Top 6 Bài soạn "Luyện nói: Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm" hay nhất

Bình An 10269 0 Báo lỗi

Trong chương trình Ngữ văn lớp 6, 7, học sinh đã được làm quen với rất nhiều những bài luyện nói. Phần tập làm văn cũng đã giúp các em biết làm một bài văn kể ... xem thêm...

  1. I. Chuẩn bị ở nhà

    a. Ôn lại những kiến thức và kĩ năng về ngôi kể

    Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng để kể chuyện. Ngôi kể thường được thể hiện ra bằng nhân xưng trong lời kể.

    - Ngôi thứ nhất - xưng "tôi" (Tôi đi học, Trong lòng mẹ,…) ;

    - Ngôi thứ ba - dấu mình đi, không trực tiếp lộ diện nhưng thực ra đã có mặt ở khắp nơi để chứng kiến và kể lại chuyện, kể như nhân vật tự kể, kể như "người ta kể" (Tức nước vỡ bờ, Chiếc lá cuối cùng,…). Ngôi kể thứ ba cho phép người kể tự do hơn trong việc chứng kiến, biết và kể lại mọi chuyện.

    Ngôi kể thứ nhất (tôi) không thể tự do như ngôi kể thứ ba, người kể dưới hình thức nhân xưng "tôi" chỉ kể những gì "tôi" biết, "tôi" chứng kiến.


    b. Chuẩn bị ở nhà

    Câu 1: Kể lại đoạn trích sau theo lời kể của chị Dậu - ngôi kể thứ nhất:

    Thay đổi nhân xưng trong lời dẫn, lời thoại có thể giữ nguyên; thay đổi nhân xưng đối với anh Dậu (có thể thay bằng "nhà tôi", ví dụ: Cai lệ tát vào mặt tôi một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh nhà tôi."); thay đổi một số từ ngữ trong lời dẫn thoại, ví dụ: "Tức quá, không thể chịu được, tôi liều mạng cự lại:". Thay đổi chi tiết miêu tả, biểu cảm, ví dụ:

    "Tên người nhà lí trưởng sấn sổ bước đến giơ gậy chực đánh tôi. Nhanh tay, tôi nắm ngay được gậy của hắn. Tôi giằng co, du đẩy với hắn, rồi buông gậy ra, áp vào vật nhau với hắn. Hai đứa con tôi kêu khóc om sòm. Cuối cùng, hắn bị tôi túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm."

    Câu 2: Kể lại câu chuyện trên trước lớp theo sự chuẩn bị ở nhà

    - Chú ý điều chỉnh giọng nói cho phù hợp với ngôi kể, nhất là lời thoại;

    - Nhấn mạnh các yếu tố miêu tả và biểu cảm theo ngôi thứ nhất.


    II. Luyện nói trên lớp

    Tên cai lệ không thương tình hoàn cảnh éo le của gia đình tôi mà cứ sấn sổ tới đòi đánh trói chồng tôi. Lúc này, thương chồng, tôi vội vã đặt đứa con xuống phản rồi chạy tới van xin mong cai lệ thương tình nhưng vừa van xin thì hắn ra bộ hách dịch, vừa nói vừa quát rồi thẳng tay bịch luôn vào ngực tôi mấy cái thật đau. Tôi vẫn cam chịu nhưng hắn tiến lại đòi bắt chồng tôi. Lúc này nỗi uất hận dâng lên, không chịu được sự nhẫn tâm của tên lòng lang dạ thú đó tôi chẳng nghĩ đến phận mình, tôi kháng cự lại: “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ”. Ngay lúc đó tên cai lệ nhảy lên tát vào mặt tôi rồi lại xăm xăm tới chỗ chồng tôi. Không còn kìm nén được cơn thịnh nộ, tôi nghiến hai hàm răng lại “ Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!”, tôi túm lấy cổ hắn ấn dúi ra cửa. Hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, thế mà miệng vẫn thét trói vợ chồng tôi.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Bài soạn mẫu

  2. Trả lời câu 1 (trang 109 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Ôn tập về ngôi kể

    - Em đã được đọc những văn bản nào có cách kể theo ngôi thứ nhất, văn bản nào có cách kể theo ngôi thứ ba?

    - Em đã gặp trong văn bản nào sự thay đổi ngôi kể? Tại sao lại phải thay đổi ngôi kể?

    Lời giải chi tiết:

    - Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng để kể chuyện.

    - Ngôi kể thường được thể hiện ra bằng nhân xưng trong lời kể. Có khi người kể kể theo ngôi thứ nhất – xưng “tôi” (Tôi đi học, Trong lòng mẹ,…) ; có khi kể theo ngôi thứ ba – dấu mình đi, không trực tiếp lộ diện nhưng thực ra đã có mặt ở khắp nơi để chứng kiến và kể lại chuyện, kể như nhân vật tự kể, kể như “người ta kể” (Tức nước vỡ bờ, Chiếc lá cuối cùng,…). Ngôi kể thứ ba cho phép người kể tự do hơn trong việc chứng kiến, biết và kể lại mọi chuyện. Ngôi kể thứ nhất (tôi) không thể tự do như ngôi kể thứ ba, người kể dưới hình thức nhân xưng “tôi” chỉ kể những gì “tôi” biết, “tôi” chứng kiến. Tuỳ theo từng trường hợp với dụng ý khác nhau, người ta có thể thay đổi ngôi kể để tạo ra màu sắc cá thể hoá, linh hoạt trong lời kể, điểm nhìn,…


    Trả lời câu 2 (trang 110 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Chuẩn bị luyện nói

    Đọc đoạn trích sau và kể lại theo lời của chị Dậu (ngôi thứ nhất)

    “Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn:

    - Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!

    - Tha này! Tha này!

    Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.

    Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại:

    - Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!

    Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu.

    Chị Dậu nghiến hai hàm răng:

    - Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!

    Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.

    Người nhà lí trưởng sấn sổ bước đến giơ gậy chực đánh chị Dậu. Nhanh như cắt, chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn. Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau. Hai đứa trẻ con kêu khóc om sòm. Kết cục anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.”

    (Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

    Lời giải chi tiết:

    - Thay đổi nhân xưng trong lời dẫn, lời thoại có thể giữ nguyên; thay đổi nhân xưng đối với anh Dậu (có thể thay bằng “nhà tôi”, ví dụ: Cai lệ tát vào mặt tôi một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh nhà tôi.”); thay đổi một số từ ngữ trong lời dẫn thoại, ví dụ: “Tức quá, không thể chịu được, tôi liều mạng cự lại:”. Thay đổi chi tiết miêu tả, biểu cảm, ví dụ:

    “Tên người nhà lí trưởng sấn sổ bước đến giơ gậy chực đánh tôi. Nhanh tay, tôi nắm ngay được gậy của hắn. Tôi giằng co, du đẩy với hắn, rồi buông gậy ra, áp vào vật nhau với hắn. Hai đứa con tôi kêu khóc om sòm. Cuối cùng, hắn bị tôi túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.”

    - Viết ra thành văn bản toàn bộ lời kể, tập kể nhiều lần ở nhà.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Bài soạn mẫu
  3. I - Chuẩn bị ở nhà
    1. Ôn tập về ngôi kể

    Hãy xem và ôn lại các nội dung nói về ngôi kể trong văn tự sự (kể chuyện) ở Ngữ Văn 6, tập một bằng cách trả lời các câu hỏi sau :
    Câu a phần I trang 109 - SGK Ngữ văn 8, tập 1 :
    Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng để kể chuyện. Ngôi kể thường được thể hiện ra bằng nhân xưng trong lời kể.
    Kể theo ngôi thứ nhất là người kể xưng tôi trong câu chuyện. Kể theo ngô này, người kể có thể trực tiếp kể ra những gì mình nghe, mình thấy, mình trải qua, có thể trực tiếp nói ra những suy nghĩ, tình cảm của chính mình, ... kể như là người trong cuộc làm tăng tính chân thực, tính thuyết phục "như là có thật" của câu chuyện. Kể theo ngôi thứ ba là người kể gọi tên các nhân vật bằng tên gọi của chúng. Cách kể này giúp người kể có thể kể một cách linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật...
    Ngôi kể thứ nhất (tôi) không thể tự do như ngôi kể thứ ba, người kể dưới hình thức nhân xưng "tôi" chỉ kể những gì "tôi" biết, "tôi" chứng kiến.
    Câu b phần I trang 109 - SGK Ngữ văn 8, tập 1 : Một vài ví dụ :
    - Kể theo ngôi thứ nhất : Trong lòng mẹ, Tôi đi học, Lão Hạc, ..
    - Kể theo ngôi thứ ba : Tức nước vỡ bờ, Cô bé bán diêm, ...
    Câu c phần I trang 109 - SGK Ngữ văn 8, tập 1 :
    Tùy vào mỗi cốt truyện cụ thể, ở những tình huống cụ thể mà người viết lựa chọn ngôi kể cho phù hợp. Cũng có khi trong một truyện, người viết dùng các ngôi kể khác nhau (thay đổi ngôi kể) để soi chiếu sự việc, nhân vật bằng các điểm nhìn khác nhau, tăng tính sinh động, phong phú khi miêu tả sự vật, sự việc và con người...


    2. Chuẩn bị luyện nói (trang 110 - SGK - Ngữ Văn 8, tập 1)
    Đọc đoạn trích sau và kể lại theo lời của chị Dậu (ngôi thứ nhất).Thay đổi nhân xưng trong lời dẫn, lời thoại có thể giữ nguyên; thay đổi nhân xưng đối với anh Dậu (có thể thay bằng “nhà tôi”, ví dụ : “Cai lệ tát vào mặt tôi một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh nhà tôi”) ; thay đổi một số từ ngữ trong lời dẫn thoại, ví dụ : “Tức quá, không thể chịu được, tôi liều mạng cự lại”. Thay đổi chi tiết miêu tả, biểu cảm, ví dụ :“Tên người nhà lí trưởng sấn sổ bước đến giơ gậy chực đánh tôi. Nhanh tay, tôi nắm ngay được gậy của hắn. Tôi giằng co, du đẩy với hắn, rồi buông gậy ra, áp vào vật nhau với hắn. Hai đứa con tôi kêu khóc om sòm. Cuối cùng, hắn bị tôi túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm."


    II - Luyện nói trên lớp
    Kể lại câu chuyện trên theo ngôi thứ nhất cho cả lớp nghe (Trong khi kể, chú ý các yếu tố miêu tả và biểu cảm).
    Học sinh tự thực hiện kể trên lớp.

    – Chú ý điều chỉnh giọng nói cho phù hợp với ngôi kể, nhất là lời thoại;
    – Nhấn mạnh các yếu tố miêu tả và biểu cảm theo ngôi thứ nhất.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Bài soạn mẫu
  4. 1. Ôn tập vê ngôi kể

    Hãy xem và ôn lại các nội dung nói về ngôi kể trong văn tự sự (kể chuyện) ở Ngữ văn 6, tập một bằng cách trả lời các câu hỏi sau :a) Kể theo ngôi thứ nhất là kể như thế nào ? Như thế nào là kể theo ngôi thứ ba ? Nêu tác dụng của mỗi loại ngôi kể.b) Lấy ví dụ về cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba ở một vài tác phẩm hay trích đoạn văn tự sự đã học.c) Tại sao người ta phải thay đổi ngôi kể ?Trả lời:a. Kể theo ngôi thứ nhất là người kể xưng tôi để kể lại câu chuyện, và những tình cảm, cảm xúc của mình nhằm làm cho bài văn thêm chân thực, sinh động hơn.Kể theo ngôi thứ 3 là người kể giấu mình, đứng ngoài câu chuyện để kể lại nhằm làm cho bài văn có cái nhìn khách quan và linh hoạt hơn.b. ví dụ : ở ngôi thứ nhất : tác phẩm ‘tôi đi học’ở ngôi thứ 3 : tác phẩm ‘ tức nước vỡ bờ’, ‘ chiếc lá cuối cùng’c. Người kể phải thay đổi ngôi nhằm mục đích thể hiện ý đồ của tác giả trong tác phẩm, tùy thuộc vào trong các hoàn cảnh khác nhau. Nhằm mục đích giúp cho tác phẩm trở nên sinh động hấp dẫn hay tăng tính đa dạng, phong phú khi miêu tả sự vật, sự việc, con người...


    2. Chuẩn bị bài nói

    Kể lại đoạn trích sau theo lời kể của chị Dậu - ngôi kể thứ nhấtCó thể thay đổi ngôi kể nhân xưng trong lời dẫn, lời thoại có thể giữ nguyên; thay đổi nhân xưng đối với anh Dậu; thay đổi một số từ ngữ trong lời dẫn thoại.

    Bài làm tham khảo

    Lúc đó, mặt mũi tôi như người mất hồn, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ tay hắn:- Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!- Tha này, tha này!Mồm thì nói nhưng tay hắn không chịu để yên, bịch ngay mấy bịch vào ngực tôi rồi lại sấn đến để trói nhà tôi. Tôi tức quá, cơn giận dữ đã nổi lên, tôi không thê nào mà chịu được, liền liều mạng cự lại:- Chồng tôi đau ốm , ông không được phép hành hạ !Tên cai lệ tát ngay một cái đánh bốp vào mặt tôi , rồi hắn cứ nhảy vào chồng tôi. Tôi nghiến lấy hai hàm răng:- Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem !Rồi tôi túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa . Sức lẻo khô của anh chàng nghiện mà cũng không chống lại với sức đàn bà như tôi, ngã ra đất mà mồm hẵn vẫn cứ lải nhải thét trói chồng tôi là những kẻ thiếu sưu. Người nhhà lí trưởng cứ sẩn sổ bước đến dơ gậy chực đánh tôi, tôi lắm được ngay cái gậy của hắn. Hai người dằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau. Hai đứa con tôi kêu khóc om sòm. Kết cục là anh chàng" hầu cận ông lí " còn yếu hơn cả tôi, hắn đã bị tôi túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Bài soạn mẫu
  5. I. KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

    - Phải nói đúng theo nội dung quy định: kể chuyện có kết hợp với miêu tả và biểu cảm.

    - Phải nói đúng cách quy định: đúng ngôi kể, đúng lời kể của nhân vật; nói rõ ràng, lưu loát, biểu cảm,...

    Vì vây, để có thể luyện tập có kết quả việc kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm, các em cần phải nắm lại một số điểm về cách kể chuyện trong văn tự sự đã được học ở lớp 6. Dưới đây là một trong số những kiến thức đã được học.


    1. Ngôi kể trong văn tự sự

    Khi kể chuyện, người kể phải xác định ngôi kể cho mình. Ngôi kể là vị trí giao tiếp, trò chuyện, tâm sự mà người kể sử dụng khi kể chuyện. Có hai ngôi kể thường gặp:

    - Kể theo ngôi thứ ba. Đấy là khi người kể giấu mình, ẩn mình đi và kể lại câu chuyện về một ai đó, một người nào đó.

    - Kể theo ngôi thứ nhất. Đó là khi người kể xưng là “tôi” để trực tiếp kể những điều mình nghe, mình thấy, mình trải qua và trực tiếp nói ra những suy nghĩ, những cảm tưởng của mình.


    2. Một số ví dụ về ngôi kể

    a) Kể theo ngôi thứ nhất

    CÓ MỘT LẦN

    Tôi chẳng muốn kể chuyện này vì tôi thấy ngượng quá. Nhưng dù sao, tôi cũng xin kể để các bạn nghe. Mọi người đều tưởng là tôi bị đau thật, nhưng có phải là tôi bị sưng bộng răng đâu.

    Tôi nhét tờ giấy thấm vào mồm, thế là má sưng phồng lên đấy. Tôi lại nhăn nhó mặt mũi nữa: “ôi, răng đau quá!’’. Rồi tôi khẽ rên. Đấy là tôi cố tình làm thế để không bị gọi đọc bài. Cô giáo tin tôi, các bạn cũng tin. Ai cũng thương tôi và lo lắng. Còn tôi thì làm ra vẻ đau lắm. Cô giáo nói:

    - Em đi về nhà đi! Răng đau thế cơ mà!

    Nhưng tôi không muốn về nhà. Tôi lấy lưỡi đẩy đi đẩy lại cục giấy thấm trong mồm và nghĩ: “Mình đánh lừa được tất cả mọi người, tài thật! ”.

    Bỗng một cậu bạn hét ầm lên:

    - Ôi, nhìn kìa, bộng răng sưng của bạn ấy bây giờ chuyển chỗ sang má bên kia rồi.

    (Theo Tiếng Việt 2, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2000)

    b) Kể theo ngôi thứ ba

    BÔNG HỒNG KHOE KHOANG

    Một bông hồng vừa nở. Cô ta hợm mình:

    - Tớ đẹp hơn cả mặt trời.

    Nhưng rồi mặt trời lặn. Đêm xuống. Bông hồng xám lại. Không có mặt trời, mọi vật đều xám.

    (Theo Tập làm văn 7)

    NỒI XÚP RÌU

    Một bà keo kiệt kia không muốn cho ai một tí gì. Một anh lính đi trận về, đói quá, nhưng biết tính bà này, anh chỉ mượn bà cái rìu để nấu xúp. Mượn cái rìu để nấu xúp thì có mất gì nhỉ? Bà đồng ý. Anh lính rửa sạch cái rìu, bỏ vào nồi, rồi đổ nước đun sôi thật lâu. Anh nếm thử, khen là ngon, nhưng lại bảo: “Bà cho ít bột đế bỏ vào thêm thì còn ngon hơn. Tôi sẽ mời bà món xúp rất đặc biệt này’’. Bà kia cho một ít bột. Anh lính lại nếm và lại nói: “Giá có tí bơ và muối cho vào thì càng tuyệt’’. Bà kia lại cho. Cuối cùng anh lính mời bà củng ăn món xúp rìu. Món xúp ngon thật. Anh lính còn xin được cả bánh mì nữa. Bà kia vừa ăn vừa lạ lùng: không hiểu cái anh chàng này nấu xúp như thế nào mà ngon quá. Còn anh lính thì vừa ăn vừa cười thầm trong bụng.

    (Theo Phạm Hổ, trong về văn miêu tả và kể chuyện, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1991)


    II. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

    1. Chuẩn bị kể

    Để có thể kể lại cuộc xô xát giữa chị Dậu và người nhà lí trưởng các em cần phải:

    - Xác định ngôi kế

    Đoạn trích trong SGK được kể theo ngôi thứ ba, nay chuyển sang kể theo ngôi thứ nhất - Chị Dậu, vì thế các em phải chuyển tên gọi của nhân vật thành ngôi kể “tôi” và chú ý tới một số từ ngữ khác sao cho phù hợp với cách kể ở ngôi thứ nhất.

    - Lập dàn ý chuẩn bị cho việc kể

    Có thể chia đoạn trích thành ba cảnh:

    + Cảnh chị Dậu van xin người nhà lí trưởng tha cho chồng.

    + Cánh người nhà lí trưởng hống hách, ra oai với chị Dậu.

    + Cánh chị Dậu đánh trả người nhà lí trướng.

    - Dự kiến cách kể

    + Cần phải chú ý đây là cách kể ở ngôi thứ nhất nên sự việc cũng phải được nhìn nhận, đánh giá từ ngôi kể này.

    + Các yếu tố biểu cảm được thể hiện ngay trong các lời đối thoại của người kể với các nhân vật khác. Lúc này, tác giả nhập thân vào nhân vật để bộc lộ thái độ, tình cám của mình. Vì thế, khi kể cần lưu ý các đại từ nhân xưng, kiểu như: cháu - ông; tôi - ông; bà - mày. Hoặc một số động từ chứa đựng sắc thái tình cảm rõ rệt, kiểu như cách nói: cháu van ông, không được phép, bà cho mày xem,...


    2. Tiến hành kể

    Tôi xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn:

    - Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho.

    - Tha này! Tha này!

    Vừa nói hắn vừa bịch vào ngực tôi mấy bịch rồi sấn lại trói chồng tôi.

    Hình như lúc này tôi tức quá, không thể chịu được nữa, liền liều mình cự lại:

    - Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!

    Cai lệ tát mạnh vào mặt tôi rồi nhảy vào cạnh chồng tôi. Tôi nghiến hai hàm răng:

    - Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!

    Rồi tôi túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức leo khoẻo của anh chàng nghiện làm sao kịp với sức xô đẩy của tôi, thế là hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn lảm nhảm thét trói vợ chồng tôi.

    Người nhà lí trưởng thấy vậy sấn sổ bước đến giơ gậy chực đánh tôi. Nhanh như cắt, tôi nắm ngay lấy cây gậy của hắn. Tôi với hắn du dẩy nhau không ai chịu ai, rồi cuối cùng áp vào vật nhau. Hai đứa con tôi kêu khóc om sòm. Cuối cùng, anh chàng “hầu cận ông lí’’ yếu hơn tôi, bị tôi túm tóc lẳng cho một cái ngã nhào ra thềm.

    Chú ý:

    - Cần kể chậm rãi, đúng với ngôn ngữ nói.

    - Ngữ điệu của lời đối thoại vừa phải đúng thái độ, tình cảm của nhân vật, vừa phải được tách biệt rõ ràng với lời kể khác.

    - Tránh kể với giọng đều đều từ đầu đến cuối.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Bài soạn mẫu
  6. A.YÊU CẦU

    -Biết trình bày trước tập thể một cách rõ ràng, gãy gọn, sinh động về một câu chuyện có kết hợp với miêu tả và biểu cảm.

    -Ôn tập vể ngôi kể.


    B.GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI, BÀI TẬP

    1. Ôn tập vê ngôi kể

    Hãy xem và ôn lại các nội dung nói về ngôi kể trong văn tự sự (kể chuyện) ở Ngữ văn 6, tập một bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

    a)Kể theo ngôi thứ nhất là kể như thế nào? Như thế nào là kể theo ngôi thứ ba? Nêu tác dụng của mỗi loại ngôi kể.

    b)Lấy ví dụ về cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba ở một vài tác phẩm hay trích đoạn văn tự sự đã học.

    c)Tại sao người ta phải thay đổi ngôi kể?

    Gợi ý

    a)Kể theo ngôi thứ nhất: người kể trực tiếp kể ra những gì mình nghe, thấy, trải qua. Người kể theo ngôi này như là người trong cuộc, “mình kể chuyện mình”, có thể trực tiếp nói ra nhừng suy nghĩ, tình cảm của chính mình. Cách kể này làm tăng tính chân thực và sức thuyết phục của văn bản. Kể theo ngôi thứ nhất, người kể thường xưng “tôi”.

    Kể theo ngồi thứ ba: người kể tự giấu mình đi, gọi tên các nhân vật bằng tên gọi của chúng. Cách kể này giúp người kể có thể kể một cách linh hoạt, tự do hơm.

    >> Xem thêm: Bài 14 - Lặng lẽ Sa Pa (trích)

    b)Văn bản Tôi đi học, Trong lòng mẹ được kể theo ngôi thứ nhất; còn văn bản Tức nước vỡ bờ, Chiếc lá cuối cùng được kể theo ngôi thứ ba.

    c)Trong một truyện, người ta có thể thay đổi ngôi kể khi cần soi chiếu nhân vật, sự việc theo những điểm nhìn (sự quan sát) khác nhau hay tăng tính đa dạng, phong phú khi miêu tả sự vật, sự việc, con người…


    2. Chuẩn bị luyện nói

    Đọc đoạn trích sau và kể lại theo lời của chị Dậu.

    Gợi ý

    – Đoạn trích trên vốn được kể theo ngôi thứ ba (tác giả Ngô Tất Tố, giấu mình đi) khi chuyển sang ngôi kể thứ nhất tức là chị Dậu kể lại câu chuyện của mình thì lời kể, sự quan sát (điểm nhìn), cảm nghĩ đểu phải theo nhân vật chị Dậu. Do đó, một số từ ngữ cũng phải thay đổi như: “chị Dậu” thay bằng “tôi”, “anh Dậu" thay bằng “chồng tôi” hay “nhà tôi”; chuyển lời thoại thành lời kể và một số đoạn miêu tả, biểu cảm cũng phải được thay đổi cho phù hợp.

    -Chẳng hạn, chúng ta có thể thay như sau:

    Tôi sợ xám mật, vội vàng đặt con bé xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn:

    -Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!

    -Tha này! Tha này!Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực tôi mấy bịch rồi lại sấn đến để trói nhà tôi.

    Lúc ấy, hình như tức quá không thể chịu được, tôi liêu mạng cự lại:

    -Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!

    Cai lệ tát vào mặt tôi một cái đánh bốp, rồi hắn cứ hấn vào cạnh nhà tôi.

    Tôi tức quá nghiến hai hàm răng:

    -Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!

    Rồi tôi túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện như hắn chạy không kip với sức xô đẩy của tôi, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng tôi.

    Người nhà lí trưởng sấn sổ bước đến giơ gậy chực đánh tôi. Nhanh như cắt, tôi nắm ngay được gậy của hắn. Hai người giằng co nhau, đu đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau. Hai đứa con tôi kêu khóc om sòm. Kết cục hắn yếu hơn tôi, bị tôi túm tóc lẳng cho một cái, ngã nháo ra thềm.


    LUYỆN NÓI TRÊN LỚP

    Kể lại câu chuyện trên theo ngôi thứ nhất cho cả lớp nghe. (Trong khi kể, chú ý các yếu tố miêu tả và biểu cảm.)

    Gợi ý

    -Khi kể, phân biệt lời thoại và lời dẫn chuyện.

    -Kết hợp lời kể với động tác, cử chỉ, nét mặt, thái độ…

    -Bám sát văn bản được kể theo ngôi thứ nhất.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Bài soạn mẫu




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy