Nghị luận xã hội về một hiện tượng tiêu cực trong đời sống
Cũng giống như nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lý và hiện tượng tích cực trong đời sống; nghị luận xã hội về hiện tượng tiêu cực cũng thường xuyên xuất hiện. Dạng đề này yêu cầu học sinh trinh bày quan điểm, suy nghĩ về một biểu hiện, một hiện tượng tiêu cực trong cuộc sống, có tác động xấu đến một nhóm người hoặc nhiều người trong xã hội.
Một số dạng nghị luận xã hội về một hiện tượng tiêu cực trong đời sống phổ biến như: thói vô cảm, xả rác ra môi trường, lười học, ỷ lại, thói quen xấu,...
Để viết một đoạn văn nghị luận xã hội về một hiện tượng tích cực trong đời sống hay, cần nắm rõ các bước sau đây:
Mở đoạn:
- Giới thiệu ngắn gọn vấn đề cần nghị luận. Có thể giới thiệu trực tiếp bằng một câu ghép hoặc gián tiếp bằng hai câu văn.
Thân đoạn:
- Luận điểm 1: Giải thích nghĩa của từ khóa được hỏi. Ví dụ giải thích thói vô cảm là gì, ỷ lại là như thế nào?...
- Luận điểm 2: Phân tích, chứng minh tính tiêu cực trong vấn đề được hỏi.
- Trả lời câu hỏi: Vì sao hiện tượng tiêu cực lại có tác động xấu đến bản thân, gia đình hoặc xã hội?. Cũng có thể trả lời câu hỏi "Người sống với hiện tượng tiêu cực đó sẽ như thế nào?". Nói cách khác là nêu tác hại của hiện tượng xấu với bản thân, gia đình, xã hội.
- Dùng dẫn chứng để chứng minh. Lưu ý sử dụng dẫn chứng ngắn gọn, xúc tích, đi thẳng vào vấn đề nghị luận. Không kể lể, miêu tả dẫn chứng.
- Nêu nguyên nhân, biện pháp khắc phục tình trạng, hiện tượng xấu này.
- Rút ra tầm quan trọng của việc loại bỏ hiện trạng tiêu cực này đối với con người và xã hội
- Luận điểm 3: Bàn luận, mở rộng vấn đề
- Để làm tốt luận điểm này, cần có cái nhìn khách quan, đa diện, nhiều chiều; cần đặt vấn đề trong nhiều hoàn cảnh xã hội khác nhau. Có thể đặt vấn đề trong một số hoàn cảnh phổ biến hoặc mới xảy ra trong xã hội để đưa ra quan điểm của bản thân.
Kết đoạn:
- Khẳng định ý nghĩa của việc loại bỏ hiện trạng tiêu cực đối với xã hội
- Liên hệ, bài học đối với bản thân.