Top 5 Bài soạn Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn (Ngữ Văn 11) hay nhất

Thai Ha 13407 0 Báo lỗi

Trong chương trình Ngữ Văn 11, với bài học Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn, học sinh cần soạn như thế nào? Dưới đây, Toplist đã sưu tầm và tổng hợp được những ... xem thêm...

  1. I. Mục đích, tầm quan trọng của phỏng vấn và trả lời phỏng vấn

    1. Hoạt động phỏng vấn khi cuộc trò chuyện ấy được thực hiện nhằm mục đích rõ ràng là để thu thập thông tin về một chủ đề quan trọng, có ý nghĩa

    2. Tôn trọng hoạt động phỏng vấn và trả lời phỏng vấn là tôn trọng sự thật, tôn trọng quyền được bày tỏ ý kiến của công chúng, đó là biểu hiện của tinh thần dân chủ trong xã hội văn minh


    II. Những yêu cầu cơ bản đối với hoạt động phỏng vấn

    1. Các yếu tố có trong bài phỏng vấn: người phỏng vấn, người trả lời phỏng vấn, chủ đề, mục đích, phương tiện phỏng vấn

    - Trong câu hỏi chưa nhắc tới phương tiện phỏng vấn (máy quay, máy ghi âm, bút, sổ…)

    - Các yếu tố kết hợp với nhau, tác động qua lại với nhau phù hợp với mục đích, chủ đề phỏng vấn

    - Khi trả lời phỏng vấn, câu hỏi vô cùng quan trọng

    + Ngắn gọn, rõ ràng

    + Phù hợp với mục đích, đối tượng phỏng vấn

    + Làm rõ chủ đề

    + Liên kết với nhau, sắp xếp theo trình tự hợp lí

    2. Khi phỏng vấn, người phỏng vấn không chỉ nêu ra những câu hỏi đã chuẩn bị sẵn. Hơn nữa, trong quá trình lắng nghe lời đáp, để đưa ra câu hỏi có tính chất “ngẫu hứng”, “ ứng đối”:

    - Làm cho câu chuyện liên tục, không rời rạc

    - Khéo léo lái được người trả lời vào chủ đề phỏng vấn khi họ lạc đề, né tránh vấn đề

    - Gợi mở để người trả lời có câu trả lời rõ ràng hơn

    b, Trong quá trình phỏng vấn, người phỏng vấn cần lịch thiệp, biết lắng nghe, đồng cảm và hợp tác, cần tỏ thái độ tôn trọng ý kiến, lắng nghe và ghi chép

    c, Kết thúc phỏng vấn người phỏng vấn không nên quên việc cảm ơn người trả lời phỏng vấn đã dành thời gian và công sức cho buổi nói chuyện.

    3. Buổi phỏng vấn có thể phát trực tiếp trên truyền hình, trên sóng phát thanh, có thể được biên tập lại và công bố. Kết quả phỏng vấn phải được ghi lại trung thực. Bài phỏng vấn phải được trình bày rõ, trong sáng và hấp dẫn

    Người trả lời phỏng vấn phải trung thực, rõ ràng ý kiến của mình về thứ được hỏi, với thái độ chân thành, thẳng thắn, cần trình bày cho hấp dẫn

    Cách hay nhất để trả lời câu hỏi là thành thật chỉ ra điểm yếu của bạn và đồng thời chỉ cách thức bạn biến điểm yếu thành điểm mạnh của mình


    Luyện tập

    Bài 1 (trang 182 skg ngữ văn 11 tập 1):

    - Phóng viên chuẩn bị kĩ lưỡng

    - Câu hỏi phong phú, đa dạng, khai thác được thông tin

    - Cách dẫn dắt tự nhiên, khéo léo, lối giao tiếp thân tình, nhã nhặn


    Bài 2 (trang 182 sgk ngữ văn 11 tập 1):

    Nêu nhược điểm nhưng không nêu những nhược điểm gây khó khăn, trở ngại cho cơ hội tìm kiếm việc làm của bản thân

    - Muốn như thế cần tìm được những nhược điểm dễ được thông cảm: thường ngủ dậy muộn, rất hay tin người, thỉnh thoảng nóng tính…


    Bài 3 (trang 182 sgk ngữ văn 11 tập 1):

    Chuẩn bị các câu hỏi xoay quanh chủ đề xem phim:

    + Bạn thích nhất bộ phim nào? Đó là phim thuộc thể loại gì?

    + Nội dung phim nói về điều gì?

    + Thông điệp phim gửi gắm tới người xem là gì?

    + Bạn ấn tượng với nhân vật nào trong phim, tại sao?

    + Cảnh quay nào gây ấn tượng mạnh mẽ nhất cho bạn về cảm xúc?

    + Nếu được thay đổi cái kết, bạn muốn thay đổi như thế nào? Tại sao bạn lại muốn cái kết diễn ra như vậy?

    + Các bộ phim cùng loại bạn biết?

    Hình minh họa
    Hình minh họa

  2. I. Mục đích, tầm quan trọng của phỏng vấn và trả lời phỏng vấn

    Câu 1 (trang 180 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

    + Một vài hoạt động phỏng vấn và trả lời phỏng vấn: trong chương trình thời sự quốc gia - phỏng vấn người dân về hiện tượng xã hội, phỏng vấn người có thẩm quyền về một vấn đề có tầm quan trọng, phỏng vấn tuyển nhân sự,...

    + Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn nhằm thu thập, cung cấp thông tin về chủ đề được nói đến.


    Câu 2 (trang 180 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

    + Nói như thế không đúng.

    + Chỉ khi phỏng vấn, con người cá nhân mới nói lên được tiếng nói, quan điểm của mình, các vấn đề xã hội mới được làm sáng tỏ.


    II. Những yêu cầu cơ bản đối với hoạt động phỏng vấn

    1. Chuẩn bị phỏng vấn

    a.

    + Chỉ xác định được hỏi cái gì, để làm gì và hỏi ai thì chưa đủ.

    + Phải chuẩn bị cả việc hỏi như thế nào.

    b.

    + Bạn có thể giới thiệu về bản thân mình không: biết được thông tin cần thiết về ứng viên, khả năng giao tiếp của ứng viên.

    + Vì sao bạn muốn nhận công việc này: thái độ, suy nghĩ, mong muốn của ứng viên với công việc.

    + Bạn biết gì về công ti chúng tôi: sự tìm hiểu, am hiểu của ứng viên về môi trường làm việc.

    + Bạn sẽ làm gì để cống hiến cho công ti: thái độ, triển vọng của ứng viên.

    + Bạn nghĩ gì về vị trí công tác mà bạn sẽ nhận: sự am hiểu của ứng viên về công việc, thái độ của họ với công việc.

    + Bạn có tin vào sở trưởng của mình không: sự tự tin của ứng viên.

    + Để thu thập được nhiều thông tin, người phỏng vấn nên chọn cách hỏi B.

    2. Tiến hành phỏng vấn

    a. Không. Vì sẽ có những thông tin phát sinh từ câu trả lời của người trả lời phỏng vấn.

    b. Người phỏng vấn cần có thái độ nghiêm túc, kiên nhẫn, có lúc phải cứng rắn, quyết liệt.

    c. Kết thúc phỏng vấn, người phỏng vấn phải cảm ơn.

    3. Biên tập sau khi phỏng vấn

    a. Không được phép, vì phỏng vấn phải đảm bảo tính khách quan, chân thực.

    b. Không, vì nó khiến cho bài phỏng vấn trở nên rườm rà.


    III. Những yêu cầu đối với người trả lời phỏng vấn


    IV. Luyện tập

    Học sinh khảo sát một buổi phỏng vấn, tưởng tượng mình là người trả lời phỏng vấn và là người phỏng vấn để thực hành các bài tập ở phần luyện tập.

    Bài 1 (trang 182 skg ngữ văn 11 tập 1):

    - Phóng viên chuẩn bị kĩ lưỡng

    - Câu hỏi phong phú, đa dạng, khai thác được thông tin

    - Cách dẫn dắt tự nhiên, khéo léo, lối giao tiếp thân tình, nhã nhặn


    Bài 2 (trang 182 sgk ngữ văn 11 tập 1):

    Nêu nhược điểm nhưng không nêu những nhược điểm gây khó khăn, trở ngại cho cơ hội tìm kiếm việc làm của bản thân

    - Muốn như thế cần tìm được những nhược điểm dễ được thông cảm: thường ngủ dậy muộn, rất hay tin người, thỉnh thoảng nóng tính…


    Bài 3 (trang 182 sgk ngữ văn 11 tập 1):

    Chuẩn bị các câu hỏi xoay quanh chủ đề xem phim:

    + Bạn thích nhất bộ phim nào? Đó là phim thuộc thể loại gì?

    + Nội dung phim nói về điều gì?

    + Thông điệp phim gửi gắm tới người xem là gì?

    + Bạn ấn tượng với nhân vật nào trong phim, tại sao?

    + Cảnh quay nào gây ấn tượng mạnh mẽ nhất cho bạn về cảm xúc?
    + Nếu được thay đổi cái kết, bạn muốn thay đổi như thế nào? Tại sao bạn lại muốn cái kết diễn ra như vậy?

    + Các bộ phim cùng loại bạn biết?


    Hình minh họa
    Hình minh họa
  3. I. Mục đích, tầm quan trọng của phỏng vấn và trả lời phỏng vấn

    Câu 1 (trang 180 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

    Người ta phỏng vấn và trả lời phỏng vấn nhằm mục đích là để thu thập thông tin về một chủ đề quan trọng, có ý nghĩa.

    Câu 2 (trang 180 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

    Tôn trọng hoạt động phỏng vấn và trả lời phỏng vấn là tôn trọng sự thật, tôn trọng quyền được bày tỏ ý kiến của công chúng, và vì thế, nó là một biểu hiện của tinh thần dân chủ trong một xã hội văn minh.


    II. Những yêu cầu cơ bản đối với hoạt động phỏng vấn

    1. Chuẩn bị phỏng vấn

    a, Trong khâu chuẩn bị phỏng vấn, nếu chỉ xác định được sẽ hỏi cái gì, để làm gì và hỏi ai thì chưa đủ bởi còn thiếu một khâu rất quan trọng đó là phương tiện phỏng vấn (máy quay phim, máy ghi âm, giấy bút, sổ ghi chép…)

    b,

    - Trong phỏng vấn, câu hỏi là vô cùng quan trọng. Để đạt được mục đích phỏng vấn, câu hỏi cần đảm bảo các yêu cầu sau:

    + Ngắn gọn, rõ ràng.

    + Phù hợp với mục đích và đối tượng phỏng vấn.

    + Làm rõ chủ đề.

    + Liên kết với nhau và được sắp xếp theo một trình tự hợp lí.

    - Chọn câu B, bởi trong hoạt động phỏng vấn, cần tránh hỏi những câu hỏi mà người trả lời chỉ cần đáp ngắn gọn, không giải thích thêm.

    2. Tiến hành phỏng vấn

    a, Khi phỏng vấn, không phải bao giờ người phỏng vấn cũng chỉ sử dụng những câu hỏi đã chuẩn bị sẵn. Bởi trong quá trình lắng nghe lời đáp của người được phỏng vấn để đưa ra những câu hỏi phù hợp làm cho câu chuyện thêm sinh động, dẫn dắt câu chuyện phù hợp với nội dung mà mình muốn hướng đến.

    b, Trong quá trình phỏng vấn, ngoài sự khiêm tốn, nhã nhặn và chăm chú lắng nghe, người phỏng vấn cần phải tạo không khí cởi mở, tôn trọng ý kiến của người phỏng vấn.

    c, Kết thúc buổi phỏng vấn, người phỏng vấn cần nhớ cám ơn người trả lời phỏng vấn vì đã dành thời gian cho buổi nói chuyện.

    3. Biên tập sau khi phỏng vấn

    a, Người phỏng vấn không được tự ý sửa chữa những câu trả lời phỏng vấn. Bởi kết quả phỏng vấn phải được ghi lại một cách trung thực.

    b, Nếu là buổi phỏng vấn trực tiếp thì chúng ta ghi lại được nét mặt, cử chỉ của người trả lời phỏng vấn.


    III. Những yêu cầu đối với người trả lời phỏng vấn

    Người được trả lời phỏng vấn không chỉ cần trả lời đúng vào điều được hỏi, bằng những ý kiến trung thực, rõ ràng mà câu trả lời còn cần được trình bày sao cho hấp dẫn.

    Câu trả lời của Bác hay bởi vì nội dung trả lời rõ ràng, thú vị, thông minh nhưng rất dễ hiểu.


    Luyện tập

    Câu 1 (trang 182 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

    Cần quan sát hoặc đọc kĩ nội dung cuộc phỏng vấn để đưa ra nhận xét chính xác nhất.


    Câu 2 (trang 182 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

    Phải trả lời thành thật khi chỉ ra điểm yếu của bản thân, là chỉ ra cả những cách để biến điểm yếu đó thành điểm mạnh của mình để câu trả lời sinh động, hấp dẫn và thu hút hơn. Ví dụ:

    - Thường ngủ dậy muộn

    - Ngại làm những công việc nặng nhọc

    - Rất hay tin người


    Câu 3 (trang 183 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

    Thảo luận trên lớp:

    - Chuẩn bị các câu hỏi xoay quanh chủ đề về đọc sách, xem phim, thưởng thức văn nghệ… trong đó chu ý không nên sa vào các chi tiết vụn vặt. Mở đầu bản câu hỏi phải có lời chào và kết thúc phải có lời cảm ơn, các câu hỏi đi từ dễ đến khó.

    - Việc trả lời các câu hỏi cũng cần tính chất đầy đủ và dí dỏm, phù hợp với sự cảm thụ của lứa tuổi với vấn đề được hỏi.

    Hình minh họa
    Hình minh họa
  4. I. Mục đích, tầm quan trọng của phỏng vấn và trả lời phỏng vấn (trang 180 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

    1.

    - Một vài hoạt động phỏng vấn và trả lời phỏng vấn:

    + Một chính khách, một quan chức, một doanh nhân trả lời báo chí.

    + Một bài PV đăng trên báo.

    + Khi người ta đi tìm việc làm

    - Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn nhằm thu thập hoặc cung cấp thông tin về một chủ đề được quan tâm.

    2.

    - Nói vậy không đúng vì thông qua phỏng vấn, quan điểm của cá nhân mới được nói lên, vấn đề có ý nghĩa mới được quan tâm, các mối quan hệ mới được thiết lập

    II. Những yêu cầu cơ bản đối với hoạt động phỏng vấn (trang 180- 181 Ngữ văn 11 tập 1)

    1. Chuẩn bị phỏng vấn

    a.

    - Chỉ xác định được hỏi cái gì, để làm gì và hỏi ai thì chưa đủ.

    - Bởi ngoài những yếu tố trên, cần chuẩn bị cả việc hỏi thế nào, phương tiện phỏng vấn,…

    b.

    - Bạn có thể giới thiệu về bản thân mình không: biết thông tin cá nhân và khả năng trình bày

    - Vì sao bạn muốn nhận công việc này: biết suy nghĩ ứng viên về công việc

    - Bạn biết gì về công ti chúng tôi:muốn biết sự tìm hiểu của ứng viên về công ti

    - Bạn sẽ làm gì để cống hiến cho công ti: biết mục tiêu phấn đấu và quyết tâm của ứng viên

    - Bạn nghĩ gì về vị trí công tác mà bạn sẽ nhận: suy nghĩ của ứng viên về vị trí của mình

    - Bạn có tin vào sở trưởng của mình không: xem ứng viên có tự tin vào năng lực của mình hay không.

    - Chọn B

    2. Tiến hành phỏng vấn

    a. Không. Vì có thể trong lúc phỏng vấn sẽ có những vấn đề phát sinh

    b. Ngoài những yêu cầu trên, người phỏng vấn cần tự tin bày tỏ quan điểm của mình

    c. Kết thúc phỏng vấn, người phỏng vấn cần phải cảm ơn.

    3. Biên tập sau khi phỏng vấn

    a. Không, vì như vậy phỏng vấn không đảm bảo được tính chân thực

    b. Chỉ ghi lời nói

    III. Những yêu cầu đối với người trả lời phỏng vấn (trang 181 Ngữ văn 11 tập 1)


    IV. Luyện tập (trang 182-183 Ngữ văn 11 tập 1)

    Bài 1:

    HS chọn một buổi phỏng vấn (nên là buổi phỏng vấn HS yêu thích) để thực hiện nhận xét

    Bài 2:

    Có thể trả lời: Trong công việc, có thể đôi lúc tôi sắp xếp bố trí chưa được khoa học và hợp lí ; nhưng tôi quyết tâm học hỏi để làm tốt. Tôi hy vọng sẽ nhận được sự giúp đỡ từ lãnh đạo và mọi người để tôi có thể hoàn thiện hơn

    Bài 3:

    - Đối với người phỏng vấn, có thể dự kiến câu hỏi như sau:

    1. Chào bạn, xin phép bạn cho tôi được hỏi bạn vài câu hỏi được không?

    2. Đầu tien, bạn có thích âm nhạc không?

    3. Bạn thích bài hát nào nhất?

    4. Vì sao bạn thích bài hát đó? Bạn thử hát cho cả lớp cùng nghe một đoạn?

    - Người trả lời phỏng vấn trả lời theo câu hỏi

    Hình minh họa
    Hình minh họa

  5. I - MỤC ĐÍCH, TẦM QUAN TRỌNG CỦA PHỎNG VẤN VÀ TRẢ LỜI PHỎNG VẤN

    - Mục đích :

    + Để chuyện trò, để biết rõ hơn về một người nổi tiếng.

    + Để biết quan điểm của người được hỏi về một chủ đề có ý nghĩa xã hội, đang được dư luận quan tâm.

    + Để thấy tầm quan trọng , ý nghĩa xã hội của vấn đề đang được phỏng vấn .

    + Để tạo lập các quan hệ xã hội .

    + Để chọn người phù hợp với công việc …

    - Tầm quan trọng :

    Đúng. Vì tôn trọng phỏng vấn và trả lời phỏng vấn là tôn trọng sự thật, tôn trọng quyền được bày tỏ ý kiến của công chúng vì thế là một biểu hiện của tinh thần dân chủ trong xã hội văn minh.


    II - NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG PHỎNG VẤN

    1. Chuẩn bị phỏng vấn

    a) Trước khi phỏng vấn, cần xác định rõ tất cả các yếu tố: nội dung, mục đích, đối tượng, phương pháp phỏng vấn. Ngoài ra còn chuẩn bị, xem xét lên kế hoạch để lựa chọn, sắp xếp thời gian, địa điểm phỏng vấn. Vì chúng cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả phỏng vấn…

    b.

    - Mục đích của cuộc phỏng vấn là: đánh giá trình đội kiến thức, kĩ năng, thái độ của người xin việc.

    - Chủ đề của cuộc phỏng vấn là những câu hỏi về cá nhân (trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, tính cách bản thân), nhận thức đối với công ty, đối vớivị trí ứng tuyển, những công việc cần phải làm trong công ty khi vào vị trí đó, về khả năng cống hiến cho công ty,...

    c. Để thu thập được nhiều thông tin, người phỏng vấn nên chọn câu hỏi B, vì người trả lời phỏng vấn buộc phải trình bày đầy đủ

    - Để có thể thu thập được nhiều nhất những thông tin mong muốn

    + Ta cần tránh những câu hỏi mà người trả lời chỉ cần đáp có - không; đúng - sai.

    + Ta nên đặt câu hỏi hay và khai thác được nhiều thông tin từ người được phỏng vấn.

    2. Tiến hành phỏng vấn

    a. Không phải lúc nào người phỏng vấn cũng chỉ nêu những câu hỏi đã chuẩn bị sẵn. Ngược lại trong quá trình hỏi đáp, người hỏi còn cần lắng nghe lời đáp, để đưa ra những câu hỏi có tính chất "ngẫu hứng", "ứng đối". Nhằm:

    - Làm cho câu chuyện liên tục, không rời rạc. Tăng sự tương tác giữa 2 bên.

    - Khéo léo lái người được phỏng vấn trở lại chủ đề phỏng vấn nếu thấy họ có dấu hiệu "lạc đề" hoặc thậm chí có khi họ cố ý né tránh vấn đề.

    - Gợi mở khiến họ có thể nêu ý kiến rõ ràng hơn và để có thể khai thác thêm được những thông tin cần thiết.

    b. Cuộc phỏng vấn diễn ra trong không khí thân tình, tự nhên. Người phỏng vấn cần lịch thiệp, nhã nhặn, biết lắng nghe, đồng cảm với người cùng nói chuyện, mà còn cần tỏ thái độ tôn trọng ý kiến của họ bằng cách chăm chú ghi chép và tránh chạm vào những chỗ có thể làm cho người phỏng vấn không vui.

    c. Kết thúc phỏng vấn người phỏng vấn không nên cảm ơn người trả lời phỏng vấn đã dành thời gian và công sức cho buổi nói chuyện.

    3. Biên tập sau khi phỏng vấn

    a) Kết quả phỏng vấn phải được trình bày trung thực. Người phỏng vấn có thể sửa lại câu trả lời cho ngắn gọn nhưng không thay đổi ý của người được phỏng vấn.

    b) Nếu có điều kiện thì ta nên ghi lại nét mặt, ánh mắt, cử chỉ của người trả lời phỏng vấn.

    - Bài phỏng vấn phải được trình bày rõ ràng, trong sáng và hấp dẫn.


    Luyện tập

    Câu 1 (trang 182 SGK Ngữ văn 11 tập 1)


    - Người phỏng vấn

    + Chuẩn bị kỹ

    + Câu hỏi hợp lý, có khả năng khai thác nhiều thông tin.

    + Dẫn dắt tự nhiên, khéo léo, cách giao tiếp thân tình nhã nhặn.

    + Sử dựng tư liêu âm thanh, lịch sử…

    - Người trả lời phỏng vấn:

    + Thẳng thắn trung thực.

    + Câu trả lời rõ ràng, phù hợp với câu hỏi.

    + Thái độ giao tiếp thiện chí chân thành lịch thiệp.


    Câu 2 (trang 182 SGK Ngữ văn 11 tâp 1)

    Nêu ra những nhược điểm của mình nhưng nhược điểm đó không gây trở ngại cho cơ hội tìm kiếm việc làm. Tuy nhiên, cần khéo léo kể ra những nhược điểm của mình sao cho nhà tuyển dụng có thể thông cảm được. Chẳng hạn có thể nêu lên những nhược điểm phổ biến sau đây:

    - Ngại đi làm xa vì tắc đường, kẹt xe,

    - Tính cách: Ấn tượng ban đầu với mọi người hơi có vẻ lạnh lùng, khó gần.


    Câu 3 (trang 182 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

    Chuẩn bị các câu hỏi xoay quanh chủ đề về đọc sách, xem phim, thưởng thức văn nghệ… trong đó chu ý không nên sa vào các chi tiết vụn vặt. Mở đầu bản câu hỏi phải có lời chào và kết thúc phải có lời cảm ơn, các câu hỏi đi từ dễ đến khó.

    Một số câu hỏi:

    - Sở thích lớn nhất của các bạn là gì?

    - Bạn dành thời gian cho nó như thế nào?

    - Để thực hiện sở thích đó, bạn đã làm những gì?

    - Tác dụng

    - Theo bạn, có nhiều người có chung sở thích với mình không? Để đưa cái sở thích của bạn đến gần hơn với mọi người, bạn có thể làm gì?

    Hình minh họa
    Hình minh họa




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy