Top 6 Bài soạn "Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự" lớp 9 hay nhất

Bình An 18365 1 Báo lỗi

Văn tự sự luôn là một trong những thể loại văn bản quan trọng bậc nhất, cơ bản của bộ môn ngữ văn. Việc phải thuần thục hay học tốt thể văn này cũng là một ... xem thêm...

  1. I. Kiến thức cơ bản

    1. Đọc văn bản

    2.

    a, Ba câu đầu đoạn trích là câu chuyện của hai người tản cư vì có lượt lời qua lại với nhau.

    Có hình thức của các lượt lời qua lại, hướng tới người giao tiếp

    b, Câu “Hà, nắng gớm. về nào… “ không phải là đối thoại vì không ông tự nói với chính bản thân mình, không có ai tham gia vào lượt lời của ông

    - Câu nói của người đàn bà tản cư: cha mẹ tiên sư nhà chúng nó!... mỗi đứa một nhát! không hướng tới đối tượng nào, không có lượt lời đáp lại

    → Đây là độc thoại

    Độc thoại được thể hiện thành tiếng, với hình thức có dấu gạch đầu dòng “chúng bay ăn miếng cơm hay… nhục nhã thế này!”

    c, Câu “Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian… bằng ấy tuổi đầu…”

    → Độc thoại nội tâm

    d, Các hình thức đối thoại tạo không khí cho văn bản, thể hiện thái độ căm giận của những người tản cư với dân làng chợ Dầu, giúp nhân vật bộc lộ nội tâm.

    Hình thức độc thoại, đối thoại nội tâm giúp nhà văn khắc họa sâu tâm trạng đau đớn, dằn vặt của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc


    II. Luyện tập

    Câu 1 (trang 178 sgk ngữ văn 9 tập 1)

    - Cuộc đối thoại diễn ra không bình thường giữa hai vợ chồng ông Hai

    - Có ba lượt lời trao nhưng chỉ có hai lượt lời đáp

    + Lời thoại đầu của bà Hai, ông Hai không đáp

    + Các lời thoại tiếp theo của bà Hai được ông Hai đáp cụt lủn: gì, biết rồi

    → Qua đoạn hội thoại giúp người đọc nhận ra tâm trạng buồn bã, đau khổ, thất vọng của ông Hai


    Câu 2: Viết một đoạn văn theo chủ đề tự chọn trong đó có sử dụng cả ba hình thức đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm.

    Tôi vừa phải nằm viện một tuần vì bị ốm. Hôm nay là ngày tôi được ra viện. Trên đường về nhà, xen với nỗi vui mừng là nỗi lo. Lo vì không biết phải xoay xở sao đâu để bù đắp bài vở trong những ngày qua. Tôi vừa bước vào nhà thì bé Hoa, em tôi, nhảy cẫng ra và bi bô:

    - Anh Hưng ơi! Có chị nào nho nhỏ, chị nói với bố là bạn của anh. Ngày nào chị ấy cũng đến lấy vở về chép bài cho anh. Chị ấy còn cho em kẹo nữa cơ đấy!

    - Ừ.

    Rồi không kịp nhìn những viên kẹo trên tay em, tôi lao ngay vào phòng học. Tay tôi run run giở vội những tờ giấy trắng. Không lẽ lại là cái Hà? Có phải là Hà không nhỉ? Thôi đúng Hà rồi. Tôi lặng đi. Chính Hà đã âm thầm giúp tôi trong những ngày qua. Vậy mà đã có lúc tôi nghĩ xấu về Hà. Lúc này tự dưng trong lòng tôi dâng lên một niềm cảm xúc khó tả. Không thể kìm nén nổi lòng mình, tôi thốt lên:

    - Hà ơi! Cảm ơn bạn nhé!

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  2. TÌM HIỂU YẾU TỐ ĐỐI THOẠI, ĐỘC THOẠI VÀ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ

    1. Đọc đoạn trích

    2. Trả lời câu hỏi

    a. Trong ba câu đầu đoạn trích, ai nói với ai? Tham gia câu chuyện có ít nhất mấy người? Dấu hiệu nào cho thấy đó là cuộc trò chuyện trao đổi qua lại.

    b. Câu "Hà nắng gớm ..." ông Hai nói với ai? Đây có phải câu đối thoại không? Vì sao? Trong đoạn trích còn có câu nào kiểu này không? Hãy dẫn ra câu đó.

    c. Những câu " Chúng nó ...bằng ấy tuổi đầu" là những câu ai hỏi ai? Tại sao trước những câu này không có dấu gạch đầu dòng như những câu ở trên.

    d. Các hình thức diễn đạt trên có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện diễn biến của câu chuyện và thái độ của những người tản cư trong buổi trưa ông Hai gặp họ?

    Trả lời:

    a. Trong ba câu mở đầu đoạn trích cho thấy có ít nhất là hai người phụ nữ tản cư đang nói chuyện với nhau. Dấu hiệu cho biết điều đó vì có hai lượt lời qua lại; nội dung nói của mỗi người đều hướng tới người tiếp chuyện và hình thức thể hiện trong đoạn văn bằng hai gạch đầu dòng (hai lượt lời qua lại).

    b.

    - Đây cũng không phải là đối thoại. Nội dung ông nói không hướng tới một người tiếp chuyện cụ thể, không liên quan đến chủ đề mà hai người đàn bà tản cư đang trao đổi. Hơn nữa sau câu nói to của ông cũng không có ai đáp lại. Thực ra ông lão nói với chính mình một câu bâng quơ, đánh trống lảng để tìm cách thoái lui. Đó chỉ là một lời độc thoại.

    - Trong đoạn trích này còn có những câu như thế, chẳng hạn:

    “Ông lão nắm tay lại mà rít lên:

    - Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này!”.

    c.

    - Đây là những câu của ông Hai hỏi chính mình.

    - Những câu hỏi này ông phát ra thành tiếng mà chỉ âm thầm diễn ra trong suy nghĩ và tình cảm của ông Hai. Chúng thể hiện tâm trạng dằn vặt, đau đớn của ông trong phút giây nghe tin làng Chợ Dầu của ông theo giặc, không thốt thành lời, chỉ nghĩ thầm nên không có dấu gạch đầu dòng, chúng là những câu độc thoại nội tâm.

    d.

    - Các hình thức đối thoại tạo cho câu chuyện có không khí như cuộc sống thật, thể hiện thái độ căm giận của những người tản cư đối với người dân Chợ Dầu, tạo tình huống để đi sâu vào nội tâm nhân vật.

    - Những hình thức độc thoại và độc thoại nội tâm sau đó đã giúp nhà văn khắc họa được sâu sắc tâm trạng dằn vặt, đau đớn khi nghe tin làng chợ Dầu cái làng mà ông luôn luôn lấy làm tự hào và hãnh diện đã theo giặc, làm cho câu chuyện sinh động hơn.


    Phần II: LUYỆN TẬP

    Trả lời câu 1 (trang 178 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

    Phân tích tác dụng của hình thức đối thoại trong đoạn trích.

    Lời giải chi tiết:

    - Cuộc đốì thoại diễn ra không bình thường giữa vợ chồng ông Hai.

    - Có ba lượt lời (lời bà Hai), nhưng chỉ hai lời đáp. Lời thoại đầu của bà, ông Hai không đáp lại “nằm rũ ra trên giường không nói gì" câu hỏi thứ hai của bà Hai được ông "khẽ nhúc nhích” đáp bằng một câu hỏi lại bà với một từ “Gì?”. Lần thứ ba, ông cũng chỉ đáp lại lời bà bằng một câu cụt ngủn, giọng gắt lên: “Biết rồi!”. Tái hiện lại cuộc đối thoại này, tác giả đã làm nổi bật được tâm trạng chán chường, buồn bã, đau khổ và thất vọng của ông Hai trong cái đêm nghe tin làng mình theo giặc.


    Trả lời câu 2 (trang 179 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

    Viết đoạn văn có sử dụng hình thức đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm

    Lời giải chi tiết:

    Chiều hôm ấy đi học về, lòng tôi man mác buồn vì một người bạn mới chuyển đi. Về nhà tôi chẳng thiết ăn uống, cứ thế nằm vật ra giường. Mẹ gọi xuống ăn cơm, tôi cũng chỉ nói vọng xuống nhà:

    - Con hơn mệt nên không muốn ăn. Bố mẹ cứ ăn trước ạ.

    Tôi cứ thế vùi mình vào trong chăn và trách Hoa, sao lại đi mà chẳng báo trước. Cậu thật vô tâm, thật ích kỉ, giá nói trước với tớ, tớ đã không buồn đến mức này. Nghĩ đến đó tôi lại khóc nức nở, rồi ngủ thiếp đi lúc nào không hay. Sáng hôm sau, ngủ dậy tôi bỗng thấy một lá thư đặt ngay bên cạnh mình, tôi nhìn nét chữ và nhận ra ngay:

    - Trời ơi, là thư của Hoa!

    Từng dòng chữ Hoa viết khiến cho tôi hiểu hơn quyết định chuyển trường của bạn và cả lí do bạn không nói với tôi. Tôi không còn trách Hoa nữa. Bạn ấy mãi mãi là người mà tôi yêu quý.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  3. A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

    1. Tìm hiểu yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự

    1.1. Đọc đoạn trích sau:Có người hỏi :- Sao bảo làng chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?...- Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:- Hà, nắng gớm, về nào ...Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi theo. Ông nghe rõ cái giọng chua lanh lảnh của người đàn bà cho con bú:- Cha tiên sư nhà chúng nó! Đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương. Cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát!Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà.Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau.Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ trào ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu... Ông lão nắm tay lại mà rít lên:- Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này!(Kim Lân, Làng)1.2. Suy nghĩ và trả lời câu hỏi

    a. Trong ba câu đầu đoạn trích, ai nói với ai? Tham gia câu chuyện có ít nhất mấy người? Dấu hiệu nào cho ta thấy đó là một cuộc trò chuyện trao đổi qua lại?
    b. Câu “-Hà, nắng gớm, về nào…” ông Hai nói với ai? Đây có phải là một câu đối thoại không? Vì sao? Trong đoạn trích còn có câu nào kiểu này không?
    c. Những câu sau: “Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu…” là những câu ai hỏi ai? Tại sao trước những câu này không có gạch đầu dòng như những câu đã nêu ở ý a và b?
    d. Các hình thức diễn đạt trên có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện diễn biến của câu chuyện và thái độ của những người tản cư trong buổi trưa ông Hai gặp họ? Đặc biệt chúng đã giúp nhà văn thể hiện thành công những diễn biến tâm lí của nhân vật ông Hai như thế nào?
    Trả lời:

    a. Trong ba câu đầu của đoạn trích có hai gạch đầu dòng, có một dấu hai chấm, một dấu chấm hỏi và một dấu chấm than cho những lời thoại. Đó là dấu hiệu cho thấy có cuộc trò chuyện, trao dổi qua lại, trong đó ít nhất có hai người tản cư nói với nhau.
    b. Câu "Hà, nắng gớm, về nào...” là câu ông Hai nói một mình, không nói với ai. Đó là câu độc thoại, không phải là câu đối thoại (bởi vì nội dung câu nói của ông chẳng ăn nhập gì với nội dung những câu mọi người đang trao đổi). Ồng Hai nói câu này là chỉ nhằm “lẳng lờ” câu chuyện của nhừng người tản cư đang bàn luận. Trong đoạn trích này còn có câu độc thoại tương tự: “Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này! ”.
    c. Những câu: “Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu...” là lời ông Hai tự nói với mình, đúng hơn là tự hỏi mình. Đó là những câu độc thoại nội tâm.
    d. Qua những câu đối thoại của những người tản cư, tác giả đã thể hiện được:
    Các hình thức diễn đạt trên có tác dụng thể hiện chiều sâu trong diễn biến của câu chuyện, thấy được thái độ đánh giá sự quan tâm của những người tản cư đối với sự kiện làng Chợ Dầu.
    Giúp người đọc hiểu được nội tâm bên trong của nhân vật: những câu đối thoại thể hiện đươc thái độ căm ghét cao độ của người dân kháng chiến với những kẻ đầu hàng giặc, thể hiện được lòng yêu nước, quyết tâm kháng chiến của họ. Những câu độc thoại và độc thoại nội tâm của ông Hai thể hiện tâm trạng bất ngơ, đau đớn, xâu hổ của một người dân yêu nước, yêu quê hương khi nghe tin làng mình làm “Việt gian”. Tính cách ông Hai hiện lên sinh động không cần qua miêu tả của người kể chuyện.
    2. Ghi nhớ

    Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm là những hình thức quan trọng để thể hiện nhân vật trong văn bản tự sự.
    Đối thoại là hình thức đối đáp, trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người. Trong văn bản tự sự, đối thoại được thể hiện bằng các gạch đầu dòng ở đầu lời trao và lời đáp (mỗi lượt lời là một lần gạch đầu dòng).
    Độc thoại là lời của một người nào đó nói với chính mình hoặc với một ai đó trong tưởng tượng. Trong văn bản tự sự, khi người độc thoại nói thành lời thì phía trước câu nói có gạch đầu dòng; còn khi không thành lời thì không có gạch đầu dòng. Trường hợp sau gọi là độc thoại nội tâm.


    B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

    Luyện tập

    Câu 1: Trang 178 sgk ngữ văn lớp 9 tập 1

    Phân tích tác dụng của hình thức đối thoại trong đoạn trích dưới đây:

    Mãi khuya, bà Hai mới chống gối đứng dậy. Bà lẳng lặng xuống bếp châm lửa ngồi tính tiền hàng. Vẫn những tiền cua, tiền bún, tiền đỗ, tiền kẹo,… Vẫn cái giọng rì rầm, rì rầm thường ngày.

    - Này, thầy nó ạ.

    Ông Hai nằm rũ ra ở trên giường không nói gì.

    - Thầy nó ngủ rồi à?

    - Gì?Ông lão khẽ nhúc nhích.

    - Tôi thấy người ta đồn…Ông lão gắt lên:

    - Biết rồi!

    Bà Hai nín bặt. Gian nhà lặng đi hiu hắt…

    (Kim Lân, Làng)

    Bài làm:
    Những lời đối thoại giữa ông Hai và bà Hai trong đoạn trích ngắn và dồn dập.
    Có ba lượt lời trao nhưng chỉ có hai lượt lời đáp. Lời thoại đầu của bà Hai, ông Hai không đáp: câu hỏi hai của bà được ông Hai khẽ nhúc nhích đáp lại bằng cách hỏi lại "Gì?" Lần ba ông cũng chỉ đáp lời bà bằng một câu cụt lủn "Biết rồi". Cuộc đối thoại này giúp người đọc nhận ra tâm trạng buồn bã, đau khổ, thất vọng của ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc.


    Câu 2: Trang 178 sgk ngữ văn lớp 9 tập 1: Viết một đoạn văn theo chủ đề tự chọn trong đó có sử dụng cả ba hình thức đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm.
    Bài làm:
    Bài viết tham khảo
    Kết thúc buổi liên hoan chia tay, tôi mang trong lòng một nỗi buồn nặng trĩu. Ngày mai tôi sẽ rời xa Hà Nội để đi du học, vậy mà người bạn thân nhất của tôi là Hằng lại không đến tham dự. Đang lan man suy nghĩ, bỗng có tiếng nói của Lan cất lên từ phía sau:- Cậu đang suy nghĩ điều gì mà nhìn tâm trạng thế?Tôi quay lại nhìn Lan và trả lời:

    - Ừ, không có gì đâu.

    - Tớ biết cậu đang buồn vì Hằng không thể tới, nhưng hãy thông cảm cho bạn ấy nhé, mẹ bị ốm phải vào viện. Hằng có gửi cho cậu một lá thư và một món quà kỉ niệm đây.Tôi mở lá thư ra đọc, từng dòng chữ khiến tôi bồi hồi xúc động. Hằng vẫn nhớ tất cả những kỉ niệm giữa chúng tôi ư? Dù bận chăm sóc mẹ ốm nhưng Hằng vẫn rất chu đáo, phải chăm tôi đã trách lầm Hằng? Lúc này tự dưng trong lòng tôi dâng lên một niềm cảm xúc khó tả. Không thể kìm nén nổi lòng mình, tôi thốt lên:

    - Hằng ơi! Cậu mãi là người bạn tốt của tớ trong cuộc đời này.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  4. Kiến thức cơ bản

    Đối thoại là gì?

    Đối thoại là hình thức đối đáp, trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người. Trong văn bản, đối thoại được thể hiện bằng các gạch đầu dòng ở đầu lời trao và lời đáp (mỗi lượt lời là một lần gạch đầu dòng).


    Độc thoại là gì?

    Độc thoại là lời nói của một người nào đó không nhằm vào một ai hoặc nói với chính mình. Trong văn bản, khi người độc thoại cất thành tiếng thì phía trước câu nói có gạch đầu dòng. Còn khi không thành tiếng thì không có gạch đầu dòng. Trường hợp sau gọi là độc thoại nội tâm.

    - Các hình thức đối thoại và độc thoại tạo cho câu chuyện có không khí như cuộc sống thật, đi sâu vào nội tâm nhân vật, bộc lộ được tính cách và sự chuyển biến trong tâm lí nhân vật,... nghĩa là làm cho câu chuyện sinh động hơn...


    Tìm hiểu yếu tố đối thoại và độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự

    Trang 176 - 177 SGK

    Yêu cầu: Đọc đoạn trích và suy nghĩ để trả lời các câu hỏi [...]

    Trả lời

    a) Trong ba câu đầu của đoạn trích có hai gạch đầu dòng, có một dấu hai chấm, một dấu chấm hỏi và một dấu chấm than cho những lời thoại. Đó là dấu hiệu cho thấy có cuộc trò chuyện, trao đổi qua lại, trong đó ít nhất có hai người tản cư nói với nhau.

    b) Câu: “Hà, nằng gớm, vỗ nào..." là câu ông Hai nói một mình, không nói với ai. Đó là câu độc thoại, không phải là câu đối thoại (bởi vì nội dung câu nói của ông chăng ăn nhập gì với nội dung những câu mọi người đang trao đổi). Ông Hai nói câu này là chỉ nhằm “tảng lờ" câu chuyện mà những người tản cư đang bàn luận.

    Trong đoạn trích này còn có câu độc thoại tương tự: “Chúng bay ăn miếng Cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này!”.

    c) Những câu: “Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu..." là lời ông Hai tự nói với mình, đúng hơn là tự hỏi mình. Đó là những câu độc thoại nội tâm.

    d) Qua những câu đối thoại của những người tản cư tác giả đã thể hiện được tình huống của truyện, tạo được không khí cho truyện. Những câu đối thoại thể hiện được thái độ căm ghét cao độ của người dân kháng chiến với những kẻ đầu hàng giặc, thể hiện được lòng yêu nước, quyết tâm kháng chiến của họ.

    Những câu độc thoại và độc thoại nội tâm của ông Hai thể hiện tâm trạng bất ngờ, đau đớn, xấu hổ của một người dân yêu nước, yêu quê hương khi nghe tin làng mình làm “Việt gian”. Tính cách ông Hai hiện lên sinh động không cần qua miêu tả của người kể chuyện.


    Luyện tập

    Câu 1 - Trang 178 SGK

    Phân tích tác dụng của hình thức đội thoại trong đoạn trích [...]

    Trả lời

    - Lời nói ngập ngừng của bà Hai khi định nói cho chồng biết tin làng mình làm Việt gian (“Tôi thấy người ta đồn...) đã thể hiện được sự lo lắng và cũng sợ bà chủ nhà nghe thấy tin này. - Ông Hai không muốn đáp lại và khi đáp lại thì cụt lủn, cáu gắt thể hiện tâm trang chán chường, đau khổ, thất vọng của ông khi nghe tin làng mình theo Tây.


    Câu 2 - Trang 179 SGK

    Viết một đoạn văn kể chuyện theo đề tài tự chọn, trong đó sử dụng của hình thức đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.

    Gợi ý

    Khi chọn chuyện để viết đoạn văn, em cần chú ý câu chuyện phải có các nhân vật đối đáp với nhau, có cả những câu nói thể hiện tâm trạng của nhân vật nào đó tự với mình, không nói với ai.

    Đoạn văn mẫu

    Chiều hôm ấy đi học về, lòng tôi man mác buồn vì một người bạn mới chuyển đi. Về nhà tôi chẳng thiết ăn uống, cứ thế nằm vật ra giường. Mẹ gọi xuống ăn cơm, tôi cũng chỉ nói vọng xuống nhà:

    - Con hơn mệt nên không muốn ăn. Bố mẹ cứ ăn trước ạ.

    Tôi cứ thế vùi mình vào trong chăn và trách Hoa, sao lại đi mà chẳng báo trước. Cậu thật vô tâm, thật ích kỉ, giá nói trước với tớ, tớ đã không buồn đến mức này. Nghĩ đến đó tôi lại khóc nức nở, rồi ngủ thiếp đi lúc nào không hay. Sáng hôm sau, ngủ dậy tôi bỗng thấy một lá thư đặt ngay bên cạnh mình, tôi nhìn nét chữ và nhận ra ngay:

    - Trời ơi, là thư của Hoa!

    Từng dòng chữ Hoa viết khiến cho tôi hiểu hơn quyết định chuyển trường của bạn và cả lí do bạn không nói với tôi. Tôi không còn trách Hoa nữa. Bạn ấy mãi mãi là người mà tôi yêu quý.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  5. A. HƯỚNG DẪN TÌM HlỂU BÀI

    I. Tìm hiểu yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự

    Trong văn bản tự sự, đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm là những hình thức quan trọng để thể hiện nhân vật.

    Đối thoại là hình thức đối đáp, trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người. Trong văn tự sự, đối thoại được thể hiện bằng các gạch đầu dòng ở đầu lời trao và lời đáp (mỗi lượt câu là một gạch đầu dòng).

    Độc thoại là lời của một người nào đó nói với chính mình hoặc nói với một ai đó trong tưởng tượng. Trong văn bản tự sự, khi người độc thoại nói thành lời thì phía trước câu hỏi có gạch đầu dòng; còn khi không nói thành lời thì không có gạch đầu dòng. Trưòng hợp không có gạch đầu dòng trưốc lời nói gọi là độc thoại nội tâm.

    Ví dụ 1:

    Hôm nay lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay:

    Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!
    Cụ bán rồi?
    Bán rồi! Họ vừa bắt xong.
    Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậc nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà oà lên khóc. (Nam Cao)

    Ví dụ 2:

    Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi… toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là người đáng thương; không bao giờ ta thương… Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có bao giờ quên được cái chân đau của mình đê nghĩ đến một cái gì khác đâu?

    Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận.

    (Nam Cao)

    1. Đọc đoạn trích từ tác phẩm Làng của Kim Lân.

    2. Trả lời câu hỏi:

    a. Trong ba câu đầu đoạn trích cho thấy có ít nhất ba người phụ nữ tản cư đang nói chuyện với nhau: Dấu hiệu cho thấy điều đó là vì có hai lượt lời qua lại. Nội dung nói của mỗi người đều hướng tới người tiếp chuyện và hình thức thể hiện trong đoạn văn là hai gạch đầu dòng.

    b. Câu Hà, nắng gớm, về nào…” của ông Hai không phải là lời đối thoại. Nội dung lồi nói không hướng tối một người tiếp chuyện cụ thể nào cả, cũng không liên quan đến chủ đề của câu chuyện mà những người tản cư đang nói. Hơn nữa, sau khi ông nói cũng không có ai đáp lại lời ông. Thực chất đây là câu nói mà ông Hai tự nói với chính mình. Ông lão nói bâng quơ, đánh trống lảng để tìm cách thoát lui. Trong đoạn trích này còn có một câu có đặc điểm như vậy. Đó là:

    Chúng bay an miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.
    c. Những câu như: Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó củng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu… là những câu ông Hai hỏi chính mình. Những câu hỏi này không phát ra thành tiếng mà chỉ diễn ra trong suy nghĩ của ông. Đây là những câu độc thoại nội tâm nên trước chúng không có dấu gạch ngang.

    d. Tác dụng của các hình thức ngôn ngữ trên:

    Hình thức đối thoại làm cho câu chuyện được kể chân thật, gần với cuộc sống thực hơn; đồng thời nó cũng thể hiện thái độ căm giận của những người tản cư đối với dân làng Chợ Dầu.
    Hình thức độc thoại và độc thoại nội tâm đã giúp nhà văn khai thác được sâu sắc tâm trạng dằn vặt, đau đớn của ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc.

    B. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

    1. Bài tập này yêu cầu các em phân tích tác dụng của hình thức đối thoại trong đoạn trích từ tác phẩm Làng của Kim Lân.

    Đoạn trích là cuộc đối thoại diễn ra không bình thường giữa vợ chồng ông Hai sau khi hai người đều nghe tên làng Chợ Dầu theo Tây. Có ba lượt lời trao (của bà Hai) nhưng chỉ có hai lời đáp (của ông Hai). Lòi thoại đầu của bà Hai không được ông Hai đáp lại mà ông chỉ nằm rũ ra ở trẽn giường không nói gì. Câu hỏi thứ hai của bà được ông khẽ nhúc nhích rồi đáp bằng một câu hỏi: Gì? Đến lần thứ ba, ông cũng chỉ đáp lại bằng một câu cụt lủn với giọng điệu gắt lên: Biết rồi!

    Tác dụng của các hình thức đối thoại trên: tác giả đã làm nổi bật được tâm trạng chán chường, buồn bã, đau khổ và thất vọng của ông Hai sau khi nghe tin làng mình theo giặc.

    2. Bài tập này yêu cầu các em viết đoạn văn kể chuyện, trong đó có sử dụng các hình thức đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  6. I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

    1. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

    Có người hỏi :

    – Sao bảo làng chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?…

    – Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!

    Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:

    – Hà, nắng gớm, về nào …

    Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi theo. Ông nghe rõ cái giọng chua lanh lảnh của người đàn bà cho con bú:

    – Cha tiên sư nhà chúng nó! Đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương. Cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát!

    Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà.

    Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau.

    Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ trào ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu… Ông lão nắm tay lại mà rít lên:

    – Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này !

    (Kim Lân, Làng)

    Trong ba câu đầu đoạn trích, ai nói với ai? Có mấy người tham gia nói chuyện? Dựa vào đâu để khẳng định đó là cuộc trò chuyện trao đổi qua lại?

    Gợi ý: Đối thoại là hình thức đối đáp, trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người. Trên văn bản, đối thoại được thể hiện bằng các gạch đầu dòng ở đầu lời trao và đáp (mỗi lượt lời là một lần gạch đầu dòng). Trong ba câu đầu đoạn trích trên, có ít nhất hai người phụ nữ; mỗi lời nói đều hướng tới người đối thoại; mỗi lượt lời được đánh dấu bằng một gạch đầu dòng. Đây là hình thức đối thoại.

    2. Câu “Hà, nắng gớm, về nào…” của ông Hai có phải là đối thoại không? Vì sao? Trong đoạn trích còn câu nào tương tự như vậy?

    Gợi ý: Đây không phải là đối thoại, vì: chỉ có một lượt lời, không tham gia vào câu chuyện của hai người đàn bà tản cư và cũng không hướng tới người đối thoại nào, không có ai đáp lại lượt lời này. Đây là lời độc thoại. Độc thoại là lời nói của một người nào đó không nhằm vào một ai hoặc nói với chính mình. Trên văn bản, khi lời độc thoại vang lên thành tiếng thì nó được đánh dấu bằng dấu gạch đầu dòng. Có thể thấy đặc điểm này qua câu độc thoại khác: “– Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này!”.

    3. Câu “Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư ? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu …” có gì giống và khác với các câu độc thoại trên?

    Gợi ý: Câu này giống với các câu độc thoại trên trừ hai điểm: không vang lên thành tiếng và không được đánh dấu bằng dấu gạch đầu dòng. Đây là lời độc thoại nội tâm.

    4. Các hình thức đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong đoạn trích trên có tác dụng như thế nào trong việc tái hiện không khí của câu chuyện và thái độ những người tản cư trong buổi trưa ông Hai gặp họ? Nhà văn đã sử dụng những hình thức diễn đạt này để khắc hoạ những diễn biến tâm lí của nhân vật ông Hai ra sao?

    Gợi ý: Nhà văn đã sử dụng hình thức đối thoại và độc thoại để tái hiện không khí tản cư; làm cho câu chuyện sinh động như nó đang diễn ra thực sự trong thực tế; thể hiện thái độ căm phẫn, khinh bỉ của nhóm người tản cư đối với hành động phản bội của dân chợ Dầu. Đây cũng là tình huống quan trọng để nhân vật bộc lộ những diễn biến tâm lí, trạng thái tình cảm, qua đó tính cách nhân vật ông Hai được khắc hoạ rõ nét, có chiều sâu. Xét trong toàn bộ câu chuyện của truyện ngắn Làng, tình huống trên là một mốc lớn, cho thấy những biến chuyển trong con người ông Hai, có tác dụng lớn trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm.


    II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

    1. Phân tích tác dụng của hình thức đối thoại trong đoạn trích dưới đây:

    Mãi khuya, bà Hai mới chống gối đứng dậy. Bà lẳng lặng xuống bếp châm lửa ngồi tính tiền hàng. Vẫn những tiền cua, tiền bún, tiền đỗ, tiền kẹo,… Vẫn cái giọng rì rầm, rì rầm thường ngày.

    – Này, thầy nó ạ.

    Ông Hai nằm rũ ra ở trên giường không nói gì.

    – Thầy nó ngủ rồi à?

    – Gì?

    Ông lão khẽ nhúc nhích.

    – Tôi thấy người ta đồn…

    Ông lão gắt lên:

    – Biết rồi!

    Bà Hai nín bặt. Gian nhà lặng đi hiu hắt…

    (Kim Lân, Làng)

    Gợi ý:

    – Đối thoại giữa ai với ai? Trong tình huống nào?

    – Về vấn đề gì?

    – Thái độ của từng người tham gia đối thoại được bộc lộ ra sao?

    – Hình thức đối thoại trong đoạn trích có gì bất thường?

    – Cuộc đối thoại gợi ra không khí gia đình ông Hai như thế nào khi nghe tin làng mình theo giặc?

    – Chú ý phân tích lượt lời của ông Hai, tác dụng của đối thoại trong việc thể hiện tâm trạng buồn chán, thất vọng, đau khổ của một người quá yêu làng mình.

    2. Viết một đoạn văn theo chủ đề tự chọn trong đó có sử dụng cả ba hình thức đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm.

    Gợi ý: Có thể viết đoạn văn theo chủ đề được gợi ý trong các đề bài ở Bài văn số 3.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Đối thoại và độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự
    Lan Anh Nguyen 2021-11-13 08:23:41
    Hay




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy