Top 10 Bài văn thuyết minh về một nhạc cụ dân tộc hay nhất
Việt Nam là đất nước có nền âm nhạc dân tộc đa dạng với rất nhiều nhạc cụ đặc sắc. Có thể kể tên một số loại như: đàn bầu, đàn nhị, sáo trúc, đàn đá, cồng ... xem thêm...chiêng Tây Nguyên, khèn,... Những nhạc cụ dân tộc này có nguồn gốc như thế nào, cấu tạo, cách sử dụng và ý nghĩa của nhạc cụ đó ra sao? Mời các bạn tham khảo một số bài văn thuyết minh về một loại nhạc cụ dân tộc mà Toplist tổng hợp trong bài viết sau.
-
Bài văn thuyết minh về sáo trúc (bài số 1)
Việt Nam là một đất nước có âm nhạc dân tộc đa dạng với rất nhiều nhạc cụ dân tộc và điệu ca đặc sắc. Một trong số những nhạc cụ truyền thống gắn liền với các lễ hội, phong tục dân gian chính là sáo trúc. Sáo trúc không chỉ là một loại nhạc cụ độc đáo mà còn được coi là quốc hồn của nền âm nhạc dân tộc.
Sáo trúc là một loại nhạc cụ có từ rất lâu đời. Cây sáo nói chung được người ta biết như một loại nhạc cụ có từ thời cổ đại, được bắt nguồn từ những tiếng kêu của những cây lau, sậy khi gió thổi qua. Chính từ cảm hứng này mà một nhạc cụ âm nhạc diễn tấu được những âm thanh trên của thiên nhiên đã được ra đời. Rất nhiều nước trên thế giới có sử dụng sáo với hình dáng và cấu tạo khác nhau.
Thông thường, sáo được làm bằng ống trúc, tuy nhiên thỉnh thoảng người ta cũng làm sao nhanh bằng kim loại hoặc bằng gỗ, tất cả đều có thể sử dụng được. Trên sáo, người ta đục các lỗ tương ứng với các âm cơ bản và lỗ để người sử dụng thổi tạo âm thanh, ngoài ra, cũng có thể đục thêm lỗ để buộc dây treo hay là đồ trang trí ở phần đầu. Khi biểu diễn, các nghệ sĩ thường sử dụng kĩ thuật đánh lưỡi, nhấn hơi, luyến hơi… để tạo nên những bản nhạc hấp dẫn, lạ tai, độc đáo.
Mỗi quốc gia khác nhau lại có những loại sáo khác nhau làm bằng các chất liệu khác nhau. Dựa theo cách thổi, sáo có thể được phân chia ra làm hai loại chính, đó là sáo ngang hoặc dọc.
Các loại sáo ngang và dọc đều rất phong phú về thể loại và cấu tạo. Nhưng nếu xét về độ phổ biến, sáo ngang sẽ phổ biến hơn sáo dọc. Các loại sáo dọc thường dễ sử dụng vì vị trí dùng để thổi ở phần đầu được thiết kế vát hơn so với thân sáo, người thổi dễ điều khiển hơi hơn, tuy nhiên, loại sáo này thường dễ bị nhầm với tiêu vì cũng cùng cách thức sử dụng.
Sáo thường được làm từ rất nhiều các loại nguyên liệu khác nhau như trúc nứa gỗ, ngoài ra còn có thể làm từ nhựa, kim loại hoặc là xương. Mỗi loại vật liệu sẽ mang đến cho sáo một âm sắc khác nhau. Riêng đối với sáo trúc thì vật liệu dùng để làm sáo sẽ là các loại cây trúc đã già, nhiều năm tuổi, như vậy sẽ giúp cho âm của sáo khi thổi lên sẽ được chắc và làm tăng độ bền cho sáo, tránh mối mọt.
Hiện nay, khi xã hội ngày càng phát triển, giới trẻ càng làm quen hơn với những thiết bị điện tử thì sáo trúc - một loại sáo mang âm hưởng dân gian Việt Nam vẫn không mất đi vị thế. Âm thanh vang lên từ sáo trúc trở thành một điệu ca dân gian của dân tộc, khiến chúng ta trở về với những âm thanh nhẹ nhàng dân dã của đồng quê. Không chỉ vậy, một nét độc đáo trong ứng dụng chính là sáo trúc còn được sử dụng để kết hợp âm thanh với những nhạc cụ hiện đại khác để tạo ra những bản nhạc vừa truyền thống lại vừa mang hơi hướng hiện đại phù hợp với thị hiếu của mình nghe.
Cây sáo trúc tượng trưng cho vẻ đẹp của của quê hương. Trong mỗi khúc nhạc diễn tấu trong lễ hội của dân tộc, không thể thiếu ở hình ảnh những cây sáo trúc. Từ những cây sáo này, những làn điệu dân ca đã được chắp cánh trở nên bay bổng hơn, du dương hơn từ sáo, những chiếc diều cũng trở nên có tâm hồn.
Tuy không phải là một loại nhạc cụ chỉ có duy nhất ở Việt Nam, nhưng chính người sử dụng sáo trúc đã tạo thành những điệu ca mang dấu ấn của nền âm nhạc Việt Nam so với thế giới. Tôi chắc chắn rằng, tương lai có thể có nhiều biến đổi nhưng sáo trúc cùng với những những điệu nhạc được tạo ra từ nó mãi mãi trở thành một nét đẹp văn hóa, nét đẹp trong âm nhạc dân gian của dân tộc.
-
Bài văn thuyết minh về đàn bầu (bài số 1)
Ca dao ta có câu:
“Đàn bầu ai gảy nấy nghe
Làm thân con gái chớ nghe đàn”
Câu ca dao ấy đã phần nào nói lên được những sự quan trọng của đàn bầu. Loại âm nhạc ấy có thể nói là truyền tải được những câu ca dao à ơi. Hay nhà thơ Văn Tiến Lê từng viết:
“Một dây nũng nịu đủ lời
Nửa bầu chứa cả đất trời âm thanh”
Vậy đặc điểm của đàn bầu là gì? Âm thanh của nó như thế nào?
Gắn liền với dòng chảy lịch sử nước Việt, có một dụng cụ âm nhạc đã góp phần làm nên ý nghĩa nhân văn, ý nghĩa quốc tộc của người Việt, đó chính là Đàn Bầu, một tên gọi rất thuần Việt. Theo địa lý tự nhiên, nước Việt Nam mang dáng hình chữ S mềm mại. Còn theo ngôn ngữ thi thơ nước Việt có hình dáng thon thả như “giọt Đàn Bầu”, một cách ví von hoán dụ trong bài thơ nổi tiếng của nhà thơ Phạm Minh Tuấn: “Đất nước tôi thon thả giọt Đàn Bầu”
Đàn bầu, tên chữ là độc huyền cầm là loại đàn một dây của người Việt, thanh âm phát ra nhờ sử dụng que hay miếng gảy vào dây. Dựa theo cấu tạo của hộp cộng hưởng, đàn bầu chia hai loại là đàn thân tre và đàn hộp gỗ.
Về cấu tạo thì Đàn bầu thường có hình dạng một ống tròn (bằng tre, bương, luồng) hoặc hình hộp chữ nhật (bằng gỗ); một đầu to, một đầu vuốt nhỏ hơn một chút; thường có chiều dài khoảng 110cm, đường kính hoặc bề ngang ở đầu to khoảng 12,5cm, đầu nhỏ khoảng 9,5cm; cao khoảng 10,5cm.
Ở loại đàn gỗ Mặt đàn và đáy đàn bằng gỗ ngô đồng, hoặc gỗ thông hay gỗ tung. Mặt đàn hơi cong lên một chút, đáy đàn phẳng có một lỗ nhỏ để treo đàn, một hình chữ nhật ở giữa để thoát âm đồng thời cầm đàn khi di chuyển và một khoảng trống để cột dây đàn. Thành đàn bằng gỗ cứng như cẩm lai hoặc mun để cho chắc chắn và có thể bắt vít cho khóa dây đàn.
Trên mặt đầu to có một miếng xương hoặc kim loại nhỏ gọi là ngựa đàn. Qua ngựa đàn, dây đàn được luồn xuống và cột vào trục lên dây đàn xuyên qua thành đàn, trục này được làm đẹp và nó được giấu phía sau thành đàn. Ngày nay người ta dùng khóa dây đàn bằng kim loại cho chắc để chống tuột dây đàn.
Trên mặt đầu nhỏ của đàn có một cần dây làm bằng gỗ hoặc sừng, được gọi là cần đàn hoặc vòi đàn. Cần đàn xuyên qua nửa đầu trái bầu khô hoặc tiện bằng gỗ theo hình dạng tương tự và cắm vào một lỗ trên mặt đầu nhỏ của vỏ đàn. Một đầu dây đàn buộc cố định vào cần đàn khoảng giữa bầu đàn.
Khi công nghệ điện tử ra đời, để tăng âm lượng tiếng đàn, người ta lắp một cuộn cảm ứng điện từ có lõi sắt non vào dưới mặt đàn giáp với dây ở phía đầu to để cảm ứng âm thanh truyền qua bộ dây đồng trục, đưa tín hiệu đến khuếch đại âm thanh qua máy tăng âm. Loại đàn này chỉ có thể dùng dây thép và có nhược điểm là độ méo âm thanh khá lớn so với âm thanh của loại đàn không dùng bộ khuếch đại điện tử (đàn mộc).
Que gảy đàn: thường được vót bằng tre, giang, thân dừa, gỗ mềm… Người ta hay làm bông hoặc tựa đầu nhọn một chút để làm mềm âm thanh khi gảy. Ngày xưa hay dùng que dài khoảng 10 cm, ngày nay với nhiều kỹ thuật diễn tấu nhanh nên người ta hay dùng que ngắn chừng 4-4,5 cm.
Âm thanh đàn bầu nền nã dịu dàng, nó như gợi lên cái tâm hồn xa xưa của người Việt ta. Âm thanh nó còn rất mềm mại, uyển chuyển nhẹ nhàng. Chính vì thế mà đàn bầu khi được cất lên thường đi liền với những bài ca dao cổ hay chính là những lời mẹ ra.
Qua đây ta thấy được những đặc điểm và âm thanh của đàn bầu. Nó gợi lên những gì xa xưa vô cùng thuần túy nền nã, dịu dàng. Nó độc đáo ở chỗ nó thổi cái hồn của những gì gọi là ngày xưa, những gì là mộc mạc thân thương nhất.
-
Bài văn thuyết minh về đàn nhị
Âm nhạc Việt Nam mang tính bản sắc độc đáo không chỉ bởi sự nổi tiếng của những bài ca dao, những điệu “Nam ai Nam bình”, những điệu hát xoan, hát quan họ mà cái độc đáo ấy còn được tạo nên bởi những nhạc cụ mang tính dân tộc. Một trong những nhạc cụ tiêu biểu cho hệ thống nhạc cụ dân tộc Việt Nam phải kể đến đàn nhị.
Đàn nhị là một loại đàn mang tính dân tộc cao, đàn nhị có có từ rất sớm (khoảng từ thế kỉ thứ mười) tồn tại và phát triển đến tận ngày nay. Đàn nhị là loại nhạc cụ thuộc bộ dây có cung vĩ. Khác với các loại đàn khác như: đàn nguyệt, đàn tranh … có rất nhiều dây thì đàn nhị chỉ có hai dây duy nhất. Cũng có lẽ vì đặc điểm của dây đàn khá đặc biệt mà người ta gọi nó với cái tên là đàn Nhị.
Hình dáng của đàn nhị cũng khá đặc biệt, nó nhỏ và gọn hơn rất nhiều so với các nhạc cụ dân tộc khác. Đàn có hai dây,và khi chơi nhạc thì người ta sẽ dùng một thanh kéo, vừa ma sát với dây đàn, vừa ma sát với nhựa thông được đính ở thân đàn để tạo ra những âm thanh độc đáo.
Đàn thường được những người nghệ sĩ để trên chính đôi chân của mình khi tấu nhạc.Vì vậy khi chơi nhạc thì người nghệ sĩ thường ngồi, có thể là trên một mảnh chiếu, cũng có thể là ngồi trên ghế. Dây kéo của đàn nhị cũng khá đặc biệt, nó được cấu tạo bởi những sợi tơ rất mảnh và mềm mại, sau đó được kết nối với thanh tre mỏng, uốn thành một hình cung mềm mại. Khi dây kéo của đàn nhị được cọ sát với dây đàn để phát ra âm thanh trong tương đối giống thanh kéo của đàn vĩ cầm.
Cách sử dụng đàn nhị cũng khá đơn giản, tuy nhiên đó là đối với những người nghệ sĩ thực thụ, còn đối với những người mới học thì cần phải luyện tập siêng năng thì mới có thể sử dụng được thành thục loại đàn này.
Khi chơi đàn, ta sẽ dùng tay trái giữ dọc nhị và bấm dây đàn bằng lòng ngón tay hoặc đầu ngón tay để tạo ra tiết tấu, nhạc điệu. Tay phải sẽ cầm cung vĩ hay còn gọi là dây kéo đẩy qua lại mới tạo ra âm thanh.
Về tên gọi của đàn nhị cũng khá đa dạng. Ở những nơi,những vùng miền khác nhau thường có tên gọi khác nhau. Chẳng hạn, người Kinh gọi là “líu” (hay nhị líu để phân biệt với nhị chính), dân tộc Mường thì gọi đàn Nhị là “ cò ke’’, hay như người dân Miền Nam thì lại gọi nó với cái tên “ Đờn cò”.
Tuy nhiên, cái tên được dùng phổ biến nhất, được nhiều người quen gọi nhất thì vẫn là đàn nhị. Kích cỡ và hình dáng của đàn nhị cũng có sự khác nhau, tùy thuộc vào sở thích, nhu cầu cá nhân của người sử dụng đàn. Đàn nhị thường được cấu tạo bởi những bộ phận như sau: Bát nhị (hay còn gọi là ống nhị); dọc nhị (hay còn gọi là cần nhị, cán nhị); trục dây, dây nhị, cử nhị (hay khuyết nhị) ,và cuối cùng là cung vĩ.
Đàn nhị xưa kia được sử dụng phổ biến trong các loại hình âm nhạc dân tộc như: hát Xẩm ( đàn nhị thường giữ vai trò chủ đạo trong việc tạo ra tiết tấu cho những người hát Xẩm), là một trong những nhạc cụ trong nhạc phường bát âm, dàn nhã nhạc hay trong ban nhạc hát chầu văn, tài tử và dàn nhạc tổng hợp.
Ngày nay, trong sự phát triển đa dạng của các thể loại nhạc hiện đại, đàn nhị còn được dùng phối kết hợp với các thể loại như: nhạc pop, nhạc rock… tạo ra những nét độc đáo, cá tính trong âm nhạc.
Đàn bầu là một nhạc cụ phổ biến của dân tộc Việt Nam đặc biệt đối với dân tộc của các cùng núi phía bắc, nó đã trở thành một thể loại âm nhạc phổ biến và trở thành giá trị truyền thống phổ biến của mỗi con người, mỗi chúng ta đều thấy hình ảnh của cây đàn bầu xuất hiện nhiều trong cuộc sống của những người dân vừng đồng bào dân tộc.
Đây là một nhạc cụ được dùng để giải trí và nó đã trở thành một biểu tượng văn hóa truyền thống đẹp của con người Việt Nam. Giá trị của nó để lại cho dân tộc rất nhiều ý nghĩa văn hóa truyền thống tốt đẹp và có giá trị ý nghĩa mạnh mẽ nhất đối với mỗi người.
Trong sự bùng nổ các thể loại, các dụng cụ nhạc hiện đại như ngày nay, đàn nhị không còn được sử dụng rộng rãi như trước nữa, thị hiếu người nghe có phần giảm so với trước đây. Tuy nhiên, dù âm nhạc có phát triển đến đâu, đến mức độ như thế nào thì đàn nhị mãi là một loại nhạc cụ dân tộc mang đầy giá trị, không chỉ trong âm nhạc, mà nó còn là văn hóa, là bản sắc của dân tộc Việt Nam.
-
Bài văn thuyết minh về cồng chiêng Tây Nguyên
Nói về Tây Nguyên, chúng ta chợt nghĩ đến một vùng đất đỏ ba-dan rực lên màu lửa với những vườn cà phê trĩu quả, những cánh rừng bạt ngàn màu xanh, là quê hương của nhà rông hùng vĩ, là mảnh đất của những ché rượu cần với những lễ hội mang màu sắc Tây nguyên hoang dã nhưng cũng rất đỗi thanh bình hay đó là những thiên sử thi hùng tráng. Thế nhưng trong chiều sâu văn hóa, chúng ta như lắng nghe được tiếng trầm bổng hào hùng từ ngàn xưa vọng lại của những chiếc cồng chiếc chiêng, mà ta gọi đó là Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.
Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trải rộng suốt 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng và chủ nhân của loại hình văn hóa đặc sắc này là cư dân các dân tộc Tây Nguyên: Bana, Xê-đăng, Hmông, Cơ-ho, Rơ-măm, Ê-đê... Cồng chiêng gắn bó mật thiết với cuộc sống của người Tây Nguyên, là tiếng nói của tâm linh, tâm hồn con người, để diễn tả niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, trong lao động và sinh hoạt hàng ngày của họ.
Cồng chiêng là loại nhạc khí bằng hợp kim đồng, có khi pha vàng, bạc hoặc đồng đen. Cồng là loại có núm, chiêng không núm. Nhạc cụ này có nhiều cỡ, đường kính từ 20cm đến 60cm, loại cực đại từ 90cm đến 120cm. Cồng chiêng có thể được dùng đơn lẻ hoặc dùng theo dàn, bộ từ 2 đến 12 hoặc 13 chiếc, thậm chí có nơi từ 18 đến 20 chiếc.
Cồng chiêng Tây Nguyên là loại nhạc cụ độc đáo, đặc sắc và đa dạng.Các dàn cồng chiêng Tây Nguyên lấy thang bồi âm tự nhiên làm cơ sở để thiết lập thanh âm của riêng mình.Trong đó, mỗi biên chế của từng tộc người đều cấu tạo bởi thang 3 âm, 5 âm hay 6 âm cơ bản. Song, cồng chiêng vốn là nhạc cụ đa âm, bên cạnh âm cơ bản bao giờ cũng vang kèm một vài âm phụ khác. Thành thử trên thực tế, một dàn 6 chiêng sẽ cho ta tối thiểu 12 âm hay nhiều hơn nữa. Điều đó lý giải tại sao âm sắc cồng chiêng nghe thật đầy đặn và có chiều sâu.
Cồng chiêng Tây Nguyên có nguồn gốc từ truyền thống văn hóa và lịch sử rất lâu đời.Về cội nguồn, có nhà nghiên cứu cho rằng, cồng chiêng là phiên bản sau của đàn đá.trước khi có văn hóa đồng, người xưa đã tìm đến loại khí cụ đá: cồng đá, chiêng đá... tre, rồi tới thời đại đồ đồng, mới có chiêng đồng...
Từ thuở sơ khai, cồng chiêng được đánh lên để mừng lúa mới, xuống đồng; biểu hiện của tín ngưỡng - là phương tiện giao tiếp với siêu nhiên... âm thanh khi ngân nga sâu lắng, khi thôi thúc trầm hùng, hòa quyện với tiếng suối, tiếng gió và với tiếng lòng người, sống mãi cùng với đất trời và con người Tây Nguyên.
Tất cả các lễ hội trong năm, từ lễ thổi tai cho trẻ sơ sinh đến lễ bỏ mả, lễ cúng máng nước, lễ mừng cơm mới, lễ đóng cửa kho, lễ đâm trâu hay trong một buổi nghe khan... đều phải có tiếng cồng. Tiếng chiêng dài hơn đời người, tiếng chiêng nối liền, kết dính những thế hệ.
Theo quan niệm của người Tây Nguyên, đằng sau mỗi chiếc cồng, chiêng đều ẩn chứa một vị thần.Cồng chiêng càng cổ thì quyền lực của vị thần càng cao.Cồng chiêng còn là tài sản quý giá, biểu tượng cho quyền lực và sự giàu có. Đã có thời một chiếc chiêng giá trị bằng hai con voi hoặc 20 con trâu.
Vào những ngày hội, hình ảnh những vòng người nhảy múa quanh ngọn lửa thiêng, bên những vò rượu cần trong tiếng cồng chiêng vang vọng núi rừng, tạo cho Tây Nguyên một không gian lãng mạn và huyền ảo. Cồng chiêng do vậy góp phần tạo nên những sử thi, những áng thơ ca đậm chất văn hóa Tây Nguyên vừa lãng mạn, vừa hùng tráng.
Cồng chiêng đã đi vào sử thi Tây Nguyên như để khẳng định tính trường tồn của loại nhạc cụ này: “Hãy đánh những chiêng âm thanh nhất, những chiêng kêu trầm nhất. Đánh nhè nhẹ cho gió đưa xuống đất.Đánh cho tiếng chiêng vang xa khắp xứ. Đánh cho tiếng chiêng luồn qua sàn lan đi xa.
Đánh cho tiếng chiêng vượt qua nhà vọng lên trời.Đánh cho khỉ trên cây cũng quên bám chặt vào cành đến phải ngã xuống đất. Đánh cho ma quỷ mê mải nghe đến quên làm hại con người. Đánh cho chuột sóc quên đào hang, cho rắn nằm ngay đơ, cho thỏ phải giật mình, cho hươu nai đứng nghe quên ăn cỏ, cho tất cả chỉ còn lắng nghe tiếng chiêng của Đam San...”.
Trên cơ sở đó, cồng chiêng Tây Nguyên ẩn chứa nhiều giá trị sâu sắc, có thể coi là hình ảnh đại diện cho một vùng đất anh hùng, là biểu trưng cho cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên và là một màu sắc độc đáo trong bức tranh văn hóa Việt Nam đa đang, đậm đà bản sắc. Giá trị của Cồng chiêng Tây Nguyên thể hiện qua bản chất nghệ thuật mà nó mang lại.
Cồng chiêng không do cư dân Tây Nguyên tự đúc ra mà xuất phát từ một sản phẩm hàng hoá (mua từ các nơi khác về) được nghệ nhân chỉnh sửa thành một nhạc cụ. Phương pháp chỉnh sửa chiêng cộng với tai âm nhạc nhạy cảm của nghệ nhân sửa chiêng đã thể hiện trình độ thẩm âm tinh tế và hiểu biết cặn kẽ về chế độ rung và lan truyền âm thanh trên mặt chiêng và trong không gian.
Có hai phương pháp chỉnh sửa mà người nghệ nhân ở Tây Nguyên sử dụng: Gõ, gò theo hình vảy tê tê và theo hình lượn sóng. Do vậy, kỹ thuật gõ, gò theo đường tròn trên những điểm khác nhau quan tâm điểm của từng chiếc chiêng là một phát hiện vật lý đúng đắn, khoa học (mặc dù trình độ phát triển xã hội của người Tây Nguyên thuở xưa chưa biết đến vật lý học). Đây là sáng tạo lớn của cư dân các dân tộc ít người Tây Nguyên.
Để đáp ứng các yêu cầu thể hiện bằng âm nhạc khác nhau, các tộc người Tây Nguyên đã lựa chọn nhiều biên chế dàn cồng chiêng khác nhau
-
Bài văn thuyết minh về đàn bầu (bài số 2)
“Lẳng tai nghe đàn bầu, thánh thót trong đêm thâu
Tiếng đàn bầu của ta, cung thanh là tiếng mẹ
Cung trầm là giọng cha, ngân nga em vẫn hát
Tích tịch tình tình tang
Tiếng đàn bầu Việt Nam, ngân nga trong tiếng gió
Ôi! Cung thanh, cung trầm rung lòng người sâu thẳm”
Đó là những giai điệu vô cùng đẹp và da diết trong bài hát “Tiếng đàn bầu”. Trong bài hát có đề cập đến một loại nhạc cụ dân tộc đặc trưng của Việt Nam, đó là đàn bầu.
Đàn bầu là một loại nhạc cụ dân tộc có mặt phổ biến trong các dàn nhạc dân tộc của Việt Nam. Đàn bầu hay còn có tên gọi khác là độc huyền cầm. Loại đàn này khá đặc biệt, nó chỉ gồm có một dây. Khi chơi đàn, người nghệ sĩ sẽ dùng một thanh tre nhỏ hoặc một mảnh gảy để tạo ra những âm thanh, giai điệu trầm bổng khác nhau.
Hộp cộng hưởng của đàn bầu có thể làm bằng thân tre hoặc thân gỗ. Đàn làm bằng thân tre thường dùng cho những người đi hát Xẩm. Do điều kiện khó khăn, không có điều kiện chế tác kĩ càng, chi tiết mà người ta làm bằng loại vật liệu khá phổ biến và dễ kiếm này.
Đàn hộp gỗ là loại đàn đã được cải biến, được chế tác công phu, gia công chi tiết hơn. Tính năng của đàn hộp gỗ cũng ưu việt hơn. Loại đàn này chủ yếu được sử dụng bởi những người nghệ sĩ chuyên nghiệp. Đàn bầu là một loại nhạc cụ phù hợp với những giai điệu trữ tình, những bản nhạc nhẹ nhàng, êm ái. Tuy nhiên, đối với người nghệ nhân hát Xẩm thì đàn bầu còn được dùng để tấu lên những khúc nhạc hát vui, sôi nổi và khỏe mạnh.
Đàn bầu khi xưa thường dùng để độc tấu hay đệm hát, là một trong những thành viên quan trọng của dàn nhạc cổ truyền cùng với các loại nhạc cụ dân tộc khác như: đàn nguyệt, đàn tì bà hay đàn tam….
Ngày nay, đàn bầu có thể được dùng để hòa âm, phối hợp với các loại nhạc cụ hiện đại khác hoặc dùng để độc tấu cùng với sự hỗ trợ của âm nhạc điện tử tạo những giai điệu mới lạ, cá tính hơn.
Đàn bầu là một công cụ âm nhạc khá phổ biến của con người từ xưa đến nay, giá trị của nó để lại cho con người rất cần thiết và có ý nghĩa to lớn và cần thiết nhất, những hình ảnh đẹp và âm thanh dịu mát mà đàn bầu để lại mang lại nhiều ý nghĩa và cảm xúc cho mỗi con người.Hình ảnh đàn bầu luôn luôn được con người coi trọng và nó là âm thanh thu hút sự lắng nhìn của con người, tuy nó không phải là quá phổ biến ở mọi dân tộc nhưng nó là tài sản chung của mỗi con người từ xưa đến nay, giá trị của nó đem lại những điều to lớn và ý nghĩa nhất, nó không chỉ mang lại những âm thanh du dương mà đặc biệt nó ôn lại truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Đàn bầu thường được thiết kế rất công phu nó tạo ra cho con người những âm thanh giá trị và ý nghĩa nhất, hình ảnh đàn bầu xuất hiện trong cuộc sống của con người ngày càng nhiều và giá trị của nó để lại cho cuộc sống cũng vô cùng lớn, người sử dụng đàn bầu thường dùng que tre, lứa để gẩy, những tiếng đàn du dương và mang lại những âm thanh vui tai và có ý nghĩa giá trị nhất, hình ảnh đó đã mang lại cho người đọc những liên tưởng sâu sắc về đàn bầu. Những dụng cụ âm nhạc truyền thống, và để lại những làn điệu du dương thấm thoát đến mỗi con người.
Âm thanh mà đàn bầu phát ra cũng du dương và dịu dàng đến vô ngần làm cho con người ngày càng yêu thương và trân trọng nó nhiều hơn, giá trị của nó để lại những ý nghĩa sâu sắc và cần thiết cho những người luôn đam mê thưởng thức âm nhạc. Nhạc cụ của dân tộc Việt Nam vô cùng phong phú nhưng có thể nói đàn bầu là một nhạc cụ thu hút được mạnh mẽ người nghe và cũng là nhạc cụ truyền thống và mang giá trị tinh thần vô cùng sâu sắc.Mỗi chúng ta đều biết đến hình ảnh đàn bầu và âm thanh của nó, những giá trị to lớn mà đàn bầu thể hiện cũng mang những màu sắc và điều kiện quan trọng cho dân tộc đó là những điều kiện mang lại những giá trị có ý nghĩa dành cho cuộc sống của mỗi người.
-
Bài văn thuyết minh về đàn đá
Việt Nam là một đất nước được biết đến với nhiều truyền thống văn hóa và phong tục độc đáo. Điều này xuất phát bởi đất nước ta là một quốc gia có nhiều dân tộc anh em. Trong số các dân tộc Việt, có lẽ các dân tộc ở Tây Nguyên được biết đến với nhiều nhạc cụ và các làn điệu độc đáo nhất. Một trong số nhạc cụ tiêu biểu của các dân tộc khu vực này đó chính là chiếc đàn đá. Nhạc cụ này cùng những điệu ca được tạo ra từ nó đã trở thành làn điệu chính trong các lễ hội ở Tây Nguyên.
Đàn đá ở Việt Nam có tên gọi khác là goong lu, được biết đến là một loại nhạc cụ cổ xưa nhất của nước ta và cũng là nhạc cụ sơ khai nhất của loài người. Đàn đá được phát hiện năm 1949 tại Tây Nguyên và nhạc cụ này sau đó đã được xác nhận có từ thời đồ đá cách đây khoảng 3000 năm.
Đàn có cấu tạo vô cùng đơn giản, đó là được làm từ các thanh đá với kích thước khác nhau. Các loại đá được sử dụng để tạo ra loại đàn này thường sẽ lấy từ vùng núi Nam Trung hay đông nam bộ và thường là đá nham, đá sừng,…. Trải qua quá trình đẽo gọt tỉ mỉ, với sự thẩm âm chính xác, con người đã tạo thành những chiếc đàn đá hoàn chỉnh.
Đàn có nhiều âm vực khác nhau tùy theo kích thước, độ mỏng hay dày của đá. Những âm trầm của đàn được tạo ra bởi những thanh đá to và dài, ngược lại những âm cao của đàn thường sẽ tạo ra bởi những thanh đá mỏng nhỏ và ngắn. Mỗi bộ đàn đá có thể có số lượng thanh khác nhau thường dao động từ khoảng 8 cho tới 15-20 thanh. Tuy nhiên, bộ đàn đá lớn nhất của Việt Nam là bộ đàn đá có số lượng thanh lên tới 100.
Đàn có âm sắc đặc trưng như tiếng và chạm của đá trong thiên nhiên. Đàn đá đá cũng là một nhà cụ được biết đến như một cầu nối giữa cõi âm và cõi dương của con người. Khi đánh đàn mỗi, người nghệ nhân sẽ sử dụng búa nhỏ để gõ vào mỗi thanh đá nhằm tạo ra những âm sắc và phải thật nhanh tay để các âm này được nối với nhau tạo sự liền mạch cho một làn điệu.
Đàn đá ngày nay vẫn được sử dụng trong các hoạt động nghi lễ, hội hè của đồng bào. Tiếng đàn đá tạo cho các nghi thức tế lễ thêm linh thiêng. Tiếng đàn phối tấu cùng các nhạc cụ khác tạo nên những tiết tấu sôi động cho các động tác nhảy múa trong các lễ hội. Trong âm thanh rộn ràng vang vọng của đàn đá, cả buôn làng cùng hòa mình vào những điệu múa tập thể trong các lễ hội lớn như Lễ hội mừng lúa mới, uống rượu cần…..
Giai điệu từ đàn được coi là những giai điệu linh thiên. Những giai điệu dân tộc từ đàn đá sẽ được thể hiện hay, nhất độc đáo nhất khi đó là những giai điệu gắn liền với âm hưởng Tây Nguyên, biểu thị tâm tư tình cảm của con người, đặc biệt gợi lên chút hoang dã và sức sống của người dân Tây Nguyên. Âm thanh của đàn đá khi vang lên vô cùng giản dị thanh thoát, khi ào ào như thác đổ, đôi khi lại trong vắt như tiếng suối chảy, có lúc lại như tiếng gió của đại ngàn khiến con người cảm thấy hòa hợp với thiên nhiên hơn.
Đàn đá cùng những giai điệu mang đậm nét văn hóa dân tộc đã được UNESCO công nhận là các nhạc cụ trong không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, trở thành một biểu trưng cho đời sống tinh thần và cuộc sống hòa hợp với thiên nhiên của người dân Tây Nguyên.
Đàn đá không phải chỉ là một nhạc cụ đem lại âm thanh đặc trưng của Tây Nguyên mà còn ẩn chứa trong đó cả giá trị lịch sử văn hóa lâu đời của mảnh đất này. Chính bởi vậy, đàn đá cùng với giá trị của nó cần được bảo tồn gìn giữ và phát huy.
-
Bài văn thuyết minh về khèn (bài số 1)
Giống như quan họ bắc Ninh thì khèn không biết từ bao giờ đã trở thành những quan niệm sống những nền văn hóa và nét tinh thần không thể thiếu được trong cuộc sống của người Hơ Mông. Chiếc khèn đã trở đi trở lại trên những tác phẩm truyện và thơ như Tây Tiến của Quang Dũng và Vợ Chồng A Phủ của Tô Hoài. Vậy không biết rằng khèn có những đặc điểm vai trò gì đối với đời sống tâm hồn nơi đây.
Khèn có cả truyền thuyết về nó, điều đó chứng tỏ khèn có rất từ lâu đời rồi. truyền thuyết kể lại rằng ngày xưa, một gia đình nọ có sáu anh em, ai cũng hát hay, sáo giỏi. Lúc chưa lập gia đình, tiếng sáo của họ khi thổi cùng nhau lúc vi vút, xào xạc như cây rừng gặp gió, lúc véo von tựa chim trên đỉnh núi cao, lúc lại ào ào như thác đổ. Những dịp hội hè, họ đều đến thổi sáo giúp vui.
Sau này, khi họ đều có gia đình, những lúc không hợp đủ cả sáu người, tiếng sáo trở nên lạc điệu. Họ bèn bàn nhau chế tác ra thứ nhạc cụ hợp nhất nhiều thứ. Người anh cả nghĩ ra cái bầu, anh thứ hai nghĩ ra ống thổi dài, bốn người còn lại nghĩ ra những ống thổi tiếp theo. Tất cả sáu ống, thay cho sáu anh em. Lạ thay, thứ nhạc cụ lạ lùng ấy khi hoàn thiện, thổi lên tạo ra nhiều tầng âm thanh có sức quyến rũ kỳ lạ… Đó là chiếc khèn H’Mông ngày nay.
Khèn ngoài người Hơ Mông ra thì còn có khèn của người Thái, người Lào, người mường…và những loại khèn ứng với những dân tộc ấy mang tên dân tộc ấy. Khèn là loại nhạc cụ thuộc bộ hơi và rất phức tạp, gồm nhiều ống trúc xếp cạnh nhau một đầu cắm xuyên qua bầu gỗ hình bắp chuối làm bầu cộng hưởng. Khèn Hơ Mông có 6 ống, khèn Thái có 12 ống, có khi có đến 14 ống, bó thành hàng…Khèn có thể thổi thành bè, có bè giai điệu và có bè trầm. Thông thường có âm kéo dài và lặp đi lặp lại.
Những chiếc khèn ấy có tác dụng rất lớn trong đời sống tình cảm của người Hơ Mông vì thứ nhất nó chính là những dụng cụ để cho chàng trai Hơ Mông tỏ tình với người con gái Mông. Tiếng khèn không thể thiếu trong những đêm tình mùa xuân, những ngày hội ném pao, ném quay của họ được tổ chức bên cạnh tiếng khèn của họ.
Như vậy qua đây ta thấy được những đặc điểm và nguồn gốc của khèn. Khèn trở thành những âm thanh không thể thiếu trong âm nhạc để làm nền cho những lời tán tỉnh của trai gái yêu nhau. Yêu làm sao khi thấy được những âm thanh ấy.
-
Bài văn thuyết minh về khèn (bài số 2)
Đối với các loại nhạc cụ dân tộc đều mang một ý nghĩa và bản sắc dân tộc riêng tùy vào vùng miền, các bạn dân tộc thường biết đến những chiếc khèn một loại nhạc cụ dân tộc chủ yếu là dân tộc thiểu số, đang dần bị lãng quên.
Có thể đối với một số bạn trẻ ngày nay không biết đến cây khèn, do sự phát triển và bùng nổ nhanh chóng của các loại nhạc cụ phương Tây, cùng với chạy theo xu thế nên giới trẻ chỉ quan tâm đến các loại hiện đại như piano, violong, ghita,… vì những nhạc cụ này được sử dụng rộng rãi và phổ biến, cũng do một phần nước ta đang trong thời kỳ hội nhập với thế giới, nên ít nhiều cũng bị ảnh hưởng khá nhiều.
Thử hỏi một số bạn trẻ thì gần như họ đều muốn học các loại nhạc cụ hiện đại hơn, cho rằng dễ học và hợp mốt hơn.Nhiều người còn không biết đến những loại nhạc cụ dân tộc, trong đó có khèn, một loại nhạc cụ khá phổ biến có từ rất lâu đời, sử dụng cũng khá nhiều, nhưng theo thời gian nó đang dần bị phai nhòa.
Để tạo ra một chiếc khèn đòi hỏi người nghệ nhân cũng cần đến đôi bàn tay khéo léo và điêu luyện. Có thể kể đến hai loại khèn như khèn làm từ trúc và khèn từ chiếc lá. Khèn cũng giống với sáo trúc được làm từ cây trúc, hoặc những thanh tre, thanh trúc thẳng, buộc lại với nhau. Còn khèn làm từ rất đơn giản chỉ là từ chiếc lá dùng hơi để thổi phát ra âm thanh có đặc trưng riêng của chiếc khèn lá.
Khèn chủ yếu được sử dụng nhiều các vùng núi phía Bắc của nước ta, như khèn của người Tây Bắc, khèn của người Mông.. hầu như được các dân tộc thiểu số dùng trong các lễ hội, các hoạt động sản xuất, sinh hoạt hàng ngày, trong các cuộc vui chơi giữa các thanh niên trong làng, hay thổi để nói lên tình yêu đôi lứa.
Trong tác phẩm “vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài cũng kể đến hình ảnh chiếc khèn lá với nàng mị, với tài năng thổi khèn lá rất là hay. Qua tiếng khèn mới thấy được nỗi lòng của người con gái mông. Tiếng khèn không chỉ đơn giản để giải trí, thư giãn sau những ngày làm việc vất vả, mà nó còn dùng để diễn tả tâm trạng của người thổi, cũng thể hiện tình cảm mà người con trai muốn nói với người con gái, khèn còn là một người bạn chia sẻ mỗi khi buồn, vui thổi nó để giãi dày nỗi lòng không thể nói lên thành lời.
Qua đó khi nghe tiếng khèn người nghe có thể cảm nhận được những nét độc đáo của cây khèn, mang trong lòng những khung bậc cảm xúc khác nhau, ý nghĩa đối với người dân nơi vùng núi cùng những cánh rừng bát ngát, tiếng suối chảy, tiếng hát của những cô gái trẻ trong các dịp lễ hội, một sự kết hợp hoàn hảo, tiếng khèn thổi lên và bay xa khắp núi rừng đến với bản làng.
Chúng ta có thể bắt gặp hình ảnh cây khèn chủ yếu ở các vùng miền núi, vì những nơi đây vẫn giữ được nét văn hóa, bản sắc truyền thống dân tộc, những chiếc khèn vẫn được sử dụng rộng rãi, nó là đặc trưng riêng của một dân tộc cần được bảo vệ và truyền đạt lại cho các đời sau, để các nét văn hóa này không bị mai một đi. Họ cất tiếng khèn lên để tỏ tình, để xua tan những ngày mệt nhọc vất vả, những chiếc khèn thổi lên những khúc nhạc vui nhộn, tươi vui đã gắn bó với người dân vô cùng mật thiết.
Những giá trị của dân tộc vì thế cần được lưu giữ, nhất là các bạn trẻ cần nhận thức và phát huy truyền thống của dân tộc. Các loại nhạc cụ dân tộc cũng chính là biểu tượng của dân tộc, vì thế cần lưu giữ và truyền đạt lại, giới thiệu cho các bạn bè quốc tế đến với các loại hình nhạc cụ dân tộc, nét đặc sắc văn hóa về con người và đất nước Việt Nam đến thế giới. -
Bài văn thuyết minh về đàn nhị (bài số 2)
Nước ta không chỉ nổi tiếng về các truyền thống văn hóa mà còn được biết đến là một nước với nhiều loại nhạc cụ dân tộc cùng với nhiều làng truyền thống văn hóa, lưu giữ và truyền đạt lại cho thế hệ sau. Nhờ những nhạc cụ dân tộc như vậy thì mới tạo nên những điệu quan họ, âm nhạc du dương đi vào lòng người.
Có rất nhiều loại nhạc cụ nổi tiếng trong hệ thống các nhạc cụ dân tộc Việt Nam, không thể không nhắc đến đàn nhị. Một loại nhạc cụ mang tính dân tộc sâu sắc, nét văn hóa đậm chất riêng của người Việt không thể lẫn vào đâu được. Nguồn gốc của đàn nhị là có từ rất sớm đã tồn tại và phát triển cho đến tận bây giờ, điều đó thể hiện sự sáng tạo của các nghệ nhân ngày xưa. Với hình dáng đặc biệt nên đàn nhị để lại một ấn tượng mạnh cho từ cái nhìn lần đầu tiên, đọc cái tên lên thôi ta đã có thể hình dung mang máng về chiếc đàn này.
Đây là một loại đàn có thể nói mang một sắc thái dân tộc riêng trong đó, làm nổi bật lên một loại nhạc cụ. Đàn nhị là loại nhạc cụ thuộc bộ dây có cũng vì chỉ có hai dây duy nhất, hình dáng khá đặc biệt, nhỏ gọn hơn so với các nhạc cụ dân tộc khác như đàn nguyệt, đàn tranh,… các đàn này thì thường có nhiều dây.
Một đặc điểm khác nữa là khi sử dụng, người ta sẽ dùng một thanh kéo, vừa ma sát với dây đàn, vừa ma sát với nhựa thông được đính ở thân đàn để tạo ra những âm thanh độc đáo nhất đối với người nghe lần đầu sẽ tạo ra một cảm giác lạ và muốn nghe thêm để hiểu hơn về loại đàn này.
Hình ảnh các thầy lang hay ngồi vỉa hè kéo cây đàn nhị chắc hẳn không còn gì xa lạ đối với mỗi chúng ta, ngày nay thì rất ít họ chỉ kéo đàn khi ngồi rảnh rỗi ở nhà chứ không ra ngoài ngồi kéo như trước. Chính vì vậy mà khi tấu nhạc các nghệ sĩ sẽ đặt đàn trên đôi chân của mình, họ thường ngồi trên chiếc chiếu hay chiếc ghế, khi kéo đàn do các sợi dây mềm mỏng và mảnh mai kết nối với thanh tre mỏng, phát ra một âm thanh ma sát nghe rất cổ điển.
Để chơi được chiếc đàn này người nghệ sĩ phải có sự khổ luyện, chăm chỉ luyện tập thì mới có thể cảm thụ và thành thục chơi loại nhạc cụ này. Khi chơi đàn, người nghệ sĩ sẽ dùng tay trái giữ do nhị và bấm dây đàn bằng lòng ngón tay hoặc đầu ngón tay để tạo ra tiết tấu, nhạc điệu. Tay phải sẽ cầm cung vì hay còn gọi là dây kéo đẩy qua lại mới tạo ra âm thanh mà chúng ta nghe thấy.
Với nhiều vùng miền khác nhau trên cả nước nên tên gọi của đàn nhị cũng vì thế trở nên đa dạng hơn, mỗi vùng miền, mỗi dân tộc lại có cách gọi khác nhau. Như người Kinh gọi “líu”, dân tộc Mường gọi là “cò ke”, hay trong miền Nam họ lại gọi đàn nhị là “đàn cò”,… dù có nhiều cách gọi nhưng khi nhắc đến họ vẫn thường hay nói là đàn nhị, đây là cách gọi phổ biến nhất.
Ngày nay khi xã hội đang càng dần phát triển các loại hình nhạc cụ dân tộc đang ngày càng bị lãng quên và không còn phổ biến như trước nữa, vì thế các tiết mục có sự kết hợp giữa hiện đại và dân tộc luôn được đánh giá cao về mặt chuyên môn.
Ngày xưa, đàn nhị sử dụng cho các loại hình âm nhạc dân tộc như hát xẩm, còn bây giờ đàn nhị còn được dùng phối với các thể loại như nhạc pop, rock…. tạo ra những nét độc đáo trong âm nhạc hiện đại, qua đó cho thấy nhạc cụ dân tộc cần được bảo vệ và phát huy, sự đa dạng hóa các loại hình nhạc cụ tạo nên một sự hòa hợp về giai điệu và lời ca.
Chính vì vậy, những nét độc đáo của dân tộc cần được gìn giữ và phát huy, tuy rằng lượng người nghe và học đàn nhị còn lại rất ít, nhưng đây là bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam nên chúng ta cần phát triển rộng rãi, nó không chỉ là âm nhạc mà nó còn là truyền thống văn hóa của đất nước ta.
-
Bài văn thuyết minh về sáo trúc (bài số 2)
Cũng là một trong những loại nhạc cụ dân tộc độc đáo của Việt Nam, mang đậm giá trị văn hóa, lịch sử, âm nhạc dân tộc, đó chính là sáo trúc.Sáo trúc được con người sử dụng như một nhạc cụ dùng để giải trí nhưng nó lại mang biểu tượng văn hóa mang ý nghĩa nhất cho giá trị văn hóa dân tộc.
Có lẽ sáo trúc là loại nhạc cụ dân tộc mà ta dễ dàng bắt gặp được hơn trong cuộc sống hàng ngày.So với đàn nhị, đàn tranh, đàn thập lục, đàn bầu…. thì sáo trúc được mọi người biết đến phổ biến hơn, giới trẻ ngày nay cũng nhiều người biết sử dụng, thậm chí đam mê với nó hơn.
Tuổi thơ mỗi người, đặc biệt là những người sinh ra và lớn lên ở những vùng nông thôn thì đặc biệt thân quen với hình ảnh những cô bé, cậu bé ngồi trên lưng trâu và thổi lên những giai điệu vui tươi bằng những cây sáo trúc. Do đó, sáo trúc cũng trở lên vô cùng thân quen, gắn bó với tuổi thơ của mỗi người. Sáo trúc là loại nhạc cụ được cấu tạo bởi một khúc của thân cây trúc, đó là những đoạn trúc dài, thẳng và bên trong có độ rỗng vừa đủ. Đặc biệt,khi làm sáo người ta cũng rất chú ý đến màu sắc, độ dẻo dai, cũng như độ bền của cành trúc.
Ngoài ra, sáo còn được tạo ra bởi những ống nứa, ống rung, thậm chí là làm bằng kim loại hoặc bằng gỗ. Tuy nhiên, sáo trúc vẫn là loại sáo phổ biến và mang đậm màu sắc dân tộc nhất.Âm thanh được phát ra từ những cây sáo trúc cũng đặc biệt hơn, du dương hơn rất nhiều.
Về cấu tạo của sáo trúc thì bao gồm có một lỗ thổi cùng một hàng với sáu lỗ bấm.Ngoài ra, để tăng tính thẩm mỹ và nghệ thuật thì nhiều cây sáo còn có một lỗ phụ ở cuối của thân sáo, lỗ này thường được dùng để buộc những sợ dây trang trí.Khi người nghệ sĩ thổi sáo, họ sẽ thổi bằng luồng hơi đi ra từ bụng, sau đó sẽ dùng những ngón tay nhịp nhàng bấm trên những lỗ của sáo nhằm tạo ra tiết tấu, điều khiển giai điệu theo ý mình.
Sáo cũng có hai loại sáo: đó là loại sáo dùng để thổi ngang và loại sáo dùng để thổi dọc.Nhìn hình dáng bên ngoài thì hai loại sáo này không có mấy điểm khác biệt. Tuy nhiên,về đặc điểm cấu âm bên trong thì lại có sự khác biệt rõ rệt.Sự khác nhau này đòi hỏi người nghệ sĩ có những cách sử dụng cho phù hợp.
Lựa chọn những loại sáo nào, ngang hay dọc đều hoàn toàn phụ thuộc vào sở thích cá nhân của người nghệ sĩ, người chơi nhạc.Hiện nay,sáo trúc cũng được dùng phối hợp với những loại nhạc cụ hiện đại ngày nay để tạo ra những bản nhạc, những tiết tấu vừa mang nét cổ điển mà không kém phần hiện đại, thu hút được thị hiếu của người nghe.
Sáo có nhiều thể loại được làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau, nó có thể làm từ tre, lứa, trúc… những nhạc cụ được làm từ những vật dụng mang những ý nghĩa biểu tượng vô cùng mạnh mẽ và sâu sắc nó để cho mỗi người những thú vui riêng. Những âm thanh nó phát ra cũng mang những điều rất tuyệt vời và có giá trị hình ảnh của nó không chỉ đem lại giá trị về âm nhạc dân gian mà đối với thể loại âm nhạc, hội họa nó còn là công cụ quan trọng để chúng ta thổi, lên những làn điệu nhẹ nhàng thu hút mạnh mẽ được sức sống và những điều mong ước của con người.
Khi có được những điều đó cuộc sống của chúng ta sẽ có giá trị và ý nghĩa nhiều hơn, giá trị của nó không chỉ để lại cho dân tộc những làn điệu truyền thống mà trong dân gian, những chiếc sáo đó được sử dụng như những vật dụng quen thuộc của những đứa trẻ.
Xưa trong dân gian những hình ảnh sáo được những người dân vùng miền núi dùng để làm một công cụ thổi cho báo hiệu trâu về chuồng. Nó không chỉ là giá trị văn hóa cho thể loại âm nhạc mà nó để lại những giá trị có ý nghĩa và mang lại được cuộc sống hạnh phúc và lớn lao nhất dành tặng cho mỗi con người.
Những hình ảnh của chiếc sáo sậu đang ngày càng phổ biến và nó đã mang đậm giá trị của dân tộc ta, từ xưa đến nay hình ảnh của nó đem lại không chỉ là hình ảnh của những em bé cưỡi lưng trâu thổi, mà nó trở thành một nhạc cụ của dân gian, của những tập đoàn ca múa nhạc truyền thống. Giá trị của nó không chỉ đem lại cho dân tộc những điều tuyệt vời và giá trị nhất, mà nó còn để lại cho mỗi người những hình ảnh về một đất nước có nhiều truyền thống quý báu của dân tộc.
Có thể nói, trong các loại nhạc cụ dân tộc thì sáo trúc là loại nhạc cụ được giới trẻ yêu thích và theo học nhiều nhất.Như vậy, bản sắc, nét độc đáo của loại hình nhạc cụ này vẫn được duy trì, bảo tồn và phát triển đa dạng trong thời đại ngày nay. Nó không chỉ là một nguồn giải trí hữu ích đem tặng cho con người mà giá trị của nó còn thể hiện cho truyền thống dân tộc.