Top 10 Bài văn thuyết minh về một loại động vật hoang dã (lớp 9) hay nhất

Phương Kem 884 0 Báo lỗi

Động vật hoang dã là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, góp phần tạo nên sự cân bằng sinh thái, đảm bảo môi trường sống trong lành. Trong tự nhiên có rất ... xem thêm...

  1. Con voi là một loài vật thông minh và có sự gắn kết với gia đình rất tốt, loài vật khổng lồ hiển lành với bản tính nghịch ngợm được con người rất yêu quý. Ở Việt Nam, voi được biết đến như loài động vật đặc trưng của núi rừng Tây Nguyên. Tuy nhiên hiện nay số lượng voi đang giảm đi đáng kể và còn lại rất ít.


    Con Voi có tên tiếng anh là Elephant. Con voi thuộc họ các động vật dạ dày. Chúng là họ duy nhất còn tồn tại đến bây giờ của bộ có vòi. Họ voi chia làm 3 loài còn tồn tại: Voi đồng cỏ ở Châu Phi, voi Châu Á (chúng phân bổ chủ yếu ở Ấn Độ, vùng Tây Nam Á) và loài còn lại là voi Ma mút (Đây là loài vật trên cạn lớn nhất trên thế giới, những loài này đã bị tuyệt chủng cách đây 10.000 năm).


    Tổ tiên của loài voi xuất hiện đầu tiên tại đảo Crete trước 5000 năm TCN. Nhưng cũng có thể tới năm 3000 TCN. Voi phân bố rải rác khắp châu Phi cận Sahara, Nam Á, Đông Nam Á và thích ứng với nhiều môi trường sống khác nhau như thảo nguyên, rừng, sa mạc và đầm lầy. Chúng là động vật ăn cỏ, tụ tập gần nguồn nước. Voi được coi là loài chủ chốt do chúng có tác động đáng kể lên môi trường cảnh quan xung quanh chúng. Những động vật khác thường giữ khoảng cách với voi; ngoại lệ là những kẻ săn mồi như sư tử, hổ, linh cẩu và chó hoang, thường chỉ rình những con voi non. Voi thường tổ chức thành các xã hội phân hạch-hợp hạch, trong đó nhiều nhóm gia đình liên kết với nhau để giao tiếp. Con cái thường sống trong các nhóm gia đình, bao gồm một con cái với các con non của nó hoặc một số con cái có quan hệ họ hàng. Các nhóm này không có con đực, chúng được dẫn dắt bởi con cái già nhất theo hình thức mẫu hệ.

    Voi là động vật hiền lành, chúng ăn cỏ và chúng dành tới 16 tiếng mỗi ngày chỉ để ăn uống. Thức ăn của voi thay đổi theo từng mùa hay tùy vào khu vực voi sinh sống. Tuy nhiên thức ăn của voi là loại lá hay quả trên cây, các loại vỏ cây, cũng có một số cỏ và thảo mộc.

    Loài voi là loài động vật có vú lớn nhất trên thế giới còn sinh sống đến ngày hôm nay. Chú voi đực nặng nhất có khối lượng 12 tấn nhưng đã bị bắn hạ vào năm 1974 tại Angola. Cũng có các loài voi nhỏ nhất với kích thường như con bê hay con lợn loại lớn.

    Voi có một cái đầu to, có vòi và 2 chiếc ngà. Con Voi là loài vật có 4 chân to lớn để có thể chịu được cân nặng của cơ thể. Xương bàn chân của loài voi được bảo vệ bằng một lớp đệm. Gan bàn chân bằng phẳng khá dày, đệm gan bàn chân chứa các sợi đàn hồi giúp voi đi lại mà không gây ra tiếng động. Ngà Voi được xem là 2 chiếc răng cửa hàm trên biến thành. Khi ngà voi bắt đầu mọc ra thì sẽ có một lớp men bao lớp ngà. Theo thời gian thì ngà càng lớn lớp men bảo vệ sẽ càng mỏng đi. Ngà sẽ phát triển theo từng giai đoạn, con voi có tuổi đời càng lớn thì ngà càng to. Con voi có những răng nghiền phía sau cửa miệng, khi răng nghiền cũ bị mòn đi thì bộ răng nghiền mới sẽ mọc lên. Cả cuộc đời của con voi có tới 6 bộ răng nghiền, đến khoảng 55 tuổi bộ răng nghiền cuối cùng sẽ bị mòn và biến mất. Voi đực có ngà lớn hơn ngà voi cái và ngà loài voi Châu phi lớn hơn ngà loài Châu Á. Một đôi ngà có thể năng hơn 200kg. Tai con voi có kích thước rất lớn, nhưng nó ít dùng để nghe. Nó dùng tai để thích ứng với nhiệt độ cơ thể bởi trên tai voi có nhiều mạch máu. Voi thường hay phe phẩy đôi tai để làm mát và điều hòa nhiệt độ cơ thể. Vòi voi chính là cái mũi của con voi, không có xương và thay thế bằng các mô cơ. Có nhiệm vụ như những ngón tay cảm nhận. Vòi được dùng để uống nước, dùng để thở, khi uống nước voi sẽ hút nước bằng vòi rồi thổi vào trong miệng. Vòi voi có tới 4 van cơ bắp nên chiếc vòi rất khéo léo. Voi dùng vòi để bẻ cành cây, hay dùng để hái những quả trên cây. Vòi của chúng khá nhạy cảm, voi đực dùng vòi để ve vãn con cái, còn voi cái dùng vòi để vuốt ve con voi con.

    Một con voi bình thường chỉ ngủ 2 đến 3 tiếng một ngày. Voi đã trưởng thành mỗi ngày cần tới 300kg thức ăn và 160 lít nước. Voi có thể phát hiện mưa cách tới 150 dặm, có thể đánh hơi thấy nước cách đó 20 dặm. Não của một con voi có thể nặng tới 5kg, tuy nhiên tinh trùng của voi lại ít hơn của con chuột.

    Tập tính sinh sản của voi cũng rất đặc biệt. Voi không có mùa giao phối riêng, nhưng nếu một con cái giao phối thì chúng sẵn sàng gia nhập đàn mặc dù chúng có thể có mặt không thường xuyên cho lắm. Chu kỳ mang thai của voi là 22 tháng, dài nhất trong số các động vật sống trên mặt đất. Voi con mới sinh cân nặng khoảng 120 kg (265 pao). Vừa mới sinh voi con trông rất lem luốc nên chúng được voi mẹ lau sạch trước khi chúng đứng lên được. Chúng thường sinh vào mùa xuân. Sau khi voi con ra đời, chúng được những voi khác ở bên để bảo vệ cho tới khi nó đủ cứng cáp để có thể đi được. Cũng như các loài thú có tuổi thọ dài khác, voi dành rất nhiều năm để chăm sóc con. Voi trưởng thành quá to lớn nên không có mấy kẻ thù, nhưng voi con có nguy cơ bị tấn công. Voi con bú sữa mẹ trong vòng năm năm và voi đực rời đàn khi đủ mười ba tuổi. Voi lớn lên rất chậm. Tuổi thọ của loài voi khoảng 50 đến 70 tuy nhiên có con sống lâu nhất là 82 năm.


    Con voi rất đáng yêu và hiền lành nhưng chúng đang bị đe dọa bởi con người. Sẽ rất tuyệt nếu các bạn cùng chung tay bảo vệ loài vật khổng lồ nhưng rất đáng yêu này.

    Bài văn thuyết minh về con voi
    Bài văn thuyết minh về con voi
    Bài văn thuyết minh về con voi
    Bài văn thuyết minh về con voi

  2. Khỉ là loại động vật rất thông minh. Khả năng trí tuệ đầy ấn tượng của chúng từ lâu đã thu hút được sự quan tâm của con người. Đây là loại động vật rất được yêu quý tại Việt Nam.


    Khỉ và họ hàng của khỉ đã hiển hiện và gắn bó với con người Việt do đó, trong tiếng Việt có 11 từ được dùng để chỉ khỉ: hầu, khỉ, khởi, khẹc, khọn, tườu, nỡm, bù dù, đười ươi, vượn (Viên) và nghề. Khỉ là một những loài động vật 4 chân thuộc lớp thú và bộ linh trưởng. Khỉ có ba nhóm lớn: Là khỉ Tân Thế giới, khỉ Cựu Thế giới, khỉ không đuôi.


    Theo thống kê, thế giới có tới 351 loài khỉ, xếp thành 12 họ chính, nằm trong bộ Linh trưởng (Primates). Trong đó, có 62 loài quý hiếm cần được bảo vệ. Chúng thường sống ở núi đá, hang hốc, có cây cao bóng mát, nhất là cây ăn trái. Khỉ là loài động vật ăn tạp, thức ăn là hoa quả, hạt, côn trùng, ấu trùng. Khỉ thích nhất là chuối, còn khoai sắn và ngũ cốc là “cao lương mỹ vị” nên chúng thường là “kẻ trộm có đuôi” quấy phá nương rẫy. Loài khỉ sống thành bầy, mỗi bầy có nhiều đàn, mỗi đàn có từ 20-30 con, gồm nhiều gia đình và nhiều thế hệ. Mỗi bầy có một con khỉ đực đầu đàn, chỉ huy chung mọi sinh hoạt, phân công canh gác, bảo vệ, kiếm thức ăn. Khi kiếm thức ăn về, các gia đình đều chia cho khỉ đầu đàn một phần. Khỉ đầu đàn rất to khỏe. Khi nó già yếu, chết đi, lập tức một con khỉ to khỏe nhất sẽ lên thay thế.


    Khỉ là loài thú cao cấp, cấu tạo cơ thể gần giống với người. Chúng có bộ lông ngắn, gọn gàng, đẹp; 2 tay, 2 chân, có thể di chuyển bằng 3 cách: đi, chạy và leo trèo. Khi di chuyển trên cây, cái đuôi giúp chúng giữ thăng bằng rất tốt. Ngoài việc giữ thăng bằng, cái đuôi còn có chức năng tương tự như bàn tay, giúp chúng leo trèo qua các cành cây. Ngoài mắt, mũi, tai, miệng, hàm răng 32 cái, hai bên khoang miệng khỉ đều có một cái “túi má”- nơi cất giấu tạm thời thức ăn, sau đó nhai lại rồi mới nuốt xuống dạ dày. Hai tay khỉ rất dài, thích nghi với cuộc sống leo trèo. Bàn tay giống người, cũng có móng tay, đầu ngón tay, vân tay khác biệt nhau và cũng hữu ích như bàn tay con người. Ngón cái dài, mềm dẻo, chúng có thể cầm nắm đồ vật, hái lá cây, nhặt thức ăn dễ dàng. Thậm chí, chúng còn có thể dùng tay lấy cái gai ra khỏi lòng bàn chân bị thương. Việc sở hữu một cái mông màu hồng trở thành niềm tự hào của khỉ và chúng sẵn sàng phô trương cho những con khác chiêm ngưỡng.


    Tuổi thọ của loài khỉ trung bình từ 10 - 46 năm. Khỉ cái 3- 4 năm mới sinh nở một lần, mỗi lần sinh một con và khỉ cũng biết “kế hoạch hóa”. Thời thơ ấu của khỉ khoảng 3 năm, rời khỏi vòng tay bố mẹ, khỉ con bắt đầu hòa nhập vào cuộc sống bầy đàn. Mỗi bầy có lãnh thổ riêng, ít khi xâm phạm lẫn nhau.


    Loài khỉ có tình đồng loại và tình máu mủ sâu nặng. Chúng nằm co rúc vào nhau khi thời tiết lạnh, chải lông, vạch lông để bắt chấy, rận, nhặt bụi đất cho nhau. Khi một con qua đời, cả đàn khỉ hái lá phủ đầy như một nấm mồ… Khỉ mẹ rất thương con, khi còn nhỏ cho nó ngậm vú suốt ngày. Con ốm đau, khỉ mẹ lo lắng tìm lá, hoa, quả cho ăn. Con chết, có khi khỉ mẹ ôm mãi trong lòng đến khô, cũng có khi khỉ mẹ buồn rầu, ủ rũ rồi lâm bệnh chết theo.


    Loài khỉ có “tiếng nói” riêng. Khi phát ra tiếng rống là chúng dọa nạt kẻ thù. Khi muốn tấn công, cần có sự hỗ trợ của bạn bè, nó kêu phì phì. Khỉ gầm gừ là lúc nó đang lo ngại. Khi chiến thắng, khỉ thường thét lên. Để báo động có thú dữ tới, khỉ kêu the thé. Bị dồn vào thế bí, khỉ rít một tiếng chói tai. Khỉ thông minh và có trí nhớ tốt, biết rút kinh nghiệm về hành động thành công hay thất bại. Khỉ có thể bắt chước, làm theo những động tác xiếc phức tạp như kéo xe, lái môtô, đi xe đạp, đi trên dây, bồng con xay lúa, đóng phim…


    Trong y dược học, do có cơ thể, sinh lý gần giống người nên khỉ thường được dùng làm vật thí nghiệm về y dược học, độc chất, ung thư, phẫu thuật, sản xuất vắc-xin chống bại liệt… Ngoài ra, tất cả bộ phận cơ thể của nó đều có thể chế thành thuốc dùng tăng lực, phòng chống và chữa trị nhiều bệnh cho người. Người ta còn đặt tên nó cho một số vị thuốc và dược liệu chữa bệnh như: Cây lông khỉ, cây lá khỉ, cây đười ươi, củ khỉ…Nhờ vậy, giá trị và ý nghĩa của loài động vật này càng tăng lên đáng kể.


    Tuy nhiên, ngày nay, loài động vật này đang đối mặt với nguy cơ bị cạn kiệt do sự săn bắn bừa bãi, bất hợp pháp của con người. Chính vì vậy, chúng ta cần có chính sách hợp lí để bảo tồn và phát triển loài khỉ.

    Bài văn thuyết minh về con khỉ
    Bài văn thuyết minh về con khỉ
    Bài văn thuyết minh về con khỉ
    Bài văn thuyết minh về con khỉ
  3. Trong xã hội bất ổn ngày nay, hiện có rất nhiều loài động vật được đưa vào sách đỏ, được bảo tồn vì có nguy cơ tuyệt chủng, thậm chí có những con vật được ghi nhận là di sản thế giới, là biểu tượng của một nền văn hóa của quốc gia đó, tiêu biểu trong số đó phải kể đến gấu trúc.


    Gấu trúc là một loài động vật có nguồn gốc từ Trung Quốc, được UNESCO công nhận là di sản thế giới, tuy được xếp vào động vật ăn thịt nhưng gấu trúc lại có tập tính ăn thức ăn giống động vật ăn tạp như tre, trúc, cỏ dại,…Trong điều kiện sống tại môi trường tự nhiên, gấu trúc vì là loài vật sống cạn nên chúng sống trong các khu rừng tre rừng trúc – nơi cung cấp thức ăn chủ yếu cho gấu trúc, và là loài không sống theo bầy đàn thường đơn độc kiếm ăn.


    Giống như các loài vật hoang dã sống trong tự nhiên, gấu trúc cũng phân chia lãnh thổ rất rạch ròi, không cho phép loài vật nào xâm phạm ranh giới đó nếu không bộ mặt gần gũi hiền lành có chút bất cần đời sẽ bị thu lại thay vào đó là sự hung dữ hiếm thấy đặc biệt là gấu trúc cái. Sự phân chia ranh giới được chúng dựa vào đánh dấu mùi trên cơ thể hoặc nước tiểu, giao tiếp với đồng loại bằng tiếng kêu.

    Tuy được xếp vào họ Gấu nhưng gấu trúc lại không ngủ đông khi mùa đông đến để bảo quản năng lượng bởi chúng không có tập tính làm tổ tại một vị trí nhất định mà luôn di chuyển, vì thế lúc trời trở lạnh gấu trúc sẽ làm tổ ở nơi khác có khí hậu ấm hơn, chúng thường làm tổ chủ yếu ở các hốc cây.

    Bởi tập tính thích sống một mình mà gấu trúc trong thời kỳ sinh sản sẽ không ở thành đôi mà con đực sẽ rời đi để lại mình con cái đẻ và nuôi con. Bản chất của gấu trúc rất hiền, không hung dữ như bất cứ loài gấu lớn hoang dã, nhưng nếu có kẻ trêu chọc chúng vậy hãy cẩn thận với móng vuốt sắc nhọn cùng cơn thịnh nộ mang mùi nguy hiểm. Gấu trúc gồm hai loài chính được phân loại dựa vào đặc điểm màu lông, một loài có hai màu trắng – đen còn một loài mang màu nâu sẫm – nâu nhạt, nhưng được biết đến nhiều nhất là loài gấu trúc có bộ lông màu trắng – đen.


    Về đặc điểm hình dáng, gấu trúc có một thân hình khá to lớn và mũm mĩm cao tầm 150 cm, trọng lượng con trưởng thành khoảng tầm 135kg. Ở phần đầu, gấu trúc có hai cái tai khá nhỏ, nhỏ hơn loài gấu bình thường mang màu đen nằm trên đỉnh đầu, hai con mắt đen tròn, nhỏ có viền mắt màu đen tuyền hay được sử dụng hình tượng để ví những người có quầng mắt thâm. Phần mõm của gấu trúc có đôi nét na ná gấu mèo khi có một chút nhô ra phía trước, mõm rộng, chiếc mũi đen ươn ướt hình tam giác.

    Chúng có bốn chân ngắn được phủ lớp đen đậm, trái ngược lại thân mình chú lại mang màu trắng sữa, phần bụng hơi phình do cơ thể chứa lượng mỡ lớn để một phần giữ ấm cơ thể một phần cung cấp năng lượng cho gấu trúc. Về sinh sản, gấu trúc cái mang thai và sinh con sau 5 tháng, mỗi lẫn sinh chỉ từ 1-2 con. Tuy nhiên nếu gấu trúc sinh hai con chúng sẽ chỉ chọn nuôi con được sinh ra đầu tiên mà từ bỏ con sau cùng bởi gấu trúc cái không có đủ sữa để nuôi hai con cùng lúc nên thay vì đánh mất cả hai chúng chọn từ bỏ một. Gấu trúc con khi được chỉ có màu trắng và trong quá trình trưởng thành mà màu đen dần xuất hiện.

    Với Trung Quốc, gấu trúc là biểu tượng đặc trưng của đất nước này, nhắc đến miền đất đông dân nhất thế giới, hầu hết người ta sẽ nghĩ ngay đến gấu trúc. Ngoài ra gấu trúc còn mang lại nguồn lợi nhuận du lịch lớn cho địa phương bởi lượng người khổng lồ đổ về để được nhìn thấy những chú gấu trúc dễ thương, có phần tinh nghịch này. Với thế giới, gấu trúc còn là biểu tượng của Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên WHO, bởi gấu trúc được coi là hóa thạch sống, đứng trước nguy cơ tuyệt chủng cao nhưng lại có thể vượt qua được giai đoạn đó mà sống sót đến ngày nay, một phần cũng là do công tác bảo tồn và duy trì bảo vệ “di sản thế giới” này.


    Tuy nhiên nguy cơ vẫn còn đó bởi sự phát triển ngày càng cao của xã hội, những khu công nghiệp sinh hoạt mọc lên như nấm chính vì thế rất nhiều rừng cây bị phá hủy để xây dựng, trong đó không ngoại trừ rừng tre rừng trúc – nguồn thức ăn chủ yếu của loài gấu trúc. Khi không có nguồn thức ăn, chúng sẽ không thể duy trì sự sống.

    Có thể thấy, gấu trúc là một con vật mang tính biểu tượng cao khi vừa là biểu tượng cho quốc gia, vừa là biểu tượng cho quỹ thế giới, các phong trào bảo vệ thiên nhiên, và là niềm tự hào của người dân Trung Quốc khi có một di sản Thế giới sông, có cội nguồn từ đất nước họ.

    Thuyết minh về con gấu trúc
    Thuyết minh về con gấu trúc
    Thuyết minh về con gấu trúc
    Thuyết minh về con gấu trúc
  4. Từ xưa đến nay, trong những tác phẩm văn học kinh điển như Narnia, Phù thuỷ hay cá những bộ phim nổi tiếng trên toàn thế giới như Lion King... đều có sự tham gia của những chú sư tử oai hùng, dũng mãnh. Đó chính là con thú mạnh nhất, giỏi nhất mà người ta thường gọi là chúa tể sơn lâm - chúa tể muôn loài.


    Sư tử là động vật sống ở các đồng bằng rộng rãi. Vào khoảng 10.000 năm trước, sư tử có mặt ở rất nhiều nơi trên trái đất. Bây giờ do sự gia tăng của dân số loài người dẫn đến cây cối bị chặt bỏ, rừng bị tàn phá để có nhiều đất cho con người sinh sống, nên hiện nay sư tử chỉ còn một phần nhỏ nằm rải rác tại một vài nơi trên trái đất, nhiều nhất là ở châu Phi.


    Sư tử có rất nhiều phân loài. Sư tử châu Phi chiếm số lượng lớn nhất,. Ngoài ra còn có sư tử châu Á, hiện đang sống ở vùng rừng Gir phía Tây Bắc Ấn Độ. Sư tử trắng sống ở Timbavati, Nam Phi. Mặc dù ít được nói đến do chúng còn rất ít nhưng sư tử trắng vẫn tồn tại, chúng có màu này là do gen lặn (sư tử trắng không có ưu thế khi đi săn, màu trắng của chúng dễ làm lộ chỗ ẩn nấp, rình mồi). Sư tử là biểu tượng của các gia đình hoàng gia và hiệp sĩ.


    Sư tử cũng xuất hiện trong nghệ thuật của Trung Quốc mặc dù có lẽ sư tử chưa bao giờ sống ở Trung Quốc. Không có động vật nào xuất hiện nhiều hơn sư tử trong nghệ thuật và văn chương, C. A. W. Guggisberg trong cuốn sách Simba của mình nói rằng sư tử được nhắc tới 130 lần trong Kinh Thánh. Sư tử cũng được tìm thấy trong các bức vẽ trên vách hang thời kì đồ đá.

    Trong tử vi Tây phương, sư tử (Leo) là một trong 12 chòm sao biểu tượng cho 12 cung hoàng đạo của con người. Theo truyền thuyết, nguồn gốc của chòm sao này là do nữ thần Hera vì thương tiếc con sư tử của mình đã chết trong khi làm nhiệm vụ nên bà đã hoá linh hồn con sư tử thành những vì sao lấp lánh trên trời.

    Trong tự nhiên, sư tử thuộc họ mèo nhưng lại có bề ngoài to lớn, khác hẳn với họ hàng của mình. Trung bình một con sư tử đực trưởng thành nặng 189 kg, cao khoảng 1,2 m; sư tử cái nặng 126 kg, cao khoảng 1,1 m. Con sư tử nặng nhất được tìm thấy ở núi Kenya có cân nặng lên tới 272 kg.

    Sư tử là một “con mèo lớn” với bộ lông màu cát có thể hoà lẫn một cách tuyệt vời với màu của những đồng cỏ xa-van, giúp chúng ngụy trang thật tốt khi đi săn mồi. Phía dưới phần bụng và hai bên sườn của sư tử có màu trắng, đặc biệt là ở sư tử cái. Phần trong cùng của tai và nhúm lông ở cuối đuôi có màu nâu sậm hoặc đen.

    Một con sư tử trưởng thành có đến 30 cái răng, trong đó có 4 răng nanh làm nhiệm vụ cắn, xé thức ăn. Sư tử cũng dùng những móng vuốt thật cứng, sắc nhọn để săn mồi và cũng để tự bảo vệ mình.

    Tiếng gầm của sư tử là một trong những đặc điểm nổi bật nhất. Nó bắt đầu biết gầm từ lúc một tuổi. Sư tử gầm lên không chỉ để cho các loài khác biết đây là lãnh thổ của mình mà còn để liên lạc, giao tiếp với những con sư tử khác trong đàn. Ngoài ra còn để ra oai, đe dọa với những con sư tử đối địch khác.

    Điểm khác biệt lớn nhất giữa một con sư tử đực và cái chính là cái bờm. Chỉ có những con đực mới có bờm để cản lại những cú cắn và cào của đối thủ, có thể rất nguy hiểm cho mình. Màu sắc của bờm có thể thay đổi từ đen sang vàng hoe, và phủ đầy khắp mặt, cổ hoặc có thể chạy dọc theo cổ con sư tử.

    Sư tử là loài thú săn mồi siêu hạng. Chúng sống tập trung theo bầy và thường săn bắt các loại thú lớn, nguy hiểm. Một bầy sư tử có khoảng từ 30 đến 40 con, diện tích lãnh thổ từ 20 đến 400 km2. Phần lớn là sư tử cái và con của chúng, chỉ có một số ít con đực. Trong đó con đầu đàn là mạnh nhất, khoẻ nhất làm nhiệm vụ lãnh đạo, bảo vệ cho cả đàn.

    Săn mồi là một trong những công việc thường ngày của sư tử. Con mồi của chúng bao gồm ngựa vằn, trâu Hảo Vọng, hươu cao cổ, hà mã và thậm chí là voi gần trưởng thành. Khi đơn lẻ chúng dễ dàng săn các con mồi nhỏ hơn bao gồm linh dương, lợn rừng,... Những con sư tử sống gần bờ biển còn ăn thịt cả hải cẩu. Khi săn mồi đơn lẻ, chúng giết chết con mồi bằng cách cắn cổ để làm gãy cổ hay tổn thương hệ tuần hoàn máu. Khi săn theo đàn, sư tử có thể kìm kẹp con mồi lớn trong khi các con khác cắn cổ hay làm nghẹt thở con mồi bằng cách khoá mõm nạn nhân, không cho nó thở. Sư tử không thích tự tìm thức ăn, thông thường chúng đẩy lùi các kẻ săn mồi khác nhỏ hơn hay ít quân số hơn từ con mồi để giành lấy thức ăn. Sư tử cũng hay bị đuổi khỏi con mồi bởi những kẻ cạnh tranh như các đàn linh cẩu và chó hoang khi chúng áp đảo về số lượng. Giống như các thú họ mèo khác, chúng nhìn trong đêm rất tốt làm cho chúng rất linh hoạt về đêm. Chúng có thể ngủ hơn 20 tiếng một ngày.


    Tuy nhiên, ngày nay, loài động vật này đang đối mặt với nguy cơ bị cạn kiệt do sự săn bắn bừa bãi, bất hợp pháp của con người. Chính vì vậy, chúng ta cần có chính sách hợp lí để bảo tồn và phát triển loài sư tử.

    Thuyết minh về con sư tử
    Thuyết minh về con sư tử
    Thuyết minh về con sư tử
    Thuyết minh về con sư tử
  5. Không có một loài động vật hoang dã nào có thể gây sự chú ý của con người nhiều hơn loài sói. Có lẽ, bởi chúng có số lượng đông đảo, phân bố hầu khắp các lục địa, gần gũi với con người và thường gây nên những cuộc tấn công khủng khiếp. Loài sói khiến con người vừa thù ghét vừa tôn thờ chúng như tôn thờ một sức mạnh của tự nhiên. Ngày nay, số lượng đàn sói đã giảm đi nhiều so với trước bởi sự săn bắt của con người. Một vài loài sói đã nằm trong danh sách đỏ, ở mức độ nguy cấp cần phải bảo vệ.


    Sói là một loài động vật có vú thuộc bộ ăn thịt, họ chó. Bởi thế thường gọi là chó sói. Trong các loài sói, sói xám là thành viên lớn nhất và cũng là loài nổi tiếng nhất. Cách đây 10 ngàn năm, chó sói đã được con người thuần hóa và sử dụng chúng trong cuộc sống. Tuy nhiên, với bản tính hoang dã, chó sói vẫn là loài có thể gây nguy hiểm đối với con người. Chó sói phân ra thành nhiều loài khác nhau. Sói đồng cỏ có thân hình nhỏ nhất trong các loài sói hoang. Chúng thường sống trên các đồng cỏ và sắn bắt các loài thú nhỏ. Sói xám là loài sói phổ biến nhất, chúng sống hầu hết các cánh rừng và thường săn bắt các loài thú ăn cỏ lớn. Sói tuyết sinh sống chủ yếu ở các vùng tuyết lạnh và vùng cực. Đây là loài lớn nhất trong các loài sói, với bộ lông trắng và khả năng chịu lạnh rất tốt.


    Loài sói thường có bộ lông màu xám tro (sói xám), đen (sói đen), trắng (sói tuyết), đỏ (sói lửa),… Hình dáng của loài chó sói về căn bản giống với chó nhà. Một con sói trưởng thành có cân nặng khoảng từ 25 đến 85kg. Có khi lên đến 100kg. Tuy vậy, loài sói vẫn rất nhanh nhẹ. Tốc độ chạy của sói có thể đạt đến 65km/h. Cơ thể chúng rất dẻo dai, có thể săn đuổi con mồi trong nhiều ngày cho đến khi hạ gục được nạn nhân.


    Chó sói có hàm răng lớn hơn loài chó bình thường. Với lực cắn khủng khiếp, chúng có thể dễ dàn nhai một khúc xương mà không mấy khó khăn. Đó là một trong những lợi thế lớn nhất của loài sói trong việc săn mồi và bảo vệ lãnh thổ. Khứu giác và thính giác của loài sói rất phát triển. Chúng có thể phát hiện mùi của con mồi từ rất xa và lần theo dấu vết do con mồi để lại trên lối đi. Chúng thường đứng lặng im, tai vểnh cao để nghe ngóng từng chuyển động ở xung quanh, dò xét con mồi và phục kích tấn công khiến con mồi hoàn toàn bất ngờ và bị hạ gục nhanh chóng.


    Với bộ lông rậm dày giúp chúng có thể sinh tồn trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt trên các vách núi phủ đầy tuyết trắng. Bàn chân với các ngón chân dính liền cho phép chúng di chuyển dễ dàng trên mặt băng tuyết hoặc các vùng cát. Ở loài sói rừng nhiệt đới, bộ lông của chúng mỏng hơn. Lớp mỡ trên da cũng ít hơn nhiều so với các loài sói vùng cực. Khu vực sinh sống chủ yếu của chó sói là những khu rừng rậm, sa mạc, núi, lãnh nguyên, rừng taiga, và thảo nguyên và những vùng băng tuyết lạnh lẽo. Chó sói đã từng có số lượng lớn ở phần lớn các khu rừng trên khắp thế giới. Tuy nhiên, do kết quả của việc tàn phá các khu vực sinh sống và săn bắn phổ biến, ngày nay sói chỉ sinh sống ở một số khu vực hạn chế trên lãnh địa sinh sống trước đây của chúng.


    Chó sói bẩm sinh là những kẻ săn mồi. Con mồi chủ yếu của chúng là các loài động vật nhỏ. Đôi khi chúng còn săn cả loài thú lớn. Là những động vật săn mồi siêu hạng, chó sói là một bộ phận không thể tách rời của hệ sinh thái mà nó sinh sống. Để sống sót trong điều kiện khắc nghiệt, chúng phải tranh giành thức ăn với loài gấu, báo và các loài thú săn mồi khác. Kinh nghiệm săn mồi của chó sói có lẽ không loài nào địch nổi. Thêm nữa, loài sói luôn đi săn theo đàn. Khả năng phối hợp bầy đàn của chúng đạt đến độ tinh vi, tuyệt hảo. Chính sức mạnh bầy đàn biến loài sói thành kẻ săn mồi lạnh lùng và đáng sợ.


    Sói sống từng đôi hoặc theo bầy từ 5 – 7 con. Khi săn mồi chúng có thể nhập thành bầy từ 20 – 50 con. Đứng đầu đàn sói là con sói mạnh nhất, có trách nhiệm lãnh đạo cả đàn tìm kiếm thức ăn và bảo vệ lãnh thổ riêng. Một con sói có thể vô hại. Nhưng cả một đàn sói là mối đe dọa khủng khiếp đối với nhiều loài thú lớn như lợn rừng, trâu rừng, linh dương,... Thậm chí là cả các loài ăn thịt lớn như hổ, sư tử, báo,… Sói có tập tính săn mồi theo bầy. Chúng rất tàn độc, nham hiểm và hung tợn. Khi đã khép vòng vây, chúng tấn công và hạ gục con mồi nhanh chóng, sau đó xé xác con mồi. Hàm răng sói rất sắc bén, có thể xé cả lớp da trâu dày. Sói là loài tham ăn. Nhưng chúng vẫn biết nhường nhịn thức ăn cho những cá thể yếu ốm hoặc con non.


    Mùa sinh sản của loài sói thường vào tháng 11 đến tháng 2 năm sau. Thời gian mang thai kéo dài khoảng 9 tuần. Mỗi lần sói đẻ từ 5 – 10 con sói con. Con non được mẹ nuôi dưỡng bằng sữa. Khoảng 2 tuần tuổi, sói con có thể ăn thịt. Sói con ở ơi mẹ từ 8 đến 10 tháng là có thể gia nhập bầy săn mồi. Chó sói sống trong đàn rất có tổ chức. Nếu con nào bị thương chúng cũng nhau chia sẻ thức ăn, chăm sóc vết thương cho nhau. Chó sói con trong bầy rất thân thiết. Một khi sói mẹ không may bị chết, các con sói cái khác sẽ thay nó chăm sóc đàn con cho đến khi trưởng thành.


    Trong tự nhiên, chó sói là loài đứng ở nhóm đầu trong chuỗi thức ăn. Chúng không có kẻ thù tự nhiên. Chó sói ít khi gây xung đột với những loài thú săn mồi lớn hơn chúng như hổ, sư tử. Nhưng chúng lại hay gây hấn với các loài báo, gấu để tranh giành lãnh địa hoặc thức ăn. Sói là loài háu ăn và khát máu. Chúng rất dễ bị kích thích khi nhìn thấy vết máu và thường lôi kéo chúng vào những cuộc chiến khủng khiếp.


    Đặc trưng tiêu biểu nhất của loài sói là tiếng hú vang dài. Loài sói này thường cất tiếng hú để giao tiếp. Tiếng hú của chúng to và kéo dài, rất đáng sợ. Vừa chạy chúng vừa hú để gọi đồng bọn và cũng là để con mồi kinh khiếp, tự gục ngã. Khi đói và khan hiếm thức ăn, chúng có thể liều lĩnh tấn công vào các trang trại hay bản làng để bắt gia súc làm thức ăn. Chúng còn tấn công con người bất kì lúc nào nếu bị đe dọa.


    Tuy nhiên, điều đó ít khi xảy ra. Chỉ khi thức ăn khan hiếm, người ta mới thấy sói xuất hiện gần các ngôi làng. Với bản lĩnh săn mồi, sói luôn có thể sinh tồn trong mọi điều kiện. Ở nước ta, sói lửa là loài phổ biến. Sói lửa có dáng nhỏ như chó nhà, ít gây nguy hiểm. Ngày nay, số lượng sói ở nước ta ngày càng ít đi do bị săn bắt quá nhiều. Loài sói được ten vào danh sách cần bảo vệ. Tuy nhiên, môi trường sống ngày càng bị thu hẹp loài sói đứng trước nguy cơ tuyệt chủng rất lớn. Từ xa xưa, con người đã ngưỡng mộ sức mạnh của loài sói. Hình ảnh loài sói được tôn thờ như vật tổ trong nhiều nền văn hóa. Với vẻ bề ngoài cân đối, hùng dũng, đôi mắt tinh anh đầy bí ẩn, hàm răng khỏe mạnh, sắc bén, sức dẻo dai phi thường, khả năng chiến đấu tuyệt hảo, tiếng hú rùng rợn, chết chóc khiến loài sói trở thành biểu tượng của sự chinh phục bất khả chiến bại. Cũng tương ứng với điều đó, ở khía cạnh khác, loài sói cũng tượng trưng cho sự phá hoại, tàn ác và rất nguy hiểm.


    Người dân bản xứ nhiều vùng đã tôn vinh loài sói như một vị thần ngự trị bóng tối. Xem sói như một biểu hiện của sức mạnh và điều sợ hãi. Sói cũng được tôn vinh như một loài có tính kỉ luật cao và lòng trung thành. Chúng rất ít khi phản bội bầy đàn. Một vài con sói được thuần hóa rất trung thành với chủ. Hình ảnh Bấc trong Tiếng gọi nơi hoang dã của Giắc-Lơn-Đơn chính là một minh chứng. Hình ảnh loài sói được tô vẽ rất nhiều trong các truyền thuyết. Có truyền thuyết cho rằng chỉ có người sói mới là khắc tinh có khả năng khuất phục ma cà rồng. Người sói tiếp tục tồn tại trong văn hóa hiện đại và hư cấu trong phim ảnh, sách báo,…gắn người sói với những hình tượng đáng sợ nhất và là nhân vật chính cho nhiều bộ phim kinh dị.


    Với tổ chức đàn đông đảo, hiếu chiến và hung dữ, sói luôn là loài gây nguy hiểm cho con người. Người ta đã ghi nhận nhiều lần sói tấn công con người và gia súc. Nhiều cuộc tàn sát đàn sói đã diễn ra ở nhiều nơi để bảo vệ bản làng và thú nuôi. Cuộc xung đột giữa sói và người chưa bao giờ chấm dứt dù số lượng sói ngày nay đã giảm đi rất nhiều.

    Thuyết minh về con chó sói
    Thuyết minh về con chó sói
    Thuyết minh về con chó sói
    Thuyết minh về con chó sói
  6. Trong văn hóa phương Đông, hổ thường được biết đến với những danh xưng: “Chúa sơn lâm” hay “Ông ba mươi”. Do sức mạnh cùng với khả năng săn mồi điêu luyện đứng đầu trong thế giới động vật hoang dã mà hổ được con người gọi bằng những danh xưng có phần “kính nể” đó. Vậy nhưng chắc hẳn ít người hiểu một cách rõ ràng những đặc điểm của loài động vật hoang dã này.


    Hổ (còn gọi là cọp, hùm) là động vật có vú, thuộc họ Mèo. Chính vì vậy mà nhiều người thường gọi vui hổ là con mèo khổng lồ. Khác với mèo, hổ có khả năng bơi lội tốt, và người ta thường thấy hổ tắm trong các ao, hồ và sông. Tuy nhiên, hổ lại kém mèo về khả năng leo trèo.


    Từ lâu, hổ đã được biết đến như một loại thú dữ ăn thịt sống. Thức ăn của chúng chủ yếu là các loài động vật ăn cỏ như hươu, nai, lợn, trâu,… Ở Việt Nam còn lưu truyền rất nhiều giai thoại và mẩu chuyện về việc hổ xuất hiện vào đêm giao thừa để bắt các loài gia súc của người nông dân như trâu, bò,… Cái tên “ông ba mươi” cũng bắt nguồn từ đây. Hổ thường đi săn đơn lẻ và thích tập kích để săn mồi, sau đó chế ngự con mồi của chúng từ mọi góc, và kết liễu con mồi bằng cách cắn cổ để khiến con mồi nhận một cái chết tức khắc do bị tổn thương tĩnh mạch hoặc động mạch cảnh. Đồng thời, với khả năng bơi lội giỏi, hổ còn thể kết liễu con mồi khi chúng đang bơi.


    Địa bàn sinh sống chủ yếu của hổ là ở rừng và đồng cỏ. Đây là những địa điểm lí tưởng để hổ có thể phát huy khả năng ngụy trang của chúng. Bộ lông của hổ có màu vàng hoặc đỏ – cam, với những đốm màu trắng trên thân, cổ, ngực và cả bên trong chân. Nhưng bộ phận giúp hổ dễ ngụy trang lại là những vằn của chúng. Vằn hổ thường có màu nâu, xám hoặc đen. Hình dạng và số lượng vằn của hổ có thể sai lệch theo từng nòi hổ, song nhìn chung các nòi hổ đều có số lượng vằn dao động trên dưới 100. Chính những vằn này giúp hổ dễ dàng lẩn khuất vào cây cối rậm rạp trong rừng và đánh lừa con mồi.


    Trong lịch sử, khu vực sinh sống của hổ trải dài từ Nga, Iran, Áp-gha-nít-tan, Ấn Độ, Trung Quốc và đến cả Đông Nam Á. Tuy vậy, ngày nay, địa bàn sinh sống đó đã bị thu hẹp đáng kể do sự săn bắn bừa bãi hổ của con người. Con người săn bắn hổ để lấy da, xương hoặc tinh hoàn của chúng nhằm phục vụ việc chế thuốc bổ hay nấu cao. Nhiều người còn săn bắn hay giết hổ một cách bất hợp pháp đã khiến cho môi trường sống của chúng bị phá hủy, và số lượng hổ giảm đi đáng kể. Một số nòi hổ như hổ Java, hổ Bali hay hổ Caspi (hổ Ba Tư) đã bị tuyệt chủng. Chính vì vậy mà hiện tại, hổ đã được đưa vào danh sách những loài vật hoang dã đang gặp nguy hiểm.


    Như vậy, có thể thấy hổ là một loài động vật hoang dã có sức mạnh vượt trội, là một trong những động vật săn mồi thiện chiến nhất trong thế giới hoang dã. Tuy nhiên, ngày nay, loài động vật này đang đối mặt với nguy cơ bị cạn kiệt và tuyệt chủng do sự săn bắn bừa bãi, bất hợp pháp của con người. Chính vì vậy, chúng ta cần có chính sách hợp lí để bảo tồn và phát triển loài hổ.

    Thuyết minh về con hổ
    Thuyết minh về con hổ
    Thuyết minh về con hổ
    Thuyết minh về con hổ
  7. Trong thế giới hoang dã, hổ là loài săn mồi thiện chiến và hiệu quả nhất. Với thân hình to lớn nhưng thon gọn, sức mạnh phi thường, tốc độ nhanh, loài hổ trở thành nỗi kinh sợ của các loài động vật khác, trong đó có cả con người.


    Hổ (còn gọi là cọp, ông ba mươi, chúa sơn lâm,…) là một loài động vật ăn thịt thuộc họ Mèo lớn thuộc chi Panthera. Tổ tiên của loài hổ ngày nay xuất hiện lần đầu tiên ở vùng Đông Á, khoảng 2 triệu năm trước. Sau đó loài hổ phát triển rộng theo hướng rừng rậm và sông ngòi Tây Bắc tiến sâu vào khu vực Tây Nam Châu Á.


    Một bộ phận khác men theo hướng Nam tiến sâu vào khu vực Đông Nam Á, lục địa Ấn Độ và quần đảo Indonesia. Trong quá trình phát triển, tìm kiếm nguồn thức ăn và vùng lãnh địa mới, loài hổ đã phát triển ra khắp thế giới, hình thành các giống hổ như ngày nay.


    Nhìn chung, một con hổ trưởng thành thường có khối lượng từ 100 đến 300 kilôgam. Hổ có thân hình to lớn nhưng thon, ốm, gầy để di chuyển nhanh nhẹn. Đó là cơ thể phù với đặc tính hoang dã của hổ.


    Toàn bộ cơ thể của hổ phủ một lớp lông mềm mại. Lông hổ thường có màu cam, hoặc xám, hoặc trắng được tô điểm bởi những vằn lông theo hình lượn sóng. Các vằn của phần lớn các loài hổ dao động trong khoảng nâu xám tới đen thuần. Hổ trắng có rất ít các vằn. Hình dạng và mật độ các vằn thay đổi theo từng loài. Nhưng phần lớn các loài đều có trên 100 vằn.


    Sự phối sắc độc đáo của bộ lông khiến cho hình ảnh con hổ gây nhiều ấn tượng trong thế giới tự nhiên. Với màu vàng cam và những lằn đen dễ hòa lẫn trong màu sắc của cỏ khô, giúp hổ mai phục và tiến sát con mồi mà không bị phát hiện. Hổ có đôi tai nhỏ nhưng rất thính. Tai hổ thường xuyên dựng cao để thu bắt âm thanh. Răng nanh hổ dài. Đôi hàm của hổ khỏe khoắn có thể nghiền nát xương dễ dàng. Móng vuốt nhọn sắc. Đây là vũ khí lợi hại giúp hổ có thể hạ gục nhanh chóng những con mồi to lớn như trâu rừng, bò rừng, hươu, nai. Khi di chuyển, toàn bộ móng vuốt thu vào bên trong chỉ có vùng đệm thịt dày chạm đất khiến cho bước chân của hổ hết sức nhẹ nhàng, uyển chuyển. Mắt hổ rất tinh, có thể nhìn cả trong ban đêm. Bởi thế, hổ thường săn mồi từ chiều hôm cho đến sáng sớm. Thời gian còn lại nó thường ẩn trong rừng sâu.


    Hổ sở hữu một sức mạnh phi thường. Một con hổ khi săn mồi có thể di chuyển với vận tốc 40km/h. Hổ có thể vật ngã và giết chết con mồi nặng gấp đôi chúng. Kĩ năng mai phục và tấn công con mồi nhanh gọn rất hiệu quả. Nếu tính về hiệu suất săn mồi, hổ là loài đứng đầu danh sách trong thế giới động vật.


    Nhìn chung, ở loài hổ tập trung tất cả những đặc điểm ưu việt nhất của loài động vật săn mồi. Với sức mạnh vượt trội, hổ trở thành một loài săn mồi đáng sợ nhất trên mặt đất. Dù ngày nay, số lượng cá thể hổ không còn nhiều nhưng chúng vẫn là loài chiếm lĩnh và làm chủ các khu rừng rậm. Phần lớn các loài hổ sống trong rừng và đồng cỏ (là những khu vực mà khả năng ngụy trang của chúng phù hợp nhất). Phổ biến nhất là ở các khu rừng rậm Châu Á, Ấn Độ, Đông Nam Á.


    Hổ thường đi săn đơn lẻ. Đôi khi, người ta cũng thấy chúng phối hợp với nhau để săn bắt con mồi. Tuy nhiên, điều này ít khi xảy ra. Thức ăn của chúng chủ yếu là các động vật ăn cỏ cỡ trung bình như hươu, nai, lợn rừng, trâu,… Tuy nhiên, chúng cũng có thể bắt các loại mồi cỡ to hay nhỏ hơn nếu hoàn cảnh cho phép. Một con hổ có kích thước trung bình có thể ăn tới 27 kg thịt mỗi bữa.


    Hổ là loài động vật đẻ con. Mỗi lứa hổ sinh khoảng 2-3 con. Hổ con sống với mẹ khoảng 2-3 năm thì ra ở riêng. Lúc này hổ con đã trưởng thành và đủ khả năng sinh sản. Tuổi thọ, trong môi trường nuôi nhốt hổ có thể sống tới 20 năm. Nhưng trong môi trường hoang dã tuổi thọ của chúng dao động từ 10 tới 15 năm.


    Trong tự nhiên: Hổ là một trong số nhiều loài động vật ăn thịt nằm ở mắt xích cuối cùng của các chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái tự nhiên. Việc tồn tại của hổ giúp cho tự nhiên cân bằng chuỗi thức ăn, điều phối số lượng các loài động vật ăn cỏ và ăn thịt khác.

    Thuyết minh về con hổ (mẫu 2)
    Thuyết minh về con hổ (mẫu 2)
    Thuyết minh về con hổ (mẫu 2)
    Thuyết minh về con hổ (mẫu 2)
  8. Cá sấu là một loài động vật khá phổ biến tại các nước miền nhiệt đới nơi có nhiều sông hồ và đầm lầy. Với bản tính săn mồi dữ tợn, hung ác, kĩ năng giết chóc đáng sợ, cá sấu vừa được con người tôn kính vừa khiếp sợ chúng.


    Ngày nay, do môi trường sống bị thay đổi và sự săn lùng ráo riết của con người, số lượng cá sấu trên thế giới suy giảm. Song hằng năm chúng vẫn còn gây ra nhiều cái chết thương tâm cho con người.


    Cá sấu là một loài động vật ăn thịt, thuộc lớp bò sát, sống chủ yếu ở dưới nước. Chúng xuất hiện trên trái đất từ khoảng 84 triệu năm trước, vào cuối kỷ Phấn trắng. Thuật ngữ cá sấu trong tiếng Việt bao gồm các dạng cá sấu đích thực, mõm ngắn và mõm dài. Tuy nhiên, nó cũng được áp dụng để chỉ các họ hàng xa thời tiền sử của chúng. Chẳng hạn như “cá sấu biển”. Có một thời gian dài loài này thống trị cả trái đất.


    Cá sấu là loài to lớn và có cấu tạo phức tạp nhất trong các loài bò sát còn tồn tại cho đến ngày nay. Về cơ bản, cơ thể loài bò sát này có hình thuôn dài, được phủ một lớp vảy sừng chắc chắn. Cơ thể chúng chia làm ba phần rõ rệt: phần đầu, phần thân và phần đuôi. phần đầu cá sấu chiếm đến 1/3 chiều dài cơ thể chúng. Đầu cá sấu dẹp bằng. Chiếc mõm rất dài với bộ răng hàm chắc khỏe. Răng thường cong vào bên trong, rất sắc nhọn. Đôi hàm rất khỏe. Đó là đôi hàm khỏe nhất trong các loài động vật. Một khi con mồi rơi vào hàm ấy thì không có cơ hội sống sót. Đôi mắt nhỏ nằm phía trên, có tầm nhìn kém. Bù lại, chúng có thể cảm nhận mọi chuyển động trong nước rất tốt, xác định con mồi và tấn công một cách chính xác. Lưỡi dày bất động. Lỗ mũi và tai có màng chắn nước. Thế nên cá sấu có thể ẩn mình trong nước nhiều giờ. Phần thân của chúng thường rất to lớn. Chúng có chi trước ngắn, chi sau dài hơn. Bàn chân bè ra như chiếc chèo bơi. Đầu các ngón chân có móng sừng giúp con vật không bị trơn trước khi di chuyển trên cạn. Chính đặc điểm này giúp các sấu có thể bơi nhanh và nhẹ nhàng trong nước và cả trên cạn. Đuôi cá sấu dài gần bằng thân. Chiếc đuôi khỏe mạnh có vai trò như một chiếc bánh lái, giúp cá sấu điều hướng dễ dàng khi bơi.


    Kích thước của sấu thay đổi đáng kể theo loài và theo độ tuổi. Một số loài lớn có thể dài từ 5 đến 6 mét và nặng khoảng 1.200 kg. Tuy nhiên, lúc mới sinh, con non chỉ dài khoảng 20 cm và năng vài chục gram. Một số loài cá sấu ở Châu Úc có kích thước khổng lồ. Chúng trở thành nỗi khiếp sợ của các loài sống dưới nước và cả con người.


    Cá sấu là các loài bò sát lớn ưa thích môi trường nước. Chúng sống trên một diện tích rộng của khu vực nhiệt đới trên thế giới. Đầm lầy, ao hồ, sông suối thường là nơi chúng sinh sống. Chúng là loài ăn thịt và là tay đi săn mồi cừ khôi. Thức ăn của chúng khá đa dạng. Chủ yếu là cá và động vật có vú, kể cả còn sống hay đã chết. Chúng tấn công tất cả những gì chuyển động ở dưới nước. Loài bò sát này rất nhạy cảm với máu. Khi phát hiện con mồi bị thường, chúng tấn công tới cùng đến khi hạ gục con mồi.


    Cách bắt mồi của cá sấu rất đặc sắc. Khi bắt được con mồi, chúng liền xoay mình để nhấn chìm con mồi xuống nước. Cú xoay của chúng có thể bẻ gãy mọi khớp xương, khiến con mồi chết ngay tức khắc. Sau đó chúng xé xác con mồi và thưởng thức ngay dưới nước.


    Về sinh sản, tất cả cá sấu là loài đẻ trứng. Mỗi đợt sinh sản có thể để từ 30-70 trứng. Trong tự nhiên, suốt thời gian ấp trứng con mẹ không đi kiếm mồi mà nằm ngay bên cạnh để canh giữ. Đến thời kì sắp nở khi nghe tiếng kêu của con con, con mẹ sẽ bới đất hỗ trợ, mang sấu con đến nơi có nguồn nước. Con non mới nở nặng khoảng vài trăm gam và được mẹ chăm sóc trong vài tuần lễ đầu. Sau đó những chúng tự tách khỏi đàn để sống cuộc đời tự lập. Khi đến 4-5 tuổi, cá sấu cơ bản đã trưởng thành và bắt đầu sinh sản. Một con sấu trưởng thành có thể dài đến hơn 6 mét và nặng khoảng 1000 kg. Cá sấu có thể sống đến hơn 100 năm tuổi.


    Năm 1997, ở Nga người ta đã phát hiện một con cá sấu vừa chết có tuổi thọ 115 tuổi. Đó là cá thể lớn nhất được phát hiện. Trong suốt cuộc đời của cá sấu ít khi chúng rời khỏi mặt nước. Trên mặt đất. chúng tỏ ra rất vụng về.


    Trong tự nhiên cá sấu là loài săn mồi đáng sợ và rất hiệu quả. Chúng rất kiên nhẫn nằm mai phục đợi chờ con mồi. Khi phát hiện, chúng nhẹ nhàng di chuyển và tung ra những cú đớp chuẩn xác và đầy chết chóc. Hằng năm trên thế giới có hàng nghìn người đã bỏ mạng dưới nanh cá sấu. Trong thế chiến thứ II, tại Myanmar, một trung đoàn biệt kích 1215 binh lính Nhật Bản đã bị xóa sổ bởi đàn cá sấu đầm lầy đói khát. Đến nay, cá sấu nước mặn vẫn được coi là động vật ăn thịt nguy hiểm và hiếu chiến nhất trên trái đất.


    Trong đời sống ngày nay, loài sấu còn được nuôi để lấy da và thịt. Da chúng thường dùng làm các đồ vật mĩ nghệ có độ bền và giá trị rất cao, được nhiều người ưu chuộng. Người ta còn nuôi loài vật hung dữ này phục vụ cho tham quan du lịch hoặc làm xiếc. Tuy nhiên, chúng là loài chưa thể thuần hóa được và là loài động vật rất nguy hiểm nên người ta cũng ít nuôi chúng.


    Cá sấu được phản ánh trong nhiều nền văn minh. Ở một số nơi, chúng đóng vai trò lớn, chi phối nhiều mặt ở đời sống tinh thần con người. Cá sấu là biểu tượng của vũ trụ, đất nước, linh hồn của những điều hắc ám, nhưng còn là những điều kỳ thú. Sấu còn là biểu tượng của sự phồn thịnh có thể làm cho cây cỏ xung quanh phát triển.


    Ở châu Phi, sức mạnh cá sấu được ví như sức mạnh của địa ngục, quyền năng của lửa và nước. Nhiều thổ dân ở vùng châu Phi còn có điệu vũ cá sấu phổ biến trong các lễ hội gọi đất và mặt trời.


    Ở Ai Cập, cá sấu là kẻ ăn các linh hồn, không trừ ai. Khi rơi vào miệng nó là như rơi vào lửa và lũ. Họ cho rằng, có thần cá sấu cai quản các dòng nước và cần được thờ phụng. Vì vậy, sấu được xem như là vật bất khả xâm phạm. Mắt nó là mặt trời đỏ ngòm. Miệng là vực thẳm chết chóc và đuôi là bóng tối.


    Người Thái Lan coi sấu là vị chúa tể của nước, chi phối mùa vụ. Người Campuchia coi sấu là biểu tượng của ánh sáng dịu dàng. Chúng được ví như những tia chớp báo hiệu cơn mưa khi dịu dàng, lúc dữ dội.


    Việt Nam vốn là nước nông nghiệp và cuộc sống của người dân gắn liền với vùng sông nước nên từ xa xưa họ đã tôn sùng sấu là loài vật đại diện cho sự trù phú và sức mạnh như một linh vật. Hình ảnh cá sấu được sử dụng trong các vật trang trí, tranh ảnh. Người Việt vừ kinh sợ vừa sùng bái sức mạnh và sự thần bí của cá sấu. Trong một vài trường hợp chúng còn là đại diện cho bóng tối, sự tàn ác hay những điều khủng khiếp.


    Ngày nay, do bị thu hẹp địa bàn sinh sống và săn bắt quá nhiều khiến cho số lượng cá sấu trong tự nhiên không còn nhiều nữa. Ở nước ta, trước đây sấu ngự trị các dòng sông ở miền sông nước Nam Bộ và một vài dòng sông lớn ở miền Trung. Ngày nay, sấu trong tự nhiên gần như không còn được tìm thấy. Nếu không có chính sách bảo tồn và phát triển, trong tương lai loài cá sấu có thể biến mất trong tự nhiên.

    Thuyết minh về con cá sấu
    Thuyết minh về con cá sấu
    Thuyết minh về con cá sấu
    Thuyết minh về con cá sấu
  9. Sóc chắc hẳn là loài động vật phổ biến và khá thân thiện với con người. Nó được biết đến là loài động vật gặm nhấm có một thân hình nhỏ nhắn, đáng yêu và phân bố rộng khắp các lục địa, quốc gia, vùng khí hậu khác nhau.


    Con sóc là một loài động vật gặm nhấm và còn được gọi là Sciuridae. Chúng là loài có kích thước cỡ nhỏ và đặc điểm sóc dễ nhận biết của loài này là sự nhanh nhẹn. Loài này phân bố rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới và có nhiều loài khác nhau như sóc cây, sóc bay, sóc chuột,…


    Loài sóc là một loài động vật có đặc điểm vô cùng đáng yêu với một thân hình nhỏ nhắn, kích thước của chúng chỉ nằm trong khoảng từ 7 đến 10cm. Và những con sóc kích thước trung bình thì cao khoảng từ 15 đến 18cm. Loài này có cân nặng khoảng 10 gam. Chúng có cái đuôi với lông rậm rạp cùng với đó là một cặp mắt to và đôi tai khá nhỏ.

    Về bộ lông thì con sóc có lông mềm và mượt. Chân sau của chúng sẽ dài hơn chân trước. Mỗi chân sẽ có 4 đến 5 ngón và có những móng vuốt sắc và nhọn. Đặc điểm của móng vuốt giúp loàinày dễ dàng leo trèo và bám chắc được vào thân cây mà không bị rơi. Một đặc điểm chung nhất của các loài này chính là đuôi của chúng có lông vô cùng rậm rạp và chính cái đuôi này sẽ giúp chúng giữ được cân bằng cơ thể và che nắng che mưa hoặc để giữ ấm cho cơ thể vào những ngày lạnh giá. Răng của con sóc cũng tương tự với những loài gặm nhấm khác. Chúng có 4 chiếc răng cửa và cùng nhiều chiếc răng nhỏ khác. Bốn chiếc răng cửa đó luôn phát triển không ngừng. Vì thế lúc nào chúng cũng cần cắn hoặc phải gặm nhấm một thứ gì đó.

    Một đặc điểm nữa về con sóc là chúng có khả năng đánh mùi rất nhạy bén. Những thức ăn bị chôn ở dưới đất hoặc tuyết chúng đều có thể đào lên. Chúng có thói quen tìm thức ăn dự trữ cho mùa đông và đặc biệt là loài sóc sẽ không có thời gian ngủ đông.


    Sóc là một loài động vật sống phân bố ở mọi nơi trên châu lục. Hiện nay có khoảng 200 loài sóc khác nhau. Trong số đó có một số loài sóc cơ bản bao gồm:

    Sóc bay là một phân loài của những loài thú có túi và có nguồn gốc xuất xứ từ nước Úc. Sỡ dĩ chúng được gọi với cái tên như vậy là bởi khi di chuyển loài này sẽ lướt qua các tán cây, di chuyển từ cây này sang cây khác bằng cách dang rộng 2 tay và 2 chân ra. Chúng sở hữu một bộ lông cực kỳ mềm mại và đằng sau lưng sẽ có một vệt lông màu đen từ đỉnh đầu cho đến đuôi. Sóc bay có đôi tai khá nhỏ và nhọn, đôi mắt đen nhánh trông vô cùng đáng yêu. Cấu tạo cơ thể của nó có phần khác biệt với một màng da cực mỏng kéo dài từ tay cho đến chân của nó. Chính đặc điểm này giúp chúng có thể lướt từ nhành cây này sang nhành cây khác mà trong như đang bay. Và theo nghiên cứu về loài này thì chúng có thể bay xa từ 70 đến 100m. Một bộ phận trên cơ thể cũng tham gia vào quá trình di chuyển bay lượn đó là đuôi. Chức năng của đuôi giúp những con sóc bay này có thể ổn định và giữ thăng bằng khi bay. Bên cạnh đó trước bụng của nó còn có một chiếc túi nhỏ. Chiếc túi thần kỳ này sẽ làm nhiệm vụ chứa đựng con của chúng khi vừa mới sinh ra cũng như để đựng thức ăn. Loài sóc này có tập tính khá hiền và thân thiện.


    Sóc cây là loài có nguồn gốc ở khắp châu lục ngoại trừ Úc và Nam Cực. Thân hình của chúng khá mỏng và có một chiếc đuôi nhiều lông. Thông thường lông chúng sẽ có thể là màu nâu, xám, hơi đỏ hoặc đen và phần bụng sẽ có màu sáng. Một đặc điểm giúp loài sóc có thể di chuyển dễ dàng trên các cành cây và tự do chạy nhảy chính là móng vuốt sắc nhọn. Còn chiếc đuôi nhiều lông của chúng có chức năng như một chiếc dù để che nắng mưa và bảo vệ chúng khỏi những cú ngã. Ngoài ra chiếc đuôi của loài sóccây còn giúp chúng giữ ấm cơ thể vào mùa đông lạnh giá. Môi trường sinh sống của loài vật này là các khu rừng nhiệt đới hoặc ở những khu rừng thứ sinh. Hoặc các môi trường khác như ở các ruộng bậc thang, rừng cây bụi, rừng tre trúc, rừng thông masson,…

    Sóc đất là loài vật phần lớn hoạt động ở mặt đất. Sóc đất có đặc điểm là có thể đứng lên hai lên trong một thời gian dài và có xu hướng sống theo bầy đàn. Chúng là loài ăn tạp, ngoài thức ăn chính là các loại hạt ra thì loài này còn có thể ăn được cả côn trùng, trứng và các động vật nhỏ khác. Loài sóc này có chiều cao khoảng tầm 18cm. Chúng có bộ lông màu vàng óng và thường sống ở các cánh đồng, đồng cỏ và các mỏm đá. Một điểm thú vị ở loài này là chúng vô cùng thân thiện và có xu hướng thích giao lưu hơn những loài sóc khác.


    Đối với loài sóc nói chung thì mùa giao phối của chúng sẽ nằm trong khoảng tháng 2 đến tháng 5. Cả con đực và con cái đều có thể giao phối được với nhiều bạn tình khác nhau. Khi giao phối thì con đực sẽ tiết ra một chất giống như sáp và trong chất đó không chứa tinh thể. Nút này tạo ra một rào cản không cho những con sóc đực khác giao phối với con cái đó.

    Thời gian mang thai của chúng từ 30 đến 35 ngày và mỗi lần sinh được 2 đến 5 con. Những con sóc non khi vừa mới sinh ra trong từ 2-3 tháng đầu sẽ không có răng, bị mù, thiếu lông và được sóc mẹ chăm hoàn toàn. Con mẹ sẽ có nhiệm vụ chăm con và kiếm thức ăn cho những đứa con của mình. Và mỗi con mẹ có thể để được vài lứa.

    Sóc là một loài động vật đáng yêu, nhanh nhẹn và chúng đóng góp rất nhiều vào việc tái sinh rừng. Bởi đặc điểm là có thể phát tán hạt giống. Thức ăn chính của những loài sóc là các loại hạt vì thế trong phân của chúng thải ra cũng sẽ có chứa các hạt giống. Phân chúng rải khắp các khu vực khác nhau trong cánh rừng và làm cho đất có thêm chất dinh dưỡng tốt cho các loài cây.

    Bên cạnh đó loài sóc còn có thói quen dự trữ thức ăn vào mùa đông và điều đó khiến cho các loại quả nảy mầm vào mùa xuân. Khi mà điều kiện môi trường thích hợp nhất sẽ giúp nhiều loại cây có thể sinh trưởng. Nhờ vậy, giá trị và ý nghĩa của loài động vật này càng tăng lên đáng kể.

    Bài văn thuyết minh về con sóc
    Bài văn thuyết minh về con sóc
    Bài văn thuyết minh về con sóc
    Bài văn thuyết minh về con sóc
  10. Tê tê là một trong những loài vật đẹp đẽ và vô cùng thú vị, tê tê là động vật có vú duy nhất trên thế giới có vảy. Các móng vuốt lớn và dài của chúng cho phép chúng đào hang dưới lòng đất để trú ngụ và đào ổ kiến, mối mọt để ăn, đồng thời cũng giúp xới lên và tạo độ thoáng khí cho đất. Điều này cải thiện chất lượng dinh dưỡng của đất và hỗ trợ cho quá trình phân hủy, cung cấp một lớp đất nền tốt cho thảm thực vật tươi tốt phát triển.


    Tê tê hay còn gọi là trút hoặc xuyên sơn, (tiếng Anh: Pangolin) là các loài động vật có vú thuộc Bộ Tê tê (Pholidota) (từ tiếng Hy Lạp cổ đại φολῐ́ς, "vảy sừng"). Chỉ còn một họ còn sinh tồn, Họ Manidae, gồm ba chi: Manis, Phataginus và Smutsia. Chi Manis bao gồm 4 loài được tìm thấy ở châu Á, trong khi chi Phataginus và Smutsia mỗi chi chỉ gồm 2 loài sống ở Châu Phi Hạ Sahara. Những loài này có kích thước từ 30 đến 100 cm. Một số loài tê tê đã bị tuyệt chủng cũng được biết đến.


    Thân tê tê có lớp vảy lớn bằng keratin - chất liệu tương tự móng tay và móng chân bảo vệ và cứng bao phủ da của chúng; chúng là động vật có vú duy nhất được biết đến với đặc điểm này. Chúng sống trong những hốc cây rỗng hoặc hang, tùy theo loài ở các miền nhiệt đới châu Á và châu Phi. Tê tê là loài sống về đêm, và chế độ ăn uống của chúng bao gồm chủ yếu là kiến và mối chúng bắt được bằng cái lưỡi dài của chúng. Vào ban ngày, chúng cuộn tròn thành quả bóng để ngủ. Chúng thường là động vật sống đơn độc, chỉ gặp nhau để giao phối và sinh ra một lứa từ một đến ba con và nuôi trong khoảng hai năm.


    Tê tê bị đe dọa bởi nạn săn trộm (để lấy thịt và vảy của chúng, được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc), và nạn phá rừng nặng nề đe dọa môi trường sống tự nhiên của chúng. Chúng là loài động vật có vú bị buôn bán nhiều nhất trên thế giới. Kể từ tháng 1 năm 2020, trong số 8 loài tê tê, 3 loài (Manis culionensis, M. pentadactyla và M. javanica) được đánh giá là có nguy cơ bị tuyệt chủng; 3 loài (Phataginus tricuspis, Manis crassicaudata và Smutsia gigantea) được đánh giá là loài nguy cấp; 2 loài (Phataginus tetradactyla và Smutsia temminckii) được đánh giá là dễ bị tổn thương trong sách đỏ IUCN của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế.


    Tên tê tê bắt nguồn từ tiếng Mã Lai "pengguling", có nghĩa là "con cuộn tròn". Tuy nhiên, tên hiện đại trong tiếng Mã Lai chuẩn là tenggiling; trong khi trong tiếng Indonesia, nó là trenggiling; và trong ngôn ngữ Philippines, nó là goling, tanggiling, hoặc balintong (với cùng nghĩa).


    Toàn thân tê tê có lớp vảy cứng bao bọc, chồng lên nhau giống như những tấm vảy, chỉ chừa phần phía bụng. Khi mới sinh ra, vảy tê tê mềm nhưng dần cứng lại khi chúng trưởng thành. Chúng được làm bằng keratin, cùng một chất liệu giống móng tay của con người và móng vuốt dài và cứng, và có cấu trúc và thành phần khác với vảy của loài bò sát. Bề ngoài cơ thể có vảy tương đương với hình nón thông. Mép vảy sắc và nhọn để giúp việc phòng thủ. Nó có thể cuộn tròn lại thành một quả bóng khi bị đe dọa, với những lớp vảy chồng lên nhau đóng vai trò như một chiếc áo giáp, trong khi nó bảo vệ khuôn mặt của mình bằng cách nhét nó dưới đuôi. Các vảy sắc nhọn, cung cấp thêm khả năng phòng thủ khỏi những kẻ săn mồi. Chúng còn tự vệ bằng cách xịt dung dịch axit hôi từ tuyến gần hậu môn, tương tự như chất phun của chồn hôi. Tê tê có móng dài và cứng; móng hai chân trước được dùng để phá tổ côn trùng tìm thức ăn, đào hang vào các gò kiến và mối và để leo trèo. Vì móng dài nên chúng không đi bằng cách đạp chân xuống đất mà ngược lại, tê tê di chuyển bằng cách co hai chân trước lại và giẫm lên mu bàn chân. Miệng chúng không có răng; thức ăn chủ yếu là kiến và mối. Chúng dùng lưỡi dài (có thể lên đến 40 cm, đường kính chỉ 0,5 cm) với nước dãi rất dính để bắt mồi. Lưỡi nằm trong lồng ngực, giữa xương ức và khí quản. Phần đuôi tê tê có khả năng cầm nắm, để giúp vịn vào cành cây khi leo trèo. Các loài tê tê đo được từ 30 đến 100 cm. Con cái thường nhỏ hơn con đực. Chúng làm ổ trong những hốc cây rỗng hay đào hang sâu dưới đất.


    Tê tê ăn côn trùng. Chúng ăn hầu hết nhiều loài kiến và mối khác nhau và có thể bổ sung bởi các loại côn trùng khác, đặc biệt là ấu trùng. Chúng hơi đặc biệt và có xu hướng chỉ tiêu thụ một hoặc hai loài côn trùng, ngay cả khi nhiều loài có sẵn. Một con tê tê có thể tiêu thụ 140 đến 200 gram (5 đến 7 ounce) côn trùng mỗi ngày. Tê tê là cơ quan điều tiết quan trọng của quần thể mối trong môi trường sống tự nhiên. Tê tê có thị lực rất kém và bị thiếu răng. Chúng chủ yếu dựa vào khứu giác và thính giác, ngoài ra còn có những đặc điểm cơ thể khác giúp chúng ăn kiến và mối. Cấu trúc bộ xương của chúng rất chắc chắn và hai chân trước khỏe, hữu dụng khi xé các gò mối. Chúng sử dụng móng vuốt phía trước khỏe của mình để đào sâu vào cây, mặt đất và thảm thực vật để tìm con mồi, sau đó sử dụng chiếc lưỡi dài để thăm dò bên trong các đường hầm của côn trùng và lấy con mồi. Cấu trúc của lưỡi và dạ dày là chìa khóa giúp tê tê kiếm được và tiêu hóa côn trùng. Nước bọt dính khiến kiến và mối dính vào chiếc lưỡi dài khi chúng săn trong đường hầm của côn trùng. Không có răng, tê tê cũng không có khả năng nhai; tuy nhiên, trong lúc kiếm ăn, chúng ăn phải những viên đá nhỏ tích tụ trong dạ dày. Phần dạ dày này được gọi là mề, và được bao phủ bởi các gai keratin. Những chiếc gai này hỗ trợ thêm cho quá trình nghiền nát và tiêu hóa con mồi của tê tê. Một số loài, chẳng hạn như tê tê cây, sử dụng chiếc đuôi cứng cáp của chúng để treo trên cành cây và tước vỏ cây, để lộ tổ côn trùng bên trong.


    Tê tê sống đơn độc và chỉ gặp nhau để giao phối. Con đực to hơn con cái, nặng hơn tới 40%. Mặc dù thời gian giao phối không xác định được, nhưng chúng thường giao phối một lần mỗi năm, thường là vào mùa hè hoặc mùa thu. Thay vì con đực tìm kiếm con cái, con đực đánh dấu vị trí của chúng bằng nước tiểu hoặc phân và con cái sẽ tìm chúng. Nếu có sự cạnh tranh về con cái, con đực sẽ sử dụng đuôi của chúng làm vũ khí để tranh giành cơ hội giao phối với con cái. Thời gian mang thai khác nhau tùy theo loài, khoảng 120-150 ngày, đẻ lứa từ một (tê tê châu Phi) đến ba con (tê tê châu Á). Chúng thường đẻ một con, ít khi hai. Tê tê con có trọng lượng từ 80-450g. Lúc mới sinh vảy mềm, màu trắng. Sau một vài ngày, chúng cứng lại và sẫm màu giống những con trưởng thành. Trong giai đoạn sinh trưởng, con mẹ ở cùng với con cái trong hang. Chúng bám vào đuôi mẹ, khi gặp nguy hiểm con mẹ giấu con dưới bụng và cuộn tròn người lại, nhưng cũng có loài tê tê ẩn trong hang đến 2-4 tuần thì mới ra ngoài. Khi được một tháng tuổi, chúng lần đầu tiên rời hang cưỡi trên lưng mẹ. Chúng thôi sữa ở khoảng ba tháng, ở giai đoạn này con non bắt đầu ăn côn trùng và đến hai tuổi thì trưởng thành, có thể sinh sản được.


    Các loài tê tê ở cả châu Phi lẫn châu Á đều bị con người săn bắn lấy thịt. Tại Trung Quốc thịt tê tê được coi là cao lương bổ trong Đông y, giúp điều hòa lưu huyết và tăng lượng sữa cho sản phụ nên bán rất được giá. Chúng cũng được dùng như một chất khử trùng và có thể được sử dụng cho bệnh sốt và bệnh ngoài da, hoặc dùng bên ngoài chà lên da bị trầy xước của bệnh nhân, hoặc nghiền nát và tiêu hóa. Các phần của cơ thể chúng, đặc biệt là các loài Đông Nam Á bị nhập khẩu một mức độ lớn trong thị trường ngầm đến Singapore, Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam.


    Ngoài săn bắn cùng với nạn phá rừng, phá hoại môi trường sống của chúng, đã làm giảm số lượng tê tê, nhất là loài Manis gigantea do bị săn bắn quá mức. Tê tê là loài nguy cấp, quý hiếm, được ưu tiên bảo vệ thuộc Nghị định 160/2013/NĐ-CP. Hãy chung tay tuyên truyền, lên tiếng bảo vệ loài động vật quý hiếm này.

    Bài văn thuyết minh về con tê tê
    Bài văn thuyết minh về con tê tê
    Bài văn thuyết minh về con tê tê
    Bài văn thuyết minh về con tê tê




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy