Top 6 Bài soạn "Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự" hay nhất

Bình An 2098 0 Báo lỗi

Trong chương trình ngữ văn lớp 6, chúng ta được học về văn tự sự. Đến lớp 8, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu và kĩ hơn về thể loại này. Trong văn bản tự sự, người ... xem thêm...

  1. Top 1

    Bài soạn "Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự" số 1

    I- Sự kết hợp các yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm trong văn bản tự sự

    1. Các yếu tố miêu tả:

    + Xe chạy chầm chậm. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe tôi ríu cả chân lại

    + Mẹ tôi không còm cõi xơ xác như cô tôi nói

    + Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má

    + Hơi quần áo của mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn… thơm tho lạ thường.

    - Yếu tố biểu cảm:

    + Tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở.

    + Hay tại sự sung sướng bỗng chốc được trông thấy cái hình hài… sung túc?

    + Tôi thấy những cảm giác ấm áp… khắp da thịt

    + Phải bé lại và lăn vào lòng… êm dịu vô cùng

    - Các yếu tố miêu tả và biểu cảm này đan xen cùng với yếu tố tự sự

    2. Nếu không có các yếu tố miêu tả và biểu cảm, đoạn văn toàn yếu tố kể chuyện thì sẽ rất khô khan, chỉ toàn chuỗi sự việc.

    + Người đọc không cảm nhận được tình cảm, không thấy được biểu hiện cảm xúc của nhân vật.

    3. Nếu bỏ hết các yếu tố tự sự, trong đoạn văn chỉ để lại yếu tố miêu tả và biểu cảm thì đoạn văn sẽ lộn xộn. Phải có yếu tố là cốt, những yếu tố miêu tả, biểu cảm thêm vào tạo cảm xúc và lớp lang.


    Luyện tập

    Bài 1 (trang 74 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

    Chọn đoạn trích “ Lão cố làm ra vẻ… nỡ tâm lừa nó”

    - Yếu tố miêu tả:

    + Cười như mếu, đôi mắt ầng ậng nước

    + Mặt lão đột nhiên co rúm lại

    + Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra

    + Cái đầu nghẹo về một bên, miệng móm mém của lão mếu như con nít

    - Yếu tố biểu cảm:

    + Tôi không xót xa năm quyển sách của tôi như trước nữa

    + Tôi bằng này tuổi đầu rồi còn nỡ đánh lừa một con chó

    + Nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó.

    -> Nếu chỉ có mình yếu tố tự sự thì đoạn văn sẽ khô khan, người đọc không cảm nhận được sự xót xa, ân hận, dằn vặt của lão Hạc sau khi bán “cậu Vàng”. Các yếu tố miêu tả, biểu cảm góp phần khiến đoạn văn trở nên sinh động và giàu cảm xúc hơn.


    Bài 2 (trang 72 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

    Gợi ý:

    Đoạn văn có dung lượng khoảng 10- 15 câu, sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong truyện kể.

    - Hoàn cảnh gặp lại người thân (địa điểm, thời gian…)

    + Ngôi kể: thứ nhất- xưng tôi hoặc em

    + Tả khung cảnh, địa điểm gặp gỡ

    - Tả khung cảnh gặp gỡ giữa các nhân vật (em và người thân/ những người thân)

    - Tả về hình dáng, cử chỉ của người thân để thấy sự thay đổi sau một thời gian không gặp mặt

    - Biểu cảm: bày tỏ tình cảm, cảm xúc của bản thân và người thân

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  2. Top 2

    Bài soạn "Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự" số 2

    Sự kết hợp các yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm trong văn bản tự sự

    Câu 1 (trang 73 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

    - Yếu tố miêu tả:

    + Xe chạy chầm chậm…Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, ríu cả chân lại.

    + Mẹ tôi không còm cõi xơ xác.

    + Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má.

    - Yếu tố biểu cảm:

    + Diễn tả sự suy nghĩ: Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và được ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc.

    + Bộc lộ sự cảm nhận: Những cảm giác ấp áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.

    + Phát biểu cảm tượng: Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ… để bàn tay mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm và gãi rôm ở sống lưng cho mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng.

    → Các yếu tố miêu tả và biểu cảm không đứng riêng mà đan xen vào yếu tố tự sự.


    Câu 2 (trang 73 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

    Nếu bỏ đi các yếu tố miêu tả và biểu cảm thì sự liên kết các yếu tố tự sự trở nên khô khan, thiếu hình ảnh, thiếu cảm xúc.

    Câu 3 (trang 73 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

    Nếu bỏ hết các yếu tố kể, chỉ còn lại các câu văn miểu tả và biểu cảm thì đoạn văn sẽ không có các sự việc, khi ấy đó không còn là “chuyện” nữa.


    Luyện tập

    Câu 1 (trang 74 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Một số đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm trong các văn bản:

    - Tôi đi học (Thanh Tịnh):

    Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.

    Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng…

    - Tức nước vỡ bờ (Ngô Tất Tố):

    Chị Dậu nghiến hai hàm răng:

    - Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!

    Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.

    - Lão Hạc (Nam Cao):

    Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác. Tôi ở nhà Binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc.


    Câu 2 (trang 74 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

    Đoạn văn tham khảo:

    Tôi nhìn dòng người đông đúc giữa sân bay rộng lớn này, lòng tự hỏi liệu bà còn nhận ra tôi không. Khi mẹ đưa tôi sang Mĩ sinh sống, rời xa Hà Nội, tôi khi ấy chỉ là cô bé 10 tuổi. Tôi trở về sau 9 năm, khi biết tin bà đang mắc bệnh u não. Hôm nay tôi về, bà nói sẽ ra đón tôi, nhưng tôi vẫn chưa nhìn thấy ai quen thuộc cả. Một nhóm người già trẻ. A bác tôi! Người ngồi xe lăn kia, không lẽ, đó là bà tôi! Tôi vội vã chạy đến, bà tôi đã già hơn trước. Những nếp nhăn hằn sâu hơn, màu tóc bạc nhiều hơn, nhưng khuôn mặt bà vẫn hiền hậu như thế. Bà khóc rồi. Bà ơi! Đứa cháu bao năm xa cách nay đã về bên bà rồi. Cháu nhớ bà lắm. Tôi vừa nhìn khuôn mặt hiền từ của bà vừa thốt lên nức nở như một đứa trẻ, càng khóc to hơn khi nghĩ đến căn bệnh bà đang phải chịu. Bà nở nụ cười hạnh phúc, vòng tay ôm lấy tôi: “Cháu gái ngốc của bà”

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  3. Top 3

    Bài soạn "Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự" số 3

    A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

    1. Sự kết hợp giữa kể, tả và biểu cảm trong văn bản tự sự

    a. Đọc đoạn văn sau và nhận xét về những phần chữ in nghiêng:Xe chạy chầm chậm… Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo:- Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà.Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng. Từ ngã tư đầu trường học về đến nhà, tôi không còn nhớ mẹ tôi đã hỏi tôi và tôi đã trả lời mẹ tôi những câu gì.

    (Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)

    Yêu cầu:

    1. Tìm và chỉ ra các yếu tố miêu tả và các yếu tố biểu cảm trong đoạn văn trên. (Chú ý chí ra các từ ngữ, câu văn, hình ảnh, chi tiết thể hiện các yếu tố miêu tả và biểu cảm). Các yếu tố này đứng riêng hay đan xen với yếu tố tự sự?

    2. Bỏ hết các yếu tố miêu tà và biểu cảm trong đoạn văn trên, sau đó chép lại các câu văn kể người và việc thành một đoạn. Đối chiếu đoạn văn đó với đoạn văn trên để rút ra nhân xét: nếu không có các yếu tố miêu tả và biểu cảm thì việc kể chuyên trong đoạn văn trên sẽ bị ảnh hưởng như thế nào? Từ đó rút ra kết luận vể vai trò, tác dụng của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong việc kể chuyện.

    3. Bỏ hết các yếu tố kể trong đoạn văn trên, chỉ để lại các câu văn miêu tả và biểu cảm thì đoạn văn sẽ bị ảnh hưởng ra sao ? (Nó có thành “chuyện" không? Vì sao?) Tự rút ra nhận xét vể vai trò của yếu tố kê người và việc trong văn bản tự sự.

    Trả lời:

    1. Các yếu tố miêu tả trong đoạn trích:Sự việc được diễn ra bằng các chi tiết như sau :

    Mẹ tôi vẫy tôi.
    Khi tôi trèo lên xe, , mẹ kéo tôi lên xe.
    Tôi òa lên khóc.
    Mẹ tôi cũng sụt sùi theo, mẹ thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe.
    Tôi ngồi bên mẹ, ngả đầu vào cánh tay mẹ, quan sát gương mặt của mẹ.
    Các yếu tố miêu tả có trong những câu :

    Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, ríu cả chân lại.
    Mẹ tôi không còm cõi.
    Gương mặt vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước dan mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má.
    Các yếu tố biểu cảm có trong đoạn trích là :

    Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tỏi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc?
    Tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt.
    Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mật vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng.
    Các yếu tố miêu tả và biểu cảm đứng đan xen với yếu tố tự sự trong đoạn văn.2. Bỏ hết các yếu tố miêu tả và biểu cảm, chỉ chép lại câu văn kể người và sự việc thành một đoạn.

    “Mẹ tôi vẫy tôi. Tôi chạy theo chiếc xe chở mẹ. Mẹ kéo tôi lên xe. Tôi òa khóc. Mẹ tôi khóc theo. Tôi ngồi bên mẹ, ngả đầu và cánh tay mẹ, quan sát gương mặt mẹ”.
    Nếu bỏ hết các yếu tố miêu tả và biểu cảm, chỉ còn lại yếu tố tự sự thì việc kể chuyện trong đoạn văn sẽ trở nên rất khô khan, thiếu sinh động, tình cảm, và tính cách của nhân vật cũng không được thể hiện cụ thể rõ nét.
    3. Nếu chúng ta bỏ hết yếu tố kể trong đoạn văn trên chỉ còn lại câu văn miêu tả và biểu cảm thì đoạn văn sẽ không thành truyện, người đọc sẽ không hiểu được tác giả muốn viết điều gì. Bởi “chuyện” phái được tạo nên từ cốt truyện, từ sự việc và hành động của nhân vật. Từ đó người đọc mới hiểu điều tác giả muốn diễn đạt.

    2. Ghi nhớ

    Trong văn tự sự, rất ít khi tác giả chỉ thuần kể người, kể việc (kể chuyện) mà khi kể thường đan xen các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
    Các yếu tố miêu tả và biểu cảm làm cho việc kể chuyện sinh động và sâu sắc hơn.


    B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

    Câu 1: (Trang 74 - SGK Ngữ văn 8) Tìm một số đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm trong các văn bản đã học như Tôi đi học (Thanh Tịnh), Tức nước vỡ bờ (Ngô Tất Tố), Lão Hạc (Nam Cao)... Phân tích giá trị của các yếu tố đó.

    Trả lời

    Một số đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm trong các văn bản đã học
    Tôi đi học - Thanh Tịnh

    “Hằng năm cứ vào cuối thu lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc (yếu tố tả), lòng tôi lại náo nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường (yếu tố kể và biểu cảm). Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như những cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng (yếu tố kể, tả và biểu cảm)”

    Tức nước vỡ bờ - Ngô Tất Tố
    Thằng Dần vục đầu vừa thổi vừa húp xoàn xoạt. Chị Dậu rón rén bưng một bát lớn đến chỗ chồng nằm
    Thầy em cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột.
    Rồi chị đón lấy cải Tỉu ngồi xuống đó như có ý chờ xem chồng chị ăn có ngon miệng không.

    Lão Hạc - Nam Cao
    “Khốn nạn... ông giáo ơi!... (yếu tố biểu cảm). Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm (yếu tố kể). Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược lên. Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chúng nó chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại (yếu tố kể). Bấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết (yếu tố kể)... Này! Ông giáo ạ! (yếu tố biểu cảm) Cái giống nó cũng khôn! (yêu tố biểu cảm). Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó ”kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à? (yếu tố kể). Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó (yếu tố biểu cảm)."

    Cô bé bán diêm - An-đéc-xen
    Thật là dễ chịu! (yếu tố biểu cảm). Đôi bàn tay em hơ trên ngọn lửa; bên tay cầm diêm, ngón cái nóng bỏng lên (yếu tố tả). Chà! Khi tuyết phủ kín mặt đất, gió bấc thổi vun vút mà được ngồi hàng giờ như thế, trong đêm đông rét buốt, trước một lò sưởi, thì khoái biết bao! (yếu tố kể và biểu cảm)”.


    Câu 2: (Trang 74 - SGK Ngữ văn 8) Hãy viết một đoạn văn kể về những giây phút đầu tiên khi em gặp lại một người thân (ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em...) sau một thời gian xa cách (chú ý sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong khi kể).
    Trả lời
    Bài viết tham khảo thứ 1

    Vừa đi học về, em thấy trong hôm nay có nhiều tiếng cười, tiếng nói sao thân thuộc đến thế. A! chị gái em về. Em chạy vội vào nhà, hai chị em ôm chầm lấy nhau mừng rỡ, bố mẹ nhìn chúng em và cười trìu mến.Nhà em có hai chị em và em là con út trong gia đình. Khi em còn nhỏ, giây phút em cảm thấy mong chờ và hạnh phúc nhất trong một ngày đó là những bữa cơm cả gia đình quây quần, kể những câu chuyện vui trong ngày và những tiếng cười giòn tan quên đi mọi âu lo, vất vả của cuộc sống. Giờ đây, chị gái em đã tốt nghiệp cấp 3 và đi du học xa nhà. Mỗi năm chị chỉ về thăm nhà vào dịp hè. Dù khi chị ở nhà đôi lúc hai chị em chí chóe cãi nhau, nhưng khi chị đi xa em rất nhớ chị.Kì nghỉ hè của hai chị em bắt đầu bằng cuộc dạo chơi vòng quanh những con phố nhỏ, mua những cuốn sách hay hoặc mua sắm những món đồ nho nhỏ để chị mang đi xa làm kỉ niệm. Những con phố nhỏ khi trời vào hạ dường như nóng nực hơn, que kem mát lạnh trên phố Tràng Tiền giúp chúng em xua tan mọi oi bức. Bao kỉ niệm tuổi thơ ùa về trong tâm trí em, về những ngày hè, hai chị em được bố cho chọn những món quà như phần thưởng sau một năm học tập vất vả.Những ngày hè trôi qua thật mau, thoáng chốc đã đến ngày chị phải trở lại trường để học tập. Ngày chị đi, cả nhà ra sân bay mà lưu luyến không rời. Chị dặn em cần cố gắng học thật tốt, còn em thầm mong ở nơi xa chị sẽ luôn giữ gìn sức khỏe để cả gia đình được an lòng. Chị sẽ mãi là người bạn thân thiết nhất với em.

    Bài tham khảo thứ 2

    Đã lâu lắm rồi tôi chưa được gặp lại ba. Vì hoàn cảnh gia đình nên ba tôi phải đi thuyền xa nhà, hai ba tháng mới về một lần. Vừa đi học về, tôi nghe thấy trong nhà rôm rả tiếng cười nói. Là giọng của ba, ba đã về. Tôi vội chạy vào nhà, mọi cảm xúc trong tôi như vỡ òa. Ba nhìn tôi kẽ cười :” Con gái, lại đây ngồi với ba nào” Tôi nhìn ba, kẽ gật đầu ngồi xuống. Ngước mắt lên nhìn, tôi thấy ba tôi đen đi nhiều. Có lẽ ba tôi vất vả lắm. Nắng gió biển khơi đã nhuộm màu da ba tôi thành nước da bánh mật, trên cằm còn lưu thưa một vài sợi râu chưa cạo hết. Thấy tôi ngơ ngác nhìn, ba tôi cười, xoa đầu nói:” Lâu không nhìn thấy ba quên ba rồi hả?”. “ Con nhớ ba lắm”- đấy là câu nói mà suốt bao tháng nay tôi muốn tự nói với ba. Bữa trước, nghe nói trên biển có bão, tôi và má lo lắng cho ba rất nhiều. Ba bảo cái nghề long đong trên biển hứng nắng đón gió có khi nguy hiểm thật nhưng đã gắn bó với nghề biển này bao nhiêu năm,ba yêu nghề này rồi nên cũng không bỏ được. Tôi cầm tay ba nắm thật chặt như muốn nói nỗi nhớ trong lòng với ba, muốn làm cô con gái nhỏ làm nũng ba.Vì chị em tôi mà ba đã phải vất vả rất nhiều. Ba là người mà tôi thương nhất. Tôi yêu ba tôi rất nhiều.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  4. Top 4

    Bài soạn "Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự" số 4

    I. Soạn bài miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự phần Đọc hiểu

    Đọc đoạn văn sau và trả lời các yêu cầu ở bên dưới.

    Xe chạy chầm chậm...Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi,vài giây sau, tôi đuổi kịp.Tôi thở hồng hộc ,trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi díu cả chân lại.Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo:

    - Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà.

    Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi sôc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còn cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nướ da mịn,làm nổi bật màu hồng của hai gò má .Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc?Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy như cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt.Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.

    Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy mẹ có một êm dịu vô cùng. Từ ngã tư đầu trường học về đến nhà, tôi không còn nhớ mẹ tôi đã hỏi tôi và tôi đã trả lời mẹ tôi những câu gì.

    (Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)

    1. Tìm và chỉ ra đâu là yếu tố miêu tả, đâu là yếu tố biểu cảm trong đoạn văn trên (chú ý chỉ ra các từ ngữ, câu văn, hình ảnh, chi tiết thể hiện các yếu tố miêu tả và biểu cảm). Các yếu tố này đứng riêng hay đan xen vào nhau?

    Trả lời

    Các yếu tố miêu tả:

    + Xe chạy chầm chậm. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe tôi ríu cả chân lại

    + Mẹ tôi không còm cõi xơ xác như cô tôi nói

    + Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má

    + Hơi quần áo của mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn… thơm tho lạ thường.

    - Yếu tố biểu cảm:

    + Tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở.

    + Hay tại sự sung sướng bỗng chốc được trông thấy cái hình hài… sung túc?

    + Tôi thấy những cảm giác ấm áp… khắp da thịt

    + Phải bé lại và lăn vào lòng… êm dịu vô cùng

    - Các yếu tố miêu tả và biểu cảm này đan xen cùng với yếu tố tự sự

    2. Bỏ hết các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn trên, sau đó chép lại các câu văn kể người và việc thành một đoạn. Đối chiếu đoạn văn đó với đoạn văn để rút ra nhận xét: Nếu không có yếu tố miêu tả và biểu cảm thì việc kể chuyện trong đoạn văn trên sẽ bị ảnh hưởng như thế nào? Tự rút ra kết luận về vai trò, tác dụng cùa yếu tố miêu tả và biếu cảm trong việc kể chuyện.

    Trả lời

    Nếu không có các yếu tố miêu tả và biểu cảm, đoạn văn toàn yếu tố kể chuyện thì sẽ rất khô khan, chỉ toàn chuỗi sự việc.

    + Người đọc không cảm nhận được tình cảm, không thấy được biểu hiện cảm xúc của nhân vật.

    3. Bỏ hết các yếu tố kể trong đoạn văn trên, chỉ để lại các câu văn miêu tả và biếu cảm thì đoạn văn sẽ bị ảnh hưởng ra sao? (có thành “chuyện không?” vì sao?). Tự rút ra nhận xét về vai trò của yếu tố kể người và việc trong văn bản tự sự.

    Trả lời

    Nếu bỏ hết các yếu tố tự sự, trong đoạn văn chỉ để lại yếu tố miêu tả và biểu cảm thì đoạn văn sẽ lộn xộn. Phải có yếu tố là cốt, những yếu tố miêu tả, biểu cảm thêm vào tạo cảm xúc và lớp lang.


    II. Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự phần Luyện tập

    Bài 1 - Trang 74 SGK

    Tìm một số đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm trong các tác phẩm đã học như Tắt đèn của Ngô Tất Tố, Tôi đi học của Thanh Tịnh, Lão Hạc của Nam Cao.

    Trả lời

    Chọn đoạn trích “ Lão cố làm ra vẻ… nỡ tâm lừa nó”

    - Yếu tố miêu tả:

    + Cười như mếu, đôi mắt ầng ậng nước

    + Mặt lão đột nhiên co rúm lại

    + Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra

    + Cái đầu nghẹo về một bên, miệng móm mém của lão mếu như con nít

    - Yếu tố biểu cảm:

    + Tôi không xót xa năm quyển sách của tôi như trước nữa

    + Tôi bằng này tuổi đầu rồi còn nỡ đánh lừa một con chó

    + Nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó.

    -> Nếu chỉ có mình yếu tố tự sự thì đoạn văn sẽ khô khan, người đọc không cảm nhận được sự xót xa, ân hận, dằn vặt của lão Hạc sau khi bán “cậu Vàng”. Các yếu tố miêu tả, biểu cảm góp phần khiến đoạn văn trở nên sinh động và giàu cảm xúc hơn.


    Bài 2 - Trang 74 SGK

    Hãy viết một đoạn văn kể về giây phút đầu tiên khi em gặp lại người thân sau một thời gian xa cách.

    Trả lời

    Gợi ý:

    Đoạn văn có dung lượng khoảng 10- 15 câu, sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong truyện kể.

    - Hoàn cảnh gặp lại người thân (địa điểm, thời gian…)

    + Ngôi kể: thứ nhất- xưng tôi hoặc em

    + Tả khung cảnh, địa điểm gặp gỡ

    - Tả khung cảnh gặp gỡ giữa các nhân vật (em và người thân/ những người thân)

    - Tả về hình dáng, cử chỉ của người thân để thấy sự thay đổi sau một thời gian không gặp mặt

    - Biểu cảm: bày tỏ tình cảm, cảm xúc của bản thân và người thân.

    Đoạn văn tham khảo:

    Đã lâu lắm rồi em không có dịp về quê thăm bà ngoại. Hôm nay nhân ngày em nghỉ học mẹ cho em ve quê thăm bà. Dọc đường đi em vô cùng hồi hộp, không biết nhà bà ngoại có gì khác trước không? Con chó Vàng và con mèo mướp nhà bà đã lớn thế nào rồi ? Kia rồi ! Xa xa thấp thoáng sau rặng tre là nhà bà ngoại. Bà em đang lúi húi ở sân, từ xa em đã thấy dáng người còng còng và mái tóc bạc trắng như tơ của bà. Em gọi to : Bà ơi! Cháu về thăm bà đây ! Bà giật mình ngẩng lên, miệng vừa bỏm bẻm nhai trầu, vừa mỉm cười rất tươi. Em ôm chầm lấy bà, mùi trầu ngai ngái, thơm thơm của bà như quện vào người em. Cứ mỗi lần nhớ đến bà là em lại nhớ đến cái mùi trầu ngai ngái ấy. Em chợt nhận thấy bà là người quan trọng và thân yêu đối ới em như thế nào. Em tự hứa với mình từ nay sẽ về thăm bà nhiều hơn.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  5. Top 5

    Bài soạn "Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự" số 5

    I. SỰ KẾT HỢP CÁC YẾU TỐ KỂ, TẢ VÀ BIỂU LỘ TÌNH CẢM

    Đọc đoạn văn của Nguyên Hồng và trả lời các câu hỏi:

    1. Tìm và chỉ ra đâu là yếu tố miêu tả, đâu là yếu tố biểu cảm trong đoạn văn trên (chú ý chỉ ra các từ ngữ, câu văn, hình ảnh, chi tiết thể hiện các yếu tố miêu tả và biểu cảm). Các yếu tố này đứng riêng hay đan xen vào nhau?

    - Kể: thường tập trung nêu sự việc, hành động, nhân vật.

    - Tả: thường tập trung chỉ ra tính chất, màu sắc, mức độ của sự việc, nhân vật, hành động.

    - Biểu cảm thường thể hiện ở các chi tiết bày tỏ cảm xúc, thái độ của người viết trước sự việc, nhân vật, hành động.

    Đoạn văn trên kể lại cuộc gặp gỡ đầy xúc động giữa nhân vật xưng tôi với người mẹ của mình sau bao ngày cách trở. Sự việc ấy được thể hiện bằng các chi tiết sau đây.

    - Mẹ vẫy tôi.

    - Tôi chạy theo chiếc xe chở mẹ.

    - Mẹ kéo tôi lên xe.

    - Tôi òa lên khóc.

    - Mẹ tôi cũng sụt sùi theo.

    - Tôi ngồi bên mẹ, ngả đần vào cánh tay mẹ, quan sát gương mặt mẹ.

    Các yếu tố miêu tả:

    - Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, ríu cả chân lại.

    - Mẹ tôi không còm cõi.

    - Gương mặt vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn làm nối bật màu hồng của hai gò má.

    Các yếu tố biểu cảm:

    - Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? (suy nghĩ)

    - Tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường, (cảm nhận)

    - Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng. (cảm nhận)

    Các yếu tố kể, tả, biểu cảm đan xen vào nhau.

    Ví dụ: Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.

    - Kể: Tôi ngồi trên xe, cạnh mẹ.

    - Tả: Đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, khuôn miệng xinh xắn nhai trầu.

    - Biểu cảm: Những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt, thơm tho lạ thường.


    2. Bỏ hết các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn trên, sau đó chép lại các câu văn kể người và việc thành một đoạn. Đối chiếu đoạn văn đó với đoạn văn để rút ra nhận xét:

    Nếu không có yếu tố miêu tả và biểu cảm thì việc kể chuyện trong đoạn văn trên sẽ bị ảnh hưởng như thế nào? Tự rút ra kết luận về vai trò, tác dụng của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong việc kể chuyện.

    Đoạn văn chép lại là:

    “Mẹ tôi vẫy tôi. Tôi chạy theo chiếc xe chở mẹ. Mẹ kéo tôi lên xe. Tôi òa khóc. Mẹ tôi cũng sụt sùi khóc theo. Tôi ngồi bên mẹ, ngả đầu vào cánh tay mẹ, quan sát gương mặt mẹ”.

    So sánh với đoạn văn trên, ta thấy:

    Các yếu tố miêu tả làm cho cuộc gặp gỡ giữa hai mẹ con nhân vật xưng tôi ở đây thêm sống động với bao màu sắc, hương vị, hình dáng của sự việc, nhân vật, hành động. Tất cả như hiện rõ mồn một trước mắt người đọc. Cộng vào đó yếu tố biểu cảm đã khiến cho tác giả thể hiện tình mẫu tử càng thêm sâu sắc và thấm thía. Người đọc vì vậy buộc phải trăn trở nghĩ suy trước các sự việc, nhân vật.

    Ý nghĩa của truyện cũng nhờ đó mà thật sâu sắc. Các yếu tố miêu tả và biểu cảm cũng giúp nhà văn thể hiện thái độ nâng niu trân trọng và tình cảm yêu mến của mình đối với nhân vật và sự việc.


    3. Bỏ hết các yếu tố kể trong đoạn văn trên, chỉ để lại các câu văn miêu tả và biểu cảm thì đoạn văn sẽ bị ảnh hưởng ra sao? (có thành “chuyện không?” vì sao?). Tự rút ra nhận xét về vai trò của yếu tố kể người và việc trong văn bản tự sự.

    Nếu bỏ hết các yếu tố kể trong đoạn văn trên, chỉ để lại các câu văn miêu tả và biểu cảm thì không thành chuyện. Bởi lẽ chuyện là do sự việc và nhân vật cùng các hành động tạo nên. Các yếu tố miêu tả và biểu cảm phải bám vào sự việc và nhân vật thì mới phát triển được.

    Ghi nhớ:

    Trong văn bản tự sự, rất ít khi tác giả chỉ thuần kể người và việc (kể chuyện) mà khi kể thường đan xen các yếu tố miêu tả biểu cảm và đánh giá.
    Các yếu tố miêu tả và biểu cảm, đánh giá làm cho việc kể chuyện sinh động và sâu sắc hơn.


    II. LUYỆN TẬP

    ♦ Bài tập 1

    Học sinh thực hành theo gợi ý: .

    - Bắt đầu từ đâu?

    - Từ xa nhận thấy bà em như thế nào? (tả dáng người lụm cụm, mái tóc ngả màu bông).

    - Cảm nhận lúc lại gần. Kể hành động của mình và bài tả chi tiết gương mặt, quần áo...

    - Những biểu hiện tình cảm (vui mừng, xúc động ra sao? Ngôn ngữ, hành động lời nói, cử chỉ, nét mặt... thế nào?)

    ♦ Bài tập 2

    Tìm một đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố biểu cảm và miêu tả trong các tác phẩm đã học như Tắt đèn của Ngô Tất Tố, Tôi đi học của Thanh Tịnh, Lão Hạc của Nam Cao.

    Ví dụ: Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại vói nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...

    (Nam Cao)

    Câu văn nhiều hình ảnh tượng hình, tượng thanh diễn tả được nỗi đau đớn, sự khổ tâm tột độ của lão Hạc. Tuổi già, nước mắt vơi cạn phải co rúm mặt lại mới ép được một chút nước mắt chảy ra.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  6. Top 6

    Bài soạn "Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự" số 6

    I. SỰ KẾT HỢP CÁC YẾU TỐ KỂ, TẢ VÀ BIỂU LỘ TÌNH CẢM TRONG CĂN BẢN TỰ SỰ.

    Đọc đoạn văn của Nguyên Hồng và trả lời các câu hỏi:

    1. Tìm và chỉ ra đâu là yếu tố miêu tả, đâu là yếu tố biểu cảm trong đoạn văn trên (chú ý chỉ ra các từ ngữ, câu văn, hình ảnh, chi tiết thể hiện các yếu tố miêu tả và biểu cảm). Các yếu tố này đứng riêng hay đan xen vào nhau?

    Quảng cáo

    Kế thường tập trung nêu sự việc, hành động, nhân vật.Ta thường tập trung chỉ ra tính chất, màu sắc, mức độ cúa sự việc, nhân vật, hành động.Biểu cảm thường thể hiện ở các chi tiết bày tỏ cảm xúc, thái độ của người viết trước sự việc, nhân vật, hành động.Đoạn văn trên kể lại cuộc gặp gỡ đầy xúc động giữa nhân vật xưng tôi với người mẹ của mình sau bao ngày cách trở. Sự việc ấy đưowcj thể hiện bằng các chi tiết sau đây.– Mẹ vẫy tôi.– Tôi chạy theo chiếc xe chở mẹ.– Mẹ kéo tôi lên xe.– Tôi òa lên khóc.– Mẹ tôi cũng sụt sùi theo.– Tôi ngồi bên mẹ, ngả đầu vào cánh tay mẹ, quan sát gương mặt mẹ. Các yếu tố miêu tả:– Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, ríu cả chân lại.– Mẹ tôi không còm còi.– Gương mặt vần tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn làm nối bật màu hồng của hai gò má.Các yếu tố biểu cảm:– Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của minh mà mẹ tôi lại tươi dẹp như thuở còn sung túc: (suy nghĩ)– Tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường, (cảm nhận)– Phái bỏ lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng cửa người mẹ, đế bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng (cảm nhận)Các yếu tố kể, tả, biểu cảm đan xen vào nhau.Ví dụ: Tôi. ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngá vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc dó tho lạ thường.– Kể: Tôi ngồi trên xe, cạnh mẹ.– Tả: Đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tau mẹ tôi, khuôn miệng xinh xắn nhai trầu.– Biểu cảm: Những cảm giác ấm áp đã bao lâu lại mất đi mơn man khắp da thịt, thơm tho lạ thường.


    2. Bỏ hết các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn trên , sau đó chép lại các câu văn kể người và việc thành một đoạn. Đối chiếu đoạn văn đó với đoạn văn để rút ra nhận xét:

    Nêu không có yếu tố miêu tả và biểu cảm thì việc kể chuyện trong đoạn văn trên sẽ bị ảnh hưởng như thế nào? Tự rút ra kết luận về vai trò, tác dụng cùa yếu tố miêu tả và biếu cảm trong việc kể chuyện.Đoạn văn chép lại là:“Mẹ tôi vẫy tôi. Tôi chạy theo chiếc xe chở mẹ. Mẹ kéo tôi lên xe. Tôi òa khóc. Má tôi cũng sụt sùi khóc theo. Tôi ngồi bên mẹ, ngả đầu vào cánh tay mẹ, quan sát gương mặt mẹ”.So sánh với đoạn văn trên, ta thấy:Các yếu tố miêu tả làm cho cuộc gặp gỡ giữa hai mẹ con nhân vật xưng tôi ở đây thêm sống động với bao màu sắc, hương vị, hình dáng của sự việc, nhân vật, hành động. Tất cả như hiện rõ mồn một trước mắt người đọc. Cộng vào đó yếu tô biểu cảm đà khiến cho tác giả thể hiện tình mẫu tử càng thêm sâu sắc và thấm thía. Người đọc vì .vậy buộc phải day trở nghĩ suy trước các sự việc, nhân vật.Ý nghĩa của truyện củng nhờ đó mà thật sâu sắc. Các yếu tố miêu tả và biểu cảm cũng giúp nhà văn thể hiện thái độ nâng niu trân trọng và tình cảm yêu mến cùa mình đối với nhân vật và sự việc.


    3. Bỏ hết các yếu tố kể trong đoạn văn trên, chỉ để lại các câu văn miêu tả và biếu cảm thì đoạn văn sẽ bị ảnh hưởng ra sao? (có thành “chuyện không?” vì sao?). Tự rút ra nhận xét về vai trò của yếu tố kể người và việc trong văn bản tự sự.

    Nếu bỏ hết các yếu tố kể trong đoạn văn trên, chỉ đế lại các câu văn miêu tả và biểu cảm thì không thành chuyện. Bởi lẽ chuyện là do sự việc và nhân vật cùng các hành động tạo nên. Các yếu tố miêu tả và biểu cảm phải bám vào sự việc và nhân vật thì mới phát triển được.

    • Ghi nhớ:

    – Trong văn bản tự sự, rất ít khi tác giả chỉ thuần kể người và việc (kể chuyện) mà khi kể thường đan xen các yếu tố miêu tả biếu cảm và đánh giá.

    – Các yếu tố miêu tả và biểu cảm, đánh giá Làm cho việc kế chuyện sinh dộng và sâu sắc hơn.


    II. LUYỆN TẬP

    Câu 1: Tìm một số đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm trong các văn bản đã học như Tôi đi học (Thanh Tịnh), Tức nước vỡ bờ (Ngô Tất Tố), Lão Hạc (Nam Cao)... Phân tích giá trị của các yếu tố đó.
    Trả lời:
    Các yếu tố miêu tả:
    Sau Sau một hồi trống thúc vang dội cả lòng tôi, mấy cậu học trò cũ đến sắp hàng dưới hiên rồi đi vào lớp.
    Các cậu không đi….dìu các cậu tới trước…hai chân các câu dềnh dàng mãi…duỗi mạnh như đá quả ban tưởng tượng.
    Những yếu tố biểu cảm:
    Cháu van ông…ông tha cho…
    Khốn nạn ông giáo ơi…A! lão già tệ lắm…tôi ăn ở ….thế này à…

    Câu 2: Hãy viết một đoạn văn kể về những giây phút đầu tiên khi em gặp lại một người thân (ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em...) sau một thời gian xa cách (chú ý sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong khi kể).
    Trả lời:
    Anh trai tôi đã đi lính được hơn một năm nay. Vì vậy, khi anh về cả gia đình ai cũng vui và phấn khởi. Tôi còn nhớ hôm đó, cả gia đình đang chuẩn bị ăn cơm tối thì bị ngạc nhiên đến sừng sững trước sự xuất hiện bất ngờ của một anh lính hải quân cao to vạm vỡ, nước da nâu bóng như đồng hin, đang tươi cười đứng trước mặt. Anh dậm chân đứng nghiêm rồi giơ tay chào kiểu nhà binh: “Con chào ba! Con chào mẹ!”. Còn em thì cứ đứng ngẩn ra vì sung sướng sau hơn một năm mới được gặp lại anh. Ôi! Anh trai của em. Người anh thân thiết từ bé nay đã trở về. Em ngắm mãi không chán gương mặt trẻ trung, nụ cười tươi rói và đôi mắt đen sáng của anh. Căn nhà nhỏ xôn xao tiếng chào hỏi của bà con hàng xóm kéo sang chia vui.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy