Top 6 Bài soạn "Luyện tập: Đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận" lớp 8 hay nhất

Bình An 1012 0 Báo lỗi

Trong chương trình Ngữ văn lớp 8, chúng ta được học về cách làm văn nghị luận. Không chỉ bày tỏ ý kiến, quan điểm của bản thân, người viết còn có thể bày tỏ ... xem thêm...

  1. Hướng dẫn luyện tập

    1. Để sắp xếp các luận điểm trong bài văn nghị luận theo một trình tự hợp lí, cần lưu ý một số điểm sau:

    - Trong bài văn nghị luận, các luận điểm và lập luận cần được trình bày theo một trình tự hợp lí, chặt chẽ để làm luận điểm sáng tỏ và lập luận tăng sức thuyết phục.

    - Phải sắp xếp các ý lớn, ý nhỏ theo một trình tự nhất quán để vấn đề trình bày hiện ra rõ ràng hơn, nội dung bài văn trở nên mạch lạc và chặt chẽ.


    Câu 1: Cách sắp xếp các luận điểm còn lộn xộn, chưa thật hợp lí. Đây là chỉ là sự liệt kê luận điểm, chưa phải là sự sắp xếp luận điểm. Hơn nữa, các luận điểm này chưa thể hiện rõ đâu là luận điểm chính (ý lớn), đâu là luận điểm phụ (ý nhỏ). Có thể sắp xếp các ý đã có trong bài tập lại và đưa thêm một số nội dung để lập thành một dàn bài với những nội dung lớn như sau.

    * Mở bài: Nêu vấn đề cần bàn bạc : ích lợi của những chuyến tham quan, du lịch dối với học sinh

    * Thân bài: Nêu những luận điểm và lập luận để khẳng định những lợi ích của tham quan, du lịch. Cụ thể :

    - (1) Mở rộng tầm hiểu biết cho mỗi cá nhân

    + Hiểu cụ thể hơn, sâu hơn những điều được học trong nhà trường.

    + Hơn thế nữa, tham quan, du lịch còn giúp ta hiểu được cả những điều chưa được nói đến trong sách vở, chưa được nghe các thầy cô giáo giảng dạy trên lớp.

    - (2) Bồi dưỡng về tình cảm

    + Hiểu và yêu mến hơn vẻ đẹp của thiên nhiên, quê hương đất nước.

    + Hiểu và yêu hơn những vẻ đẹp của lao động sáng tạo.

    + Nhận rõ trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ danh lam thắng cảnh của quê hương, đất nước cũng như nhiệm vụ của bản thân mình trong việc giữ gìn bản sắc văn hoá và truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

    - (3) Là hình thức vui chơi giải trí bổ ích

    + Tham quan, du lịch là một trong những hình thức thư giãn, vui chơi giải trí đem lại nhiều niềm vui cho mọi người

    + Giảm bớt sự căng thẳng sau những ngày học tập vất vả.

    + Là điều kiện để các bạn trong lớp sống gần gũi, thông cảm và gắn bó với nhau hơn.

    - (4) Tăng cường sức khoẻ cho mọi người

    * Kết bài: Khẳng định những ích lợi to lớn của tham quan và du lịch đối với học sinh nói chung và đối với bản thân nói riêng.


    Câu 2:

    a. Trong đoạn văn Đi bộ ngao du, sau khi nêu ý chính ("Biết bao hứng thú khác nhau ta tập hợp được nhờ cách ngao du ấy"), Ru-xô đã vận dụng cả hai phương thức trực tiếp và gián tiếp để đưa các yếu tố biểu cảm vào bài:

    - Gián tiếp: nêu các yếu tố đối lập (ngồi trong cỗ xe tốt, chạy rất êm >< đi bộ, luôn vui vẻ, khoan khoái).

    - Trực tiếp biểu lộ cảm xúc qua các cụm từ: Ta hân hoan biết bao, ta sung sướng biết bao, Một bữa cơm đạm bạc mà sao có vẻ ngon lành thế!...

    b. Luận điểm "Những chuyến tham quan, du lịch đem đến cho ta nhiều niềm vui" có thể gợi cho chúng ta nhiều cảm xúc:

    - Muốn được hít thở bầu không khí thoáng đãng, trong lành.

    - Muốn được khám phá thới giới tự nhiên, xã hội, tìm hiểu những vẻ đẹp của quê hương, đất nước, con người.

    - Niềm vui được hoà nhập với thiên nhiên, xã hội.

    - Khát vọng cống hiến cho Tổ quốc nhiều hơn...

    c. Trong đoạn trích (SGK Ngữ văn 8 tr. 109), những cảm xúc được thể hiện khá rõ qua nhiều thủ pháp, nổi bật lên trong đó là những thủ pháp miêu tả, kể chuyện được đan xen, phối hợp với một giọng văn nhẹ nhàng nhưng khá truyền cảm.

    Tuy vậy, khi viết văn, mỗi người có một giọng điệu, một cách viết riêng. Bởi vậy, hoàn toàn có thể thêm vào các yếu tố biểu cảm, thậm chí thay đổi trật tự các câu văn cho phù hợp với cách cảm, cách nghĩ của mình.


    Câu 3: Chứng minh rằng nhiều bài thơ em đã học như: Cảnh khuya của Hồ Chí Minh, Khi con tu hú của Tố Hữu, Quê hương của Tế Hanh…đều biểu hiện rõ tình cảm thiết tha của các nhà thơ đối với thiên nhiên đất nước.

    Bài làm

    Mỗi bài thơ là mỗi một dòng tâm sự của nhà thơ, là một bức tranh thiên nhiên đẹp được cảm nhận qua cặp mắt tươi non và mõi bức tranh là 1 nét chấm phá riêng, nhưng luôn thể hiện được tình cảm đối với thiên nhiên của tác giả, và đặc biệt hơn, đó là tình cảm đối với quê hương sâu đậm ẩn chưuá trong mõi tác phẩm, qua những hình ảnh thiên nhiên.

    Tiếng suối trong như tiếng hát xa
    Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
    (Cảnh khuya)Tiếng suối, ánh trăng, bóng lồng hoa, ngập tràn trong thơ Bác là nhưũng hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp, cảm nhận dứoi con mắt của mọt con người lạc quan, và ẩn dứoi đó là một tinh thần yêu nước: "Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà".

    "Muốn đạp tan phòng hè ôi" - Người tù cách mạng muốn thoát khỏi cái cảnh tù túng, đi đến với tự do, muốn sống để chiến đấu vì Tổ Quốc, bởi qua sngột ngạt trong cảnh tù túng, nhưng đâu chỉ có cái cảm giác ngột ngạt muốn đạp tan phòng, trước đó là một tâm hồn cảm với thiên nhiên, yếu thiên nhiên và mượn tiếng tu hú để nói lên nỗi lòng mình - người chiến sĩ cách mạng.

    Và hiện lên là chất muối nồng mặn trong từng câu của Quê Hương - Tế Hanh yêu quê, nhớ đến từng hình ảnh con người vùng biển chất phác, tình cảm quê hương thấm dần trong lòng nhà thơ, và giờ đây ta cảm nhận được vương vấn đâu đây trong thơ tế Hanh là chất muối mặn nồng tình người dân vùng biển.

    Luôn là thiên nhiên, và luôn là tình yêu quê hương đất nước - đó là chủ đề luôn mới trong mỗi bài thơ được viết nên.

    (Sưu tầm)

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  2. LUYỆN TẬP TRÊN LỚP
    Câu 1 (SGK trang 108, Ngữ Văn 8, tập hai)

    Cách sắp xếp các luận điểm còn lộn xộn, chưa thật hợp lí. Có thể sắp xếp các ý đã có trong bài tập lại và đưa thêm một số nội dung để lập thành một dàn bài với những nội dung lớn như sau:

    * Mở bài: Nêu vấn đề cần bàn bạc: ích lợi của những chuyến tham quan, du lịch dối với học sinh

    * Thân bài: Nêu những luận điểm và lập luận để khẳng định những lợi ích của tham quan, du lịch. Cụ thể:

    - (1) Mở rộng tầm hiểu biết cho mỗi cá nhân

    + Hiểu cụ thể hơn, sâu hơn những điều được học trong nhà trường.

    + Hơn thế nữa, tham quan, du lịch còn giúp ta hiểu được cả những điều chưa được nói đến trong sách vở, chưa được nghe các thầy cô giáo giảng dạy trên lớp.

    - (2) Bồi dưỡng về tình cảm

    + Hiểu và yêu mến hơn vẻ đẹp của thiên nhiên, quê hương đất nước.

    + Hiểu và yêu hơn những vẻ đẹp của lao động sáng tạo.

    + Nhận rõ trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ danh lam thắng cảnh của quê hương, đất nước cũng như nhiệm vụ của bản thân mình trong việc giữ gìn bản sắc văn hoá và truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

    - (3) Là hình thức vui chơi giải trí bổ ích

    + Tham quan, du lịch là một trong những hình thức thư giãn, vui chơi giải trí đem lại nhiều niềm vui cho mọi người

    + Giảm bớt sự căng thẳng sau những ngày học tập vất vả.

    + Là điều kiện để các bạn trong lớp sống gần gũi, thông cảm và gắn bó với nhau hơn.

    - (4) Tăng cường sức khoẻ cho mọi người

    * Kết bài: Khẳng định những ích lợi to lớn của tham quan và du lịch đối với học sinh nói chung và đối với bản thân nói riêng.


    Câu 2 (SGK trang 108, Ngữ Văn 8, tập hai)

    a. Trong đoạn văn Đi bộ ngao du, sau khi nêu ý chính ("Biết bao hứng thú khác nhau ta tập hợp được nhờ cách ngao du ấy"), Ru-xô đã vận dụng cả hai phương thức trực tiếp và gián tiếp để đưa các yếu tố biểu cảm vào bài:

    - Gián tiếp: nêu các yếu tố đối lập (ngồi trong cỗ xe tốt, chạy rất êm >< đi bộ, luôn vui vẻ, khoan khoái).

    - Trực tiếp biểu lộ cảm xúc qua các cụm từ: Ta hân hoan biết bao, ta sung sướng biết bao, Một bữa cơm đạm bạc mà sao có vẻ ngon lành thế!...

    b. Luận điểm "Những chuyến tham quan, du lịch đem đến cho ta nhiều niềm vui" có thể gợi cho chúng ta nhiều cảm xúc:

    - Muốn được hít thở bầu không khí thoáng đãng, trong lành.

    - Muốn được khám phá thới giới tự nhiên, xã hội, tìm hiểu những vẻ đẹp của quê hương, đất nước, con người.

    - Niềm vui được hoà nhập với thiên nhiên, xã hội.

    - Khát vọng cống hiến cho Tổ quốc nhiều hơn...

    c. Trong đoạn trích (SGK Ngữ văn 8 tr 109), những cảm xúc được thể hiện khá rõ qua nhiều thủ pháp, nổi bật lên trong đó là những thủ pháp miêu tả, kể chuyện được đan xen, phối hợp với một giọng văn nhẹ nhàng nhưng khá truyền cảm.

    Tuy vậy, khi viết văn, mỗi người có một giọng điệu, một cách viết riêng. Bởi vậy, hoàn toàn có thể thêm vào các yếu tố biểu cảm, thậm chí thay đổi trật tự các câu văn cho phù hợp với cách cảm, cách nghĩ của mình.


    Câu 3 (SGK trang 108, Ngữ Văn 8, tập hai)

    Bài làm

    Mỗi bài thơ là mỗi một dòng tâm sự của nhà thơ, là một bức tranh thiên nhiên đẹp được cảm nhận qua cặp mắt tươi non và mõi bức tranh là 1 nét chấm phá riêng, nhưng luôn thể hiện được tình cảm đối với thiên nhiên của tác giả, và đặc biệt hơn, đó là tình cảm đối với quê hương sâu đậm ẩn chưuá trong mõi tác phẩm, qua những hình ảnh thiên nhiên.

    Tiếng suối trong như tiếng hát xa

    Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

    (Cảnh khuya)

    Tiếng suối, ánh trăng, bóng lồng hoa, ngập tràn trong thơ Bác là nhưũng hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp, cảm nhận dứoi con mắt của mọt con người lạc quan, và ẩn dứoi đó là một tinh thần yêu nước: "Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà".

    "Muốn đạp tan phòng hè ôi" - Người tù cách mạng muốn thoát khỏi cái cảnh tù túng, đi đến với tự do, muốn sống để chiến đấu vì Tổ Quốc, bởi qua sngột ngạt trong cảnh tù túng, nhưng đâu chỉ có cái cảm giác ngột ngạt muốn đạp tan phòng, trước đó là một tâm hồn cảm với thiên nhiên, yếu thiên nhiên và mượn tiếng tu hú để nói lên nỗi lòng mình - người chiến sĩ cách mạng.

    Và hiện lên là chất muối nồng mặn trong từng câu của Quê Hương - Tế Hanh yêu quê, nhớ đến từng hình ảnh con người vùng biển chất phác, tình cảm quê hương thấm dần trong lòng nhà thơ, và giờ đây ta cảm nhận được vương vấn đâu đây trong thơ tế Hanh là chất muối mặn nồng tình người dân vùng biển.

    Luôn là thiên nhiên, và luôn là tình yêu quê hương đất nước - đó là chủ đề luôn mới trong mỗi bài thơ được viết nên.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  3. I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

    1. Yếu tố biểu cảm trong bài văn nghị luận được thể hiện rõ nhất qua ba yếu tố:

    Các từ ngữ biểu cảm
    Các câu cảm thán
    Giọng điệu câu văn, bài văn.
    2. Các yếu tố biểu cảm có vai trò khá quan trọng trong một bài văn nghị luận.Tuy nhiên, dù sao chúng cũng chỉ là những yếu tố phụ, được sử dụng nhằm tăng sức thuyết phục, tác động của vấn đề đối với bạn đọc. Bởi vậy, khi đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận cần chú ý: Trọng tâm của một bài văn nghị luận là những luận điểm, luận cứ. Việc sử dụng các yếu tố biểu cảm nhằm góp phần làm nổi bật những luận điểm, luận cứ đó. Yếu tố biểu cảm chỉ có ý nghĩa bổ trợ, không nên quá chú trọng dẫn đến việc làm mờ đi nội dung chính của bài. Việc lạm dụng các yếu tố biểu cảm một cách tràn lan không những không đạt được hiệu quả mong muốn mà còn phản tác dụng, làm giảm sự tập trung của người đọc.

    Trong các bài văn, đoạn văn được trích dẫn trong bài, có thể nhận thấy yếu tố biểu cảm bộc lộ trên từng câu chữ, từng dấu chấm, dấu phẩy, chỗ ngắt đoạn. Mặc dù vậy, các luận điểm, lập luận chính của bài vẫn được đảm bảo, không những thế còn nổi bật hơn, tạo được sức tác động mạnh hơn. Đó là nhờ khả năng điều chỉnh, định hướng của các tác giả. Cho dù viết trong xúc cảm tràn ngập, tác giả vẫn luôn bám sát vấn đề trọng tâm, không sa đà vào những yếu tố phụ.


    II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

    Câu 1. Để sắp xếp các luận điểm trong bài văn nghị luận theo một trình tự hợp lí, cần lưu ý một số điểm sau:

    Trong bài văn nghị luận, các luận điểm và lập luận cần được trình bày theo một trình tự hợp lí, chặt chẽ để làm luận điểm sáng tỏ và lập luận tăng sức thuyết phục.
    Phải sắp xếp các ý lớn, ý nhỏ theo một trình tự nhất quán để vấn đề trình bày hiện ra rõ ràng hơn, nội dung bài văn trở nên mạch lạc và chặt chẽ.
    Trong bài tập 1, cách sắp xếp các luận điểm còn lộn xộn, chưa thật hợp lí. Đây là chỉ là sự liệt kê luận điểm, chưa phải là sự sắp xếp luận điểm. Hơn nữa, các luận điểm này chưa thể hiện rõ đâu là luận điểm chính (ý lớn), đâu là luận điểm phụ (ý nhỏ). Có thể sắp xếp các ý đã có trong bài tập lại và đưa thêm một số nội dung để lập thành một dàn bài với những nội dung lớn như sau.

    * Mở bài

    Nêu vấn đề cần bàn bạc: ích lợi của những chuyến tham quan, du lịch dối với học sinh

    * Thân bài

    Nêu những luận điểm và lập luận để khẳng định những lợi ích của tham quan, du lịch. Cụ thể:

    Mở rộng tầm hiểu biết cho mỗi cá nhân

    Hiểu cụ thể hơn, sâu hơn những điều được học trong nhà trường.
    Hơn thế nữa, tham quan, du lịch còn giúp ta hiểu được cả những điều chưa được nói đến trong sách vở, chưa được nghe các thầy cô giáo giảng dạy trên lớp.
    Bồi dưỡng về tình cảm

    Hiểu và yêu mến hơn vẻ đẹp của thiên nhiên, quê hương đất nước.
    Hiểu và yêu hơn những vẻ đẹp của lao động sáng tạo.
    Nhận rõ trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ danh lam thắng cảnh của quê hương, đất nước cũng như nhiệm vụ của bản thân mình trong việc giữ gìn bản sắc văn hoá và truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
    Là hình thức vui chơi giải trí bổ ích

    Tham quan, du lịch là một trong những hình thức thư giãn, vui chơi giải trí đem lại nhiều niềm vui cho mọi người
    Giảm bớt sự căng thẳng sau những ngày học tập vất vả.
    Là điều kiện để các bạn trong lớp sống gần gũi, thông cảm và gắn bó với nhau hơn.
    Tăng cường sức khoẻ cho mọi người

    * Kết bài

    Khẳng định những ích lợi to lớn của tham quan và du lịch đối với học sinh nói chung và đối với bản thân nói riêng.


    Câu 2. a) Trong đoạn văn Đi bộ ngao du, sau khi nêu ý chính ("Biết bao hứng thú khác nhau ta tập hợp được nhờ cách ngao du ấy"), Ru-xô đã vận dụng cả hai phương thức trực tiếp và gián tiếp để đưa các yếu tố biểu cảm vào bài:

    Gián tiếp: nêu các yếu tố đối lập (ngồi trong cỗ xe tốt, chạy rất êm >< đi bộ, luôn vui vẻ, khoan khoái).
    Trực tiếp biểu lộ cảm xúc qua các cụm từ: Ta hân hoan biết bao, ta sung sướng biết bao, Một bữa cơm đạm bạc mà sao có vẻ ngon lành thế!...
    b) Luận điểm "Những chuyến tham quan, du lịch đem đến cho ta nhiều niềm vui" có thể gợi cho chúng ta nhiều cảm xúc:

    Muốn được hít thở bầu không khí thoáng đãng, trong lành.
    Muốn được khám phá thới giới tự nhiên, xã hội, tìm hiểu những vẻ đẹp của quê hương, đất nước, con người.
    Niềm vui được hoà nhập với thiên nhiên, xã hội.
    Khát vọng cống hiến cho Tổ quốc nhiều hơn...
    c) Trong đoạn trích (SGK, tr. 109), những cảm xúc được thể hiện khá rõ qua nhiều thủ pháp, nổi bật lên trong đó là những thủ pháp miêu tả, kể chuyện được đan xen, phối hợp với một giọng văn nhẹ nhàng nhưng khá truyền cảm.

    Tuy vậy, khi viết văn, mỗi người có một giọng điệu, một cách viết riêng. Bởi vậy, hoàn toàn có thể thêm vào các yếu tố biểu cảm, thậm chí thay đổi trật tự các câu văn cho phù hợp với cách cảm, cách nghĩ của mình.


    Câu 3. Khi đưa các yếu tố biểu cảm vào bài văn theo yêu cầu của đề đã cho, cần chú ý một số điểm sau:

    Trước hết, bản thân người viết cũng phải có những tình cảm chân thực về quê hương, đất nước.
    Không phải từ nào, câu nào cũng cần biểu cảm.
    Lựa chọn thời điểm đưa từ ngữ, câu văn biểu cảm sao cho thích hợp.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  4. A- KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

    I- CHUẨN BỊ Ở NHÀ

    Cho đề bài: " Sự bổ ích của những chuyến tham quan du lịch, đối với học sinh". Lập dàn ý các luận điểm và luận cứ cần thiết

    Gợi ý:

    Mở bài: Nêu lợi ích của việc tham quan, du lịch.

    Thân bài :

    Lợi ích cụ thể của những chuyến tham quan, du lịch đối với học sinh.
    Vể thể chất, tham quan, du lịch khiến cho học sinh thêm khỏe mạnh.
    Về tình cảm, tham quan, du lịch giúp học sinh tìm thấm được những niêm vui cho bản thân, có thêm tình yêu đối với thiên nhiên, với quê hương đất nước.
    Về kiến thức, tham quan, du lịch giúp học sinh hiểu cụ thể hơn, sâu hơn những điều được học trong trường qua những điều mắt thấy tai nghe; thêm nhiều bài học có thể còn chưa có trong sách vở của nhà trường.
    Kết bài: Khẳng định tác dụng của tham quan, du lịch.


    II- LUYỆN TẬP TRÊN LỚP

    Câu 1. Để làm sáng tỏ vấn đề trên, cách sắp xếp các luân điểm theo trình tự dưới đây có hợp lí không? Vì sao? Nên sửa như thế nào?

    a) Những chuyến tham quan, du lịch giúp ta hiểu biết nhiều hơn và yêu mến hơn vẻ đẹp của thiên nhiên, của quê hương đất nước.

    b) Những chuyến tham quan, du lịch mang lại cho ta nhiều bài học có thể chưa cớ trong sách vở.

    c) Những chuyến tham quan, dụ lịch khiến ta hiểu cụ thể hơn, sâu hơn những điều được học trong nhà trường.

    d) Những chuyến tham quan, du lịch đem đến cho ta thật nhiều niềm vui. e) Những chuyến tham quan, giúp ta tăng cường sức khoẻ.

    Trả lời:

    Cách sắp xếp các luận điểm còn lộn xộn, chưa thật hợp lí.

    Sắp xếp: c - b - a - d - e.


    Câu 2. Hãy trình bày các luận điểm đó cho có sức truyền cảm bằng việc thực hiện các bài tập sau:

    a) Tham khảo đoạn văn sau và tìm những gợi ý cho em về việc đưa yếu tố biểu cảm vào văn nồi tghị luận.

    " Biết bao điều hứng thú khác nhau tập hợp được nhờ cách ngao du thú vị ấy, không kể sức... cái giường tồi tàn"

    b) Nếu phải trình bày luận điểm" những chuyến tham quan du lịch đem đến cho chúng ta nhiều điều niềm vui" hãy cho biết:

    " Không chỉ tăng cường sức mạnh thể chất, những chuyến tham quan du lịch.... nơi góc phố hay trên con đường quen thuộc"

    Trả lời:

    a.

    Yếu tố biểu cảm trong đoạn văn: niềm vui sướng, hạnh phúc ngập tràn vì được đi bộ.
    Cảm xúc ấy biểu hiện tràn ngập trong đoạn văn, giọng điệu phấn chấn, vui tươi, hồ hởi, các từ ngữ biểu cảm, ...
    b. Đoạn văn mẫu:

    "Không chỉ tăng cường sức mạnh thể chất, những chuyến tham quan du lịch còn đem lại cho ta rất nhiều niềm vui sướng trong tâm hồn. Chắc các bạn vẫn chưa quên lần cả lớp mình cùng đến thăm vịnh Hạ Long. Hôm ấy, không ai trong chúng ta kìm nổi một tiếng reo, khi sau một chặng đường dài, chợt thấy trải ra trước mắt mình cả một cảnh trời biển, nước non mênh mông, kì thú. Tôi nhớ hôm trước bạn Lệ Quyên còn đang âu sầu vì bị cô giáo phê bình. Tôi để ý thấy Lệ Quyên vẫn lặng lẽ, nhưng nét mặt của bạn cứ rạng rỡ dần lên trước cảnh nước biếc non xanh. Nỗi buồn kia cũng tan đi hẳn, như có một phép màu. Niềm vui sướng ấy không thể có khi chúng ta suốt năm chỉ quẩn quanh trong căn nhà, nơi góc phố hay trên con đường mòn quen thuộc?".


    Câu 3. Theo trình tự luyện tập trên lớp, hãy tiếp tục đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn được viết theo đề bài : “Chứng minh rằng nhiều bài thơ em đã học như Cảnh khuya của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Khi con tú hú của Tố Hữu, Quê hương của Tế Hanh ... đều biểu hiện rõ tình cảm thiết tha của các nhà thơ đó, với thiên nhiên, đất nước”.

    Trả lời:

    Dàn bài:

    Mở bài: Giới thiệu và đưa ra nhận định những bài thơ đã học như Cảnh khuya của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Khi con tú hú của Tố Hữu, Quê hương của Tế Hanh ... đều biểu hiện rõ tình cảm thiết tha của các nhà thơ đó, với thiên nhiên, đất nước

    Thân bài:

    Đưa ra các luận điểm để chứng minh:

    Tình cảm của nhà thơ đối với thiên nhiên
    Tình cảm của nhà thơ đối với đất nước
    ( Từ những luận điểm trên, đối chiếu vào các tác phẩm để tìm luận cứ chứng minh)

    Kết bài:


    Bài viết tham khảo:

    Mỗi một tác phẩm thơ ca là những dòng tâm sự của nhà thơ, là một bức tranh thiên nhiên đẹp được cảm nhận qua cặp mắt tươi non và là mỗi bức tranh là 1 nét chấm phá riêng, nhưng luôn thể hiện được tình cảm đối với thiên nhiên của tác giả, và đặc biệt hơn, đó là tình cảm đối với quê hương sâu đậm ẩn chứa trong mỗi tác phẩm. Một trong số đó, chúng ta không thể không nhắc tới các tác phẩm Cảnh khuya của Hồ Chí Minh,Khi con tu hú của Tố Hữu và cuối cùng là Quê hương của Tế Hanh.


    Thiên nhiên đem đến cho người thi sĩ những tâm tư tình cảm, những cái nhìn và cảm nhận khác nhau. Hòa mình vào thiên nhiên cảm thấy tâm hồn ta nhẹ nhõm, bay bổng thả mình theo những làn gió thổi… tất cả đều có đặc điểm chung là toát lên tình yêu quê hương đất nước tha thiết, đằm thắm. Mỗi bài thơ là một dòng cảm xúc riêng của tác giả, là một bức tranh nhiên nhiên trong đêm khuya tĩnh lặng:


    “ Tiếng suối trong như tiếng hát xa

    Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

    Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

    Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”.

    ( Cảnh khuya – Hồ Chí Minh )


    Bốn câu thơ là bức tranh thiên nhiên với dòng suối , trăng, cây cổ thụ,...Biện pháp nghệ thuật so sánh:" Tiếng suối trong- tiếng hát xa" cùng với cách miêu tả:" trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa" gợi ta khung cảnh đêm khuya tĩnh lặng đến mức có thể nghe được âm thanh tiếng suối chảy. Từ bức tranh thiên nhiên trong đêm khuya đó là tâm trạng của người thi sĩ nhớ về quê hương khi bị giam cầm trên nơi đất khách quê người. Tiếng suối,tiếng hát, trăng, hoa đều là những hình ảnh thiên nhiên đẹp nhất được cảm nhận dưới con mắt của con người lạc quan, yêu đời.. và đặc biệt hơn cả là nó ẩn chứa lòng yêu nước sâu sắc: “ chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”h. Với bốn câu thơ ngắn ngọn, mà tác giả đã cho ta cảm nhận được lòng yêu nước nồng nàn, dù có bị giam trong ngục tối nhưng tinh thần lạc quan, yêu đời, tin tưởng vào một tương lai tươi sáng vẫn lan tỏa ra khắp không gian nơi đây. Gửi tâm tình của mình vào những hình ảnh vô cùng tươi đẹp, bút pháp ước lệ tô đậm thêm cho tình yêu của Người đối với đất nước. Cũng là viết về quê hương nhưng Tố Hữu lại vẽ một bức tranh vô cùng nhộn nhịp:


    “khi con tu hú gọi bầy

    Lúa chiêm đang chín trái cây ngọt dần

    Vườn rân dậy tiếng ve ngân

    Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

    Trời xanh càng rộng càng cao

    Đôi con diều sáo lộn nhào từng không…”


    Bức tranh thiên nhiên đồng quê vui nhộn với những tiếng tu hú gọi bầy, tiếng ve ngân râm ran, trên đồng lúa đã chín vàng rộ gọi theo trái cây bắt đầu căng mọng, ngọt dần. Nền trời xanh trong vắt, lại được điểm thêm đôi con diều nhào lộn trên không….. bức tranh đồng quê như hiện ra trước mắt người đọc, ta lại nhớ về một tuổi thơ đầy áp những tiếng cười và niềm vui. Nhưng đọc đến khổ thứ hai ta cảm nhận được cảm xúc của tác giả được đẩy lên đến đỉnh điểm, dường như tác giả muốn thoát ra khỏi sự kiềm chế, áp bức:


    “ Ta nghe hè dây bên lòng

    Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ơi

    Ngột ngạt làm sao, chết uất thôi

    Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu”


    Hình như đây cũng là tâm trạng của người chiến sĩ cách mạng, muốn thoát khỏi sự tù túng, muốn đi đến cái tự do. Muốn đạp tan cánh cửa ngột ngạt để hòa mình với thên nhiên, đó là một tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp, mượn tiếng tu hú đến giải tỏa nỗi lòng của mình. Và cái chất muối nồng đậm trong bài thơ quê hương của Tế Hanh lại làm lòng ta càng thêm yêu quê thương tha thiết hơn:


    “ làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới

    Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.

    Khi trời trong, gió nhẹ sớm mai hồng

    Dân trai cháng bơi thuyền đi đánh cá:

    Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

    Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt Trường Giang

    Cánh buồm trương to như mảnh hồn làng

    Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…”


    Khác với hai bài thơ trên, Quê hương của Tế Hanh lại là một bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp của người dân làng chài. Tác giả nhớ đến từng con người, từng khung cảnh khi làm việc bầu trời trong xanh với từng cơn gió thổi nhè nhẹ…. những chàng trai dướn tấm thân rám nắng của mình ra biển đánh cá, tuy chiếc thuyền không to không đẹp nhưng nó vẫn hăng hái ra biển không kém gì những con tuấn mã. Đọc mấy câu thơ đầu mà ta cảm thấy được vị muối nồng mặn trong từng câu từng chữ của thơ Tế Hanh, hiện lên là những con người lao động chất phác, cần cù, chăm chỉ.Tình cảm ấy thấm đượm trong từng câu thơ của ông, và ngẫm lại ta vẫn cảm nhận được vấn vương đâu đó là chất muối nặn của người dân chài lưới.


    Đều là thiên nhiên, đều là tình yêu quê hương đất nước mà mỗi bài thơ đều có những nét đẹp riêng, một vẻ đẹp riêng biệt. Mỗi bài thơ là mỗi bức tranh tâm trạng mà các nhà thơ gửi gắm, ta hiểu được phần nào tình yêu, tình thương của các tác giả khi hướng về quê hương. Là một đề tài không mới nhưng thiên nhiên, quê hương, đất nước luôn là đề tài mà các tác giả muốn hướng tới, đọc mỗi bài thơ ta càng cảm thấy yêu đất nước mình nhiều hơn

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  5. I. Chuẩn bị ở nhà

    Đề bài: Sự bổ ích của những chuyến tham quan, du lịch đối với học sinh

    Dàn ý những luận điểm cần thiết

    a. Mở bài: Nêu vấn đề cần bạc: Ích lợi của những chuyến tham quan du lịch đối với mỗi học sinh.

    b. Thân bài: Đưa luận điểm và lập luận riêng của người viết để khẳng định những lợi ích của tham quan du lịch.

    - Mở rộng tầm hiểu biết cho mỗi cá nhân

    + Giúp củng cố bài học trên lớp

    + Tiếp xúc những kiến thức chưa được học trên lớp

    - Bồi dưỡng về tình cảm

    + Yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước hơn.

    + Yêu con người lao động

    - Là hình thức giải trí

    + Thư giãn, vui chơi đem lại niềm vui cho con người

    + Giảm bớt sự căng thẳng sau những ngày học tập vất vả.

    + Làm tăng tình đoàn kết giữa học sinh trong lớp

    - Tăng cường sức khỏe

    c. Kết bài: Khẳng định vai trò, lợi ích của tham quan du lịch với học sinh.


    II. Luyện tập trên lớp

    Câu 1 (trang 108 sgk Văn 8 Tập 2): Cách sắp xếp các luận điểm trên chưa hợp lí vì còn lộn xộn, chưa xác định được ý lớn, ý nhỏ.

    Sửa

    - Những chuyến du lịch đem lại cho ta những hiểu biết nhiều hơn,..

    + Mang lại cho ta nhiều bài học chưa có trong sách vở

    + Hiểu sâu hơn những gì học trong nhà trường

    - Mang cho ta thật nhiều niềm vui

    - Giúp ta tăng cường sức khỏe


    Câu 2 (trang 108 sgk Văn 8 Tập 2):

    a. Những gợi ý về việc đưa yếu tố biểu cảm vào trong bài văn nghị luận:

    - Nêu yếu tố đối lập: ngồi trong cỗ xe tốt chạy rất êm nhưng buồn bã, cáu kỉnh,.

    - Bộc lộ trực tiếp tình cảm: ta hân hoan biết bao, ta thích thú biết bao, ta ngủ ngon giấc biết bao,..

    b.

    + Luận điểm "Những chuyến tham quan, du lịch đem đến cho ta nhiều niềm vui" có thể gợi cho chúng ta nhiều cảm xúc:

    - Muốn được hít thở bầu không khí thoáng đãng, trong lành.

    - Muốn được khám phá thới giới tự nhiên, xã hội, tìm hiểu những vẻ đẹp của quê hương, đất nước, con người.

    - Niềm vui được hoà nhập với thiên nhiên, xã hội.

    + Theo em, đoạn nghị luận đã thể hiện được một số trạng thái cảm xúc ấy, tuy nhiên tùy theo cảm nhận của cá nhân mỗi người mà biểu đạt theo những cách khác nhau.

    + Có thể đưa các yếu tố biểu cảm để thể hiện đứng những cảm xúc chân thật của em.

    + Viết lại đoạn văn

    Tham quan du lịch đem đến cho chúng ta rất nhiều điều bổ ích, chuyến đi tham quan vịnh Hạ Long của lớp ta trong dịp hè vừa qua quả là một chuyến đi đáng nhớ. Chắc hẳn, chưa một ai trong chúng ta quên cảm giác nhìn thấy cảnh trời biển núi non mênh mông sau một chặng đường dài. Ai cũng vui mừng, tươi tỉnh hẳn lên đặc biệt là Lệ Quyên, bạn ấy không còn âu sầu vì điểm kém như trước nữa. Dường như vẻ đẹp non nước hữu tình đã làm thay đổi tâm trạng và cảm xúc của con người.


    Câu 3 (trang 109 sgk Văn 8 Tập 2): Đưa các yếu tố biểu cảm vào bài văn "Chứng minh rằng nhiều bài thơ em đã học như Cảnh khuya, Khi con tu hú, Quê hương,.. đều biểu hiện rõ tình cảm thiết tha của các nhà thơ với thiên nhiên, đất nước."

    a. Luận điểm: Tình cảm thiết tha của các nhà thơ Việt Nam đối với thiên nhiên qua các bài thơ Cảnh khuya (Hồ Chí Minh), Khi con tú hú (Tố Hữu), Quê hương (Tế Hanh).

    b. Phát triển các luận cứ:

    - Đó là cảnh thiên nhiên đẹp, trong sáng, thấm đẫm tình người.

    - Đó là cảnh thiên nhiên gắn liền với khát khao tự do.

    - Đó là cảnh thiên nhiên gắn liền với nỗi nhớ và tình yờu làng biển quờ hương.

    c. Yếu tố biểu cảm: Đồng cảm, chia sẽ, kính yêu, khâm phục, cùng bồn chồn rạo rực, cùng lo lắng, băn khoăn, cùng nhớ tiếc bâng khuâng…

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  6. I - HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

    Câu 1. Để biết cách sắp xếp các luận điểm như trình tự trong SGK có hợp lí không, các em cần lưu ý một số điểm sau :

    - Việc nêu luận điểm và trình bày lập luận không phải là sự liệt kê, sự kể lại các nội dung cần trình bày mà là sự sắp đặt theo một trình tự hợp lí, chặt chẽ để làm luận điểm sáng tỏ và lập luận tăng sức thuyết phục. Bởi thế việc có ý nào, có luận điểm nào là đưa ngay luận điểm ấy, không có sự cân nhắc thì chưa thể gọi là bài văn nghị luận chặt chẽ.

    - Phải sắp xếp các ý lớn, ý nhỏ theo một trình tự nhất quán để vấn đề trình bày hiện ra rõ ràng hơn. Không thể sắp xếp ý lộn xộn, rời rạc mà cần có sự phân ý trình bày để nội dung bài văn trở nên mạch lạc và chặt chẽ.

    Từ sự xác định như trên, ta thấy cách sắp xếp các luận điểm đưa ra trong bài tập còn lộn xộn, chưa thật hợp lí. Đây chỉ là sự liệt kê luận điểm, chưa phải là sự sắp xếp luận điểm. Hơn nữa, các luận điểm này chưa thể hiện rõ đâu là luận điểm chính (ý lớn), đâu là luận điểm phụ (ý nhỏ). Vì vậy, ta có thể sắp xếp, gộp các ý đã có trong bài tập lại và đưa thêm một số nội dung để lập thành một dàn bài với những nội dung lớn như sau :

    * Mở bài : Nêu vấn đề cần bàn bạc : ích lợi của những chuyến tham quan, du lịch đồi với học sinh.

    * Thân bài : Đưa luận điểm và lập luận riêng của người viết để khẳng định những lợi ích của tham quan, du lịch. Cụ thể :

    (1) Mở rộng tầm hiểu biết cho mỗi cá nhân

    - Hiểu cụ thể hơn, sâu hơn những điều được học trong lớp.

    - Trước khi đi tham quan, du lịch mới chỉ được nghe qua lời giảng của các thầy, cô giáo nên mới hiểu sự vật, hiện tượng qua sự liên tưởng, tưởng tượng ; nay đi tham quan, du lịch được tai nghe, mắt thấy nên hiểu trực quan và cụ thể, rõ ràng hơn rất nhiều.

    - Hơn thế nữa, tham quan, du lịch còn giúp ta hiểu được cả những điều chưa được nói đến trong sách vở, chưa được nghe các thầy, cô giáo giảng dạy trên lớp.

    (2) Bồi dưỡng về tình cảm

    - Yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước hơn.

    - Yêu con người lao động đầy sức sáng tạo hơn.

    - Nhận rõ trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ danh lam thắng cảnh của quê hương, đất nước cũng như nhiệm vụ của bản thân mình trong việc giữ gìn bản sắc văn hoá và truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

    (3) Là hình thức vui chơi giải trí bổ ích

    - Là một trong những hình thức thư giãn, vui chơi giải trí đem lại nhiều niềm vui cho mọi người.

    - Giảm bớt sự căng thẳng sau những ngày học tập vất vả, căng thắng.

    - Là điều kiện để các bạn trong lớp sống gần gũi, thông cảm và gắn bó với nhau hơn.

    (4) Tăng cường sức khoẻ cho mọi người

    - Rèn luyện sức khoẻ.

    - Tăng cường độ dẻo dai, sự bền bỉ.

    - Điều kiện để kiểm tra sức khoẻ và sức chịu dựng của bản thân.

    * Kết bài : Khẳng định những lợi ích to lớn của tham quan và du lịch đối với học sinh nói chung và đối với bản thân nói riêng.


    Câu 2. Phần trích dùng cho việc tham khảo viết đoạn văn trình bày luận điểm "Những chuyến tham quan, du lịch đem đến cho ta thật nhiều niềm vui" :

    Tham quan du lịch đem đến cho ta khá nhiều niềm vui những kỉ niệm đáng nhớ. Cách dây không lâu, chúng tôi đã có dịp đến thăm công viên Thủ Lệ. Đây vừa là một công viên, vừa là một vườn bách thú lớn. Đối với chúng tôi, đó là nơi được nô đùa, vui chơi thoải mái nhất. Chúng tôi được chạy nhảy, được đi dạo quanh hồ, và đặc biệt được xem nhiều muông thú lạ. Có biết bao nhiêu loài thú tôi chưa tùng được thấy bao giờ. Đười ươi, ngựa vằn, kì đà,... con nào trông cũng lạ mắt. Rồi những con thú dữ được nhốt trong những chiếc cũi sắt to, hoặc chuồng xây bằng xi măng cốt thép chắc chắn. Tôi cứ dán mắt mãi vào nhũng chú gấu lực lưỡng, nhũng con voi khổng lồ, nhũng con hổ xám "chúa sơn lâm " oai vệ. Tôi đã từng được nghe cô giáo giảng, từng được xem trên truyền hình những con vật này, nhưng trong trí tưởng tượng của tôi, chúng đâu có to và lớn đến như vậy. Và quả thực, chưa bao giờ tôi lại được ngắm những con vật đó tận mắt, chỉ cần bước thêm vài bước là đã có thể chạm hẳn vào người chúng rồi. Tôi nhìn ngắm thoả thích và chưa bao giờ tôi lại nhìn chúng gần, lâu và kĩ đến thế. Nêu không có chuyếh đi tham quan này, có lẽ tôi chẳng bao giờ nghe được tiếng hổ gầm, nhìn hình dáng những chú gấu bụng sệ những mỡ đi lại lặc lè, và những cử chỉ, hành động khác của chúng. Những điều này, có lẽ suốt đời, tôi không bao giờ quên dược.


    Câu 3. HS tự làm.

    Gợi ý :

    - Lưu ý dùng một số từ ngừ và câu văn biểu cảm trong bài viết.

    - Lựa chọn thời điểm đưa từ ngữ, câu văn biểu cảm sao cho thích hợp.

    - Bản thân người viết cũng phải có những tình cảm chân thực về quê hương, đất nước.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy