Top 6 Bài soạn "Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt" lớp 9 hay nhất

Bình An 54 0 Báo lỗi

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta luôn cần phải giao tiếp. Nếu không giao tiếp ta không thể hiểu được vấn đề cần nói, không thể bày tỏ quan điểm, cảm xúc, ... xem thêm...

  1. Phần I: TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN TỰ SỰ VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT

    Trả lời câu 1 (trang 15 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

    Đọc và trả lời các câu hỏi sau:

    a) Trong đời sống khi có một tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng mà cần biểu đạt cho mọi người hay ai đó biết, thì em làm thế nào?

    b) Khi muốn biểu đạt tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng ấy một cách đầy đủ, trọn vẹn cho người khác hiểu, thì em phải làm như thế nào?

    c) Đọc câu ca dao sau và trả lời câu hỏi:

    Ai ơi giữ chí cho bền

    Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai.

    Em hãy nhận xét: Câu ca dao này được sáng tác ra để làm gì? Nó muốn nói lên vấn đề gì? Hai câu 6 và 8 liên kết với nhau như thế nào (về luật thơ và về ý)? Như thế đã biểu đạt trọn vẹn một ý chưa?

    d) Lời phát biểu của thây (cô) giáo hiệu trưởng trong lễ khai giảng năm học có phải là một văn bản không? Vì sao?

    đ) Bức thư em viết cho bạn bè hay người thân có phải là một văn bản không?

    e) Những đơn xin học, bài thơ, truyện cổ tích (kể miệng hay được chép lại), câu đôi, thiếp mời dự đám cưới,...có phải đều là văn bản không? Hãy kể thêm những văn bản mà em biết.

    Lời giải chi tiết:

    a) Trong đời sống khi có một tư tưởng tình cảm, nguyện vọng cần biểu đạt cho một người hay ai đó biết thì em sẽ nói hoặc viết ra giấy.

    b) Khi muốn biểu đạt tư tưởng tình cảm nguyện vọng ấy một cách đầy đủ, trọn vẹn cho người khác hiểu thì em phải nói có đầu có đuôi, mạch lạc lí lẽ, nghĩa là phải tạo lập văn bản.

    c) Câu ca dao trên nhằm thông báo nội dung tư tưởng.

    - Nó khẳng định lập trường, ý chí và niềm tin vào chính mình.

    - Hai câu 6 và 8 liên kết với nhau bằng cách bắt vần thể thơ lục bát, biểu đạt trọn vẹn một ý.

    - Ca dao cũng được coi là một văn bản.

    d) Lời phát biểu của thầy (cô) giáo hiệu trưởng trong lễ khai giảng năm học cũng là văn bản vì nó là chuỗi lời, có chủ đề. Chủ đề của bài phát biểu thường là nêu thành tích năm qua, nêu nhiệm vụ năm học mới, kêu gọi, cổ vũ giáo viên, học sinh hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học. Đây là văn bản nói.

    đ) Bức thư là một văn bản viết, có thể thức, có chủ đề xuyên suốt là thông báo tình hình và quan tâm đến người nhận thư.

    e) Các thiếp mời, đơn xin học, bài thơ, truyện cổ tích, câu đối đều là văn bản, vì chúng có mục đích, yêu cầu thông tin và có thể thức nhất định.

    * Một số văn bản khác: Bài giới thiệu về một di tích lịch sử, một tác giả văn học, một danh nhân, bài phát biểu ý kiến của em trong đại hội liên đội...


    Trả lời câu 2 (trang 16 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

    Cho các tình huống giao tiếp sau, hãy lựa chọn kiểu văn bản và phương thức biểu đạt phù hợp.

    Lời giải chi tiết:

    - Hai đội bóng đá muốn xin phép sử dụng sân vận động của thành phố: Văn bản hành chính - công vụ: Đơn từ.

    - Tường thuật diễn biến trận đấu bóng đá: Văn bản Tự sự.

    - Tả lại những pha bóng đẹp trong trận đấu: Văn bản miêu tả.

    - Giới thiệu quá trình thành lập và thành tích thi đấu của hai đội: Văn bản thuyết minh.

    - Bày tỏ lòng yêu mến bóng đá: Văn bản biểu cảm.

    - Bác bỏ ý kiến cho rằng bóng đá là môn thể thao tốn kém, làm ảnh hưởng không tốt đến việc học tập và công tác của nhiều người: Văn bản nghị luận.


    Phần II: LUYỆN TẬP

    Trả lời câu 1 (trang 17 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

    Các đoạn văn, thơ dưới đây thuộc phương thức biểu đạt nào?

    a) Một hôm, mẹ Cám đưa cho Tấm và Cám mỗi đứa một cái giỏ, sai đi bắt tôm, bắt tép và hứa, đứa nào bắt được đầy giỏ sẽ thưởng cho một cái yếm đỏ. Tấm vốn chăm chỉ, lại sợ dì mắng nên mải miết suốt buổi bắt đầy một giỏ cả tôm lẫn tép. Còn Cám quen được nuông chiều, chỉ ham chơi nên mãi đến chiều chẳng bắt được gì. Thấy Tấm bắt được đầy giỏ, Cám bảo chị:

    Chị Tấm ơi, chị Tấm!

    Đầu chị lấm

    Chị hụp cho sâu

    Kẻo về dì mắng.

    Tấm tưởng thật, hụp xuống thì Cám trút hết giỏ tôm tép của Tấm vào giỏ mình, rồi chạy về nhà trước.

    (Tấm Cám)

    b) Trăng đang lên. Mặt sông lấp loáng ánh vàng. Núi Trùm Cát đứng sừng sững bên bờ sông thành một khối tím thẫm uy nghi, trầm mặc. Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên, những con sóng nhỏ lăn tăn gợn đều mơn man vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát.

    (Khuất Quang Thụy, Trong cơn gió lốc)

    c) Muốn xây dựng một đất nước giàu mạnh thì phải có nhiều người tài giỏi. Muốn có nhiều người tài giỏi thì học sinh phải ra sức học tập văn hóa và rèn luyện thân thể, bởi vì chỉ có học tập và rèn luyện thì các em mới có thể trở thành những người tài giỏi trong tương lai.

    (Trích Tài liệu hướng dẫn đội viên)

    d) Trúc xinh trúc mọc đầu đình

    Em xinh em đứng một mình cũng xinh.

    (Ca dao)

    đ) Nếu ta đẩy quả địa cầu quay trục theo hướng từ tay trái sang tay phải mà chúng ta gọi là hướng từ tây sang đông thì hầu hết các điểm trên bề mặt quả địa cầu đều chuyển động, đều thay đổi vị trí và vẽ thành những đường tròn.

    (Theo Địa lí 6)

    Lời giải chi tiết:

    a) Đoạn trích trong truyện Tấm Cám thuộc phương thức tự sự.

    b) Đoạn văn của Khuất Quang Thụy thuộc phương thức miêu tả.

    c) Đoạn văn trích trong Tài liệu hướng dẫn đội viên thuộc phương thức nghị luận.

    d) Câu ca dao thuộc phương thức biểu cảm.

    đ) Câu văn trích từ môn Địa lí thuộc phương thức thuyết minh.


    Trả lời câu 2 (trang 18 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

    Truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên thuộc kiểu văn bản nào? Vì sao em biết như vậy?

    Lời giải chi tiết:

    Truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên thuộc kiểu văn bản tự sự. Vì cả truyện kể việc, kể người, có lời nói, hành động theo một diễn biến nhất định, đi đến một kết quả cuối cùng thể hiện một ý nghĩa (giải thích, suy tôn nguồn gốc của người Việt).

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  2. I. Tìm hiểu chung về văn bản và phương thức biểu đạt

    1. Văn bản và mục đích giao tiếp

    Ví dụ: Xét các câu hỏi ở sgk trang 15, 16

    Trả lời:

    a. Khi có một tư tưởng tình cảm, nguyện vọng cần biểu đạt cho một người hay ai đó biết thì em sẽ nói ra hoặc viết ra giấy.

    b. Khi muốn biểu đạt tư tưởng tình cảm nguyện vọng ấy một cách đầy đủ, trọn vẹn cho người khác hiểu thì em phải nói có đầu có đuôi, rõ ràng và đầy đủ lí lẽ, nghĩa là phải tạo lập văn bản.

    c. Ai ơi giữ chí cho bền

    Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai.

    Câu ca dao được sáng tác ra để khuyên nhủ con người cần giữ được ý chí của mình, dù bất kì hoàn cảnh nào cũng cần giữ vững lập trường. Chủ đề của văn bản là giữ chí cho bền và được được nêu ra ở câu trên.
    Câu dưới giải thích rõ thêm, giữ chí cho bền nghĩa là không dao động khi người khác thay đổi chí hướng.
    d. Lời phát biểu của thầy (cô) giáo hiệu trưởng trong lễ khai giảng năm học cũng là văn bản vì nó là chuỗi lời, có chủ đề. Đây là văn bản nói.

    đ. Bức thư là một văn bản viết, có thể thức, có chủ đề xuyên suốt là thông báo tình hình và quan tâm đến người nhận thư.

    e.Các thiếp mời, đơn xin học, bài thơ, truyện cổ tích, câu đối đều là văn bản, vì chúng có mục đích, yêu cầu thông tin và có thể thức nhất định.

    Một số văn bản khác: Đơn xin nghỉ phép, bài phát biểu của em trong lễ bế giảng, bài báo…


    2. Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản

    Ví dụ: Hãy lựa chọn kiểu văn bản và phương thức biểu đạt phù hợp:

    1. Hai đội bóng muốn xin phép sử dụng sân vận động của thành phố

    2. Tường thuật lại diễn biến trận bóng đá

    3. Tả lại những pha bóng đẹp trong trận đấu

    4. Giới thiệu quá trình thành lập và thành tích thi đấu của hai đội

    5. Bày tỏ lòng mền yêu môn bóng đá.

    6. Bày tỏ ý kiến cho rằng bóng đá là môn thể thao tốn kém, làm ảnh hưởng không tốt tới việc học tập và công tác của nhiều người.

    Trả lời:

    1. Hành chính – công vụ

    2. Văn bản tự sự

    3. Văn bản miêu tả

    4. Văn bản thuyết minh

    5. Văn bản biểu cảm

    6. Văn bản nghị luận


    Ghi nhớ:

    Giao tiếp là hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng tình cảm bằng phương tiện ngôn ngữ.
    Văn bản là chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, có liên kết, mạch lạc vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp.
    Có sáu kiểu văn bản thường gặp với các phương thức biểu đạt tương ứng: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính công vụ. Mỗi kiểu văn bản có mục đích giao tiếp riêng.

    Luyện tập

    Câu 1: Các đoạn văn, thơ dưới đây thuộc phương thức biểu đạt nào?

    a. Một hôm, mẹ Cám đưa cho Tấm và Cám mỗi đứa một cái giỏ, sai đi bắt tôm, bắt tép và hứa, đứa nào bắt được đầy giỏ sẽ thưởng cho một cái yếm đỏ. Tấm vốn chăm chỉ, lại sợ dì mắng nên mải miết suốt buổi bắt đầy một giỏ cả tôm lẫn tép. Còn Cám quen được nuông chiều, chỉ ham chơi nên mãi đến chiều chẳng bắt được gì. Thấy Tấm bắt được đầy giỏ, Cám bảo chị:

    Chị Tấm ơi, chị Tấm!

    Đầu chị lấm

    Chị hụp cho sâu

    Kẻo về dì mắng

    Tấm tưởng thật, hụp xuống thì Cám trút hết giỏ tôm tép của Tấm vào giỏ mình, rồi chạy về nhà trước.

    (Tấm Cám)

    b. Trăng đang lên. Mặt sông lấp loáng ánh vàng. Núi Trùm Cát đứng sừng sững bên bờ sông thành một khối tím thẫm uy nghi, trầm mặc. Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên, những con sóng nhỏ lăn tăn gợn đều mơn man vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát.

    (Khuất Quang Thuỵ, Trong cơn gió lốc)

    c. Muốn xây dựng một đất nước giàu mạnh thì phải có nhiều người tài giỏi. Muốn có nhiều người tài giỏi thì học sinh phải ra sức học tập văn hoá và rèn luyện thân thể, bởi vì chỉ có học tập và rèn luyện thì các em mới có thể trở thành những người tài giỏi trong tương lai.

    (Trích Tài liệu hướng dẫn đội viên)

    d. Trúc xinh trúc mọc đầu đình

    Em xinh em đứng một mình cũng xinh.

    (Ca dao)

    đ. Nếu ta đẩy quả địa cầu quay quanh trục theo hướng từ tay trái sang tay phải mà chúng ta gọi là hướng từ tây sang đông thì hầu hết các điểm trên bề mặt quả địa cầu đều chuyển động, đều thay đổi vị trí và vẽ thành những đường tròn.

    (Theo Địa lí 6)

    Trả lời:

    a. Phương thức biểu đạt: tự sự

    b. Phương thức biểu đạt: miêu tả

    c. Phương thức biểu đạt: nghị luận

    d. Phương thức biểu đạt: biểu cảm

    đ. Phương thức biểu đạt: thuyết minh


    Câu 2:
    Truyền thuyết con rồng cháu tiên thuộc kiểu văn bản nào? Vì sao em biết như vậy?

    Trả lời:

    Truyền thuyết con rồng cháu tiên thuộc kiểu văn bản tự sự

    Vì: Các sự việc trong truyện đọc kể kế tiếp nhau, sự việc này nối tiếp sự việc kia nhằm nêu bật nội dung, ý nghĩa.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  3. I. Tìm hiểu chung về văn bản và phương thức biểu đạt

    1. Văn bản và mục đích giao tiếp

    Giải câu a (Trang 15 SGK ngữ văn 6 tập 1)

    Trả lời:

    a. Muốn biểu đạt tư tưởng tình cảm cho người khác thì phải dung ngôn ngữ nói hoặc viết.

    Giải câu b (Trang 16 SGK ngữ văn 6 tập 1)

    Trả lời:

    b. Một câu thường mang một nội dung nào đó tương đối trọn vẹn. Nhưng để biểu đạt những nội dung thực sự đầy đủ, trọn vẹn một cách rõ ràng thì một câu nhiều khi không đủ.

    Muốn biểu đạt đầy đủ, trọn vẹn cho người khác hiểu điều mình định nói thì phải lập văn bản (bằng nói hay viết) có chủ đề thống nhất, có liên kết, mạch lạc, vận dụng cách biểu đạt phù hợp để đạt mục đích giao tiếp.

    Giải câu c (Trang 16 SGK ngữ văn 6 tập 1)

    Trả lời:

    c. Câu ca dao sau:

    Ai ơi giữ chí cho bềnDù ai xoay hướng đổi nền mặc ai

    – Dùng để khuyên nhủ con người

    – Chủ đề: giữ chí kiên định

    – Đây là hai câu thơ lục bát chúng liên kết với nhau :

    + Về vần : bền và nền là yếu tố liên kết hai câu 6 – 8

    + Về ý nghĩa, câu 8 nói rõ giữ chí cho bền là vững vàng, không dao động khi người khác thay đổi chí hướng. Quan hệ liên kết ý ở đây là giải thích, câu sau làm rõ ý cho câu trước.

    – Hai vế câu này đã diễn đạt trọn vẹn một ý.

    – Đây là một văn bản.

    Giải câu d (Trang 16 SGK ngữ văn 6 tập 1)

    Trả lời:

    d. Lời phát biểu của thầy cô hiệu trưởng trong lễ khai giảng là một văn bản bởi:

    – Có chủ đề: nói về khai giảng.

    – Có liên kết, bố cục rõ ràng mạch lạc.

    – Có cách diễn đạt phù hợp để học sinh, giáo viên và các đại biểu dễ nghe, dễ hiểu.

    Giải câu đ (Trang 16 SGK ngữ văn 6 tập 1)

    đ. Với những tiêu chí của văn bản thì bức thư em viết cho bạn bè, người thân là một văn bản. Có nội dung, có chủ đề.

    Giải câu e (Trang 16 SGK ngữ văn 6 tập 1)

    Trả lời:

    e.

    – Đơn xin học, bài thơ, truyện cổ tích đều là những văn bản, có mục đích giao tiếp, có yêu cầu thông tin, được viết theo một thể thức nhất định.

    – Có thể kể thêm : một cuốn tiểu thuyết, một nghị quyết, một biên bản nộp phạt vì vi phạm pháp luật, một đơn xin nghỉ học…

    Văn bản là chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, có liên kết, mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp.


    2. Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản

    6 kiểu văn bản tương ứng với 6 phương thức biểu đạt:

    • Tự sự: Trình bày diễn biến sự việc
    • Miêu tả: Tái hiện trạng thái sự vật, con người
    • Biểu cảm: Bày tỏ tình cảm, cảm xúc
    • Nghị luận: Nêu ý kiến đánh giá, bàn luận
    • Thuyết minh: Giới thiệu đặc điểm, tính chất, phương pháp
    • Hành chính - công vụ: Trình bày ý muốn quyết định nào đó, thể hiện quyền hạn, trách nhiệm giữa người và người.

    Giải phần bài tập (Trang 17 SGK ngữ văn 6 tập 1)
    Bài tập: Với các tình huống giao tiếp sau, hãy lựa chọn kiểu văn bản với phương thức biểu đạt tương ứng:
    – Hai đội bóng đá muốn xin phép sử dụng sân vận động của thành phố (Hành chính – công vụ)
    – Tường thuật diễn biến trận đấu bóng đá (Tự sự )
    – Tả lại những pha bóng đẹp trong trận đấu (Miêu tả)
    – Giới thiệu quá trình thành lập và thành tích thi đấu của hai đội (Thuyết minh)
    – Bày tỏ lòng yêu mến môn bóng đá (Biểu cảm)
    – Bác bỏ ý kiến cho rằng bóng đá là môn thể thao tốn kém, làm ảnh hưởng không tốt tới việc học tập và công tác của nhiều người. (Nghị luận)

    III. Luyện tập

    Câu 1: Mục đích giao tiếp của các văn bản:

    Giải câu a – Luyện tập (Trang 17 SGK ngữ văn 6 tập 1)
    Trả lời:
    a. Kể lại chuyện Tấm bị Cám lừa lấy hết tôm tép. (Tự sự)
    Giải câu b – Luyện tập (Trang 18 SGK ngữ văn 6 tập 1)
    Trả lời:
    b. Miêu tả lại cảnh đêm trăng. (Miêu tả)
    Giải câu c – Luyện tập (Trang 18 SGK ngữ văn 6 tập 1)
    Trả lời:
    c. Kêu gọi, thuyết phục học sinh cố gắng học tập và rèn luyện; (Nghị luận)
    Giải câu d – Luyện tập (Trang 18 SGK ngữ văn 6 tập 1)
    Trả lời:
    d. Bày tỏ tâm tình; (Biểu cảm)
    Giải câu đ – Luyện tập (Trang 18 SGK ngữ văn 6 tập 1)
    Trả lời:
    đ. Giới thiệu về sự quay của Trái Đất (Thuyết minh)

    Giải câu 2 (Trang 18 SGK ngữ văn 6 tập 1)

    Trả lời:
    Câu 2: Truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên kể lại sự tích về nguồn gốc của các dân tộc sống trên đất nước ta. Vì thế, nó thuộc kiểu văn bản tự sự.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  4. Câu 1: Đọc và trả lời các câu hỏi sau:

    a) Trong đời sống khi có một tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng mà cần biểu đạt cho mọi người hay ai đó biết, thì em làm thế nào?

    b) Khi muốn biểu đạt tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng ấy một cách đầy đủ, trọn vẹn cho người khác hiểu, thì em phải làm như thế nào?

    c) Đọc câu ca dao sau và trả lời câu hỏi:

    Ai ơi giữ chí cho bền

    Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai.

    Em hãy nhận xét: Câu ca dao này được sáng tác ra để làm gì? Nó muốn nói lên vấn đề gì? Hai câu 6 và 8 liên kết với nhau như thế nào (về luật thơ và về ý)? Như thế đã biểu đạt trọn vẹn một ý chưa?

    d) Lời phát biểu của thây (cô) giáo hiệu trưởng trong lễ khai giảng năm học có phải là một văn bản không? Vì sao?

    đ) Bức thư em viết cho bạn bè hay người thân có phải là một văn bản không?

    e) Những đơn xin học, bài thơ, truyện cổ tích (kể miệng hay được chép lại), câu đôi, thiếp mời dự đám cưới,…có phải đều là văn bản không? Hãy kể thêm những văn bản mà em biết.

    Trả lời:

    a) Trong đời sống khi có một tư tưởng tình cảm, nguyện vọng cần biểu đạt cho một người hay ai đó biết thì em sẽ nói hoặc viết ra giấy.

    b) Khi muốn biểu đạt tư tưởng tình cảm nguyện vọng ấy một cách đầy đủ, trọn vẹn cho người khác hiểu thì em phải nói có đầu có đuôi, mạch lạc lí lẽ, nghĩa là phải tạo lập văn bản.

    c) Câu ca dao được sáng tác ra để khuyên nhủ con người cần giữ được ý chí của mình, không nên dao động trong bất kì hoàn cảnh nào. Chủ đề của văn bản là giữ chí cho bền. Chủ đề này được nêu ra ở câu 6. Câu 8 nói rõ thêm, giữ chí cho bền nghĩa là gì, là không dao động khi người khác thay đổi chí hướng”. Chí hướng đây là “chí hướng, hoài bão, lí tưởng”, vần là yếu tố liên kết hai câu (bền – nền). Mạch lạc là quan hệ giải thích của câu sau đôi với câu trước, làm rõ ý cho câu trước.

    d) Lời phát biểu của thầy (cô) giáo hiệu trưởng trong lễ khai giảng năm học cũng là văn bản vì nó là chuỗi lời, có chủ đề. Chủ đề của bài phát biểu thường là nêu thành tích năm qua, nêu nhiệm vụ năm học mới, kêu gọi, cổ vũ giáo viên, học sinh hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học. Đây là văn bản nói.

    đ) Bức thư là một văn bản viết, có thể thức, có chủ đề xuyên suốt là thông báo tình hình và quan tâm đến người nhận thư.

    e) Các thiếp mời, đơn xin học, bài thơ, truyện cổ tích, câu đối đều là văn bản, vì chúng có mục đích, yêu cầu thông tin và có thể thức nhất định.

    * Một số văn bản khác: Bài giới thiệu về một di tích lịch sử, một tác giả văn học, một danh nhân, bài phát biểu ý kiến của em trong đại hội liên đội…


    Câu 2: Đọc sáu tình huống trong SGK, TR.17 để lựa chọn kiểu văn bản và phương thức biểu đạt phù hợp.

    Trả lời:

    – Hai đội bóng đá muốn xin phép sử dụng sân vận động của thành phố: Văn bản hành chính – công vụ: Đơn từ.

    – Tường thuật diễn biến trận đấu bóng đá: Văn bản thuyết minh hoặc tường thuật (Tự sự).

    – Tả lại những pha bóng đẹp trong trận đấu: Văn bản miêu tả.

    – Giới thiệu quá trình thành lập và thành tích thi đấu của hai đội: Văn bản thuyết minh.

    – Bày tỏ lòng yêu mến bóng đá: Văn bản biểu cảm.

    – Bác bỏ ý kiến cho rằng bóng đá là môn thể thao tốn kém, làm ảnh hưởng không tốt đến việc học tập và công tác của nhiều người: Văn bản nghị luận.


    Luyện tập bài Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt trang 17 SGK Văn 6

    Bài 1: Đọc các đoạn văn, thơ trong bài tập 1 – SGK và cho biết chúng thuộc phương thức biểu đạt nào?

    Trả lời:

    a) Đoạn trích trong truyện Tấm Cám thuộc phương thức tự sự.

    b) Đoạn văn của Khuất Quang Thụy thuộc phương thức miêu tả.

    c) Đoạn văn trích trong Tài liệu hướng dẫn đội viên thuộc phương thức nghị luận.

    d) Câu ca dao thuộc phương thức biểu cảm.

    đ) Câu văn trích từ môn Địa lí thuộc phương thức thuyết minh.


    Bài 2: Truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên thuộc kiểu văn bản nào? Vì sao em biết như vậy?

    Trả lời:

    Truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên thuộc kiểu văn bản tự sự. Vì cả truyện kể việc, kể người, có lời nói, hành dộng theo một diễn biến nhất định, đi đến một kết quả cuối cùng thể hiện một ý nghĩa (giải thích, suy tôn nguồn gốc của người Việt).

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  5. I. VĂN BẢN VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT

    1. Văn bản và mục đích giao tiếp

    a) Trong đời sống, khi có tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng mà cần biểu đạt cho mọi người hay ai đó biết thì ta cần truyền đạt tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng đó bằng phương tiện ngôn ngữ (lời nói).

    b) Khi muốn biểu đạt tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng ấy một cách đầy đủ, trọn vẹn cho người khác hiểu thì ta cần có một văn bản là chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, có liên kết mạch lạc, có phương thức biểu đạt phù hợp.

    c) Đọc câu ca dao:

    Ai ơi giữ chí cho bền

    Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai.

    - Câu này được sáng tác để khuyên nhủ người ta phải bền lòng, vững chí, không hoang mang, dao động trong cuộc sống.

    - Câu 6 chữ và 8 chữ liên kết với nhau về luật thơ lục bát: tiếng cuối của câu sáu (bền) bắt vần với tiếng thứ sáu của câu tám (nền), về ý: cả hai câu đều tập trung vào một ý: không đổi thay ý chí. Như vậy là câu ca dao đã biểu đạt trọn vẹn một ý và ta có thể xem đó là một văn bản.


    2. Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản

    Bài tập

    Cho các tình huống giao tiếp sau, hãy lựa chọn kiểu văn bản và phương thức biểu đạt phù hợp:

    - Hai đội bóng đá muốn xin phép sử dụng sân vận động của thành phố: Cần sử dụng kiểu văn bản và phương thức biểu đạt hành chính - công vụ.

    - Tường thuật diễn biến trận đấu bóng đá: cần sử dụng kiểu văn bản và phương thức biểu đạt tự sự.

    - Tả lại những pha bóng đẹp trong trận đấu: cần sử dụng kiểu văn bản và phương thức biểu đạt miêu tả.

    - Bày tỏ lòng yêu môn bóng đá: cần sử dụng kiểu văn bản và phương thức biểu đạt Biểu cảm.

    - Bác bỏ ý kiến cho rằng bóng đá là môn thể thao tốn kém, làm ảnh hưởng không tốt tới việc học tập và công tác của nhiều người: cần sử dụng kiểu văn bản và phương thức biểu đạt Nghị luận.

    Tóm lại:

    Văn bản là chuỗi lời phát biểu miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, có liên kết mạch lạc, vận dụng các phương thức biểu đạt phù hợp để đạt mục đích giao tiếp.
    Có sáu kiểu văn bản lần lượt là: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính - công vụ.


    II. LUYỆN TẬP

    Câu 1. Các đoạn thơ, văn dưới đây thuộc phương thức biểu đạt nào?

    a) "Một hôm, ... Cám bảo chị:

    Chị Tấm ơi, chị Tấm

    Đầu chị lấm

    Chị hụp cho sâu

    Kẻo về dì mắng

    Tấm tưởng thật, hụp xuống thì Cám trút hết giỏ tôm tép của Tấm vào giỏ mình, rồi chạy về nhà trước".

    → Đoạn văn trên đây thuộc phương thức biểu đạt tự sự.

    b) "Trăng đang lên. ... con sóng nhỏ lăn tăn gợn đều mơn man vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát".

    → Đoạn văn trên thuộc phương thức biểu đạt miêu tả.

    c) Muốn xây dựng một đất nước giàu mạnh ... những người tài giỏi trong tương lai.

    → Đoạn văn trên thuộc phương thức biểu đạt nghị luận.

    d) Trúc xinh trúc mọc đầu đình

    Em xinh em đứng một mình cũng xinh.

    → Văn bản (dạng thơ) trên thuộc phương thức biểu đạt biểu cảm.

    e) Nếu ta đẩy quả địa cầu ... vẽ thành những đường tròn.

    → Văn bản trên thuộc phương thức biểu đạt thuyết minh.


    Câu 2. Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên thuộc kiểu văn bản nào? Vì sao em biết điểu đó?

    Truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên thuộc kiểu văn bản tự sự.

    Vì câu chuyện kể về nguồn gốc của các dân tộc Việt Nam và qua đó biểu hiện tinh thần đoàn kết, ý nguyện thống nhất các dân tộc của nhân dân ta trên mọi miền đất nước.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  6. Câu 1: Đọc và trả lời các câu hỏi sau:

    a) Trong đời sống khi có một tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng mà cần biểu dạt cho mọi người hay ai đó biết, thì em làm thế nào?

    b) Khi muôn biểu đạt tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng ấy một cách đầy đủ, trọn vẹn cho người khác hiểu, thì em phải làm như thế nào?

    c) Đọc câu ca dao sau và trả lời câu hỏi:

    Ai ơi giữ chí cho bền Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai.

    Em hãy nhận xét: Câu ca dao này được sáng tác ra để làm gì? Nó muốn nói lên vân đề gì? Hai câu 6 và 8 liên kết với nhau như thế nào (về luật thơ và về ý)? Như thế đã biểu đạt trọn vẹn một ý chưa?

    d) Lời phát biểu của thây (cô) giáo hiệu trưởng trong lễ khai giảng năm học có phải là một văn bản không? Vì sao?

    đ) Bức thư em viết cho bạn bè hay người thân có phải là một văn bản không?

    e) Những đơn xin học, bài thơ, truyện cổ tích (kể miệng hay được chép lại), câu đôi, thiếp mời dự đám cưới…có phải đều là văn bản không? Hãy kể thêm những văn bản mà em biết.

    a) Trong đời sông khi có một tư tưởng tình cảm, nguyện vọng cần biểu đạt cho một người hay ai đó biết thì em sẽ nói hoặc viết ra giấy.

    Quảng cáo

    b) Khi muốn biểu đạt tư tưởng tình cảm nguyện vọng ấy một cách đầy đủ, trọn vẹn cho người khác hiểu thì em phải nói có đầu có đuôi, mạch lạc lí lẽ, nghĩa là phải tạo lập văn bản.

    c) Câu ca dao được sáng tác ra để khuyên nhủ con người cần giữ được ý chí của mình, không nên dao động trong bất kì hoàn cảnh nào. Chủ đề của văn bản là giữ chí cho bền. Chủ đề này được nêu ra ồ câu 6. Câu 8 nói rõ thêm, giữ chí cho bền nghĩa là gì, là không dao động khi người khác thay đổi chí hướng”. Chí hướng đây là “chí hướng, hoài bão, lí tưởng”, vần là yếu tố liên kết hai câu (bền -nền). Mạch lạc là quan hệ giải thích của câu sau đôi với câu trước, làm rõ ý cho câu trước.

    d) Lời phát biểu của thầy (cô) giáo hiệu trưởng trong lễ khai giảng năm học cũng là văn bản vì nó là chuỗi lời, có chủ đề. Chủ đề của bài phát biểu thường là nêu thành tích năm qua, nêu nhiệm vụ năm học mới, kêu gọi, cổ vũ giáo viên, học sinh hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học. Đây là văn bản nói.

    đ) Bức thư là một văn bản viết, có thể thức, có chủ đề xuyên suốt là thông báo tình hình và quan tâm đến người nhận thư.

    e) Các thiếp mời, đơn xin học, bài thơ, truyện cổ tích, câu đối đều là văn bản, vì chúng có mục đích, yêu cầu thông tin và có thể thức nhất định.

    * Một số văn bản khác: Bài giới thiệu về một di tích lịch sử, một tác giả văn học, một danh nhản, bài phát biểu ý kiến của em trong đại hội liên đội…


    Câu 2: Đọc sáu tình huống trong SGK, tr.17 để lựa chọn kiểu văn bản và phương thức biểu đạt phù hợp.

    – Hai đội bóng đá muốn xin phép sử dụng sân vận động của thành phố: Văn bản hành chính – công vụ: Đơn từ.

    – Tường thuật diễn biến trận dấu bóng đá: Văn bản thuyết minh hoặc tường thuật (Tự sự).

    – Tả lại những pha bóng đẹp trong trận đấu: Văn bản miêu tả.

    – Giới thiệu quá trình thành lập và thành tích thi đấu của hai đội: Văn bản thuyết minh.

    – Bày tỏ lòng yêu mến bóng đá: Văn bản biểu cảm.

    – Bác bỏ ý kiến cho rằng bóng đá là môn thể thao tốn kém, làm ảnh hưởng không tốt đến việc học tập và công tác của nhiều người: Văn bản nghị luận.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy