Top 6 Bài soạn "Luyện tập phân tích và tổng hợp" lớp 9 hay nhất
Để làm rõ ý nghĩa của một sự vật, hiện tượng nào đó, người ta thường dùng phép phân tích và tổng hợp. Phân tích và tổng hợp là phương pháp nhận thức của con ... xem thêm...người đối với thế giới khách quan. Phân tích là đem chia một sự vật, hiện tượng thành các bộ phận nhỏ hơn nhằm tìm ra đặc điểm, tính chất của chúng; tổng hợp là đối chiếu các bộ phận của một sự vật hiện tượng, tìm ra đặc điểm, tính chất chung và quan hệ giữa chúng với nhau. Phân tích và tổng hợp là hai thao tác cơ bản trong viết văn, nhất là với văn bản nghị luận, thuyết minh, báo chí,… Bố cục một bài văn, một đoạn văn thường theo trình tự “tổng – phân – hợp” (tổng quát – phân tích – tổng hợp). Điều này ta được tìm hiểu rất rõ trong bài học trước. Để củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng viết, chúng ta cùng tìm hiểu bài học “Luyện tập phân tích và tổng hợp”. Mời các bạn tham khảo một số bài soạn hay nhất mà Toplist đã tổng hợp trong bài viết dưới đây để hiểu và chuẩn bị tốt nội dung lên lớp.
-
Bài soạn "Luyện tập phân tích và tổng hợp" số 1
1. Câu 1 (trang 11 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2)
Đoạn (a) : phép phân tích (theo lối diễn dịch) theo trình tự các ý: cái hay ở các điệu xanh → những cử động → ở các vần thơ → ở các chữ không non ép.
Đoạn (b) : chủ yếu là phép phân tích, kết hợp với tổng hợp. Phân tích các nguyên nhân của sự thành đạt : gặp thời, hoàn cảnh, điều kiện, tài năng.2. Câu 2 (trang 12 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2)
Học không có mục đích, xem việc học chỉ là phụ.
Học một cách thụ động, chỉ nhằm đốĩ phó vối kiểm tra, thi cử.
Không nắm được bản chất của tri thức, chỉ học gạo, học thuộc lòng một cách máy móc.
Học đổi phó dù có mất nhiều thời gian nhưng đầu óc vẫn rỗng tuếch3. Câu 3 (trang 12 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2)
Đọc sách là một con đường của học vấn.
Muốn tích luỹ và nâng cao trình độ học vấn của mình, phải tiếp thu tích cực những kiến thức từ những cuốn sách có ích.
Đọc sách giúp tạo thành nếp suy nghĩ sâu xa, táe dụng lô-gíc, nâng cao khả năng phân tích, phán đoán.
Không đọc sách sẽ bị tụt hậu so với thời đại.4. Câu 4 (trang 12 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2)
Hiểu biết của con người do đọc sách mà có. Sách đã ghi chép cô đúc và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà loài người tích luỹ được qua các thời đại. Những cuốn sách có giá trị nhất là những cột mốc trên con đường tiến hoá của nhân loại. Muốn nâng cao học vấn, phải dựa vào sách, di sản tinh thần của nhân loại đạt được trong quá khứ để làm điểm xuất phát. Đọc sách vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của mỗi người. Đọc sách đúng là nhu cầu không thể thiếu được trong xã hội hiện đại. Đó là con đường để tích lũy tri thức, kĩ năng, chuẩn bị cho sự hòa nhập cộng đồng, thích ứng với môi trường và cống hiến cho xã hội. Bài "Bàn về đọc sách" của Chu Quang Tiềm cho ta rất nhiều bài học tư tưởng thấm thía, đáng để ta học tập. Đó là bài học làm người, muốn mau trưởng thành thì phải thường xuyên học tập, rèn luyện tu dưỡng. Để có được học vấn thì phải thường xuyên đọc sách, nhưng đọc sách cũng cần phải có cách đọc đúng. Đọc sách cần phải đọc sao để hiểu cho sâu, nhớ cho kĩ, tránh cách đọc lướt qua. Đọc sách cần có sự chọn lọc, đọc từ những quyển cơ bản rồi đọc đến nâng cao, đọc nhiều đọc rộng đọc bao quát kiến thức rồi tóm lược lại, có như thế mới nắm chắc kiến thức.
-
Bài soạn "Luyện tập phân tích và tổng hợp" số 2
Bài 1 (trang 11 sgk ngữ văn 9)
Trong đoạn văn (a), người viết sử dụng phép lập luận phân tích làm sáng rõ cái hay của bài Thu điếu ở mấy điểm.
+ Câu đầu tiên nêu nhận xét khái quát tổng hợp từ nhiều trường hợp cụ thể "thơ hay là hay của hồn lẫn xác… đọc lại"
+ Phân tích cái hay của Thu điếu: các điệu xanh, những cử động, cách dùng từ, gieo vần tự nhiên, không gò ép
+ Trong đoạn văn (b) người viết sử dụng chủ yếu là phép lập luận phân tích, kết hợp tổng hợp
- Trình tự lập luận:
+ Gặp thời: Nếu chủ quan không chuẩn bị thì cơ hội qua đi
+ Hoàn cảnh bức bách: Nhiều người bị hoàn cảnh khó khăn ngã lòng
+ Điều kiện thuận lợi: nhiều người dùng cái thuận lợi để ăn chơi
+ Tài năng: mới chỉ là khả năng tiềm tàng, không tìm cách phát huy bị thui chột
- Tác giả kết luận: Rút cuộc mấu chốt của thành đạt của bản thân là ở chủ quan, tinh thần kiên trì, học tập không mệt mỏi
Bài 2 (trang 12 sgk ngữ văn 9 tập 2)
Học qua loa, đối phó, gây nhiều tác hại
- Học đối phó, không lấy mục đích, xem việc học là việc phụ
- Học bị động, không chủ động, cốt đối phó với sự đòi hỏi của thầy cô, thi cử
- Dù có bằng cấp thì đầu óc cũng trống rỗng
Bài 3 (Trang 12 sgk ngữ văn 9 tập 2)
Sách là kho tàng kinh nghiệm, trí tuệ của nhân loại, đọc sách là con đường chân chính mở rộng hiểu biết của con người nhưng không phải ai cũng hiểu và có được cách đọc sách đúng đắn. Việc đọc sách muốn hiệu quả cần phải biết cách chọn sách: sách thường thức và sách chuyên môn. Khi đọc, không phải chỉ lướt qua cho xong lượt mà cần có sự rèn luyện, có kế hoạch và phương pháp đọc thích hợp. Đọc sách không cần đọc nhiều, cốt đọc cho tinh, đọc cho kĩ, không đọc theo kiểu “cưỡi ngựa xem hoa”. Đọc từ khái quát tới chi tiết, đọc và nghiền ngẫm những điều trong sách để áp dụng vào cuộc sống.
Bài 4 (trang 12 sgk ngữ văn 9)
Đoạn văn tham khảo:
Một trong những con đường tiếp thu tri thức khoa học nhân loại- con đường ngắn nhất là đọc sách. Sách là kiến thức của con người đã được tích luỹ, chọn lọc, tổng hợp, là kho tàng vô tận chứa biết bao nhiêu điều bổ ích. Muốn đọc sách có hiệu quả phải chọn những cuốn sách quan trọng mà đọc kỹ. Không chỉ đọc sách chuyên sâu mà còn đọc mở rộng những liên quan để hỗ trợ cho việc nghiên cứu chuyên sâu. Khi đọc, không đọc lấy số lượng. Không nên đọc lướt qua, đọc để trang trí bề mặt mà phải vừa đọc vừa suy ngẫm: “trầm ngâm - tích luỹ - tưởng tượng”. Đọc có kế hoạch, có hệ thống, không đọc tràn lan theo kiểu hứng thú cá nhân. Đọc từ khái quát tới chi tiết, đọc và nghiền ngẫm những điều trong sách để áp dụng vào cuộc sống. Nhà văn M.Gorki từng nói: “Sách mở rộng ra trước mắt tôi những chân trời mới”, vì vậy nếu không có sách lịch sử im lặng, văn chương câm điếc.
-
Bài soạn "Luyện tập phân tích và tổng hợp" số 3
Câu 1 (trang 11 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
Đọc đoạn trích sau và cho biết tác giả đã vận dụng phép lập luận nào và vận dụng như thế nào.
Trả lời:
Đoạn (a):
- Phép phân tích (theo lối diễn dịch).
- Trình tự phân tích:
+ Cái hay thể hiện ở sự phối hợp các màu xanh khác nhau
+ Cái hay thể hiện ở sự phối hợp các cử động nhỏ
+ Các hay thể hiện ở vần thơ
Đoạn (b):
- Phép phân tích kết hợp với tổng hợp.
- Trình tự phân tích:
+ Đoạn nhỏ mở đầu nêu ra các quan niệm mấu chốt của sự thành đạt.
+ Đoạn còn lại phân tích từng quan niệm đúng sai ra sao và cuối cùng đã chỉ ra: “Rút cuộc, mấu chốt của sự thành đạt bản thân chủ quan mỗi người, ở tinh thần kiên trì phấn đấu học tập không mệt mỏi, lại phải trau dồi dạo đức cho tốt đẹp” nghĩa là phân tích bản thân chủ quan của mỗi người.
Câu 2 (trang 12 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
Hiện nay có một số học sinh học qua loa, đối phó, không học thật sự. Em hãy phân tích bản chất của lối học đối phó để nêu lên những tác hại của nó.
Trả lời:
- Bản chất của học đối phó:
+ Học đối phó là học cốt để ứng phó với kiểm tra, thi cử.
+ Học đối phó không xem việc học là mục đích, không chủ động học, thường xuyên hãng ngày không học mà chỉ đến thi, sắp kiểm tra mới học.
+ Học đối phó dễ dẫn đến nghe ngóng, đoán đề, học tủ.
- Tác hại:
+ Đối với xã hội: Trở thành gánh nặng cho xã hội
+ Đối với bản thân: Không có hứng thú học tập, kết quả học tập ngày càng thấp, không có ích đối với xã hội.
- Có bằng cấp nhưng đầu óc rỗng tuếch, có thói học hành làm việc tắc trách.
Câu 3 (trang 12 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
Dựa vào văn bản Bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm, em hãy phân tích các lí do khiến mọi người phải đọc sách.
Trả lời:
- Sách vở nhiều, sức đọc, thời gian đọc của người ta chì có hạn do đó phải chọn lọc sách mà đọc.
- Chất lượng sách vở khác nhau, đa dạng, phong phú, vì vậy phải chọn sách hay và cần thiết để đọc. Không lãng phí sức đọc vào những quyển sách không thật sự cần thiết.
- Đọc sách phải đọc kĩ và hiểu sâu, do đó phải chọn lọc sách để đọc.
- Bên cạnh đọc sâu cũng cần đọc rộng, do đó phải chủ động lựa chọn những sách đọc cần thiết.
Câu 4 (trang 12 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
Hãy viết đoạn văn tổng hợp những điều đã phân tích trong bài Bàn về đọc sách.
Trả lời:
Biết cách đọc sách để xây dựng học vấn là những ý kiến gợi mở cách đọc sách, cách tự học, cách suy nghĩ cho mỗi chúng ta. Đó là bài học, là lời khuyên chí lí, chân thành. Một nét đặc sắc trong bài Bàn về đọc sách là tác giả đã sử dụng khá hóm hỉnh một số so sánh khi nói về phương pháp đọc sách, làm cho lí lẽ thêm phần gợi cảm, thấm thía. Như thế, muốn đọc sách cho có hiệu quả thiết thực, chúng ta ngoài việc lựa chọn những sách quan trọng để đọc sâu đọc kĩ, còn phải chú trọng đến một số sách nhằm đọc rộng hỗ trợ cần thiết cho việc nghiên cứu sâu.
-
Bài soạn "Luyện tập phân tích và tổng hợp" số 4
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Nhắc lại kiến thức:
Phân tích là phép lập luận trình bày những bộ phận, phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật, hiện tượng.. Đế phán tích nội dung của sự vật hiện tượng người ta có thể dùng các biện pháp nêu giả thiết, so sánh, đối chiếu,... và cả phép lập luận giải thích. chững minh.
Tổng hợp là phép lập luận rút ra từ cái chung từ những điều phân tích. Không có phân tích thì không có tổng hợp. Lập luận tổng hợp thường được đặt ở cuối đoạn hay cuối bài, ở phần kết luận của một phần hoặc toàn bộ văn bảnB. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1: trang 11 sgk Ngữ văn 9 tập 2
Trong các đoạn văn dưới đây, những phép lập luận nào đã được sử dụng?
a) Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài […] không thể tóm tắt thơ được, mà phải đọc lại. Cái thú vị của bài “Thu điếu” ở các điệu xanh: xanh ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh tre, xanh trời, xanh bèo, có một màu vàng đâm ngang của chiếc lá thu rơi; ở những cử động: chiếc thuyền con lâu lâu mới nhích, sóng gợn tí, lá đưa vèo, tầng mây lơ lửng, ngõ trúc quanh, chiếc cần buông, con cá động; ở các vần thơ: không phải chỉ giỏi vì là những tử vận hiểm hóc, mà chính hay vì kết hợp với từ, với nghĩa chữ, đến một cách thoải mái đúng chỗ, do một nhà nghệ sĩ cao tay; cả bài thơ không non ép một chữ nào, nhất là hai câu 3, 4:
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
đối với:
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.
thật tài tình; nhà thơ đã tìm được cái tốc độ bay của lá: vèo, để tương xứng với cái mức độ gợn của sóng: tí.
(Toàn tập Xuân Diệu, tập 6)
b) Mấu chốt của thành đạt là ở đâu? Có người nói thành đạt là do gặp thời, có người lại cho là do hoàn cảnh bức bách, có người cho là do có điều kiện học tập, có người lại cho là do có tài năng trời cho. Các ý kiến đó mỗi ý chỉ nói đến một nguyên nhân, mà lại đều là nguyên nhân khách quan, họ quên mất nguyên nhân chủ quan của con người.
Thật vậy. Gặp thời tức là gặp may, có cơ hội, nhưng nếu chủ quan không chuẩn bị thì cơ hội cũng sẽ qua đi. Hoàn cảnh bức bách tức là hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục. Nhưng gặp hoàn cảnh ấy có người bi quan, thất vọng, chán nản, thối chí; có người lại gồng mình vượt qua. Điều kiện học tập cũng vậy, có người được cha mẹ tạo cho mọi điều kiện thuận lợi, nhưng lại mải chơi, ăn diện, kết quả học tập rất bình thường. Nói tới tài năng thì ai cũng có chút tài, nhưng đó chỉ mới là một khả năng tiềm tàng, nếu không tìm cách phát huy thì nó cũng bị thui chột. Rút cuộc mấu chốt của thạnh đạt là ở bản thân chủ quan mỗi người, ở tinh thần kiên trì phấn đấu, học tập không mệt mỏi, lại phải trau dồi đạo đức cho tốt đẹp. Không nên quên rằng, thành đạt tức là làm được một cái gì có ích cho mọi người, cho xã hội, được xã hội thừa nhận.
(Nguyên Hương, Trò chuyện với bạn trẻ)\Bài làm:
a. Sử dụng phép lập luận phân tích (theo lối diễn dịch)
Mở đầu đoạn, ý khái quát: " Thơ hay cả bài".
Tiếp theo là sự phân tích tinh tế làm sáng tỏ cái hay, cái đẹp của bài " Thu điếu"
ở các điệu xanh
ở những cử động
ở các vần thơ
ở các chữ không non ép
b. Sử dụng phép luận luận phân tích và tổng hợp:
Phân tích 4 nguyên nhân khách quan của sự thành đạt: Gặp thời, hoàn cảnh, điều kiện, tài năng
Tổng hợp về nguyên nhân chủ quan: Sự phấn đấu kiên trì của cá nhân - thành đạt là làm cái gì có ích cho xã hội, được xã hội thừa nhận.Câu 2: trang 12 sgk Ngữ văn 9 tập 2
Hiện nay có một số học sinh học qua loa, đối phó, không học thật sự. Em hãy phân tích bản chất của lối học đối phó để nêu lên những tác hại của nó
Bài làm:
Học tập giúp chúng ta hoàn thiện con người và có thêm tri thức vững bước đứng trên đường đời. Thế nhưng hiện nay có rất nhiều học sinh học qua loa đối phó, không học thật sự. Họ chưa hiểu hết được tác hại của phương pháp này:
Học đối phó là học mà không lấy việc học làm mục đích, xem học là việc phụ.
Học đối phó là học bị động, không chủ động, cốt đối phó với sự đòi hỏi của thầy cô, của thi cử.
Học đối phó là học hình thức, không đi sâu vào thực chất kiến thức của bài học.
Học đối phó dù có bằng cấp thì đầu óc cũng trống rỗngCâu 3: trang 12 sgk Ngữ văn 9 tập 2
Dựa vào văn bản bàn về việc đọc sách của Chu Quang Tiềm, em hãy phân tích các lí do khiên mọi người phải đọc sách
Bài làm:
Đọc sách có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống con người đặc biệt là trong xã hội đang ngày một phát triển ngày. Sách chứa đựng những tri thức, hiểu biết về tự nhiên, xã hội mà ông cha ta đã tích lũy từ ngàn đời. Sách bao gồm tất cả các lĩnh vực của đời sống, vì vậy mà sách vở chính là những cuốn bách khoa toàn thư về thế giới, là một nguồn tài nguyên vô tận mà con người có thể thỏa sức tìm tòi, học hỏi, làm cơ sở cho mọi sáng tạo giúp chúng ta tích lũy nâng cao vốn hiểu biết học vấn. Với mỗi người, đọc sách là cách tốt nhất để tiếp thu kinh nghiệm xã hội, kinh nghiệm sống, là sự chuẩn bị để tiến hành cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, tích lũy tri thức, khám phá chinh phục thế giới.Câu 4: trang 12 sgk Ngữ văn 9 tập 2
Hãy viết đoạn văn tổng hợp những điều đã phân tích trong bài bàn về việc đọc sách
Bài làm:
Gợi ý:
Tổng hợp những điều đã phân tích về việc đọc sách.
Sách vở nhiều, sức đọc của người có hạn, do đó phải lựa chọn mà đọc.
Sách vở có chất lượng khác nhau, do đó phải chọn những sách hay mà đọc, không lãng phí sức vào việc dọc những sách vô thưởng vô phạt.
Đọc sách không cần nhiều mà cần đọc kĩ, hiểu sâu, do đó phải chọn một số sách quan trọng đối với mình, dồn tâm lực mà đọc để nắm được những điều cơ bản nhất.
Bên cạnh đọc sâu cần phải đọc rộng, ở đây cũng cần lựa chọn những sách cần thiết.
Viết đoạn văn
Tác giả Chu Quang Tiềm đã thông qua " Bàn về đọc sách" để mong muốn gửi đến bạn đọc vai trò quan trọng của việc đọc sách. Đọc sách không phải cốt số lượng, đọc ít mà chú tâm còn hơn đọc nhiều mà không hiệu quả. Chúng ta phải chọn lọc sách để đọc cho tốt. Sách vở có chất lượng khác nhau, do đó cần lựa chọn những sách hay mà đọc, không được lãng phí thời gian vào đọc những loại sách vô thưởng vô phạt. Đọc sách cần có kĩ năng, hiểu sâu, đọc sách tăng vốn hiểu biết của bản thân để có thể vận dụng nhiều vào thực tiễn và cuộc sống. -
Bài soạn "Luyện tập phân tích và tổng hợp" số 5
Câu 1 - Trang 11 SGK
Đọc các đoạn trích [...] và cho biết tác giả đã vận dụng phép lập luận nào và vận dụng như thế nào?
Trả lời
a) Đoạn văn của Xuân Diệu phân tích cái hay của bài thơ Thu điếu. Tác giả đã sử dụng thao tác tổng hợp và phân tích. Câu đầu tiên nêu ra một nhận xét khái quát được tổng hợp từ nhiều trường hợp cụ thể: "Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài... không thể tóm tắt thơ được mà phải đọc lại".
Từ câu thứ hai, tác giả đi vào phân tích cái hay của bài Thu điếu về các phương diện: bài thơ thú vị ở các điệu xanh; ở những cử động ở các vần thơ. Mỗi điều hay khi phân tích đều được minh họa bằng các dẫn chứng cụ thể. Nhờ vậy bài viết luôn phảng phất không khí của Thu điếu.
b) Đoạn văn phân tích các nguyên nhân dẫn đến thành đạt của con người trong đó nguyên nhân quan trọng là nguyên nhân chủ quan. Tác giả đoạn văn đưa ra từng nguyên nhân khách quan có thể dẫn tới sự thành đạt sau đó lại bác bỏ vì không phải là nguyên nhân quyết định. Cuối cùng tác giả chỉ ra “Rút cuộc, mấu chốt của sự thành đạt là ở bản thân chủ quan mỗi người. Ở tinh thần kiên trì phấn đấu học tập không mệt mỏi, lại phải trau dồi đạo đức cho tốt đẹp”.
Câu 2 - Trang 12 SGK
Hiện nay có một số học sinh học qua loa, đối phó, không học thật sự. Em hãy phân tích bản chất của lối học đối phó để nêu lên những tác hại của nó.
Gợi ý:
Phân tích thực chất của lối học đối phó và nêu lên tác hại của nó.
- Học đối phó là lối học như thế nào?
+ Hàng ngày không ngó ngàng gì đến bài vở, chỉ khi sắp kiểm tra, sắp thi mới học.
+ Sắp thi, sắp kiểm tra, gặp thầy, gặp bạn nghe ngóng để đoán đầu bài sẽ ra vào nội dung nào. Từ đó chỉ chúi mũi học mấy bài đó, bỏ qua các bài khác.
- Tác hại của thái độ học đối phó:
+ Học qua loa, nắm kiến thức lờ mờ, có nhiều chỗ hổng. Do đó học vấn không chắc chắn
+ Tạo ra thói quen học tập, tránh thói làm việc tắc trách.
Câu 3 - Trang 12 SGK
Dựa vào văn bản Bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm, em hãy phân tích các lí do khiến mọi người phải đọc sách.
Trả lời
Lí do bắt buộc mọi người phải chọn sách mà đọc:
- Số lượng sách lớn, nhiều trong khi đó thời gian đọc sách của mỗi người có hạn vì thế phải chọn sách mà đọc.
- Sách đa dạng về nội dung. Trong từng nội dung, có sách đề cập đến vấn đề quan trọng, có sách đề cập đến vấn đề không quan trọng bằng. Vì thế cần chọn sách quan trọng mà đọc.
Câu 4 - Trang 12 SGK
Hãy viết đoạn văn tổng hợp những điều đã phân tích trong bài Bàn về đọc sách.
Trả lời
Tóm lại, muốn đọc sách có hiệu quả phải chọn những sách quan trọng nhất mà đọc cho kĩ, đồng thời cũng chú trọng đọc rộng thích đáng, để hỗ trợ những việc nghiên cứu chuyên sâu.
-
Bài soạn "Luyện tập phân tích và tổng hợp" số 6
Câu 1. Bài tập này có hai yêu cầu:
Đọc các đoạn văn trong SGK, trang 11, 12.
Cho biết tác giả đã vận dụng phép lập luận nào và vận dụng như thế nào?
a. Ở đoạn văn này, tác giả vận dụng phép lập luận tổng hợp và phân tích:Lập luận tổng hợp nêu lên cái chung phổ quát: Thơ hay là hay cái hồn lẫn xác, hay cả bài […] không thể tóm tắt thơ được, mà phải đọc lại. Lập luận tổng hợp này đứng ở đầu đoạn.
Lập luận phân tích đã phân tích cái hay của bài thơ ở các khía cạnh:
+ Thú vị ở các điệu xanh.+ Thú vị ỏ những cử động.
+ Thú vị ở các vần thơ.
+ Cả bài thơ không non ép một chữ nào.
+ Tìm được cái tốc độ bay của lá để tương xứng với các mức độ gợn của sóng.
b. Ở đoạn văn này, tác giả đã vận dụng phối hợp phép lập luận phân tích và tổng hợp. Tuy nhiên, trình tự lại ngược lại với đoạn a.
Trước tiên, tác giả phân tích mấu chốt của sự thành đạt. Sau khi liệt kê các nguyên nhân (như: do gặp thời, do hoàn cảnh bức bách, do có điều kiện được học tập, do có tài năng trời cho…), tác giả rút ra nguyên nhân chính chủ quan của con người:
+ Thành đạt do gặp thời nhưng chủ quan không chuẩn bị thì cơ hội cũng sẽ qua đi.+ Hoàn cảnh bức bách mỗi ngưòi có cách ứng phó khác nhau.
+ Điều kiện học tập thuận lợi nhưng mải chơi, mải ăn diện cũng không nên việc gì.
+ Tài năng nếu không tìm cách phát huy thì nó cũng bị thui chột.
Từ những phân tích trên, tác giả tổng hợp, khái quát vấn đề: Rút cuộc mấu chốt của thành đạt là ở bản thân chủ quan mỗi người, ở tinh thần kiên trì phấn đấu, học tập không mệt mỏi, lại phải trau dồi đạo đức cho tốt đẹp.
Câu 2. Bài tập này có hai yêu cầu:
Phân tích bản chất của lối học đối phó.
Tổng hợp về các tác hại của lối học đó.
Gợi ý: Về bản chất lõi học đối phó, các em có thể nêu các biểu hiện như:Học không có mục đích, xem việc học chỉ là phụ.
Học một cách thụ động, chỉ nhằm đốĩ phó vối kiểm tra, thi cử.
Không nắm được bản chất của tri thức, chỉ học gạo, học thuộc lòng một cách máy móc.
Học đổi phó dù có mất nhiều thời gian nhưng đầu óc vẫn rỗng tuếch.
Tổng hợp về việc học đối phó nêu ở trên, có thể khái quát bằng nhiều cách, chẳng hạn: Học đối phó là hình thức học không lấy việc trau dồi, mở mang hiểu biết làm mục đích chính. Lối học này chỉ làm người học mệt mỏi, không mang lại hiệu quả gì và không tạo ra được nhân tài cho đất nước.(Từ những gợi ý trên, các em tự làm bài tập này).
Câu 3. Bài tập này yêu cầu các em dựa vào văn bản Bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm, phân tích các lí do khiến mọi người phải đọc sách:
Đọc sách là một con đường của học vấn.
Muốn tích luỹ và nâng cao trình độ học vấn của mình, phải tiếp thu tích cực những kiến thức từ những cuốn sách có ích.
Đọc sách giúp tạo thành nếp suy nghĩ sâu xa, táe dụng lô-gíc, nâng cao khả năng phân tích, phán đoán.
Không đọc sách sẽ bị tụt hậu so với thời đại.
(Từ những gợi ý trên, các em tự làm bài tập này).Câu 4. Bài tập này yêu cầu các em viết một đoạn văn tổng hợp những điều đã phân tích trong bài Bàn về đọc sách.
Các em tự làm bài tập này. Tuy nhiên, đoạn văn phải tổng hợp được các ý sau:
Đọc sách là một con đường của học vấn.
Sách có nhiều loại, phải biết chọn lọc sách mà đọc cho phù hợp.
Đọc sách cần phải có phương pháp.