Top 6 Bài soạn "Người kể trong văn bản tự sự" lớp 9 hay nhất

Bình An 182 0 Báo lỗi

Văn bản tự sự là một trong những dạng văn bản phổ biến trong văn chương cũng như trong đời sống. Tự sự đóng vai trò trong văn học cũng như trong các tình huống ... xem thêm...

  1. Top 1

    Bài soạn "Người kể trong văn bản tự sự" số 1

    I. Vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự

    1. Đọc đoạn trích

    2.

    - Đoạn trích trên kể về cuộc chia tay giữa ba nhân vật: anh thanh niên, ông họa sĩ, cô kĩ sư

    - Người kể là người giấu mặt, không phải là nhân vật trong truyện kể

    - Những câu “giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ”, “những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy…” là lời nhận xét, đánh giá của người kể chuyện về anh thanh niên và suy nghĩ của anh ta.

    - Người kể chuyện ở đây dường như thấy hết, biết hết tất cả mọi việc, mọi hành động, tâm tư, tình cảm của các nhân vật:

    Căn cứ vào chủ thể đứng ra kể chuyện, đối tượng được miêu tả, ngôi kể, điểm nhìn và lời văn, có thể nhận xét: Người kể câu chuyện ở đây dường như thấy hết và biết tất mọi việc, mọi người, mọi hành động, tâm tư, tình cảm của các nhân vật...


    II. Luyện tập

    Bài 1 (trang 193 sgk ngữ văn 9 tập 1)

    Đọc đoạn trích


    Bài 2 (trang 193 sgk ngữ văn 9 tập 1)

    a.

    So với đoạn trích Lặng lẽ Sa Pa thì đoạn trích Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng):

    - Người kể là nhân vật “tôi”- bé Hồng- nhân vật chính trong truyện

    - Ưu điểm của ngôi kể: Ngôi thứ nhất trực tiếp bộc lộ được suy nghĩ, tình cảm của mình, do vậy có thể thể hiện được nhiều diễn biến tinh vi, phức tạp của nội tâm.

    – Hạn chế: Cách kể này nhìn tất cả nhân vật, sự việc không được khách quan, nên đơn điệu

    b.

    Lựa chọn người kể là cô kĩ sư

    Nghe tiếng chàng trai kêu to “trời ơi chỉ còn 5 phút nữa” và sau đó là một giọng đầy tiếc rẻ, tôi cũng cảm thấy giật mình, bâng khuâng. Cuộc chia tay của chúng tôi đã đến rồi đấy ư? Tôi và chàng trai kia đã nói gì được với nhau đâu? Và cả nhà họa sĩ đáng kính kia nữa.

    Khi tôi đứng lên thì anh thanh niên bỗng kêu lên:

    - Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!

    Tôi nhẹ nhàng quay lại, cầm lấy chiếc khăn tay. Tôi thực sự bối rối, mặt nóng bừng, quay vội đi. Nhà họa sĩ già đã bước tới bậu cửa, bỗng quay lại chụp lấy tay chàng thanh niên, lắc mạnh:

    - Chào anh! Chắc chắn rồi tôi sẽ trở lại! Tôi ở với anh ít hôm được chứ?

    Tôi cũng lặng lẽ bước đến chỗ chàng thanh niên, chìa bàn tay ra cho anh nắm. Anh nắm lấy bàn tay tôi, bóp nhẹ. Hình như anh hơi run thì phải? Tôi nhìn thẳng vào mắt anh không nói. Anh cũng im lặng nhìn tôi. Nhưng dường như chúng tôi đã nói với nhau tất cả. Tôi thì thầm:

    - Chào anh!

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  2. Top 2

    Bài soạn "Người kể trong văn bản tự sự" số 2

    Phần I: VAI TRÒ CỦA NGƯỜI KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ

    1. Đọc đoạn trích

    2. Trả lời câu hỏi

    a. Chuyện kể về ai và về việc gì?

    b. Ai là người kể câu chuyện trên?

    c. Những câu "giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ",... là nhận xét của người nào, về ai?

    d. Hãy nêu những căn cứ để có thể nhận xét: người kể chuyện ở đây dường như thấy hết, biết hết mọi việc, mọi hành động, tâm tư, tình cảm của các nhân vật.

    Trả lời

    a. Kể về phút chia tay giữa người họa sĩ già, cô gái và anh thanh niên

    b. Nguời kể về phút chia tay đó không xuất hiện, không phải là một trong ba nhân vật đã nói tới. Trong đoạn văn ta thấy các nhân vật đều trở thành đối tượng miêu tả một cách khách quan: “Anh thanh niên vừa vào, kêu lên”; “Cô kỹ sư nhếch mép, mặt đỏ ửng”; “bỗng người họa sĩ già quay lại”,... Nếu người kể là một trong ba người trên thì ngôi kể và lời văn phải thay đổi. Hoặc là xưng “tôi”, hoặc là xưng tên một trong ba nhân vật đó để kể lại chuyện. Như thế người kể chuyện ở đây là người nhân xưng, không xuất hiện trong câu chuyện.

    c. Những câu “giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ”; “những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy”,... chính là nhận xét của người kể chuyện về anh thanh niên và suy nghĩ của anh ta. Cần lưu ý câu nhận xét thứ hai, người kể chuyện như nhập vào nhân vật anh thanh niên để nói hộ suy nghĩ và tình cảm của anh ta, nhưng vẫn là câu trần thuật của người kể chuyện. Câu nói đó vang lên không chỉ nói hộ anh thanh niên mà là tiếng lòng của rất nhiều người trong cảnh huống đó. Nếu đó là câu nói trực tiếp của anh thanh niên thì tính khái quát sẽ bị hạn chế rất nhiều.

    d. Căn cứ vào chủ thể đứng ra kể chuyện, đối tượng được miêu tả, ngôi kể, điểm nhìn và lời văn, có thể nhận xét: Người kể câu chuyện ở đây dường như thấy hết và biết tất mọi việc, mọi người, mọi hành động, tâm tư, tình cảm của các nhân vật...


    Phần II: LUYỆN TẬP

    Trả lời câu 1 (trang 194 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

    So sánh đoạn văn của Nguyên Hồng với đoạn văn của Nguyễn Thành Long vừa phân tích ở trên để rút ra những nhận xét về sự giống nhau khác nhau: Người kể ở đây là ai? Ngôi kể này có ưu điếm gì và có hạn chế gì so với ngôi kế ở đoạn trên?

    Trả lời:

    - Người kể trong đoạn văn của Nguyên Hồng là nhân vật “tôi” (ngôi thứ nhất) - chú bé - trong cuộc gặp gỡ cảm động với mẹ mình sau nhiều ngày xa cách.

    - Ngôi kể này giúp cho người kể dễ đi sâu vào tâm tư tình cảm, miêu tả được những diễn biến tâm lý tinh vi, phức tạp đang diễn ra trong tâm hồn nhân vật “tôi”. Ngôi kể này có hạn chế trong việc miêu tả bao quát các đối tượng khách quan, sinh động, khó tạo ra cái nhìn nhiều chiều, đó dễ gây nên sự đơn điệu trong giọng văn trần thuật.


    Trả lời câu 2 (trang 194 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

    Chọn một trong ba nhân vật là người kể chuyện, sau đó chuyển đoạn văn trích ở mục I thành một đoạn khác, sao cho nhân vật, sự kiện, lời văn và cách kể phù hợp với ngôi thứ nhất.

    Trả lời:

    Có thể lựa chọn một trong ba nhân vật (người hoạ sĩ già, cô gái hoặc anh thanh niên) để làm người kể chuyện. Lưu ý: việc chọn ai là người kể chuyện có ảnh hưởng đến cách nhìn, quan sát và sự thể hiện tình cảm, thái độ trong lời kể. Chẳng hạn, nếu chọn kể theo điểm nhìn của cô gái thì những lời như: "Anh thanh niên vừa vào, kêu lên. Để người con gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái. Cô kĩ sư nhếch mép, mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn và quay vội đi." sẽ phải thay đổi. Có thể viết: Anh thanh niên vừa vào, kêu lên. Để tôi khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho tôi. Nhưng không thể viết: "Tôi nhếch mép, mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn và quay vội đi.", vì "tôi" chỉ có thể cảm thấy mặt mình đỏ ửng chứ không thể nhìn thấy mặt "tôi" đỏ ửng để miêu tả như nhìn từ bên ngoài vào như thế.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  3. Top 3

    Bài soạn "Người kể trong văn bản tự sự" số 3

    A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

    1. Vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự

    1.1. Đọc đoạn trích sau- Trời ơi, chỉ còn có năm phút ! Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà phía sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già.- Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này ! Anh thanh niên vừa vào, kêu lên. Để người con gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái. Cô kĩ sư mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn và quay vội đi.- Chào anh. - Đến bậu cửa, bỗng nhà họa sĩ già quay lại chụp lấy tay người thanh niên lắc mạnh. - Chắc chắn rồi tôi sẽ trở lại. Tôi ở với anh ít hôm được chứ? Đến lượt cô gái từ biệt. Cô chìa tay ra cho anh nắm, cẩn trọng, rõ ràng, như người ta cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay. Cô nhìn thẳng vào mắt anh - những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy.- Chào anh.1.2. Suy nghĩ và trả lời câu hỏi:

    a. Đoạn trích kể về ai và về sự việc gì?
    b. ở đây, ai là người kể về các nhân vật và sự việc trên? Những dấu hiệu nào cho ta biết ở đây các nhân vật không phải là người kể chuyện?
    c. Những câu “giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ”; “những người con gái sắp xa ta, không biết bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy”… là nhận xét của người nào, về ai?
    d. Hãy nêu những căn cứ để có thể nhận xét: Người kể chuyện ở đây dường như thấy hết và biết tất mọi việc, mọi hành động, tâm tư, tình cảm của các nhân vật.
    Trả lời:

    a. Chuyển kể về anh thanh niên, cô gái trẻ và ông họa sĩ. Kể về cuộc chia tay giữa thanh niên với cô kỹ sư trẻ và ông họa sĩ già. Cuộc chia tay giữa họ có phần lưu luyến, bịn rịn.
    b. Chuyện kể theo ngôi thứ 3, người kể không phải là một trong ba nhân vật xuất hiện trong truyện, vì nếu người kể là một trong ba nhân vật thì nhân xưng phải là tên một trong ba người này hoặc là xưng "tôi".
    c. Những câu "Những giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ" ; "Những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp lại được nữa, hay nhìn ta như vậy" là nhận xét của người kể chuyện về anh thanh niên và tậm trạng của anh. người kể chuyện đă nhập vai vào nhân vật anh thanh niên để nói hộ anh ta những suy nghĩ, cảm xúc của mình lúc chia tay cô gái.
    d. Người kể chuyện đã kể lại câu chuyện một cách rõ ràng, cụ thể, nói lên được suy nghĩ, cảm xúc và tâm trạng của các nhân vật. Ta thấy điều này vì người kể chuyện vừa kể, vừa tả, vừa nói hộ các suy nghĩ, cảm xúc của các nhân vật.


    B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

    LUYỆN TẬP

    Câu 1, 2: Trang 193 sgk ngữ văn lớp 9 tập 1 Đọc đoạn trích sách giáo khoa và trả lời các câu hỏi:a. So với đoạn trích ở mục I (trong Lặng lẽ Sa Pa), cách kể ở đoạn trích này có gì khác? Hãy làm sáng tỏ bằng việc trả lời các câu hỏi sau: Người kể chuyện ở đây là ai? Ngôi kể này có ưu điểm gì và hạn chế gì so với ngôi kể ở đoạn trên?b. Chọn một trong ba nhân vật (người họa sĩ già, cô kĩ sư, anh thanh niên) là người kể chuyện, sau đó chuyển đoạn văn trích ở mục I thành một đoạn khác, sao cho nhân vật, sự kiện, lời văn và cách kể phù hợp với người thứ nhất.

    Bài làm:
    a. Trong đoạn trích từ tác phẩm Trong lòng tôi, người kể chuyện xưng “tôi”, đồng thời là nhân vật - cậu bé. Như vậy, câu chuyện là do nhân vật này chứng kiến, trải nghiệm và kể lại.
    Ưu điểm của các kể này là người kể có điều kiện tự giãi bày sâu sắc hơn nhưng lại hạn chế hơn kể theo ngôi thứ ba trong việc kể lại các đối tượng khác, chỉ kể lại những gì “tôi” được chứng kiến, nhân vật có thể bộc lộ tât cả những suy nghĩ, tình cảm, tâm trạng thầm kín nhất của mình.
    Tuy nhiên, hạn chế của các kể này là không thể miêu tả, có mặt khắp nơi, chứng kiến mọi chuyện hoặc thâm nhập, nói lên suy nghĩ, tâm trạng của các nhân vật khác.
    b. Có thể lựa chọn cách kể theo lời của anh thanh niên như sau:Trời ơi, chỉ còn có năm phút! Tôi giật mình nói to và tiếng cười đầy tiếc nuối. Tôi chạy ra nhà phía sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già. Tôi vừa nước vào và kêu lên:
    - Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này! Để người con gái khỏi trở lại bàn, tôi lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái. Cô kĩ sư mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn từ tay tôi và quay vội đi.Đến bậu cửa, bỗng nhà họa sĩ già quay lại chụp lấy tay tôi lắc mạnh và nói:
    - Chào anh. Chắc chắn rồi tôi sẽ trở lại. Tôi ở với anh ít hôm được chứ? Đến lượt cô gái từ biệt. Cô chìa tay ra cho tôi nắm, cẩn trọng, rõ ràng, như người ta cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay. Cô nhìn thẳng vào mắt tôi - những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ tôi gặp lại cô gái ấy nữa, hay nhìn ta như vậy.
    - Chào anh.
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  4. Top 4

    Bài soạn "Người kể trong văn bản tự sự" số 4

    Kiến thức cơ bản

    Văn bản tự sự được kể theo một trong hai ngôi: ngôi thứ nhất (người kể là một nhân vật trong truyện và xưng tôi); ngôi thứ ba (thường gọi nhân vật theo tên, là người kể giấu mình, dường như biết hết mọi chuyện, mọi tâm tư tình cảm của tất cả các nhân vật, có mặt ở khắp nơi trong truyện. Người kế thường đưa ra các nhận xét đánh giá về các nhân vật).


    Vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự

    Trang 192 và 193 SGK

    Đọc đoạn trích và suy nghĩ trả lời các câu hỏi

    Trả lời

    a) Đoạn trích kể về cuộc chia tay của ba nhân vật: anh thanh niên làm ở trạm khí tượng, người hoạ sĩ già và cô kĩ sư đi cùng. Cuộc chia tay giữa họ có phần lưu luyến, bịn rịn..

    | b) Người kể là một người “vô hình” - người kể chuyện. Người kể đã giấu mình trong ngôi thứ ba. Người kể không phải là một trong các nhân vật bởi vì không có ai xưng "tôi". Nếu là một trong ba nhân vật đóng vai trò là người kể chuyện thì phải xưng là "tôi" và lời văn phải thể hiện đúng tính cách, tâm trạng của nhân vật.

    c) Những câu như “giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ”; “những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa. Hay nhìn ta như vậy" là lời nhận xét của người kể chuyện về tâm trạng của anh thanh niên. Hay nói cách khác, người kể chuyện đã nhập vai vào nhân vật anh thanh niên để nói hộ anh ta những suy nghĩ, cảm xúc của mình lúc chia tay cô gái.

    d*) Người kể chuyện đã kể lại câu chuyện một cách rõ ràng, cụ thể, sinh động hiệu được suy nghĩ, cảm xúc của các nhân vật. Do vậy, ta thấy dường như người kể chuyện thấy hết và biết tất cả mọi việc, mọi hành động, tâm tư, tình cảm của các nhân vật.


    Luyện tập

    Trang 193 và 194 SGK

    Đọc đoạn trích và suy nghĩ, trả lời các câu hỏi.

    Gợi ý trả lời

    a) So với đoạn văn trong Lặng lẽ Sa Pa, đoạn văn trích trong Trong lòng ne có những điểm khác nhau:

    - Người kể là nhân vật "tôi" - một nhân vật của câu chuyện trong cuộc gặp mẹ.

    - Ngôi kể này có ưu điểm: Nhân vật có thể bộ lộ tất cả những suy nghĩ, tình cảm, tâm trạng thầm kín nhất của mình.

    Hạn chế của ngôi kể này là không thể hiện ý nghĩa, tâm trạng... của nhân vật khác. Những hạn chế này không có ở trong đoạn trích trong Lặng lẽ Sa Pa.

    b) Em hãy chọn một nhân vật là người kể chuyện. Chọn nhân vật nào thì nhân vật đó phải xưng là “tôi”. Khi kể, mọi sự việc. Con người trong đoạn truyện phải phù hợp với cái nhìn của nhân vật được chọn làm người kể chuyện.

    Tổng kết

    Những kiến thức cần ghi nhớ của bài học này:

    • Trong văn bản tự sự, ngoại hình thức kể chuyện theo ngôi thứ nhất (xưng "tôi") còn có hình thức kể chuyện theo ngôi thứ ba. Đó là người kể chuyện giấu mình nhưng có mặt khắp nơi trong văn bản. Người kể này dường như biết hết mọi việc, mọi hành động, tâm tư, tình cảm của các nhân vật.

    • Người kể chuyện có vai trò dẫn dắt người đọc đi vào câu chuyện giới thiệu nhân vật và tình huống, tả người và tả cảnh vật, đưa ra các nhận xét, đánh giá về những điều được kể.

  5. Top 5

    Bài soạn "Người kể trong văn bản tự sự" số 5

    A. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI

    I. Vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự

    Trong văn bản tự sự, ngoài hình thức kể chuyện theo ngôi thứ nhất (xưng tôi) còn có hình thức kể chuyện theo ngôi thứ ba. Đó là người kể chuyện giấu mình nhưng có mặt ở khắp nơi trong văn bản, dường như biết hết mọi việc, mọi hành động, tâm tư, tình cảm của các nhân vật.

    Người kể chuyện có vai trò dẫn dắt người đọc đi vào câu chuyện:

    Giới thiệu nhân vật và tình huống.
    Tả người và tả cảnh vật.


    II. Đọc hiểu

    1. Đọc đoạn trích từ tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.

    2. Trả lời câu hỏi:

    a. Đoạn trích kể về phút chia tay giữa người hoạ sĩ già, anh thanh niên và cô gái.

    b. Người kể về nhân vật và sự việc trên, không xuất hiện, không phải là ba nhân vật: người hoạ sĩ già, anh thanh niên và cô gái vì:

    Truyện được kể theo ngôi thứ ba. Nếu người kể là một trong ba nhân vật trên thì ngôi kể phải thay đổi hoặc xưng là tôi hoặc xưng tên một trong ba nhân vật đó.
    Nếu là một trong ba nhân vật trên thì người kể và lời văn phải thay đổi. Nhưng trong đoạn trích, ta thấy các nhân vật đều trở thành đối tượng để miêu tả một cách khách quan: “chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ, cô kĩ sư mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn và quay vội đi, bỗng nhà hoạ sĩ già quay lại”…
    c. Những câu giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ; Những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy… là lời nhận xét của người kể chuyện về anh thanh niên và suy nghĩ của anh ta. Trong lời nhận xét thứ hai, người kể chuyện như nhập vào nhân vật anh thanh niên để nói hộ những suy nghĩ, tình cảm của anh ta, nhưng vẫn là câu trần thuật của người kể chuyện, sở dĩ, trong lời nhận xét đó sử dụng ngôi kể ta, vì nó vừa là tiếng lòng của anh thanh niên, vừa là tiếng lòng của rất nhiều người trong tình huống đó.

    d. Có thể căn cứ vào chủ thể đứng ra kể chuyện, đối tượng được miêu tả, ngôi kể, điểm nhìn và lòi văn để có thể nhận xét: Ngưòi kể chuyện ở đây dường như thấy hết và biết tất mọi việc, mọi hành động, tâm tư, tình cảm của các nhân vật.


    B. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

    1. Đọc đoạn trích từ tác phẩm Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng dẫn ở SGK, trang 194.

    2. Trả lời câu hỏi:

    a. So sánh đoạn trích trong Lặng lẽ Sa Pa, cách kể trong đoạn trích Trong lòng mẹ có điểm khác:

    Người kể chuyện là nhân vật tôi – chú bé – trong cuộc gặp gỡ cảm động với mẹ mình sau bao ngày xa cách.
    Ngôi kể này có tác dụng giúp cho ngươi kể dễ đi sâu vào miêu tả tâm tư, tình cảm, những diễn biến tinh vi, phức tạp đang diễn ra trong tâm hồn nhân vật tôi. Tuy nhiên, ngôi kể này cũng có những điểm hạn chế, đó là khó miêu tả được tất cả các đối tượng, khó tạo ra được cái nhìn nhiều chiều và như vậy dễ gây nên sự đơn điệu trong giọng văn trần thuật.
    b. Chọn một trong ba nhân vật (người hoạ sĩ già, anh thanh niên hoặc cô kĩ sư nông nghiệp) là người kể chuyện, sau đó chuyển thành đoạn văn khác. Chú ý khi chuyển thành đoạn văn khác, các nhân vật, sự kiện, lời văn và cách kể phải phù hợp với ngôi thứ nhất.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  6. Top 6

    Bài soạn "Người kể trong văn bản tự sự" số 6

    I Vai trò của người kể trong văn bản tự sự

    1, Đọc đoạn văn

    2, Trả lời câu hỏi

    a, Chuyện kể bề thời khắc chia tay giữa người họa sĩ già, anh thanh niên và cô gái.

    b, Người kể câu truyện trên không phải ba nhân vật, có thể là tác gả hoặc một người chứng kiến sự vieehc kể lại bằng giọng văn khách quan. Nếu người kể là một trong ba nhân vật thì cách xưng hô sẽ bị thay đổi thành “tôi”

    c, Câu văn “giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ”,.. là câu văn nhận xét của người kể chuyeenjj đối với anh thanh niên và suy nghĩ của anh ta. Những lời nói ấy không xuất phát từ anh thanh niên bởi nếu người phát ngôn là anh thanh niên thì tính khách quan và khái quát sẽ bị giảm đi và hạn chế.

    d, Dựa vào người kể chuyên, đối tượng được miêu tả, ngôi kể, cách nhìn và giọng văn ta có thể thấy người kể ở trong đoạn trích chứng kiến toàn bộ sự việc, tâm tư tình cảm của ba nhân vật.


    II Luyện tập bài người kể trong văn bản tự sự

    Câu 1 trang 193 sgk ngữ văn lớp 9 tập 1

    So sánh đoạn văn của Nguyên Hồng và đoạn văn Nguyễn Thành Long:

    Người kể trong đoạn văn của Nguyên Hồng chính là nhân vật “tôi”, chính là chú bé trong lần gặp gỡ người mẹ sau bao tháng ngày xa cách
    Ngôi kể thứ nhất giúp cảm xúc trở nên chân thực, nhẹ nhàng đi sâu vào lòng người. Ngôi kể này hạn chế ở điểm không có tính khách quan và bao quát.


    Câu 2 trang 193 sgk ngữ văn lớp 9 tập 1

    Học sinh có thể tự lựa chon nhân vật để biến đổi ngôi kể sao cho phù hợp nhất.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy