Top 5 Bài soạn Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh (Ngữ Văn 10) hay nhất

Thai Ha 422 0 Báo lỗi

Trong chương trình Ngữ Văn 10, với bài học Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh, học sinh cần soạn như thế nào? Dưới đây, Toplist đã sưu tầm và tổng hợp được ... xem thêm...

  1. I. Đoạn văn thuyết minh

    1. a, Đoạn văn là một phần của văn bản, được tính từ chỗ viết hoa lùi vào đầu dòng chấm xuống dòng. Đoạn văn hoàn chỉnh về nội dung, hoàn chỉnh về hình thức.

    b, Đoạn văn cần đảm bảo:

    - Tập trung làm rõ ý chung, thống nhất và duy nhất

    - Liên kết chặt chẽ các đoạn văn đứng trước, sau đó

    - Diễn đạt chính xác, trong sáng

    - Gợi cảm, hấp dẫn

    2. Sự giống và khác nhau giữa đoạn văn tự sự, thuyết minh

    - Giống: cùng trình bày một sự kiện, miêu tả một sự vật hiện tượng và người viết phải quan sát cẩn thận

    - Khác nhau:

    + Đoạn văn tự sự để kể, cảm là chủ yếu

    + Đoạn văn thuyết minh, thường giới thiệu để người ta hiểu là chủ yếu

    3. Kết cấu của đoạn văn thuyết minh

    - Mở đoạn

    + Phát triển đoạn

    + Kết đoạn

    - Cách sắp xếp theo trình tự thời gian, không gian, nhận thức, phản bác- chứng minh làm tăng tính hấp dẫn, lôi cuốn cho đoạn văn


    II. Viết đoạn văn thuyết minh

    1. Phác thảo dàn ý đại cương cho bài văn thuyết minh về một khoa học, một tác phẩm văn học

    a, Nhà khoa học:

    - Giới thiệu khái quát tên tuổi, quê quán, lĩnh vực chuyên ngành nghiên cứu

    - Giới thiệu công trình, đóng góp của nhà khoa học đó

    - Giới thiệu đôi nét cuộc đời tư

    b,

    Giới thiệu tác giả, hoàn cảnh ra đời tác phẩm

    - Thể loại

    - Thuyết minh về nội dung, nghệ thuật tác phẩm

    - Đánh giá về tác phẩm

    2.

    Mở bài

    Giới thiệu khái quát tác giả được lựa chọn thuyết minh

    Thân bài

    Sự nghiệp sáng tác

    - Hoàn cảnh xuất thân, truyền thống gia đình, học vấn, đường đời…

    - Các chặng đường sáng tác, những tác phẩm chính

    Phong cách nghệ thuật

    - Những đặc điểm nổi bật về nội dung trong sáng tác của tác giả ấy

    - Những đặc sắc nghệ thuật, tác giả thể hiện trong tác phẩm của mình

    Kết bài

    - Khẳng định vị trí tác giả vừa thuyết minh

    - Nêu suy nghĩ, cảm nhận về cuộc đời, sự nghiệp văn chương


    LUYỆN TẬP

    Bài 1 (Trang 63 sgk ngữ văn 10 tập 2):

    Viết đoạn nối tiếp

    Bài 2 (trang 63 sgk ngữ văn 10 tập 2):

    Thuyết minh về danh lam thắng cảnh

    Mở bài:

    Lựa chọn giới thiệu về danh lam thắng cảnh đó ( Tràng An, Hạ Long, Thành nhà Hồ, Dinh Bảo Đại…)

    Cảm nhận chung về danh lam, thắng cảnh đó

    Thân bài:

    * Vị trí địa lý

    Nơi tọa lạc, địa chỉ

    Diện tích danh lam thắng cảnh

    - Cảnh vật xung quanh

    - Di chuyển bằng phương tiện gì thích hợp

    * Lịch sử hình thành

    Thời gian xuất hiện

    - Do ai xây dựng, mất bao lâu xây được công trình đó

    * Cảnh bao quát đến chi tiết:

    - Từ bao quát: nổi bật nhất là cảnh gì, cảnh xung quanh

    Cảnh chi tiết: Cấu tạo, bao gồm các phần nào, cách trang trí ra sao

    * Giá trị văn hóa, lịch sử

    - Lưu giữ: nhiều hơn về lịch sử, quá khứ của ông cha ta

    + Tô điểm cho thành phố, mảnh đất nào

    + Điểm du lịch nổi tiếng thu hút du khách

    Kết bài:

    Nêu cảm nghĩ về danh làm thắng cảnh đó

    Hình minh họa
    Hình minh họa

  2. I. Đoạn văn thuyết minh

    Câu 1 (trang 62 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

    - Đoạn văn là một phần của văn bản, được tính từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng (chấm qua hàng). Đoạn văn có tính trọn vẹn về nội dung và hoàn chỉnh về hình thức.

    - Một đoạn văn cần đảm bảo các yêu cầu sau:

    + Tập trung làm rõ một ý chung, một chủ đề chung thống nhất và duy nhất.

    + Liên kết chặt chẽ với các đoạn văn đứng trước và sau nó.

    + Diễn đạt chính xác và trong sáng.

    + Gợi cảm và hấp dẫn.

    Câu 2 (trang 62 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

    Sự giống nhau và khác nhau giữa một đoạn văn tự sự và một đoạn văn thuyết minh là:

    - Cả hai đoạn văn này đều cần phải đạt được những yêu cầu của một đoạn văn nói chung.

    - Hai loại đoạn văn này khác nhau ở vai trò: đoạn tự sự có vai trò kể việc, đoạn thuyết minh có vai trò làm sáng tỏ và thuyết phục người nghe về một vấn đề nào đó.

    Câu 3 (trang 62 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

    - Một đoạn văn thuyết minh gồm ít nhất hai phần chính: phần nêu chủ đề của đoạn và phần thuyết minh.

    - Trong quá trình triển khai đoạn văn thuyết minh, người viết có thể sắp xếp các ý theo trình tự thời gian, không gian, nhận thức, phản bác - chứng minh, bởi các hình thức sắp xếp này có tác dụng tích cực trong việc làm sáng tỏ chủ đề thuyết minh.


    II. Viết đoạn văn thuyết minh

    Câu 1 (trang 62 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

    Có thể nêu những ý sau

    a. Về một nhà khoa học

    - Giới thiệu khái quát tên tuổi, quê quán, lĩnh vực chuyên ngành nghiên cứu.

    - Giới thiệu con đường khoa học của nhà khoa học đó.

    - Những đóng góp của ông (bà) cho khoa học.

    - Giới thiệu vài nét về cuộc sống đời tư.

    b. Về một tác phẩm văn học

    - Giới thiệu tác giả, hoàn cảnh ra đời tác phẩm.

    - Thể loại

    - Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm.

    Câu 2 (trang 62 - 63 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

    Tham khảo đoạn văn giới thiệu về Truyện Kiều – Nguyễn Du.

    “Truyện Kiều” là một trong những kiệt tác hàng đầu của văn học dân tộc ở mọi thời đại, kết tinh nhiều giá trị vĩnh cửu. Truyện được sáng tác bởi Nguyễn Du - đại thi hào của dân tộc. Nguyễn Du dựa vào cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, đời Thanh ở Trung Quốc để sáng tạo ra Truyện Kiều. Truyện gồm 3254 câu thơ lục bát, là kiệt tác số một của nền thơ ca cổ điển Việt Nam. Về nội dung, truyện Kiều có hai giá trị lớn đó chính là giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo. Truyện Kiều là bức tranh hiện thực về xã hội bất công, tàn bạo, là tiếng nói cảm thương trước số phận bi kịch của con người, tiếng nói lên án, tố cáo thế lực xấu xa của xã hội.


    III. Luyện tập

    Câu 1 (trang 63 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

    Gợi ý tham khảo đề bài sau: Thuyết minh về một tác phẩm văn học (Truyện Kiều – Nguyễn Du)

    I. Mở bài: giới thiệu Truyện Kiều.

    II. Thân bài: thuyết mình về truyện Kiều.

    1. Hoàn cảnh ra đời của truyện Kiều:

    - Có ý kiến cho rằng Nguyễn Du viết Truyện Kiều sau khi đi sứ Trung Quốc và có khi là trước khi đi sứ Trung Quốc.

    - Truyện dựa theo bộ truyện văn xuôi Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân, lấy bối cảnh Trung Quốc thời vua Gia Tĩnh Đế đời nhà Minh (từ năm 1521 tới năm 1567).

    2. Tóm tắt truyện

    Truyện Kiều gồm 3.254 câu thơ viết theo thể lục bát…

    3. Các nhân vật trong tác phẩm:

    - Vương ông cha của Vương Thuý Kiều, Vương Thuý Vân và Vương Quan.

    - Vương bà vợ của Vương ông.

    - Thuý Kiều họ tên đây đủ là Vương Thuý Kiều là Trưởng nữ của Vương ông, Vương bà, chị cả của Vương Thuý Vân và Vương Quan.

    - Thuý Vân: Họ tên đầy đủ là Vương Thuý Vân

    - Vương Quan : con trai út của Vương ông, Vương bà, em của Vương Thuý Vân và Vương Thuý Kiều.

    - Đạm Tiên: Đạm Tiên có họ tên đây đủ là Lưu Đạm Tiên

    - Kim Trọng: người thương của Thúy Kiều

    - Thằng bán tơ

    - Mã Giám Sinh

    - Bạc Bà, Bạc Hạnh

    ….

    4. Giá trị tư tưởng của Truyện Kiều:

    - Khát vọng về tự do, công lí và ước mơ của con người.

    - Là tiếng khóc thảm thiết, đồng cảm với người phụ nữ phong kiến xưa.

    - Trân trọng và ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ xưa.

    - Phê phán những thế lực vì đồng tiền mà áp bức người khác.

    5. Giá trị nghệ thuật của Truyện Kiều:

    - Nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo.

    - Nghệ thuật tự sự.

    - Thể thơ lục bát.

    - Ngôn ngữ trong sáng, điêu luyện

    III. Kết bài: cảm nghĩ của em về Truyện Kiều

    - Khẳng định tài năng của Nguyễn Du và giá trị trường tồn của Truyện Kiều.


    Câu 2 (trang 63 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

    Dàn ý tham khảo đề bài: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh của đất nước quê hương (Hồ Gươm)

    Dàn ý:

    a. Mở bài: Giới thiệu chung về Hồ Gươm.

    b.Thân bài

    1. Vị trí địa lí và diện tích.

    * Vị trí địa lí.

    - Nằm giữa trung tâm quận Hoàn Kiếm.

    - Hồ Gươm có vị trí giữa các khu phố cổ Hàng Ngang, Hàng Đào, Lương Văn Can… và các khi phố Tây do người Pháp quy hoạch cách đây hơn một thế kỉ.

    * Diện tích: Diện tích của hồ là hơn 12ha và dài 700m.

    2. Tên gọi

    Lục Thủy: hồ được gọi với tên này vì nước hồ xanh quanh năm và là nơi sinh sống của nhiều loại tảo.

    Thủy Quân: hồ được gọi với tên này là vì do nhà Trần sử dụng hồ làm chỗ luyện tập thủy quân.

    Hồ Hoàn Kiếm: tên gọi này bắt đầu từ thế kỷ 15, khi có truyền thuyết “Lê Lợi trả gươm cho Rùa thần”, ghi lại dấu ấn thắng lợi trong cuộc chiến chống quân Minh (1417-1427).

    Tả Vọng – Hữu Vọng: đây là cái tên có từ Thời nhà Mạc, vua cho xây đập, ngăn hồ thành hai nửa để tìm rùa thần. Sau đó, cái đập được giữ lại. Nửa hồ phía Bắc là Tả Vọng, nửa hồ phía Nam là Hữu Vọng.

    3. Lịch sử

    Đầu thế kỉ 15 gắn với truyền thuyết “Trả gươm” của vua Lê lợi.

    4. Vẻ đẹp thiên nhiên của Hồ.

    Hồ như một bức tranh sinh động và uyển chuyển, hai bên là những hàng cây bằng lăng và phượng vĩ, liễu…

    Vào mùa thu Hồ như một bức tranh quyến rũ khiến bao người phải mê hoặc

    Quanh hồ còn có những di tích lịch sử gắn với những chiến tích oai hùng của dân tộc.

    5. Các công trình gắn liền với hồ: Tháp Rùa, Đền Ngọc Sơn, Đài Nghiên, Tháp Hòa Phong, Tượng đài Lí Thái Tổ.

    6. Vai trò, ý nghĩa của hồ.

    - Hồ có chức năng điều hòa khí hậu.

    - Là nơi sinh hoạt văn hóa và các lễ hội đặc sắc của Hà Nội.

    - Là nơi yên tĩnh luyện tập thể dục thể thao, vui chơi, giải trí (phố đi bộ)….

    - Nguồn cảm hứng thơ ca và âm nhạc.

    c. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về hồ Gươm: Hồ Gươm danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử hào hùng là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.

    Bài soạn tham khảo số 2
  3. I. Đoạn văn thuyết minh

    Câu 1 (trang 62 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2):

    a. Đoạn văn là một phần của văn bản, được tính từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng. Đoạn văn có tính trọn vẹn về nội dung và hình thức.’

    b. Một đoạn văn cần đảm bảo các yêu cầu :

    - Tập trung làm rõ một ý chung, một chủ đề chung thống nhất và duy nhất.

    - Liên kết chặt chẽ với các đoạn văn đứng trước và sau nó.

    - Diễn đạt chính xác và trong sáng.

    - Gợi cảm và hấp dẫn.

    Câu 2 (trang 62 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2): Điểm giống và khác của đoạn văn tự sự và đoạn văn thuyết minh :

    - Giống nhau : đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn, thống nhất về nội dung chủ đề, tính liên kết với các đoạn văn khác.

    - Khác nhau (sự khác nhau xảy ra bởi vì mục đích khi viết đoạn văn) :

    + Đoạn văn tự sự : chủ yếu kể, tả và biểu cảm.

    + Đoạn văn thuyết minh : chủ yếu cung cấp tri thức, không có các yếu tố miêu tả và biểu cảm, nặng về tư duy khoa học.

    Câu 3 (trang 62 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2):

    - Một đoạn văn thuyết minh có thể gồm 3 phần chính : mở, thân, kết. Mở đoạn giới thiệu chung, thân đoạn phát triển ý, kết đoạn tổng kết nội dung của đoạn.

    - Các ý trong đoạn có thể được sắp xếp theo trình tự thời gian, không gian, nhận thức, phản bác - chứng minh để tăng tính hấp dẫn và lôi cuốn cho đoạn văn.

    II. Viết đoạn văn thuyết minh

    Câu 1 (trang 62 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2): Dàn ý đại cương cho bài viết :

    a. Về một nhà khoa học:

    - Giới thiệu khái quát tên tuổi, quê quán, lĩnh vực chuyên ngành nghiên cứu.

    - Quá trình đến với khoa học dễ dàng hay đầy gian nan thử thách.

    - Những đóng góp của nhà khoa học đó cho nền khoa học.

    - Giới thiệu vài nét về cuộc sống đời tư.

    b. Về một tác phẩm văn học :

    - Tác giả, hoàn cảnh ra đời tác phẩm, thể loại.

    - Nội dung tư tưởng.

    - Đặc sắc nghệ thuật.

    - Đánh giá, tổng kết về giá trị, tầm ảnh hưởng của tác phẩm.

    Câu 2 (trang 62 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2): Diễn đạt một ý thành một đoạn văn :

    Lựa chọn ý “Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” :

    Trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, nét đặc sắc nghệ thuật tiêu biểu nhất phải kể đến là yếu tố kì ảo. Ngô Tử Văn vốn là người trần mắt thịt mà có thể chiến thắng hồn ma của tên giặc, xuống một thế giới ngoài trần gian. Nguyễn Dữ đã sử dụng yếu tố kì ảo xen kẽ yếu tố hiện thực làm tăng thêm sắc màu huyễn hoặc và sức hấp dẫn ma lực của thể truyền kì, đồng thời còn thể hiện được vị trí của con người trong vũ trụ và đời sống tâm linh người Việt xưa, thế giới cõi âm là sự phản chiếu đời thực.

    * Khi viết một đoạn văn thuyết minh cần :

    - Xác định được vị trí và nội dung của đoạn văn đó.

    - Có câu chuyển ý, chuyển đoạn để tạo sự liên kết với đoạn khác và với toàn bài

    . - Các ý phải sắp xếp hợp lí, rõ ràng, rành mạch.

    - Có vận dụng đúng, sáng tạo các phương pháp thuyết minh để đoạn văn cụ thể, sinh động, hấp dẫn

    .Luyện tập

    Câu 1 (trang 63 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2): Đoạn văn nối tiếp đoạn văn trong phần II.2 là đoạn đánh giá, tổng kết giá trị và ảnh hưởng của tác phẩm :

    Như vậy, có thể thấy Chuyện chức phán sự đền Tản Viên vừa đề cao tinh thần khảng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác trừ hại cho dân của Ngô Tử Văn, một người trí thức Việt, vừa thể hiện niềm tin công lí của nhân dân - chính nghĩa nhất định sẽ chiến thắng gian tà. Đồng thời tác phẩm còn mang nét nghệ thuật đặc trưng của lối truyền kì là yếu tố kì ảo.

    Câu 2 (trang 63 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2): Đề bài Giới thiệu về một danh lam thắng cảnh, xem lại bài Viết bài làm văn số 5 – Văn thuyết minh.

    Đề bài Giới thiệu về một danh lam thắng cảnh, xem lại bài Viết bài làm văn số 5 – Văn thuyết minh.

    Hình minh họa
    Hình minh họa
  4. Nội dung bài học

    - Để có thể viết tốt đoạn văn thuyết minh cần:

    + nắm vững kiến thức, kĩ năng viết đoạn văn thuyết minh

    + có đủ tri thức chuẩn xác để làm rõ ý chung của đoạn

    + sắp xếp các tri thức theo trình tự rõ ràng, rành mạch

    + vận dụng đúng đắn, sáng tạo với những phương pháp thuyết minh và diễn đạt để đoạn văn hấp dẫn sinh động


    I. Đoạn văn thuyết minh

    1. Trả lời câu hỏi

    a. Đoạn văn là một phần của văn bản, được tính từ chỗ viết hoa lùi vào đầu dòng chấm xuống dòng, hoàn chỉnh về nội dung, hoàn chỉnh về hình thức.

    b. Đoạn văn cần đảm bảo:

    - Tập trung làm rõ ý chung, thống nhất và duy nhất

    - Liên kết chặt chẽ các đoạn văn đứng trước, sau đó

    - Diễn đạt chính xác, trong sáng

    - Gợi cảm, hấp dẫn

    2. So sánh đoạn văn tự sự và đoạn văn thuyết minh:

    - Giống nhau: đều đảm bảo cấu trú thường gặp của một đoạn văn.

    - Khác nhau:

    + đoạn văn tự sự thường có những yếu tố biểu cảm và miêu tả rất hấp dẫn xúc động

    + đoạn văn thuyết minh chủ yếu cung cấp tri thức, thiên về giới thiệu sự vật, hiện tượng, không có các yếu tố miêu tả và biểu cảm như đoạn văn tự sự

    + Văn bản thuyết minh nặng về tư duy khoa học.

    3. Đoạn văn thuyết minh gồm ba phần chính: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.

    - Các ý trong thân đoạn có thể được sắp xếp theo trình tự thời gian, không gian, nhận thức, phản bác - chứng minh...


    II. Viết đoạn văn thuyết minh

    1. Dàn ý đại cương thuyết minh về một tác phẩm văn học

    A, Mở bài:

    Giới thiệu chung về tác phẩm

    B, Thân bài:

    - Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác

    - Giới thiệu các giá trị nội dung tư tưởng của tác phẩm

    - Giới thiệu những nét đặc sắc về nghệ thuật

    - Vị trí của tác phẩm

    C, Kết bài:

    -Nhận định tổng hợp về tác phẩm

    2. Viết đoạn

    Nhắc đến tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi không thể không nhắc đến nghệ thuật đặc sắc của " áng thiên cổ hùng văn" - bản tuyên ngôn độc lập thứ 2 của dân tộc. Tác phẩm được viết theo thể cáo, một thể văn có nguồn gốc từ Trung Quốc, viết bằng chữ Hán, thuộc thể văn chính luận, nhằm thông báo chính sách, một sự kiện trọng đại liên quan đến quốc gia dân tộc, công báo trước công chúng thiên hạ. bố cục được sắp xếp chặt chẽ, mạch lạc, viết theo lối biền ngẫu, vận dụng thể tứ lục cùng hệ thống hình tượng sinh động. Bài cáo có sự kết hợp hài hòa, hiệu quả giữa yếu tố chính luận sắc bén với yếu tố văn chương truyền cảm, kết hợp giữa lí luận chặt chẽ và hình tượng nghệ thuật sinh động. Tất cả đã tạo nên sự thành công cho tác phẩm.


    Hướng dẫn soạn bài

    Câu 1 (trang 63 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

    Như vậy có thể thấy tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố chính luận và cảm hứng trữ tình sâu sắc, kết cấu rõ ràng, rành mạch, lập luận chặt chẽ, lý luận sắc bén. Hơn nữa là các bằng chứng xác thực, từ như hình ảnh chọn lọc đắt giá. Bình Ngô Đại Cáo được mệnh danh là " áng thiên cổ hùng văn" , là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc. Tác phẩm phơi bày cho mọi người thấy được bộ mặt xấu xa, lật lọng, những tội ác không thể dung tha của bọn quân xâm lược, khơi dậy lên trong nhân dân tinh thần yêu nước, đoàn kết chống giặc ngoại xâm.


    Câu 2 (trang 63 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

    Bài văn tham khảo

    Ai trong chúng ta cũng đều có quê hương cả. Em cũng vậy. Quê em mang tên Bà Vì. Nằm cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 60 km về phía tây Bắc, Ba Vì là vùng đất địa linh, nhân kiệt, một vùng đất tối cổ, có truyền thống văn hoá lâu đời, độc đáo, đặc trưng bởi 3 dân tộc Kinh - Mường - Dao với những phong tục, tập quán, nét văn hoá riêng biệt. Nhắc tới Ba Vì có lẽ ấn tượng đầu tiên của du khách sẽ là về một nền văn hoá dân gian vật thể và phi vật thể độc đáo. Huyền thoại Sơn Tinh - Thủy Tinh, bản anh hùng ca hùng tráng nhất về sức mạnh Việt Nam trong thời kỳ dựng nước. Đó là truyền thuyết về vị thần được ngưỡng kính trong tâm thức ngàn đời người dân đất Việt - Đệ Nhất Phúc Thần Tản Viên, hay còn gọi là Nam Thiên Thần Tổ, vị Thần đứng đầu trong Tứ Bất Tử. Với bề dày lịch sử, Ba Vì là nơi có nhiều di tích lịch sử - văn hoá có giá trị đặc biệt như: Cụm di tích: Đền Thượng - Đền Trung - Đền Hạ thờ Tam vị Tản Viên Sơn Thánh; Đình Tây Đằng, Đình Chu Quyến là 2 di tích được xếp hạng đặc biệt quan trọng cấp quốc gia, Đình Thụy Phiêu được các nhà khoa học đánh giá là một trong những ngôi đình cổ nhất Việt Nam có niên đại tuyệt đối 1531- thời Nhà Mạc; Đền thờ Bác Hồ, Khu di tích lịch sử K9 ( nơi lưu giữ những kỷ vật liên quan đến Bác Hồ khi Người ở đây) cùng hàng trăm di tích lịch sử - văn hoá có giá trị khác. Không chỉ vậy, Ba Vì còn có những đặc sản như bánh sữa, sữa tươi, chè, sữa chua nếp cẩm,.... Càng yêu quê hương em càng yêu cái bình dị mà tha thiết biết bao của Ba Vì. Nơi đây mãi mãi em sẽ chảng bao giờ quên.

    Hình minh họa
    Hình minh họa
  5. Phần I

    ĐOẠN VĂN THUYẾT MINH

    1.

    a. Đoạn văn được hiểu là sự phân đoạn mang tính chất hình thức. Mỗi chỗ xuống dòng sẽ cho ta một đoạn văn. Muốn có đoạn văn ta phải chấm xuống dòng. Đoạn văn mang tính hoàn chỉnh cả về nội dung và hình thức.

    b. Một đoạn văn cần đảm bảo các yêu cầu sau:

    - Tập trung làm rõ một ý chung, một chủ đề chung thống nhất và duy nhất.

    - Liên kết chặt chẽ với các đoạn văn đứng trước và sau nó.

    - Diễn đạt chính xác và trong sáng.

    - Gợi cảm và hấp dẫn.

    2.

    - Điểm giống: cùng trình bày sự kiện miêu tả một sự vật hiện tượng và người viết phải quan sát cẩn thận.

    - Điểm khác: tự sự có sự việc, diễn biến còn thuyết minh có tri thức trìn bày một cách khách quan, giúp con người hiểu biết được đặc trưng, tính chất của sự vật, hiện tượng và biết sử dụng chúng vào mục đích có lợi cho con người.

    3. Các ý được sắp xếp theo trình tự thời gian, không gian, nhận thức, phản bác - chứng minh làm tăng tính hấp dẫn, lôi cuốn cho đoạn văn.


    Phần II

    VIẾT ĐOẠN VĂN THUYẾT MINH

    1.

    a. Về một nhà khoa học:

    - Giới thiệu khái quát tên tuổi, quê quán, lĩnh vực chuyên ngành nghiên cứu.

    - Quá trình đến với khoa học dễ dàng hay đầy gian nan thử thách.

    - Những đóng góp của nhà khoa học đó cho nền khoa học.

    - Giới thiệu vài nét về cuộc sống đời tư.

    b. Về một tác phẩm văn học

    - Tác giả, hoàn cảnh ra đời tác phẩm, thể loại.

    - Nội dung tư tưởng.

    - Đặc sắc nghệ thuật.

    - Đánh giá, tổng kết về giá trị, tầm ảnh hưởng của tác phẩm.

    2. Lựa chọn ý “Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” :

    “Trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, nét đặc sắc nghệ thuật tiêu biểu nhất phải kể đến là yếu tố kì ảo. Ngô Tử Văn vốn là người trần mắt thịt mà có thể chiến thắng hồn ma của tên giặc, xuống một thế giới ngoài trần gian. Nguyễn Dữ đã sử dụng yếu tố kì ảo xen kẽ yếu tố hiện thực làm tăng thêm sắc màu huyễn hoặc và sức hấp dẫn ma lực của thể truyền kì, đồng thời còn thể hiện được vị trí của con người trong vũ trụ và đời sống tâm linh người Việt xưa, thế giới cõi âm là sự phản chiếu đời thực.”


    Luyện tập

    Câu 1 (trang 63 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

    Đây là đoạn nối tiếp đoạn văn ở trên, đoạn này đánh giá, tổng kết giá trị và ảnh hưởng của tác phẩm :

    “Như vậy, có thể thấy Chuyện chức phán sự đền Tản Viên vừa đề cao tinh thần khảng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác trừ hại cho dân của Ngô Tử Văn, một người trí thức Việt, vừa thể hiện niềm tin công lí của nhân dân - chính nghĩa nhất định sẽ chiến thắng gian tà. Đồng thời tác phẩm còn mang nét nghệ thuật đặc trưng của lối truyền kì là yếu tố kì ảo.”


    Câu 2 (trang 63 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

    Dàn bài thuyết minh về tác giả Nguyễn Trãi.

    Mở bài

    – Nguyễn Trãi người anh hùng của dân tộc được cả thế giới biết đến.

    – Một nhà quân sự nổi tiếng có công sáng lập ra nhà Hậu Lê và cũng là nhà thơ lớn.

    Thân bài

    1. Cuộc đời và sự nghiệp

    – Nguyễn Trãi (1380-1442), hiệu Ức Trai, quê gốc ở Hải Dương.

    – Nguyễn Trãi là con của gia đình có truyền thống yêu nước, văn học.

    – Vào năm 1400, Nguyễn Trãi đỗ Thái học sinh, cả cha và con đều làm quan.

    – Năm 1407, nhà Hồ khởi nghĩa thất bại, giặc Minh chiếm nước ta, cha ông là Nguyễn Phi Khanh bị bắt sang Trung Quốc, còn ông Nguyễn Trãi tham gia nghĩa quân Lam Sơn kháng chiến chống giặc.

    – Vào những năm 1428, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giành thắng lợi trước quân Minh, đó cũng là thời gian mà ông viết “Bình Ngô đại cáo”.

    – Chỉ sau thời gian ngắn, triều đình lục đục, gian lận lộng hành, ông xin về ở ẩn.

    – Vua mời ông ra phụ giúp việc nước nhưng vào năm 1442 ông dính vào vụ án Lệ chi Viên nổi tiếng, gia đình 3 đời bị xử trảm.

    – Vụ án Lệ Chi Viên vụ án oan trong lịch sử và được vua Lê Thánh Tông minh oan vào năm 1464.

    – Nguyễn Trãi được minh oan và trong sạch để lại tiếng thơm muôn đời.

    – Nguyễn Trãi chính thức trở thành danh nhân văn hóa thế giới vào năm 1980.

    2. Đóng góp vào văn học

    – Không chỉ là nhà quân sự, Nguyễn Trãi có rất nhiều những đóng góp quan trọng vào văn học đương thời và có giá trị đến hiện nay.

    – Nguyễn Trãi nhiều tác phẩm nổi tiếng văn chính luận, thơ trữ tình. Các tác phẩm của ông được viết bằng chữ Nôm và chữ Hán.

    – Ông là nhà thơ xuất sắc với các tập thơ: “Ức Trai thi tập”, “Quốc âm thi tập”.

    – Ông là nhà chính luận nổi tiếng: “Quân trung từ mệnh tập”, “Bình Ngô đại cáo”, các thể loại chiếu…

    – Các tác phẩm của ông đều thể hiện lòng yêu nước, thương dân, lý tưởng nhân nghĩa. Thơ trữ tình của ông chân thực, giản dị và gần gũi với thực tế.

    Kết bài

    – Nguyễn Trãi xứng đáng là người hùng dân tộc, nhà thơ, nhà văn hóa lớn của thời đại.

    – Cuộc đời của ông để lại nhiều đau thương, bị thảm nhưng tiếng thơm muôn đời và sự kính phục của thế hệ sau.


    Hình minh họa
    Hình minh họa




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy