Bài văn thuyết minh về sáo trúc (bài số 2)
Cũng là một trong những loại nhạc cụ dân tộc độc đáo của Việt Nam, mang đậm giá trị văn hóa, lịch sử, âm nhạc dân tộc, đó chính là sáo trúc.Sáo trúc được con người sử dụng như một nhạc cụ dùng để giải trí nhưng nó lại mang biểu tượng văn hóa mang ý nghĩa nhất cho giá trị văn hóa dân tộc.
Có lẽ sáo trúc là loại nhạc cụ dân tộc mà ta dễ dàng bắt gặp được hơn trong cuộc sống hàng ngày.So với đàn nhị, đàn tranh, đàn thập lục, đàn bầu…. thì sáo trúc được mọi người biết đến phổ biến hơn, giới trẻ ngày nay cũng nhiều người biết sử dụng, thậm chí đam mê với nó hơn.
Tuổi thơ mỗi người, đặc biệt là những người sinh ra và lớn lên ở những vùng nông thôn thì đặc biệt thân quen với hình ảnh những cô bé, cậu bé ngồi trên lưng trâu và thổi lên những giai điệu vui tươi bằng những cây sáo trúc. Do đó, sáo trúc cũng trở lên vô cùng thân quen, gắn bó với tuổi thơ của mỗi người. Sáo trúc là loại nhạc cụ được cấu tạo bởi một khúc của thân cây trúc, đó là những đoạn trúc dài, thẳng và bên trong có độ rỗng vừa đủ. Đặc biệt,khi làm sáo người ta cũng rất chú ý đến màu sắc, độ dẻo dai, cũng như độ bền của cành trúc.
Ngoài ra, sáo còn được tạo ra bởi những ống nứa, ống rung, thậm chí là làm bằng kim loại hoặc bằng gỗ. Tuy nhiên, sáo trúc vẫn là loại sáo phổ biến và mang đậm màu sắc dân tộc nhất.Âm thanh được phát ra từ những cây sáo trúc cũng đặc biệt hơn, du dương hơn rất nhiều.
Về cấu tạo của sáo trúc thì bao gồm có một lỗ thổi cùng một hàng với sáu lỗ bấm.Ngoài ra, để tăng tính thẩm mỹ và nghệ thuật thì nhiều cây sáo còn có một lỗ phụ ở cuối của thân sáo, lỗ này thường được dùng để buộc những sợ dây trang trí.Khi người nghệ sĩ thổi sáo, họ sẽ thổi bằng luồng hơi đi ra từ bụng, sau đó sẽ dùng những ngón tay nhịp nhàng bấm trên những lỗ của sáo nhằm tạo ra tiết tấu, điều khiển giai điệu theo ý mình.
Sáo cũng có hai loại sáo: đó là loại sáo dùng để thổi ngang và loại sáo dùng để thổi dọc.Nhìn hình dáng bên ngoài thì hai loại sáo này không có mấy điểm khác biệt. Tuy nhiên,về đặc điểm cấu âm bên trong thì lại có sự khác biệt rõ rệt.Sự khác nhau này đòi hỏi người nghệ sĩ có những cách sử dụng cho phù hợp.
Lựa chọn những loại sáo nào, ngang hay dọc đều hoàn toàn phụ thuộc vào sở thích cá nhân của người nghệ sĩ, người chơi nhạc.Hiện nay,sáo trúc cũng được dùng phối hợp với những loại nhạc cụ hiện đại ngày nay để tạo ra những bản nhạc, những tiết tấu vừa mang nét cổ điển mà không kém phần hiện đại, thu hút được thị hiếu của người nghe.
Sáo có nhiều thể loại được làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau, nó có thể làm từ tre, lứa, trúc… những nhạc cụ được làm từ những vật dụng mang những ý nghĩa biểu tượng vô cùng mạnh mẽ và sâu sắc nó để cho mỗi người những thú vui riêng. Những âm thanh nó phát ra cũng mang những điều rất tuyệt vời và có giá trị hình ảnh của nó không chỉ đem lại giá trị về âm nhạc dân gian mà đối với thể loại âm nhạc, hội họa nó còn là công cụ quan trọng để chúng ta thổi, lên những làn điệu nhẹ nhàng thu hút mạnh mẽ được sức sống và những điều mong ước của con người.
Khi có được những điều đó cuộc sống của chúng ta sẽ có giá trị và ý nghĩa nhiều hơn, giá trị của nó không chỉ để lại cho dân tộc những làn điệu truyền thống mà trong dân gian, những chiếc sáo đó được sử dụng như những vật dụng quen thuộc của những đứa trẻ.
Xưa trong dân gian những hình ảnh sáo được những người dân vùng miền núi dùng để làm một công cụ thổi cho báo hiệu trâu về chuồng. Nó không chỉ là giá trị văn hóa cho thể loại âm nhạc mà nó để lại những giá trị có ý nghĩa và mang lại được cuộc sống hạnh phúc và lớn lao nhất dành tặng cho mỗi con người.
Những hình ảnh của chiếc sáo sậu đang ngày càng phổ biến và nó đã mang đậm giá trị của dân tộc ta, từ xưa đến nay hình ảnh của nó đem lại không chỉ là hình ảnh của những em bé cưỡi lưng trâu thổi, mà nó trở thành một nhạc cụ của dân gian, của những tập đoàn ca múa nhạc truyền thống. Giá trị của nó không chỉ đem lại cho dân tộc những điều tuyệt vời và giá trị nhất, mà nó còn để lại cho mỗi người những hình ảnh về một đất nước có nhiều truyền thống quý báu của dân tộc.
Có thể nói, trong các loại nhạc cụ dân tộc thì sáo trúc là loại nhạc cụ được giới trẻ yêu thích và theo học nhiều nhất.Như vậy, bản sắc, nét độc đáo của loại hình nhạc cụ này vẫn được duy trì, bảo tồn và phát triển đa dạng trong thời đại ngày nay. Nó không chỉ là một nguồn giải trí hữu ích đem tặng cho con người mà giá trị của nó còn thể hiện cho truyền thống dân tộc.