Top 6 Bài soạn "Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm" hay nhất

Bình An 1753 0 Báo lỗi

Nhân vật và sự việc là yếu tố cơ bản trong một bài văn tự sự. Tuy nhiên, khi làm văn tự sự, chúng ta cũng cần kết hợp các phương thức biểu đạt đan xen để bộc ... xem thêm...

  1. Top 1

    Bài soạn "Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm" số 1

    I- Dàn bài của bài văn tự sự

    Tìm hiểu dàn bài của bài văn tự sự

    a, Đoạn văn trên có thể chia làm 3 phần:

    + Mở bài ( từ đầu… bao nhiêu thứ bày la liệt trên bàn): kể khái quát về ngày sinh nhật

    + Thân bài (tiếp… chỉ gật đầu không nói) kể về lí do đến muộn và món quà độc đáo của bạn.

    + Kết bài (còn lại) cảm xúc của người viết về món quà sinh nhật

    b, Lần lượt tìm và chỉ ra các yếu tố sau:

    - Bài văn kể về ngày sinh nhật của Trang và món quà sinh nhật của Trinh.

    + Người kể chuyện là Trang, ngôi kể thứ nhất (xưng tôi)

    - Câu chuyện xảy ra ở nhà Trang, vào ngày sinh nhật, trong hoàn cảnh mọi người tới dự sinh nhật đông đủ, chỉ thiếu mỗi Trinh (bạn của Trang)

    - Chuyện gồm các nhân vật: Trang, Thanh, anh Toàn, Trinh và các bạn cùng lớp.

    + Trang quý và lo lắng cho bạn

    + Trinh muốn dành cho bạn bất ngờ

    - Câu chuyện diễn ra:

    + Ban đầu từ buổi sinh nhật, tất cả mọi người đều tới chỉ thiếu Trinh.

    + Đỉnh điểm câu chuyện là Trang nhận ra “âm mưu” mà Trinh nói khi ổi mới ra hoa

    + Kết thúc truyện là tấm lòng của bạn Trinh, người đã ấp ủ, nâng niu, nghĩ tới món quà sinh nhật độc đáo cho bạn

    - Các yếu tố miêu tả và biểu cảm được kết hợp nhuần nhuyễn với nhau:

    + Miêu tả cảnh ngày sinh nhật

    + Miêu tả chi tiết món quà sinh nhật là chùm ổi

    + Biểu cảm trong tiếng reo của Thanh, trong câu trách của Trang

    + Sự cảm động của Trang khi nhận được quà.

    c, Những nội dung trên (b) được kể tuần tự theo thời gian diễn ra buổi sinh nhật, tuy nhiên có sử dụng hồi ức để gợi lại cảnh ngày ổi mới ra hoa.


    II-Luyện tập

    Bài 1 ( trang 95 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

    Từ truyện Cô bé bán diêm, hãy lập ra một dàn ý cơ bản theo những gợi ý sau:

    - Mở bài: giới thiệu khung cảnh giao thừa, hoàn cảnh cô bé bán diêm (đói rét, không dám về nhà)

    - Thân bài: Những lần quẹt diêm và những mộng tưởng ảo ảnh.

    + Lần thứ nhất em thấy lò sưởi

    + Lần thứ hai thấy bàn ăn

    + Lần thứ ba thấy cây thông No-el

    + Lần thứ tư gặp bà

    + Em đã quẹt hết cả bao diêm để níu giữ bà em

    - Kết hợp các các yếu tố miêu tả và biểu cảm ( mỗi làn quẹt diêm, tất cả đều là ảo ảnh, và cảm giác của em.

    Kết bài: mọi người vui vẻ ra khỏi nhà, họ nhìn thấy em bé bán diêm chết

    + Họ không thể biết được điều kì diệu mà em đã trông thấy khi bật diêm


    Bài 2 (trang 95 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

    Lập dàn ý cho đề bài: “Hãy kể về một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi”

    - Mở bài: Giới thiệu về người bạn tuổi thơ và kỉ niệm em xúc động và nhớ mãi.

    - Thân bài: Kể lại kỉ niệm xúc động của hai người:

    + Chuyện diễn ra như thế nào: đầu tiên, diễn biến, kết quả.

    + Điều gây xúc động mạnh nhất ( đưa yếu tố miêu tả vào)

    - Kết bài: Kỉ niệm đó vì sao em nhớ mãi. Đó là kỉ niệm có ảnh hưởng thế nào tới tình cảm của hai người, với những người xung quanh.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  2. Top 2

    Bài soạn "Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm" số 2

    I. DÀN Ý CỦA BÀI VĂN TỰ SỰ

    Đọc bài văn Món quà sinh nhật của Trần Hoài Dương (trang 92, 93, 94 SGK Ngữ văn 8 tập 1) và trả lời các câu hỏi:

    a. Bài văn trên có thể chia làm ba phần. Hãy chỉ ra ba phần đó và nêu nội dung khái quát của mỗi phần.

    b. Lần lượt tìm và chỉ ra các yếu tố:

    - Bài văn kể về việc gì? Ai là người kể chuyện.

    - Câu chuyện xảy ra ở đâu? Vào lúc nào? Hoàn cảnh nào?

    - Chuyện xảy ra với ai? Có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? Tính cách của mỗi nhân vật ra sao?

    - Câu chuyện diễn ra như thế nào?

    c. Nội dung trên được trình bày theo trình tự nào?

    Trả lời:

    a. Bài văn trên có thể chia làm ba phần: Mở bài, thân bài và kết bài.

    - Mở bài: Từ đầu đến "bao nhiêu thứ bày la liệt trên bàn”. Kể và tả lại quang cảnh chung của buổi sinh nhật.

    - Thân bài: Từ “Vui thì vui thật” đến “Trinh vẫn lặng lẽ cười, chỉ gật đầu không nói”: Kể về món quà sinh nhật độc đáo của người bạn.

    - Kết bài: Từ “Cảm ơn Trinh quá” đến “đến hôm nay có được chùm quả Làng tươi thơm mát này...”: Cảm nghĩ của người bạn về món quà sinh nhật.

    b.

    - Truyện kế về một tấm lòng thơm thảo đáng trân trọng của một người bạn, thể hiện qua món quà sinh nhật đầy ý nghĩa. Người kế chuyện là Trang, nhân vật xưng tôi (ngôi thứ nhất).

    - Câu chuyện xảy ra tại nhà Trang giữa buối sinh nhật đông đủ tấp nập.

    - Chuyện xảy ra nhân vật xưng tôi (Trang). Có nhiều nhân vật nhưng chủ yếu là Trinh, người bạn thân nhất của Trang . Đây cũng là hai nhân vật chính của truyện. Trinh là một nhân vật: sâu sắc, biết nâng niu trân trọng tình bạn. Trong ngày sinh nhật của Trang, mọi người đều có mặt cả rồi, riêng Trinh vẫn chưa đến, Trang hiểu lầm là bạn đã quên.

    - Điều tạo nên sự bất ngờ trong truyện này là nhờ tác giả khéo dựng tình huống truyện. Ông đưa được người đọc nhập vào tâm trạng chờ đợi và có ý chê trách của nhân vật Trang về sự vô tâm, chậm trễ của người bạn đặc biệt là người bạn này lại có một tâm lòng thơm thảo đáng trân trọng thể hiện cụ thể qua món quà sinh nhật nhiều ý nghĩa: Nó không phải là món quà mua vội vàng trên vỉa hè, trong cửa hiệu, chỉ cần bỏ tiền ra là mua được, mà nó là cả một tấm lòng trân trọng của Trinh. Trinh đã ấp ủ, nâng niu hàng nghĩ đến suốt bao ngày nay.

    c. Trong văn bản Món quà sinh nhật, tác giả chủ yếu kế lại câu chuyện theo trình tự thời gian nhưng trong quá trình kể có chỗ tác giả ngược thời gian nhớ về sự việc cũ đã diễn ra “lâu lắm, từ mấy tháng trước, lúc ổi đang ra hoa...”.

    2. Dàn ý của một bài văn tự sự

    a. Mở bài: Thường giới thiệu sự việc về nhân vật và tình huống xảy ra câu chuyện (cũng có khi nêu kết quả của sự việc, số phận nhân vật trước).

    b. Thân bài: Kể lại diễn biến câu chuyện theo một trình tự nhất định, thực chất là trả lời câu hỏi: Câu chuyện đã diễn ra như thế nào?Trong khi kể, người viết thường kết hợp miêu tả sự việc, con người và thể hiện tình cảm, thái độ của mình trước sự việc và con người được miêu tả.

    c. Kết bài: Thường nêu kết cục và cảm nghĩ của người trong cuộc (người kể chuyện hay một nhân vật nào đó).


    II. LUYỆN TẬP

    Trả lời câu 1 (trang 95 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

    Từ văn bản Cô bé bán diêm hãy lập dàn ý

    Lời giải chi tiết:

    * Mở bài: Quang cảnh đêm giao thừa và gia cảnh cô bé bán diêm.

    * Thân bài:

    - Những lần quẹt diêm và những mộng tưởng ảo ảnh.

    + Lần thứ nhất em thấy lò sưởi

    + Lần thứ hai thấy bàn ăn

    + Lần thứ ba thấy cây thông No-el

    + Lần thứ tư gặp bà

    + Em đã quẹt hết cả bao diêm để níu giữ bà em

    - Nghệ thuật: Kết hợp các các yếu tố miêu tả và biểu cảm ( mỗi làn quẹt diêm, tất cả đều là ảo ảnh, và cảm giác của em.

    * Kết bài: mọi người vui vẻ ra khỏi nhà, họ nhìn thấy em bé bán diêm chết


    Trả lời câu 2 (trang 95 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

    Lập dàn ý cho đề bài: "Hãy kể về một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi"

    Lời giải chi tiết:

    * Mở bài: Giới thiệu đôi nét về người bạn tuổi thơ và kỉ niệm không quên.

    * Thân bài: Kế về kỉ niệm còn nhớ mãi ấy:

    - Xảy ra ở đâu, lúc nào, với ai?

    - Diễn ra như thế nào? (Bắt đầu ra sao? Diễn biến thế nào? Kết quả ra sao?)

    - Điều gì khiến em xúc động. Xúc động ra sao? Các biểu hiện của sự xúc động ấy.

    * Kết bài. Suy nghĩ của em về kỉ niệm đó.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  3. Top 3

    Bài soạn "Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm" số 3

    I - Dàn ý của bài văn tự sự

    1. Tìm hiểu dàn ý của bài văn tự sự

    Đọc bài văn sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.

    (Bài văn trang 92 - SGK Ngữ Văn 8 tập 1)

    Yêu cầu :

    a) Bài văn trên có thể chia làm ba phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Hãy chỉ ra ba phần đó và nêu nội dung khái quát của mỗi phần.

    b) Lần lượt tìm và chỉ ra các yếu tố sau :

    - Bài văn kể về việc gì ? Ai là người kê chuyện (ở ngôi thứ mấy) ?

    - Câu chuyện xảy ra ở đâu ? Vào lúc nào ? Trong hoàn cảnh nào ?

    - Chuyện xảy ra với ai ? Có những nhân vật nào ? Ai là nhân vật chính ? Tính cách của mỗi nhân vật ra sao ?

    - Câu chuyện diễn ra như thế nào ? (Mở đầu nêu vấn đề gì ? Đỉnh điểm câu chuyện ở đâu ? Kết thúc ở chỗ nào ? Điều gì đã tạo nên sự bất ngờ ?)

    - Các yếu tố miêu tả, biểu cảm được kết hợp và thể hiện ở những chỗ nào trong truyện ? Nêu tác dụng của những yếu tố miêu tả và biểu cảm này.

    c) Những nội dung trên (ý b) được tác giả kể theo trình tự nào ? (Tuần tự theo thời gian trước - sau hay đảo ngược từ hiện tại nhớ về quá khứ...)


    2. Dàn ý của một bài văn tự sự

    a) Mở bài

    Thường giới thiệu sự việc, nhân vật và tình huống xảy ra câu chuyện. (Cũng có khi nêu kết quả của sự việc, số phận nhân vật trước.)

    b) Thân bài

    Kể lại diễn biến câu chuyện theo một trình tự nhất định. (Trả lời các câu hỏi : Câu chuyện đã diễn ra ở đâu ? Khi nào ? Với ai? Như thế nào ? ...)

    Trong khi kể, người viết thường kết hợp miêu tả sự việc, con người và thể hiện tình cảm, thái độ của mình trước sự việc và con người được miêu tả.\

    c) Kết bài

    Thường nêu kết cục và cảm nghĩ của người trong cuộc (người kể chuyện hay một nhân vật nào đó).


    II - Luyện tập

    1. Từ văn bản Cô bé bán diêm, hãy lập ra một dàn ý cơ bản theo gợi ý sau :

    a) Mở bài

    Giới thiệu ai ? Trong hoàn cảnh nào ?

    b) Thân bài

    Nêu các sự việc chính xảy ra với nhân vật theo trình tự thời gian (lúc đầu, sau đó, tiếp theo) và kết quả (Mấy lần quẹt diêm ? Mỗi lần diễn ra như thế nào nào và kết quả ra sao ?). Trong khi nêu các sự việc chính, chỉ ra các yếu tố miêu tả và biểu cảm được sử dụng trong đó.

    c) Kết bàiKết cục số phận của nhân vật thế nào và cảm nghĩ của người kể ra sao ?

    2. Lập dàn ý cho đề bài: "Hãy kể về một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi".


    Lời giải

    I - Dàn ý của bài văn tự sự

    1. Tìm hiểu dàn ý của bài văn tự sự

    Đọc bài văn sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.

    (Bài văn trang 92 - SGK Ngữ Văn 8 tập 1)

    a) Ba phần của bài văn có thể chia như sau :

    - Mở bài : Từ đầu đến "la liệt trên bàn" : kể và tả lại quang cảnh chung của buổi sinh nhật.

    - Thân bài : từ "vui thì vui thật" đến "chỉ gật đầu không nói" : kể về món quà sinh nhật độc đáo của người bạn.

    - Kết bài : phần còn lại : nêu cảm nghĩ của người bạn về món quà sinh nhật.

    b) Các yếu tố :

    - Bài văn kể về ngày sinh nhật của Trang, về món quà độc đáo của Trinh. Người kể là Trang ở ngôi thứ nhất.

    - Câu chuyện xảy ra ở nhà Trang vào buổi sinh nhật, khi mọi người đều đến mừng sinh nhật Trang, chỉ có thiếu Trinh là người bạn thân.

    - Chuyện xảy ra với các nhân vật: Trang, Thanh, anh Toàn, Trinh, các bạn Trang. Trinh là nhân vật chính.

    - Câu chuyện diễn ra: bắt đầu từ buổi sinh nhật, từ chuyện Trinh mãi chưa tới khiến Trang trách móc và lo lắng. Đỉnh điểm của câu chuyện ở việc Trinh đến mang theo món quà độc đáo, và Trang nhận ra “âm mưu” mà Trinh từng nói. Sự bất ngờ nằm ở kỉ niệm đẹp của Trang và Trinh trong vườn ổi.

    - Yếu tố miêu tả và biểu cảm kết hợp khi tả người ra vào tấp nập, tả chiếc bình hoa, cành ổi, chùm quả, trong câu trách của Trang, cảm giác Trang khi nhớ lại kỉ niệm.

    c) - Điều tạo nên sự bất ngờ trong câu chuyện này chính là do tình huống truyện. Tác giả đã khéo léo đưa người đọc nhập vào tâm trạng chờ đợi và có ý chê trách của nhân vật Trang - người kể chuyện - về sự chậm trễ của người bạn thân trong ngày sinh nhật, để rồi sau đó mới vỡ lẽ ra rằng đó là sự chậm trễ đầy thông cảm, suýt nữa thì Trang trách nhầm người bạn, mà nhất là người bạn ấy lại có một tấm lòng thơm thảo thật đáng trân trọng, thể hiện qua món quà sinh nhật đầy ý nghĩa.

    - Trong văn bản này, tác giả vừa kể theo trình tự thời gian (kể các sự việc diễn biến từ đầu đến cuối buổi sinh nhật) nhưng trong khi kể, tác giả có dùng hồi ức, ngược thời gian nhớ về sự việc diễn ra.


    2. Dàn ý của một bài văn tự sự (trang 95 - SGK Ngữ Văn 8 tập 1)

    a) Mở bài

    Thường giới thiệu sự việc, nhân vật và tình huống xảy ra câu chuyện. (Cũng có khi nêu kết quả của sự việc, số phận nhân vật trước.)

    b) Thân bài

    Kể lại diễn biến câu chuyện theo một trình tự nhất định. (Trả lời các câu hỏi : Câu chuyện đã diễn ra ở đâu ? Khi nào ? Với ai ? Như thế nào ? ...)

    Trong khi kể, người viết thường kết hợp miêu tả sự việc, con người và thể hiện tình cảm, thái độ của mình trước sự việc và con người được miêu tả.\

    c) Kết bài

    Thường nêu kết cục và cảm nghĩ của người trong cuộc (người kể chuyện hay một nhân vật nào đó).

    Ghi nhớ :

    Dàn ý của bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm chủ yếu vẫn là dàn ý của bài văn tự sự có bố cục ba phần (Mở bài, Thân bài, Kết bài). Tuy vậy, trong từng phần, cần đưa vào các nội dung miêu tả và biểu cảm để dàn ý được hoàn chỉnh hơn.


    II- Luyện tập

    Câu 1 phần Luyện tập trang 95 - SGK Ngữ Văn 8 tập 1: Từ văn bản Cô bé bán diêm, hãy lập ra một dàn ý cơ bản theo gợi ý sau :

    a) Mở bài :

    Giới thiệu quang cảnh đêm giao thừa và gia cảnh của em bé bán diêm, nhân vật chính trong truyện.

    b) Thân bài :

    - Lúc đầu do không bán được diêm nên em bé không dám về nhà vì sợ bố đánh. Em tìm một góc tường ngồi tránh rét. Kết quả em vẫn bị gió rét hành hạ "đôi bàn tay đã cứng đờ ra".

    - Sau đó, em bé đành liều quẹt các que diêm để sưởi ấm cho mình. Mỗi lần quẹt một que diêm, em lại thấy hiện lên một viễn cảnh ấm áp và đẹp đẽ. Ban đầu "em tưởng chừng như đang ngồi trước một lò sưởi", hơi ấm của que diêm khiến em "thật là dễ chịu". Thế rồi que diêm vụt tắt, em bé lại trở về với thực tại tê cóng của chính mình. Tiếp đến que diêm thứ hai, em lại mơ thấy một bàn ăn thịnh soạn "có cả con ngỗng quay". Que diêm lại lụi tàn, em lại đối diện với cảnh nghèo khổ thực sự của bản thân, lại quẹt que diêm thứ ba, một cây thông Nô-en được "trang trí lộng lẫy" hiện lên với "hàng ngàn ngọn nến sáng rực". Nhưng rồi diêm tắt, những ngọn nến bay về trời. Que diêm thứ tư được đốt lên, em "nhìn thấy rõ ràng bà em đang mỉm cười với em". Cuối cùng vì muốn níu bà ở lại mà em đã quẹt tất cả các que diêm còn lại.

    - Các yếu tố miêu tả và biểu cảm được đan xen vào quá trình kể chuyện về cô bé bán diêm, đặc biệt là cứ sau mỗi lần em bé quẹt diêm thì cảnh mộng tưởng cũng như cảnh thực sau khi diêm tắt được tác giả miêu tả rất sinh động. Kèm theo đó là những suy nghĩ và tâm trạng của nhân vật.

    c) Kết bài :

    Kết cục cô bé đã chết vì lạnh và đói, nhưng không ai biết về những điều kì diệu mà cô bé đã thấy.


    Câu 2: trang 95 - SGK Ngữ Văn 8 tập 1: Lập dàn ý cho đề bài : "Hãy kể về một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi".

    Dàn ý tham khảo :

    a) Mở bài :

    Giới thiệu về người bạn tuổi thơ và kỉ niệm em xúc động và nhớ mãi.

    b) Thân bài :

    Kể lại kỉ niệm xúc động của hai người :

    - Chuyện diễn ra như thế nào: đầu tiên, diễn biến, kết quả.

    - Điều gây xúc động mạnh nhất ( đưa yếu tố miêu tả vào).

    c) Kết bài :

    Kỉ niệm đó vì sao em nhớ mãi. Đó là kỉ niệm có ảnh hưởng thế nào tới tình cảm của hai người, với những người xung quanh.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  4. Top 4

    Bài soạn "Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm" số 4

    A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

    1. Tìm hiểu dàn ý của bài văn tự sự

    Đọc bài văn sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới

    MÓN QUÀ SINH NHẬT

    Nhân kỉ niệm ngày sinh nhật năm nay của tôi, bạn bè đến chơi vui vẻ qúa. Suốt cả buổi sáng, nhà tôi tấp nập kẻ ra, người vào, tiếng cười nói ríu ra ríu rít không ngớt. Hai chiếc bình cắm đầy hoa. Hoa hồng bạch, hoa hồng nhung, hoa cẩm chướng, hoa mặt trời, lại có những bông hoa cỏ nhỏ xíu màu tím nhạt mà tôi rất thích nữa. Các bạn tôi ngồi chật cả nhà, bao nhiêu ghế mượn thêm của cô Ba nhà bên cũng vẫn không đủ, có chỗ hai bạn phải ngồi chung một ghé, chật chội nhưng mà vui. Nhiều bạn còn mang cả quà đến tặng tôi nữa. Tôi nhận được nhiều thứ quá: nào là cặp tóc, nào sổ, nào khăn mùi soa,... bao nhiêu thứ bày la liệt trên bàn.Vui thì vui thật, nhưng tôi vẫn cứ bồn chồn không yên. Không hiểu sao cái Trinh, đứa bạn thân nhất của tôi, giờ này vẫn chưa đến. Chẳng lẽ nó lại quên ngày vui của tôi? Không, con bé vốn chu đáo lắm kia mà! Bạn bè đã bắt đầu ra về lác đác, tôi cũng bồn chồn. Tôi không trách Trinh nữa mà bắt đầu lo. Hay là....Trinh đã gặp tai nạn gì giữa đường chăng?Tôi đang đăm chiêu nghĩ ngợi, chợt Thanh reo lên:- Kia rồi! Chị Trinh kia rồi!Tôi quay phắt ra cửa, nhìn thấy Trinh đang tươi cười đi vào sân. Tôi chạy ào ra, xô đổ cả ghế. Thấy Trinh bình thường, tự nhiên tôi thất tủi thân và giận Trinh.Tôi trách:- Sao bây giờ mới đến? Tưởng quên người ta rồi? Ghét !Trinh cười lỏn lẻn, đầu hơi nghiêng nghiêng trông thật hiền lành. Nhìn nét cười ấy không thể nào mà giận cho được. Tôi phát vào lưng Trinh một phát rõ đau rồi hỏi:- Xe đâu không dắt vào, lại để ngoài cổng à?Trinh vẫn cười không ra tiếng, lắc lắc đầu hất lọn tóc nặng ra sau, nói nhỏ như người có lỗi:- Xe sáng nay anh Toàn đi sớm.- Thế đi bộ xuống đây à?Trinh không trả lời, chỉ mỉm cười gật đầu.Tôi giận mình quá, thế mà cứ trách Trinh mãi. Đi bộ thảo nào bây giờ mới đến. Nhà Trinh mãi trên Quảng Bá, xuống đây cũng phải đến năm, sáu cây số, chứ có gần gì.Tôi kéo Trinh vào ngồi giữa bạn bè. Trinh mở chiếc lẵng mây nhỏ, thận trọng lấy ra mấy bông hồng vàng. Tất cả đều sửng sốt reo lên. Cái Thanh vội cầm chiếc cốc đi múc nước. Mấy bạn khác cũng xúm lại trầm trồ nhìn ngắm. Trinh lại khẽ nâng lên một cành ổi. Còn nguyên cả lá và lúc lỉu đến năm, sáu quả tròn to, láng bóng. Lại những tiếng xuýt xoa bàn tán. Trinh cười quay sang tôi :- Trang còn nhớ chùm ổi nay không?Không à?Quả của cây ổi găng góc ao đấy thôi !Tôi "à" lên một tiếng, mi mắt bỗng nong nóng và sống mũi cay xộc. Tôi nhớ ra rồi. Lâu lắm, từ mấy tháng trước, lúc ổi đang ra hoa, tôi có lên nhà Trinh chơi.Trinh dẫn tôi vào vườn, đến góc bờ ao, Trinh nói nhỏ, vẻ bí mật :- Trang! Trang! Lại đây tớ cho xem cái này, hay lắm!Trinh lom khom, luồn qua những cành ổi la đà gần sát mặt đất, rẽ lối cho tôi luồn theo. Đến góc ao, Trinh vít một cành ổi xa nhất, thích thú chỉ cho tôi xem một chùm hoa trắng muốt. Trinh thì thào :- Cậu có thích không? Cả một chùm mọc sát nhau nhé! Cây ổi này là giống ổi găng ngon nhất vườn đấy. Quả to, cùi dày, ăn giòn và thơm chẳng kém gì lê. Tớ phát hiện ra chùm hoa này, tuyệt không? Một, hai, ba... sáu, bảy, tám... phải hơn chục hoa là ít. Mà lại nở chụm vào một đầu cành mới thích chứ!Thấy tôi chăm chú nhìn cành hoa ổi, Trinh nói tiếp:- Tớ đang có một " âm mưu " này, Trang ạ. Rất thú vị nhé!Tôi gặng hỏi mãi, Trinh cũng không chịu nói. Trinh bảo chưa muốn nói bây giờ vì muốn dành cho tôi một sự bất ngờ. Và bây giờ thì chùm ổi đã chín vàng trên hai bàn tay tôi. Nâng chùm ổi trên tay, giọng tôi run run:- Cái "âm mưu" Trinh nói dạo ấy là chuyện này đây phải không?Trinh vẫn lặng lẽ cười, chỉ gật đầu không nói.Cảm ơn Trinh quá. Món quà ngày sinh nhật Trinh mang đến cho mình mới quý giá làm sao! Nó không phải là món quà mua vội vàng trên vỉa hè, trong cửa hiệu, chỉ cốt bỏ tiền ra là mua được, mà nó là cả một tấm lòng trân trọng của Trinh; Trinh đã ấp ủ, nâng niu, hằng nghĩ đến bao ngày nay. Trinh đã săn sóc chùm ổi ấy, để mắt đến nó, từ khi nó chỉ mới là những chiếc nụ nhỏ xíu, rồi nở hoa, rồi kết quả. Trinh đã mong ngày, mong đêm, tìm mọi cách giữ chùm quả ấy lại nguyên vẹn để hôm nay có được chùm quả vàng tươi thơm mát này...

    ( Theo Trần Hoài Dương, Những ngôi sao trong mưa)

    Yêu cầu:

    a. Bài văn trên có thể chia làm ba phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Hãy chỉ ra ba phần đó và nêu nội dung khái quát của mỗi phần.

    b. Lần lượt tìm và chỉ ra các yếu tố sau :

    Truyện kể về việc gì? Ai là người kể chuyện (ở ngôi thứ mấy)?
    Câu chuyện xảy ra ở đâu? Vào lúc nào? Trong hoàn cảnh nào ?
    Chuyện xảy ra với ai? Có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? Tính cách của mỗi nhân vật ra sao ?
    Câu chuyện diễn ra như thế nào?(Mở đầu nêu vấn đề gì? Đỉnh điểm câu chuyện ở đâu? Kết thúc ở chỗ nào? Điều gì đã tạo nên sự bất ngờ ?)
    Các yếu tố miêu tả, biểu cảm được kết hợp và thể hiện ở những chỗ nào trong truyện? Nêu tác dụng của những yếu tố miêu tả và biểu cảm này.
    c. Những nội dung trên (câu b) được tác giả kể theo thứ tự nào? (Tuần tự theo thời gian trước - sau hay có gì đảo ngược, từ hiện tại nhớ về quá khứ).

    Trả lời:a. Văn bản Món quà sinh nhật có thể chia làm ba phần.

    Phần 1 (Từ đầu đến... bày la liệt trên bàn): Cảnh sinh nhật của bạn Trang.
    Phần hai (Tiếp đến gật đầu không nói): Lai lịch của món quà Trinh tặng Trang.
    Phần ba (Còn lại): Cảm nghĩ của Trang về món quà của người bạn.
    b. Truyện kể về hành trình và lai lịch món quà của bạn Trinh tặng bạn Trang ngày sinh nhật

    Trang là người kể chuyện - ngôi thứ nhất.
    Chuyện xảy ra vào buổi sinh nhật của Trang, vào lúc mọi người đã đến dự sinh nhật đầy đủ, riêng Trinh, người bạn thân nhất và nổi tiếng là chu đáo vẫn chưa thấy tới.
    Truyện có hai nhân vật Trinh và Trang, Trinh là nhân vật chính của câu chuyện.
    Yếu tố miêu tả và biểu cảm được thể hiện trong suốt câu chuyện. Nhưng đoạn mở đầu thiên về miêu tả, đoạn cuối thiên về biểu cảm. Nó có tác dụng làm cho câu chuyện trở nên sinh động và tâm trạng nhân vật được thể hiện sâu sắc.
    c. Câu chuyện được kể theo trình tự thời gian (diễn biến của buổi sinh nhật), nhưng trong khi kể tác giả đã dùng hồi ức, ngược thời gian để nhớ về những sự việc diễn ra trước đó đã lâu.

    2. Dàn ý cho một bài văn tự sự

    a. Mở bài: Thường giới thiệu sự việc, nhân vật và tình huống trong câu chuyệnb. Thân bà: Kể lại diễn biến của câu chuyện theo một trình tự nhất định. Trong khi kể, người viết thường kết hợp miêu tả sự việc, con người và thể hiện tình cảm, thái độ của mình trước sự việc và con người được miêu tả.c. Kết bài: Thường neu kết cục và cảm nghĩ của người trong cuộc

    3. Ghi nhớ

    Dàn ý của bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm chủ yếu vẫn là dàn ý của bài văn tự sự có bố cục ba phần (Mở bài, Thân bài và Kết bài). Tuy vậy, trong từng phần, cần đưa vào các nội dung miêu tả và biểu cảm để dàn ý được hoàn chỉnh hơn.


    B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

    Câu 1: (Trang 95 - SGK Ngữ văn 8 tập 1) Từ văn bản Cô bé hán diêm, hãy lập ra một dàn ý cơ bản theo gợi ý sau :a. Mở bài:

    Giới thiệu ai? Trong hoàn cảnh nào?b. Thân bài:

    Nêu các sự việc chính xảy ra với nhân vật theo trật tự thời gian (lúc đầu, sau đó, tiếp theo) và kết quả (Mấy lần quẹt diêm? Mỗi lần diễn ra như thế nào và kết quả ra sao?). Trong khi nêu các sự việc chính, chỉ ra các yếu tố miêu tả và biểu cảm được sử dụng trong đó.c. Kết bài:

    Kết cục số phận của nhân vật như thế nào và cảm nghĩ của người kể ra sao?

    Bài làm:
    a. Mở bài:
    Giới thiệu về cô bé bán diêm :Trong hoàn cảnh trời đông lạnh giá, em vẫn phải đi bán diêm đêm giao thừa, lúc mọi người chờ đợi đón năm mới.
    b. Thân bài:
    Cảnh giá rét của trời khuya và cảnh ngộ của em bé đáng thương: Em bé không bán được diêm nên không dám về nhà vì sợ bố đánh. Em tìm một góc tường ngồi tránh rét. Cô bé vẫn thấy lạnh “đôi bàn tay cứng đờ ra”, em quyết định quẹt diêm:
    Cảnh hiện ra lần quẹt diêm thứ nhất: Em tưởng như mình đang ngồi trước một lò sưởi
    Cảnh hiện ra trong lần quẹt diêm thứ hai: em tường tượng ra một bàn ăn thịnh soạn có cả một con ngỗng quay. Que diêm tắt, em trở về với cảnh nghèo khổ.
    Cảnh hiện ra trong lần quẹt diêm thứ ba: một cây thông Nồ-en “trang trí lộng lẫy” hiện ra cùng với “hàng ngàn ngọn nến sáng rực”. Que diêm tắt, những ngọn nến bay vẻ trời
    Cảnh hiện ra trong lần quẹt diêm thứ tư: thấy “bà em đang mỉm cười với em”. Que diêm tắt, em muốn níu bà ở lại.
    Lần quẹt diêm của những que diêm tiếp theo.
    c. Kết bài:
    Cảnh mọi người ra đường trong buổi sáng hôm sau. Cái chết đáng thương của em bé và những lời dự đoán

    Câu 2: (Trang 95 - SGK Ngữ văn 8 tập 1)
    Lập dàn ý cho đề bài: “Hãy kể về một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi”.
    Bài làm:
    a. Mở bài
    Giới thiệu bạn mình là ai?
    Giới thiệu về kỉ niệm với người bạn đó khiến mình xúc động nhất?
    b. Thân bàiKể về kỉ niệm đó:
    Xảy ra ở đâu? Lúc nào? Với những ai?
    Sự việc chính và các chi tiết.
    Điều gì khiến em xúc động? Xúc động như thế nào?
    c. Kết bài
    Em suy nghĩ gì về kỉ niệm đó?
    Suy nghĩ của em về người bạn đó.
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  5. Top 5

    Bài soạn "Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm" số 5

    I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

    1.Phân tích bố cục của bài văn"Món quà sinh nhật", khái quát nội dung của từng phần:

    Gợi ý: Mở bài (từ đầu cho đến “bày la liệt trên bàn.”): cảnh buổi lễ sinh nhật.

    Thân bài (từ “Vui thì vui thật” cho đến “chỉ gật đầu không nói.”): món quà sinh nhật của Trinh tặng Trang.

    Kết bài (đoạn còn lại): cảm nghĩ của Trang về món quà sinh nhật.

    Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

    2. Tìm hiểu câu chuyện theo gợi ý sau:

    a) Truyện kể về việc gì?

    b) Ai là người kể chuyện? (Xưng ở ngôi thứ mấy? Tên là gì?)

    c) Chuyện xảy ra trong hoàn cảnh nào? (lúc nào? ở đâu? bối cảnh nào?)

    d) Chuyện xảy ra với những ai? (Có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính?) Tính cách của mỗi nhân vật ra sao?

    e) Diễn biến câu chuyện ra sao? (Mở đầu thế nào? Diễn biến ra sao? Đỉnh điểm ở đâu? Kết thúc ở sự việc nào?) Tính bất ngờ của câu chuyện được tạo nên từ đâu?

    g) Truyện có sử dụng miêu tả và biểu cảm trong lời kể không? Miêu tả và biểu cảm ở những chỗ nào? Các yếu tố miêu tả và biểu cảm có tác dụng ra sao trong việc thể hiện chủ đề truyện?

    3. Nhận xét về thứ tự kể của văn bảnMón quà sinh nhật.

    Gợi ý: Câu chuyện về món quà sinh nhật được kể lồng vào câu chuyện sinh nhật như thế nào? Người kể chỉ kể chuyện hiện tại hay còn kể chuyện đã xảy ra trong quá khứ?

    4. Dàn ý của một bài văn tự sự có kết hợp với miêu tả và biểu cảm

    Qua bài văn trên, hãy cho biết:

    Bố cục của bài văn tự sự gồm mấy phần? Nhiệm vụ của từng phần là gì?
    Yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự cần được thể hiện ra sao?
    Gợi ý: Bài văn tự sự bố cục thành ba phần. Phần Mở bài có nhiệm vụ giới thiệu sự việc, nhân vật và tình huống xảy ra câu chuyện; có khi, kết cục của câu chuyện được kể ngay ở phần Mở bài, sau đó mới kể ngược lại diễn biến. Phần Thân bài có nhiệm vụ kể lại diễn biến câu chuyện theo một trình tự nào đó, có thể kể theo diễn biến trước – sau tự nhiên của các sự việc cũng có thể kể theo mạch hồi tưởng lại hoặc đan xen giữa thực tại và hồi tưởng; nội dung của phần này hướng tới trả lời những câu hỏi như: Chuyện xảy ra ở đâu? Vào thời điểm nào? Chuyện xảy ra với ai? Chuyện xảy ra như thế nào?… Yếu tố miêu tả được sử dụng kết hợp khi kể về người, vật, khung cảnh,… Yếu tố biểu cảm được sử dụng để bày tỏ tình cảm, thái độ của người kể đối với đối tượng được kể hoặc của nhân vật đối với nhân vật. Phần Kết bài có nhiệm vụ nêu kết cục của câu chuyện và suy nghĩ, tâm trạng của người kể hoặc nhân vật.


    II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

    1.Tóm tắt dàn ý của văn bản: Cô bé bán diêm.

    Gợi ý: Đọc lại văn bản và tóm tắt dàn ý theo bố cục ba phần. Đoạn lược dẫn ở phần đầu đoạn trích xem như phần Mở bài. Lưu ý tóm tắt diễn biến câu chuyện theo mỗi lần quẹt diêm của cô bé bán diêm.

    2. Nhận xét về việc sử dụng kết hợp giữa tự sự, miêu tả và biểu cảm trong văn bản Cô bé bán diêm.

    Gợi ý: Miêu tả và biểu cảm có tác dụng như thế nào trong việc tạo ra sức truyền cảm của lời kể? Lòng thương cảm của tác giả được thể hiện như thế nào?

    Cảm nghĩ về người bà của cô bé bán diêm?
    Cảm giác rét buốt được gợi tả ra sao?
    Hình ảnh những que diêm và niềm mơ ước của cô bé?
    Sự đối lập giữa mơ ước và thực tại?
    Hình ảnh cô bé ở cuối đoạn trích?
    3. Cho đề bài: “Một kỉ niệm xúc động và nhớ mãi với một người bạn lúc tuổi thơ”. Hãy lập dàn ý trong đó có chỉ rõ việc sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm.

    Gợi ý: Trước hết, phải tưởng tượng ra toàn bộ diễn biến của câu chuyện. Sau đó mới triển khai lập ý theo bố cục của bài văn. Có thể kể như câu chuyện đang diễn ra hoặc kể bắt đầu từ hiện tại mà nhớ về tuổi ấu thơ. Việc lựa chọn cách kể, trình tự kể sẽ quy định dàn ý.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  6. Top 6

    Bài soạn "Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm" số 6

    I.DÀN Ý CỦA BÀI VĂN TỰ SỰ

    a/- Mở bài (từ đầu cho đến “bày la liệt trên bàn.”): cảnh buổi lễ sinh nhật.

    – Thân bài (từ “Vui thì vui thật” cho đến “chỉ gật đầu không nói.”): món quà sinh nhật của Trinh tặng trang.

    – Kết bài (đoạn còn lại): cảm nghĩ của trang về món quà sinh nhật.

    b/Truyện kể về “món quà sinh nhật” do “tôi” tên là trang kể ở ngôi thứ nhất.

    – Câu chuyện xảy ra ở nhà trang vào buổi sáng, trong hoàn cảnh bạn bè họp mặt kỉ niệm sinh nhật của trang.

    – Chuyện xảy ra trong đám bạn bè, với ba nhân vật: Thanh, Trinh và trang. Nhân vật chính là Trinh (Trinh tạo ra sự bất ngờ trong câu chuyện). Mỗi nhân vật mang một tính cách: trang thì sôi nổi, vội vàng, còn Trinh thì vui vẻ, điềm tĩnh …

    – Câu chuyện diễn ra rất thú vị, có sự vui vẻ, nhưng bồn chồn chờ đợi. Điểm đỉnh câu chuyện ở việc chờ đợi Trinh đến và kết thúc khi món quà mừng sinh nhật của Trinh được “trình diện”. Câu chuyện kết thúc khi trang hiểu ý nghĩa món quà sinh nhật mà Trinh tặng cho và hết sức bất ngờ vì nó là dấu ấn một kỉ niệm đẹp của hai người trong vườn cây ổi.

    – Các yếu tố miêu tả, biểu cảm đã đưa người ngọc vào một tâm trạng chờ đợi của trang đối với Trinh để rồi sau đó thấy tấm lòng rất đáng quý của bạn. Yếu tố miêu tả và biểu cảm có tác dụng nâng ý nghĩa món quà sinh nhật lên thành một kỉ niệm, đầy ấn tượng. “Nó không phải là món quà mua vội vàng trên vỉa hè, trong cửa hiệu, chỉ cốt bỏ tiền ra là mua được, mà nó là cả một tấm lòng trân trọng của Trinh ; Trinh đã ấp ủ, nâng niu, hằng nghĩ đến suốt bao ngày nay”.

    c/ Trình tự: HT – QK – HT


    II.LUYỆN TẬP

    Câu 1: – Mở bài : Giới thiệu quanh cảnh đêm giao thừa và gia đình của em bé bán diêm, nhân vật chính trong truyện.

    – Thân bài :

    + Em bé bán diêm không bán được diêm nên không dám về nhà vì sợ bố đánh. Em tìm một góc tường ngồi tránh rét, kết quả em vẫn bị gió rét hành hạ.

    + Sau đó em đánh liều quẹt một que diêm để sưởi ấm cho mình. Mỗi lần quẹt một que diêm, em lại thấy một viễn cảnh đẹp đẽ và ấm áp.

    + Ban đầu “em tưởng chừng như đang ngồi trước lò sưởi” hơi ấm của que diêm khiến em “thật dễ chịu”. Thế rồi que diêm vụt tắt, em bé trở lại với hiện tại rét mướt, tê cóng cả chân tay. Tiếp đến que diêm thứ hai, em lại mơ thấy một bàn ăn thịnh soạn “có cả ngỗng quay” . Que diêm tắt, em lại phải đối diện với thực tại của mình. Em lại quẹt que diêm thứ ba, em thấy hiện ra một cây thông Nô-en “ trang trí lỗng lẫy” với “hàng ngàn ngọn nến sáng rực”. Nhưng rồi ngọn nến cũng tắt bay về trời. Que diêm thứ tư được đốt lên, em “nhìn thấy rõ ràng bà em đang mỉm cười với em”.

    + Cuối cùng, em quẹt những que diêm còn lại, níu lấy bà bay lên.

    – Kết bài:

    + Nhân vật đã chết rét dưới lớp tuyết lạnh.

    + Truyện Cô bé bán diêm đã làm em xúc động vì cuộc đời đói khổ, nhọc nhằn của một em gái nhỏ. Nghĩ đến cảnh sống của em hiện nay được gia đình thương yêu đùm bọc, em hiểu mình thật là hạnh phúc.


    Câu 2: a. Mở bài

    Giới thiệu bạn mình là ai?

    Giới thiệu về kỉ niệm với người bạn đó khiến mình xúc động nhất?

    b. Thân bài

    Kể về kỉ niệm đó:

    Xảy ra ở đâu? Lúc nào? Với những ai?

    Sự việc chính và các chi tiết.

    Điều gì khiến em xúc động? Xúc động như thế nào?

    c. Kết bài

    Em suy nghĩ gì về kỉ niệm đó?

    Suy nghĩ của em về người bạn đó.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy