Top 6 Bài soạn "Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm" hay nhất
Trong một văn bản tự sự không chỉ có thuật lại các sự việc, nhân vật mà còn có miêu tả các sự việc, nhân vật đó, đồng thời bộc lộ cảm xúc của người nói. Trong ... xem thêm...chương trình lớp 6 và lớp 7, học sinh đã được học các phương thức tự sự, miêu tả và biểu cảm. Còn cách kết hợp hai phương thức miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự thuộc chương trình lớp 8. Bài "Luyện tập viết văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm", giúp người học biết cách kết hợp các yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm trong văn bản tự sự, thực hành viết đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm. Mời các bạn tham khảo một số bài soạn "Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm" đã được Toplist tổng hợp trong bài viết sau đây.
-
Bài soạn "Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm" số 1
I- Từ sự việc và nhân vật đến đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm
Đề số 1: chẳng may đánh vỡ một lọ hoa đẹp
Xây dựng đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm:
- B1: Sự việc chính do sơ ý làm vỡ lọ hoa.
- B2: Lựa chọn ngôi kể: ngôi thứ nhất
- B3: Xác định thứ tự kể:
+ Lọ hoa bị đánh vỡ trong trường hợp nào (thời gian, địa điểm)
+ Lọ hoa vỡ như thế nào
+ Mảnh vỡ được dọn ra sao
- B4: Xác định các yếu tố miêu tả và biểu cảm dùng trong đoạn văn tự sự sẽ viết
+ Hình dáng lọ hoa chưa vỡ
+ Hình dáng lọ hoa khi đã vỡ
+ Ý nghĩ sau khi làm vỡ lọ hoa
- B5: Viết thành đoạn văn theo những gợi ý ở trên
Đề số 2: Em giúp một bà cụ qua đường vào lúc đông người và nhiều xe cộ đi lại
- B1: Lựa chọn sự việc chính- giúp bà cụ qua đường lúc xe đông
- B2: lựa chọn ngôi kể- ngôi thứ nhất (có thể ngôi thứ 3)
- B3: Xác định thứ tự kể ( trình tự sự việc)
+ Hoàn cảnh gặp bà cụ muốn qua đường (địa điểm, thời gian)
+ Quá trình, hành động giúp bà cụ qua đường
+ Tâm trạng của bà cụ và bản thân em sau khi bà cụ qua đường
B4: Xác định các yếu tố miêu tả và biểu cảm dùng trong đoạn văn tự sự
+ Dáng đi, nét mặt của bà cụ
+ Bối cảnh xung quanh đông người và nhiều xe qua đường
+ Cảm nghĩ khi làm được việc có ý nghĩa
B5: Viết bài theo những dàn ý đã lập
Đề số 3: Em nhận được một món quà bất ngờ nhân ngày sinh nhật hay ngày lễ, tết.
- Bữa tiệc sinh nhật diễn ra với rất nhiều người, bố mẹ, ông bà, bạn bè,…
- Cả căn phòng được trang trí rất đẹp mắt, ấm cúng (miêu tả).
- Mọi người tặng em những món quà rất đẹp, em thấy vui mừng và biết ơn mọi người rất nhiều (miêu tả, biểu cảm).
- Những cây nến được thắp lên, em nhắm mắt lại và ước trong tiếng hát chúc mừng.
- Khi em mở mắt ra, trước mặt em là anh trai em, anh trai đi học xa nhà nhưng đã bí mật về để chúc mừng sinh nhật em.
- Em xúc động, reo lên sung sướng (biểu cảm) và chạy đến ôm chầm lấy anh.
Luyện tập
Bài 1 (trang 84 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)
Đóng vai ông giáo và viết một đoạn văn kể lại giây phút lão Hạc sang báo tin bán chó với vẻ mặt và tâm trạng đau khổ.
- Lão Hạc hàng ngày vẫn sang tỉ tê với tôi chuyện bán con Vàng, tôi biết lão yêu con Vàng như yêu chính đứa con, đứa cháu ruột của mình, chẳng đời nào lão chịu bán đâu. Thế mà sáng nay, lão vừa sang nhà tôi đã vội vàng báo ngay " Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!" Lão cứ cố tỏ ra vui vẻ nhưng cái mặt cười như sắp mếu của lão khiến tôi thương lão vô cùng. Đang ngồi trò chuyện tự nhiên lão mếu máo khóc như con nít. Lão Hạc cứ tự trách mình và kể lại tỉ mỉ chuyện lão bán con chó. Lão tự tưởng tượng ra con Vàng trách lão tệ bạc, rồi cứ thế lão dằn vặt vì "đánh lừa một con chó".Tôi dù có an ủi thì lão vẫn cảm thấy chua xót và đau đớn khi bán cậu Vàng mà lão yêu quý.
Bài 2 (trang 84 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)
- Đoạn văn của Nam Cao đã kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm ở:
"Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão òa lên khóc.
… Lão hu hu khóc."
- Nhờ có sự kết hợp giữa yếu tố miêu tả và biểu cảm mà tác giả:
+ Khắc họa rõ nét một cách đặc sắc hình ảnh lão Hạc và những diễn biến tâm trạng phức tạp của nhân vật.
+ Người đọc cảm nhận rõ ràng nỗi đau, sự dằn vặt tới tột cùng cảm xúc khi phải bán "cậu Vàng"
+ Có hai lớp biểu cảm: của nhân vật "tôi" và của lão Hạc
-
Bài soạn "Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm" số 2
I. Từ sự việc và nhân vật đến đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.
Câu 1 (trang 83 sgk Ngữ văn 8 tập 1):
- Bước 1: Chọn sự việc chính
Em giúp một bà cụ qua đường vào lúc đông người và nhiều xe cộ đi lại
- Bước 2: Lựa chọn ngôi kể
Người kể ở ngôi thứ nhất, xưng tôi
- Bước 3: Xác định thứ tự kể
+ Em gặp bà cụ như thế nào
+ Em dắt bà cụ qua đường ra sao và hai bà cháu trò chuyện với nhau như thế nào.
+ Hai bà cháu chia tay nhau như thế nào, cảm xúc của em ra sao?
- Bước 4: Xác định các yếu tố miêu tả và biểu cảm
+ Ngoại hình của bà cụ
+ Khung cảnh đường phố đông đúc như thế nào
+ Cụ lúng túng sợ rệt như thế nào khi qua đường
+ Cảm xúc của bản thân khi giúp được bà cụ
- Bước 5: Viết thành đoạn văn
Chiều hôm ấy, một buổi chiều mùa hè với cái nắng chói chang và gay gắt, sau giờ tan học, em cắp sách vở rảo bước về nhà. Nhưng lúc gần về tới nhà, em bỗng nhìn thấy một bà cụ, mái tóc bạc trắng, da nhăn nheo đang đứng chống gậy bên đường với nét mặt căng thẳng và đầy lo lắng. Bà cụ nhìn dòng người vội vã tấp nập trở về nhà, đôi chân nhấp nhửng như muốn qua đường. Em vội đi tới, dừng lại bên cạnh bà cụ và hỏi:
- Cháu chào bà ạ. Sao bà lại đứng ở đây ạ?
Bà cụ quay đầu nhìn em bằng ánh mắt ấm áp, hiền hòa ôn tồn nói:
- Bà đang muốn qua đường nhưng xe đông quá, bà muốn qua đường mà đứng mãi từ nãy giờ không có ai qua để đi cùng cả. Bà lo quá, trời lại sắp mưa nữa rồi, thế này thì bà về nhà tối muộn mất.
Nghe những lời bà cụ nói và nhìn bà cụ lúc này, em muốn làm một việc gì đó giúp cho cụ, em vội cầm lấy bàn tay của cụ và lễ phép nói:
- Thưa bà, để cháu dắt bà qua đường ạ!
Nét mặt bà cụ lúc này rạng rỡ hẳn lên, bà nắm lấy bàn tay bé nhỏ của em. Hai bà cháu dắt nhau qua con đường dưới cái nắng gắt của mùa hạ. Lúc qua đường, hai bà cháu nắm tay nhau thật chặt và thỉnh thoảng nhìn nhau nở một nụ cười thật ấm áp. Em cảm thấy rất vui và hạnh phúc vì đã giúp được bà cụ.
Luyện tập
Câu 1 (trang 84 sgk Ngữ văn 8 tập 1):
Vừa trông thấy tôi đang ngồi bên bàn nước, lão cố tỏ ra vui vẻ. Rồi sau đó, lão tiếp ngay câu chuyện:
- Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ.
Tôi hỏi lại:
- Cụ bán rồi sao?
Nét mặt lão đượm buồn, lão nói:
- Bán rồi, họ vừa bắt xong.
À! Thì ra lão vừa bán cậu Vàng - con chó mà lão yêu quý nhất. Lão không dấu nổi cảm xúc của mình nữa, mặt lão đột nhiên co rúm lại, khuôn mặt nhăn nhúm ép cho nước mắt chảy ra. Rồi lão bật khóc nức nở. Tôi xót xa và thương lão đến vô cùng nhưng không giúp gì được cho lão.
Câu 2 (trang 84 sgk Ngữ văn 8 tập 1):
- Đoạn văn trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao kể lại giây phút trên là:
" Hôm sau lão sang nhà tôi chơi…. Lão hu hu khóc…"
- Đoạn văn của Nam cao đã kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm ở chỗ miêu tả tâm trạng xót xa, đau đớn của lão Hạc khi bán chó và tiếng khóc của lão.
- Những yếu tố miêu tả và biểu cảm ấy giúp đã khắc họa sâu sắc bộ dạng, cử chỉ và nỗi đau xót xa đến tột cùng của lão Hạc khi phải bán chó.
-
Bài soạn "Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm" số 3
1. Xây dựng đoạn văn tự sự có kết hợp với miêu tả và biểu cảm từ những sự việc và nhân vật
a) Chọn một trong các sự việc và nhân vật cho trước dưới đây để viết một đoạn văn tự sự có kết hợp với miêu tả và biểu cảm:
(1) Em trót đánh vỡ một lọ hoa rất đẹp.
(2) Em giúp đỡ một người cao tuổi qua đường vào lúc xe cộ đi lại rất đông.
(3) Trong ngày sinh nhật ( hoặc lễ, tết) em bất ngờ nhận được một món quà rất thú vị.
Gợi ý:
Xác định đối tượng kể: sự việc và nhân vật;
Lựa chọn ngôi kể: ngôi thứ nhất – “tôi” hoặc “em”;
Sắp xếp thứ tự các sự việc theo diễn biến câu chuyện;
Xác định nội dung miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn sẽ viết;
Viết thành đoạn văn.2. Trong vai ông giáo, hãy viết một đoạn văn kể lại chuyện lão Hạc sang báo tin sau khi bán chó với vẻ mặt và tâm trạng đau khổ.
Gợi ý: Ở đây không đặt ra yêu cầu phải viết giống như lời văn của Nam Cao. Bằng lời văn của mình, chú ý khắc hoạ hình ảnh và tâm trạng đau khổ của lão Hạc trong sự việc báo tin bán chó.
Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
3. Phân tích sự kết hợp giữa kể chuyện với miêu tả và biểu cảm trong đoạn trích sau:
“Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay:
– Cậu vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!
– Cụ bán rồi?
– Bán rồi! Họ vừa bắt xong.
Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà oà lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Tôi hỏi cho có chuyện:
– Thế nó cho bắt à?
Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…”
(Trích Lão Hạc, Nam Cao)
Gợi ý:
Hình ảnh lão Hạc được khắc hoạ như thế nào?
Tâm trạng đau khổ của lão sau khi bán chó được tác giả thể hiện ra sao?
Thái độ của ông giáo?
Việc kết hợp miêu tả và biểu cảm trong lời kể đạt hiệu quả nghệ thuật ra sao? -
Bài soạn "Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm" số 4
Tự sự việc và nhân vật đến đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm
a. Em đánh vỡ một lọ hoa đẹp.
Một ngày đẹp trời, em chăm chỉ quét dọn, lau nhà, bỗng đâu một âm thanh gây hoang mang phát ra ngay bên cạnh: “Choang!”. Ôi không! Không thể cứu vớt nổi, chiếc bình hoa cổ lọ đẹp đẽ đã ra đi. Đó là chiếc bình hoa yêu thích của bà nội em. Bà rất hiền từ, bà sẽ không trách mắng nặng lời với cháu. Nhưng cảm giác tội lỗi cứ hằn sâu vào suy nghĩ khiến em không thể yên lòng được.
b. Em giúp một bà cụ qua đường vào lúc đông người và nhiều xe cộ đi lại.
Chiều sụp bóng râm trên lề phố, giữa đường vẫn nắng và rất đông xe cộ. Bên lề đường đối diện, em thấy một bà cụ tóc bạc, người gầy, lưng cong, tay chống gậy cứ nhìn hết bên này đến bên kia đường. Bà đứng gần đường cho người đi bộ, nhưng nhìn dòng xe tấp nập, bà không dám đi sang. Thấy vậy, em nhanh nhẹn đi qua đường, đến bên và nắm lấy khuỷu tay bà: “Để cháu giúp bà nhé!”. Bà cười thật hiền hậu: “Cám ơn cháu bé nhé! Cháu tốt bụng quá!”. Thế là hai bà cháu đi qua đường khi đèn xanh sáng. Em vui lắm, vui vì giúp đỡ được người khác. Về nhà em còn khoe với mẹ về chiến công của mình.
c. Em nhận được một món quà bất ngờ nhân ngày sinh nhật hay ngày lễ, tết
Hôm nay em sẽ bước sang một tuổi mới với bao mơ ước và hi vọng. Buổi tối thật tuyệt vời. Các bạn đến chúc mừng sinh nhật, cùng ăn bánh gato, hát mừng sinh nhật em, và còn tặng rất nhiều quà mà em thích nữa. Nhưng sinh nhật năm nay đặc biệt vì món quà đặc biệt của một người đặc biệt. Đó là bố em. Đã 3 năm qua em không được gặp bố. Bố đi làm việc xa, sang tận Nhật Bản, vì thế cơ hội được gặp bố thật khó biết bao. Trong ánh đèn mập mờ của buổi tối, hình dáng bố dần hiện ra một rõ nét hơn, dáng người to lớn ấy. Mừng đến phát khóc, em chạy đến ôm chầm lấy bố. Bố bế thốc em lên “Con gái bé nhỏ của bố”. Thật sự là một món quà bất ngờ. Bố chính là món quà em mong chờ suốt bao năm qua.
Luyện tập
Câu 1 (trang 84 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Đóng vai ông giáo kể lại giây phút lão Hạc sang báo tin bán chó với vẻ mặt và tâm trạng đau khổ:
Trông thấy tôi, lão làm bộ vui vẻ. Nhưng rồi lão nói ngay câu chuyện:
- Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!
Hóa ra lão đã bán con chó mà lão vẫn luôn yêu quý ấy. Lão không nén nổi xúc động, khuôn mặt nhăn nhúm ép hai dòng nước mắt chảy ra. Rồi lão bật khóc nức nở. Tôi xót xa mà không giúp được lão.
Câu 2 (trang 84 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): So sánh đoạn văn của Nam Cao với đoạn văn mình viết:
- Đoạn văn Nam Cao kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm ở phần tả tâm trạng qua khuôn mặt và tiếng khóc của lão Hạc.
- Việc kết hợp miêu tả và biểu cảm trong lời kể làm cho hình ảnh lão Hạc đầy đau đớn khi phải bán đi “cậu Vàng” yêu quý.
-
Bài soạn "Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm" số 5
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG
1. Yếu tố nòng cốt của văn tự sự là sự việc và nhân vật. Muốn viết đoạn văn tự sự có kết hợp miêu tả và biểu cảm trước hết phải xác định được sự việc và nhân vật chính của bài văn tự sự.
2. Thông thường, các yếu tố miêu tả và biểu cảm kết hợp, đan xen và hoà quyện tạo nên tính sinh động của một văn bản, đoạn văn tự sự.
II. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI
Để viết một đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm, cần thực hiện một quy trình 5 bước (áp dụng vào các dữ kiện cho trong SGK):
1. Lựa chọn sự việc chính
(a): do sơ ý, làm vỡ lọ hoa
(b): giúp bà cụ qua đường lúc đông người và nhiều xe cộ qua lại(c): nhận được món quà
2. Lựa chọn ngôi kể- ngôi thứ nhất - (có thể) ngôi thứ ba
3. Xác định thứ tự kể(a)- lọ hoa bị đánh vỡ trong trường hợp nào
- lọ hoa khi vỡ như thế nào
- mảnh vụn lọ hoa được dọn ra sao
(b) - hoàn cảnh gặp bà cụ muốn qua đường
- quá trình giúp bà cụ qua đường
- tâm trạng của bà cụ, của người giúp bà cụ sau khi qua đường(c)- hoàn cảnh nhận được quà
- món quà được chuyển đến như thế nào
- món quà ấy có ý nghĩa gì với người được nhận
4. Xác định các yếu tố miêu tả và biểu cảm dùng trong đoạn văn tự sự sẽ viết(a) - hình dáng lọ hoa khi chưa vỡ
- hình dáng lọ hoa khi đã bị vỡ
- ý nghĩ sau khi làm vỡ lọ hoa
(b)- dáng đi, nét mặt của bà cụ
- bối cảnh xung quanh: đông người, nhiều xe qua đường
- cảm nghĩ khi làm được một việc có ý nghĩa(c)- món quà ấy như thế nào
- cảm nghĩ khi nhận được quà
5. Viết thành đoạn văn kể chuyện, kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm sao cho hợp lí: theo gợi ý ở trên
III. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP1. Với sự việc và nhân vật: “Sau khi bán chó, lão Hạc sang báo để ông giáo biết” và yêu cầu “Trong vai ông giáo, viết một đoạn văn kể lại giây phút lão Hạc sang báo tin bán chó với vẻ mặt và tâm trạng đau khổ”, cần chú ý:
- Sự việc chính: lão Hạc sang báo tin cho ông giáo biết rằng mình đã bán cậu Vàng.
- Nhân vật: lão Hạc (cần phải nhớ lại đặc điểm về tính cách của lão - đặc biệt là tình cám gắn bó, thân thiết của lão với con chó để diễn tả tâm trạng của lão sau khi bán chó).
Cụ thể: miêu tả diễn biến tâm trạng thể hiện qua gương mặt, giọng nói, điệu bộ,... của lão Hạc, đồng thời nêu cảm nghĩ của mình (vai ông giáo) trong tình huống ấy.
2. Đoạn văn trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao kể về sự việc trên:
Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi chơi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay:
- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ !
- Cụ bán rồi?
- Bán rồi. Họ vừa bắt xong.
[Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão oà lên khóc. Bảy giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Tôi hỏi cho có chuyện:
-Thế nó cho bắt à?
Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...]
- Đoạn văn đặt trong ngoặc vuông [ ] cho thấy rõ nhất sự kết hợp giữa kể, tả và biểu cảm.
- Nhờ những yếu tố miêu tả và biểu cảm, Nam Cao đã khắc hoạ được một cách đặc sắc hình ảnh lão Hạc trong những diễn biến của trạng thái cảm xúc đau đớn đến tột độ khi lão phải bán đi “cậu Vàng” yêu quý. Trong lời kể, xuất hiện hai lớp biểu cảm: của lão Hạc và của người kể chuyện xưng “tôi”.
-
Bài soạn "Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm" số 6
I. Những nội dung cơ bản cần nắm vững.
– Trong một văn băn tự sự bao giờ cũng có sự kết hợp, đan xen giữa cúc yếu tố miêu tả và biểu cảm, có tác dụng làm cho văn bản tự sự sinh động và sâu sắc hơn.
– Trong quá trình tạo lập văn bản cần biết vận dụng một cách có hiệu quả các yếu tố biểu cảm và miêu tả đẻ tạo ra cá giá trị biểu dạt và cảm xúc cho bài viết.
II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi và bài tập khó trong SGK.
Phần I. Từ sự việc, nhân vật đến đoạn văn tự sự có yêu tố miêu tả, biểu cảm:
Căn cứ trên các bước xây dựng đoạn văn tự sự, học sinh có thể chọn 1 trong 3 sự việc và nhân vật để xây dựng đoạn.
Thí dụ, sau khi đã lựa chọn sự việc và nhân vật là tình huống b: em giúp bà cụ qua đường vào lúc xe cộ đông đảo, nhiều người qua lại, học sinh phải xúc định thứ tự kể (sự việc em giúp bà cụ qua đường vào thời gian nào, không gian xung quanh ra sao, trình tự diễn biến của sự việc đó như thế nào). Sau đó phải xác định được mình sẽ thể hiện trong đoạn các yếu tố miêu tả và biểu cảm gì (cảnh đường xá lúc đó ra sao, bà cụ có hình dáng bên ngoài như thế nào, tình cảm của em khi thấy cụ chuẩn bị qua đường ra sao, em dẫn cụ qua đường với tâm trạng như thế nào, thái độ của bà cụ khi được em giúp đỡ, cảm nghĩ của em khi giúp được bà cụ qua đường…).
Phần II. Luyện tập
1. Bài tập 1:
Đóng vai Nam Cao kể lại giây phút lão Hạc sang báo tin Lão bán con chó với vẻ mặt và tâm trụng đau khổ:
Lão Hạc chạy sang nhà tôi báo tin là lão vừa bán cậu Vàng. Dù lão đã cố làm ra vui vẻ nhưng vẫn không giấu nỗi sự đớn đau và niềm ân hận của lão sau khi đã trót lỡ bán chó. nhất lù đôi mắt già nua, bạc phếch của lão đầy nưóc mắt. Thấy lão đau khổ quá, tôi rất ái ngại và muốn ôm chầm lấy lão để an ủi. Khi tôi hỏi lão “Thế nó cùng cho người ta bắt à?” thì mạt lão đột nhiên co rúm lại, cái miệng nhăn nheo vù móm mém vì rụng hết rụng của lão mếu máo, mắt lão lại giàn giụa nước. Lão khóc hu hu và kể lại tường tận sự việc cho tôi nghe. Tôi không biết nói gì, chỉ nhẹ nhàng an ui lão rằng lão không có tội, lão không càn phải ân hận như thế. Lão có đỡ khóc hơn nhưng hình như lão đang cố nén nỗi buồn lại trong lòng. Lão cười gượng gạo, hai bờ vai gầy rung rung theo tiếng cười. Tôi thương lão quá. Thật là tội nghiệp cho lão.
2. Bài tập 2:
Trong đoạn văn kể lại phút giây lão Hạc sang báo tin bán chó, nhà văn Nam Cao đã lồng vào đó các yếu tố miêu tả và biểu cảm rất đậm nét. Đó là việc ông tập trung tả lại chân dung đau khổ của lão Hạc với những chi tiết rất độc đáo: nụ cười như mếu, mắt lão ầng ậc nước, mặt lão đột nhiên co rúm lại, những vết nhăn xô lại, cái đầu lão nghẹo về một bên, cái miệng móm mém mếu như con nít, Lão hu hu khóc.
Chính các yếu tố miêu tả và biểu cảm đó đã khắc sâu vào lòng người đọc một lão Hạc khốn khổ với hình dáng bên ngoài tội nghiệp, đặc biệt là thể hiện được rất sinh động sự đau dân quằn quại về tinh thần của một người trong giây phút ân hận, xót xa: già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó”.
* Văn bản có kết hợp miêu tả và biểu cảm tham khảo:
Gõ đầu roi xuống đất, cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ:
– Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau!
Hoảng quá, anh Dậu vội để bát cháo xuống phản và lăn đùng ra đó, không nói được câu gì. Người nhà lí trưởng cười một cách mỉa mai:
– Anh ta lại sắp phải gió như đêm qua đấy!
Rồi hắn chỉ luôn vào mặt chị Dậu:
– Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không? Đấy! Chị hãy nói với ông cai, để ông ấy ra đình kêu với quan cho! Chứ ông lí tôi thì không có quyền dám cho chị khất một giờ nào nữa!
Chị Dậu run run:
– Nhà cháu đã túng lại phải đóng cả suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bễ tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khất…
Cai lệ không để cho chị được nói hết câu, trợn ngược hai mắt, hắn quát:
– Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin khất!
Chị Dậu vẫn thiết tha:
– Khốn nạn! Nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi. Xin ông trông lại!
Cai lệ vẫn giọng hầm hè:– Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ, thì ông sẽ dỡ cả nhà mày đi, chửi mắng thôi à!
Rồi hắn quay ra bảo anh người nhà lí trưởng:
– Không hơi đâu mà nói với nó, trói cổ thằng chồng nó lại, điệu ra đình kia!
Người nhà lí trưởng hình như không dám hành hạ một người ốm nặng, sợ hoặc xảy ra sự gì, hắn cứ lóng ngóng ngơ ngác, muốn nói mà không dám nói. Đùng đùng, cai lệ giật phắt cái thừng trong tay anh này và chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu.
Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn:
– Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!
(Tức nước vỡ bờ)