Top 5 Bài soạn Tự tình (bài II) - Hồ Xuân Hương (Ngữ Văn 11) hay nhất

Thai Ha 241 0 Báo lỗi

Trong chương trình Ngữ Văn 11, với bài học Tự tình (bài II) - Hồ Xuân Hương, học sinh cần soạn như thế nào? Dưới đây, Toplist đã sưu tầm và tổng hợp được những ... xem thêm...

  1. Top 1

    Bài soạn tham khảo số 1

    I. Về tác giả, tác phẩm

    - Hồ Xuân Hương người làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An nhưng chủ yếu sống ở kinh thành Thăng Long. Bà đi nhiều nơi, thân thiết với nhiều danh sĩ như Nguyễn Du. Cuộc đời, tình duyên của Hồ Xuân Hương nhiều éo le, ngang trái.

    - Hồ Xuân Hương là nhà thơ nổi tiếng viết về phụ nữ, viết về đề tài trào phúng đậm chất trữ tình, đậm chất văn học dân gian. Nổi bật trong sáng tác thơ Nôm Hồ Xuân Hương là tiếng nói thương cảm với người phụ nữ, là sự khẳng định, đề cao vẻ đẹp, khát vọng của họ.

    - Tự tình (bài II) nằm trong chùm thơ Tự tình gồm ba bài của Hồ Xuân Hương.


    II. Hướng dẫn soạn bài

    Bố cục

    - Đề (hai câu đầu): Nỗi niềm buồn tủi cô đơn của nữ sĩ trong đêm khuya thanh vắng

    - Thực (hai câu tiếp): Tình cảnh đầy chua xót, bẽ bàng

    - Luận (hai câu tiếp theo): Thái độ phản kháng phẫn uất

    - Kết (hai câu cuối): Tâm trạng chán chường, buồn tủi


    Câu 1 (trang 19 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

    - Thời gian: Đêm khuya.

    - Không gian: trống trải, mênh mông rợn ngợp.

    - Lòng người: trơ trọi, từ “trơ” đi liền với “cái hồng nhan” cùng biện pháp đảo ngữ gợi cảm giác xót xa, bẽ bàng.

    - Hình ảnh tương phản: Cái hồng nhan ( nhỏ bé- hữu hạn) >< nước non ( to lớn – vô hạn)

    → Tô đậm tâm trạng cô đơn, lẻ loi.

    - Cụm từ “say lại tỉnh” gợi lên cái vòng luẩn quẩn, càng buồn, càng cảm nhận được nỗi đau của thân phận.

    - Hình ảnh “Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn” là hình tượng chứa hai lần bi kịch: trăng sắp tàn ( bóng xế) mà vẫn khuyết chưa tròn. Đó là sự tương đồng với người phụ nữ.

    => Ngoại cảnh cũng chính là tâm cảnh: Trăng = Người (Trăng sắp tàn mà vẫn chưa tròn – Tuổi xuân trôi qua mà hạnh phúc không trọn vẹn).


    Câu 2 (trang 19 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

    Hình tượng thiên nhiên trong hai câu 5 và 6 diễn tả nỗi niềm phẫn uất của con người:

    Phép đối từng cặp: xiên ngang >< đâm toạc; rêu từng đám >< đá mấy hòn; mặt đất >< chân mây...

    - Biện pháp đảo ngữ kết hợp với các động từ mạnh ( xiên, đâm) thể hiện sự bướng bỉnh, ngang ngạnh của Hồ Xuân Hương.

    - Rêu (sinh vật mềm yếu, nhỏ bé), đá (thấp bé) không cam chịu số phận, bằng mọi cách cố vươn lên những cản trở ( mặt đất, chân mây) để chứng tỏ mình→ Đá, rêu như đang oán hờn, như đang phản kháng quyết liệt với tạo hóa.

    => Hai câu thơ khẳng định sức sống mạnh mẽ, quyết liệt, muốn bứt phá rào cản để tự đi tìm hạnh phúc của tác giả.


    Câu 3 (trang 19 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

    Hai câu kết là tâm trạng chán chường, buồn tủi của nhân vật trữ tình:

    - Cụm từ “xuân đi xuân lại lại”: Xuân của tự nhiên qua đi rồi sẽ trở lại nhưng tuổi xuân của người thì không. Từ “lại” thứ nhất là thêm một lần nữa, còn từ “lại” thứ hai mang nghĩa trở lại. Mùa xuân trở lại nhưng tuổi xuân lại qua đi.

    - Nghệ thuật tăng tiến “mảnh tình – san sẻ - tí – con con” nhấn mạnh sự nhỏ bé dần, sự ít ỏi, sự sẻ chia trong hạnh phúc cuộc đời của Hồ Xuân Hương làm cho nghịch cảnh càng éo le hơn: mảnh tình vốn đã ít, đã bé, đã không trọn vẹn lại còn phải “san sẻ” thành ra chẳng còn gì (tí con con) nên càng xót xa, tội nghiệp.


    Câu 4 (trang 19 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

    Bài thơ vừa nói lên bi kịch, vừa cho thấy khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương. Bi kịch trong bài thơ là bi kịch của tuổi xuân, của duyên phận. Xuân đi rồi xuân lại đến, thời gian của thiên nhiên, của trời đất cứ tuần hoàn mà tuổi xuân của con người cứ mãi qua đi không trở lại. Trong hoàn cảnh ấy, sự nhỡ nhàng, sự dở dang của duyên tình càng tăng thêm sự xót xa. Rơi vào hoàn cảnh ấy, trước sự trớ trêu của số phận nhưng Hồ Xuân Hương vẫn luôn khát khao hạnh phúc, gồng mình lên để chống lại sự nghiệt ngã của số phận.


    III. Luyện tập

    (trang 20 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1): Đọc Tự tình ...

    So sánh bài thơ Tự tình I và Tự tình II của tác giả Hồ Xuân Hương

    1. Giống nhau:

    - Sử dụng thơ Nôm đường luật, thể hiện tài năng của tác giả trong việc sử dụng ngôn ngữ sắc sảo, tài hoa nhất là khả năng sử dụng các biện pháp nghệ thuật: đảo ngữ, phép đối, tăng tiến...

    - Bộc lộ tâm trạng: nỗi buồn tủi, xót xa, phẫn uất trước cảnh duyên phận hẩm hiu.

    2. Khác nhau:

    - Cảm xúc trong Tự tình I là nỗi niềm của nhà thơ trước duyên phận hẩm hiu, nhiều mất mát, trước lẽ đời đầy nghịch cảnh, đồng thời là sự vươn lên của chính bản thân, thách đố lại duyên phận.

    - Còn ở Tự tình II, cũng là sự thể hiện của bi kịch duyên phận muôn màng, cố gắng vươn lên nhưng cuối cùng cũng không thoát được bi kịch. Chính vì thế bi kịch như được nhân lên, phẫn uất hơn.

    Hình minh họa
    Hình minh họa

  2. Top 2

    Bài soạn tham khảo số 2

    Bố cục

    - Cách chia 1:

    + Hai câu đề: Giới thiệu về hình ảnh người vợ lẽ

    + Hai câu thực: Cách giải quyết nỗi tâm tư của người vợ lẽ

    + Hai câu luận: Khát khao tìm đến hạnh phúc của người phụ nữ

    + Hai câu kết: Quy luật khắc nghiệt của thời gian và tuổi trẻ

    - Cách chia 2:

    + Phần 1 (4 câu đầu): thể hiện nỗi lòng cô đơn, buồn tủi, khát vọng hạnh phúc

    + Phần 2 (4 câu tiếp): Tâm trạng tuyệt vọng của cảnh đời lẽ mọn


    Câu 1 (trang 19 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

    - Thời gian: Đêm khuya.

    - Không gian: yên tĩnh, trống trải, mênh mông

    - Hoàn cảnh: Một mình đơn côi gối chiếc

    - Tâm trạng: tủi hổ, bẽ bàng, cảm thấy bản thân bị rẻ rúng đầy mỉa mai. Tuy nhiên từ “trơ” còn kết hợp với từ “nước non” (cái vĩnh hằng) thể hiện thái độ thách đố của Hồ Xuân Hương

    - Cụm từ “say lại tỉnh” gợi lên cái vòng luẩn quẩn, tình duyên đã trở thành trò đùa của con tạo, càng say lại càng tỉnh, càng cảm thấy nỗi đau thân phận.

    - Hình ảnh “Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn” thể hiện sự éo le: trăng sắp tàn mà vẫn “khuyết chưa trong”. Tuổi thanh xuân sắp trôi qua mà nhân duyên không trọn vẹn. Chỉ trách phận hẩm duyên ôi.


    Câu 2 (trang 19 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

    Câu 5, 6 sử dụng:

    - Phép đối từng cặp: xiên ngang >< đâm toạc; rêu từng đám >< đá mấy hòn; mặt đất >< chân mây...

    - Biện pháp đảo ngữ kết hợp với các động từ mạnh ( xiên, đâm) thể hiện sự bướng bỉnh, ngang ngạnh của Hồ Xuân Hương.

    - Rêu xiên ngang mặt đất, đá đâm toạc chân mây như vạch đất, vạch trời mà hờn oán, không chỉ phẫn uất mà còn phản kháng.

    ⇒ Tinh thần phản kháng, sức sống mãnh liệt của Hồ Xuân Hương ngay cả trong tình huống bi thương.


    Câu 3 (trang 19 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

    - Cụm từ “xuân đi xuân lại lại”: Thể hiện sự tuần hoàn của mùa xuân cũng như tuổi xuân qua đi. Từ “lại” thứ nhất nghĩa là thêm lần nữa, “lại” thứ hai nghĩa lại trở lại. Sự trở lại của mùa xuân đồng nghĩa với sự ra đi của tuổi xuân. Cụm từ đó lại kết hợp với từ “ngán” thể hiện tâm trạng ngán ngẩm, ngán lắm rồi cái nỗi đời éo le, bạc bẽo.

    - Nghệ thuật tăng tiến “mảnh tình – tí – con con” nhấn mạnh sự nhỏ bé dần, sự ít ỏi, sự sẻ chia trong hạnh phúc cuộc đời của Hồ Xuân Hương làm cho nghịch cảnh càng éo le hơn: mảnh tình vốn đã ít, đã bé, đã không trọn vẹn lại còn phải “san sẻ” thành ra chẳng còn gì (tí con con) nên càng xót xa, tội nghiệp.

    ⇒ Tâm trạng xót xa, tủi cực, hẩm hiu của người phụ nữ mang thân đi làm lẽ


    Câu 4 (trang 19 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

    - Bài thơ vừa nói lên bi kịch, của tuổi xuân, của duyên phận. Trong quang thời gian đẹp nhất của người con gái lại phải mang thân phận vợ lẽ, chăn đơn gối chiếc. Phải sống trong cảnh chồng chung, phải san sẻ tình cảm của mình cho người khác.

    - Hồ Xuân Hương vẫn luôn khát khao hạnh phúc, gồng mình lên để chống lại sự nghiệt ngã của số phận.


    Luyện tập (trang 19 sgk Ngữ văn 11 Tập 1)

    Câu 1 (trang 20 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

    So sánh bài thơ Tự tình I và Tự tình II của tác giả Hồ Xuân Hương

    a, Giống nhau:

    - Sử dụng thơ Nôm Đường luật

    - Sử dụng ngôn ngữ sắc sảo, tài hoa nhất là khả năng sử dụng các biện pháp nghệ thuật: đảo ngữ, phép đối, tăng tiến...

    - Bộc lộ tâm trạng: nỗi buồn tủi, xót xa, phẫn uất trước cảnh duyên phận hẩm hiu.

    b, Khác nhau:

    - Cảm xúc trong Tự tình I : yếu tố phản kháng, thách đố duyên phận mạnh mẽ hơn.

    - Còn ở Tự tình II: Vẫn có yếu tố phản kháng, nhưng bên cạnh đó còn thể hiện nỗi niềm xót xa, tủi hổ, bẽ bàng của người phụ nữ


    Câu 2 (trang 20 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

    Học thuộc và đọc diễn cảm bài thơ.

    Hình minh họa
    Hình minh họa
  3. Top 3

    Bài soạn tham khảo số 3

    Bố cục

    Phần 1 (bốn câu thơ đầu): Tâm trạng, nỗi lòng của nhân vật trữ tình trong cảnh cô đơn, lẻ loi.

    Phần 2 (bốn câu thơ sau): Thái độ vùng vẫy của nhân vật trước số phận nhưng vẫn không thể thoát khỏi nỗi sầu lẻ loi.


    Câu 1 (trang 19 SGK Ngữ Văn 11 tập 1):

    - Hoàn cảnh: nhân vật bị đặt trong không gian cô đơn, trống trải.

    + Đêm khuya: không gian gợi sự cô đơn, suy tư.

    + Văng vẳng trống canh dồn: không gian rộng lớn nhưng hoang vu, chỉ nghe thấy tiếng trống canh dội lại.

    + Trơ: lẻ loi, một mình.

    + Cái hồng nhan đặt trong sự đối lập với nước non: cái nhỏ bé đối lập với cái rộng lớn mênh mông

    - Tâm trạng của nhân vật trữ tình:

    + Chén rượu hương đưa say lại tỉnh: mượn rượu giải sầu nhưng càng say lại càng nhận ra nỗi cô đơn của mình.

    + Vầng trăng, bóng xế, khuyết chưa tròn: ý thức về thân phận lẻ loi, cuộc đời nhiều dở dang.

    ⇒ Nhân vật trữ tình tự nhận thức được cảnh ngộ lẻ loi, đơn độc đến chơ vơ của mình.


    Câu 2 (trang 19 SGK Ngữ Văn 11 tập 1):

    - Hình tượng thiên nhiên: độc đáo, khác thường, phá vỡ trật tự thông thường.

    + Phép đảo ngữ: vị ngữ (xiên ngang mặt đất, đâm toạc chân mây) đứng trước vị ngữ (rêu từng đám, đá mấy hòn).

    + Đảo trật tự từ: danh từ trung tâm (rêu, đá) đứng trước các từ chỉ loại, chỉ lượng (từng đám, mấy hòn).

    ⇒ Tâm trạng, thái độ của nhà thơ trước số phận: bất mãn, muốn bứt tung, muốn vùng vẫy.


    Câu 3 (trang 19 SGK Ngữ Văn 11 tập 1):

    + Xuân: vừa có nghĩa chỉ mùa xuân, kết hợp với cụm từ “lại lại” chỉ sự chảy trôi của thời gian.

    + Xuân: cũng có nghĩa là tuổi thanh xuân, tuổi trẻ đang trôi qua.

    + Mảnh tình - san sẻ - tí - con con: thủ pháp tăng tiến, cái vốn đã bé nhỏ, khiếm khuyết giờ còn phải chia năm xẻ bảy.

    ⇒ Tâm sự của tác giả: đau buồn, bất lực trước số phận hẩm hiu, dở dang nhưng đồng thời cũng khao khát cuộc sống hạnh phúc.


    Câu 4 (trang 19 SGK Ngữ Văn 11 tập 1):

    - Bi kịch duyên phận: dở dang, cô lẻ.

    + Trơ cái hồng nhan với nước non; Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn; Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại; Mảnh tình san sẻ tí con con.

    - Khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc.

    + Xiên ngang mặt đất rêu từng đám; Đâm toạc chân mây đá mấy hòn.

    + Song song với ý thức về duyên phận dở dang là khát vọng cuộc sống hạnh phúc tròn đầy.


    Luyện tập

    Câu 1 (trang 20 SGK Ngữ Văn 11 tập 1):

    Giống nhau
    + Sử dụng thể thơ thất ngôn bát cú.
    + Bày tỏ ý thức về số phận dở dang, hẩm hiu và tâm trạng buồn rầu, bất mãn; đồng thời khẳng định khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của nhà thơ.

    Khác nhau
    + Tự tình I: Nỗi oán hận, sầu thảm vì chẳng gặp được duyên. Tuy nhiên nhân vật trữ tình vẫn hiện lên với vẻ cao ngạo, khinh đời.
    + Tự tình II: Nỗi sầu muộn, chán ngán, chua chát vì duyên đã đến nhưng lại dở dang, hẩm hiu. Nhân vật trữ tình dù khao khát hạnh phúc nhưng cũng không tránh khỏi nỗi sầu bi trước số phận.


    Ý nghĩa
    Bài thơ thể hiện tâm trạng, thái độ của Hồ Xuân Hương: vừa đau buồn, vừa phẫn uất trước duyên phận, gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch. Bài thơ cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc và tài năng độc đáo của “Bà chúa Thơ Nôm” trong nghệ thuật sử dụng từ ngữ và xây dựng hình tượng/

    Hình minh họa
    Hình minh họa
  4. Top 4

    Bài soạn tham khảo số 4

    Câu 1 (trang 19 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

    - Thời gian: Đêm khuya.

    - Không gian: trống trải, mênh mông rợn ngợp.

    - Lòng người: trơ trọi, từ “trơ” đi liền với “cái hồng nhan” cùng biện pháp đảo ngữ gợi cảm giác xót xa, bẽ bàng.

    - Hình ảnh tương phản: Cái hồng nhan ( nhỏ bé - hữu hạn) >< nước non ( to lớn – vô hạn)

    => Tô đậm tâm trạng cô đơn, lẻ loi.

    - Cụm từ “say lại tỉnh” gợi lên cái vòng luẩn quẩn, càng buồn, càng cảm nhận được nỗi đau của thân phận.

    - Hình ảnh “Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn” là hình tượng chứa hai lần bi kịch: trăng sắp tàn ( bóng xế) mà vẫn khuyết chưa tròn. Đó là sự tương đồng với người phụ nữ, tuổi xuân trôi qua mà hạnh vẫn chưa trọn vẹn.


    Câu 2 (trang 19 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

    - Hình tượng thiên nhiên trong hai câu 5 và 6 đã góp phần diễn tả tâm trạng, thái độ của nhà thơ trước số phận người con gái:

    + Biện pháp đảo ngữ kết hợp với các động từ mạnh “xiên”, “đâm” kết hợp với bổ ngữ thể hiện sự ngang ngạnh, bướng bỉnh của nhà thơ.

    + Hình ảnh: rêu (mềm yếu), đá (thấp bé) không cam chịu số phận, bằng mọi cách cố vươn lên những cản trở (mặt đất, chân mây) để chứng tỏ mình

    => Tạo nên những hình ảnh miêu tả sinh động, căng đầy sức sống trong những tình huống bi thảm nhất để thể hiện rõ nhất tâm trạng của nhà thơ: gắng gượng vươn lên


    Câu 3 (trang 19 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

    - Hai câu kết chính là tâm trạng của tác giả về duyên phận, về tình yêu.

    + Câu 1: Một khi đã ra đi thì sẽ không bao giờ quay trở lại nữa. Sự trở lại của mùa xuân đồng nghĩa với sự ra đi của tuổi trẻ.

    + Câu 2: Một cuộc tình duyên không trọn vẹn của người phụ nữ hoặc Hồ Xuân Hương cũng ám chỉ hoàn cảnh éo le của những người phụ nữ phải chịu cảnh làm thê thiếp nhỏ bé, phải tranh giành, sẻ chia tình yêu của mình cho người phụ nữ khác.

    => Tác giả vừa đau buồn vừa thách thức duyên phận, dù đã gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch.


    Câu 4 (trang 19 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

    - Bi kịch:

    + Qua những hình ảnh đối: Cái hồng nhan >< nước non; Đêm khuya >< trơ cái hồng nhan

    + Chi tiết: đưa say lại tỉnh, trăng bóng xế khuyết chưa tròn, xuân đi xuân lại lại, mảnh tình san sẻ tí con con

    => Tác giả đau buồn, phẫn uất trước duyên phận hẩm hiu, lỡ làng mà phải chia sẻ tình yêu thiêng liêng

    - Khát vọng: thể hiện qua hai câu luận. Đó dù là sự sự cô đơn, dù là hoàn cảnh không được tốt đẹp, duyên phận hẩm hiu những ở tác giả vẫn luôn là khát khao được sống, được hạnh phúc, không cam chịu số phận.


    Luyện tập

    Câu hỏi (trang 20 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

    + Giống nhau: Sử dụng thơ Nôm đường luật, mượn cảm thức về thời gian để thể hiện tâm trạng Cả hai bài đều là lời tự bạch, tự trải lòng mình của Hồ Xuân Hương.

    + Khác nhau:

    - Bài I: nỗi oán hận, nỗi sầu thảm bởi đến duyên mà chẳng gặp duyên. Dẫu vậy, vẫn còn niềm tin và sự ngạo nghễ để khẳng định "thân này đâu đã chịu gì tom".

    - Bài II: Nỗi chán ngán, chua chát bẽ bàng vì có cũng như không. Kết bài thơ, có bản lĩnh mấy Hồ Xuân Hương cũng không thể dấu được nỗi chán ngán vô cùng.


    Bố cục

    Bố cục : 4 phần

    - Đề (hai câu đầu): Nỗi niềm buồn tủi cô đơn của nữ sĩ trong đêm khuya thanh vắng

    - Thực (hai câu tiếp): Tình cảnh đầy chua xót, bẽ bàng

    - Luận (hai câu tiếp theo): Thái độ phản kháng phẫn uất

    - Kết (hai câu cuối): Tâm trạng chán chường, buồn tủi

    ND chính

    Tự tình (bài II) thể hiện tâm trạng, thái độ của Hồ Xuân Hương: vừa đau buồn, vừa phẫn uất trước duyên phận, gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch. Bài thơ cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc và tài năng của "Bà Chúa Thơ Nôm".

    Hình minh họa
    Hình minh họa
  5. Top 5

    Bài soạn tham khảo số 5


    Câu 1 (trang 19 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

    Bốn câu thơ đầu cho thấy tác giả đang ở trong hoàn cảnh và tâm trạng như thế nào?


    Lời giải chi tiết:

    - Bài thơ mở ra bằng một hoàn cảnh tâm trạng khá đặc trưng:

    Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn

    Trơ cái hồng nhan với nước non

    + Thời gian: Đêm khuya

    + Không gian: trống trải, mênh mông, văng vẳng tiếng trống cầm canh.

    => Câu thơ đầu của bài thơ đã gợi buồn. Cái buồn gợi ra từ sự tĩnh lặng của đêm khuya. Tiếng trống không gần (văng vẳng) mà vẫn nghe thấy cái nhịp vội vàng, gấp gáp, ấy là vì tiếng trống gợi bước đi của thời gian, gợi sự tàn phá và nó là tiếng trống được cảm nhận bằng tâm trạng. Chính vì thế mà trong cái nhịp gấp gáp, liên hồi của tiếng trống canh ta như nghe thấy cả bước đi dồn dập của thời gian và sự rối bời trong tâm trạng của nhân vật trữ tình.

    - Câu thơ thứ hai gợi cảm nhận vé sự bẽ bàng của thân phận một cách dữ dội hơn:

    + Phép đảo ngữ như cố tình khoét sâu thêm vào cái sự bẽ bàng của tâm trạng. "Trơ" là tủi hổ, là chai lì, không còn cảm giác. Thêm vào đó, hai chữ "hồng nhan" (chỉ dung nhan người thiếu nữ) lại đi với từ "cái" thật là rẻ rúng, mỉa mai. Cái "hồng nhan" trơ với nước non đúng là không chỉ gợi sự dãi dầu mà đậm hơn có lẽ là ở sự cay đắng. Câu thơ chỉ nói đến hồng nhan mà lại gợi ra cả sự bạc phận của chủ thể trữ tình. Nhịp câu thơ 1/3/3 cũng như vậy, cứ chì chiết, càng khơi sâu vào sự bẽ bàng khôn tả.

    + Tuy nhiên câu thơ không hẳn chỉ có nỗi đau, mà nó còn thể hiện cả bản lĩnh của nhân vật trữ tình. Bản lĩnh ấy thể hiện ở ngay trong chữ "trơ" như là một sự thách thức vậy. Từ "trơ" kết hợp với "nước non" thể hiện sự bền gan, sự thách đố. Nó gợi cho ta nghĩ đến mộl câu thơ của Bà Huyện Thanh Quan trong bài Thăng Long thành hoài cổ ("Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt").

    - Nếu hai câu để làm nhiệm vụ dẫn dắt người đọc vào hoàn cảnh tâm trạng thì hai câu thực nói rõ hơn thực cảnh và thực tình của Hồ Xuân Hương:

    Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,

    Vầng trâng bóng xế khuyết chưa tròn.

    Cảnh tình Xuân Hương thể hiện qua hình tượng chứa đựng hai lần bi kịch: Trăng sắp tàn (bóng xế) mà vẫn "khuyết chưa tròn". Cùng đó là với Xuân Hương, tuổi xuân đã trôi qua mà nhân duyên không trọn vẹn. Hương rượu chỉ càng gợi thêm sự cô đơn và cái bẽ bàng của phận hẩm duyên. Cụm từ "say lại tỉnh" gợi lên cái vòng luẩn quẩn, tình duyên trở thành một trò đùa của con tạo.


    Câu 2 (trang 19 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

    Hình tượng thiên nhiên trong câu 5 và 6 góp phần diễn tả tâm trạng, thái độ của nhà thơ trước số phận như thế nào?


    Lời giải chi tiết:

    - Hình tượng thiên nhiên trong hai câu luận dường như cũng mang cả nỗi niềm phẫn uất của con người:

    Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,

    Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.

    - Những sinh vật bé nhỏ như đám rêu kia mà vẫn không chịu phận nhỏ bé, hèn mọn, không chịu yếu mềm. Tất cả như đang muốn bứt thoát hẳn lên: Rêu phải mọc "xiên ngang mặt đất", đá đã rắn chắc lại phải rắn chắc hơn, lại phải nhọn hoắt để "đâm toạc chân mây".

    - Biện pháp nghệ thuật đảo ngữ càng làm nổi bật sự phẫn uất của đá, của rêu và cũng là sự phẫn uất của tâm trạng con người. Cùng với biện pháp đảo ngữ là sự kết hợp giữa những động từ mạnh (xiên, đâm) với các bổ ngữ độc đáo (ngang, toạc) thể hiện rất rõ sự bướng bỉnh và ngang ngạnh.

    - Câu thơ cựa động căng đầy sức sống. Đá, rêu như đang oán hờn, như đang phản kháng quyết liệt với tạo hoá. Có thể nói, trong hoàn cảnh bi thảm nhất, thơ Hồ Xuân Hương vẫn ẩn chứa mạnh mẽ một sức sống, một khát khao.


    Câu 3 (trang 19 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

    Hai câu thơ nói lên tâm trạng gì của tác giả?


    Lời giải chi tiết:

    Hai câu kết là tâm trạng chán chường, buồn tủi:

    Ngán nỗi xuân di xuân lại lại,

    Mảnh tình san sẻ tí con con!

    - "Ngán" là chán ngán, là ngán ngẩm. Xuân Hương ngán nỗi đời éo le, bạc bẽo bởi xuân đi rồi xuân lại lại, tạo hoá đang chơi một vòng quay nhàm chán như chính chuyện duyên tình của con người.

    - Từ xuân vừa chỉ mùa xuân, vừa được dùng với nghĩa chỉ tuổi xuân. Với thiên nhiên, xuân đi rồi xuân lại nhưng với con người thì tuổi xuân đã qua không bao giờ trở lại. Hai từ "lại" trong cụm từ "xuân đi xuân lại lại" cũng mang hai nghĩa khác nhau. Từ "lại" thứ nhất là thêm một lần nữa, trong khi đó, từ "lại" thứ hai nghĩa là trở lại. Mùa xuân trở lại nhưng tuổi xuân lại qua đi, đó là cái gốc sâu xa của sự chán ngán.

    - Trong câu thơ cuối, nghệ thuật tăng tiến làm cho nghịch cảnh của nhân vật trữ tình càng éo le hơn: mảnh tình - san sẻ - tí - con con. Mảnh tình - vốn đã ít, đã bé, đã không trọn vẹn lại còn phải "san sẻ" thành ra gần như chẳng còn gì (tí con con) nên càng xót xa, tội nghiệp. Câu thơ nói lên cả nỗi lòng của người phụ nữ trong xã hội xưa, khi cảnh chồng chung vợ chạ đối với họ không phải là xa lạ.


    Câu 4 (trang 19 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

    Bài thơ vừa nói lên bi kịch vừa cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương.


    Lời giải chi tiết:

    - Bi kịch trong bài thơ là bi kịch của tuổi xuân, của duyên phận. Xuân đi rồi xuân đến, thời gian của thiên nhiên, của trời đất cứ tuần hoàn mà tuổi xuân của con người cứ mãi qua đi không trở lại. Trong hoàn cảnh ấy, sự nhỡ nhàng, sự dở dang của duyên tình càng làm tăng thêm sự xót xa. Rơi vào hoàn cảnh ấy, với nhiều người có thể không tránh khỏi sự tuyệt vọng, thậm chí phó mặc, buông xuôi.

    - Trước sự trớ trêu của số phận, người phụ nữ luôn khát khao hạnh phúc vẫn muốn cưỡng lại sự nghiệt ngã của con tạo. Sự phản kháng và khát khao ấy ở Hồ Xuân Hương làm nên ý nghĩa nhân văn sâu sắc cho tác phẩm.


    Luyện tập

    Câu 1 (trang 20 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

    Đọc Tự tình (bài I) dưới đây, nêu nhận xét về sự giống và khác nhau giữa hai bài Tự tình (I) và Tự tình (II)

    Trả lời:

    Bài làm

    Mở đầu chùm ba bài thơ Tự tình, Xuân Hương viết:

    Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom,

    Oán hận trông ra khắp mọi chòm.

    Mõ tliảm klĩông khua mà cũng cốc,

    Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om?

    Trước nghe những tỉếng thêm rền rĩ,

    Sau giận vì duyên để mõm mòm.

    Tài tử văn nhân ai dó tá?

    Thân này đâu dã chịu già tom!

    - Giống nhau:

    + Thể thơ: Thơ Nôm đường luật

    + Hai bài thơ đều cùng bộc lộ một tâm trạng: Nỗi buồn tủi, xót xa và phẫn uất trước cảnh duyên phận hẩm hiu.

    + Về mặt hình thức, cả hai bài thơ cùng cho thấy tài năng sử dụng tiếng Việt sắc sảo, tài hoa của Hồ Xuân Hương, nhất là khả năng sử dụng độc đáo các định ngữ và bổ ngữ như: mõ thảm, chuông sầu, tiếng rền rĩ, duyên mõm mồm, già tom ( Tự tình, bài I), xiên ngang, đâm toạc (Tự tình, bài II). Hồ Xuân Hương cũng rất thành công khi sử dụng một cách điêu luyện các biện pháp nghệ thuật như: đảo ngữ, tăng tiến,...

    - Khác nhau:

    + Cảm xúc trong Tự tình I là nỗi niềm của nhà thơ trước duyên phận hẩm hiu, nhiều mất mát, trước lẽ đời đầy nghịch cảnh, đồng thời là sự vươn lên của chính bản thân, thách đố lại duyên phận.

    + Còn ở Tự tình II, cũng là sự thể hiện của bi kịch duyên phận muôn màng, cố gắng vươn lên nhưng cuối cùng cũng không thoát được bi kịch. Chính vì thế bi kịch như được nhân lên, phẫn uất hơn. Sự khác nhau đó chính là do cảm xúc chủ đạo trong từng bài thơ.


    Bố cục: 4 phần

    - Đề (hai câu đầu): Nỗi niềm buồn tủi cô đơn của nữ sĩ trong đêm khuya thanh vắng

    - Thực (hai câu tiếp): Tình cảnh đầy chua xót, bẽ bàng

    - Luận (hai câu tiếp theo): Thái độ phản kháng phẫn uất

    - Kết (hai câu cuối): Tâm trạng chán chường, buồn tủi

    ND chính

    Tự tình (bài II) thể hiện tâm trạng, thái độ của Hồ Xuân Hương: vừa đau buồn, vừa phẫn uất trước duyên phận, gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch. Bài thơ cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc và tài năng của "Bà Chúa Thơ Nôm".

    Hình minh họa
    Hình minh họa




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy