Top 3 Cách viết đoạn văn nghị luận xã hội hay nhất

Hoàng Thế Dân 442 0 Báo lỗi

Nghị luận xã hội là một phần không thể thiếu trong chương trình văn học ở các cấp học. Những câu hỏi văn học dạng nghị luận xã hội sẽ kiểm tra kiến thức - vốn ... xem thêm...

  1. Top 1

    Nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lý

    Nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lý là bài văn nghị luận bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, quan điểm nhân sinh (như các vấn đề về nhận thức; về tâm hồn nhân cách; về các quan hệ gia đình xã hội, cách ứng xử; lối sống của con người trong xã hội…).


    Một số dạng câu hỏi nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lý phổ biến như:

    • Lòng biết ơn, lòng trắc ẩn, tình yêu thương, tinh thần đoàn kết,...
    • "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Gần mực thì đen/ Gần đèn thì rạng", "Không thầy đố mày làm nên",...
    • ...

    Để viết một đoạn văn nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lý hay, cần nắm rõ các bước sau đây:


    Mở đoạn:

          • Giới thiệu ngắn gọn vấn đề cần nghị luận. Có thể giới thiệu trực tiếp bằng một câu ghép hoặc gián tiếp bằng hai câu văn.

          Thân đoạn

          • Luận điểm 1: Giải thích rõ nội dung tư tưởng đạo lý; giải thích các từ ngữ, thuật ngữ, khái niệm, nghĩa đen, nghĩa bóng (nếu có); rút ra ý nghĩa chung của tư tưởng, đạo lý; quan điểm của tác giả qua câu nói (thường dành cho đề bài có tư tưởng, đạo lý được thể hiện gián tiếp qua câu danh ngôn, tục ngữ, ngạn ngữ…). Ví dụ:
            • Đối với hỏi NLXH trực tiếp như lòng trắc ẩn, lòng biết ơn, tình yêu thương, tinh thần đoàn kết,... Cần giải thích "lòng trắc ẩn" là gì? 'Biết ơn' là gì? 'Tình yêu thương' nghĩa là gì?
            • Đối với dạng hỏi NLXH gián tiếp qua danh ngôn, tục ngữ như "Uống nước nhớ nguồn"; cần giải thích nghĩa của các từ: nước, nguồn. Sau đó tìm mối liên hệ giữa các yếu tố 'nước', 'nguồn'. Từ đó đưa ra vấn đề cần nghị luận: Vai trò của lòng biết ơn, đặc biệt là lòng biết ơn của thế hệ đi sau đối với thế hệ trước.
          • Luận điểm 2: Phân tích, chứng minh tính đúng đắn của tư tưởng, đạo lý.
            • Trả lời câu hỏi vì sao tư tưởng đạo lý này lại đúng đắn, có giá trị thực tiễn đời sống hiện nay? Ví dụ vì sao cần có sống có lòng biết ơn? Vì sao lòng biết ơn lại có vai trò quan trọng trong cuộc sống
            • Dùng dẫn chứng để chứng minh. Lưu ý sử dụng dẫn chứng ngắn gọn, xúc tích, đi thẳng vào vấn đề nghị luận. Không kể lể, miêu tả dẫn chứng.
            • Rút tầm quan trọng và giá trị xã hội của vấn đề nghị luận.
          • Luận điểm 3: Bàn luận, mở rộng vấn đề
            • Để làm tốt luận điểm này, cần có cái nhìn khách quan, đa diện, nhiều chiều; cần đặt vấn đề trong nhiều hoàn cảnh xã hội khác nhau. Có thể đặt vấn đề trong một số hoàn cảnh phổ biến hoặc mới xảy ra trong xã hội để đưa ra quan điểm của bản thân.
            • Từ đó, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến tư tưởng, đạo lý vì có những tư tưởng, đạo lý đúng trong thời đại này nhưng còn hạn chế trong thời đại khác, đúng trong hoàn cảnh này nhưng chưa thích hợp trong hoàn cảnh khác; dẫn chứng minh họa.

            Kết đoạn:

              • Khẳng định tính đúng đắn của tư tưởng đạo lý
              • Liên hệ, bài học đối với bản thân.
              Nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lý

            1. Top 2

              Nghị luận xã hội về một hiện tượng tích cực trong đời sống

              Nghị luận xã hội về một hiện tượng tích cực trong đời sống là một dạng nghị luận xã hội, bàn về một biểu hiện có tính tích cực trong đời sống xã hội, tác động tốt đến con người hiện nay.


              Một số dạng nghị luận xã hội về một hiện tượng tích cực trong đời sống phổ biến như: Nghị luận về một việc tử tế, sống có trách nhiệm, sự sẻ chia trong cuộc sống,...


              Để viết một đoạn văn nghị luận xã hội về một hiện tượng tích cực trong đời sống hay, cần nắm rõ các bước sau đây:

              Mở đoạn
              :

              • Giới thiệu ngắn gọn vấn đề cần nghị luận. Có thể giới thiệu trực tiếp bằng một câu ghép hoặc gián tiếp bằng hai câu văn.

              Thân đoạn:

              • Luận điểm 1: Giải thích nghĩa của từ khóa, ý nghĩa của hiện tượng tích cực trong đời sống.
              • Luận điểm 2: Phân tích, chứng minh tính giá trị tốt đẹp của hiện tượng tích cực.
                • Trả lời câu hỏi: Vì sao hiện tượng này lại có ý nghĩa quan trọng với đời sống xã hội?
                • Dùng dẫn chứng để chứng minh. Lưu ý sử dụng dẫn chứng ngắn gọn, xúc tích, đi thẳng vào vấn đề nghị luận. Không kể lể, miêu tả dẫn chứng.
                • Rút tầm quan trọng và giá trị xã hội của vấn đề nghị luận.
              • Luận điểm 3: Bàn luận, mở rộng vấn đề
                • Để làm tốt luận điểm này, cần có cái nhìn khách quan, đa diện, nhiều chiều; cần đặt vấn đề trong nhiều hoàn cảnh xã hội khác nhau. Có thể đặt vấn đề trong một số hoàn cảnh phổ biến hoặc mới xảy ra trong xã hội để đưa ra quan điểm của bản thân.
                • Từ đó, đưa ra các biện pháp nhân rộng biểu hiện tích và phê phán mặt trái (thiểu số) của hiện tượng tích cực đó.

              Kết đoạn:

              • Khẳng định ý nghĩa xã hội của hiện tượng tích cực.
              • Liên hệ, bài học đối với bản thân.
              Nghị luận xã hội về một hiện tượng tích cực trong đời sống
            2. Top 3

              Nghị luận xã hội về một hiện tượng tiêu cực trong đời sống

              Cũng giống như nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lý và hiện tượng tích cực trong đời sống; nghị luận xã hội về hiện tượng tiêu cực cũng thường xuyên xuất hiện. Dạng đề này yêu cầu học sinh trinh bày quan điểm, suy nghĩ về một biểu hiện, một hiện tượng tiêu cực trong cuộc sống, có tác động xấu đến một nhóm người hoặc nhiều người trong xã hội.


              Một số dạng nghị luận xã hội về một hiện tượng tiêu cực trong đời sống phổ biến như: thói vô cảm, xả rác ra môi trường, lười học, ỷ lại, thói quen xấu,...


              Để viết một đoạn văn nghị luận xã hội về một hiện tượng tích cực trong đời sống hay, cần nắm rõ các bước sau đây:


              Mở đoạn:

              • Giới thiệu ngắn gọn vấn đề cần nghị luận. Có thể giới thiệu trực tiếp bằng một câu ghép hoặc gián tiếp bằng hai câu văn.

              Thân đoạn:

              • Luận điểm 1: Giải thích nghĩa của từ khóa được hỏi. Ví dụ giải thích thói vô cảm là gì, ỷ lại là như thế nào?...
              • Luận điểm 2: Phân tích, chứng minh tính tiêu cực trong vấn đề được hỏi.
                • Trả lời câu hỏi: Vì sao hiện tượng tiêu cực lại có tác động xấu đến bản thân, gia đình hoặc xã hội?. Cũng có thể trả lời câu hỏi "Người sống với hiện tượng tiêu cực đó sẽ như thế nào?". Nói cách khác là nêu tác hại của hiện tượng xấu với bản thân, gia đình, xã hội.
                • Dùng dẫn chứng để chứng minh. Lưu ý sử dụng dẫn chứng ngắn gọn, xúc tích, đi thẳng vào vấn đề nghị luận. Không kể lể, miêu tả dẫn chứng.
                • Nêu nguyên nhân, biện pháp khắc phục tình trạng, hiện tượng xấu này.
                • Rút ra tầm quan trọng của việc loại bỏ hiện trạng tiêu cực này đối với con người và xã hội
              • Luận điểm 3: Bàn luận, mở rộng vấn đề
                • Để làm tốt luận điểm này, cần có cái nhìn khách quan, đa diện, nhiều chiều; cần đặt vấn đề trong nhiều hoàn cảnh xã hội khác nhau. Có thể đặt vấn đề trong một số hoàn cảnh phổ biến hoặc mới xảy ra trong xã hội để đưa ra quan điểm của bản thân.

              Kết đoạn:

              • Khẳng định ý nghĩa của việc loại bỏ hiện trạng tiêu cực đối với xã hội
              • Liên hệ, bài học đối với bản thân.
              Nghị luận xã hội về một hiện tượng tiêu cực trong đời sống




            Công Ty cổ Phần Toplist
            Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
            Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
            Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
            Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
            Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy