Top 6 Bài soạn "Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm" lớp 8 hay nhất

Bình An 402 0 Báo lỗi

Luận điểm theo một cách dễ hiểu đó chính là các tư tưởng, quan điểm, lập luận chính của các văn bản nghị luận hoặc vấn đề nghị luận đang được đề cập đến trong ... xem thêm...

  1. I. Chuẩn bị ở nhà

    Đề bài : "Hãy viết một bài báo tường để khuyên một số bạn trong lớp cần học tập chăm chỉ hơn".

    Câu 1: Phân tích đề

    - Thể loại : văn nghị luận (về một vấn đề trong học tập).

    - Nội dung : khuyên bạn học tập chăm chỉ.

    - Hình thức : báo tường.

    - Đối tượng tiếp nhận : bạn cùng lớp.

    Ngoài các yếu tố về thể loại, nội dung chi phối trực tiếp đến cấu trúc, ngôn ngữ, giọng điệu của bài văn, hai yếu tố hình thức và đối tượng cũng rất quan trọng. Với hình thức báo tường và đối tượng là bạn bè, người viết có thể sử dụng nhiều giọng điệu khác nhau, nhiều từ ngữ quen thuộc, gần gũi hằng ngày.

    Câu 2: Tự lập dàn ý để đối chiếu, hoàn thiện trong giờ luyện tập trên lớp.


    II. Luyện tập trên lớp

    Câu 1:

    - Có luận điểm còn chứa đựng những nội dung không phù hợp với luận đề (Luận đề nêu : "phải chăm chỉ học tập hơn", luận điểm lại nói đến khỏe mạnh, lao động tốt…). Cần phải dứt khoát loại bỏ những nội dung không phù hợp đó.

    - Còn thiếu những luận điểm cần thiết, khiến mạch văn có chỗ bị đứt đoạn và luận đề không được hoàn toàn sáng rõ (cần thêm những luận điểm như : đât nước rất cần những người tài giỏi, hay : phải học chăm mới học giỏi, mới thành tài…)

    - Sự sắp xếp các luận điểm còn chưa thật hợp lí (vị trí của luận điểm b làm cho bài thiếu mạch lạc, luận điểm đ không thế đứng sau luận điểm d…).

    Có thể sắp xếp lại hệ thống luận điểm trên như sau :

    Câu a) -> câu c) -> câu e) -> câu b) -> câu d).


    Câu 2: Trình bày luận điểm

    a. Trong những câu được dẫn, câu (3) hay hơn cả vì thể hiện được tình cảm, cảm xúc (lòng mong muốn bạn tiến bộ) của người viết được bộc lộ rõ ràng, do đó hiệu quả thuyết phục sẽ cao hơn.

    b. Cách sắp xếp các luận cứ theo trình tự trong sách đã thể hiện tính lô-gíc, chặt chẽ :

    Ba câu đầu là hệ thống lập luận theo hướng thuận:

    - Câu (1) nêu một vấn đề về tương lai, trong đó trình độ khoa học – kỹ thuật và văn hoá - nghệ thuật ngày một nâng cao.

    - Câu (2) xác định vai trò của tri thức trong xã hội đó.

    - Câu (3) được suy ra từ câu (2) : muốn có tri thức thì phải chăm chỉ học tập.

    - Câu (4) là một kết luận có tính tất yếu và giàu sức thuyết phục.

    c. Cách kết đoạn như của bạn ("Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không ?") có những đặc điểm :

    - Cách viết đó tạo ra một giọng điệu tinh nghịch (thậm chí hơi suồng sã), điều đó có thể làm giảm tính thuyết phục của đoạn văn.

    - Để kết luận được như vậy, cả bài văn cũng phải có một giọng điệu tương tự thì mới phù hợp. Điều này thật khó tạo được hiệu quả như ý muốn.

    Nói chung, để kết thúc đoạn văn này có thể sử dụng nhiều cách khác nhau, nhiều giọng điệu khác nhau nhưng điều chủ yếu nhất là những giọng điệu đó phải xuất phát từ (và cũng phải thể hiện được) một tình cảm bè bạn chân thành, từ lòng mong muốn thực sự cho sự tiến bộ của bạn cũng như của cả tập thể lớp.

    d. Nếu kết luận theo hướng trên (câu chủ đề ở cuối đoạn) thì đây là một đoạn văn được viết theo lối quy nạp.

    Nếu kết luận theo hướng trên (câu chủ đề ở cuối đoạn) thì đây là một đoạn văn được viết theo lối quy nạp.

    Ví dụ :

    "Người học sinh hôm nay càng ham chơi, không chăm học thì ngày mai càng khó có thể làm được việc gì có ý nghĩa, và do đó càng khó có được niềm vui trong cuộc sống. Điều đó được giải thích như sau : cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học – kỹ thuật, xã hội càng ngày càng phát triển, càng đòi hỏi con người phải được trang bị hệ thống tri thức tiên tiến...".


    Câu 4: Với luận điểm "Đọc sách là công việc vô cùng bổ ích vì nó giúp ta hiểu biết thêm về đời sống", có thể viết đoạn văn theo những luận cứ sau :

    - Sách là kho tàng tri thức khổng lồ của nhân loại. Sách cung cấp cho ta những tri thức về hầu hết các lĩnh vực của đời sống.

    - Tiếp xúc với sách, con người có cơ hội tiếp xúc với toàn bộ kho tàng văn hoá của văn minh nhân loại. Đó là một phương tiện không gì thay thế được.

    - Bởi vậy, đọc sách là công việc vô cùng bổ ích mà qua đó, con người có thể không ngừng làm giàu vốn tri thức của mình.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  2. Phần I: CHUẨN BỊ Ở NHÀ

    (trang 82, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

    Đề bài : "Hãy viết một bài báo tường để khuyên một số bạn trong lớp cần học tập chăm chỉ hơn".

    Câu 1: Phân tích đề

    - Thể loại : văn nghị luận (về một vấn đề trong học tập).

    - Nội dung : khuyên bạn học tập chăm chỉ.

    - Hình thức : báo tường.

    - Đối tượng tiếp nhận : bạn cùng lớp.

    Câu 2: Tự lập dàn ý để đối chiếu, hoàn thiện trong giờ luyện tập trên lớp.


    Phần II: LUYỆN TẬP

    Trả lời câu 1 (trang 83, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

    - Có luận điểm còn chứa đựng những nội dung không phù hợp với luận đề.

    - Còn thiếu những luận điểm cần thiết, khiến mạch văn có chỗ bị đứt đoạn và luận đề không được hoàn toàn sáng rõ

    - Sự sắp xếp các luận điểm còn chưa thật hợp lí.

    Có thể sắp xếp lại hệ thống luận điểm trên như sau:

    Câu a) -> câu c) -> câu e) -> câu b) -> câu d).


    Trả lời câu 2 (trang 83, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

    Trình bày luận điểm

    a. Trong những câu được dẫn, câu (3) hay hơn cả vì thể hiện được tình cảm, cảm xúc.

    b. Cách sắp xếp các luận cứ theo trình tự trong sách đã thể hiện tính lô-gíc, chặt chẽ :

    Ba câu đầu là hệ thống lập luận theo hướng thuận:

    - Câu (1) nêu một vấn đề về tương lai, trong đó trình độ khoa học – kỹ thuật và văn hoá - nghệ thuật ngày một nâng cao.

    - Câu (2) xác định vai trò của tri thức trong xã hội đó.

    - Câu (3) được suy ra từ câu (2) : muốn có tri thức thì phải chăm chỉ học tập.

    - Câu (4) là một kết luận có tính tất yếu và giàu sức thuyết phục.

    c. Cách kết đoạn như của bạn ("Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không ?") có những đặc điểm :

    - Cách viết đó tạo ra một giọng điệu tinh nghịch (thậm chí hơi suồng sã), điều đó có thể làm giảm tính thuyết phục của đoạn văn.

    - Để kết luận được như vậy, cả bài văn cũng phải có một giọng điệu tương tự thì mới phù hợp.

    d. Nếu kết luận theo hướng trên (câu chủ đề ở cuối đoạn) thì đây là một đoạn văn được viết theo lối quy nạp.


    Trả lời câu 4 (trang 84, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

    - Có thể viết đoạn văn như sau:

    Đọc sách là công việc vô cùng bổ ích, vì nó giúp ta hiểu biết thêm về đời sống.
    Đúng vậy, việc đọc sách giúp ta hiểu về cuộc sống của nhiều lớp người trong xã hội, từ những người cực kì nghèo khổ cho đến những kẻ đầy quyền lực, giàu sang. Từ đó ta hiểu thế nào là sự bất công trong xã hội.
    Đọc sách giúp ta hiểu về cuộc sống của con người trong quá khứ cũng như có thể đoán định được cuộc sống của con người trong tương lai.
    Đọc sách giúp ta mở rộng được tầm nhìn, hiểu biết về nhiều dân tộc, về nhiều quốc gia khác nhau trên trái đất.
    Đọc sách giúp ta hiểu biết về tầm lí người đời, về thế thái nhân tình, về cách đối nhân xử thế, về đạo lí ở đời.
    Đọc sách còn giúp ta có thêm nhiều kinh nghiệm sống quý báu, biết tránh điều xấu, học điều hay, trở thành con người có ích cho xã hội.


    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  3. Câu 1. Em phải chuẩn bị trình bày trước lớp một bài nói (hoặc viết) về vấn đề : Làm thế nào để viết tốt một bài văn nghị luận ?

    a) Hãy ghi vào sổ tay và đánh dấu X bên cạnh những ý mà em thấy cần thiết phải trình bày trong bài ấy :

    - Phải chịu khó tích luỹ những kiến thức đời sống và kiến thức văn học.

    - Phải tích cực học tập tiếng Việt để có khả năng diễn đạt chính xác, rõ ràng, trong sáng.

    - Phải thường xuyên luyện tập nêu luận điểm.

    - Phải tìm đọc những bài văn nghị luận hay để học cách làm văn.

    - Phải học thuộc lòng các bài văn mẫu.

    - Phải thường xuyên luyện tập để vận dụng lí thuyết vào thực tế.

    - Phải luyện tập cách lập luận : giải thích, chứng minh, quy nạp, diễn dịch,...

    b) Sau đó, sắp xếp các ý cần thiết thành một hệ thống luận điểm hợp lí, gọn gàng, chặt chẽ.

    Trả lời:

    a) Chỉ trừ ý Thái học thuộc lòng các bài văn mẫu, các ý khác đều phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề ; do đó đều có thể đặt và cần đặt dấu X vào bên cạnh.

    b) Hệ thống luận điểm của bài văn phải tập trung vào các mặt :

    - Tích luỹ kiến thức đời sống và văn học.

    - Nắm vững lí thuyết làm văn.

    - Thường xuyên luyện tập, thực hành.


    Câu 2. Cho 2 câu chủ đề dưới đây :

    a) Muốn viết tốt một bài văn nghị luận, người làm bài trước hết phải nắm vững lí thuyết làm văn.

    b) Tuy nhiên, để làm tốt một bài văn nghị luận, người học sinh còn cần phải thường xuyên luyện tập, thực hành.

    - Theo em, đoạn văn có câu chủ đề (b) có thể nằm ngay sau đoạn văn có câu chủ đề (a) được hay không ? Vì sao ?

    - Một bạn cho rằng : Từ muốn ở câu (a) hoàn toàn có thể chuyển sang câu (b) để thay cho từ tuy nhiên, và ngược lại, từ tuy nhiên ở câu (b) cũng hoàn toàn có thể chuyển sang câu (a) để thay cho từ muốn. Một bạn khác lại cho rằng : Có thể đổi từ muốn hoặc từ tuy nhiên đó thành từ nhờ hoặc từ vì. Ý kiến của hai bạn ấy có đúng không ? Vì sao ?

    Trả lời:

    - Đoạn văn chứa câu chủ đề (b) có thể nằm ngay sau đoạn văn chứa câu chủ đề (a), khi ta xét thấy hai chủ đề ấy liên quan chặt chẽ với nhau, tiếp nối nhau, không thể tổn tại thiếu nhau. Không có điều kiện nêu tại (a) không thể thực hiện công việc nêu tại (b) ; ngược lại, nếu không hướng tới mục đích nêu tại (a) thì (a) trở nên không cần thiết, không còn ý nghĩa.

    - Thử xét xem : nếu thay muốn bằng tuy nhiên (hay ngược lại) thì mối quan hệ giữa đoạn văn sẽ viết với đoạn văn đã viết ở bên trên có bị sai lệch, dẫn tới nội dung của bài làm bị sai lệch theo và sự liên kết đoạn bị phá vỡ không. Trường hợp thay muốn hoặc tuy nhiên bằng vì hay nhờ cũng cần được xem xét theo cách thức tương tự như thế.


    Câu 3. Những nội dung sau đây có thể và cần dùng làm luận cứ cho luận điểm nào trong số các luận điểm đã nêu trong bài tập 2 :

    Lí luận cốt để áp dụng vào công việc thực tế. Lí luận mà không áp dụng vào thực tế là lí luận suông. Dù xem được hàng ngàn hàng vạn quyến lí luận, nếu không biết đem ra thực hành, thì khác nào một cái hòm đựng sách.

    Lí luận cũng như cái tên (hoặc viên đạn). Thực hành cũng như cái đích để bắn. Có tên mà không bắn, hoặc bắn lung tung, cũng như không có tên.

    (Hồ Chí Minh, Về vấn đề học tập, NXB Sự thật)

    Trả lời:

    Những ý kiến sâu sắc và lí thú của Bác Hồ có thể và cần dùng làm luận cứ cho luận điểm : "Để làm tốt một bài văn nghị luận, người học sinh còn cần phải thường xuyên luyện tập, thực hành".


    Câu 5. Hai bạn tranh luận với nhau về phần văn bản của M. Go-rơ-ki được dẫn ở phần Đọc thêm của bài Luyện tập xâỵ dựng và trình bày luận điểm (tr. 84 - 85, SGK). Một bạn cho rằng luận điểm của phần văn bản ây hiện ra ngay từ câu văn đầu tiên. Còn bạn kia lại cho rằng, phải nói luận điểm đó đã được tác giả đúc kết trong câu văn cuối cùng mới đúng.

    Em tán thành ý kiến của bạn nào ? Vì sao ?

    Trả lời:

    Hãy xét xem : Các câu văn trong phần văn bản của M. Go-rơ-ki đều tập trung làm rõ nhận định nào :

    a) Sách làm cho tôi : “gắn bó với thế giới, cuộc đời càng trở nên rực rỡ, có ý nghĩa đối với tôi”.

    b) Hay nhận định : Sách giúp tôi "tách khỏi con thú để lên tới gần con người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất và về sự thèm khát cuộc sống ấy."

    Chú ý : Cần quan tâm đến những câu như : "Tôi thấy rằng có những con người sống khổ cực hơn, khó khăn hơn tôi, điều đó an ủi tôi phần nào",..

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  4. I. Chuẩn bị ở nhà

    Đề bài: Hãy viết một bài báo tường để khuyên một số bạn trong lớp cần học tập chăm chỉ hơn.

    Phân tích đề:

    Hình thức: Bài báo tường
    Nội dung: Khuyên một số bạn trong lớp cần học tập chăm chỉ hơn


    II. Luyện tập trên lớp

    Câu 1 trang 83 SGK văn 8 tập 2

    Hệ thống luận điểm chưa chính xác về trình tự lập luận cũng như không logic về mặt ý.

    Cần sắp xếp lại đồng thời chỉnh lại câu từ các ý như sau:

    a) Lớp ta có nhiều bạn học giỏi, lao động tốt, làm vui lòng thầy cô, cha mẹ, xứng đáng là tấm gương cho mọi người noi theo
    c) Nhưng bên cạnh đó có một số bạn trong lớp tỏ ra chểnh mảng trong học tập
    b) Điều đó khiến cho các thầy cô giáo và các bậc phụ huynh rất lo lắng
    e) Các bạn ấy chưa thấy rằng, bây giờ càng ham vui chơi, không chịu đi học hành thì sau này càng khó có được niềm vui trong cuộc sống.
    d) Ngay từ lúc này, các bạn cần chăm chỉ học tập hơn.


    Câu 2 trang 83 SGK văn 8 tập 2

    a) Trong số 3 câu đã cho có câu (1) và câu (3) là những câu có thể dùng để giới thiệu luận điểm e.

    Một cách khác để giới thiệu luận điểm:

    Là những thanh niên của thời đại mới, các bạn cần ý thức được rằng bây giờ càng ham vui chơi, không chịu đi học hành thì sau này càng khó có được niềm vui trong cuộc sống.
    b) Sắp xếp những luận cứ theo trình tự là:

    (3) Muốn có tri thức thì phải chăm chỉ học tập ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường
    (1) Sau này, khi lớn lên, bạn sẽ sống trong một thời đại mà trình độ khoa học- kĩ thuật và văn hóa- nghệ thuật ngày một nâng cao
    (2) Trong xã hội ấy, làm việc gì cũng cần phải có tri thức
    (4) Do đó, người học sinh hôm nay càng ham vui chơi, không chịu đi học hành thì sau này càng khó có thể làm được những việc có ý nghĩa, và do đó càng khó có được niềm vui trong cuộc sống.
    c) Kết thúc đoạn văn giống như trong “Hịch tướng sĩ” không phù hợp vì đối tượng nghe là người cùng trang lứa.

    d)

    Đoạn văn viết theo cách trên là đoạn văn quy nạp bởi câu chủ đề được đưa xuống cuối đoạn.
    Có thể biến đổi đoạn văn ấy thành đoạn văn diễn dịch bằng cách đổi câu chủ đề lên đầu đoạn văn.


    Câu 4 trang 84 SGK văn 8 tập 2

    Đoạn văn trình bày luận điểm: “Đọc sách là công việc vô cùng bổ ích vì nó giúp ta hiểu biết thêm về đời sống”.

    Chúng ta nên dành nhiều thời gian để đọc sách hơn là xem ti vi hay ngồi trước màn hình máy tính. Sách là văn học mà một trong những giá trị của văn học đó là giá trị nhận thức: giúp cho con người có thêm những nhận thức về đời sống xã hội trên nhiều lĩnh vực và nhận thức chính bản thân mình. Là kho tích lũy vốn kiến thức sâu rộng của nhân loại bao đời, trong sách chứa đựng tất cả những kiến thức về văn hóa, lịch sử, xã hội trên sự vượt qua cả thời gian lẫn không gian. Đọc sánh ta có thể được nói chuyên với nhiều người thông thái ở mọi thời đại, chu du đến mọi nơi và trải mình theo hàng vạn năm lịch sử. Những kiến thức về tự nhiên, văn hóa, xã hội, con người cứ thế chảy vào kho kiến thức của nhân loại vào kho của cá nhân ta khi ta đọc sách. Bởi vậy, đọc sách là công việc vô cùng bổ ích vì nó giúp ta hiểu biết thêm về đời sống.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  5. 1. Xây dựng hệ thống luận điểm

    Có luận điểm còn chứa đựng những nội dung không phù hợp với luận đề (Luận đề nêu : ‘phải chăm chỉ học tập hơn’, luận điểm lại nói đến khỏe mạnh, lao động tốt…). Cần phải dứt khoát loại bỏ những nội dung không phù hợp đó.
    Còn thiếu những luận điểm cần thiết, khiến mạch văn có chỗ bị đứt đoạn và luận đề không được hoàn toàn sáng rõ (cần thêm những luận điểm như : đât nước rất cần những người tài giỏi, hay : phải học chăm mới học giỏi, mới thành tài…)
    Sự sắp xếp các luận điểm còn chưa thật hợp lí (vị trí của luận điểm b làm cho bài thiếu mạch lạc, luận điểm đ không thế đứng sau luận điểm d…).
    Tiếp đó, thêm bớt, điều chỉnh và sắp xếp lại hệ thống luận điểm ấy, nhằm đạt được một bố cục rành mạch, hợp lí và chặt chẽ. Chẳng hạn như :

    (a) Đất nước đang rất cần những người tài giỏi để đưa Tổ quốc tiến lên ‘đài vinh quang’, sánh kịp với bè bạn năm châu.

    (b) Quanh ta đang có nhiều tấm gương của các bạn học sinh phấn đấu học giỏi, để đáp ứng được yêu cầu của đất nước.

    (c) Muốn học giỏi, muốn thành tài thì trước hết phải chăm học.

    (d) Một số bạn ở lớp ta còn ham chơi, chưa chăm học, làm cho thầy cô và các bận cha mẹ rất lo buồn.

    (đ) Nếu bây giờ càng chơi bời, không chịu học thì sau này càng khó gặp niềm vui trong đời sống.

    (e) Vậy các bạn nên bớt vui chơi, chịu khó học hành chăm chỉ, để trở nên người có ích cho cuộc sống và nhờ đó, tìm được niềm tin vui chân chính, lâu bền.


    2. Trình bày luận điểm

    a. Ta nên chuyển đoạn và giới thiệu luận điểm như thế nào cho chính xác và hấp dẫn ? Có phải tất cả các câu chuyển đoạn và giới thiệu luận điểm ghi ở 2a trong bài đều chính xác không, vì sao ? (Câu thứ hai xác định sai mối quan hệ giữa luận điểm cần trình bày với luận điểm đứng trên. Hai luận điểm ấy không có quan hẹ nhân quả để có thể nói bằng : ‘Do đó’). Cách chuyển đoạn của các câu còn lại có khác gì không ? Có thể thích câu thứ nhất vì đơn giản, dễ làm theo : câu thứ ba vì rõ ràng, câu thứ tư vì có giọng điệu gần gũi, thân thiết.

    b. Ta nên đưa những luận cứ gì và sắp xếp những luận cứ ấy như thế nào cho xác đáng ? Có thể chấp nhận trình tự được đưa ra trong SGK. Vì trình tự ấy phản ánh được các bước hợp lí của quá trình làm rõ dần luận điểm : bước trước dẫn tới bước sau, bước sau kế tiếp bước trước, để tới bước cuối cùng thì luận điểm được làm rõ hoàn toàn.

    c. Bài nghị luận nào cũng phải có kết bài. Vậy có thể suy ra : đoạn nghị luận nào cũng phải có kết đoạn không ? (Chú ý : Không thể đòi hỏi mọi đoạn văn đề phải có – hoặc đề không được có – kết đoạn, vì sự đòi hỏi đó chỉ khiến bài văn vừa khó làm, vừa dễ trở nên đơn điệu (viết theo các cách khác nhau, miễn là đạt được các yêu cầu đó.

    d. Làm thế nào để chuyển một đoạn văn diễn dịch (như đoạn văn em vừa chuẩn bị) thành đoạn văn quy nạp và ngược lại ? Có phải chỉ cần thay đổi vị trí của câu chủ đề không ? (Không chỉ đơn giản thế. Còn cần phải sửa lại những câu văn sao cho mối liên kết trong đoạn, trong bài không bị mất đi).


    CHUẨN BỊ Ở NHÀ
    Đề bài: "Hãy viết một bài báo tường để khuyên một số bạn trong lớp cần học tập chăm chỉ hơn".
    Dàn ý
    Mở bài:
    Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
    Thân bài:
    - Mục đích của việc học
    - Học tập chăm chỉ giúp bản thân phát triển tích cực cả về trí tuệ và nhân cách
    - Những tấm gương thành đạt khi siêng năng học tập
    - Những biểu hiện của học tập chăm chỉ
    - Phản đề sự lười biếng của việc học
    Kết bài:
    Lờ khuyên/ kêu gọi việc học tập chăm chỉ

    Câu 1 (trang 83 sgk Ngữ Văn 8 Tập 2)

    - Luận điểm (a) là không cần thiết, một số vị trí trong các luận điểm cần sắp xếp lại.
    Có thể bổ sung và sắp xếp lại như sau:
    a, Đất nước cần người tài để đưa nước nhà đi lên, tiến bước và phát triển
    b.Trong thực tế, có không ít những học sinh chăm chỉ, phấn đấu học giỏi để đáp ứng những nhu cầu của tổ quốc
    c. Muốn thành tài, giúp ích cho nước nhà phải biết chăm chỉ học tập
    d. Trong lớp ta còn rất nhiều các bạn ham chơi, mê game mà lười học
    e. Các bạn ấy cần phải biết rằng nếu cứ tiếp tục như vậy thì cuộc sống sau này sẽ mất dần niềm vui
    g. Nên quyết tâm học tập, cần cù rèn luyện

    Câu 2 (trang 83 sgk Ngữ Văn 8 Tập 2)

    Trình bày luận điểm
    a)- Có thể dùng cách (1) và cách (3) để trình bày luận điểm e. em thích nhất là cách (3).
    Một vài cách khác:
    - Những điều đáng buồn là một vài bạn trong lớp vẫn còn chưa thấy…….
    - Học tập luôn là điều cần thiết nhưng đâu đó vẫn còn có nhiều bạn chưa thấy được rằng…..
    b) Có thể giữ nguyên trình tự như trên
    c) Có thể kết đoạn:
    - Lúc bấy giờ, liệu các bạn có muốn vui chơi nữa không?
    - Lúc bấy giờ, các bạn có muốn vui chơi thoải mái nữa hay không?
    d) Đoạn văn theo cách trên là diễn dịch, có thể chuyển thành quy nạp.

    Câu 4 (trang 85 sgk Ngữ Văn 8 Tập 2)

    Có thể viết đoạn văn theo những luận cứ sau:
    - Đọc sách mang lại cho ta những kiến thức về tự nhiên, khoa học, lịch sử, môi trường,….
    - Đọc sách nuôi dưỡng tâm hồn, hướng thiện cho con người.
    - Đọc sách mang ta đến những nơi mà chưa từng được đến, khám phá thế giới vô cùng, vô tận

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  6. I. Chuẩn bị ở nhà

    Câu 1 trang 82 - SGK Ngữ văn 8 tập 2:

    a. Mở bài: Học tập chăm chỉ là việc nên làm của học sinh

    b. Thân bài
    – Luận điểm 1: Hiện nay có rất nhiều bạn học sinh trong lớp chưa chăm chỉ trong học tập
    + Luận cứ: Điểm kiểm tra còn thấp, thành tích lớp đi xuống, nhiều bạn không làm bài tập về nhà,..
    – Luận điểm 2: Hậu quả của việc học tập không chăm chỉ là rất lớn
    + Luận cứ: Ảnh hưởng đến thành tích và lực học của bản thân, trường lớp, gia đình
    – Luận điểm 3: Phải học tập chăm chỉ hơn
    + Luận cứ: Tổ chức học nhóm, học tổ; các bạn giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong học tập.
    c. Kết bài: Học tập chăm chỉ đem lại nhiều kết quả tốt nên hãy học tập chăm chỉ.


    II. Luyện tập
    Câu 1 trang 83 - SGK Ngữ văn 8 tập 2:
    Xây dựng hệ thống luận điểm
    Một bạn dự định đưa vào bài viết của mình những luận điểm dưới đây:
    a) Lớp ta có nhiều bạn học giỏi, lao động tốt, làm vui lòng thầy cô, cha mẹ, xứng đáng là tấm gương sáng cho mọi người noi theo.
    b) Các thầy, cô giáo và nhiều bậc phụ huynh của lớp ta đang rất lo buồn.
    c) Thế mà một số bạn trong lớp còn tỏ ra chểnh mảng trong học tập.
    d) Vậy thì ngay từ lúc này, các bạn ấy hãy chuyên cần học tập hơn.
    e) Các bạn ấy chưa thấy rằng, bây giờ càng ham vui chơi, không chịu học hành thì sau này càng khó có được niềm vui trong cuộc sống.
    Hệ thống luận điểm này có chỗ nào chưa chính xác? Nếu có, thì theo em, bạn ấy cần phải điều chỉnh, sắp xếp lại như thế nào?
    Trả lời:
    - Có luận điểm còn chứa đựng những nội dung không phù hợp với luận đề (Luận đề nêu : "phải chăm chỉ học tập hơn", luận điểm lại nói đến khỏe mạnh, lao động tốt…). Cần phải dứt khoát loại bỏ những nội dung không phù hợp đó.
    - Còn thiếu những luận điểm cần thiết, khiến mạch văn có chỗ bị đứt đoạn và luận đề không được hoàn toàn sáng rõ (cần thêm những luận điểm như : đât nước rất cần những người tài giỏi, hay : phải học chăm mới học giỏi, mới thành tài…)
    - Sự sắp xếp các luận điểm còn chưa thật hợp lí (vị trí của luận điểm b làm cho bài thiếu mạch lạc, luận điểm đ không thế đứng sau luận điểm d…).
    Có thể sắp xếp lại hệ thống luận điểm trên như sau :Câu a) -> câu c) -> câu e) -> câu b) -> câu d).


    Câu 2 trang 83 - SGK Ngữ văn 8 tập 2: Trình bày luận điểm

    Em phải giúp bạn trình bày luận điểm (e) thành một đoạn văn nghị luận. Hãy cho biết:
    a) Trong các câu sau, có thể dùng những câu nào để giới thiệu luận điểm (e)? trong số đó, em thích câu nào nhất?
    (1) Tuy nhiên, các bạn ấy chưa thấy rằng, bây giờ càng ham vui chơi, không chịu học hành thì sau này càng khó có được niềm vui trong cuộc sống.
    (2) Do đó, các bạn ấy chưa thấy rằng, bây giờ càng ham vui chơi, không chịu học hành thì sau này càng khó có được niềm vui trong cuộc sống.
    (3) Nhưng các bạn có nên cứ chểnh mảng trong học tập như thế hay không? Xin hãy nhớ rằng, bây giờ càng ham vui chơi, không chịu học hành thì sau này càng khó có được niềm vui trong cuộc sống.
    Hãy nghĩ thêm một vài câu giới thiệu luận điểm khác.
    b) Nên sắp xếp những luận cứ dưới đây theo trình tự nào để sự trình bày luận điểm trên được rành mạch, chặt chẽ?
    (1) Sau này, khi lớn lên, bạn sẽ sống trong thời đại mà trình độ khoa học – kĩ thuật và văn hóa – nghệ thuật ngày một nâng cao.
    (2) Trong xã hội ấy, làm việc gì cũng phải có tri thức.
    (3) Muốn có tri thức thì phải chăm chỉ học tập, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
    (4) Do đó, người học sinh hôm nay càng ham chơi, không chăm học thì ngày mai càng khó có thể làm được việc gì có ý nghĩa, và do đó, càng khó có được niềm vui trong cuộc sống.
    c) Bạn em muốn kết thúc đoạn văn bằng một câu hỏi giống câu kết đoạn trong văn bản Hịch tướng sĩ: “Lúc bấy giờ, dẫu các người muốn vui vẻ phỏng có được không?”. Theo em, nên viết câu kết đoạn như thế nào cho phù hợp với yêu cầu của bạn? Ngoài cách vừa nêu, em còn có thể kết thúc đoạn văn ấy theo cách nào khác nữa?
    d) Đoạn văn viết theo cách trên đây là đoạn văn diễn dịch hay quy nạp? Vì sao?
    Trả lời:
    a) Trong những câu được dẫn, câu 3 hay hơn vì tình cảm, cảm xúc của người viết được bộc lộ rõ nét.
    b) Trình tự sắp xếp trong sách giáo khoa đã hợp lí
    c) Nếu kết đoạn là một câu giống trong Hịch tướng sĩ: “Lúc bấy giờ dẫu các ngươi muốn vui vẻ, phỏng có được ko?” sẽ tạo ra một giọng điệu suồng sã, giảm tính thuyết phục của đoạn văn.
    – Để kết thúc đoạn này nên sử dụng giọng điệu chân thành vì đây là chia sẻ với các bạn cùng lớp.
    d) Nếu câu chủ đề nằm ở đầu đoạn thì đó là đoạn văn diễn dịchCâu chủ đề nằm ở cuối đoạn thì đó là đoạn văn quy nạp.Có thể chuyển đọan văn diễn dịch thành quy nạp bằng cách thay đổi vị trí câu chủ đề.


    Câu 3 trang 83 - SGK Ngữ văn 8 tập 2: Hãy phát biểu (đọc) luận điểm mà em vừa chuẩn bị (viết) trước tổ (trước lớp); sau đó, lắng nghe sự góp ý của các bạn và của thầy, cô giáo để rút ra những kinh nghiệm bổ ích cho bản thân.
    Trình bày các luận điểm chủ yếu đã được chuẩn bị ở nhà.


    Câu 4 trang 83 - SGK Ngữ văn 8 tập 2: Theo trình tự luyện tập trên lớp, hãy tập viết ở nhà một đoạn văn để trình bày luận điểm “Đọc sách là công việc vô cùng bổ ích, vì nó giúp ta hiểu biết thêm về đời sống”.
    Em có thể biến đổi đoạn văn ấy từ diễn dịch thành quy nạp (hoặc từ quy nạp thành diễn dịch) được không?
    Trả lời:

    Với luận điểm "Đọc sách là công việc vô cùng bổ ích vì nó giúp ta hiểu biết thêm về đời sống", có thể viết đoạn văn theo những luận cứ sau :
    - Sách là kho tàng tri thức khổng lồ của nhân loại. Sách cung cấp cho ta những tri thức về hầu hết các lĩnh vực của đời sống.
    - Tiếp xúc với sách, con người có cơ hội tiếp xúc với toàn bộ kho tàng văn hoá của văn minh nhân loại. Đó là một phương tiện không gì thay thế được.
    - Bởi vậy, đọc sách là công việc vô cùng bổ ích mà qua đó, con người có thể không ngừng làm giàu vốn tri thức của mình.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy