường hiền từ độ lượng, như người cha, người mẹ, chỉ có điều là họ có khả năng vô tận, có thể đem đến mọi điều may mắn mà người cha, người mẹ bình thường không phải bao giờ cũng đem đến cho con cái được. Và ông bụt trong Tấm Cám đã xuất hiện giữa cuộc đời khổ cực, bị mẹ ghẻ đày đọa, cô Tấm được cho quần áo đẹp đi dự hội, cho cô được lấy hoàng tử để không còn sống cuộc sống cực khổ nữa.
Những phép màu mà ông bụt ban cho Tấm trong truyện chúng ta cần chú ý đến đôi giày thần kì. Đôi giày nhỏ nhắn, xinh xắn kì diệu ấy đã trở thành vật giao duyên bởi nhờ nó mà cô thiếu nữ xinh đẹp kia mới biết và lấy được vua. Đôi giày đã là cái mối hôn nhân. Cái duyên của đôi lứa, đã mang lại hạnh phúc và giải thoát cho cuộc đời khổ cực của Tấm. Nếu không có đôi giày mang phép màu thần kì của ông bụt chắc Tấm sẽ mãi mãi là cô gái chỉ biết quẩn quanh làm công cụ lao động cho mụ dì ghẻ ác độc kia. Sự xuất hiện của yếu tố thần kì này góp phần thể hiện ước mơ khát vọng của nhân dân ta. Đó là khát vọng được thoát khỏi cuộc sống khổ cực, bị áp bức bóc lột, mơ ước có được cuộc sống hạnh phúc no ấm và bình đẳng. Như vậy, yếu tố thần kì này có vai trò nói lên khát vọng của con người trước hiện thực bế tắc không lối thoát. Trước hiện thực ấy không biết làm gì chỉ còn biết gửi gắm những nỗi niềm vào ước mơ, khát vọng.
Những yếu tố thần kì liên tục xuất hiện trong truyện nhằm giúp truyện tiếp tục phát triển bằng những chi tiết lạ và hay. Cô Tấm khi bị Cám hại chết đi, nhưng kì lạ thay đã biến thành chú chim vàng anh xinh đẹp, rồi cây xoan đào, khung cửi dệt vải và cuối cùng là quả thị. Bốn lần hóa thân này, tác giả dân gian không đơn thuần nói lên sự luân hồi của con người, của cuộc đời như thuyết duy tâm của tôn giáo. Mà điều quan trọng ở đây tác giả dân gian muốn nói lên đó là sự phản kháng vươn lên quyết liệt của Tấm. Không chịu khuất phục trước cái ác, cái xấu, cái bất công, Tấm đã vươn lên bằng mọi giá và cuối cùng đã chiến thắng, mặc dù sự chiến thắng này có được là nhờ sự trợ giúp của các yếu tố thần kì. Sự phản kháng này của Tấm chính là cuộc đấu tranh giai cấp giữa người bị áp bức và kẻ áp bức. Vậy một lần nữa yếu tố thần kì lại góp phần thể hiện khát vọng ước mơ chiến thắng cái ác, cái xấu, áp bức bất công của nhân dân lao động. Nhờ vậy mà đưa đến kết thúc có hậu cho câu truyện, điều này phù hợp với tâm lí truyền thống nhân đạo xưa nay của dân tộc ta.
Chi tiết thần kì đặc biệt hơn nữa chính là miếng trầu cánh phượng do bàn tay tài khéo léo của Tấm têm lại trở thành tín hiệu để nhà vua tìm thấy nàng. Miếng trầu đã đưa nàng về với cuộc sống hạnh phúc, giàu sang mà Tấm xứng đáng được hưởng bên nhà vua trẻ tuổi.
Qua những chi tiết thần kì trong truyện cổ tích Tấm Cám chúng ta thấy được rằng đó chính là đỉnh cao ước mơ, khát vọng của người lao động, nên đã sản sinh ra những chi tiết thần kì, những hình tượng thần kì lung linh sắc màu trong cổ tích. Biết là hoang đường, kì ảo nhưng người ta vẫn tin, tin lắm vào cái ngày ước mơ sẽ thành hiện thực. Giá trị nhân văn to lớn của truyện cổ tích và giá trị nghệ thuật tuyệt vời của nó phần lớn được tạo ra do yếu tố đặc thù nói trên.
-
Bài văn phân tích vai trò của yếu tố thần kì trong truyện "Tấm Cám" số 2
Lên con thuyền thời gian về với những thiên truyện kể xa xưa, những trang cổ tích đã làm say đắm lòng ta từ thời trai trẻ. Hẳn thời thơ bé ấy có lúc ta tự hỏi tại sao cô Tấm lại có thể bước ra từ quả thị? Bao yếu tố tình tiết li kì ấy như một phép nhiệm màu thôi miên tâm hồn thơ bé còn nhiều ngây ngô của ta. Như mọi truyện cổ tích khác, Tấm Cám cũng được dựng lên từ nhiều yếu tố li kì. Hãy đi sâu vào khám phá thế giới thần kì của thiên truyện để thấy hết ý nghĩa giá trị to lớn của nó và cũng để giải mã cho sự nghi hoặc đã được đặt ra từ thời thơ bé của ta.
Cổ tích là một loại truyện kể dân gian, là sản phẩm được hun đúc, kết tinh từ trí tưởng tượng của nhân dân. Khi con người bế tắc trước hiện thực cuộc sống thì tìm đến khát vọng ước mơ làm lối thoát và từ đó cổ tích đã ra đời. Được ra đời trong khi xã hội đã xuất hiện giai cấp nên cổ tích chủ yếu phản ánh sự đấu tranh xã hội, phản ánh mâu thuẫn giai cấp mà chủ yếu là mâu thuẫn giữa những kẻ áp bức và người bị áp bức. Như một yếu tố không thể thiếu của truyện cổ tích yếu tố thần kì góp phần vào việc giải quyết những mâu thuẫn ấy.
Quay trở lại với câu truyện Tấm Cám ta thây yếu tố thần kì đã xuất hiện như một sự tất nhiên không thể thiếu. Đọc cổ tích ta thấy không vắng bóng được hình ảnh của ông bụt, bà tiên đó là lực lượng thần thánh, siêu nhiên mang lại sự huyền bí, lạ kì và thúc đẩy tình tiết truyện phát triển, ông bụt, bà tiên thường hiền từ độ lượng, như người cha, người mẹ, chỉ có điều là họ có khả năng vô tận, có thể đem đến mọi điều may mắn mà người cha, người mẹ bình thường không phải bao giờ cũng đem đến cho con cái được. Và ông bụt trong Tấm Cám đã xuất hiện giữa cuộc đời khổ cực, bị mẹ ghẻ đày đọa, cô Tấm được cho quần áo đẹp đi dự hội, cho cô được lấy hoàng tử đế không còn sống cuộc sống cực khổ nữa. Những phép màu mà ông bụt ban cho Tấm trong truyện chúng ta cần chú ý đến đôi giày thần kì.
Đôi giày nhỏ nhắn, xinh xắn kì diệu ấy đã trở thành vật giao duyên bởi nhờ nó mà cô thiếu nữ xinh đẹp kia mới biết và lấy được vua. Đôi giày đã là cái mối hôn nhân. Cái duyên của đôi lứa, đã mang lại hạnh phúc và giải thoát cho cuộc đời khổ cực của Tấm. Nếu không có đôi giày mang phép màu thần kì của ông bụt chắc Tấm sẽ mãi mãi là cô gái chỉ biết quẩn quanh làm công cụ lao động cho mụ dì ghẻ ác độc kia. Sự xuất hiện của yếu tố thần kì này góp phần thể hiện ước mơ khát vọng của nhân dân ta. Đó là khát vọng được thoát khỏi cuộc sống khổ cực, bị áp bức bóc lột, mơ ước có được cuộc sống hạnh phúc no ấm và bình đẳng. Như vậy, yếu tố thần kì này có vai trò nói lên khát vọng của con người trước hiện thực bế tắc không lối thoát. Trước hiện thực ấy không biết làm gì chỉ còn biết gửi gắm những nỗi niềm vào ước mơ, khát vọng.
Chưa dừng lại ở đó, câu chuyện còn được tiếp tục phát triển bằng các yếu tố tình tiết kì lạ nữa. Cô Tấm khi Cám hãm hại chết đi, nhưng kì lạ thay đã biến thành chú chim vàng anh xinh đẹp, rồi cây xoan đào, khung cửi dệt vải và cuối cùng là quả thị. Bốn lần hóa thân này, tác giả dân gian không đơn thuần nói lên sự luân hồi của con người, của cuộc đời như thuyết duy tâm của tôn giáo. Mà điều quan trọng ở đây tác giả dân gian muốn nói lên đó là sự phản kháng vươn lên quyết liệt của Tấm. Không chịu khuất phục trước cái ác, cái xấu, cái bất công, Tấm đã vươn lên bằng mọi giá và cuối cùng đã chiến thắng, mặc dù sự chiến thắng này có được là nhờ sự trợ giúp của các yếu tố thần kì. Sự phản kháng này của Tấm chính là cuộc đấu tranh giai cấp giữa người bị áp bức và kẻ áp bức. Vậy một lần nữa yếu tố thần kì lại góp phần thể hiện khát vọng ước mơ chiến thắng cái ác, cái xấu, áp bức bất công của nhân dân lao động. Nhờ vậy mà đưa đến kết thúc có hậu cho câu truyện, điều này phù hợp với tâm lí truyền thống nhân đạo xưa nay của dân tộc ta.
Như vậy yếu tố kì diệu siêu nhiên chính là thủ pháp nghệ thuật gắn với nội dung lãng mạn của truyện. Tác giả dân gian cũng như thính giả dân gian để cho trí tưởng tượng bay bổng theo những sự kiện kì diệu trong truyện không phải vì thực tâm tin - ít ra thì cũng không hoàn toàn tin - rằng những sự kiện đó là có thực nhưng chủ yếu là vì những sự kiện đó cần thiết cho việc giải quyết những vấn đề mà thực tế cuộc sống trong xã hội cũ chưa cho phép giải quyết hoàn toàn như ý muốn như ước vọng của nhân dân. Yếu tố' thần kì trong cổ tích xét cho kĩ không phải chủ yếu là sản phẩm của đầu óc mê tín mà là phương diện cần thiết cho tác giả dân gian có thể đưa sự phát triển tình tiết theo ý muốn của mình. Nhờ vậy mà Tấm Cám đã thể hiện được tất cả những gì mà tác giả dân gian gửi gắm. Đó là khát vọng ước mơ, là quan niệm triết lí về cuộc sống, cuộc đời với quy luật nhân quả từ nghìn đời nay của cha ông.
Tôi thiết nghĩ nếu thiếu đi những yếu tố thần kì thì những câu truyện cổ tích sẽ ra sao? Có lẽ nó sẽ trở thành một mảnh đất khô cằn mà cây đời không thể bám rễ vào hút những dòng tươi mát như bây giờ. Và khi nghe truyện cổ tích mà không tin theo, rung cảm theo những sự việc kì diệu, không thể cho trí tưởng tượng và tình cảm của mình bay bổng theo sự việc, nhất là sự việc hoang đường ở trong truyện thì không thưởng thức được hết ý nghĩa của truyện.
-
Bài văn phân tích vai trò của yếu tố thần kì trong truyện "Tấm Cám" số 3
Điều làm nên sức cuốn hút kì diệu của cổ tích chính là yếu tố hoang đường, kì ảo. Trong truyện Tấm Cám, các chi tiết thần kì xuất hiện liên tục trong những tình huống liên quan đến số phận người con gái mồ côi nết na, xinh đẹp.
Bắt đầu là chi tiết con cá bống nhỏ còn sót lại trong giỏ của Tấm sau khi cả giỏ tép đã bị đứa em điêu ngoa, xảo trá là Cám trút hết sang giỏ của nó, cốt để giành cho được cái yếm đào - phần thưởng mà mẹ nó (tức dì ghẻ của Tấm) hứa sẽ cho. Bao công lao, cố gắng của Tấm bị cướp sạch trong phút chốc, hỏi làm sao Tấm không hờn, không tủi?! Tìm thấy bống, Tấm mừng rỡ đem thả vào giếng, ngày ngày lén giấu ít cơm trong thùng gánh nước đem ra nuôi Bống. Từ đó, bỗng trở thành người bạn duy nhất chia sẻ vui buồn với cô gái bất hạnh. Bống lớn lên không phải chỉ nhờ mấy hạt Cơm mà là nhờ những câu hát đầy tình nghĩa yêu thương của Tấm: Bống bống bang bang, lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta. Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người. Những phút giây ngắn ngủi bên bống khiến Tấm cảm thấy vơi bớt cô đơn. Tấm đâu ngờ con cá bống bé xíu kia lại tạo ra những bước ngoặt lạ lùng trong cuộc đời của mình.
Nghi ngờ và rình rập, mẹ con Cám đã phát hiện ra việc làm của Tấm, học thuộc cả câu hát của Tấm. Mụ dì ghẻ ngọt nhạt bảo Tấm: Con ơi, chăn trâu nhớ chăn đồng xa, chớ chăn đồng nhà làng bắt mất trâu. vốn thật thà, cả tin, Tấm ngoan ngoãn làm theo. Tức thì, hai mẹ con kẻ ác thực hiện âm mưu tàn độc; giết bống ăn thịt. Chiều tối Tấm về, mang Cơm ra giếng gọi mãi chẳng thấy bống ngoi tên như thường lệ, chỉ có cục máu đỏ tươi nổi trên mặt nước như một lời nguyền. Mất người bạn nhỏ thân yêu, Tấm ôm mặt khóc rưng rức. Nàng lại rơi vào tâm trạng cô đơn, tuyệt vọng. Chính lúc đó, Bụt xuất hiện giữa vầng hào quang, ôn tồn hỏi: “Vì sao cháu khóc? Cháu hãy nói cho ta nghe. Tấm nức nở kể lại đầu đuôi câu chuyện. Nghe xong, Bụt bảo nàng hãy tìm xương Bống, bỏ vào bốn chiếc lọ, chôn dưới bốn chân giường.
Trong cổ tích, các nhân vật thần kì như Tiên, Bụt là ước mơ công lí, ước mơ chính nghĩa được hình tượng hóa bằng trí tưởng tượng phong phú của người xưa. Tiên, Bụt thường xuất hiện vào hoàn cảnh ngặt nghèo, những kẻ thân cô thế cô bị dồn vào bước đường cùng. Phép màu kì diệu của Tiên, Bụt sẽ hóa giải tất cả. Kẻ xấu, kẻ ác bị trừng phạt; người tốt, người hiền sẽ được hưởng sung sướng, hạnh phúc.
Cô Tấm siêng năng, chất phác được Bụt thương, sai gà bới đống tro, tìm giùm xương Bống. Con gà biết kêu thành tiếng người là chi tiết thần kì: Cục ta cục tác, cho ta nắm thóc, ta bới xương cho. Bụt sai đàn chim sẻ giúp Tấm nhặt thóc ra khỏi gạo, phá vỡ âm mưu độc ác của mụ dì ghẻ không muốn cho Tấm đi dự hội xuân cũng là chi tiết thần kì. Tấm tủi thân vì không có váy áo đẹp đi dự hội, Bụt bảo đào bốn chiếc lọ chôn dưới bốn chân giường lên, sẽ có đủ. Đúng như vậy! Tấm không chỉ có váy áo đẹp mà còn có cả đôi hài thêu xinh xắn, sang trọng. Thoáng chốc, cô gái mồ côi nghèo khổ, rách rưới trở thành một thiếu nữ duyên dáng, xinh tươi, khó ai sánh kịp.
Dường như duyên trời sắp đặt, nhờ chiếc hài thêu lúc hoảng hốt bỏ chạy đánh rơi mà Tấm được thử hài, rồi được nhà vua chọn làm hoàng hậu. Ngôi vị hoàng hậu cao sang là phần thưởng xứng đáng cho Tấm và cũng là tột đỉnh mơ ước của người xưa. Nhưng để giữ được hạnh phúc lâu bền, điều đó quả chẳng dễ dàng chút nào. Cái ác không biết chùn tay, ngừng bước. Hai mẹ con mụ dì ghẻ không buông tha Tấm. Chúng tiếp tục bàn mưu tính kế hại Tấm, hòng giành giật cho được ngôi vị hoàng hậu cao sang.
Chúng mời Tấm về nhà dự đám giỗ cha. vốn là đứa con hiếu thảo, Tấm vui vẻ về ngay, dẫu đang là hoàng hậu. Dì ghẻ bảo Tấm leo lên cây hái cau để cúng, Tấm cũng leo. Mụ chặt gốc cho cây đổ xuống ao, hòng dìm chốt Tấm. Tấm hỏi, mụ dối trá đáp rằng dì đuổi kiến cho con, Tấm cũng tin. Cũng bởi quá thật thà, quá tin người nên Tấm đã bị hãm hại. Tuy vậy, oan hồn nàng không tha cho lũ bất nhân. Tấm liên tục hóa thân thành con chim Vàng Anh, thành hai cây xoan đào để được sống gần bên nhà vua, để tìm cách vạch trần bản chất tráo trở, tham lam, tàn nhẫn của mẹ con Cám. Sự hóa thân đẫm màu sắc hoang đường nhưng lại mang một ý nghĩa hiện thực sâu sắc: đó là cuộc đấu tranh không ngừng nghỉ của cái thiện chống lại cái ác, đế bảo vệ chân lí chính nghĩa trong xã hội phong kiến xưa kia.
Cuối cùng, Tấm hóa thân từ tro bụi thành trái thị vàng thơm duy nhất trên cây thị ven đường. Bà lão hàng nước đi qua trông thấy, giơ miệng bị lên cầu khấn: Thị ơi thị rụng bị bà, Bà để bà ngửi chứ bà không ăn, thì trái thị liền rơi xuống. Bà lão nâng niu, yêu quý trái thị vô cùng! Ngày ngày, nàng Tiên từ quả thị bước ra, âm thầm lo cho bà cụ những bữa cơm nóng sốt, ngon lành. Nàng tiên ấy là Tấm. Tấm đã đáp đền ơn nghĩa cưu mang của bà cụ bằng tấm lòng thơm thảo của đứa con ngoan đối với mạ hiền.
Kì lạ hơn nữa là chính miếng trầu cánh phượng do bàn tay tài khéo của Tấm têm lại trở thành tín hiệu để nhà vua tìm thấy nàng. Miếng trầu đã đưa nàng về với cuộc sống hạnh phúc, giàu sang mà Tấm xứng đáng được hưởng bên nhà vua trẻ tuổi.
Rõ ràng là đỉnh cao ước mơ, khát vọng của người lao động đã sản sinh ra những chi tiết thần kì, những hình tượng thần kì lung linh sắc màu trong cổ tích. Biết là hoang đường, kì ảo nhưng người ta vẫn tin, tin lắm vào cái ngày ước mơ sẽ thành hiện thực. Giá trị nhân, văn to lớn của truyện cổ tích và giá trị nghệ thuật tuyệt vời của nó phần lớn được tạo ra do yếu tố đặc thù nói trên.
-
Bài văn phân tích vai trò của yếu tố thần kì trong truyện "Tấm Cám" số 4
Mỗi câu chuyện cổ tích xưa bao giờ cũng làm ta say mê, hứng thú. Bởi trong đó không chỉ có những cô Tấm, có những Sọ Dừa, Lang Liêu ... mà còn có những ông Bụt, bà Tiên, những vị thần thánh, những thế lực siêu nhiên luôn giúp đỡ người tốt, người hiền. Yếu tố thần kì ấy không thể không xuất hiện trong những câu chuyện cổ tích. Bởi vì nó là đại diện cho khát vọng của nhân dân, cho những kì vọng lớn lao mà con người không thể thực hiện được, đặc biệt là trong truyện cổ tích "Tấm Cám".
Truyện cổ tích là những tác phẩm dân gian, được lấy cảm hứng và kết tinh từ trí tưởng tượng của cha ông. Nó luôn chứa đựng trong mình những khát vọng lớn lao của cha ông ta thời xưa khi mà hiện thực không thể đáp ứng những kì vọng của con người. Sự ra đời của những câu chuyện cổ tích này có lẽ là sự đáp ứng cách phản ánh hiện thực của xã hội, của giai cấp. Mỗi chi tiết trong truyện đều có những tuyến đối xứng, miêu tả sự xung đột, mâu thuẫn giữa cách tầng lớp xã hội. Mâu thuẫn ấy chắc hẳn chẳng thể giải quyết trong hiện thực mà chỉ có thể gửi gắm trong những câu chuyện truyền tai nhau. Và trong những câu chuyện ấy, tác giả dân gian đã chọn cách giải quyết mâu thuẫn xung đột ấy bằng những yếu tố thần kì.
Đặt Tấm Cám vào trong hoàn cảnh ấy, xung đột hiện rõ ở trong đây là sự mâu thuẫn giữa cái thiện và cái ác, giữa một bên chính và một bên tà. Nếu như Tấm là đại diện cho cái tốt, cái thiện, là một cô gái hiền lành, chân thật, siêng năng thì đối lập với Tấm là mẹ con Cám, đại diện cho cái xấu xa, cái độc ác.
Xung đột trong câu chuyện được đẩy lên khi Tấm hết lần này tới lần khác bị mẹ con Cám hãm hại. Trong những ngày đầu, mâu thuẫn được đặt trong hoàn cảnh gia đình, mẹ ghẻ xung đột với con chồng, chị xung đột với em kế. Mỗi lần Tấm bị bắt nạt, bị ức hiếp tới mức tủi thân phát khóc thì ông Bụt lại hiện lên ban cho Tấm những điều mới. Tấm bị Cám lừa mất giỏ tép, mất cái yếm đỏ thì Bụt ban cho Tấm cá bống để bầu bạn. Đến khi cá bống bị giết thì ông Bụt lại giúp biến những chiếc xương cá bống ấy thành quần áo, giày đẹp để Tấm đi dự hội. Đọc truyện, chúng ta luôn thấy những thế lực siêu nhiên, thần thánh luôn song hành cùng con người, giúp đỡ con người trong những lúc khó khăn. Họ luôn xuất hiện đúng lúc để giải quyết những mâu thuẫn tồn tại giữa con người mà con người chẳng thể giải quyết được. Những điều họ làm được dường như luôn là vô tận, họ có thể điều khiển được vạn vật, làm những điều tưởng chừng như không thể. Chính vì có sự giúp đỡ của Bụt, Tấm đã có cơ duyên trở thành hoàng hậu, thoát khỏi thân phận nghèo hèn trước kia. Cũng nhờ có Bụt, nàng mới có thể hưởng những ngày tháng hạnh phúc bên cạnh vua mà tạm thời thoát khỏi mụ dì ghẻ độc ác.
Yếu tố thần kì với sự xuất hiện của ông Bụt ngay đầu câu chuyện đã góp phần thể hiện ước mơ, khát vọng của nhân dân ta. Đó là ước mơ được hưởng hạnh phúc, giàu sang, bình đẳng, thoát khỏi cái nghèo, sự bóc lột của những người lao động nghèo, nhưng chăm chỉ hiền lương. Còn ông Bụt chính là hiện thân của thần linh, của thế lực siêu nhân, thần kì giúp nhân dân thực hiện ước mơ của mình. Yếu tố này cũng đóng vai trò như một công cụ lột tả khát vọng của nhân dân ta trước một hiện thực bế tắc. Nó chính là nơi mà họ gửi gắm niềm mơ ước nhỏ nhoi của mình đối với hiện thực tàn khốc. Tiếp theo mạch truyện, chúng ta lại được bắt gặp yếu tố thần kì nhiều thêm nữa. Đó là khi Tấm đã trở thành hoàng hậu, ghen tức với sự may mắn của nàng, mẹ con Cám đã hết lần này tới lần khác hãm hại Tấm.
Thế nhưng, lần nào cũng vậy, Tấm chết đi nhưng lại hóa thân vào những vật khác, khi thì là chim vàng anh, khi là cây xoan đào, khi là khung cửi, khi là quả thị. Đó đều là những vật dụng, cây cối quen thuộc với cuộc sống bình dị mộc mạc của người dân xưa. Bốn lần hóa thân là bốn lần nói lên sự phản kháng mãnh liệt của Tấm trước cái ác độc hãm hại này. Mỗi lần nàng hóa thân, nàng lại càng mạnh mẽ, kiên cường hơn trước. Nếu lúc trước này chỉ biết chịu đựng một mình, thì nay, nàng đã khiến cho kẻ thù phải run sợ. Sự hóa thân của Tấm cho ta thấy sức sống mãnh liệt của nàng, cũng như của cái thiện. Đến cuối cùng, cái ác cũng phải chịu khuất phục và nhận được sự trừng phạt thích đáng còn cái thiện thì có được hạnh phúc bền lâu. Tấm - đại diện cho cái thiện đã chiến thắng mặc dù chiến thắng ấy là sự trợ giúp của những yếu tố thần kì. Thế nhưng yếu tố thần kì ấy chính là khát vọng của nhân dân, khát vọng cái thiện sẽ thắng được cái ác, sự bất công đối với người dân lao động. Ngoài ra yếu tố thần kì ấy cũng để khẳng định rằng con người phải trải qua đấu tranh xương máu thì mới giành được hạnh phúc đích thực của mình.
Như vậy có thể thấy, yếu tố thần kì là yếu tố không thể thiếu trong các câu chuyện cổ tích của chúng ta. Bởi yếu tố thần kì ấy chính là khát vọng, là ước mơ của người dân lao động xưa. Nó cũng là một thủ pháp nghệ thuật giúp cho câu chuyện thêm hấp dẫn và lãng mạn hơn. Yếu tố thần kì trong truyện Tấm Cám giúp giải quyết những xung đột, những mâu thuẫn mà hiện thực không thể nào giải quyết được như mâu thuẫn giữa các tầng lớp xã hội hay xung đột giữa cái thiện và cái ác. Nhờ có yếu tố này, câu chuyện Tấm Cám đã giúp người dân lao động gửi gắm được khát vọng, quan điểm triết lý nhân sinh cũng như quy luật nhân quả từ bao đời nay của cha ông.
Khép lại một câu chuyện cổ tích, có lẽ nếu câu chuyện ấy thiếu đi chút kỳ ảo, thần kì thì hẳn đó chỉ là một câu chuyện kể hiện thực. Nó sẽ chẳng thể hiện được trí tưởng tượng bay bổng của người dân và cũng chẳng thể giúp người dân bày tỏ được nỗi lòng mình. Chính vì vậy, yếu tố thần kì trong truyện cổ tích, mà đặc biệt là Tấm Cám đã thực hiện được nhiệm vụ cao cả của mình: gửi gắm khát vọng, ước mơ của nhân dân lao động về một xã hội công bằng, nhân đạo hơn.
-
Bài văn phân tích vai trò của yếu tố thần kì trong truyện "Tấm Cám" số 5
Như mọi truyện cổ tích khác, Tẩm Cám cũng được dựng lên từ nhiều yếu tố li kì. Hãy đi sâu vào khám phá thế giới thần kì của thiên truyện để thấy hết ý nghĩa giá trị to lớn của nó và cũng để giải mã cho sự nghi hoặc đã được đặt ra từ thời thơ bé của ta.
Lên con thuyền thời gian về với những thiên truyện kể xa xưa, những trang cổ tích đã làm say đắm lòng ta từ thời trai trẻ. Hẳn thời thơ bé ấy có lúc ta tự hỏi tại sao cô Tấm lại có thể bước ra từ quả thị? Bao yếu tố tình tiết li kì ấy như một phép nhiệm màu thôi miên tâm hồn thơ bé còn nhiều ngây ngô của ta. Như mọi truyện cổ tích khác, Tẩm Cám cũng được dựng lên từ nhiều yếu tố li kì. Hãy đi sâu vào khám phá thế giới thần kì của thiên truyện để thấy hết ý nghĩa giá trị to lớn của nó và cũng để giải mã cho sự nghi hoặc đã được đặt ra từ thời thơ bé của ta.
Cổ tích là một loại truyện kể dân gian, là sản phẩm được hun đúc, kết tinh từ trí tưởng tượng của nhân dân. Khi con người bế tắc trước hiện thực cuộc sống thì tìm đến khát vọng ước mơ làm lối thoát và từ đó cổ tích đã ra đời. Được ra đời trong khi xã hội đã xuất hiện giai cấp nên cổ tích chủ yếu phản ánh sự đâu tranh xã hội, phản ánh mâu thuẫn giai cấp mà chủ yếu là mâu thuẫn giữa những kẻ áp bức và người bị áp bức. Như một yếu tố không thể thiếu của truyện cổ tích yếu tố thần kì góp phần vào việc giải quyết những mâu thuẫn ấy.
Quay trở lại với câu truyện Tấm Cám ta thây yếu tố thần kì đã xuất hiện như một sự tất nhiên không thể thiếu. Đọc cổ tích ta thấy không vắng bóng được hình ảnh của ông bụt, bà tiên đó là lực lượng thần thánh, siêu nhiên mang lại sự huyền bí, lạ kì và thúc đẩy tình tiết truyện phát triển, ông bụt, bà tiên thường hiền từ độ lượng, như người cha, người mẹ, chỉ có điều là họ có khả năng vô tận, có thể đem đến mọi điều may mắn mà người cha, người mẹ bình thường không phải bao giờ cũng đem đến cho con cái được. Và ông bụt trong Tấm Cám đã xuất hiện giữa cuộc đời khổ cực, bị mẹ ghẻ đày đọa, cô Tấm được cho quần áo đẹp đi dự hội, cho cô được lấy hoàng tử đế không còn sống cuộc sống cực khổ nữa.
Những phép màu mà ông bụt ban cho Tấm trong truyện chúng ta cần chú ý đến đôi giày thần kì. Đôi giày nhỏ nhắn, xinh xắn kì diệu ấy đã trở thành vật giao duvên bởi nhờ nó mà cô thiếu nữ xinh đẹp kia mới biết và lấy được vua. Đôi giày đã là cái mối hôn nhân. Cái duyên của đôi lứa, đã mang lại hạnh phúc và giải thoát cho cuộc đời khổ cực của Tấm. Nếu không có đôi giày mang phép màu thần kì của ông bụt chắc Tấm sẽ mãi mãi là cô gái chỉ biết quẩn quanh làm công cụ lao dộng cho mụ dì ghẻ ác độc kia. Sự xuất hiện của yếu tố thần kì này góp phần thể hiện ước mơ khát vọng của nhân dân ta. Đó là khát vọng được thoát khỏi cuộc sống khổ cực, bị áp bức bóc lột, mơ ước có được cuộc sống hạnh phúc no ấm và bình đẳng. Như vậy, yếu tố thần kì này có vai trò nói lên khát vọng của con người trước hiện thực bế tắc không lối thoát. Trước hiện thực ấy không biết làm gì chỉ còn biết gửi gắm những nỗi niềm vào ước mơ, khát vọng.
Chưa dừng lại ở đó, câu chuyện còn được tiếp tục phát triển bằng các yếu tố tình tiết kì lạ nữa. Cô Tấm khi Cám hãm hại chết đi, nhưng kì lạ thay đã biến thành chú chim vàng anh xinh đẹp, rồi cây xoan đào, khung cửi dệt vải và cuối cùng là quả thị. Bôn lần hóa thân này, tác giả dân gian không đơn thuần nói lên sự luân hồi của con người, của cuộc đời như thuyết duy tâm của tôn giáo. Mà điều quan trọng ở đây tác giả dân gian muốn nói lên đó là sự phản kháng vươn lên quyết liệt của Tấm. Không chịu khuâ't phục trước cái ác, cái xâ'u, cái bất công, Tấm đã vươn lên bằng mọi giá và cuối cùng đã chiến thắng, mặc dù sự chiến thắng này có được là nhờ sự trợ giúp của các yếu tố thần kì. Sự phản kháng này của Tấm chính là cuộc đấu tranh giai cấp giữa người bị áp bức và kẻ áp bức. Vậy một lần nữa yếu tố thần kì lại góp phần thể hiện khát vọng ước mơ chiến thắng cái ác, cái xâu, áp bức bất công của nhân dân lao động. Nhờ vậy mà đưa đến kết thúc có hậu cho câu truyện, điều này phù hợp với tâm lí truyền thống nhân đạo xưa nay của dân tộc ta.
Như vậy yếu tố kì diệu siêu nhiên chính là thủ pháp nghệ thuật gắn với nội dung lãng mạn của truyện. Tác giả dân gian cũng như thính giả dân gian để cho trí tưởng tượng bay bổng theo những sự kiện kì diệu trong truyện không phải vì thực tâm tin - ít ra thì cũng không hoàn toàn tin - rằng những sự kiện đó là có thực nhưng chủ yếu là vì những sự kiện đó cần thiết cho việc giải quyết những vấn đề mà thực tế cuộc sông trong xã hội cũ chưa cho phép giải quyết hoàn toàn như ý muôn như ước vọng của nhân dân. Yếu tô' thần kì trong cổ tích xét cho kĩ không phải chủ yếu là sản phẩm của đầu óc mê tín mà là phương diện cần thiết cho tác giả dân gian có thể đưa sự phát triển tình tiết theo ý muốn của mình. Nhờ vậy mà Tấm Cám đã thể hiện được tất cả những gì mà tác giả dân gian gửi gắm. Đó là khát vọng ước mơ, là quan niệm triết lí về cuộc sống, cuộc đời với quy luật nhân quả từ nghìn đời nay của cha ông.
Tôi thiết nghĩ nếu thiếu đi những yếu tố thần kì thì những câu truyện cổ tích sẽ ra sao? Có lẽ nó sẽ trở thành một mảnh đất khô cằn mà cây đời không thể bám rễ vào hút những dòng tươi mát như bây giờ. Và khi nghe truyện cổ tích mà không tin theo, rung cảm theo những sự việc kì diệu, không thể cho trí tưởng tượng và tình cảm của mình bay bổng theo sự việc, nhất là sự việc hoang đường ở trong truyện thì không thưởng thức được hết ý nghĩa của truyện.
-
Bài văn phân tích vai trò của yếu tố thần kì trong truyện "Tấm Cám" số 6
Chắc hẳn khi còn là trẻ con, ai ai cũng say đắm những trang truyện cổ tích, nào là Thạch Sanh, Cây tre trăm đốt, Cóc kiện Trời,… Và hẳn thời đó, cũng không ít người thắc mắc tại sao cô Tấm trong truyện Tấm Cám lại có thể bước ra từ quả thị, tại sao lại có bụt hiện ra?
Như bao truyện cổ tích khác, Tấm Cấm được xây dựng lên từ rất nhiều yếu tố, tình tiết thật li kì, và cũng có ý kiến cho rằng đó là những yếu tố đại diện cho khát vọng của con người, những kì vọng lớn mà không thể thực hiện được.
Truyện cổ tích là một thể loại tác phẩm dân gian, là những câu chuyện được hun đúc và kết tinh từ trí tưởng tượng của nhân dân. Cổ tích ra đời khi con người bị dồn vào bế tắc trước hiện thực của cuộc sống, họ muốn tìm đến khát vọng lớn lao. Cũng chính vì thế mà chứa đựng trong những câu chuyện cổ tích là sự phản ánh đấu tranh xã hội, sự phản ánh mâu thuẫn giai cấp, nhất là mâu thuẫn giữa kẻ áp bức và người bị áp bức. Thật đáng buồn là mâu thuẫn ấy chẳng thể giải quyết trong hiện thực mà chỉ có thể gửi gắm trong những mẩu truyện truyền tai nhau và trong đó, mâu thuẫn được giải quyết bằng yếu tố thần kì.
Các yếu tố thần kì đã xuất hiện trong truyện Tấm Cám như một sự tất nhiên không thể nào thiếu bởi sự xung đột hiện rõ với mâu thuẫn giữa cái thiện và cái ác. Trong truyện này, Tấm là một cô gái hiền lành, siêng năng, chân thật, là người đại diện cho cái thiện và đối lập với Tấm là mẹ con Cám độc ác, đại diện cho cái xấu. Tấm bị mẹ con Cám hãm hại hết lần này đến lần khác, làm cho xung đột ngày càng được đẩy lên cao. Trong những ngày đầu, mẫu thuẫn chỉ là những xung đột giữa mẹ ghẻ – con chồng hay chị – em kế, những xung đột trong gia đình. Cũng may thay, Tấm không hoàn toàn cô đơn mà mỗi lần bị bắt nạt hay ức hiếp tới mức tủi thân phát khóc, ông Bụt lại hiện lên bù đắp cho Tấm, ban cho Tấm điều mới.
Tấm đã bị cám lừa mất giỏ tép và cái yếm đỏ thì Bụt đã ban cho nàng cá bống để bầu bạn. Không chỉ dừng ở đó, Cám còn giết luôn con cá bống ấy nhưng Tấm lại được Bụt hiện lên, biến những chiếc xương cá thành quần áo, giày dép đẹp để Tấm được đi hội. Chính vì có sự giúp đỡ ấy, Tấm đã có cơ duyên để trở thành hoàng hậu, để thoát khỏi thân phận éo le, nghèo hèn trước đó và có thể hưởng những ngày tháng hạnh phúc bên cạnh vua.
Sự xuất hiện của yếu tố thần kì đã góp phần thể hiện ước mơ, khát vọng của nhân dân ta bởi trước hiện thực ấy, họ không thể làm được gì, chỉ biết gửi gắm nỗi niềm vào ước mơ. Những thế lực siêu nhiên trong truyện luôn xuất hiện đúng lúc để giải quyết mâu thuẫn giữa con người với con người mà mãi vẫn chưa được giải quyết. Đó chính là khát vọng được thoát khỏi cuộc sống khổ cực bị áp bức bóc lột, ước mơ một cuộc sống hạnh phúc, ấm no và bình đẳng của họ.
Câu chuyện Tấm Cám chưa dừng lại ở đó mà còn được thêm nhiều tình tiết kì lạ nữa. Đó là khi Tấm đã trở thành hoàng hậu, vì ghen tị với sự may mắn của nàng mà Tấm đã bị Cám hãm hại chết đi, nhưng kì lạ thay, nàng đã hóa thân thành chú chim vàng anh xinh đẹp quấn quýt bên nhà vua, rồi cây xoan đào, rồi khung cửi dệt vải và cuối cùng là quả thị. Bốn lần hóa thân này như là sự phản kháng vươn lên quyết liệt của Tấm, không chịu khuất phục trước cái ác và sự bất công. Tấm đã vươn lên bằng mọi giá và cuối cùng cũng chiến thắng cho dù nàng chiến thắng là nhờ có sự giúp đỡ của Bụt. Bên cạnh đó, sự phản kháng của Tấm còn có thể coi là cuộc đấu tranh giai cấp của người bị áp bức với kẻ áp bức.
Như vậy, các yếu tố thần kì một lần nữa lại góp phần thể hiện khát vọng của nhân dân thời xưa và cũng nhờ nó đưa đến kết thúc có hậu cho câu chuyện, làm cho phù hợp với tâm lý truyền thống nhân đạo xưa nay của dân tộc. Có thể nói rằng yếu tố kì diệu là một phần không thể thiếu trong những câu chuyện cổ tích Việt Nam dù cho những sự kiện đó không có thực nhưng đó lại là khát vọng, ước mơ của người dân lao động xưa cho việc giải quyết những vấn đề mà thực thế cuộc sống trong xã hội cũ chưa cho phép giải quyết thỏa đáng.
Cũng có ý kiến cho rằng yếu tố thần kì là sản phẩm của đầu óc mê tín nhưng thực ra đó chỉ là phương diện cần thiết cho tác giả dân gian có thể phát triển tình tiết theo nguyện vọng của mình, nhờ vậy là họ có thể gửi gắm nhiều điều trong câu chuyện Tấm Cám. Đó đơn giản chỉ là khát vọng ước mơ, là quan niệm triết lý với luật nhân quả từ nghìn đời tới nay.
Suy nghĩ khác đi, nếu như các yếu tố thần kì không được đưa vào những câu chuyện cổ tích thì sao? Có lẽ truyện cổ tích Việt Nam sẽ thiếu đi sự sáng tạo, trí tưởng tượng của tác giả dân gian và quan trọng hơn hết là họ khó mà có thể bày tỏ khát vọng, ước mơ trong lòng. Nhưng dù sao khi đọc truyện cổ tích mà không rung cảm, quá khô cằn với những chi tiết kì diệu. Sự việc hoang đường ở trong đó thì ta sẽ không thưởng thức hết được ý nghĩa câu chuyện.
-
Bài văn phân tích vai trò của yếu tố thần kì trong truyện "Tấm Cám" số 7
Tấm Cám là một trong những truyện cổ tích thần kì tiêu biểu nhất trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. Nói tiêu biểu nhất vì từ câu chuyện này, chúng ta có thể nhận thấy rất rõ những đặc trưng nổi bật của loại truyện cổ tích thần kì.
So với cổ tích loài vật và cổ tích sinh hoạt, cổ tích thần kì là loại truyện mang những đặc trưng nổi bật của thể loại: Phản ánh mơ ước, nguyện vọng, lí tưởng xã hội của nhân dân thông qua chiến thắng tất yếu của cái thiện, cái đẹp; yếu tố kì ảo tham gia như một phần không thể thiếu trong cốt truyện, làm cho truyện hấp dẫn và kết thúc truyện thường có hậu, mang lại sự vui vẻ, lạc quan, thoả mãn ước mơ của nhân dân.
Ngày bé thơ, mỗi chúng ta chắc hẳn đều được bà, được mẹ kể cho nghe rất nhiều truyện cổ tích. Có thể câu chuyện đó chúng ta đã nghe đi nghe lại rất nhiều lần, thậm chí đã thuộc lòng những lời kể đó nhưng không ai không tỏ ra thích thú, say sưa mỗi lần được nghe lại. Tôi nghĩ rằng sức hấp dẫn trong mỗi câu chuyện chính là sự xuất hiện của lực lượng thần kì (yếu tố kì ảo) - đặc trưng nổi bật của truyện cổ tích. Có đứa trẻ nào mà không háo hức, hồi hộp khi trong truyện hiện diện những ông Bụt, bà tiên, mụ phù thuỷ, con yêu tinh, những con vật, đồ vật thần kì, những phép màu biến hoá?
Theo PGS.TS Nguyễn Bích Hà, lực lượng thần kì hay còn gọi là yếu tố thần kì, trợ thủ thần kì là kết quả của những hư cấu dưới ánh sáng của trí tưởng tượng kì ảo và bay bổng của nhân dân. Có thể chia lực lượng thần kì thành ba loại: nhân vật, đồ vật - vật thể và sinh vật. Tấm Cám là câu chuyện trong đó xuất hiện rất nhiều yếu tố thần kì như ông Bụt (nhân vật), bộ áo mớ ba, cái yếm lụa điều, cái xông lụa, khăn nhiễu, đôi giày, chiếc yên cương, khung cửi (đồ vật - vật thể), cá bống, đàn chim sẻ, con ngựa, chim vàng anh, cây xoan đào, cây thị, quả thị (sinh vật). Trong đó, có lực lượng tự bản thân nó đã chứa đựng sức mạnh siêu nhiên, nhưng cũng có lực lượng thể hiện năng lực thần kì của mình thông qua sự biến hoá kì ảo. Và tất nhiên, các yếu tố thần kì, các phép biến hoá đó không xuất hiện trong truyện một cách ngẫu nhiên, hoặc chỉ để gia tăng sức hấp dẫn cho câu chuyện một cách đơn thuần. Chúng còn đảm nhận các chức năng nhất định, đóng góp vai trò nhất định đôi với quá trình phát triển của cốt truyện cũng như góp phần thể hiện tư tưởng chủ đề của truyện.
Đọc Tấm Cám ta thấy, ở chặng đầu tiên của truyện, nhân vật Tấm luôn phải chịu sự chèn ép, áp bức của mẹ con Cám. Mỗi lần bị chúng ức hiếp, Tấm chỉ biết khóc. Và lần nào Tấm khóc, Bụt cũng xuất hiện để động viên, giúp đỡ nàng. Tấm bị Cám lừa trút hết tôm tép vào giỏ của mình, Bụt hiện lên chỉ cho Tấm thấy trong giỏ còn một con bông và dặn Tấm mang về nhà nuôi. Bống bị giết, Tấm khóc, Bụt chỉ cho Tấm nhặt xương bống chôn bỏ vào lọ, chôn vào bốn chân giường. Tấm không được đi xem hội, phải ở nhà nhặt thóc gạo bị trộn lẫn, Bụt sai đàn chim sẻ xuống giúp Tấm, dặn Tấm đào bốn cái lọ khi trước để lấy quần áo đẹp và ngựa để đi xem hội. Sự xuất hiện của Bụt luôn kịp thời, giải thoát cho Tấm khỏi những trắc trở, bế tắc trong cuộc sống. Không có Bụt, liệu rằng Tấm có thể vượt qua bao oan nghiệt do mẹ con Cám gieo lên cuộc đời nàng?
Bên cạnh sự xuất hiện của nhân vật thần kì là ông Bụt, truyện còn có rất nhiều sự biến hoá thần kì. Ban đầu là xương bống bỏ trong lọ đem chôn ở bốn chân giường hoá thành trang phục đẹp, ngựa đẹp và yên cương đẹp. Có thể hiểu đây là món quà mà Bụt ban cho Tấm để nàng có thể đến dự hội do nhà vua mở và có cơ hội trở thành hoàng hậu. Lần theo câu chuyện, chúng ta tiếp tục được chứng kiến năm lần hoá thân kì diệu của Tấm. Ngày giỗ cha, Tâm về nhà, bị dì ghẻ lừa trèo lên xé buồng cau giỗ bố. Ớ dưới gốc, dì ghẻ chặt cau. Tâm chết hoá thành vàng anh. Vàng anh bị mẹ con Cám bắt ăn thịt, vứt lông ra vườn. Lông chim vàng anh hoá thành hai xoan đào. Xoan đào bị mẹ con Cám chặt, lấy gỗ làm khung cửi. Rồi khung cửi bị mẹ con Cám đốt, đổ tro ra lề đường xa hoàng cung. Từ đóng tro mọc lên cây thị chỉ ra một quả. Từ quả thị, Tấm hiện ra, xinh đẹp hơn trước. Nếu không phải trong cổ tích, và nếu không phải trong một câu chuyện thấm đẫm tư tưởng Phật giáo như Tấm Cám, chúng ta sẽ chẳng bao giờ được chứng kiến những lần hoá thân kì diệu như vậy. Năm lần hoá thân của Tấm là năm lần tác giả dân gian vạch trần tố cáo tội ác dã man của mẹ con Cám. Nhưng hơn nữa, những lần hoá thân này thể hiện sức sống, lòng ham sống mãnh liệt và tinh thần đấu tranh quyết liệt của Tâ'm. Càng bị đày đoạ, Tấ'm càng kiên cường hơn gấp bội. Trong năm lần hoá thân này, nhân vật thần kì (Bụt) không hề xuất hiện. Như vậy, có thể khẳng định, sự biến hoá ở đây có vai trò nâng đỡ nhân vật Tấm tự thân đấu tranh để giành lại sự sống của chính mình. Và nếu để ý một chút, chúng ta sẽ thấy rằng Tấm luôn lựa chọn hoá thân vào những sinh vật tươi đẹp, có ích cho cuộc sống. Chim vàng anh là loài chim có tiếng hót rất hay, cây xoan đào cành lá xum xuê, khung cửi dệt vải và cây thị thì cho quả thơm. Điều đó cho thấy dù hoá thân vào sinh thể nào Tấm cũng luôn cố gắng sống lương thiện có ích.
Những yếu tố kì ảo xuất hiện trong truyện trước hết mang lại màu sắc thần kì cho câu chuyện. Sức hấp dẫn của Tấm Cám nói riêng và của hầu hết các truyện cổ tích đều nằm trong chính các yếu tố này. Tất nhiên, các yếu tố thần kì xuất hiện trong truyện không chỉ để mang lại cho mỗi câu chuyện sức lôi cuốn mãnh liệt mà còn là một phương tiện nghệ thuật phản ánh ước mơ, nguyện vọng của nhân dân lao động. Đây cũng chính là nét đặc trưng thứ hai của truyện cổ tích.
Tác giả của văn học dân gian nói chung và của truyện cổ tích nói riêng là những người dân lao động. Cuộc sống của họ vốn rất lam lũ, khốn khó. Trong xã hội phong kiến xưa, họ thường xuyên phải chịu đựng những áp bức, bất công, những chèn ép vô lí từ phía giai cấp thống trị. Từ những mâu thuẫn trong phạm vi gia đình (dì ghẻ - con chồng, mẹ chồng - nàng dâu...) đến những mâu thuẫn trong phạm vi xã hội (giàu - nghèo, thiện - ác...), tất cả đều rất khó điều hoà. Những con người ở phe chính nghĩa chỉ còn biết sáng tạo nên những câu chuyện, những lời ca, điệu hát... và gửi gắm vào đó ước mơ cháy bỏng về lẽ công bằng, về sự chiến thắng trước những điều phi nghĩa. Trong Tấm Cám, mẵu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám trước hết là mâu thuẫn trong phạm vi gia đình giữa dì ghẻ với con chồng. Nhưng suy rộng ra, đó còn là một mâu thuẫn xã hội, giữa cái Thiện và cái Ác. Cuộc chiến giữa cái Thiện với cái Ác là cuộc chiến không cân sức. Ban đầu, cái Thiện luôn yếu thế, luôn đơn độc. Do đó, các tác giả dân gian luôn viện đến lực lượng thần kì để cứu nguy cho cái Thiện, trừng trị cái ác.
Tấm là nhân vật đại diện cho phe chính nghĩa, cho cái Thiện nên Tấm xứng đáng được sống hạnh phúc. Tấm chịu thương chịu khó, ngoan hiền, hiếu thảo lại xinh đẹp nên luôn được Bụt hiện lên giúp đỡ, nên xứng đáng được làm hoàng hậu. Ngôi vị hoàng hậu vừa là giấc mơ, vừa là phần thưởng mà nhân dân lao động đã trao cho Tấm. Năm lần Tấm bị hãm hại cũng là năm lần Tấm liên tục đấu tranh, kiên quyết vạch trần tội ác của mẹ con Cám, kiên quyết đòi lại sự sống của mình. Sáng tạo những chi tiết biến hoá thần kì này, nhân dân ta muốn gửi gắm ước mơ một cuộc sống công bằng, hạnh phúc. Chiến thắng của Tấm trước những thủ đoạn tàn ác của mẹ con Cám thực chất là chiến thắng của cái Thiện, của lẽ công bằng trước cái Ác, trước sự bất công trong xã hội. Đó chính là ước mơ, là nguyện vọng muôn đời mà nhân dân ta đã gửi gắm trong truyện cổ tích Tấm Cám.
Một trong những, lí do khiến con trẻ luôn yêu thích truyện cổ tích còn bởi kết thúc mỗi câu chuyện rất có hậu. kết thúc truyện Thạch Sanh, Thạch Sanh được lấy công chúa, mẹ con Lí Thông bị sét đánh, biến thành bọ hung. Kết thúc truyện Cây khế, người anh tham lam bị rơi xuống biển Đông còn người em giàu lòng vị tha được sống sung sướng, hạnh phúc cùng vợ con và vui vầy cùng bà cọn hàng xóm. Kết thúc có hậu là nét đặc trưng thứ ba của truyện cổ tích. Tất nhiên, Tấm Cám cũng có một kết thúc như thế. Tấm được trở lại làm người và lại xinh đẹp hơn trước gấp bội phần. Quan trọng hơn, Tấm được đoàn tụ với nhà vua người chồng yêu dấu của mình: Sau bao gian khổ, đau thương, cuốỉ cùng Tấm cũng giành lại được cuộc sống hạnh phúc xứng đáng. Mẹ con Cám luôn làm điều bạt nhân hãm hại Tấm nên đã bị trừng trị thích đáng. Cám bị Tấm dội nước sôi cho chết và mụ dì ghẻ thấy vậy cũng lăn đùng ra chết. Cái ác cuối cùng cũng phải đền tội.
Như vậy, từ truyện cổ tích Tấm Cám, chúng ta đã phần nào nhận biết được một cách khá rõ nét về các đặc trưng của loại truyện cổ tích thần kì nói riêng và của thể loại văn học dân gian - truyện Cổ tích nói chung. Từ đây, soi chiếu vào bất cứ câu chuyên cổ tích nào, đặc biệt là cổ tích thần kì, chúng ta cũng dễ dàng tìm thấy những đặc trưng đó.