Top 6 Bài soạn "Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận" lớp 8 hay nhất

Bình An 183 0 Báo lỗi

Ngoài yếu tố biểu cảm, yếu tố tự sự và miêu tả giúp cho bài văn nghị luận thêm sống động, giàu hình ảnh, hấp dẫn và thuyết phục người đọc hơn. Bài học “Tìm ... xem thêm...

  1. I. Các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận

    Câu 1. Đoạn trích (a) và (b) có sử dụng yếu tố miêu tả và tự sự nhưng đều là văn bản nghị luận. Nhờ các yếu tố này mà luận cứ của văn bản nghị luận chân thực, rõ ràng, sinh động và có sức thuyết phục mạnh mẽ.

    + Các yếu tố tự sự ở đoạn (a) để kể về kiểu bắt lính kỳ quặc, tàn ác và nhẫn tâm của bọn thực dân

    + Các yếu tố miêu tả ở đoạn (b) để trình bày sự lừa gạt trắng trợn, những lời lẽ rêu rao về "lòng sốt sắng đầu quân tấp nập và không ngần ngại" của phủ toàn quyền.

    - Nhận xét:

    + Nhờ có các yếu tố miêu tả mà biểu cảm giúp cho việc trình bày luận cứ được cụ thể, sinh động, do đó có tính thuyết phục mạnh mẽ hơn.


    Câu 2. Những yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn trên:

    - Yếu tố tự sự kể về chuyện chàng Trăng (mẹ chàng mơ thấy thỏ trắng nhảy qua ngực và đẻ ra chàng, sau đó chàng giết tên bạo chúa và biến vào mặt trăng) của dân tộc Mơ- nông và chuyện Nàng Han (có công đánh giặc ngoại xâm sau đó nàng bay về trời) của dân tộc Thái.

    - Yếu tố miêu tả:

    + Mơ thấy thỏ trắng nhảy qua ngực.

    + Chàng không nói, không cười, chỉ thích chơi khiên đao

    + Dòng thác Pông-gơ-ni những vầng sáng bạc

    + Cờ lệnh bằng chăn dệt ngũ sắc

    + Những vũng, những ao chi chít nối tiếp vết chân voi ngựa của quân nàng.

    b, Mục đích của văn bản nhằm khẳng định "các dân tộc anh em trên đất nước chúng ta đã sáng tạo ra muôn vàn thiên truyện anh hùng đẹp." Vì thế việc miêu tả và tự sự chỉ được dùng khi những yếu tố đó có lợi cho việc làm nổi bật luận điểm này.

    Câu 3. Từ việc tìm hiểu trên, cần chú ý khi đưa ra các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận, cần chú ý:

    - Không sử dụng tràn lan các yếu tố miêu tả, tự sự. Bởi lẽ đây không phải là mục đích của văn bản nghị luận.

    - Chỉ dùng với mục đích làm sáng tỏ luận điểm, làm cho luận điểm trở nên nổi bật.


    II. Luyện tập

    Bài 1 ( trang 116 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

    Những yếu tố tự sự và miêu tả có trong đoạn văn là:

    + Sắp trung thu.

    + Mười mấy ngày qua… của bộ mặt nhà giam.

    + Đêm nay rất đẹp.

    + Trong lòng rạo rực bao nỗi niềm.

    Tác dụng: Giúp người đọc hiểu rõ hơn về hoàn cảnh sáng tác bài thơ và tâm trạng của nhà thơ trong đêm trăng.

    - Yếu tố miêu tả:

    + Bỗng đêm nay trăng sáng quá chừng. Trong suốt bao la, huyền ảo, vỗ về. Ngay bên cửa sổ, lồng trong bóng cây.

    + Nó ăm ắp tình tứ, nó rạo rực, nó muốn yêu, muốn thưởng thức, muốn chan hòa, muốn giãi bày, bộc lộ.

    + Như đành để mặc cho đêm đẹp, đêm lành cho trăng mời trăng giục.

    Tác dụng: Giúp người đọc hiểu được khung cảnh đẹp của đêm trăng và tâm hồn phơi phới của thi nhân.

    Các yếu tố tự sự và miêu tả này nhằm giúp ta hiểu thêm tình cảm của Bác dành cho thiên nhiên, cho ánh trăng đêm rằm.


    Bài 2 (trang 116 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

    Cho đề bài: "Nêu ý kiến của em về vẻ đẹp của bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen" thì em cần vận dụng các yếu tố tự sự vào miêu tả làm bài."

    - Sử dụng yếu tố miêu tả khi:

    + Tả vẻ đẹp của bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen", các em có thể vận dụng yếu tố tự sự và miêu tả vào làm ở một số đoạn nhất định.

    - Tự sự khi:

    + Kể về một kỉ niệm cảnh đầm sen giữa mùa hè.

    + Hoặc, một kỉ niệm về những câu thơ, bài thơ nói về vẻ đẹp của bông sen.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  2. Phần I: YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ TRONG VĂN NGHỊ LUẬN

    Câu 1: Đọc các đoạn văn trích trong Thuế máu của Nguyễn Ái Quốc (trang 113 – 114 SGK Ngữ văn 8 tập 2) và trả lời các câu hỏi sau.

    - Vì sao trong đoạn trích thứ nhất có yếu tố tự sự nhưng không phải là văn bản tự sự, còn ở đoạn trích thứ hai tuy có nhiều yếu tố miêu tả mà lại không phải là văn miêu tả?

    - Giả sử đoạn trích (a) không có những chi tiết cụ thể kể lại một kiểu bắt lính kì quặc và tan ác, liệu ta có thể lường hết được việc mộ lính “tình nguyện” đã gây ra sự nhũng lạm trắng trợn đến mức nào không? Còn ở đoạn trích (b) nếu thiếu những dòng miêu tả sinh động về những ngtoười lính Việt Nam bị xích tay, hay bị nhốt trong trường học, “có lính Pháp canh gác, lưỡi lê tuốt trần, đạn lên nòng sẵn” thì ta có hình dung rõ sự giả dối, lừa gạt trong lời rêu rao về “lòng sốt sắng đầu quân tấp nập và không ngần ngại” được không?

    - Từ việc tìm hiểu trên, em có nhận xét gì về vai trò của các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận?

    Trả lời:

    - Hai đoạn trích đã nêu được tác giả viết ra nhằm mục đích vạch trần sự tàn bạo giả dối của bọn thực dân. Nó thuộc kiểu văn bản nghị luận. Dù có nhiều yếu tố kể và tả song đó không phải mục đích chính của các đoạn vì thế nó không thể là văn bản tự sự hay miêu tả được.

    - Nhưng nếu đoạn văn thứ nhất lược đi những chi tiết kể cụ thể về một kiểu bắt lính kì quặc, tàn ác thì chúng ta chắc chắn không thể thấy hết được sự nhũng lạm trắng trợn trong việc mộ lính “tình nguyện” của bọn thực dân. Cũng vậy, ở đoạn sau nếu không có đoạn miêu tả sinh động về cảnh những người lính Việt Nam bị xích tay, hay bị nhốt trong trường học,… thì chúng ta cũng không thể hình dung rõ sự giả dối và sự lừa gạt trong lời rêu rao về “lòng sốt sắng đầu quân tấp nập và không ngần ngại” được.

    - Có thể nêu ra nhận xét về vai trò của các yếu tố tự sự và miêu tả trong bài văn nghị luận như sau: Trong một bài văn nghị luận, lý lẽ và dẫn chứng là những yếu tố không thể thiếu. Cũng có thể không cần đưa vào các yếu tố tự sự và miêu tả. Tuy nhiên, nếu các yếu tố tự sự và miêu tả được đưa vào một cách thoả đáng sẽ giúp cho cách lập luận, cách nêu dẫn chứng hấp dẫn, sinh động hơn.

    + Yếu tố tự sự được dùng để trình bày một chuỗi các sự việc, sự kiện nối tiếp nhau, sự việc này nối tiếp sự việc kia để cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa. Còn yếu tố miêu tả giúp người đọc, người nghe hình dung ra những đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, sự việc, người hoặc cảnh… làm cho chúng hiện lên trước mắt người đọc, người nghe với những đặc điểm như chúng vốn có.

    + Trong văn nghị luận, các yếu tố tự sự và miêu tả chỉ đóng vai trò phụ (giống như vai trò của các yếu tố biểu cảm). Vì vậy, việc dùng các yếu tố này cũng cần đúng lúc, đúng chỗ để làm tăng được sức thuyết phục cho bài văn nhưng không phá vỡ mạch lập luận của bài.


    Câu 2. Đọc đoạn văn (trang 115 SGK Ngữ văn 8 tập 2) và trả lời các câu hỏi sau.

    a) Tìm những yếu tố tự sự và miêu tả trong đoạn văn và cho biết tác dụng của chúng.

    b) Vì sao trong đoạn trích tác giả lại không kể đầy đủ và cặn kẽ truyện Chàng Trăng và Nàng Han, mà chỉ tả cụ thể một số hình ảnh và kể kĩ một số chi tiết trong những câu chuyện ấy?

    Trả lời:

    a)

    Những yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn trên:

    - Yếu tố tự sự kể về chuyện chàng Trăng ( mẹ chàng mơ thấy thỏ trắng nhảy qua ngực và đẻ ra chàng, sau đó chàng giết tên bạo chúa và biến vào mặt trăng) của dân tộc Mơ - nông và chuyện Nàng Han (có công đánh giặc ngoại xâm sau đó nàng bay về trời) của dân tộc Thái.

    - Yếu tố miêu tả:

    + Mơ thấy thỏ trắng nhảy qua ngực.

    + Chàng không nói, không cười, chỉ thích chơi khiên đao

    + Dòng thác Pông-gơ-ni những vầng sáng bạc

    + Cờ lệnh bằng chăn dệt ngũ sắc

    + Những vũng, những ao chi chít nối tiếp vết chân voi ngựa của quân nàng.

    b) Tác giả không kể đầy đủ và cặn kẽ hai câu chuyện nêu trên, bời vì thế, nó sẽ không có lợi cho việc làm sáng tỏ luận điểm. Luận điểm chỉ cần phục vụ bởi những chi tiết (trong hai truyện) có nét giiống với truyện Thánh Gióng của người Kinh, vì thế kể ra và miêu tả tỉ mỉ các chi tiết trong cả hai câu chuyện là việc làm thừa thãi, gây sự rườm rà cho đoạn văn.


    Câu 3. Từ việc tìm hiểu trên, hãy cho biết: Khi đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận, cần chú ý những gì?

    Trả lời:

    Khi đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận cần chú ý:

    - Không dùng tràn lan các yếu tố miêu tả, tự sự. Bởi lẽ đây không phải là mục đích của văn bản nghị luận.

    - Các yếu tố miêu tả và tự sự chỉ được dùng với mục đích làm sáng rõ, nổi bật luận điểm của bài văn nghị luận.


    Phần II: LUYỆN TẬP

    Câu 1 (trang 116 SGK Ngữ văn 8 tập 2): Chỉ ra các yếu tố tự sự và miêu tả trong đoạn văn nghị luậnvà cho biết tác dụng chủa chúng.

    Trả lời:

    Những yếu tố tự sự và miêu tả có trong đoạn nghị luận của Lê Trí Viễn:

    - Yếu tố tự sự :

    + Kể thời gian: sắp trung thu, mười mấy ngày qua, đêm trước rằm đầu tiên…

    + Kể sự việc, sự vật: trừ cái bực mình ban đầu khi bị bắt giữ vô cớ, cái khẳng định mình vẫn là khách tự do, chỉ là một xâu những sự vật lỉnh kỉnh, lích kích đáng lạ, đáng cười, đáng ghét của bộ mặt nhà giam…

    Những yếu tố tự sự này tuy không nhiều nhưng cũng giúp người đọc hiểu rõ hơn về hoàn cảnh sáng tác bài thơ.

    - Yếu tố miêu tả :

    + Tả ánh trăng: Bỗng đêm nay trăng sáng quá chừng. Trong suốt, bao la, huyền ảo, vỗ về. Ngay bên cửa sổ lồng bóng cây… Nó ăm ắp tình tứ, nó rạo rực, nó muốn yêu, muốn thưởng thức, muốn chan hoà, muốn giãi bày, bộc lộ…

    + Tả tâm trạng: bực mình, trong lòng rạo rực bao nỗi niềm, nó ăm ắp tình tứ, nó rạo rực…

    Những yếu tố miêu tả kết hợp với biểu cảm giúp người đọc hiểu được khung cảnh đẹp của đêm trăng và tâm hồn phơi phới của thi nhân. Đó cũng là tình cảm của Bác dành cho thiên nhiên, cho ánh trăng đêm rằm.


    Câu 2. (SGK, trang 116, Ngữ Văn 8, tập hai)

    Nếu viết bài tập làm văn theo đề bài "Nêu ý kiến của em về vẻ đẹp của bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen" thì em có cần vận dụng các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài làm không? Vì sao?

    Trả lời:

    Nếu viết bài tập làm văn theo đề bài : “Nêu ý kiến của em về vẻ đẹp của bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen“, có thể đưa vào một số yếu tố tự sự và miêu tả như sau:

    - Miêu tả: tả vẻ đẹp của bông sen, của cành, của lá, của màu sắc và hương vị. Tả cảnh đẹp của sen trong đầm…

    - Tự sự: kể một kỉ niệm về cảnh đầm sen giữa mùa hè hoặc một kỉ niệm về những câu thơ, bài thơ nói về vẻ đẹp của bông sen.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  3. A. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI

    I. Yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận

    Bài văn nghị luận thường cũng cần phải có các yếu tố tự sự và miêu tả. Hai yếu tố này giúp cho việc trình bày luận cứ trong bài viêt được rõ ràng, cụ thể, sinh động hơn và do đó, có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn.

    Cùng với yếu tố biểu cảm, các yếu tố tự sự và miêu tả giúp cho văn bản nghị luận trở nên cụ thể, dễ hiểu và có sức thuyết phục hơn.

    Tuy nhiên, trong bài văn nghị luận, các yếu tố tự sự và miêu tả chỉ là những yếu tố phụ. Vì vậy, việc dùng các yếu tố này cũng cần, phải đúng lúc, đúng chỗ mới tạo được sức thuyết phục và không phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn.


    II. Đọc – hiểu

    Câu 1. Đọc các đoạn văn dẫn ở SGK, trang 113, 114 và trả lời câu hỏi.

    Đoạn trích (a) có yếu tố tự sự nhưng không phải là văn bản tự sự, đoạn trích (b) có yếu tố miêu tả nhưng không phải là văn bản miêu tả vì:
    + Mục đích của văn bản không nhằm kể, dựng lại hoặc miêu tả cảnh bắt lính tình nguyện của bọn thực dân.

    + Đọc đoạn trích đã vạch trần sự tàn bạo, quỷ quyệt của bọn thực dân trong việc bắt lính đi tình nguyện.

    Yếu tố tự sự trong đoạn trích (a) là:
    + Vị chúa tỉnh – ra lệnh cho bọn quan lại dưới quyền, trong một thời hạn nhất định phải nộp cho đủ một số người nhất định.

    + Thoạt tiên, chúng tóm những người khoẻ mạnh, nghèo khổ…

    + Sau đó, chúng mới đòi đến con cái nhà giàu…

    Yếu tố miêu tả trong đoạn trích (b) là:
    + Các bạn đã tấp nập đầu quân, các bạn đã không ngần ngại rời bỏ quê hương xiết bao trìu mến để người thì hiến xương máu của mình như lính khố đỏ, kẻ thì hiến cánh tay lao động của mình như lính thợ.

    + […] tại sao lại có cảnh, tốp thì bị xích tay điệu về tỉnh lị, tốp thì trước khi xuống tàu, bị nhốt trong một trường trung học ở Sài Gòn, có lính Pháp canh gác, lưỡi lê tuốt trần, đạn lên nòng săn?

    Nhận xét:

    Các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn bản chỉ là những yếu tố phụ trợ, giúp cho việc bàn luận vấn đề được sáng rõ và tính thuyêt phục hơn. Tuy nhiên, nếu không có những yếu tố này thì các luận chứng đưa ra kém thuyết phục và sinh động. Giả sử đoạn trích (a) không có những chi tiết cụ thể kể lại một kiểu bắt lính kì quặc và tàn ác thì ta khó có thể lường hết được việc mộ lính “tình nguyện” đã gây ra sự nhũng lạm trắng trợn như thế nào. Cũng như vậy, ở đoạn trích (b) nếu thiếu những dòng miêu tả sinh động về những ngưòi lính Việt Nam bị xích tay, hay bị nhốt trong trường học, thì ta khó có thể hình dung rõ sự giả dối, lừa gạt trong lời rêu rao lòng sốt sắng “đầu quân tấp nập ” và “không ngần ngại


    Câu 2. Đọc đoạn văn dẫn ở SGK, trang 115 và trả lời câu hỏi.

    a) Yếu tố tự sự trong đoạn văn là:

    + Kể chuyện mẹ chàng Trăng nằm mơ, đẻ ra chàng và chuyện chàng giết tên bạo chúa và biến vào mặt trăng.

    + Kể chuyện nàng Han đánh giặc ngoại xâm và sau đó nàng hoá thành tiên lên trời.

    Yếu tố miêu tả trong đoạn văn là:
    + Mơ thấy con thỏ trắng nhảy qua ngực.

    + Chàng không nói, không cười, chỉ thích chơi khiên đao.

    + Chàng cưỡi ngựa đá khổng lồ.

    + Đêm đêm soi xuống dòng sông Pông-gơ-nhi những vầng sáng bạc.

    + Cò lệnh bằng chăn dệt chỉ ngũ sắc.

    + Những vũng, những ao chi chít nổi tiếp nhau là vết chân voi ngựa của quân nàng Han.

    b) Tác giả đã không kể lại đầy đủ và cặn kẽ toàn bộ hai chuyện “Chàng Trăng” và “Nàng Han” mà chỉ tả cụ thể một số hình ảnh và kể kĩ một số chi tiết trong những câu chuyện ấy, vì:

    Kể và tả chỉ đóng vai trò phụ trợ, không phải là mục đích chính của văn bản, có tác dụng góp phần làm nổi bật luận điểm chính của văn bản.
    Mục đích chính của văn bản là: Các dân tộc anh em trên đất nước chúng ta đã sáng tạo ra muôn vàn truyện anh hùng đẹp.
    Nhưng chú ý khi đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận (Xem phần Hướng dẫn tìm hiểu bài).

    B. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

    Câu 1. Bài tập này nêu hai yêu cầu:
    Chỉ ra các yếu tố tự sự và miêu tả trong đoạn văn dẫn ở SGK, trang 116.
    Cho biết tác dụng của chúng.
    Những yếu tố tự sự và miêu tả trong đoạn văn nghị luận ở SGK, trang 116 là:

    Yếu tố tự sự:

    + Sắp Trung thu.

    + Đêm trước rằm đầu tiên từ ngày bị giam giữ.

    + Mười mấy ngày qua (…) bộ mặt nhà giam.

    + Đêm nay rất đẹp.

    Táe dụng của các yếu tố tự sự là giúp người đọc hiểu rõ hơn về hoàn cảnh sáng tác và tâm trạng của nhà thơ trong đêm trăng.

    Yếu tố miêu tả:
    + Bỗng đêm nay trăng sáng quá chừng. Trong suốt, bao la, huyền ảo, vỗ về. Ngay bên cửa sổ, lồng trong bóng cây.

    + Nó ăm ắp tình tứ, nó rạo rực, nó muôn yêu, muôn thưởng thức, muốn chan hoà, muốn giãi bày, bộc lộ.

    Tác dụng của các yếu tố miêu tả là giúp người đọc hình dung được vẻ đẹp của khung cảnh đêm trăng, và hiểu được tâm trạng phơi phới, yêu thiên nhiên, chan hoà với thiên nhiên của nhà thơ.


    Câu 2. Nếu viết bài tập làm văn theo đề tài “Nêu ý kiến của em về vẻ đẹp của bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen ” thì em nên vận dụng các yếu tố tự sự và miêu tả trong khi làm bài vì như vậy sẽ giúp cho bài văn của em giàu hình ảnh và có sức truyền cảm hơn.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  4. Câu 1. Bài tập 1, trang 116, SGK.

    Trả lời:
    Cần thấy được :

    a) Văn bản được dẫn trong bài tập là một đoạn nghị luận, chứ không phải là đoạn văn miêu tả hay văn tự sự, vì nó được viết ra không phải nhằm mục đích chủ yếu là kể hay tả, mà để đưa ý kiến nhằm phân tích, bàn luận, đánh giá một câu thơ (câu thứ hai trong bài Vọng nguyệt).

    b) Tuy nhiên, những câu văn tự sự (kể chuyện, kể tâm trạng) và miêu tả (tả cảnh, tả tình) vẫn có mặt ở đoạn văn. Chính những yếu tố tự sự và miêu tả ấy đã khiến sự phân tích, bàn luận thêm rõ ràng, sinh động, không khô khan, không mơ hồ, trừu tượng ; nhờ vậy mà lời nghị luận trở nên dễ tiếp nhận hơn, có căn cứ, có sức thuyết phục hơn.


    Câu 2. Bài tập 2, trang 116, SGK.

    Trả lời:- Bài văn có thể được trình bày theo nhiều cách nhưng trước hết, phải được viết dưới hình thức là một bài nghị luận, nội dung cốt yếu là để nêu ý kiến của người viết về vẻ đẹp của một bài ca dao, chứ không cốt để kể chuyện hay miêu tả về loài hoa được nói đến trong bài ca dao đó.

    - Đọc văn bản ở phần Đọc thêm (trang 117, SGK) để thấy : Có thể nâng cao chất lượng bài viết bằng cách đưa vào đó yếu tố miêu tả khiến cho ấn tượng về bông sen càng nổi bật, và bài viết nhờ đó cũng hay hơn. Ngoài ra, người viết còn có thể kể lại một hồi ức, một kỉ niệm về khúc hát, để đưa lại cho người đọc cảm giác gần gũi, thân mật, yêu thương.


    Câu 3. Các bạn trong lớp em tranh luận sôi nổi về hai đoạn trích dưới đây :

    a) Nửa đêm kia, có một người Nùng ở một xóm khuất bên dốc Keng Vài bỗng thức giấc.

    Rõ ràng, trong bóng tối mà mắt trông thấy được, cuồn cuộn thành luồng luồn qua những khe tường đất bên nách cửa, có một mùi ấm và thơm lạ lùng. Chẳng mấy chốc mùi thơm đã đầy nhà, nồng nần đến tận tóc.

    Người ấy lẩm nhẩm một mình :

    - Đến mùa hái hồi rồi.

    [...] Những cơn gió sớm đẫm mùi hồi từ các đồi trọc Lộc Bình xôn xao xuống, tràn vào cánh đồng Thất Khê, lùa lên những hang đá Văn Yên, Thoát Lãng trên biên giới xuống Cao Lộc, Chi Lăng, qua những vùng hồi mà một mảnh lá gãy cũng dậy mùi thơm, gió càng thơm ngát Sông Kì Cùng đã nhạt hết mầu đục đỏ bối rối suốt mùa lũ, bây giờ con sông bỗng ủ mùi thơm trong vắt lượn quanh co khắp đất Lạng Sơn vào mùa hồi chín.

    Lại đến mùa hái hồi !

    (Tô Hoài, Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ)

    b) Chúng ta đời một văn nghệ mang được sự sống của những con người mới; chúng ta muốn giở những trang sách cháy bỏng đầu ngón tay. [...]

    Chúng ta nhất định làm được. Những bãi ngô trại mía Khoái Châu, những vườn vải nõn nà bờ sông Đáỵ, những đồi chè Phú Thọ lấp loáng lá cọ xanh, những dòng suối len lỏi trong rừng núi Việt Bắc, những con đường đất đỏ, những cánh đồng cỏ may dãi nắng mỏi mắt Ở Thái Nguyên, và những ruộng lúa chưa bao giờ đẹp như bây giờ, bát nước chè tươi bốc khói trên một chiếc chõng tre, cái quán nước nhỏ bên đường, chỏm tóc lất phất của mấy em bé chăn trâu, những nấm mộ, những luỹ tre, những mái chùa cong, tất cả đất nước bảo rằng chúng ta làm được.

    (Theo Nguyễn Đình Thi, Nhận đường)

    Em tán thành ý kiến nào trong hai ý kiến sau :

    - Đây là hai đoạn văn miêu tả, vì các tác giả đã làm cho cảnh vật đẹp đẽ như hiện lên trước mắt ta.

    - Đây là hai đoạn văn nghị luận được viết ra để làm sáng tỏ cho nhận định của nhà văn : "Lại đến mùa hái hồi" (đoạn trích à), và "Chúng ta nhất định làm được" (đoạn trích b).

    Trả lời:

    Cần xem xét kĩ : Mỗi đoạn văn được viết ra để nhằm đạt tới mục đích nào là chủ yếu ? Dễ thấy đoạn trích của Tô Hoài chủ yếu nói về vẻ đẹp quyến rũ của núi rừng Lạng Sơn khi mùa hái một loài hoa thơm đã đến. Còn đoạn trích của Nguyễn Đình Thi lại được viết ra để khẳng định : chúng ta nhất định xây dựng được một nền văn nghệ mang sự sống của những con người mới.

    Vậy đoạn trích (a) là văn miêu tả, còn đoạn trích (b) là văn nghị luận có sử dụng yếu tố miêu tả.


    Câu 4. Trong bài báo : Bàn về những anh hùng và sự nghiệp anh hùng, nhà văn G. Phu-xích[1] đã nêu ra hai luận điểm:

    a) Anh hùng là người trong giây phút quyết định, làm cái mình cần phải làm.

    b) Anh hùng lầ người vào lúc quyết định, cống hiến tất cả những gì mình có thê lầm được vì lợi ích của xã hội loài người.

    Hãy cho biết yếu tố tự sự dưới đây được nhà văn đưa vào trong khi trình bày luận điểm nào :

    Một người sắp chết đuối trong một con sông chảy xiết. Anh ta kêu cứu. Chừng hai chục người chạy ra bờ sông. Họ kêu rằng thật là dễ sợ, tại sao chẳng ai cứu giúp kẻ bất hạnh và làm thế nào xuống nước được... Cuối cùng một người nhảy xuống nước ; anh ta bơi nhưng dòng nước cuốn anh đi. Anh nhọc mình vô ích. Một người khác chạy đến bên một chiếc đò, cởi dây ra và cứu người sắp chết đuối kia một cách bình tĩnh, không có vẻ gì vât vả hay nguy hiểm lắm. Ớ đây nếu chúng ta phải lựa chọn người anh hùng, chúng ta phải chọn người đã dùng đò [...]. Không có ý kiến sử dụng đò của anh, người chết đuối sẽ không được cứu thoát

    ( Theo G. Phu-xích, Con người, hãy sáng suốt )

    Trả lời:Yếu tố tự sự dẫn trong bài tập đã được Phu-xích đưa vào trong khi trình bày luận điểm : "Anh hùng là người trong giây phút quyết định, làm cái mình cần phải làm".


    Câu 5. Em phải viết một bài văn nghị luận để tham gia cuộc trao đổi về đề tài : Mọi người (trong gia đình, nhà trường, xã hội) đã sống vì em, vậy em cũng phải biết sống vì mọi người.

    a) Em sẽ nêu ra trong bài viết ấy những luận điểm nào ?

    b) Hãy diễn đạt một trong những luận điểm đó thành một đoạn văn, trong đó, các yếu tố tự sự và miêu tả được đưa vào một cách hợp lí để tăng cường sức thuyết phục cho hoạt động nghị luận.

    Trả lời:a) Để xây dựng được hệ thống luận điểm, em cần nêu ra và tìm cách trả lời những câu hỏi sau đây:

    - Vì sao có thể nói rằng mọi người (trong gia đình, nhà trường, xã hội) đã sống hết lòng vì em ?

    - Vì sao khi mọi người đã sống hết lòng vì em thì em củng phải biết sống vì mọi người ?

    - Để thực sự sống vì mọi người thì em phải làm gì ?

    b) Em có thể tham khảo cách viết trong văn bản trong SGK Ngữ văn 7, tập một).

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  5. KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG
    1. Văn nghị luận không phải chỉ cần đến yếu tố biểu cảm mà còn cần đến cả những yếu tố tự sự và miêu tả.
    Yếu tố tự sự là yếu tố dùng để trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này nối tiếp sư việc kia để cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa. Còn yếu tố miêu tả là yếu tố giúp người đọc, người nghe hình dung ra những đặc điểm, tính chất nổi bật của vật, việc, người hoặc cảnh,... làm cho chúng hiện lên trước mắt người đọc, người nghe với những đặc điểm như chúng vốn có.
    Cùng với yếu tố biểu cảm, các yếu tố tự sự và miêu tả giúp cho văn bản nghị luận trở nên cụ thể, dễ hiểu, đỡ khô khan và vì vậy có sức truyền cảm và sức thuyết phục hơn.
    2. Giống như yếu tố biểu cảm, trong văn nghị luận, các yếu tố tự sự và miêu tả chỉ đóng vai trò phụ. Vì vậy việc dùng các yếu tố này cũng cần đúng lúc đúng chỗ để một mặt tăng được sức thuyết phục cho văn nghị luận, mặt khác lại không được phá vỡ mạch lập luận trong văn bản nghị luận.


    A- KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

    I- YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ TRONG VĂN NGHỊ LUẬN

    Câu 1. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

    a) Sau nữa, việc săn bắt thứ" vật liệu biết nói" đó, mà lúc bấy giờ......hai con đường" đi lính tình nguyện, hoặc xì tiền ra"

    (Nguyễn Ái Quốc, Thuế máu)

    b) Âý thế mà trong một bản bố cáo với những người bị lình bắt .... " không ngần ngại"

    (Nguyễn Ái Quốc, Thuế máu)

    Câu hỏi:

    Vì sao đoạn trích a) có yếu tố tự sự nhưng không phải văn bản tự sự, còn đoạn trích b) có yếu tố miêu tả nhưng không phải là văn bản miêu tả?
    Giả sử đoạn trích (a) không có những chi tiết cụ thể kể lại một kiểu bắt lính kì quặc và tàn ác liệu ta có lường trước được việc mộ lính "tình nguyện" đã gây ra sự nhũng lạm trắng trợn nhưu thê snaof không? Còn ở đoạn trích b) nếu thiếu đi dòng những dòng miêu tả sinh động về những người lính việt nam bị xích tay thì hay bị nhốt trong trường học " có lính pháp canh gác, lưỡi lê tuốt trần đạn lên lòng sẵn thì có ta có hình dung ra sự giả dối, lừa gạt trong lời rêu rao về " lòng sốt sắng đầu quân tấp nập không ngần ngại" được không?
    Từ việc tìm hiểu trên em có nhận xét gì về vai trò của các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận
    Trả lời:

    Đoạn trích ( a) và (b ) có sử dụng yếu tố miêu tả và tự sự nhưng cả hai đều là văn bản nghị luận. Cả hai đều nhằm mục đích vạch rõ sự phải trái, đúng sai để cho mọi người cùng thấy và có thái độ phản bác thích hợp. trong khi yếu tố tự sự và miêu tả trong hai đoạn a, b chỉ có tác dụng làm tăng thêm sự thuyết phục của văn bản.
    Nếu như ở đoạn a không có các chi tiết cụ thể kể về sự việc bắt lính thì người đọc không thể hình dung được việc mộ lính tình nguyện đã diễn ra hết sức trắng trợn và tinh vi đến mức nào.
    Nếu như ở đoạn b không có những dòng miêu tả về hình ảnh những người lính Việt Nam bị xích tay, bị nhốt trong trường học thì người đọc sẽ không thể hình dung được sự thê thảm của những người bị bắt lính như thế nào, văn bản sẽ mất đi sự sinh động cụ thể.
    => Yếu tố tự sự và miêu tả giúp cho văn bản nghị luận trở nên sinh động, cụ thể, và có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn.


    Câu 2. Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

    Các dân tộc anh em trên đất nước chúng ta đã sáng tạo ra muôn vàn truyện...... anh hùng ca của người Việt Cổ

    (Theo Cao Huy Đỉnh, Người anh hùng làng Gióng)

    Câu hỏi:

    a) Tìm những yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản trên và cho biết tác dụng của chúng.

    b) Vì sao tác giả văn bản trên đã không kể lại đầy đủ và cặn kẽ toàn bộ hai chuyện chàng Trăng và nàng Han mà chỉ tả cụ thể một số chi tiết trong những câu chuyện ấy?

    Trả lời:

    a)

    Yếu tố tự sự kể về chuyện chàng Trăng ( mẹ chàng mơ thấy thỏ trắng nhảy qua ngực và đẻ ra chàng, sau đó chàng giết tên bạo chúa và biến vào mặt trăng) của dân tộc Mơ- nông và chuyện Nàng Han (có công đánh giặc ngoại xâm sau đó nàng bay về trời) của dân tộc Thái.
    Yếu tố miêu tả : “suốt ngày chàng không nói, không cười chỉ thích khiên đao,... biến vào mặt trăng để đêm đêm soi xuống dòng thác Pông-gô-nhi những vầng sáng bạc”, “gần đấy có những vũng, những ao chi chít nối tiếp nhau và vết chân voi ngựa của quân nàng Han”,...
    b) Tác giả vãn bản trên đã không kể lại đầy đủ và cặn kẽ toàn bộ hai truyện Chàng Trăng và Nàng Han, mà chỉ tả cụ thổ một số hình ảnh và xể kĩ một số chi tiết trong những câu chuyện mà thôi, vì đây là những chi tiết, hình ảnh có lợi cho việc làm sáng tỏ luận điểm: Hai truyện Chàng Trăng và Nàng Han giống truyện Thánh Gióng, và đi sâu vào những chi tiết làm sáng tỏ luận điểm.


    Câu 3. Từ việc tìm hiểu trên, hãy cho biết: Khi đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận cần chú ý những gì?

    Trả lời:

    Chúng ta cần chú ý:

    Không sử dụng tràn lan các yếu tố miêu tả, tự sự. Bởi lẽ đây không phải là mục đích của văn bản nghị luận.
    Chỉ dùng với mục đích làm sáng tỏ luận điểm, làm cho luận điểm trở nên nổi bật.


    B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

    Bài tập 1: trang 116 sgk Ngữ văn 8 tập 2

    Chỉ ra các yếu tố tự sự và miêu tả trong đoạn văn nghị luận dưới đây và cho biết tác dụng của chúng.

    Sắp trung thu. Trời xứ Bắc hẳn trong,.... vùi vào im lặng.

    (Lê Trí Viễn, Một số bài giảng thơ văn Chủ tịch Hồ Chí Minh)

    Bài làm:
    Yếu tố miêu tả: bỗng đêm nay trăng sáng quá chừng, trong suốt, bao la, huyền ảo, vỗ về. Ngay bên cạnh cửa sổ trăng lồng trong bóng cây.
    Yếu tố tự sự: sắp Trung thu, đêm trước rằm đầu tiên từ ngày bị giam giữ, mười mấy ngày qua trừ cái bực mình ban đầu khi bị bắt giữ vô cớ... Tâm trạng người tù như vậy, nhưng người tù đành phải làm lơ. Như đành để mặc cho đêm đẹp đêm lành cho trăng mới, trăng giục.
    Tác dụng:
    Yếu tố tự sự: giúp cho người đọc biết được hoàn cảnh sáng tác bài thơ và tâm trạng cảm xúc nhà thơ.
    Yếu tố miêu tả giúp người đọc hình dung được cảnh đẹp của đêm trăng như thế nào.

    Bài tập 2: trang 116 sgk Ngữ văn 8 tập 2

    Nếu viết bài tập làm văn theo để bài “Nêu ý kiến của em về vẻ đẹp của bài ca dao “Trong đầm gì dẹp bằng sen" thì em có cần vận dụng các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài làm không ? Vì sao ?
    Bài làm:
    Khi viết bài văn nghị luận “Nêu ý kiến của em vẻ vẻ đẹp của bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen", người viết có thể sử dụng các yếu tố miêu tả để bài văn hay hơn, sinh động hơn. Bởi vì khi nghị luận về vẻ đẹp câu ca:"trong đầm gì đẹp bằng sen" ta cần vận dụng yếu tố miêu tả sẽ giúp người viết gợi tả được vẻ đẹp của hoa sen, của hồ sen đồng thời kết hợp với yếu tố tự sự giúp người viết đối thoại với bạn đọc hoặc nói lên sự gắn bó, những kỉ niệm của bản thân với hoa sen.
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  6. I. Yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận

    Câu 1. Cả hai văn bản a và b đều có yếu tố tự sự và miêu tả nhưng chúng là văn bản nghị luận. Bởi cả a và b đều giúp cho việc trình bày luận cứ được rõ ràng, cụ thể, sinh động và vì vậy văn bản có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn.

    Yếu tố tự sự ở đoạn văn a là những chi tiết cụ thể kể lại kiểu bắt lính kì quặc và tàn ác.“Vị chúa tỉnh” ra lệnh cho quan dưới quền trong một thời hạn phải nộp cho đủ người nhất định.
    Đầu tiên là tóm những người khỏe mạnh, người khổ, sau đó đòi đến con cái nhà giàu, giam cổ họ lại để vòi tiền… Nếu không có những chi tiết được kể như trên thì ta không thể lường được việc mộ lính “tình nguyện” đã nhũng nhiễu và làm tiền một cách trắng trợn.

    Ở đoạn văn b nếu ta bỏ những câu văn miêu tả về những người lính “tình nguyện”: “tốp thì bị xích tay điệu về tỉnh lị, tốp thì trước lúc xuống tàu bị nhốt (…) có lính (…) lưỡi lê tuốt trần, đạn đã lên nòng” thì không thể hình dung được sự giả dối và lừa gạt của những lời lẽ rêu rao về “lòng sốt sắng đầu quân tấp nập và không ngần ngại” từ phủ toàn quyền.
    Vai trò của yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận: (Đọc Ghi nhớ 1 trang 116).
    a. Ở văn bản trích “Người anh hùng làng Gióng” của Cao Huy Đỉnh ta thấy xúa hiện những yếu tố tự sự và miêu tả trong việc tác giả kể lại hai chuyện Chàng Trăng và Nàng Han của dân tộc Mơ-nông và dân tộc Thái.

    Trong hai đoạn văn, phần lớn là tự sự. Tuy nhiên, có một số câu chữ miêu tả. Chẳng hạn:

    A1 – Con thỏ trắng

    – Chàng cưỡi ngựa đá khổng lồ

    – Để đêm đêm soi xuống dòng thác Bông-gơ-nhi những vầng sáng bạc.

    A2 – Theo cờ lệnh bằng chăn dệt chỉ ngũ sắc.

    – Gần đấy có những vũng, những ao chi chít nối tiếp nhau.

    b. Tác giả không kể đầy đủ, cặn kẽ toàn bộ hai truyện Chàng Trăng và Nàng Han mà chỉ nhấn vào một số chi tiết cụ thể có sự trùng hợp với hình tượng Thánh Gióng, câu chuyện Thánh Gióng. Chẳng hạn “cưỡi ngựa đá khổng lồ” để cho ta liên tưởng việc Gióng “cưỡi ngựa sắt khổng lồ”, những ao vũng chi chít của vết chân voi ngựa nàng Han gợi tả những ao đầm chi chít của gót ngựa Thánh Gióng đi qua.

    Nhấn mạnh một số chi tiết giống với Thánh Gióng tác giả đã làm sáng tỏ ý: Chàng Trăng và Nàng Han “có nhiều nét giống với truyện Thánh Gióng miền xuôi”. Từ đó khẳng định truyện Thánh Gióng “thực là một bản anh hùng ca và là anh hùng ca của người Việt cổ”.

    Câu 2. Khi đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào văn nghị luận ta cần chú ý (đọc Ghi nhớ 1 trang 116).


    II. Luyện tập

    Câu 1. Có thể thấy đoạn văn nghị luận đang đề cập tới hai câu thơ rấ đẹp của Bác nói về trăng khi ở trong tù. GS Lê Trí Viễn đã dùng những câu văn tự sự “Sắp trung thu (…) đáng ghét của bộ mặt nhà giam”. Nhưng cơ bản là dùng những câu miêu tả: “Đêm nay trăng sáng quá chừng. Trong suốt, bao la, huyền ảo vỗ về. Ngay bên cửa sổ, lồng trong bóng cây. Đêm nay rất đẹp. Trong lòng rạo rực bao nhiêu nỗi niềm”.

    Người viết dùng những yếu tố tự sự và miêu tả để cho người đọc đặt mình vào hoàn cảnh vào tâm trạng của Bác, để từ đó cách hiểu thấu đáo những câu thơ của Người.


    Câu 2. Theo dõi bài Đọc thêm ta thấy Huy Cận đã dùng rất nhiều các yếu tố tự sự và miêu tả khi nêu ý kiến của mình về bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen”.

    Chẳng hạn để cho ta thấy việc đổi vần có tác dụng thê nào ở trong câu hỏi, tác giả viết “Đổi vần có khác nào như dòng nước đang chảy xuôi, ta dựng lên một cái đập (…) buộc dòng nước đổi chiều, đổi dòng”.

    Nói cụ thể hơn tác giả thấy “chính nhờ sự đảo ngược hình ảnh ấy mà chúng ta như thấy hiện lên bàn tay của ai đó đang lật từng lá sen xanh, chỉ từng bông sen trắng, đếm từng nhị sen vàng để phân bua cùng chúng ta”.

    Như vậy, việc miêu tả ở trên và tự sự ở sau đã tạo nên sự so sánh để làm cho ý kiến đưa ra sống động cụ thể và giàu sức thuyết phục.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy