Top 10 Bài văn phân tích đoạn trích "Ra-ma buộc tội" trích sử thi Ra-ma-ya-na hay nhất

Bình An 2275 0 Báo lỗi

Ra-ma-ya-na là một trong hai bộ sử thi nổi tiếng của Ấn Độ, có ảnh hưởng lâu bền, sâu rộng trong văn học, văn hóa không những của dân tộc Ấn mà còn của nhiều ... xem thêm...

  1. Top 1

    Bài văn phân tích đoạn trích "Ra-ma buộc tội" số 1

    Ra-ma-ya-na là thiên sử thi Ấn Độ nổi tiếng thế giới, ra đời vào khoảng thế kỉ thứ 3 trước Công Nguyên. Tác phẩm liên tục được nhiều thế hệ tu sĩ – thi nhân bổ sung về nội dung, trau chuốt về nghệ thuật và đạo sĩ Van-mi-ki là người hoàn thiện cuối cùng.


    Đoạn trích Ra-ma buộc tội kể về sự kiện hoàng tử Ra-ma sau khi hạ gục quỷ vương Ra-va-na đã giành lại được người vợ yêu quý là nàng Xi-ta kiều diễm. Vợ chồng gặp lại nhau, Xi-ta vui mừng khôn xiết. Nhưng hoàng tử Ra-ma nghi ngờ vợ mình không giữ được trọn vẹn danh tiết trong thời gian bị quỷ Ra-va-na bắt cóc nên đã tuyên bố từ bỏ nàng. Xi-ta không thể thanh minh nên đành bước lên dàn hoả thiêu, nhờ thần Lửa A-nhi chứng giám cho đức hạnh trung trinh của mình. Qua nội dung đoạn trích, các tác giả đã thể hiện quan điểm về Vị vua mẫu mực (Ra-ma) và về người phụ nữ lí tưởng (Xi-ta) của dân tộc Ấn Độ cổ xưa.


    Có thể nổi Ra-ma là nhân vật hội tụ đẩy đủ những nét tính cách của một vị vua anh hùng như ao ước của dân chúng thời đại đó. Tính cách cao quý của chàng được thể hiện rõ trong mọi tình huống yà tình huống ở đoạn trích này là khá đặc biệt. Theo quy luật tâm lí thông thường thì lẽ ra gặp lại vợ sau một thời gian dài xa cách Ra-ma phải hết sức vui mừng và niệm vui to lớn ấy sẽ chi phối mọi suy nghĩ cùng hành động của chàng. Thế nhưng Ra-ma lại không như vậy. Chàng nói với Xi ta: Hỡi phu nhân cao quý, Ta đã đưa nàng tới đây sau khi đã đánh bại kẻ thù. Ta đã làm tất cả bằng khả năng của mình. Ta đã trả thù kẻ lăng nhục ta và cơn giận của ta đã hả. Ngày hôm nay, ai nấy đều đả được chứng kiến tài nghệ của ta. Ta đã làm tròn lời hứa và giờ đây không còn gì vướng mắc với chính mình. Nàng đã bị gã Rắc-sa-xa tâm địa xảo trá bắt cóc khi vắng mặt ta, đó là do số phận của nàng xui nên, nhưng ta đã gỡ cho nàng khỏi điều vu khống. Kẻ nào bị quân thù lăng nhục mà không đem tài nghệ của mình ra trả thù là kẻ tầm thường…


    Rõ ràng là khẩu khí của người anh hùng tài ba và coi trọng danh dự hơn cả mạng sống của bản thân. Ra-ma đã chiến đấu và chiến thắng quỷ vương Ra-va-na trước hết là vì danh dự dòng dõi cao quý của mình, vốn là người thẳng thắn, trung thực, chàng không giấu diếm suy nghĩ về người vợ mà chàng vừa giành lại được từ tay quỷ vương:… Phải biết chắc điều này: chẳng phải vì nàng mà ta đã đánh thắng kẻ thù với sự giúp đỡ của bạn bè. Ta làm điều đó vì nhân phẩm của ta, để xóa bỏ vết ô nhục, để bảo vệ uy tín và danh dự của dòng họ lẫy lừng tiếng tăm của ta. Ta làm điều đó chính là để chứng tỏ ta không thuộc về một gia đình bình thường.


    Nay ta phải nghi ngờ tư cách của nàng, vì nàng đã lưu lại lâu trong nhà một kẻ xa lạ. Giờ đây, nàng đang đứng trước mặt ta, nhưng trông thấy nàng, ta không chịu nổi, chẳng khác nào ánh sáng với người bị đau mắt. Vậy ta nói cho nàng hay, nàng muốn đi đâu thì tuỳ nàng, ta không ưng có nàng nữa. Người đã sinh trưởng trong một gia đình cao quý có thế nào lại lấy về một người vợ từng sống trong nhà kẻ khác, đơn giản chỉ vì mụ ta là một vật để yêu đương ? Nàng đã bị quấy nhiễu khi ở trong vạt áo của Ra-va-na, đôi mắt tội lỗi của hắn đã hau háu nhìn khắp người nàng, vậy làm sao ta có thể nhận nàng về khi nghĩ tới gia đình cao quý đã sinh ra ta?


    Cuộc gặp gỡ giữa Ra-ma và Xi-ta không chỉ có hai người mà diễn ra trước đông đảo anh em, bạn hữu và dân chúng. Vì thế Ra-ma không thể chỉ cư xử với tự cách của một người chồng mà còn với tư cách của một vị anh hùng vừa chiến thắng kẻ thù một cách vinh quang và cao hơn nữa là tư cách của một đấng quân vương. Do vậy ta không thể trách Ra-ma quá lạnh lùng, tàn nhẫn, vì con người của giai cấp, con người của xã hội trong chàng buộc chàng phải cư xử như vậy với người vợ mà chàng trân trọng gọi là phu nhân cao quý.


    Suy nghĩ của hoàng tử Ra-ma tiêu biểu cho quan điểm đạo đức của giai cấp quý tộc Ấn Độ thời đó. Tuy nhiên, nó cũng có những điều gần gũi với suy nghĩ của phần lớn đàn ông trong xã hội phong kiến với rất nhiều ràng buộc khắt khe. Đối với Ra-ma thì danh dự của bản thân, gia đình và dòng tộc là quan trọng nhất, cho nên dẫu yêu thương người vợ hiển thục, xinh đẹp đến mấy đi chăng nữa thì chàng vẫn phải chối từ vì không thể vượt lên trên dư luận. Những lời nói của hoàng tử Ra-ma khiến Xi-ta tan nát cả cõi lòng; Nàng đau đớn đến nghẹt thở, như một dây leo bị vòi voi quật nát. Nghe những lời tố cáo chưa từng có, trước mặt đông đủ mọi người, Gia-na-ki xấu hổ cho số kiếp cửa nàng.


    Nàng muốn tự chôn vùi cả hình hài thân xác của mình. Mỗi lời nói của Ra-ma xuyên vào trái tim nàng như một mũi tên. Nước mắt nàng đổ rà như suối. Lấy tà áo lau nước mắt, rồi bằng giọng nghẹn ngào, nức nở, nàng nói: Cớ sao chàng lại dùng những lời lẽ gay gắt khó tả như vậy đối với thiếp, giống như một kẻ thấp hèn chửi mắng một con mụ thấp bèn? Thiếp đâu phải là người như chàng tưởng ! Thiếp có thể lấy tư cách của thiếp ra mà thề, hãy tin vào danh dự của thiếp. Suy từ hành vi của loại phụ nữ thấp hèn, chàng đã ngờ vực tất cả giới phụ nữ, nhưng như thế đâu có phải. Nếu chàng có hiểu biết thiếp chút đỉnh thì xin hãy từ bỏ mối ngờ vực không căn cứ đó đi…


    Trong đau đớn và tủi nhục vì bị chổng nghi ngờ và từ bỏ, nàng Xi-ta xinh đẹp vẫn khẳng khái lạ lùng. Giống như hoàng tử Ra-ma, nàng cũng coi danh dự là điều cao quý nhất. Nàng không ngại ngẩn so sánh chàng với những kẻ thấp hèn vì nặng cho rằng chàng không nên nói những lời ngờ vực không căn cứ như vậy với nàng – một con người có dòng dõi cao quý khống kém gì chàng, bởi nàng chính là con gái của thần Đất Mẹ Pri-thi-vi được tôn thờ. Nàng (rách móc Ra-ma: Vì không thể suy xét cho đúng đắn, chàng đã không hiểu được bản chất của thiếp. Chàng không nghĩ đến vì sao hồi còn thanh niên chàng đã cưới thiếp. Tình yêu của thiếp, lòng trung thành của thiếp nay xem ra hoàn toàn vô ích.


    Trong cơn tuyệt vọng trước thái độ khó lay chuyển của hoàng tử Ra-ma Xi-ta chi còn cách duy nhất là nhờ thần Lửa A-nhi minh oan cho mình: Nếu con trước sau một lòng một dạ với Ra-ma thì cúi xin thần hãy tìm cách bảo vệ con. Ra-ma đã coi một phụ nữ trinh tiết như một kẻ gian dối, nhưng nếu con trong trắng, xin thần A-nhi phù hộ cho con. Dứt lời, nàng dũng cảm bước vào ngọn lửa đang rừng rực cháy của giàn hỏa thiêu.


    Sự kính phục, ngưỡng mộ và tiếc thương của mọi người chứng kiến cảnh đó được miêu tả rất xúc động: Ai nấy, già cũng như trẻ, đau lòng đứt ruột xem nàng Gia-na-ki đứng trong giàn hỏa. Trước mặt mọi người, trang tuyệt thế giai nhân đó nạp mình cho lửa. Các bậc thánh, các chư thần nhìn Gia-na-ki bước vào lửa, chẳng khác một lễ vật trong lễ tế sinh. Thấy nàng như vậy, như một thiên thần bị đuổi khỏi trời do một thần chú nguyền rủa, các phụ nữ bật ra tiếng kêu khóc thảm thương. Cả loài Rắc-sa-xa lẫn loài Va-na-ra cùng kêu khóc vang trời trước cảnh tượng đó.


    Như vậy là đức hạnh trung trinh cùng lòng dũng cảm tuyệt vời của nàng Xi-ta đã làm chấn động cả thần thánh, con người và ma quỷ. Tất thảy đểu rơi lệ trước nỗi oan của nàng. Cuối cùng, đúng như lời cầu xin của Xi-ta, thần Lửa A-nhi đã giải oan và bảo vệ nàng nguyên vẹn.


    Đoạn trích Ra-ma buộc tội giống như một màn kịch ngắn mà kịch tính được đẩy lên cao độ. Hai nhân vặt chính là Ra-ma và Xi-ta đều bị đặt trước những thử thách ngặt nghèo, đòi hỏi sự lựa chọn quyết liệt, bộc lộ sâu sắc cá tính và bản chất của mình. Hoàng tử Ra-ma đem hết sức mạnh và tài năng để chiến đấu với quỷ vương Ra-va-na để giành lại người vợ yêu quý, nhưng chàng cũng dám hi sinh tình yêu vì danh dự, bổn phận của một người anh hùng, một đức vua mẫu mực. Nàng Xi-ta xinh đẹp, trong trắng cũng là hình ảnh của một người phụ nữ lí tưởng. Nàng đã can đảm bước vào lửa để chứng minh tình yêu tha thiết cùng đức hạnh thủy chung của mình đối với hoàng tử Ra-ma cao quý.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  2. Top 2

    Bài văn phân tích đoạn trích "Ra-ma buộc tội" số 2

    Là một trong những cái nôi văn minh đầu tiên của loài người, nền văn học của Ấn Độ cũng sớm được hình thành và phát triển mạnh mẽ, nhắc đến văn học Ấn Độ chắc hẳn sẽ có nhiều người nhớ đến hai bộ sử thi nổi tiếng Ramayana và Mahabharara. Trải qua nhiều thế kỉ nhưng những cuốn sử thi này vẫn làm say đắm hàng triệu trái tim của độc giả. Đoạn trích Ra- ma buộc tội là một phần trong cuốn Ramayana.


    Bàn về vai trò của sử thi Ramayana đối với đời sống tinh thần của người Ấn Độ đã có lời nhận xét rằng: " Chừng nào sông chưa cạn, núi chưa mòn thì sử thi Ramayana còn làm say lòng người và cứu họ ra khỏi tội lỗi". Đoạn trích Rama buộc tội là một trích đoạn tiêu biểu của cuốn sử thi này,đoạn trích kể về sự kiện Ra-ma sau khi chiến thắng quỷ vương Ra-va-na đã cứu được người vợ của mình là Xita, hai người đã có giây phút đoàn tụ với những sự kiện phức tạp đã diễn ra. Sau những ngày bị chia cắt khi Xi-ta bị quỷ vương bắt đi, hai vợ chồng Ra- ma và Xi-ta đã được đoàn tụ, nhưng đó không phải phút giây hàn nguyên vợ chồng cảm động mà lại là thời điểm giải quyết những mâu thuẫn, xung đột.


    Gặp lại chồng, Xi-ta vô cùng vui mừng, thế nhưng đáp lại sự nhớ thương, chờ mong của nàng thì Ra-ma đối xử với nàng vô cùng lạnh lùng bởi trong Ra-ma luôn tồn tại mối nghi ngờ vì Xi-ta đã bị quỷ vương bắt đi một thời gian, liệu nàng có chung chạ chăn gối với hắn ta không là điều không ai biết. Nghi ngờ danh tiết của vợ nên Ra-ma có ý muốn chối bỏ dù rất yêu thương vợ.


    Xi-ta đã hết lời thanh minh nhửng Ra-ma vẫn không chịu tin, cuối cùng nàng đã tìm đến Lửa thần A- nhi để nhờ người chứng minh cho tấm lòng trinh bạch, thủy chung cả nàng. Đoạn trích Ra-ma buộc tội đã thể hiện được thái độ và quan điểm của nhà văn về Ra-ma- một vị vua mẫu mực, lí tưởng của đất nước Ấn Độ và hình tượng người phụ nữ Ấn Độ Xi-ta.

    Ra- ma là người quân vương hội tụ được đầy đủ phẩm chất, năng lực của người đứng đầu một nước. Phẩm chất cao quý của chàng được thể hiện rõ nét qua đoạn trích này. Trong cuộc gặp gỡ với Xi- ta dù lòng rất nhớ thương vợ nhưng Ra-ma vẫn tỏ ra lạnh lùng và chối bỏ vợ vì lúc này chàng không chỉ là một người chồng mà nàng còn là một người quân vương, người đứng đầu đất nước, do vậy chàng đã đặt trách nhiệm với quốc gia dân tộc lên trên tình cảm cá nhân, cần suy xét rõ ràng, minh bạch mọi chuyện, dù đó có là vợ mình đi chăng nữa.


    Trước đông đảo quần thần và bạn hữu, nếu Ra-ma không xử lí tốt chuyện gia đình thì sẽ gây nên những điều tiếng đáng tiếc, ảnh hưởng đến uy tín của bậc quân vương. Đối với Ra-ma thì uy tín và danh dự của bản thân và gia tộc là điều quan trọng hàng đầu, dù yêu thương vợ nhưng chàng không thể bất chấp tất cả, vượt lên những điều tiếng không hay của dư luận mà đón nàng về cung điện.


    Nếu Ra-ma là mẫu quân vương lí tưởng thì Xi-ta lại là hình tượng người phụ nữ lí tưởng của người phụ nữ Ấn Độ xưa, ở nàng hội tụ nhiều phẩm chất tốt đẹp: son sắc, thủy chung. Trong cuộc hội ngộ với Ra-ma, không những không có những phút giây đoàn viên hạnh phúc mà nàng đã phải chịu nhiều đau khổ, ê chề từ thái độ lạnh lùng và hành động rũ bỏ của chồng mình là Ra-ma.


    Trước những lời nói của Ra- ma, Xi- ta đã vô cùng đau lòng, nàng đau đớn đến nghẹt thở, cảm giác như có sợi dây leo thít chặt vào da thịt. Đặc biệt, những lời hàm nghi của Ra- ma lại được nói trước đông đảo dân chúng và bạn hữu, nàng đã tủi thân, xấu hổ cho số phận của mình. Nàng đã cố gắng minh bạch tấm lòng trong sạch của mình nhưng Ra- ma đều nhẫn tâm phũ bỏ tất cả.


    Cuối cùng, không còn cách nào khác, Xi-ta đã phải nhờ đến sự giúp đỡ của thần lửa A- nhi, nàng đã bước lên giàn hỏa thiêu để nhờ thần Lửa chứng minh cho sự trung trinh, trong sạch của mình. Cảm động trước tấm lòng của nàng, thần lửa A- nhi đã xuất hiện mà chứng minh sự trong sạch của Xi-ta trước tất cả dân chúng, quần thần, bạn hữu. Nhờ vậy mà Ra- ma hiểu được tấm lòng và sự thủy chung của vợ, hai người đã được đoàn tụ thực sự mà không có bất kì khoảng cách nào khác.


    Mọi người có mặt ở đó đều cảm động trước hành động dũng cảm và tấm lòng trong sạch của Xi-ta, những tiếc khóc thương của những người xung quanh chính là sự đồng cảm, tấm lòng cảm động của đông đảo mọi người đối với nàng. Hơn nữa, sự chung thủy, son sắc của Xi-ta đã làm cảm động cả thần lửa A-nhi. Sau bao nhiêu sóng gió, cuối cùng nàng cũng vượt qua và chạm tay vào hạnh phúc thực sự.


    Qua đoạn trích Ra- ma ta có thấy được những khát vọng của người Ấn Độ và mẫu hình người anh hùng và người phụ nữ lí tưởng của thời đại bấy giờ, qua đoạn trích ta cũng hiểu được phần nào vì sao mà sử thi Ramayana lại có thể làm say đắm nhiều thế hệ đến vậy.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  3. Top 3

    Bài văn phân tích đoạn trích "Ra-ma buộc tội" số 3

    Đoạn “Ra-ma buộc tội” trích trong khúc ca thứ 6, chương 79 sử thi Ra- ma –ya - na. 78 chương trước kể lại dòng dõi, cuộc đời của Ra-ma, 13 năm đi đày và cuộc chiến tranh đánh thắng quỷ vương Ra-va-na để cứu nàng Xi-ta xinh đẹp. Lúc giải phóng đảo Lan-ka, Ra-ma cùng đoàn quân ca khúc khải hoàn thì hạn đi đày 13 năm gần kết thúc. Bỗng Ra-ma nổi cơn ghen tuông dữ dội. Trong chương 79, Ra-ma dùng những lời lẽ nặng nề, gay gắt buộc tội Xi-ta. nghi ngờ nàng về sự trong trắng, thúy chưng của nàng Xi-ta bước vào giàn lửa của thần An-hi để chứng minh tất cả... Ra-ma chia tay các chiến hữu. chàng cùng em trai và vợ dùng chiếc thiên xa bay về kinh đô Kô-sa-la..


    Chương 79 khắc họa thêm một nét đẹp về con người thiện của đẳng cấp Kơxatrya (vương công, quý tộc, võ sĩ) và đức nghĩa trung hậu, đoan trang của người phụ nữ cao quý. Khi Xi-ta đã khiêm nhường đứng trước Ra-ma, chàng nói với vợ một cách mỉa mai: “Hởi phu nhân cao quý”. Quan hệ vợ - chồng hầu như không còn nữa. Cuộc giao tranh đã kết thúc, theo Ra-ma đó là nghĩa vụ và tài năng đã hoàn thành: “Ta đã gỡ cho nàng khỏi điều vu khống” - nghĩa là nàng bị Ra-va-na bắt cóc chứ không phải đi theo hắn, “cơn giận ta đã hả, và cơn ta đã trả thù kẻ lăng nhục ta”. Ra-ma đã sống vì một nguyên lí đạo đức của đẳng cấp Kơxatrya của mình: “kê nào bị quân thù lăng nhục mà không đem tài nghệ của mình ra để trả thù, là kẻ tầm thường”. Ra-ma cũng dành những lời tốt đẹp nhất để ca ngợi Ha-nu-man và Vi-phi-sa-na - hai chiến hữu tài ba, cao cả của mình.


    Trước nhan sắc của Xi-ta: “khuôn mặt bông sen”, “những cuộn tóc cuộn sóng” và những giọt lệ của nàng, lòng Ra-ma “đau như cắt”, nghĩa là chàng vẫn say đắm Xi-ta. Nhưng danh dự là trên hết, là tất cả, bởi lẽ người anh hùng “sợ tai tiếng”. Phải kết thúc chiến tranh là vì nhân phẩm, là để “xóa bò vết ô nhục vi sợ uy tín và danh dự của dòng họ lừng lẫy tiếng tăm của mình”. Ra-ma không thế “nhận nàng về”, “không ưng có nàng nữa” vì nàng đã lưu lại tại nhà một kẻ xa lạ, vì Ra-va-na với “đôi mắt tội lỗi... hau háu nhìn khắp người nàng” nghĩa là nàng thất thân với hắn, cho nên Ra-ma phải nghĩ đến “gia đình cao quý” đã sinh ra mình.


    Tóm lại, Ra-ma vẫn còn yêu Xi-ta xinh đẹp nhưng vì danh dự, nhân phẩm của người anh hùng, của dòng họ cao quý mà chàng phải buộc tội Xi-ta, chấm dứt quan hệ vợ chồng với nàng: “Vậy ta nói cho nàng hay, nàng muốn đi đâu thì tùy nàng, ta không ưng có nàng nữa”. Ra-ma cảm thấy xấu hố bị xúc phạm; khi trông thấy Xi-ta thì “không chịu nổi”, “chẳng khác ánh sáng với người bị đau mắt”. Ra-ma ghen tuông buộc tội không phải vì mù quáng mà trái lại, ghen tuông và buộc tội vì nhân phẩm, danh dự, một nét tính cách của con người thiện của đẳng cấp Kơxatrya cao quý trong xã hội Ấn Độ thời đại cổ đại.

    Xi-ta được miêu tả trong chiều sâu của bi kịch về tình yêu và danh dự.


    Nàng đau khổ vì bị oan, bị xúc phạm. Nàng "đau đớn nghẹn thở". Nàng xấu hổ cho số kiếp của nàng", nàng muốn chết ngay "muốn tự chôn vùi cả cái hình hài của mình". Nàng vô cùng đau đớn trước những lời buộc tội của Ra-ma, nàng cảm thấy hình như muôn nghìn mũi tên "xuyên vào trái tim nàng". Nàng khóc, "nước mắt nàng đổ ra như suối". Xi-ta đoan trang và bình tĩnh bác bỏ mọi lời buộc tội của Ra-ma. Nàng khẳng định: "Trái tim thiếp đây, thuộc về chàng". Chàng chưa hiểu được thiếp qua tình yêu và tâm hồn thiếp. Chàng tự hào về dòng dõi cao quý thì thiếp có kém gì: "đất là mẹ của thiếp". Nếu Ra-ma mỉa mai gọi Xi-ta là "phu nhân cao quý" thì Xi-ta cũng đàng hoàng đáp lại: "Hỡi đức vua" và trách "cớ sao hồi còn thanh niên chàng đã cưới thiếp?".


    Xi-ta nhảy vào giàn hỏa thiêu là một cảnh vô cùng bi tráng. Ai đã từng mục kích điệu múa "Nàng Xi-ta"? Ra-ma "khủng khiếp như Thần chết!". Các thánh thần tự hào nhìn Xi-ta nhảy vào lửa "chẳng khác nào một đồ cúng trong lễ tế sinh". Đông đảo phụ nữ thì "chẳng khác nào một đồ cúng trong lễ tế sinh". Đông đảo phụ nữ thì "kêu khóc thảm thương". Loài ma quỷ như Va-na-ra, Paksaxa cũng "kêu khóc vang trời".


    Hình ảnh Xi-ta đàng hoàng tự tin. Nàng "lượn quanh" Ra-ma như để chào vĩnh biệt. Nàng lạy chư thần cao quý thiêng liêng. Nàng cất lời nguyền với thần A-nhi: khẳng định mình bị oan, một phụ nữ trinh tiết bị coi như một kẻ gian dối; tự hào về lòng trong trắng thủy chung trong tình yêu; cúi xin Thần "bảo vệ con", "phù hộ con". Ta hãy nghe lời nguyện cầu của nàng Xi-ta: "Nếu con trước sau một lòng dạ với Ra-ma thì cúi xin Thần hãy tìm hét cách bảo vệ con. Ra-ma đã coi một phụ nữ trinh tiết như một kẻ gian dối; nhưng nếu con trong trắng xin thần A-nhi phù hộ cho con".


    Đọc sử thi Ra-rna-ya-na ta như thấy ngọn lửa sáng rực bừng ánh mặt trời, nàng Xi-ta lộng lẫy kiều diễm múa như bay theo ánh lửa, thần lửa A-nhi minh chứng và cứu sống nàng. Ra-ma dang đôi cánh tay đón Xi-ta, nước mắt chan hòa sung sướng, vừa ân hận, vừa tự hào.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  4. Top 4

    Bài văn phân tích đoạn trích "Ra-ma buộc tội" số 4

    Ramayana là 1 trong 2 bộ sử thi vĩ đại nhất của người Ấn Độ, là tác phẩm bất hủ, có sức sống trường tồn và thành bài ca của thời đại. Người Ấn Độ thường tự hào rằng “chừng nào sông chưa cạn, núi chưa mòn thì sử thi Ramayana cong làm say lòng người và cứu giúp họ ra khỏi tội lỗi”.


    Một trong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn cho tác phẩm chính là việc xây dựng thành công hình tượng nhân vật. Nếu Sita là mẫu người phụ nữ Ấn Độ xinh đẹp, thủy chung, dịu dàng, hiền hậu thì Rama là mẫu người anh hùng lí tưởng, vị minh quân tuấn tú, tài năng, trọng danh dự. Rama hiện lên với sự lí tưởng và con người trần thế, là nhân vật trung tâm trong tác phẩm, là điểm sáng choi trong tác phẩm và là con người mẫu mặc, lí tưởng của thời đại.


    Về nguồn gốc xuất thân .theo truyền thuyết, Rama là hóa thân thứ 7 của thần Visnu- đấng tối cao của đẳng cấp quý tộc Bà la môn. Visnu được giáng thế làm người cứu nhân loại ra khỏi vòng trầm luân đau khổ trong chiến tranh loạn lạc. Mục đích giáng trần vô cùng cao quý đó là cứu nhân độ thế, tiêu diệt cái ác, bảo vệ cái thiện. Lúc đó có con quỷ Ravana, rakshara 10 đầu độc ác, tự phụ do hắn đã được đấng Brahma ban sức mạnh bất diệt cho hắn và do hắn có khả năng làm cho các hành tinh quay chậm lại, thậm chí đứng lại khiến đấng Bhahma lo lắng đành chấp nhận mọi yêu cầu của hắn để cứu lấy vũ trụ. Không 1 ai có thể tiêu diệt hắn trừ con người và muông thú trên trái đất, do hắn đã quá khinh mạn. Vì vậy, Rama được hóa thân với trong trách tiêu diệt quỷ Ravana.


    Trước hết, Rama là nhân vật lí tưởng kiểu mẫu của đạo Hindu vằ đẳng cấp vương công quí toojcKsatrya, đồng thời cũng thể hiện khát vọng của nhân dân đương thời là muốn có 1 vị minh quân, 1 vị anh hùng tài ba, đức độ và dũng cảm để bảo vệ mình cứu mình ra khỏi đau khổ, đem lại công lí và hạnh phúc xã hội.


    Đi suốt chiều dài tác phẩm, chàng Rama đã được các nghệ sĩ dân gian miêu tả ở mọi góc độ, mọi phương diện. Chàng là hoàng tử thông minh, tài giỏi nhất trong 4 vị hoàng tử, là người duy nhất được đạo sĩ lựa chọn, chàng hơn hẳn các em về trí tuệ, nhân cách và lòng quả cảm, do vậy mà chàng được mọi người yêu mến, dân chúng vui mừng, ủng hộ lên ngôi vua. Chàng là người biết quí trọng danh dự, thực hiện bổn phận của 1 người con, 1 vị vua nhân đức. Cha của Rama – đức vua Darasatha trước kia đã từng hứa với thứ phi Kakeyi sẽ thực hiện 2 lời hứa bất kì của bà ta.


    Vào trước hôm Rama lên ngôi vua, Kakeyi đã nhắc lại với nhà vua điều hứa năm xưa và muốn nhà vua nhường ngôi cho con trai bà ta – Bharata thay vì Rama, và nhà vua phải ra lệnh cho Rama chịu lưu đày trong rừng 14 năm. Vì không muốn cha phải trở thành kẻ thất hứa bị mọi người chê cười, muốn bảo vệ danh dự cho cha, Rama đã thực hiện lời hứa của cha với thứ phi Kakeyi cho dù chàng hoàn toàn có thể ở lại và dù Bharata cũng từ chối ngôi vua này. Rama xuất thân là 1 hoàng tử, đang sống trong nhung lụa nhưng đã từ bỏ cuộc sống cao sang, phú quý nơi cung đình điện ngọc để vào rừng. Lời hứa của cha là danh dự, danh dự của cha chính là danh dự của mình và của cả dòng giống, Tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh của cha, đó là bổn phận người làm con – Đây là những tiêu chuẩn đạo đức của đẳng cấp và xã hội Ấn Độ đương thời. Rama có sức mạnh phi thường, võ nghệ cao cường, lòng nhân đức cao cả.


    Chàng có đôi mắt sáng như mặt trời và mặt trăng, có đôi tai thấu nhạc của trời đất, là kẻ thù của mọi sự ghen tương, giận hờn và tội ác tàn bạo, đã vượt qua mọi gian nan thử thách, chiến đấu với kẻ thù để bảo vệ tình yêu và hạnh phúc, đem lại công lí, cuộc sống yên vui cho mọi người. Rama có ngoại hình miêu tả phù hợp với tiêu chí thời đại, 1 hoàng tử tuấn tú và sức khỏe phi thường, chàng giống như 1 vị thần cõi trần gian. Thực tế ngoại hình chàng không được miêu tả cụ thể mà chỉ nhắc đến như 1 yếu tố tô dậm vẻ đẹp của chàng. Sức mạnh của chàng được thể hiện qua các hành động. Từ nhỏ Rama đã được rèn luyện, được giáo dục 1 cách khuôn phép, có nguyên tắc.


    Chàng là người duy nhất nhấc được cây cung thần, cung rất to và nặng chỉ có thể giương bằng 1 chiếc xe có 8 bánh khổng lồ và chưa 1 ai có thể nâng cung lên để bắn. Vậy mà Rama có thể nhẹ nhàng nâng cung lên, kéo dây 1 cách dễ dàng. Cũng nhờ vây mag Rama có thể lấy được nàng Sita – con vua Janaka- xinh đẹp, hiền thục về làm vợ. Sau khi rời bỏ địa vị để vào rừng Rama đưa vợ (nàng Sita) và người em trai Lakshamana theo, họ hạnh phúc sống bên nhau trong rừng. Trong khi tu luyện nơi này, chàng đã lập được rất nhiều chiến công giúp cho nhân loại tránh khỏi tai ương. Chàng dã tiêu diệt rất nhiều quỷ dữ: Con quỷ Vali, quỷ khổng lồ vô địch, đánh quỵ trâu thần Dundubbi.


    Rama diệt trừ quỷ Thataka và đặc biệt là quỷ vương Râvana. Với tinh thần hiệp nghĩa, Rama đã chiến đấu giành lại ngôi báu cho Sugriva khi Sugriva bị quỷ Vali cướp vợ và đuổi đi. Đây là hành động thể hiện ước mơ công lí của người Ấn Độ. Trong bất ức hoàn cảnh chiến đấu nào, Rama vẫn cứ thể hiện được khí phách hào hùng của 1 chiến sĩ Ksattrya. Chàng là người có sức mạnh, biết sử dụng chiếc cung thần mà Brahma cung cấp, chiếc cung thu hồi gió vào đôi cánh, sức nóng mặt trời vào đầu cung, sức nặng của núi vào thân cung, để xuyên thủng ngực Ravana, kẻ thù của mình.


    Đạo đức của Rama là khuôn vàng thước ngọc của đẳng cấp Ksatrya. Có thể nói, toàn bộ ý chí, tình cảm, tài năng và sức mạnh chiến thắng của nhân dân được khái quát thành biểu tượng người anh hùng này. Con người luôn bênh vực điều thiện, chống lại điều ác cứu người hiền, đặc biệt là phụ nữ. Ngoài một con người lí tưởng, Rama còn thể hiện con người trần thế của mình. Điều này thể hiện ở tình cảm, trách nhiệm của Rama với nàng Sita.


    Rama là người đại diện cho vẻ đẹp thời đại. Chàng là người chung thủy, yêu Síta hết mực. Yêu Sita ngay từ cái nhìn đầu tiên khi chàng nhìn thấy, và chàng đã vượt qua mọi thử thách để lấy được nàng 1 cách đường hoàng. Chàng đã bẻ gãy cây cung mà đức vua Janaka đã thách đố. Lúc Sít bị Ravana bắt đi, chàng than khóc vật vã, đau đớn khôn nguôi và còn nói rằng: quốc gia, ngai vàng sẽ chẳng là gì nếu để mất Sita. Ở Rama luôn tồn tại 2 con người: con người bổn phận và con người tình yêu. Khi buộc phải lựa chọn, Rama sẽ chọn lựa con người bổn phận. Chính điều này đã đẩy tình yêu giữa chàng và Sita vào bi kịch. Khi chiến thắng được quỷ Ravana, Rama đã nghi ngờ phẩm tiết của Síta, trì hoãn gặp nàng, cảnh gặp gỡ không phải ở trong 1 không gian tâm tình mà là giữa đông đảo nhân dân, quần chúng khiến cho Sita phải chọn cách tự thiêu để chứng minh.


    Trong “ Rama buộc tội”, không khí căng thẳng như 1 phiên tòa mà quan thẩm ohans là Rama còn bị cáo là Sita. Thái độ của chàng thể hiện thái độ ghen tuông cực độ của chàng. Lòng ghen đó đã khiến cho 1 vị minh quân vốn sáng suốt mất đi sáng suốt vốn có. Chàng không chấp nhận 1 người vợ không còn trong trắng. Chàng nhẫn tâm để vợ mình bước lên giàn hỏa thiêu. CHỉ đến khi ngọn lửa bùng cháy, thần Agni đã làm chứng cho sự trong sạch của nàng thì Rama mới nhận ra lòng chung thủy, kiên trinh của Sita. Rama tuy xuất thân từ thánh thần Visnu giáng thế, là bậc quân vương, vị anh hùng nhưng chàng cũng vẫn có đủ mọi cung bậc tình cảm của con người trần tục. Chàng yêu yêu say đắm, hết mình nhưng ghen cũng cực độ, có lúc oai phong lẫm liệt, nhưng cũng có lúc mềm yếu nhu nhược, có lúc vị tha nhưng cũng có lúc nhỏ nhen, ích kỉ.


    Ngòi bút xây dựng nhân vật, miêu tả tâm lí vô cùng tinh tế, xuất sắc, sánh ngang với đại thiên tài W. Shakespeare. Ngòi bút nghệ thuật của Valmiki đã lột tả 1 Rama rất “người” khiến cho nhân vật này vượt qua 1 nhân vật sử thi thông thường, vượt lên trên mọi ước lệ, khuôn sáo thừng thấy. Phan Ngọc nhận định rằng “Cái kì diệu nhất vẫn là tài phân tích tâm lí nhân vật. Có thể nói, không quá đáng khi nói rằng chỉ đến lúc W.Shkespeare xuất hiện thì Valmiki mới có đối thủ”.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  5. Top 5

    Bài văn phân tích đoạn trích "Ra-ma buộc tội" số 5

    Đoạn trích “Ra-ma buộc tội” là đoạn đã kể về sự kiện hoàng tử Ra-ma sau khi hạ gục quỷ vương Ra-va-na đã giành lại được người vợ yêu quý là nàng Xi-ta kiều diễm. Vợ chồng Xi-ta đã gặp lại nhau, Xi-ta quá đỗi vui mừng khôn xiết. Nhưng trớ trêu thay Ra-ma nghi ngờ vợ mình không giữ được trọn vẹn danh tiết trong thời gian bị quỷ Ra-va-na bắt cóc nên đã tuyên bố từ bỏ nàng. Nàng Xi-ta đau khổ và tuyệt vọng không thể thanh minh nên đành bước lên dàn hoả thiêu, nhờ thần Lửa A-nhi chứng giám cho đức hạnh trung trinh của mình. Qua nội dung đoạn trích “Ra-ma buộc tội” này thì dường như các tác giả đã thể hiện quan điểm về vị vua mẫu mực (Ra-ma) và về người phụ nữ lí tưởng (Xi-ta) của dân tộc Ấn Độ cổ xưa.


    Ra-ma là nhân vật hội tụ đầy đủ tính cách của một vị anh hùng mà dân tộc Ấn Độ lúc bấy giờ. Tính cách cao quý của chàng được thể hiện rõ trong mọi tình huống và ở đoạn trích này là khá đặc biệt. Nếu giống như chúng ta sau bao nhiêu ngày xa cách và cuộc chiến gian khổ để dành lại người mình yêu thương nhất, đáng lẽ chàng phải vui mới phải. Nhưng Ra-ma lại đi ngược lại với lẽ tự nhiên. Chàng Ra-ma đã không ngại ngần gì mà đã nói với Xi ta:” Hỡi phu nhân cao quý, Ta đã đưa nàng tới đây sau khi đã đánh bại kẻ thù. Ta đã làm tất cả bằng khả năng của mình. Ta đã trả thù kẻ lăng nhục ta và cơn giận của ta đã hả. Ngày hôm nay, ai nấy đều đã được chứng kiến tài nghệ của ta.


    Ta đã làm tròn lời hứa và giờ đây không còn gì vướng mắc với chính mình. Nàng đã bị gã Ra-va-na tâm địa xảo trá bắt cóc khi vắng mặt ta, đó là do số phận của nàng xui nên, nhưng ta đã gỡ cho nàng khỏi điều vu khống. Kẻ nào mà đã bị quân thù lăng nhục nhưng lại không đem tài nghệ của mình ra trả thù thì đó là kẻ tầm thường. Đây rõ rằng là lời tuyên bố của một vị anh hùng đầy khí chất. Coi danh dự của bản thân hơn cả tính mạng con người. Ra-ma đã đi ngược lại với lẽ tự nhiên. Ra-ma đã anh dũng chiến đấu và đã chiến thắng quỷ vương Ra-va-na trước hết là vì danh dự dòng dõi cao quý của mình, vốn là người thẳng thắn, trung thực mà Ra-ma đã không hề giấu diếm suy nghĩ về người vợ mà chàng vừa giành lại được từ tay quỷ vương:…


    Phải biết chắc điều này: chẳng phải vì nàng mà ta đã đánh thắng kẻ thù với sự giúp đỡ của bạn bè. Ta làm điều đó vì nhân phẩm của ta, để xóa bỏ vết ô nhục, để bảo vệ uy tín và danh dự của dòng họ lẫy lừng tiếng tăm của ta. Ta làm điều đó chính là để chứng tỏ ta không thuộc về một gia đình bình thường. Và Ra-ma đã phải nghi ngờ tư cách của nàng, vì nàng đã lưu lại lâu trong nhà một kẻ xa lạ, không hề biết đến. Và đau khổ hơn khi giờ đây, nàng đang đứng trước mặt ta, nhưng trông thấy nàng, ta không chịu nổi, chẳng khác nào ánh sáng với người bị đau mắt. Vậy ta nói cho nàng hay, nàng muốn đi đâu thì tuỳ nàng, ta không ưng có nàng nữa. Và dường như việc Ram-ma đã sinh trưởng trong một gia đình cao quý có thế nào lại lấy về một người vợ từng sống trong nhà kẻ khác, đơn giản chỉ vì mụ ta là một vật để yêu đương? Nàng Xi-ta đã bị quấy nhiễu khi ở trong vạt áo của Ra-va-na, đôi mắt tội lỗi của hắn đã hau háu nhìn khắp người nàng, vậy làm sao ta có thể nhận nàng về khi nghĩ tới gia đình cao quý đã sinh ra ta?


    Cuộc gặp gỡ diễn ra giữa Ra-ma và Xi-ta không chỉ có hai người mà diễn ra trước đông đảo anh em, bạn hữu và dân chúng. Chính bởi thế Ra-ma không thể chỉ cư xử với tự cách của một người chồng mà còn với tư cách của một vị anh hùng vừa chiến thắng kẻ thù một cách vinh quang và cao hơn nữa là tư cách của một đấng quân vương. Do vậy mà ta không thể nào mà trách Ra-ma quá lạnh lùng, tàn nhẫn, vì con người của giai cấp, con người của xã hội trong chàng buộc Ra-ma phải cư xử một cách tàn nhẫn như vậy với người vợ mà chàng trân trọng gọi là phu nhân cao quý.


    Còn đối với nhân vật Ra-ma thì danh dự của bản thân, gia đình và dòng tộc là quan trọng nhất, cho nên dẫu yêu thương người vợ hiền thục, xinh đẹp đến mấy đi chăng nữa thì chàng vẫn phải chối từ vì không thể vượt lên trên dư luận. Và dường như những lời nói của hoàng tử Ra-ma khiến Xi-ta tan nát cả cõi lòng; Nàng đau đớn đến nghẹt thở, như một dây leo bị vòi voi quật nát. Nghe xong những lời tố cáo được coi như chưa từng có, trước mặt đông đủ mọi người, Xi-ta xấu hổ cho số kiếp của nàng. Nàng Xi-ta lúc này như muốn tự chôn vùi cả hình hài thân xác của mình. Mỗi lời nói của Ra-ma thật đâu, như xuyên vào trái tim nàng như một mũi tên. Nỗi trách chàng lại dùng những lời lẽ gay gắt khó tả như vậy đối với thiếp, giống như một kẻ thấp hèn chửi mắng một con mụ thấp bèn vậy? Thiếp đâu phải là người như chàng suy tưởng? Thiếp có thể lấy tư cách của thiếp ra mà thềvà khẳng định, hãy tin vào danh dự của thiếp. Chàng đừng suy từ những hành vi của loại phụ nữ thấp hèn, chàng đã ngờ vực tất cả giới phụ nữ trên thế giới này đều vậy, nhưng như thế đâu có phải. Nếu chàng có hiểu biết thiếp chút đỉnh thì xin hãy từ bỏ mối ngờ vực không căn cứ đó đi…


    Trong cơn tuyệt vọng đến cùng cực và trước thái độ khó lay chuyển trước sau một lời của hoàng tử Ra-ma Xi-ta chi còn cách duy nhất là nhờ thần Lửa A-nhi minh oan cho mình là “Nếu con trước sau một lòng một dạ với Ra-ma thì cúi xin thần hãy tìm cách bảo vệ con”. Ra-ma đã coi một phụ nữ trinh tiết như một kẻ gian dối không thể tha thứ, nhưng nếu con trong trắng, xin thần A-nhi phù hộ cho con. Dứt lời, nàng dũng cảm bước vào ngọn lửa đang rừng rực cháy của giàn hỏa thiêu. Nàng Xi-ta thật đẹp và oai hùng khi bước vào giàn hỏa thiêu nóng rực kia. Và trong khi đó mọi người đều khâm phục và kính nể nàng, gì trẻ trai gái đều tiếc thương và cảm thông cho số phận của nàng. Mọi vật xung quanh đều bật ra tiếng khóc thương cho số phận bất hạnh của nàng.


    Đức hạnh trung trinh cùng lòng dũng cảm tuyệt vời của nàng Xi-ta đã làm chấn động cả thần thánh, con người và ma quỷ. Tất thảy đểu rơi lệ trước nỗi oan của nàng. Cuối cùng quả đúng như lời cầu xin của nàng Xi-ta, thì thần Lửa A-nhi đã giải oan và bảo vệ nàng nguyên vẹn.


    Qua sử thi nổi tiếng “Ramayana” chúng ta thấy dân tộc Ấn Độ đã dựng lên một vị anh hùng của chính dân tộc họ và qua đó cũng thấy được sự đức hạnh, thủy chung của người phụ nữ Ấn Độ lúc bấy giờ.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  6. Top 6

    Bài văn phân tích đoạn trích "Ra-ma buộc tội" số 6

    Nằm ở khúc ca thứ 6 chương 79, đoạn trích “Ra-ma buộc tội” kể lại những chi tiết sau khi chiến thắng quỷ vương Ra-va-na, cứu Xi-ta, nhưng vì danh dự và lòng ghen tuông, Ra-ma đã nghi ngờ sự trong sạch của Xi – ta và tuyên bố ruồng bỏ nàng. Xi-ta đã bảo vệ danh dự bằng cách nhảy vào giàn hoả (theo cách tự thanh minh của người Ấn Độ cổ).


    Câu chuyện diễn ra ở vương quốc Kô-sa-la. Vua Đa-xa-ra-tha có bốn người con trai do ba bà vợ sinh ra. Ra-ma là con cả, hơn hẳn các em về tài đức. Vua cha có ý định nhường ngôi cho chàng nhưng vì lời hứa với bà vợ thứ Ka-kê-i xinh đẹp nên đã đày Ra-ma vào rừng và trao ngôi lại cho Bha-ra-ta, con của Ka-kê-i. Ra-ma cùng vợ là Xi-ta và em trai Lắc-ma-na vào rừng sống ẩn dật.


    Quỷ vương Ra-va-na lập mưu cướp Xi-ta đem về làm vợ. Mặc quỷ vương dụ dỗ và ép buộc, Xi-ta vẫn kịch liệt chống cự. Được tướng khỉ Ha-nu-man giúp đỡ, Ra-ma đã cứu được Xi-ta. Nhưng sau đó, Ra-ma nghi ngờ tiết hạnh của Xi-ta và không muốn nhận lại nàng làm vợ. Để chứng tỏ lòng chung thuỷ của mình, Xi-ta đã nhảy vào lửa. Thần lửa biết Xi-ta trong sạch nên đã cứu nàng. Ra-ma và Xi-ta trở về kinh đô.


    Đoạn trích là thử thách cuối cùng của Ra-ma và Xi-ta trên con đường tìm về với hạnh phúc và danh vọng. Bằng lối kể chuyện giàu kịch tính và nghệ thuật khắc họa tính cách rất điển hình, tác giả đã cho chúng ta thấy được quan niệm của người ấn Độ cổ đại về người anh hùng, về đường quân vương mẫu mực và về người phụ nữ lí tưởng trong xã hội và thái độ kiên quyết bảo vệ danh dự của người Ấn Độ cổ đại.


    Có thể nói, màn gặp gỡ giữa Ra-ma và Xi-ta trong một không gian công cộng, giữa đông đủ mọi người, đã chi phối rất nhiều đến tâm trạng cũng như ngôn ngữ đối thoại của Ra-ma và Xi-ta. Với Ra-ma, lúc này chàng không chỉ đứng trên tư cách một người chồng mà còn trên tư cách một người anh hùng, một đường quân vương. Với tư cách ấy, chàng ở trong một hoàn cảnh vô cùng khó xử: vừa yêu thương xót xa cho vợ nhưng vẫn phải giữ bổn phận gương mẫu của một đức vua anh hùng: “Thấy người đẹp khuôn mặt bông sen với những cuộn tóc lượn sóng đứng trước mặt mình, lòng Ra-ma đau như dao cắt. Nhưng vì sợ tai tiếng, chàng bèn nói với nàng, trước mặt những người khác…”.


    Nàng Xi-ta cũng vậy. Trong màn gặp gỡ này, nàng đã vô cùng đau khổ khi bị kết tội oan. Là một người vợ, hơn nữa còn là một hoàng hậu, nàng không thể để danh dự của mình bị bôi nhọ một cách xấu xa. Nhưng việc ấy đâu có dễ. Lúc đầu nàng ra sức van nài trong khuôn khổ quan hệ tình nghĩa vợ chồng (lời thoại xưng hô chàng – thiết) nhưng rồi nàng chuyển sang quan hệ xã hội: “Hỡi đức vua!… Người…”. Sự thay đổi cách xưng hô ấy cũng cho thấy tình thế khó xử của Gia-na-ki “trước mặt đông đủ mọi người”.


    Theo lời tuyên bố của Ra-ma thì chàng giao tranh với quỷ Ra-va-na, tiêu diệt hắn để giải cứu Xi-ta vì danh dự người anh hùng bị xúc phạm khi Ra-va-na dám cướp vợ của chàng. Chàng ruồng bỏ Xi-ta vì danh dự không cho phép người anh hùng chấp nhận một người vợ đã chung chạ với kẻ khác (“Người đã sinh trưởng… một vật để yêu đương). Để nhấn mạnh bổn phận và danh dự, chúng ta thấy Ra-ma nhấn đi nhấn lại nhiều lần những từ ngữ liên quan đến tài năng và danh dự (nhân phẩm, tiếng tăm, uy tín, gia đình cao quý, dòng họ lừng lẫy, trả thù sự lăng nhục,…) của một đức vua cao quý, anh hùng.


    Khi Xi-ta bước lên giàn lửa, Ra-ma cũng căng thẳng vô cùng. Có thể nói đó cũng là một thử thách dữ dội đối với Ra-ma bởi chàng không thể nghĩ rằng hành động của Xi-ta lại quyết liệt như vậy. Ở vào một tình thế “tiến thoái lưỡng nan” vì thế mà: “Vào lúc đó, chẳng ai trong đám bạn hữu dám nói gì với Ra-ma, hoặc nhìn vào chàng; lúc đó nom chàng khủng khiếp như thần chết.


    Khi bị đẩy vào bước đường cùng, Xi-ta mặc dù vô cùng đau đớn nhưng nàng vẫn bình tĩnh đưa ra những lời thanh minh thấu tình, đạt lí. Trước hết, Xi-ta khẳng định tư cách và đức hạnh của nàng không thể so sánh với hạng phụ nữ thấp kém tầm thường được. Nàng là con của thần Đất Mẹ và chỉ với việc nàng có thể từ bỏ cung điện nguy nga để theo chồng vào rừng mà chia sẻ bao gian nan thử thách cũng đủ để chứng minh cho phẩm hạnh của nàng rồi.


    Lí do thứ hai còn thuyết phục hơn nữa. Nàng bị bắt cóc và việc quỷ vương Ra-va-na động đến người nàng khi nàng đang bị ngất đi là những điều nằm ngoài lí trí của nàng. Khi nàng tỉnh lại, nàng đã nhất quyết cự tuyệt tất cả những hành động của quỷ vương. Lí do mà Xi-ta đưa ra quả thật là vô cùng sắc sảo, đặc biệt khi những sự việc ấy lại được chứng kiến bởi Ha-nu-man.


    Không thuyết phục được chồng, cuối cùng, Xi-ta đã chọn một hành động quyết liệt hơn: bước lên giàn lửa. Hành động và lời cầu khấn của Xi-ta hướng tới đáng A-nhi cho thấy để chứng minh cho đức hạnh và phẩm tiết thủy chung, Xi-ta sẵn sàng bước qua cả mạng sống của chính mình.


    Có thể nói cảnh Xi-ta nạp mình cho lửa là một cảnh đầy kịch tính, vừa hào hùng và vừa rất bi thương. Chính vì vậy nó khiến cho quan quân và dân chúng của cả hai bên cũng như anh em bạn hữu vô cùng xúc động (“Ai nấy, già cũng như trẻ đau lòng đứt ruột… Các phụ nữ bật ra tiếng kêu khóc thảm thương. Cả loài Rak-sa-xa lẫn loài Va-na-ra cũng kêu khóc vang trời trước cảnh tượng đó”). Cảnh Xi-ta bước lên giàn lửa đúng là biểu tượng tập trung nhất cho hình mẫu người phụ nữ lí tưởng của Ấn Độ thời cổ đại.


    Đoạn trích “Ra-ma buộc tội” là là phép thử khốc liệt nhân cách và bản lĩnh của con người. Thật kì lạ khi ở vào thế kỉ III trước Công nguyên, đã có một dân tộc mà đời sống nội tâm đã đạt đến mức phong phú, sâu sắc, tinh tế và nhân bản nhường ấy, đi trước thời đại đến mấy nghìn năm. Phải chăng vì thế mà độc giả luôn hướng đến thiên sử thi của dân tộc Ấn Độ-cái nôi văn minh nhân loại với một niềm ngưỡng vọng thiêng liêng. Người Ấn Độ quả đã không quá lời khi nói: “Chừng nào sông chưa cạn, đá chưa mòn thì Ramayana còn làm say đắm lòng người và cứu vớt họ ra khỏi vòng tội lỗi”.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  7. Top 7

    Bài văn phân tích đoạn trích "Ra-ma buộc tội" số 7

    Việc tranh đoạt người đẹp và giải cứu người đẹp là dạng dề tài quen thuộc của sử thi và đó cũng là trọng tâm, trọng diểm của Ra-ma buộc tội. Đoạn trích này là màn áp chót của câu chuyện, khi Ra-ma đã giải thoát được cho vợ mình là Xi-ta khỏi bàn tay của quỷ vương ra-va-na, và lúc hai vợ chồng được tái ngộ. Đây cũng là thời điểm mà các quy ước cộng đồng về đạo đức lên tiếng đòi hỏi phải cợ sự minh bạch, rõ ràng. Quan hệ vợ chồng không còn là điều cơ bản nữa mà là phẩm hạnh và việc chứng minh phẩm hạnh mới là điều cần thiết, mới là cơ sở nền tảng chơ sự tồn tại bền vững của cộng đồng. Do đó, kịch tính gay gắt của màn gặp gỡ trở thành trọng tâm của đoạn trích này.


    Đây là một cuộc tái ngộ vợ chồng sau cơn hoạn nạn. thử thách đối với họ là rất lớn bởi lẽ cả hai đều phải chứng minh danh dự của mình. cuộc gặp gỡ trở thành một phiên tòa, tạo ra thử thách cho cả hai vợ chồng. Không gian và thời gian của cuộc gặp mặt cũng rất đặc biệt. Không gian là nơi công cộng, thời gian là ban ngày. Cuộc gặp diễn ra tại một địa diểm đông người, giữa ban ngày. Đây là kiểu không gian – thời gian công khai cho thấy tính chất khác thường của cuộc tái ngộ vợ chồng này. Số lượng nhân vật tham dự buổi gặp mặt đó rất đông liên quan tới cuộc tái ngộ đặc biệt này màn tính chất tòa án buộc tội. Đó là những người thuộc các đội quân của loài Rắc-sa-xa, loài Va-na-ra tiếp đó là quân đội của Ra-ma với sự hiện diện của các em trai Ra-ma: Vi-phi-sa-na, Lắc-ma-na, Bha-ra-ta, Xa-tru-na, và vua khỉ Xu-gri-va. Nhưng nổi lên bình diện cận cảnh là hai nhân vật Ra-ma và-xi-ta.


    Nhân vật Ra-ma xuất hiện ở đây với hai tư cách, một là ông vua đứng đầu cộng đồng, hai là người chồng có vợ bị quỷ vương bắt cóc. Ra-ma đóng vai trò là người buộc tội. Cần phân biệt là ở Ra-ma có hai tư cách: tư cách của một ông vua đòi hỏi phải tuân thủ mọi quy ước của cộng đồng, đặc biệt là quy ước về danh dự cá nahan- danh dự cộng đồng và tư cách của một người chồng có vợ bị quỷ vương bắt cưỡng đoạt, người chồng đó không thể yên tâm về người vợ đã sống nghiều ngày trong xử sở quỷ vương.


    Trong thời đại sử thi, danh dự của cá nhân luôn gắn liền với dnanh dự của cọng đồng, dòng dõi, Bảo vệ danh dự cá nhân cũng là bảo vệ danh dự cộng đồng và dòng dõi, đặc biệt là dối với một ông vua. Xuất phát từ hoàn cảnh của Ra-ma bị cướp vợ, Xi-ta bị bắt cóc, cho nên cả hai nhân vật đều bị đặt trước thử thách là phải kiểm định lại phẩm chất đạo đức theo đòi hỏi của ý thức cộng đồng. Cả hai đều phải tuân thủ nguyên tắc tôn trọng đạo lí cộng đồng, do đó, hai người bị đặt vào hai vị thế đối lập: người buộc tội và người bị buộc tội. Với tư cách người buộc tội, Ra-ma đã đưa ra những lập luận dựa trên nguyên tắc đạo lí cộng đồng và đi tới hành động quyết liệt là chối bỏ vợ mình.


    Nhân vật Xi-ta với tư cách là phu nhân của đức Vua và là người vợ bị bắt cóc, đồng thời là người bị buộc tooil. Song, Xi –ta cũng có dòng dõi cao quý: :tên thiếp là Gia-na-ki bởi vì thiếp có liên quan đên lễ tế sinh của nhà vau Gia-na-ka chứ không phải là vì thiếp sinh ra trong gia đình đó; chỉ có nữ thần Đất là mẹ của thiếp thôi”. Như vậy dòng dõi của Xi-ta không phải là người phàm tục, mà là dòng dõi của thần linh. So với dòng dõi của Ra-ma thì sự xuất thân của Xi-ta là bội phần danh giá, Xi-ta có ý thức bảo vệ danh dự của dòng dõi thần linh của mình.


    Khi bị đặt vào hoàn cảnh bất ngờ như vậy, Xi-ta – trong tư cách người bị buộc tội – cũng đưa ra những lập luận dựa trên nguyên tắc đạo lí của cộng dồng để phản bác lại, và cao hơn là lựa chọn cho mình cái chết một cách tự nguyện dể minh chứng cho sự trong trắng của bản thân. Xi-ta có niềm tin mãnh liệt vào chính bản thân mình và đồng thời khi chọn cái chết tự nguyện, cũng thể hiện rất cao quí ý thức trách nhiệm trươc cộng đồng. Cả Ra-ma và Xi-ta đều khi bị đặt vào tình huống đối dầu ngoài ý muốn, đều đã thể hiện phẩm chất cao quý dựa trên nguyên tắc tôn trọng đạo lí cộng đồng, đều là mẫu mực của kiểu anh hùng sử thi.

    Ra-ma biểu hiện hai thái độ: một của ông vua có thần dân bị bắt có, một của người chồng có vợ bị quỷ vương chiếm đoạt. Ở đó, vấn đề danh dự cá nhân nổi lên: cá nhân bị xúc phạm, bị lăng nhục thì phải rửa mối nhục ấy. Bên cạnh tư cách một quân vương bị xúc phạm, Ra-ma còn là một người chồng bị lăng nhục. Một người chồng có vợ bỉ kẻ khác cướp đi chỉ vì người đó có sắc đẹp trời phú. Sự nhục nhã như vậy đã rõ. Song khi cứu được vợ, giải thoát vợ khỏi bàn tay quỷ vương thì sự ghen tuông cũng nổi lên. Sự nghen tuông ở đây cũng rất thường tình, nó thể hiện trước hết vì sắc đẹp của vợ mình bị người khác xúc phạm.


    Từ đó dãn tới hành động quyết liệt của Ra-ma: từ bỏ vợ mình, với thái độ như vậy, Ra-ma đi tới quyết định cũng ở hai tư cách Đức vua và người chồng: đó là không càn tới Xi-ta nữa, Xi-ta muốn đi đâu thì đi, Xi-ta muốn lấy ai thì lấy. Hành đồng chối bỏ Xi-ta của Ra-ma thực ra không có gì đáng trách. Hành động đó cho thấy vị quân vương luôn luôn đứng trên quyền lợi của cọng đồng luôn chứng tỏ là người chồng biết nhìn xa trông rộng, bởi lẽ tình yêu thương bao giờ cũng đi liền với danh dự, bỏ mất danh dự thì tình yêu thương chỉ còn là sự thương hại, mọt sự rẻ rúng. Hiển nhiên đi tới quyết định đó khong phải dễ dàng.


    Điều này thể hiện mối xung đột dữ đội bên trong củ Ra-ma: một mặt muốn cưu mang, đùm bọc Xi-ta, mặt khác, muốn bản vệ danh dự của dòng dõi mình, một mặt, tiếc thương có sắc dẹp trời ban của Xi-ta mặt khác, lại lo sợ tiếng nói của mình sẽ không có trọng lượng trước cộng đồng khi tiếp tục chung sống với người vỡ đã có thời gian ở trong nhà quỷ vương Ra-va-na. tuy có xung đột nội tâm như vậy, xong quyết định cuối cùng vẫn phải đứng trên lập trường của cộng đồng của “cái ta” để gạt bỏ cái riêng tư :cái tôi cá nhân. Đây là một vẻ đẹp của người anh hùng Ra-ma và cũng là vẻ đẹp của các anh hùng sử thi nói chung.


    Một thái độ của Ra-ma đều được thể hiện công khai, không giấu giếm. Không gian dể Ra-ma đi tới quyết định có vẻ tàn nhẫn ấy là khong gian cộng đồng, song không phải là không gian lễ hội vui vẻ chan hòa mà là không gian tòa án. Xung đột bên trong Ra-ma được nhân lên và chỉ có một giải pháp duy nhất là chối bỏ Xi-ta, Ra-m,a không kết thúc cuộc đời Xi-ta, không tạo ra hình thức chết cho Xi-ta, song chối bỏ xi-ta cũng đồng nghĩa với việc giết chết Xi-ta về mặt tinh thần. Tất cả đều liên quan tới quy ước cộng đồng mà người anh hùng sử thi không có cách xử sự nào khác được.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  8. Top 8

    Bài văn phân tích đoạn trích "Ra-ma buộc tội" số 8

    Ra Ma buộc tội là một đoạn trích thể hiện những tâm trạng giằng xé, giữa tình yêu giữa xi Ta và Ra Ma, đây đều là những nhân vật, bao quanh và tạo nên những mẫu thuẫn đỉnh điểm trong câu chuyện, Xi ta là một nhân vật có thể thấy là đáng chú ý nhất, trong hoàn cảnh đó.


    Trong mối quan hệ giữa Xi Ta và Ra Ma nó tạo nên nhiều tình tiết hấp dẫn, và những chi tiết đó đã để lại cho người đọc có nhiều cơ hội để có thể hiểu được tình tiết và nhân vật Xi Ta, trước những lời buộc tội của Ra Ma, Xi Ta đã đau đớn và trái tim như đang bị rằng xé bởi những lời trói buộc đó, đôi mắt đẫm nước mắt, những dòng tâm trạng của cô đã mang lại cho người đọc một tình cảm sâu sắc nhất, khi hình ảnh đó đã tác động sâu sắc đến tâm hồn và trái tim của tác giả. Mặc dù đau đớn và không kiềm chế được cảm xúc nhưng cô vẫn bình tĩnh để có thể thanh minh về những điều mà mình làm. Khi cô nghe được những lời trói buộc của Ra Ma chính cô còn có những thái độ ngạc nhiên đến cùng quẫn, và nó không chỉ để cho cô những cúc động và đau đớn đến nghẹn ngào, cô đang choáng ngợp trước những lời buộc tội đó. Nước mắt cô chảy ra, trái tim đau đớn đến tột cùng, khi người mà mình yêu thương, không tin tưởng vào chính mình.


    Nhưng để giải quyết được những mâu thuẫn đó, Xi Ta đã dùng những lời lẽ để đáp trả những lời buộc tội của Ra Ma, một điều Xi Ta muốn chứng minh con người của mình, luôn là người chung thủy và không bao giờ làm bất cứ đều gì mà có lỗi mà ảnh hưởng đến người khác, chính vì vậy, để đáp tra lại những lời buộc tội đó trước tiên là nhân vật này dùng những lời lẽ trách móc chàng, sao lại dùng những lời buộc tội đó để lăng nhục phẩm chất của nàng. Và rồi để chứng minh đức hạnh và phẩm chất tiết hạnh của mình nàng đã nêu lên được những lời lẽ nhằm thuyết phục Ra ma tin tưởng vào con người của mình. Nàng luôn mong muốn Ra Ma tin tưởng vào con người của mình, nàng cũng là xuất thân từ một gia đình có nguồn gốc cao quý, chính những lý do đó đủ để có thể thuyết phục được Ra Ma.


    Vị trí xuất thân đã hơn phần những người khác nhưng đây mới chỉ là những lời nói mà Xi Ta đã dùng để nói với Ra ma, khi nàng cố giải thích cho chàng nghe về mình, về sự việc đã xảy ra, chính nàng đã bị bắt cóc và tên quỷ vương kia đã có những hành động xấu đối với nàng. Chính vì lý do nàng bị ngất đi và hành động đó nàng không thể biết được, đây là toàn bộ những lý do mà nàng giải thích, nhưng rồi những hành động cuối cùng mà nàng dùng để chứng minh cho Ra Ma biết về mình cũng là hành động quyết định rằng Ra Ma có tin tưởng vào Xi Ta hay không, nàng quyết định bước lên giàn lửa, đây là hành động sẵn sàng dùng cái chết để chứng minh về phẩm chất đức hạnh của mình, những hành động cao cả của nàng đã đủ để chứng minh rằng nàng là một cô gái có phẩm chất đạo đức vô cùng đáng quý, nó thể hiện một tình cảm mạnh mẽ và sâu sắc nhất đối với Ra Ma.


    Nàng là một cô gái có những đức tính đáng khen ngợi, nó thể hiện một tinh thần cao cả, sẵn sàng hy sinh để giữ vững được danh dự và chứng minh tấm lòng son sắt của mình, những chi tiết này có thể thể hiện những tình cảm và sự chân thành sâu sắc nhất mà tác giả muốn thể hiện trong tác phẩm. Những chi tiết đã đem lại cho người đọc một cái nhìn đầy thiện cảm về một sự vật, và một hành động cao quý của Xi ta. Để chứng minh những điều đó, cô đã dùng những đạo đức và sự suy tư chiêm nghiệm sâu sắc nhất để chứng minh về con người của mình. Có thể thấy rằng nghệ thuật xây dựng tình huống của tác giả cũng vô cùng sâu sắc, nó thể hiện một quan niệm trong cách tạo nên tính cách và tâm lý của nhân vật.


    Dòng tâm lý của nhân vật mở ra khi tình huống bắt đầu, nó bùng nổ khi mẫu thuẫn nên đến đỉnh điểm, đó là những biện pháp mà thu hút được sự chú ý mạnh mẽ của đọc giả. Những tình huống ly kì hấp dẫn và nó thu hút mạnh mẽ cái nhìn, và sự chú ý của đọc giả trong cách tạo nên những tình huống đầy hấp dẫn trong tâm hồn của tác giả, với những lời lẽ mang ý nghĩa to lớn nó để lại cho chúng ta một cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về chính nhân vật Xi Ta. Cô là biểu tượng và hình mẫu lý tưởng cho người con gái Ấn Độ với nhiều phẩm chất cao quý, cô thể hiện được tình cảm và những sự ngưỡng mộ sâu sắc của nhân vật đối với chính mình. Đó là tất cả những gì mà tác giả muốn thể hiện về nhân vật của mình.


    Từ những tình huống trong câu truyện mà tác giả thể hiện thêm những dòng tâm trạng lớn đối với chính những tình tiết đang diễn ra, để thể hiện được sự thủy chung của mình, tác giả đã xây dựng tình huống để cho nhân vật của mình đối diện giữa sự sống và cái chết, cái chết đã nảy ra những cách giải quyết đầy tính sáng tạo, khi người con gái này có thể giải cho mình những nỗi oan ức, giữ được phẩm chất trong sáng và tấm lòng son sắt, một mình luôn phải cố gắng để có thể bình tĩnh và chứng minh cho Ra ma biết về chính con người cũng như đạo đức của chính mình.


    Những hành động đó đủ để chứng minh một con người luôn luôn hướng tới sự thủy chung son sắt, sự ra đi của người con gái này cũng để lại cho người dân nhiều nhức nhối bởi tâm hồn cao cả, luôn hướng tới những điều tốt nhất mong muốn dành cho Ra Ma, xây dựng tâm hồn của mình vươn lên để đạt tới được ngưỡng cao của việc giải quyết mâu thuẫn và những lời buộc tội của Ra Ma về mình, tấm lòng đó đã được thể hiện và nó dường như là một kết thúc đậm chất triết lý và cũng vô cùng sâu sắc của tác giả.


    Ra Ma buộc tội là một đoạn trích hay nó để lại cho người đọc nhiều cảm xúc, khi tình huống trong câu chuyện vô cùng hấp dẫn và nó thu hút người đọc bởi tính cách và dòng diễn biến tâm lý của nhân vật Xi Ta.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  9. Top 9

    Bài văn phân tích đoạn trích "Ra-ma buộc tội" số 9

    Ra Ma ya na là một trong hai bộ sử thi rất nổi tiếng của nhân dân Ấn Độ, có sức ảnh hưởng không hề nhỏ trong nền văn học thế giới, như mang đến nguồn sống cho tinh thần, đạo đức của người Ấn Độ, biểu hiện trong đó những nhân vật có nhân cách cao cả được miêu tả một cách lý tưởng nhất. Và trong đoạn trích Ra Ma buộc tội, nếu mọi hình ảnh một vị anh hùng sử thi, người chồng Ấn Độ hiện lên rõ nét với đầy đủ phẩm chất cao quý trên công cuộc giữ gìn hạnh phúc gia đình ở Ra Ma, thì Xi Ta cũng chứng tỏ rằng mình xứng đáng cho hình ảnh người vợ hết mực thủy chung hoàn toàn phù hợp với chàng.


    Đoạn trích này là màn áp chót của câu truyện. Mở đầu phần một ta có thể thấy rõ được hoàn cảnh hội tụ vợ chồng sau cơn hoạn nạn, xuất phát từ sự giải thoát lại được vợ, từ bàn tay của quỷ vương Ra-va-na, sau bao ngày xa cách và cuộc chiến gian khổ mới đưa được Xi Ta về đó là minh chứng cho sự không chịu khuất phục, tài năng và bản lĩnh của một anh hùng. Ra Ma đã có hành động trả thù quân độc ác, đáng lẽ chàng phải rất vui, nhưng chính lúc này,Ra Ma phải đứng trước sự thật rằng: Xã hội không quan tâm đến tình cảm sau xa cách của cả người thăm thiết, mạnh mẽ nhường nào, mà lúc này chính là lúc họ phải có tiếng nói đạo đức, phẩm hạnh cho riêng bản thân mình để bảo vệ danh dự trước cộng đồng, bèn cất tiếng nói dứt khoát nhưng vẫn đầy trân trọng với người vợ trước toàn thể mọi người: “Hỡi Phu nhân cao quý, ta đã đưa nàng tới đây sau khi đánh bại kẻ thù. Ta đã làm tất cả bằng khả năng của mình.


    Ta đã trả thù kẻ lăng nhục ta và cơn giận của ta đã hả. Ngày hôm nay ai nấy đều đã được chứng kiến tài nghệ của ta. Ta đã làm tròn lời hứa và giờ đây không còn gì vướng mắc với chính mình. Nàng đã bị gã Ra-va-na tâm địa xảo trá bắt cóc khi vắng mặt ta,đó là do số phận nàng xui lên,nhưng ta đã gỡ cho nàng khỏi điều vu khống”. Có thể thấy được chàng coi danh dự của bản thân còn hơn cả tính mạng của con người. Nên ta không thể trách Ra Ma quá lạnh lùng tàn nhẫn, vì con người của giai cấp này buộc phải xử sự như vậy.


    Bởi vì Ra Ma giờ đây có hai tư cách một là của một ông Vua, chấp nhận mọi điều kiện danh dự của cá nhân luôn gắn liền với danh dự cộng đồng, bảo vệ danh dự cá nhân chính là việc nên làm đê bảo vệ danh dự dòng dõi. Tư cách thứ hai lại là người chồng bị kẻ khác cướp vợ, chàng không khỏi chạnh lòng, khi nghĩ đến người vợ, những băn khoăn, trăn trở của chàng mà trước thiên hạ, chàng mở suy nghĩ về người Vợ của mình cho họ làm chứng, cách nói cũng không thể giống như lúc trò chuyện tâm sự giữa hai người với nhau. Bởi chỉ có cách đó mới giúp xóa bỏ được sự dậy sóng trong lương tâm trước sự hoài nghi về sự chung thủy của người vợ, dù chàng hết mực yêu dấu. Chàng lập luận tiếp cho suy nghĩ của mình: “chẳng phải vì nàng mà ta đã đánh thắng kẻ thù với sự giúp đỡ của bạn bè. Ta làm điều đó vì nhân phẩm của ta, để ta xóa bỏ vết ô nhục, để bảo vệ danh tiếng dòng họ…ta không thuộc về gia đình bình thường. Nay ta nghi ngờ tư cách của nàng, vì nàng đã lưu lại quá lâu trong nhà một kẻ xa lạ. Giờ đây, nàng đang đứng trước mặt ta, nhưng trông thấy nàng, ta không chịu nổi, chẳng khác nào ánh sáng với người bị đau mắt. Vậy ta nói cho nàng hay, nàng muốn đi đâu thì tùy nàng…


    Vì Ra Ma cũng là con người “…thuộc dòng dõi cao quý có thể nào lại lấy về một người vợ từng sống trong nhà kẻ khác,khi nàng đã bị quấy nhiễu bởi con quỷ kia, đôi mắt hau háu của hắn nhìn khắp người nàng, vậy làm sao ta có thể nhận nàng về khi nghĩ tới gia đình cao quý đa sinh ra ta?…”. Ẩn sâu trong câu nói là sự nghi ngờ về trinh tiết của người phụ nữ mà thân cận với Ra Ma nhất, dù có thật sự yêu thương vợ hiền thục, xinh đẹp đến đâu thì chàng cũng phải chối từ dứt khoát vì không thể bảo vệ nàng trước những chứng cớ bày vẽ trước mặt mọi người, cũng như khó có thể vượt qua bão tố dư luận trong lúc khó khăn này.


    Loạt cảnh của phần hai nhường chỗ cho sự phân trần về sự trong sạch của bản thân Xi Ta với tư cách là người vợ của Ra Ma, dù nàng phải nuốt đau đớn, ra rời, đón nhận sự thay đổi đột ngột trạng thái, khi bị những lời của Ra Ma như lời buộc tội có gai thép làm tim nàng rỉ máu, “nàng đau đớn đến mức nghẹt thở, như một dây leo bị vòi voi quật nát”, vì chỉ ngay trước đó là sự mừng vui không thể tả xiết vì được chính người chồng mình giải thoát khỏi nơi ngục tù kia. Xi ta bị làm bẽ mặt trước những lời tố cáo bởi người chồng nàng tôn trọng hết mực thương giữa dông đủ mọi người. Nhưng nàng không thể chấp nhận điều đó, nàng không cho phép bản thân mình chịu đựng sự cay nghiệt xuất phát từ hiểu lầm của người chồng, vì con người nàng vốn không phải thuộc dòng dõi bình thường mà của thần linh: “Tên thiếp là Gia- na-ki bởi vì thiếp … thiếp thôi”. Sự xuất thân ấy so với Ra Ma thì danh giá gấp nhiều lần, Sự so sánh thông minh này đã làm rõ một điều Xi Ta có ý thức, có học, biết bảo vệ danh dự của dòng dõi mình, để không vì mình mà ảnh hưởng.


    Xi Ta với tư cách là người bị buộc tội, cũng đưa những lập luận dựa trên đạo lí của cộng đồng để thuyết phục, phản bác lại đầy cương quyết bằng tất cả nghị lực của mình “cớ sao chàng lại dùng những lời lẽ gay gắt khó tả như vậy với thiếp, giống như một kẻ thấp hèn chửi mắng một con mụ thấp hèn? Thiếp đâu là người như chàng tưởng! Thiếp có thê lấy tư cách của thiếp ra mà thề, hãy tin vào danh dự của thiếp…Nếu chàng có hiểu biết chút đỉnh thì xin hãy từ bỏ mối ngờ vực không căn cứ đó đi…”. Đến khi mà mọi thứ mặc cảm về người phụ nữ thấp cổ bé họng, cơn tuyệt vọng vô độ trước thái độ khó lay chuyển của nhà Vua, nàng đã phải tìm đến cái chết một cách tự nguyện để minh chứng cho sự trong trắng của mình.


    Chỉ có những người có niềm tin mãnh liệt nơi bản thân, ý thức trách nhiệm cao mới dám đương đầu với lửa, nhưng cũng vì vậy mà nàng hiểu được giá trị của mình nên đã nhờ thần Lửa A-Nhi minh oan cho bản thân: “Nếu con trước sau một lòng một dạ với Ra Ma thì xin cúi xin thần hãy tìm cách bảo vệ con. Ra Ma đã coi một phụ nữ trinh tiết như một kẻ gian dối, nhưng nếu con trong trắng, xin thần A Nhi phù hộ cho con”. Nói rồi nàng nhảy mình vào lửa đang hừng hực cháy. Hình ảnh của Nàng mãi tỏa sáng rạng ngời đầy oai hùng đại diện cho tấm lòng son sắt, khiến cho mọi người phải kính nể không kể xiết trước hành động đầy tính chủ động, suy nghĩ sâu sắc của nàng. Trước sự tiếc thương của mọi người, hàng ngàn giọt nước mắt đã tuôn rơi. Nhưng đúng như trong câu truyện sử thi luôn có sự tham gia của thế lực thần linh, họ đồng cảm với nhân vật, lòng dũng cảm của nàng đã làm lay động họ “thần lửa đã giải oan thành công, mang nàng nguyên vẹn trở về” mọi người cảm thông và hóa giải toàn bộ cho số phận không may mắn của cô.


    Có thể thấy được những tác phẩm sử thi luôn có sức hấp dẫn vô cùng to lớn, thông qua việc đặt những nhân vật vào thử thách của sự đối lập, đòi hỏi lựa chọn quyết liệt thông qua đó bộc lộ sâu sắc bản chất từng nhân vật, không chỉ tạo dựng lên thành công hình ảnh người anh hùng của dân tộc, mà còn không quên sự công bằng bằng việc không bỏ qua những người phụ nữ với lòng thủy chung rạng ngời của người phụ nữ Ấn Độ. Ở họ là đại diện cho Cặp đôi lí tưởng trong câu chuyện sử thi nổi tiếng của Ấn Độ.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  10. Top 10

    Bài văn phân tích đoạn trích "Ra-ma buộc tội" số 10

    Người Ấn Độ thường tự hào rằng: “Chừng nào sông chưa cạn, núi chưa mòn thì sử thi Ramayana còn làm say lòng người và cứu giúp họ ra khỏi tội lỗi”. Từ xưa, họ đã coi "Ramayana" là bộ sách quý báu của cả dân tộc cần được tôn vinh và ngưỡng mộ. Nhân vật Rama trong tác phẩm ẩn chứa những vẻ đẹp sâu sắc để lại ấn tượng mạnh mẽ trong lòng người đọc.


    Rama được xây dựng như một vị anh hùng, một nguồn sáng chói lóa của dân tộc, kết tinh hết thảy mọi vẻ đẹp chuẩn mực trên cõi đời này, hiện lên sự lí tưởng của con người nơi trần thế. Về nguồn gốc xuất thân .Theo truyền thuyết , Rama là hóa thân thứ 7 của thần Visnu - đấng tối cao của đẳng cấp quý tộc Bà la môn. Visnu được giáng thế làm người cứu nhân loại ra khỏi vòng trầm luân đau khổ trong chiến tranh loạn lạc. Mục đích giáng trần vô cùng cao quý đó là cứu nhân độ thế, tiêu diệt cái ác, bảo vệ cái thiện. Ngay từ xuất thân đã cho thấy Rama là người xuất chúng như thế nào. Chàng có nhiệm vụ tiêu diệt con quỷ Ravana – hiện thân của cái ác, cái xấu trong xã hội.


    Và chàng anh hùng với xuất thân vô cùng cao quý kia phải làm một việc cũng hết sức kiêu hùng : diệt trừ cái ác, bảo vệ cái thiện và đem lại cuộc sống ấm no cho mọi người. Rama là hình tượng đặc trưng cho nhân vật lí tưởng kiểu mẫu của đạo Hinđu, đẳng cấp của một vương tôn quý tộc, đồng thời cũng là niềm mong muốn và khát khao của nhân dân Ấn Độ tới một vị anh hùng có sức mạnh lớn lao có khả năng che chở và bảo vệ quần chúng, đem lại công bằng và công lí cho cả xã hội. Xuyên suốt cả tác phẩm đồ sộ ấy, những người nghệ sĩ dân gian luôn dành cho Rama một sự kính trọng, đề cao chàng là người thông minh, tài giỏi nhất trong bốn vị hoàng tử, là người chiếm được niềm tin yêu của Đức vua cũng như vị đạo sĩ, hội tụ đầy đủ tài năng, được công chúng yêu quý và ủng hộ khi bước lên ngai vàng.


    Chàng là người giàu lòng tự trọng, biết quý trọng nhân phẩm và danh dự của bản thân cũng như luôn luôn bày tỏ lòng hiếu thảo với đức vua cha. Vào trước hôm Rama lên ngôi vua, Kakeyi đã nhắc lại với nhà vua điều hứa năm xưa và muốn nhà vua nhường ngôi cho con trai bà ta – Bharata thay vì Rama, và nhà vua phải ra lệnh cho Rama chịu lưu đày trong rừng 14 năm. Vì không muốn cha phải trở thành kẻ thất hứa bị mọi người chê cười , muốn bảo vệ danh dự cho cha , Rama đã thực hiện lời hứa của cha với thứ phi Kakeyi cho dù chàng hoàn toàn có thể ở lại và dù Bharata cũng từ chối ngôi vua này. Sống quen trong nhung lụa nhưng Rama vẫn chấp nhận rời bỏ cuộc sống ấy để bảo toàn danh dự và lời hứa với vua cha.


    Chàng là người có trí thông minh phi phàm, có sức mạnh phi thường mà không ai có thể sánh nổi. Chàng có đôi mắt sáng như trời và trăng, có đôi tai thấu âm nhạc trời đất, là kẻ thù của những sự giả dối, ghen tuông, những điều xấu, điều ác trên thế giới này, là hiện thân của những vẻ đẹp và sức mạnh phi thường. Chàng đã nâng được cây cung thần bằng chính sức mạnh của mình và sự thông minh hiếm có, chàng đã chiếm được trái tim của nàng Sita. Sau này, hai vợ chồng Rama giúp đỡ dân làng và đã lập được rất nhiều chiến công. Chàng bảo vệ dân làng khỏi bọn quỷ dữ: từ con quỷ Vali, con quỷ khổng lồ vô địch, đánh quỵ trâu thần Dundubbi. Rama diệt trừ quỷ Thataka và đặc biệt là quỷ vương Ravana . Với tinh thần hiệp nghĩa, Rama đã chiến đấu giành lại ngôi báu cho Sugriva khi Sugriva bị quỷ Vali cướp vợ và đuổi đi. Rama chính là hiện thân của ước mơ công lí, chính nghĩa sẽ chiến thắng của nhân dân Ấn Độ. Chàng đem lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho dân làng cũng chính là đang chuyên chở những mong muốn, ao ước của người dân Ấn về một cuộc sống công bằng xã hội được đặt lên hàng đầu.


    Tuy là hóa thân của thánh thần, nhưng Rama cũng nổi bật bởi "tính người" rất chân thành của mình, thể hiện qua tình yêu với nàng Sita. Thánh thần nhưng chàng vẫn biết yêu, chàng yêu Sita say đắm, tin tưởng vào sự chung thủy của vợ nhưng đã từng có lúc chàng ghen, chàng nghi ngờ về sự trinh bạch của tâm hồn nàng Sita. Thế nhưng khi nhìn thấy vợ trước đám lửa thiêu, Rama đã không giấu nổi sự đau xót. Lòng ghen đã khiến chàng đánh mất đi sự sáng suốt của một đấng minh quân, chỉ đến khi thần Agni làm chứng cho sự trong sạch của vợ, Rama mới tin tưởng vào lòng chung thủy của người vợ. Và nhờ tính cách này trong con người Rama mà chàng không xa lạ với nhân dân, chàng cũng chỉ là một con người bình thường, có những cảm xúc riêng tư, có tình yêu trong sáng và cũng có những phút hờn dỗi ghen tuông như những con người bình thường. Điều này không làm cho chàng tầm thường hóa mà khiến nhân vật Rama trở nên gần gũi hơn.


    Nghệ thuật miêu tả nhân vật hết sức sắc sảo, có thể sáng ngang với ngòi bút của Wiliams Shakespear ở bầu trời phương tây xa xôi. Tài năng của Valmiki đã biến bộ sử thi "Ramayana" trở nên có sức hút lớn lao cho mỗi thế hệ độc giả cả xưa và nay.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy