Top 6 Bài soạn "Thứ tự kể trong văn tự sự" lớp 6 hay nhất

Bình An 512 0 Báo lỗi

Các yếu tố quan trọng cấu thành nên một tác phẩm không thể không nói đến thứ tự kể trong văn bản, đặc biệt đối với văn tự sự. Các tác phẩm hay phải có sự đầu ... xem thêm...

  1. I. Tìm hiểu thứ tự kể trong văn tự sự

    Câu 1. Tóm tắt truyện ông lão đánh cá và con cá vàng

    Một ông lão đánh cá nghèo ra biển kéo cá. Tới lần thứ ba thì ông kéo được con cá vàng, con cá van xin ông tha mạng và hứa sẽ trả ơn.

    Ông lão về kể với vợ thì bị mụ mắng và bắt ông ra biển đòi cá vàng:

    Lần thứ nhất, mụ muốn cái máng lợn mới.

    Lần thứ hai, mụ quát to hơn và đòi một cái nhà lớn

    Lần thứ ba, mụ vợ mắng như tát nước vào mặt, bắt ông lão đi xin cho mụ làm nhất phẩm phu nhân.

    Lần thứ tư, mụ nổi trận lôi đình đòi cá cho làm nữ hoàng.

    Lần thứ năm, mụ đòi làm long vương và bắt cá hầu hạ.

    Cá vàng tức giận lấy lại tất cả những thứ đã cho, ông lão trở về thấy mụ vợ ngồi cạnh túp lều rách nát.

    - Thứ tự trong truyện kể theo trình tự thời gian tuyến tính.

    + Thứ tự này tăng tiến theo những ham muốn tham lam của mụ vợ.

    + Đây là đặc trưng chung của các truyện kể dân gian.


    Câu 2. Thứ tự trong truyện kể này được trình bày ngược: kể sự việc vừa diễn ra trên cơ sở đó nhớ lại truyện quá khứ.

    + Bắt đầu từ hậu quả xấu (bị chó căn nhưng không ai tới cứu) rồi ngược lên nguyên nhân.

    → Thứ tự này có tác dụng nhấn mạnh, gây ấn tượng cho người đọc


    II. Luyện tập

    Bài 1 (trang 98 sgk ngữ văn 6 tập 1)

    - Truyện được kể theo trình tự ngược: từ thực tại ngược về quá khứ, kể theo dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi”

    - Người kể xưng tôi (ngôi thứ nhất)

    - Yếu tố hồi tưởng trong truyện giúp truyện gây ấn tượng mạnh với người đọc về một kỉ niệm đáng nhớ giữa hai nhân vật → tình cảm thân thiết giữa “tôi” và Liên.


    Bài 2 (trang 99 sgk ngữ văn 6 tập 1)

    Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh, lý do lần đầu tiên được đi chơi xa ( kể từ thực tại rồi hồi tưởng tới quá khứ)

    Thân bài:

    - Lần đầu em được đi chơi xa với ai, thời gian nào?

    - Nơi xa ấy là ở đâu? Vùng biển, vùng núi, thành phố, làng quê?

    - Những cảnh vật nào em nhìn thấy trong chuyến đi?

    - Kỉ niệm nào ấn tượng nhất trong chuyến đi đó?

    - Điều gì khiến em ấn tượng và nhớ mãi sau chuyến đi đó?

    Kết bài: Cảm xúc sau chuyến đi xa

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  2. I. TÌM HIỂU THỨ TỰ TRONG VĂN TỰ SỰ

    Trả lời câu 1 (trang 97 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

    Em hãy tóm tắt các sự việc trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng và cho biết trong truyện các sự việc được kể theo thứ tự nào? Kể theo thứ tự đó tạo nên hiệu quả nghệ thuật gì?

    Lời giải chi tiết:

    Các sự việc trong truyện ông lão đánh cá và con cá vàng:

    - Ông lão ra biển đánh cá

    - Ông lão bắt được cá vàng và thả cá vàng, nhận lời hứa của cá vàng.

    - Năm lần ông lão ra biển gặp cá vàng và kết quả mỗi lần.

    + Lần thứ nhất, mụ muốn cái máng lợn mới.

    + Lần thứ hai, mụ quát to hơn và đòi một cái nhà lớn

    + Lần thứ ba, mụ vợ mắng như tát nước vào mặt, bắt ông lão đi xin cho mụ làm nhất phẩm phu nhân.

    + Lần thứ tư, mụ nổi trận lôi đình đòi cá cho làm nữ hoàng.

    + Lần thứ năm, mụ đòi làm long vương và bắt cá hầu hạ.

    - Cá vàng tức giận lấy lại tất cả những thứ đã cho, ông lão trở về thấy mụ vợ ngồi cạnh túp lều rách nát.

    Thứ tự trong truyện kể theo trình tự thời gian tuyến tính.

    + Thứ tự này tăng tiến theo những ham muốn tham lam của mụ vợ.

    + Đây là đặc trưng chung của các truyện kể dân gian.


    Trả lời câu 2 (trang 97 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

    Đọc bài văn tr.97 - 98 SGK Ngữ văn 6 tập 1 và cho biết thứ tự thực tế của các sự việc trong bài văn đã diễn ra như thế nào? Kể theo thứ tự này có tác dụng nhấn mạnh điều gì?

    Lời giải chi tiết:

    Thứ tự của các sự việc như sau:

    - Ngỗ mồ côi cha mẹ, không có người rèn cặp, trở nên lêu lổng, hư hỏng, bị mọi người xa lánh.

    - Ngỗ tìm cách trêu chọc, đánh lừa mọi người, làm họ mất lòng tin.

    - Khi Ngỗ bị chó dại cắn thật, kêu cứu thì không ai đến cứu.

    - Ngỗ bị chó cắn phải băng bó, tiêm thuốc trừ bệnh dại.

    * Thứ tự kể: bắt đầu từ hậu quả xấu rồi ngược lên kể nguyên nhân. Cách kể này làm nổi bật ý nghĩa của một bài học.


    II. LUYỆN TẬP

    Trả lời câu 1 (trang 98 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

    Đọc câu chuyện tr.98-99 SGK Ngữ văn 6 tập 1 và trả lời câu hỏi:

    Câu chuyện được kể theo thứ tự nào? Chuyện kể theo ngôi nào? Yếu tố hồi tưởng đóng vai trò như thế nào trong câu chuyện?

    Lời giải chi tiết:

    - Thứ tự kể của chuyện: kể ngược, theo dòng hồi tưởng của nhân vật.

    - Ngôi kể: Ngôi thứ nhất.

    - Yếu tố hồi tưởng đóng vai trò làm chất keo kết dính, xâu chuỗi các sự việc quá khứ, hiện tại thống nhất với nhau.


    Trả lời câu 2 (trang 99 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

    Cho đề văn: "Kể câu chuyện lần đầu em được đi chơi xa"

    Em hãy tìm hiểu đề và lập dàn bài.

    Lời giải chi tiết:

    * Lập dàn ý theo hai ngôi kể, hai cách kể đã học:

    - Cách kể 1: Theo trình tự thời gian.

    - Ngôi kể 3: Tác giả giấu mình đi.

    - Cách kể 2: Đi xa, nhớ lại và kể.

    - Ngôi kể 1: Tác giả xưng tôi.

    * Phải làm rõ những nội dung sau:

    - Lí do được đi chơi? Đi đâu? Đi với ai? Thời gian chuyến đi?

    - Những sự việc trong chuyến đi.

    - Những ấn tượng của em trong và sau chuyến đi.

    Dàn bài chi tiết

    Mở bài:

    – Lí do của chuyến đi chơi xa và nơi sẽ đến.

    – Chuẩn bị cho chuyến đi và lên đường.

    Thân bài:

    1. Cảnh dọc đường đi.

    – Phong cảnh, những nét đặc biệt.

    – Tâm trạng của em và thái độ mọi người trên xe.

    2. Đến nơi.

    – Hoạt động thứ nhất.

    – Kể những hoạt động nổi bật, thú vị tiếp theo (chú ý: chọn kể nhiều dạng hoạt động khác nhau cho phong phú ; nên sắp xếp thứ tự kể theo thời gian. Mỗi hoạt động kể trong một đoạn văn có kết hợp kể với miêu tả cảnh vật, hoạt động,…).

    3. Kết thúc chuyến đi

    – Chuẩn bị trở về.

    – Cảnh vật, tâm trạng, hoạt động trên đường về.

    Kết bài:

    - Suy nghĩ về chuyến đi.

    - Mong ước.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  3. I. Tìm hiểu thứ tự kể trong văn tự sự

    Bài 1 trang 97 SGK Ngữ văn 6 tập 1

    Em hãy tóm tắt các sự việc trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng và cho biết các sự việc trong truyện được kể theo thứ tự nào? Kể theo thứ tự đó tạo nên hiệu quả nghệ thuật gì?

    Trả lời

    – Ông lão đánh cá bắt được cá vàng, cá vàng hứa trả ơn, ông thả cá đi mà không đòi hỏi gì cả.

    – Theo đòi hỏi của vợ, năm lần ông lão ra biển và kết quả:

    + Lần thứ nhất ông lão ra biển xin cá vàng cái máng lợn mới

    + Lần thứ hai ông lão ra biển xin cá vàng cái nhà đẹp

    + Lần thứ ba ông lão ra biển xin cá vàng cho vợ được làm nhất phẩm phu nhân

    + Lần thứ tư ông lão ra biển xin cá vàng cho vợ làm nữ hoàng

    + Lần thứ năm ông lão ra biển theo đòi hỏi của mụ vợ xin cá vàng cho mụ ta làm Long Vương, bắt cá vàng phải hầu hạ.

    – Vợ chồng ông lão trở lại cảnh nghèo khổ.

    => Các sự việc trong truyện đã được sắp xếp theo thứ tự tăng tiến, thể hiện ở năm lần ông lão ra biển cầu xin cá vàng: mỗi lần đòi hỏi của mụ vợ lại tăng thêm lên, ông lão tội nghiệp hơn, biển phản ứng dữ dội dần lên. Từ đó cho thấy lòng tham vô dộ của mụ vợ đã dẫn đến đến cục: hai vợ chồng ông lão trở lại nghèo như xưa.


    Bài 2 trang 97 SGK Ngữ văn 6 tập 1

    Đọc bài văn dưới đây và trả lời câu hỏi:

    Cái tin thằng Ngỗ bị chó cắn rách cả bắp chân, được băng bó ở trạm y tế xã đến chiều nay đã truyền đi khắp xóm.

    Số là trưa nay, khi xóm làng đang yên tĩnh, thì vang lên tiếng kêu thất thanh, mỗi lúc một rõ: “ Chó dại! Chó dại! Cứu tôi với!”. Nhiều người nghe, nhận ra tiếng thằng Ngỗ, nên chẳng ai chạy ra ứng cứu. Bởi dân trong xóm đã một lần mắc lừa thằng Ngỗ.

    Ngỗ mồ côi cha mẹ từ sớm, hiện sống với bà ngoại, một người quanh năm ốm yếu, nhà lại nghèo. Thiếu sự rèn cặp của bố mẹ, Ngỗ đi học bữa đực bữa cái, rồi cuối cùng bỏ học luôn, suốt ngày lêu lổng. Người trong xóm không ai muốn cho con cái mình chơi với Ngỗ. Một hôm, chẳng biết buồn tình thế nào, đang giữa trưa yên ắng, Ngỗ ta vun một đống tướng vừa cỏ, vừa rạ ở đầu làng, rồi đốt lên, gió từ cánh đồng làm cho lửa cháy rùng rùng. Thằng Ngỗ vừa chạy vừa la: “Cháy! Cháy! Cứu với!”. Nhiều người tưởng thật chạy ra, có người xách cả xô nước, cầm câu liêm. Ngỗ thấy đánh lừa được nhiều người, cười khanh khách rồi bỏ chạy.

    Mọi người tức giận lắm. Có người nói với bà lão: “Bà phải đe cháu bà, cứ thế này rồi thì không hay đâu!”. Bà ngoại đã khóc nhiều lần với cháu mà Ngỗ vẫn chứng nào tật ấy. Sự việc hôm nay chỉ là hậu quả của việc làm trước đây của Ngỗ mà thôi. Người trong xóm còn lo, chuyện chó dại cắn đâu chỉ băng bó mà xong, còn phải tiêm nhiều mũi vắc-xin mới yên được. Liệu thằng bé có rút được bài học này không?

    (Phóng tác theo truyện cổ)

    Thứ tự thực tế của các sự việc trong bài văn đã diễn ra như thế nào? Bài văn đã kể lại theo thứ tự nào? Kể theo thứ tự này có tác dụng nhấn mạnh đến điều gì?

    Trả lời

    Thứ tự diễn biến các sự việc trong câu chuyện:

    + (1) Ngỗ phải băng bó, tiêm vắc-xin trừ bệnh dại.

    + (2) Ngỗ bị chó dại cắn, kêu cứu nhưng không ai đến cứu;

    + (3) Ngỗ nghịch ngợm trêu chọc, làm mất lòng tin của mọi người;

    + (4) Ngỗ mồ côi cha mẹ từ nhỏ, không có người rèn cặp, dạy dỗ nên lêu lổng, hư hỏng, mọi người xa lánh;

    Thứ tự diễn biến thực tế phải là: (4) → (3) → (2) → (1)

    Thứ tự đảo ngược này, tạo sự bất ngờ, thú vị, người kể muốn nhấn mạnh ý nghĩa bài học của câu chuyện nên đã kể từ hậu quả xấu ngược lại đến nguyên nhân.


    II. Luyện tập

    Bài 1 trang 99 SGK Ngữ văn 6 tập 1

    Đọc câu chuyện sau đây và trả lời câu hỏi:

    Tôi và Liên là bạn thân cùng lớp, nhưng hồi Liên mới từ quê đến khu tập thể ở với bố bên cạnh nhà tôi, thì không hiểu sao tôi lại rất ghét Liên. Có thể là vì Liên mới ở quê ra mà biết ăn mặc lịch sự, lại hay giặt giũ phơi phóng, ra điều ta đây chăm chỉ, ngoan ngoãn, làm cho tôi như bị kém cạnh!

    Tôi nhớ như in lần đầu tiên va chạm với Liên. Lần ấy, ngày đầu tiên nắng to sau một tuần mưa dầm dề, mọi người ai cũng giặt giũ, phơi phóng đầy cả sân.. Khi tôi giặt xong quần áo đem phơi, thì sợi dây phơi áo nhà tôi đã phơi đầy áo quần của Liên. Tôi bực mình lùa một cách thô bạo áo quần của Liên vào một đầu, rồi phơi áo quần của mình vào phần dây còn lại, xong việc tôi đi vào nhà. Liên nhìn thấy nhưng không nói gì. Cô đi tìm sợi dây khác buộc làm dây phơi rồi phơi áo quần của mình lên đó.

    Hôm ấy tôi cùng mẹ đi phố, nhân thể ghé thăm bà ngoại, đến chiều mới về. Không ngờ đến chiều thì trời đổ mưa to. Nhìn trời mưa tôi nghĩ, chắc áo quần của mình phơi đã ướt sạch rồi. Nhưng khi về nhà thì áo quần đã được ai thu dọn. Tôi đang đưa mắt nhìn quanh, thì Liên sang bảo, khi trời sắp mưa, cô đã kịp rút hộ vào và đem trả lại cho tôi. Nhìn xấp quần áo khô đã gấp gọn gàng, tôi thực sự ngạc nhiên và cảm động. Tôi cảm thấy mặt mình nóng bừng lên. Thì ra tôi đã nghĩ xấu cho Liên.

    Từ đó tôi và Liên trở thành đôi bạn thân trong khu tập thể, vui buồn có nhau…

    (Tự thuật của một học sinh)

    Câu chuyện được kể theo thứ tự nào? Chuyện kể theo ngôi nào? Yếu tố hồi tưởng đóng vai trò như thế nào trong câu chuyện?

    Trả lời

    – Tóm tắt các sự việc theo thứ tự tự nhiên, thực tế:

    + (1) Liên mới ở quê ra, sống cùng khu tập thể với tôi;

    + (2) Tôi ghét Liên vì cô làm tôi kém cạnh;

    + (3) Tôi nghĩ xấu về Liên và đã có hành động không đẹp;

    + (4) Khi tôi vắng nhà, trời mưa, Liên đã rút hộ quần áo vào và đem trả lại;

    + (5) Tôi và Liên trở thành đôi bạn thân.

    – Truyện được kể theo ngôi thứ nhất, người kể chuyện – nhân vật xưng “tôi”.

    – Sự việc trong câu chuyện được kể ngược: (5) – (2) – (3) – (4) – (5)

    – Yếu tố hồi tưởng đóng vai trò:

    + Hoàn tất một câu chuyện đã biết, đã xảy ra.

    + Giải thích vì sao hiện nay “tôi và Liên”vui buồn có nhau.


    Bài 2 trang 99 SGK Ngữ văn 6 tập 1

    Cho đề văn: “Kể câu chuyện lần đầu em được đi chơi xa”.

    Em hãy tìm hiểu đề và lập dàn bài.

    Gợi ý:

    – Lần đầu em được đi chơi xa trong trường hợp nào? Ai đưa em đi?

    – Nơi xa ấy là đâu? Về quê, ra thành phố. Hay đi tham quan nơi nào?v.v…

    – Em đã trông thấy gì trong chuyến đi ấy? Điều gì làm em thích thú và nhớ mãi?

    – Em ước ao những chuyến đi như thế nào?

    Trả lời

    a. Mở bài:

    + Lí do của chuyến đi chơi xa và nơi sẽ đến.

    + Chuẩn bị cho chuyến đi và lên đường.

    b. Thân bài:

    – Cảnh dọc đường đi:

    + Phong cảnh, những nét đặc biệt.

    + Tâm trạng của em và thái độ mọi người trên xe.

    – Đến nơi:

    + Hoạt động đầu tiên.

    + Kể những hoạt động nổi bật, thú vị tiếp theo (chú ý: chọn kể nhiều dạng hoạt động khác nhau cho phong phú ; nên sắp xếp thứ tự kể theo thời gian. Mỗi hoạt động kể trong một đoạn văn có kết hợp kể với miêu tả cảnh vật, hoạt động,…).

    – Kết thúc chuyên đi:

    + Chuẩn bị trở về.

    + Cảnh vật, tâm trạng, hoạt động trên đường về.

    c. Kết bài:

    + Suy nghĩ về chuyến đi.

    + Mong ước.


    Ghi nhớ

    Khi kể chuyện, có thể kể các sự việc liên tiếp nhau theo thứ tự tự nhiên, việc gì xảy ra trước kể trước, việc gì xảy ra sau kể sau, cho đến hết.
    Nhưng để gây bất ngờ, gây chú ý, hoặc để thể hiện tình cảm nhân vật, người ta có thể đem kết quả hoặc sự việc hiện tại kể ra trước, sau đó mới dùng cách kể bổ sung hoặc để nhân vật nhớ lại mà kể tiếp các việc đã xảy ra trước đó.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  4. A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

    Câu 1. Em hãy tóm tắt các sự việc trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng, cho biết các sự việc trong truyện được kể theo trình tự nào? Kể theo thứ tự đó tạo nên hiệu quả nghệ thuật gì?

    Tóm tắt các sự việc trong truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”.

    Một ông lão nghèo đánh cá ven biển, bắt được một con cá vàng, con cá kêu van, hứa trả ơn, ông lão đã thả con cá xuống biển.
    Về nhà, ông lão kể cho mụ vợ nghe, mụ mắng ông là đồ ngốc và bắt ông lão ra biển năm lần để thực hiện các yêu cầu của mình.
    Lần thứ nhất đòi một cái máng mới
    Lần thứ hai đòi một toà nhà rộng
    Lần thứ ba đòi làm nhất phẩm phu nhân
    Lần thứ tư đòi làm nữ hoàng
    Lần thứ năm đòi làm Long Vương, để bắt cá vàng hầu hạ. Cá vàng nổi giận lấy lại tất cả các thứ đã cho, ông lão trở về thấy mụ vợ đang ngồi bậc cửa trong túp lều rách nát bên cạnh cái máng lợn sứt mẻ.
    Các sự việc trong truyện đã được sắp xếp theo thứ tự tăng tiến, thể hiện ở năm lần ông lão ra biển cầu xin cá vàng: mỗi lần đòi hỏi của mụ vợ lại tăng thêm lên, ông lão tội nghiệp hơn, biển phản ứng dữ dội dần lên,... Câu chuyện có sự phát triển và có những hồi kết và đó là bài học quý giá, có nguồn gốc câu chuyện, diễn biến câu chuyện, đỉnh điểm của câu chuyện và kết thúc câu chuyện.

    Câu 2. Đọc bài văn dưới đây và trả lời câu hỏi:

    Cái tin thằng Ngỗ bị chó cắn rách cả bắp chân, được băng bó ở trạm y tế xã….Liệu thằng bé có rút được bài học này không?Thứ tự thực tế của các sự việc trong bài văn đã diễn ra như thế nào? Bài văn đã kể lại theo thứ tự nào? Kể theo thứ tự này có tác dụng nhấn mạnh đến điều gì?Trả lời:Thứ tự của bài văn được kể ngược lại với thứ tự tự nhiên đem kết quả của sự việc ra kể trước, tạo bất ngờ, gây chú ý cho người đọc, nổi bật ý nghĩa truyện:

    Ngỗ bỏ học lêu lổng.
    Ngỗ trêu chọc đánh lừa mọi người, làm họ mất lòng tin.
    Ngỗ bị chó dại cắn thật, kêu cứu thì không ai đến cứu.
    Ngỗ bị chó cắn phải băng bó, tiêm thuốc trừ bệnh dại.

    Câu 3. Ghi nhớ

    Khi kể chuyện, có thể kể các sự việc liên tiếp nhau theo thứ tự tự nhiên, việc gì xảy ra trước kể trước, việc gì xảy ra sau kể sau cho đến hết.
    Nhưng để gây bất ngờ, gây chú ý, hoặc để thể hiện tình cảm nhân vật, người ta có thể đem kết quả hoặc sự việc hiện tại kể ra trước, sau đó mới dùng cách kể bổ sung hoặc để nhân vật nhớ lại mà kể các sự việc đã xảy ra trước đó.


    B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

    Câu 1: (Trang 98 - SGK Ngữ văn 6 tập 1) Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi:Tôi và Liên là bạn thân cùng lớp, nhưng hồi Liên mới từ quê đến khu tập thế ở với bố bên cạnh nhà tôi, thì không hiếu sao tôi lại rất ghét Liên. Có thế là vì Liên mới ở quê ra mà biết ăn mặc lịch sự, lại hay giặt giũ phơi phóng, ra điều ta đây chăm chỉ, ngoan ngoãn, làm cho tôi như bị kém cạnh! Tôi nhớ như in lần va chạm đầu tiên với Liên. Lần ấy, ngày đầu tiên nắng to sau một tuần mưa dầm dề, mọi người ai cũng giặt giũ, phơi phóng đầy cả sân. Khi tôi giặt xong quần áo đem phơi, thì sợi dây phơi nhà tôi đã phơi đầy áo quần của Liên. Tôi bực mình lùa một cách thô bạo áo quần của Liên vào một đầu, rồi phơi áo quần của mình vào phần dây còn lại, xong việc tôi đi vào nhà. Liên nhìn thấy nhưng không nói gì. Cô đi tìm sợi dây khác buộc làm dây phơi rồi phơi áo quần của mình lên đó. Hôm ấy, tôi cùng mẹ đi phố, nhân thế ghé thăm bà ngoại, đến chiều mới về. Không ngờ đến chiều thì trời đổ mưa to. Nhìn trời mưa tôi nghĩ, chắc áo quần của mình phơi đã ướt sạch rồi. Nhưng khi về nhà thì áo quần đã được ai thu dọn. Tôi đang đưa mắt nhìn quanh, thì Liên sang bảo, khi trời sắp mưa, cô đã kịp rút hộ vào và đem trả lại cho tôi. Nhìn xấp quần áo khô đã gấp gọn gàng, tôi thực sự ngạc nhiên và cảm động. Tôi cảm thấy mặt mình nóng bừng lên. Thì ra tôi đã nghĩ xâu cho Liên. Từ đó tôi và Liên trở thành đôi bạn thân trong khu tập thể, vui buồn có nhau...

    (Tự thuật của một học sinh)

    Câu hỏi: Chuyện được kế theo thứ tự nào? Chuyện kế theo ngôi nào? Yếu tố hồi tưởng đóng vai trò như thê nào trong câu chuyện?

    Bài làm:
    Câu chuyện được kể theo thứ tự hiện tại kể trước, “Tôi và Liên là bạn thân cùng lớp”. Sau đó mới hồi tưởng về quá khứ: “Hồi Liên mới từ quê đến khu tập thể...”
    Truyện được kể theo ngôi thứ nhất, người kể chuyện - nhân vật xưng "tôi".
    Yếu tố hồi tưởng đóng vai trò: Hoàn tất một câu chuyện đã biết, đã xảy ra. Đồng thời giải thích vì sao hiện nay “tôi và Liên vui buồn có nhau”. Yếu tố hồi tưởng tạo nên mạch kể ngược của câu chuyện, là cơ sở hợp lí cho thứ tự đảo ngược của các sự việc.


    Câu 2: (Trang 98 - SGK Ngữ văn 6 tập 1) Cho đề văn sau: "Kể câu chuyện lần đầu tiên em được đi chơi xa". Hãy tìm hiểu đề và lập dàn ý.
    Bài làm:
    Dàn ý tham khảo
    A. Mở bài:
    Lần đầu tiên em được đi xa trong trường hợp nào?
    Giới thiệu lý do tại sao có chuyến đi chơi xa, chuyến đi đó gồm có những ai?
    B. Thân bài:
    Nơi xa mà em đến đó là nơi nào? (miền núi, vùng biển, nông thôn, thành thị).
    Chuyến đi đó nhằm mục đích gì? (tham quan hay về nghỉ hè, thăm ông bà)
    Em đã trông thấy những gì trong chuyến đi xa ấy? (con người, phong cảnh, những điều khiến em ấn tượng về nơi đó)
    Chuyến đi ấy đã giúp em rút ra được bài học gì?
    Tâm trạng của em qua chuyến đi ấy?
    C. Kết bài:
    Chuyến đi kết thúc ra sao?
    Em mong ước hoặc hi vọng có được một chuyến đi như thế nào trong tương lai?

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  5. I - KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

    Về thứ tự kể lại câu chuyện, có hai cách cơ bản :

    - Thứ nhất, có thể kể các sự vật liên tiếp nhau theo trình tự thời gian, việc gì xảy ra trước kể trước, việc gì xảy ra sau kể sau, cho đến khi kết thúc câu chuyện (kể “xuôi”). .

    - Thứ hai, có thể kể lại những sự việc vừa diễn ra, sau đó để cho nhân vật nhớ lại mà kể tiếp các việc đã xảy ra trước đó (kể “ngược”).


    II - HƯỚNG DẪN TÌM HlỂU BÀI

    Câu 1. Sau khi tóm tắt lại các sự việc chính trong truyện ông lão đánh cá và con cá vàng, ta thấy câu chuyện được kể theo trình tự thời gian (kể “xuôi”). Hiệu quả nghệ thuật mà cách kể này mang lại là: Thứ tự gia tăng của lòng tham của mụ vợ ông lão đánh cá - có ý nghĩa phê phán rất rõ. Muốn thể hiện được sự gia tăng của lòng tham ấy, chỉ có thể kể theo trình tự thời gian. Đây cũng là đặc trưng chung về thứ tự kể của các truyện dân gian.


    Câu 2. Câu chuyện Ngỗ bị chó cắn được kể theo thứ tự ngược (kể sự việc vừa diễn ra, trên cơ sở đó nhớ lại chuyện quá khứ ; nói cách khác bắt đầu từ hậu quả xấu (bị chó cắn mà không ai đến cứu) rồi ngược lên kể nguyên nhân (vì Ngỗ đã từng đánh lừa mọi người).

    Kể theo thứ tự này có tác dụng nhấn mạnh, gây ấn tượng cho người đọc về một bài học nhớ đời, đó là: nói dối hại thân


    III - HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

    Câu 1. Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi (SGK, trang 98, 99)

    - Em đọc kĩ câu chuyện, chú ý xem các sự việc được kể theo trình tự thời gian (trình tự xuôi) hay không theo trình tự thời gian (trình tự ngược), (kể theo dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi”)

    - Muốn biết truyện được kể theo ngôi nào, em đọc lại và cho biết: Người kể tự xưng là tôi, vậy đại từ tôi thuộc ngôi thứ mấy? (ngôi thứ nhất)

    - Yếu tố hồi tưởng (sự hồi tưởng, nhớ lại của nhân vật “tôi”) trong truyện có tác dụng gì đối với thứ tự kể ? (Là yếu tố có tác dụng làm cơ sở cho việc kể ngược, kể theo thứ tự ngược.)


    Câu 2. Tìm hiểu đề và lập dàn bài cho đề văn: “Kể câu chuyện lần đầu em được đi chơi xa”.

    SGK đã gợi ý tìm hiểu đề, tìm ý, sắp xếp ý và đã phác qua trình tự kể câu chuyện. Dựa vào phần gợi ý này, em suy nghĩ, nhớ lại, tái hiện chuyến đi chơi xa đầu tiên của mình. Trên cơ sở đó, em lập dàn bài (dự định mở đầu như thế nào, kể chuyện như thế nào (việc gì kể trước, việc gì kể sau) và kết thúc ra sao). Dàn bài mà em lập được cần cụ thể hơn, chi tiết hơn, ý phong phú hơn so với dàn bài sơ lược gợi ý trong SGK.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  6. I. Tìm hiểu thứ tự kể trong văn tự sự

    1.Câu 1 trang 97 SGK văn 6 tập 1

    Tóm tắt truyện : “Ông lão đánh cá và con cá vàng”.

    Một ông lão đánh cá nghèo ra biển kéo cá. Tới lần thứ ba thì ông kéo được con cá vàng, con cá van xin ông tha mạng và hứa sẽ trả ơn. Ông lão về kể với vợ thì bị mụ mắng và bắt ông ra biển đòi cá vàng. Lần thứ nhất, mụ muốn cái máng lợn mới. Lần thứ hai, mụ quát to hơn và đòi một cái nhà lớn. Lần thứ ba, mụ vợ mắng như tát nước vào mặt, bắt ông lão đi xin cho mụ làm nhất phẩm phu nhân. Lần thứ tư, mụ nổi trận lôi đình đòi cá cho làm nữ hoàng. Lần thứ năm, mụ đòi làm long vương và bắt cá hầu hạ. Cá vàng tức giận lấy lại tất cả những thứ đã cho, ông lão trở về thấy mụ vợ ngồi cạnh túp lều rách nát.

    Thứ tự kể chuyện: Sự việc nào xảy ra trước kể trước, sự việc nào xảy ra sau, kể sau, cho đến hết.

    -> Tác dụng: Cho thấy sự gia tăng của lòng tham của mụ vợ ông lão đánh cá, nhằm tỏ ý tố cáo và phê phán.


    2.Câu 2 trang 97 SGK văn 6 tập 1

    Thứ tự thực tế:

    Ngỗ mồ côi cha mẹ, không có người rèn cặp trở nên lêu lổng, hư hỏng bị mọi người xa lánh.
    Ngỗ tìm cách trêu chọc, đánh lừa mọi người để chọc giận .
    Khi Ngỗ bị chó dại cắn thật, kêu cứu thì không tin
    Ngỗ phải băng bó, tiêm thuốc trừ bệnh dại .
    -> Kể xuôi

    Thứ tự trong bài văn:

    Ngỗ bị chó cắn phải băng bó ở trạm y tế
    Khi Ngỗ bị chó cắn kêu cứu không ai đếnNgỗ mồ côi cha mẹ, không có ng rèn cặp trở nên lêu lổng, hư hỏng bị mọi người xa lánh.
    Ngỗ nhiều lần tìm cách trêu chọc, đánh lừa mọi người làm họ mất lòng tin .
    Kể ngược nhấn mạnh sự việc cuối cùng. Tạo sự bất ngờ gây sự chú ý cho người đọc


    III. Luyện tập:

    Câu 1 trang 98 SGK văn 6 tập 1:

    Truyện được kể theo thứ tự các sự việc ngược theo thời gian
    Truyện kể theo ngôi thứ nhất
    Yếu tố hồi tưởng đóng vai trò thể hiện tình cảm của nhân vật: “tôi” dành cho Liên và góp phần hoàn tất một câu chuyện đã xảy ra, làm cơ sở cho thứ tự kể.


    Câu 2 trang 98 SGK văn 6 tập 1:

    Dàn ý:

    1. Mở bài:

    Nhân ngày chủ nhật, ba mẹ chở em về quê ngoại ở Nha Trang

    2. Thân bài:

    Nha Trang đón em bằng cái nắng của mùa hạ vàng óng ả

    Gió từ biển thổi vào mang theo hơi biển mát lành
    Khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp với cây dừa, cây cọ,…
    Trong chuyến đi về ngoại, em được ba dẫn ra biển và gặp thêm nhiều bạn mới.
    Chúng em đã nô đùa vui vẻ suốt một ngày hôm ấy
    3. Kết bài:

    Chuyến đi về thăm ngoại chỉ ngắn ngủi nhưng để lại trong em bao niềm vui và nỗi nhớ về những người bạn mới.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy