Top 5 Bài soạn Lập dàn ý bài văn tự sự (Ngữ Văn 10) hay nhất

Thai Ha 592 0 Báo lỗi

Trong chương trình Ngữ Văn 10, với bài học Lập dàn ý bài văn tự sự, học sinh cần soạn như thế nào? Dưới đây, Toplist đã sưu tầm và tổng hợp được những bài ... xem thêm...

  1. I – Hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện

    Câu 1 (trang 45 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

    - Trong phần trích trên, nhà văn Nguyên Ngọc nói về quá trình ông suy nghĩ, lên ý tưởng để chuẩn bị cho việc sáng tác truyện “Rừng xà nu”.

    - Bài học cho quá trình hình thành ý tưởng:

    + Hình thành ý tưởng: nhà văn muốn xây dựng câu chuyện trên một nguyên mẫu có thật là cuộc khởi nghĩa của anh Đề.

    + Nhân vật chính: tên của nhân vật sẽ là Tnú để mang đậm “không khí” của núi rừng Tây Nguyên.

    + Hệ thống nhân vật: Dít, Mai, cụ Mết, bé Heng

    + Dự kiến cốt truyện: Bắt đầu và kết thúc bằng hình ảnh cây xà nu.
    + Tình huống, chi tiết truyện nổi bật: Mỗi nhân vật “phải có một nỗi đau riêng bức bách dữ dội, bật ra từ nỗi đau chung của xóm làng, dân tộc”.

    + Chi tiết đặc biệt tạo điểm nhấn: Nỗi đau đớn nhất của Tnú là phải chứng kiến cảnh đứa con bị đánh một cách tàn bạo, còn người vợ thì gục xuống ngay trước mặt anh.


    Câu 2 (trang 45 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

    Qua lời kể của nhà văn, chúng ta có thể học tập:

    + Hình thành ý tưởng và dự kiến cốt truyện cơ bản cho truyện

    + Suy nghĩ, tưởng tượng về các nhân vật chính – phụ

    + Lên ý tưởng các sự việc chính, sự việc đặc biệt để tạo điểm nhấn và sự liên kết mạch lạc cho truyện.

    + Sắp xếp sự việc, lập dàn ý cơ bản cho truyện trước khi viết chi tiết.


    II - Lập dàn ý

    Câu 1 (trang 45 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

    Trường hợp (1): Chị Dậu gặp một cán bộ cách mạng và được giác ngộ.

    - Mở bài:

    + Chị Dậu lao mình vào bóng tối, cố gắng tìm hướng ngôi làng để chạy về

    + Gặp được chồng và các con, chị vừa mừng vừa tủi

    + Nhưng có chuyện lạ với chị Dậu: Dù đã rất khuya, nhưng chồng chị vẫn còn đang ngồi trò chuyện với một người lạ mặt

    - Thân bài:

    + Khi hỏi rõ, chị Dậu được biết người khách lạ đang trò chuyện với chồng là một chiến sĩ cách mạng.

    + Người chiến sĩ giảng giải cho vợ chồng chị Dậu hiểu nguyên nhân sâu xa sau những nỗi khổ mà nhân dân đang phải chịu đựng.

    + Anh bày cách để những người nông dân có thể thoát khỏi cảnh áp bức, làm chủ cuộc sống của mình.

    + Thi thoảng, người chiến sĩ lại ghé qua, hỏi thăm cuộc sống của gia đình anh chị Dậu, đem những thắng lợi mới ở khắp các nơi về báo với gia đình.

    + Được khuyến khích, chị Dậu mang những hiểu biết của mình về cách mạng, về cuộc đấu tranh dân tộc và dân chủ nói với đông đảo bà con xung quanh.

    + Nhiều bà con nông dân đã có cơ hội được giác ngộ cách mạng giống như chị.

    + Cuối cùng, trong ngày Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945, chị Dậu đã dẫn đầu đoàn nông dân lên cướp chính quyền huyện, phá kho thóc Nhật chia cho những người dân nghèo cùng cảnh ngộ.

    - Kết bài:

    + Chị Dậu xúc động và vui mừng khi đón được cái Tí trở về nhà, đoàn tụ cùng thầy u và hai em.

    + Chị Dậu cùng bà con làng xóm vui mừng trước những chiến thắng tiếp nối của cuộc chiến đấu.


    Trường hợp (2): Chị Dậu nuôi giấu cán bộ

    - Mở bài:

    + Sau khi chạy thoát khỏi nhà quan cụ, chị Dậu trở về nhà

    + Làng Đông Xá tuy bị địch chiếm đóng, nhưng phong trào đấu tranh cách mạng vẫn rất sôi nổi

    + Một nhóm các chiến sĩ được bí mật cử về làng

    - Thân bài:

    + Chị Dậu cũng như rất nhiều người dân làng Đông Xá được giác ngộ và tích cực tham gia cuộc kháng chiến

    + Chị sự kiểm soát của địch, chị Dậu vẫn bí mật nuôi giấu cán bộ

    Chị Dậu bí mật tiếp tế đồ ăn, các vật dụng cần thiết cho các chiến sĩ

    Các thư từ, văn kiện được truyền đi ngay trong lòng địch

    Nhiều lần chị bất chấp hiểm nguy mà đậy nắp hầm bem.

    Bị địch nghi ngờ, kiểm soát nhưng chị Dậu vẫn kiên quyết và dũng cảm che chở cho các chiến sĩ

    + Vì hiểu được ý nghĩa của cuộc kháng chiến, chị Dậu không hề lung lay ý chí căm thù giặc, ủng hộ cách mạng.

    - Kết bài:

    Chị Dậu đã có lòng yêu nước sâu sắc, tinh thần kháng chiến quật cường

    Việc làm của chị đã thôi thúc lòng yêu nước, ý thức tích cực tham gia kháng chiến của đông đảo bà con làng Đông Xá


    Câu 2 (trang 46 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

    Cách lập dàn ý một bài văn tự sự:

    Bước 1: Trước khi lập dàn ý, chúng ta cần chọn đề tài và lên ý tưởng cho câu chuyện, hình thành cốt truyện cơ bản.

    Bước 2: Người viết cần có được các nhân vật chính, nhân vật phụ. Từ đề tài và ý tưởng đã lên, người viết cần tưởng tượng, sáng tạo các chi tiết để gắn kết, tại sự logic cho các sự việc chính.

    Bước 3: Lựa chọn trình tự diễn biến của câu chuyện (có thể sắp xếp theo trình tự thời gian hoặc không gian). Tìm kiếm các chi tiết nhỏ: các không gian của câu chuyện, quan hệ và sự liên kết, tâm trạng của nhân vật…

    Bước 4: Sắp xếp các chi tiết đã có vào một dàn ý chi tiết.


    Luyện tập

    Câu 1 (trang 46 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

    Có thể xây dựng cốt truyện như sau:

    + Minh (học sinh) vốn là một học sinh có ý thức tốt, học tập khá, ngoan ngoãn.

    + Sau khi công việc của cha mẹ gặp thất bại, gia đình lục đục, Minh buồn bã, chán nản, bị những người bạn xấu lôi kéo nên đã bỏ học, thường xuyên tụ tập với những bạn xấu.

    + Có lần, Minh đã lấy trộm đồ của bạn để đem bán.

    + Sau khi bị phát hiện là kẻ ăn trộm đồ, mà Minh không dám đến lớp học, không dám giao lưu với các bạn nữa.

    + Minh đã nhận ra lỗi lầm, rất ân hận về việc làm của mình

    + Thầy giáo chủ nhiệm biết chuyện, rất cảm thông nên đã bảo lãnh cho Minh được trở lại trường học, giúp đỡ em hòa nhập trở lại với lớp.

    + Minh đã cố gắng trở lại với sự ngoan ngoãn, có ý thức như trước và vươn lên trong học tập.


    Câu 2 (trang 46 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

    Dàn ý: Câu chuyện về tình bạn

    - Mở bài:

    + Nam và Quân là một đôi bạn cùng tiến của lớp.

    + Tình bạn, sự quan tâm, yêu thương, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong học tập của hai bạn thật khiến mọi người khâm phục và cảm động.

    - Thân bài:

    Giới thiệu sơ qua về hoàn cảnh của hai bạn:

    + Nam và Quân là đôi bạn lớn lên cùng nhau từ nhỏ.

    + Nam nhanh nhẹn, thông minh; còn Quân vì mắc chứng tăng động từ nhỏ nên việc tiếp thu kiến thức rất khó khăn.

    + Cả lớp chỉ có Nam chơi với Quân. Nam muốn giúp đỡ để Quân không bị các bạn trêu chọc.

    + Nam giúp Quân học bài.

    + Quân hiểu bài hơn, điểm kiểm tra trên lớp được cải thiện.

    + Nam cũng có kết quả hoc tập ngày càng tốt.

    + Cả gia đình, cô giáo và các bạn trong lớp đều cảm thấy sự tiến bộ rõ rệt từ hai bạn.

    + Các bạn trong lớp dần không trêu chọc Quân nữa, giúp đỡ Quân nhiều hơn trong học tập.

    - Kết bài:

    + Kết quả học tập của Quân và Nam ngày càng tiến bộ

    + Tình cảm, sự quan tâm giúp đỡ lẫn nhau của đôi bạn khiến mọi người rất khâm phục.

    Hình minh họa
    Hình minh họa

  2. I. Hình thành ý tưởng, dự kiến, cốt truyện

    Câu 1 (trang 45 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

    Trong văn bản nhà văn Nguyên Ngọc kể lại câu chuyện về quá trình suy nghĩ, thai nghén truyện ngắn Rừng xà nu. Qua lời kể của Nguyên Ngọc, ta có thể rút ra quá trình hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện như sau:

    - Suy nghĩ về cách đặt tên nhân vật: Đề hay Tnú.

    - Hình thành ý tưởng về một hình tượng gợi dẫn xuyên suốt truyện: bắt đầu và kết thúc bằng cảnh rừng xà nu.

    - Dự kiến, tưởng tượng về diễn biến truyện, quan hệ giữa các nhân vật; tình yêu của Dít với Tnú; chi tiết chính làm bùng nổ tính cách nhân vật: vợ và con bị đánh chết ngay trước mắt Tnú; sự xuất hiện tất yếu của các nhân vật khác (ông cụ Mết - cội nguồn, bé Heng – tương lai kế tiếp) và những chi tiết đặc sắc diễn ra theo mạch kể.

    - Hình dung, không gian, thời gian nghệ thuật của truyện: truyện một đời được kể trong một đêm.


    Câu 2 (trang 45 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):
    Qua lời kể của tác giả, có thể rút ra bài học: để chuẩn bị viết một văn bản tự sự, cần hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện, suy nghĩ, tưởng tượng về các nhân vật cùng các sự việc, chi tiết tiêu biểu đặc sắc làm nên cốt truyện.


    II. Lập dàn ý

    Câu 1 (trang 45 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

    Gợi ý:

    - Nhan đề của hai câu chuyện có thể là:

    + Chị Dậu phá kho thóc Nhật (đề 1).

    + Chị Dậu bí mật nuôi giấu cán bộ (đề 2).

    - Dàn ý có thể được dựng như sau:

    Bố cục

    Đề 1: Chị Dậu phá kho thóc Nhật

    a. Mở bài: Rời nhà tên quan cụ, trong lòng tràn đầy căm phẫn nhưng phân vân không biết phải làm gì, may mắn thay chị Dậu gặp được một cán bộ Cách mạng.

    b.Thân bài
    - Tinh thần giác ngộ của quần chúng ngày một dâng cao...

    - Bọn Nhật càng xiết chặt sự áp bức...

    - Trước cảnh người chết đói đầy đường, lãnh đạo cách mạng quyết định phát động quần chúng phá kho thóc của Nhật

    c. Kết bài
    - Hành động của chị Dậu đã có phương hướng...

    - Chị là tấm gương tiêu biểu của người lao động tự cứu mình...

    Đề 2: Chị Dậu bí mật nuôi giấu cán bộ
    a. Mở bài: Lòng căm hận bọn người giàu có thống trị sâu sắc đến mức, chị Dậu quyết định gia nhập đội ngũ cách mạng. Chị cảm nhận việc nuôi giấu cán bộ.
    b. Thân bài:

    - Nhiều lần địch càn quét vẫn không tìm ra tung tích cán bộ.

    - Cho đến khi có kẻ chỉ điểm, bọn chúng bắt chị Dậu tra tấn dã man.
    c. Kết bài:

    - Nhờ giác ngộ lí tưởng cách mạng, chị Dậu trở thành người chiến sĩ kiên cường trên mặt trận đấu tranh giải phóng đất nước...

    Câu 2 (trang 46 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

    Các bước lập dàn ý diễn ra theo trật tự như sau:

    - Chọn đề tài

    - Xác định chủ đề

    - Dự kiến cốt truyện: từ đề tài, chủ đề, phác ra những nét chính của cốt truyện, xây dựng các nhân vật chính, nhân vật phụ, tưởng tượng và gắn kết các sự việc chính.

    - Lập dàn ý theo ba phần: mở bài, thân bài, kết bài. Khi lập dàn ý cần chú ý đến khung cảnh thiên nhiên, tâm lí nhân vật, quan hệ giữa các nhân vật.


    III. Luyện tập

    Câu 1 (trang 46 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

    Có thể xây dựng cốt truyện như sau:

    - Nam (học sinh) vốn là một học sinh chăm ngoan.

    - Sau khi chuyển đến nơi ở mới (TP Hồ Chí Minh) cách xa bố mẹ Minh ảnh hưởng cuộc sống tại đó.

    - Trong một lần bị bạn bè rủ rê nên đã tham gia tụ tập đánh nhau, bỏ học đi chơi, uống rượu, bia…

    - Nam ân hận, buồn chán không có ai tâm sự

    - Nam được thầy cô giáo chủ nhiệm giúp đỡ.

    - Nam cố gắng vươn lên và trở thành con người xưa.


    Câu 2 (trang 46 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

    Dàn ý:

    a. Mở bài

    - Minh và An gần gũi thân thiết với nhau từ nhỏ. Họ học cùng lớp với nhau

    - Câu chuyện diễn ra khi trên lớp xảy ra liên tiếp các vụ mất tiền.

    a. Thân bài

    - Kể vắn tắt vài vụ mất tiền mà không tìm hiểu thấy nguyên do (trong đó Minh là người mất nhiều tiền nhất)

    - Không khí lớp trở nên căng thẳng, mọi người đều nghi ngờ cho nhau.

    - Mâu thuẫn trong lớp xảy ra.

    - Minh ghi ngờ tất cả mọi người trong đó có An. Họ đã to tiếng và không còn chơi với nhau.

    - Nhờ sự can thiệp của các thầy cô giáo, lớp đã tìm ra thủ phạm là một học sinh lớp khác.

    c. Kết bài

    - Không khí lớp trở lại bình thường.

    - Minh xin lỗi An. Họ lại thân thiết như xưa.

    Hình minh họa
    Hình minh họa
  3. Phần I. Hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện

    1. Nhà văn kể về quá trình suy nghĩ, chuẩn bị để sáng tác truyện ngắn “Rừng xà nu”.

    2.

    - Để chuẩn bị viết một bài văn tự sự, cần hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện (có thể dự kiến phần mở đầu và kết thúc truyện), sau đó suy nghĩ, tưởng tượng về các nhân vật theo những mối quan hệ nào đó và nêu những sự việc, chi tiết tiêu biểu, đặc sắc tạo nên cốt truyện.

    - Các bước lập dàn ý gồm ba phần: mở bài, thân bài, kết bài.


    Phần II. Lập dàn ý

    1.

    * Chọn nhan đề:

    - Chị Dậu phá kho thóc Nhật

    - Chị Dậu nuôi giấu cán bộ

    * Lập dàn ý:

    Đề 1: Sau cái đêm ấy, chị Dậu gặp một cán bộ cách mạng và được giác ngộ. Trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945, chị Dậu dẫn đầu đoàn nông dân lên cướp chính quyền huyện, phá kho thóc Nhật chia cho dân nghèo.

    a. Mở bài: Sau khi chạy khỏi nhà tên quan cụ, chị Dậu gặp một cán bộ cách mạng.

    b. Thân bài:

    + Cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám nổ ra, chị Dậu trở về làng.

    + Khí thế cách mạng sục sôi, chị Dậu dẫn đầu đoàn biểu tình lên huyện cướp chính quyền, phá kho thóc Nhật.

    + Chiến thắng trở về chị cứu được anh Dậu khỏi nhà lao, chia thóc cho những hộ dân nghèo.

    + Về sau, anh Dậu cũng được giác ngộ cách mạng và hai vợ chồng tham gia vào Đảng cùng nhân dân đánh giặc, cứu nước.

    c. Kết bài: Cuộc sống sau khi tham gia cách mạng được cải thiện, anh chị Dậu cùng nhân dân hăng hái lập chiến công.


    2. Cách lập dàn ý bài văn tự sự

    - Trước khi lập dàn ý cần suy nghĩ để chọn đề tài, xác định chủ đề của bài viết. Từ đề tài, chủ đề, cần tưởng tượng, phác ra những nét chính của cốt truyện. Cốt truyện có thể dựa vào cấu trúc: mở - thân(phát triển, đỉnh điểm) – kết.

    - Dàn ý chung:

    + Mở bài: giới thiệu câu chuyện (hoàn cảnh, không gian, thời gian, nhân vật,...).

    + Thân bài: những sự việc, chi tiết chính theo diễn biến câu chuyện.

    + Kết bài: kết thúc câu chuyện (có thể nêu cảm nghĩ của nhân vật, hoặc một chi tiết thật đặc sắc, ý nghĩa).


    Luyện tập

    Câu 1 (trang 46 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

    - Mở bài: giới thiệu câu chuyện (một học sinh học tập chăm ngoan nhưng do bị bạn bè lôi kéo đi chơi điện tử nhiều nên bê trễ việc học nhưng đã kịp thởi tỉnh ngộ do đọc được một cuốn sách của Nguyễn Ngọc Kí về nghị lực sống vượt qua nghịch cảnh).

    - Thân bài:

    + Linh là học sinh chăm ngoan, học giỏi môn Tiếng anh, vị trí luôn đứng đầu lớp.

    + Giữa học kì Linh ngày càng thân thiết với một nhóm bạn xấu hay rủ rê bạn bè đi chơi, và đánh điện tử.

    + Ban đầu, Linh đi cùng chỉ đứng xem, sau đó thấy thích đã lao vào chơi. Càng chơi lại càng ham, Linh quên ăn, quên ngủ, quên luôn cả việc học chỉ vì chơi điện tử. Thành tích học không được duy trì, ngày càng thụt lùi.

    + Bị mẹ bắt được trong quán nét sau 2 ngày không về nhà, Linh xấu hổ không dám đến trường.

    + Cô giáo chủ nhiệm đến hỏi thăm, đem theo một cuốn sách viết về Nguyễn Ngọc Kí.

    + Sáng hôm sau, em đến lớp với sự hứng khởi và xin cô thêm bài tập để làm ở nhà.

    + Linh nỗ lực bắt đầu lại từ đầu và lại dành vị trí số 1 của lớp.

    - Kết bài: Bài học về sự sa ngã trong những phút yếu lòng của Linh là lời cảnh tỉnh cho tất cả các bạn học sinh.


    Câu 2 (trang 46 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

    - Mở bài: Giới thiệu câu chuyện: bác chủ trọ nhân hậu, giúp đỡ sinh viên bằng cách nấu cơm hàng ngày, giảm tiền thuê nhà cho các bạn khó khăn.

    - Thân bài:

    + Giữa Hà Nội xô bồ, tấp nập người ta đua chen kiếm tiền, nhưng bác chủ tọ ở Cổ Nhuế lại tận tình giúp đỡ sinh viên bằng tình cảm chân thành, không mong làm giàu.

    + Hàng ngày, bác nấu ăn cho sinh viên, nhờ vậy sau những giờ học tập mệt mỏi mọi người được nghỉ ngơi, thư giãn.

    + Bác sẵn sàng giảm tiền thuê nhà để giúp đỡ các sinh viên nghèo.

    + Tình cảm của bác được mọi người đón nhận và thêm yêu quý

    + Đến một ngày khi tuổi đã cao, bác đã ra đi vì căn bệnh u não để lại tiếc thương cho tất cả sinh viên, hàng xóm, láng giềng.

    - Kết bài: Tấm lòng nhân hậu của bác được biết đến và lan tỏa lên sóng truyền hình. Tuy bác đã ra đi nhưng tấm lòng của bác thì luôn còn mãi.

    Hình minh họa
    Hình minh họa

  4. I - HÌNH THÀNH Ý TƯỞNG, DỰ KIẾN CỐT TRUYỆN

    1. Trong phần trích trên, nhà văn Nguyên Ngọc nói về việc gì?

    2. Qua lời kể của nhà văn, anh (chị) học tập được điều gì trong quá trình hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện để chuẩn bị lập dàn ý cho bài văn tự sự.

    Trả lời:

    1. Trong văn bản, nhà văn Nguyên Ngọc kể lại câu chuyện về quá trình suy nghĩ, chuẩn bị để sáng tác truyện ngắn Rừng xà nu. Từ một con người có thật mà nhà văn đã gặp, từ câu chuyện được nghe, Nguyên Ngọc dự kiến, truyện sẽ mở ra và kết thúc bằng hình ảnh rừng xà nu; phần giữa kể câu chuyện đánh Mĩ qua cuộc đời, số phận của Tnú, ở đó ông sẽ miêu tả quan hệ của Tnú với các nhân vật khác.

    2. Qua lời kể của tác giả, có thể rút ra bài học: Để chuẩn bị viết một văn bản tự sự, cần hình thành ý tư­ởng, dự kiến cốt truyện, suy nghĩ, tư­ởng tư­ợng về các nhân vật cùng các sự việc, chi tiết tiêu biểu đặc sắc làm nên cốt truyện. Những dự kiến này giúp cho quá trình lập dàn ý đ­ược rõ ràng hơn và dàn ý cũng cụ thể, chi tiết hơn.


    II - LẬP DÀN Ý

    1. Dựa vào suy ngẫm của nhà văn Nguyễn Tuân về kết thúc truyện Tắt đèn của Ngô Tất Tố, lập dàn ý cho bài văn tự sự theo gợi ý.

    Trả lời:

    a) Trường hợp 1:

    * Nhan đề: Chị Dậu giác ngộ lí tưởng Cách mạng.

    * Dàn ý:

    - Mở bài: Giới thiệu câu chuyện xảy ra từ kết thúc truyện Tắt đèn.

    - Thân bài: Kể lại câu chuyện theo 2 sự việc chính.

    + Sau cái đêm ấy, chị Dậu gặp một cán bộ cách mạng và được giác ngộ (Chị Dậu đã gặp người cán bộ cách mạng trong tình huống nào? Người cán bộ đã làm gì để giác ngộ chị Dậu? Chị Dậu đã giác ngộ cách mạng như thế nào?…).

    + Trong cuộc khởi nghĩa tháng Tám – 1945, chị Dậu dẫn đầu đoàn nông dân lên cướp chính quyền huyện, phá kho thóc Nhật chia cho dân nghèo (Từ việc giác ngộ cách mạng, chị Dậu đã tham gia hoạt động khởi nghĩa ra sao ? Chị Dậu đã cùng các nông dân khác cướp chính quyền huyện, phá kho thóc Nhật như thế nào ?…).

    - Kết bài: Câu chuyện kết thúc như thế nào? Em suy nghĩ gì về sự giác ngộ và hành động của chị Dậu?

    b) Trường hợp 2:

    * Nhan đề: Chị Dậu nuôi giấu cán bộ Cách mạng

    * Dàn ý:

    - Mở bài: Giới thiệu câu chuyện xảy ra từ kết thúc truyện Tắt đèn.

    - Thân bài: Kể lại câu chuyện với những sự việc cụ thể.

    + Cuộc kháng chiến chống thực dân pháp nổ ra, chị Dậu đã nhận thức về cuộc kháng chiến này như thế nào?

    + Tuy sống trong vùng địch hậu, chịu sự kiểm soát của địch nhưng chị Dậu vẫn bí mật nuôi giấu cán bộ, nhiều lần đậy nắp hầm bem cho cán bộ,… (Sống trong vùng địch hậu, chị Dậu gặp những khó khăn gì? Tại sao chị Dậu vẫn bí mật nuôi giấu cán bộ ? Những sự việc nào chứng tỏ lòng căm thù giặc và tinh thần cách mạng của chị Dậu?…),

    - Kết bài : Câu chuyện kết thúc như thế nào? Nêu suy nghĩ của em về hành động của chị Dậu.

    2. Cách lập dàn ý một bài văn tự sự.

    Trả lời:

    Bư­ớc 1: Trư­ớc khi lập dàn ý, cần suy nghĩ để chọn đề tài, chọn một chủ đề hoặc vấn đề sau đó phác thảo qua cốt truyện.

    B­ước 2: Từ đề tài, chủ đề của câu chuyện, ngư­ời viết phải t­ưởng tượng, sáng tạo ra những nét chính hình thành nên cốt truyện. Cốt truyện có thể dựa vào cuộc đời và số phận của nhân vật chính hay dựa theo diễn biến của sự việc chính.

    Bư­ớc 3: Dựa vào mô hình dàn ý (3 phần), tìm các yếu tố cấu thành tác phẩm: Lí do, không gian xảy ra câu chuyện, các tình tiết của truyện, các nhân vật và quan hệ của chúng, các cảnh thiên nhiên, các đối thoại chính, tâm trạng của nhân vật…

    B­ước 4: Hệ thống hóa các khâu trên bằng một dàn ý chi tiết.


    Luyện tập

    Câu 1 (trang 46 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

    Dựa vào câu nói của Lê-nin (Tôi không sợ khó, không sợ khổ, tôi chỉ sợ những phút yếu mềm của lòng tôi. Đối với tôi chiến thắng bản thân là chiến thắng vẻ vang nhất) để kể về câu chuyện với đề tài: Một học sinh có bản chất tốt, như­ng do một hoàn cảnh nào đó xô đẩy dẫn đến phạm sai lầm nh­ưng đã kịp thời tỉnh ngộ.

    Trả lời:

    - Có thể xây dựng cốt truyện như­ sau:

    + An (học sinh) vốn là một người hiền lành trung thực.

    + Sau khi cha mẹ bỏ nhau, An chán nản, bị kẻ xấu lôi kéo nên đã phạm sai lầm đáng tiếc (chơi bời lêu lổng, lấy cắp xe đạp, học hành bê trễ…).

    + An ân hận, dằn vặt như­ng mặc cảm không dám đến lớp.

    + An đ­ược thầy giáo chủ nhiệm giúp đỡ và bảo lãnh cho trở lại trường.

    + An đã cố gắng vươn lên và trở lại con ng­ười xư­a.

    - Học sinh dựa vào cốt truyện này để xây dựng dàn ý: yêu cầu tưởng t­ượng thêm các chi tiết về hoàn cảnh: lời nói, hành động tâm trạng của An; các nhân vật phụ (bạn bè của An, những kẻ xấu và ngư­ời thầy giáo…).


    Câu 2 (trang 46 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

    Lập dàn ý cho câu chuyện kể lại một kỉ niệm sâu sắc về tình bạn, tình thầy trò…

    Trả lời:

    Tham khảo dàn ý sau đây (câu chuyện về tình bạn).

    (A) Mở bài:

    - Hải và Tùng gần gũi thân thiết với nhau từ nhỏ. Họ học cùng lớp với nhau.

    - Câu chuyện diễn ra khi ở lớp xảy ra liên tiếp những vụ mất tiền.

    (B) Thân bài:

    - Kể vắn tắt vài vụ mất tiền mà không tìm thấy nguyên do (trong đó Hải là ng­ười mất nhiều nhất).

    - “Một mất m­ời ngờ”, không khí của lớp trở lên căng thẳng.

    - Cuộc truy tìm thủ phạm bế tắc, mâu thuẫn trong lớp xảy ra.

    - Hải nghi ngờ tất cả mọi người trong đó có Tùng. Họ đã to tiếng và không còn chơi với nhau.

    - Nhờ sự can thiệp của các thầy cô giáo, lớp đã tìm ra thủ phạm (là một học sinh lớp khác).

    (C) Kết bài:

    - Không khí lớp trở lại bình th­ường.

    - Hải xin lỗi Tùng trước lớp. Họ lại thân thiết như xư­a.


    Hình minh họa
    Hình minh họa
  5. 1.1. Hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện

    1.1.1. Trong văn bản, nhà văn Nguyên Ngọc kể lại câu chuyện về quá trình suy nghĩ, chuẩn bị để sáng tác truyện ngắn “Rừng xà nu”.

    1.1.2. Qua lời kể của tác giả, có thể rút ra bài học:

    Đầu tiên, để chuẩn bị viết một văn bản tự sự, cần hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện, suy nghĩ, tưởng tượng về các nhân vật cùng các sự việc, chi tiết tiêu biểu đặc sắc làm nên cốt truyện. Tiếp theo, ta cần lập dàn ý (từ dàn ý chung đến dàn ý chi tiết) gồm 3 phần: mở - thân – kết.


    1.2. Lập dàn ý

    Câu 1 (trang 45 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

    Lập dàn ý cho bài văn kể về một trong hai câu truyện:


    Đề 1

    Nhan đề
    “Sau cái đêm đen ấy…”

    a. Mở bài
    Sau khi chạy khỏi nhà tên quan cụ, chị Dậu gặp một cán bộ cách mạng. Được giác ngộ cách mạng, chị trở thành một thanh niên xung phong, tham gia kháng chiến.

    b. Thân bài
    - Cách mạng tháng Tám nổ ra, chị Dậu trở về làng…

    - Chị tham gia tuyên truyền để nhân dân cùng nhau chiến đấu.

    - Khí thế cách mạng sôi sục, chị Dậu dẫn đầu đoàn biểu tình lên huyện phá kho thóc của Nhật

    c. Kết bài
    Cuộc biểu tình thành công, chị được nhân dân tin tưởng và trở thành một người lãnh đạo cách mạng tại địa phương.


    Đề 2
    Nhan đề: “Người đẩy nắp hầm bom”

    a. Mở bài: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp nổ ra, làng Đông Xá bị địch chiếm nhưng chị Dậu đã bất chấp hiểm nguy để nuôi giấu cán bộ.
    b. Thân bài:

    - Quân Pháp càn quét truy lùng cán bộ.

    - Không khí làng quê căng thẳng. Nhưng trong căn nhà của chị Dậu, các cán bộ vẫn được chị hướng dẫn xuống hầm bí mật để ẩn náu.

    - Quân Pháp tìm đến, lục soát, chị Dậu không sợ hãi, bình tĩnh đối đáp khiến chúng bỏ đi.
    c. Kết bài: Căn nhà của chị Dậu trở thành nơi nuôi giấu cán bộ trong suốt cuộc cách mạng.

    Câu 2 (trang 46 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

    Cách lập dàn ý một bài văn tự sự:

    - Bước 1: Trước khi lập dàn ý, cần suy nghĩ để chọn đề tài, chọn một chủ đề hoặc vấn đề sau đó phác thảo qua cốt truyện.

    - Bước 2: Từ đề tài, chủ đề của câu chuyện, người viết phải tưởng tượng, sáng tạo ra những nét chính hình thành nên cốt truyện. Cốt truyện có thể dựa vào cuộc đời và số phận của nhân vật chính hay dựa theo diễn biến của sự việc chính.

    - Bước 3: Dựa vào mô hình dàn ý (3 phần), tìm các yếu tố cấu thành tác phẩm: Lí do, không gian xảy ra câu chuyện, các tình tiết của truyện, các nhân vật và quan hệ của chúng, các cảnh thiên nhiên, các đối thoại chính, tâm trạng của nhân vật...

    - Bước 4: Hệ thống hóa các khâu trên bằng một dàn ý chi tiết.


    1.3. Luyện tập

    Câu 1 (trang 46 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Dựa vào câu nói của Lê-nin lập dàn ý:

    Mở bài: An vốn là một học sinh chăm ngoan, được thầy cô và bạn bè yêu quý

    - Vì bố mẹ bận đi công tác, không có thời gian ở cạnh nên An bị bạn bè xấu lôi kéo.

    Thân bài:

    - Không nhận được sự quan tâm từ gia đình, An trở nên chán nản

    - An dần trở thành một con người khác

    + Trên lớp: không nghe giảng, hay trốn tiết đi chơi điện tử, tụ tập bạn bè xấu

    + Ở nhà: thường xuyên gây chuyện, nói dối bố mẹ và bỏ nhà đi

    - Cô giáo đã nhận thấy sự thay đổi của An, cô đã khuyên An học tập trở lại

    - An nhận ra việc làm sai lầm và dần dần trở về với chính mình ngày trước dù cho bạn bè xấu có rủ đi chơi.

    Kết bài: - Khẳng định rằng chiến thắng bản thân là chiến thắng đáng tự hào

    - Rút ra bài học cho bản thân.


    Câu 2 (trang 46 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Lập dàn ý viết về một câu chuyện xảy ra trong cuộc sống

    a. Mở bài:

    - Giới thiệu nhân vật: Bình và Nam

    + Bình vốn là một trẻ em khuyết tật, không thể đi lại được

    + Nam là bạn thân với Bình từ nhỏ

    - Ngày lên lớp 6, cha Bình mất, cậu buộc phải thôi học vì không ai đưa cậu đến trường.

    b. Thân bài:

    - Ngày nhập học, Nam không thấy Bình đến lớp

    - Nam đến nhà và thấy Bình đang buồn

    - Sau khi hỏi chuyện, Nam đã xin mẹ cho mình được đưa Bình đến lớp

    - Hai bạn cùng nhau học tập và cùng đỗ vào trường chuyên THPT của tỉnh

    c. Kết bài:

    - Ca ngợi tình bạn đẹp của Bình và Nam

    - Noi gương của hai bạn để cố gắng hơn trong học tập và biết trân trọng những gì mình đang có.

    Hình minh họa
    Hình minh họa




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy