Top 10 Dàn ý bài văn thuyết minh về một đồ dùng học tập chi tiết nhất

Bình An 69355 0 Báo lỗi

Đồ dùng học tập giống như người bạn thân thiết của các bạn học sinh mỗi ngày tới trường. Mỗi đồ dùng đều có nguồn gốc ra đời, đặc điểm cấu tạo, phân loại, cách ... xem thêm...

  1. Top 1

    Dàn ý bài văn thuyết minh về bút bi (bài số 1)


    I. Mở bài: Giới thiệu chung về tầm quan trọng của bút bi.

    “Nét chữ là nết người”. Thật vậy, câu thành ngữ ngắn gọn đã đi sâu vào trong tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam, nhắc nhở ta về học tập cũng như tầm quan trọng của nét chữ. Bởi học tập là một quá trình đầy khó khăn vất vả để xây dựng những nhân tài phục vụ cho tổ quốc ngày càng tươi đẹp. Và trong quá trình gian nan đó, đóng góp một công lao không nhỏ chính là cây bút bi.


    II. Thân bài:

    1. Nguồn gốc, xuất xứ:

    Được phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro vào những năm 1930 quyết định và nghiên cứu. Ông phát hiện mực in giấy rất nhanh khô cứu tạo ra một loại bút sử dụng mực như thế

    2. Cấu tạo: 2 bộ phận chính:

    • Vỏ bút: Ống trụ tròn dài từ 14-15 cm được làm bằng nhựa dẻo hoặc nhựa màu, trên thân thường có các thông số ghi ngày, nơi sản xuất.
    • Ruột bút: Bên trong, làm từ nhựa dẻo, chứa mực đặc hoặc mực nước.
    • Bộ phận đi kèm: Lò xo, nút bấm, nắp đậy, trên ngoài vỏ có đai để gắn vào túi áo, vở.

    3. Phân loại:

    • Kiểu dáng và màu sắc khác nhau tùy theo lứa tuổi và thị hiếu của người tiêu dùng.
    • Màu sắc đẹp, nhiều kiểu dáng (có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa trong bài)
    • Hiện nay trên thị trường đã xuất hiện nhiều thương hiệu bút nổi tiếng.

    4. Nguyên lý hoạt động, bảo quản (có sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa trong bài viết)

    • Nguyên lý hoạt động: Mũi bút chứa viên bi nhỏ, khi viết lăn ra mực để tạo chữ.
    • Bảo quản: Cẩn thận.

    5. Ưu điểm, khuyết điểm:

    • Ưu điểm:
      • Bền, đẹp, nhỏ gọn, dễ vận chuyển.
      • Giá thành rẻ, phù hợp với học sinh.
    • Khuyết điểm:
      • Vì viết được nhanh nên dễ giây mực và chữ không được đẹp. Nhưng nếu cẩn thận thì sẽ tạo nên những nét chữ đẹp mê hồn.
    • Phong trào: “Góp bút Thiên Long, cùng bạn đến trường” khơi nguồn sáng tạo.

    6. Ý nghĩa:

    • Càng ngày càng khẳng định rõ vị trí của mình.
    • Những chiếc bút xinh xinh nằm trong hộp bút thể hiện được nét thẩm mỹ của mỗi con người
    • Dùng để viết, để vẽ.
    • Những anh chị bút thể hiện tâm trạng.

    Như người bạn đồng hành thể hiện ước mơ, hoài bão...của con người.

    “Hãy cho tôi biết nét chữ của bạn, tôi sẽ biết bạn là ai.”


    III. Kết bài: Kết luận và nhấn mạnh tầm quan trọng của cây bút bi trong cuộc sống.

    Ý nghĩa của việc sử dụng yếu tố nghệ thuật trong văn bản thuyết minh: Giúp cho bài văn thêm sinh động, hấp dẫn, góp phần làm nổi bật đặc điểm của đối tượng cần thuyết minh và gây hứng thú cho người đọc.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  2. Top 2

    Dàn ý bài văn thuyết minh về bút bi (bài số 2)


    I. Mở bài:

    Giới thiệu tổng quan về cây bút bi, vai trò của cây bút bi đối với học tập, công việc của học sinh.

    Lịch sử nguồn gốc, xuất xứ của cây bút bi.

    • Từ hàng ngàn năm trước, con người thuở sơ khai đã biết ghi chép trên đá, đất, tre nhằm lưu giữ thông tin lâu dài.
    • Bút bi phát minh từ ông Lazo Biro vào 1930, ông ta vốn là nhà báo sau này đã nghiên cứu và phát hiện mực in giấy có thời gian nhanh khô và tạo ra một loại bút dùng loại mực đó.


    II. Thân bài

    1. Cấu tạo bút bi

    Bút bi có nhiều loại nhưng nhìn chung một cây bút bi tạo thành với 2 cấu tạo chính:

    • Vỏ bút: thường là bằng nhựa với ống trụ tròn độ dài khoảng 15 cm. Trên thân vỏ bút thường có thông tin nhà sản xuất, thông số về ngày sản xuất.
    • Ruột bút: thường làm bằng vật liệu nhựa dẻo, ruột bút có chứa mực.
    • Bộ phận khác: lò xo, viên bi, vỏ đai bút…dù chỉ là bộ phận phụ nhưng lại rất quan trọng với học sinh, sinh viên.

    2. Một số loại bút bi

    • Bút bi có sự đa dạng về màu sắc và kiểu dáng. Điều này giúp thỏa mãn nhu cầu người dùng trong học tập.
    • Một số thương hiệu bút bi nổi tiếng như: Hồng Hà, Thiên Long, Bến Nghé….

    3. Nguyên lý hoạt động

    Trong mỗi cây bút bi có viên bi nhỏ, khi viên bi lăn tròn, mực từ trong ruột sẽ chảy đều xuống viên bi, tạo thành mực.

    4. Cách bảo quản cây bút bi

    • Bút bi có bền lâu hay không phụ thuộc vào thói quen sử dụng. Nếu không dùng nhớ cất vào hộp bút, không để rơi xuống đất dễ bị hỏng.
    • Tránh va đập mạnh khiến vỏ ngoài bị nứt.

    5. Vai trò cây bút bi

    • Bút bi giúp ghi chép thông tin nhanh, dễ mang theo nhờ kích thước nhỏ gọn.
    • Bút bi là người bạn gắn bó trong mỗi tiết học của học sinh, sinh viên.
    • Cây bút bi còn vật dụng gần gũi với các nhân viên văn phòng thường xuyên ghi chép, kí chú giấy tờ.


    III. Kết bài:

    • Nêu lại vai trò, sự quan trọng của cây bút bi.
    • Cảm nghĩ về cây bút bi với học sinh sinh viên.
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  3. Top 3

    Dàn ý bài văn thuyết minh về bút máy (bài số 3)


    1. Mở bài:

    • Từ xưa đến nay, muốn viết, muốn vẽ ta đều phải dùng bút.
    • Có nhiều loại bút: Bút lông, bút dạ, bút bi, bút máy…
    • Mỗi loại bút lại có cấu tạo và công dụng ít nhiều khác nhau.
    • Bút máy là loại bút được nhiều người sử dụng và yêu thích.


    2. Thân bài:

    a) Nguồn gốc, lịch sử của chiếc bút

    Bút viết có từ rất lâu đời.

    • Trong nền văn minh Ai Cập, những người chép sử đã dùng cây sậy, nhai dập đầu rồi chấm vào chất màu để viết.
    • Thế kỉ XVI, người ta dùng lông chim thiên nga để viết bằng cách vót nhọn đầu lông, đổ mực vào ruột rỗng của lông rồi viết.
    • Giữa thế kỉ XIX, chiếc bút máy đầu tiên xuất hiện ở Mỹ.
    • Khoa học phát triển, qua nhiều lần cải tiến, chúng ta có chiếc bút như ngày nay.

    b) Cấu tạo của chiếc bút máy

    Bút máy gồm có 3 phần: Vỏ bút, ruột bút và ngòi bút:

    • Vỏ bút: Nắp bút và thân bút. (Dùng để bảo vệ ngòi bút và ruột bút). Có khi vỏ bút được làm bằng nhôm, nhôm mạ đồng, bằng nhựa. Thậm chí, có một số chiếc bút vỏ được làm bằng vàng.
    • Ruột bút: Ống nhựa nhỏ, deo, mềm dùng để đựng mực.
    • Ngòi bút: Làm bằng kim loại. Khi viết, mực từ ruột bút theo đường ống chảy xuống ngòi bút.

    c) Công dụng của bút máy

    • Chiếc bút máy là đồ dùng không thể thiếu được cho những người đi học: Học sinh, sinh viên, học viên.
    • Chiếc bút là đồ dùng không thể thiếu được của những người làm việc văn phòng.
    • Chiếc bút là đồ dùng chủ yếu cho việc sáng tác thơ văn, chép sử,… khi chưa có máy vi tính.
    • Chiếc bút còn là vũ khí chiến đấu chống thù trong, giặc ngoài. Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã viết:
    • Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
    • Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà.
    • Bút máy được dùng để luyện viết chữ đẹp.


    3. Kết bài:

    • Dẫu cho có rất nhiều loại bút khác nhau thì bút máy vẫn được nhiều người yêu thích và sử dụng.
    • Bút máy sẽ mãi là đồ dùng không thể thiếu được trong cuộc sống của chúng ta.
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  4. Top 4

    Dàn ý bài văn thuyết minh về bút máy (bài số 4)

    1. Mở bài: Nêu khái quát vai trò của bút bi trong xã hội ngày nay (Bút máy là một dụng cụ học tập rất cần thiết cho người học sinh. Trong thời đại ngày nay, khi bút bi đang chiếm ưu thế thì bút máy vẫn được nhiều người sử dụng với ưu điểm mà bút bi không có được.)


    2. Thân bài:

    a. Cấu tạo:

    • Ngày xưa bút (bút tay) chỉ có ngòi cắm vào cán bút (cán này không thể đựng mực hoặc dẫn mực được). Người viết phải luôn cầm theo lọ mựa, viết đến đâu chấm vào mực đến đó.
    • Ngày nay bút có cấu tạo phức tạp hơn có phần ruột chứa được nhiều hơn, người viết chỉ cần bơm đầy mực là có thể sử dụng cả ngày không cần phải xách theo bình mực rất bất tiện gọi là bút máy.
    • Bút máy có cấu tạo gồm hai phần:
    • Vỏ viết: Được làm bằng nhựa (có khi bằng sắt …). Bên dưới là phần thân viết bao bọc bên ngoài để bảo quản cho ruột viết. Phần nắp đậy phía trên phần thân. (hai phần này có khi đồng bộ cùng màu hoặc có màu sắc tương phản, phần nắp thường có màu sáng nổi bật).
    • Ruột viết: Phần đầu để viết (tạo nét chữ) gồm có ngòi bằng kim loại. Có một lưỡi gà đỡ ngòi viết và điều hoà mực vừa đủ khi ngòi tạo chữ.
    • Phần dưới gồm một ống dẫn mực nhỏ xíu bên trong có một đầu cắm vào lưỡi gà. Một ống nhựa mềm dẻo đựng mực nối vào phần giữa bao bọc ngòi và lưỡi gà ở phần trên.

    => Nhìn chung thì cấu tạo của cây viết rất đơn giản nhưng cũng rất tinh vi dần theo tháng năm.

    b. Các loại bút: Bút Hồng Hà, bút Hê-rô, bút Trung Quốc 307, bút Kim Tinh …

    c. Tác dụng, cách bảo quản:

    • Bơm mực đầy ống nhựa bằng cách bóp mạnh rồi cấm phần đầu bút vào bình mực vào buông tay từ từ, mực bị hút vào ruột rất nhiều có thể sử dụng suốt buổi học rất tiện lợi. Không bị mực đổ vấy bẩn áo quần, tay chân, tập vở rất sạch sẽ.
    • Phần ngòi bút là phần quan trọng cho nên khi mua bút, người sử dụng cần lựa chọn ngòi thật kĩ. Ấn nhẹ mũi ngòi xuống giấy để tạo chữ kiểm tra độ êm tay của ngòi.
    • Cần giữ ngòi không bị tróc ra (gai) thì sẽ không thể viết được. Tránh mạnh tay để xuống bàn, ngòi đâm mạnh vào vật cứng tứa ra, đầu viết sẽ bị sốc, khó viết. Khi viết xong phải đậy nắp bút lại rồi mới đặt xuống bàn.
    • Mực lọc không có cặn để không làm tắc ống dẫn mực. Khi sử dụng lâu lâu ta cần phải rửa bút bằng nước nóng, lau khô bơm mực sử dụng tiếp.
    • Không vặn nắp bút quá chặt tay, nắp sẽ bể. Bỏ bút vào trong hộp dựng tránh rớt xuống đất dễ hư ngòi, bể và hỏng


    3. Kết bài: Bút rất thiết thực của mọi người dân đặc biệt là với học sinh. Quí trọng và giữ gìn bút kĩ hơn.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  5. Top 5

    Dàn ý bài văn thuyết minh về bút chì (bài số 5)

    I. MỞ BÀI:

    Giới thiệu dụng cụ học tập muốn thuyết minh (cây bút chì)


    II. THÂN BÀI:

    1. Khái quát chung về bút chì:

    • Bút chì được sản xuất lần đầu tiên tại Đức vào năm 1662.
    • Hiện nay, bút chì trở thành dụng cụ học tập phổ biến.
      2. Cấu tạo bút chì:
    • Lõi bút: làm bằng than chì
    • Vỏ bút: làm bằng gỗ, giấy ép hoặc nhựa.

    3. Đặc điểm:

    • Cho nét mực màu xám đen (màu của than) khi viết trên nền trắng.
    • Có nhiều kích cỡ ngòi bút: 2b, 3b,... hoặc ngòi bấm.
    • Nét rộng, hẹp tùy theo kích cỡ ngòi bút.
    • Vỏ bút có thể có nhiều màu khác nhau hoặc in hoa văn, chữ viết.
    • Nhiều loại kích thước, nhẹ, bền.
    • Giá thành rẻ.

    4. Phân loại:

    • Bút chì truyền thống: loại thường dùng, có vỏ bằng gỗ hoặc giấy ép, ngòi bút không thể thay.
    • Bút chì bấm: loại có vỏ bằng nhựa, có công tắc bấm, ngòi nhỏ có thể thay thế.

    5. Công dụng bút chì:

    • Dùng cho trẻ nhỏ bắt đầu luyện viết.
    • Ghi chép chú thích thêm cho sách giáo khoa, vở bài tập, viết nháp.
    • Sử dụng trong thi cử, bôi đen đáp án.
    • Dùng phác họa tranh vẽ, bản thảo, đồ án.

    6. Ý nghĩa bút chì:

    • Là dụng cụ học tập quan trọng, không thể thiếu.
    • Gắn bó với lứa tuổi học sinh từ rất sớm.
    • Là dụng cụ quen thuộc, tiện dụng với giá thành rất hợp lý.


    III. KẾT BÀI:

    Suy nghĩ, nhận định cá nhân về đối tượng thuyết minh- cây bút chì (hữu ích, quan trọng, cần thiết,...).

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  6. Top 6

    Dàn ý bài văn thuyết minh về bút chì (bài số 6)

    I. Mở bài: Nêu khái quát và giới thiệu về cây bút chì.
    Tuổi thơ chúng ta ai cũng từng gắn bó với cây bút chì, đây là dụng cụ học tập thường được sử dụng để vẽ hoặc viết trên giấy.

    II. Thân bài:

    1. Sự ra đời của cây bút chì

    • Từ thời cổ đại con người đã biết dùng thanh kim loại viết trên giấy.
    • Than chì graphite đã được dùng từ năm 1564 tại Anh.
    • Cây bút chì đầu tiên ra đời tại Đức vào năm 1662.

    2. Cấu tạo cây bút chì

    • Bút chì cấu tạo từ 2 bộ phận: thân bút và ruột chì.
    • Thân bút thường làm bằng gỗ
    • Thân bút có trang trí bên ngoài nhiều hoa văn.
    • Ruột chì: từ than chì trộn với đất sét với chất phụ gia.

    3. Cách làm ra bút chì

    • Chọn gỗ từ các loại cây như tuyết tùng, gỗ thông. Sau khi cắt gọt gỗ theo kích cỡ riêng sẽ mang đi nung nhiệt độ cao giúp thân bút có sự cứng cáp.
    • Ruột chì tạo ra từ than chì + đất sét + phụ gia mang đi nung 800 đến 1000 độ C, quét thêm dầu sẽ cho ra ruột chì bên trong.

    4. Các loại bút chì
    Dựa theo công dụng

    • Bút chì viết
    • Bút chì màu học sinh
    • Bút chì trang điểm...

    Dựa theo độ cứng

    • Bút chì mềm
    • Bút chì cứng.

    5. Bảo quản bút chì

    • Bút chì sau khi sử dụng cất giữ ngăn nắp tránh rơi có thể gãy.
    • Khi sử dụng không đè mạnh sẽ làm gãy ngòi bút.


    III. Kết bài:

    • Bút chì là đồ dùng học tập quan trọng, gần gũi, hữu ích với học sinh, sinh viên.
    • Đây là phát minh quan trọng của con người.
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  7. Top 7

    Dàn ý bài văn thuyết minh cặp sách (bài số 7)


    I. MỞ BÀI:

    • Giới thiệu chiếc cặp sách là người bạn đồng hành lâu dài với lứa tuổi học trò trong suốt thời gian cắp sách đến trường.


    II. THÂN BÀI:

    1. Nguồn gốc, xuất xứ:

    • Xuất xứ: Vào năm 1988, nước Mỹ lần đầu tiên sản xuất ra chiếc cặp sách mang phong cách cổ điển.
    • Từ sau 1988, cặp sách đã được sử dụng phổ biến nhiều nơi ở Mỹ và sau đó lan rộng ra khắp thế giới.

    2. Cấu tạo:

    • Chiếc cặp có cấu tạo rất đơn giản.
      • Phía ngoài: Chỉ có mặt cặp, quai xách, nắp mở, một số cặp có quai đeo,.
      • Bên trong: Có nhiều ngăn để đựng sách vở, bút viết, một số cặp còn có ngăn để đựng áo mưa hoặc chai nước,.

    3. Quy trình làm ra chiếc cặp:

    • Có nhiều loại cặp sách khác nhau như: Cặp táp, cặp da, ba-lô. Với nhiều nhãn hiệu nổi tiếng như: Của Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc: Tian Ling, Ling Hao, mang những phong cách thiết kế riêng biệt. Tuy nhiên cách làm chúng đều có phần giống nhau.
      • Lựa chọn chất liệu: Vải nỉ, vải bố, da cá sấu, vải da,.
      • Xử lý: Tái chế lại chất liệu để sử dụng được lâu dài, bớt mùi nhưng vẫn giữ được nét đặc trưng của chất liệu đó.
      • Khâu may: Thông thường các xí nghiệp sử dụng máy may để may từng phần của chiếc cặp lại với nhau theo thiết kế.
      • Ghép nối: Ghép các phần đã được may thành một chiếc cặp hoàn chỉnh rồi được tung ra thị trường với những giá cả khác nhau.

    4. Cách sử dụng:

    • Tùy theo từng đối tượng mà con người có những cách sử dụng cặp khác nhau:
      • Học sinh nữ: Dùng tay xách cặp hoặc ôm cặp vào người.

    => Thể hiện sự dịu dàng, thùy mị, nữ tính.

    • Học sinh nam: Đeo chéo sang một bên

    = > Thể hiện sự khí phách, hiên ngang, nam tính.

    Nam sinh viên Đại học

    Đeo cặp một bên thể hiện sự tự tin và năng động

    • Học sinh tiểu học: Đeo sau lưng để dễ chạy nhảy, chơi đùa cùng đám bạn.

    => Thể hiện sự nhí nhảnh, ngây thơ của lứa tuổi cấp 1.

    Các nhà doanh nhân: Sử dụng các loại cặp đắt tiền, xịn, thường thì họ xách trên tay.

    => Thể hiện họ thật sự là những nhà doanh nhân thành đạt và có được nhiều thành công cũng như sự giúp ích của họ dành cho đất nước.

    • Nhìn chung, khi mang cặp cần lưu ý không nên mang cặp quá nặng, thường xuyên thay đổi tay xách và vai đeo.

    5. Cách bảo quản:

    • Học sinh chúng ta thường khi đi học về thì quăng cặp lên trên cặp một cách vô lương tâm khiến cặp dễ bị rách hay hư hao. Nên bảo quản cặp bằng những phương pháp sau đây để giữ cho cặp bền tốt và sử dụng được lâu:
      • Thường xuyên lau chùi hoặc giặt cặp để giữ độ mới của cặp.
      • Không quăng cặp hay mạnh tay để tránh làm rách cặp hay hư hao.
      • Cứ khoảng 1 – 2 lần mỗi năm, hãy làm mới cặp bằng xi đánh giày không màu.
      • Để sửa chữa cặp khi bị rách, đừng nên mang đến hàng sửa giày hay giặt khô vì như vậy sẽ có nguy cơ bị hỏng do dùng sai công cụ. Hãy đưa đến thợ sửa cặp chuyên nghiệp.
      • Đừng bao giờ cất cặp da trong túi nilon, nó có thể làm khô túi hoặc bị chất dẻo dính vào da.
      • Thường xuyên nhét giấy vụn hoặc áo phông cũ vào cặp để giữ hình dáng.
      • Đặt cặp trong túi nỉ của cửa hàng hoặc vỏ gối để giữ khả năng đứng thăng bằng của cặp.

    6. Công dụng:

    • Cặp là vật để chúng ta đựng sách vở, bút viết mỗi khi đến trường.
    • Cặp cũng là vật để che nắng, che mưa cho sách vở. Một số bạn cũng sử dụng cặp để che mưa cho chính bản thân.
    • Cặp cũng là vật đã để lại không biết bao nhiêu kỷ niệm vui, buồn, đồng thời cũng tô lên nét đẹp của tuổi học trò – cái tuổi đẹp nhất trong cuộc đời của mỗi người chúng ta.


    III. KẾT BÀI:

    – Cùng với những vật dụng tiện lợi khác, chiếc cặp sách đã trở thành một người bạn trung thành và luôn đồng hành với mỗi con người, đặc biệt là đối với những học sinh – chủ nhân tương lai của đất nước Việt Nam.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  8. Top 8

    Dàn ý bài văn thuyết minh về cặp sách (bài số 8)

    I. MỞ BÀI

    Dẫn dắt và giới thiệu đến đối tượng mà đề bài yêu cầu: Chiếc cặp sách.

    Ví dụ:

    Mở bài số 1: Xin chào tất cả các bạn. Hẳn các bạn đang rất tò mò rằng tôi là ai phải không? Để tôi gợi ý cho bạn nhé. Tôi là người bạn cùng trải qua những ngày tháng đến trường, giúp bạn mang theo bao vật dụng cần thiết. Đúng vậy đấy, tôi chính là chiếc cặp sách đây. Hôm nay, hãy để tôi giới thiệu về mình để chúng ta hiểu rõ nhau hơn nhé.

    Mở bài số 2: Những ngày tháng đến trường, tôi có sách vở làm bạn, có những vật dụng thân thương gắn bó. Bên cạnh ấy, có một người bạn thân thiết mỗi ngày đều giúp tôi mang theo sách vở, đó chính là chiếc cặp sách.


    II. THÂN BÀI

    1. Nguồn gốc, xuất xứ

    • Nếu nói chính xác chiếc cặp có từ bao giờ thì nó đã có xa xưa, từ rất lâu rồi. Nhưng khi ấy, con người ta làm cặp rất đơn giản, chỉ là một tấm vải lớn, để sách bên trong mà buộc lại hai đầu đối diện nhau rồi đeo lên một bên vai. Hay sau này cặp sách là dạng hình hộp chữ nhật dọc, làm từ gỗ, tre nứa đan vào… Các sĩ tử đi thi thời xưa hay dùng những chiếc cặp sách đặc biệt như thế đấy.
    • Còn nếu nói đến chiếc cặp có hình dáng gần nhất so với những chiếc cặp thời nay thì chính là vào năm 1988. Chiếc cặp đầu tiên mang phong cách cổ điển đã ra đời vào thời gian này tại nước Mỹ. Từ đó, loại cặp này được sản xuất với số lượng lớn, sử dụng rộng rãi tại Mỹ và rồi lan rộng ra cả thế giới.

    2. Đặc điểm

    • Hình dáng: Các loại cặp hiện nay chúng ta dùng thường có hình chữ nhật, hình thang cân hoặc là một nửa hình tròn ghép lại với một hình chữ nhật và hình vuông. → Có thể nói, hiện nay hình dáng của cặp sách khá đa dạng, để người đọc tự do chọn lựa.
    • - Kích thước: Tùy theo mong muốn của người dùng mà cũng có nhiều kích thước khác nhau sao cho phù hợp.
    • - Màu sắc: Thường có màu đen đối với cặp của học sinh cấp 2 đổ lên. Với cặp của học sinh tiểu học thì sẽ có màu sắc đa dạng hơn.
    • - Chất liệu: Chủ yếu là được làm từ vải nilon hoặc cotton nên rất bền chắc. Có một số loại cặp được làm từ da thú, vải mềm hay polime dẻo… đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng.

    3. Cấu tạo

    • Khung cặp: Đa số hiện nay, các loại cặp đều có khung cố định, chỉ trừ balo mà thôi. Thường thì khung cặp là yếu tố hình thành nên hình dáng của cặp. Khung hình chữ nhật thì cặp sẽ có hình chữ nhật, khung hình thang thì cặp sẽ có khung hình thang...
    • Quai cặp: Có 2 loại, gồm quai cặp để xách và quai để đeo. Quai cặp để đeo thường khá dài, dày và bên trong có bông để khi đeo lên vai không bị đau, ở phía sau cặp. Hai quai sẽ đối xứng với nhau ở hai bên. Ngoài ra, ta còn có thể chỉnh độ dài của quai đeo sao cho vừa với người. Còn quai để xách thì thường ở ngay phía trên cặp, được bọc bằng da mềm. Hiện nay, cặp sách đều đồng thời có 2 loại quai để người dùng linh hoạt sử dụng.
    • Khóa cặp: Thường được làm bằng nhựa, kim loại và ở phần ngoài cặp. Một số cặp như cặp tài liệu thì sẽ là khoá có số để có thể bảo mật.
    • -Mặt trước, mặt sau: Tùy theo loại cặp mà mặt trước mặt sau sẽ có màu sắc, hình ảnh khác nhau. Cặp của học sinh tiểu học thường có màu sáng, mặt trước sẽ có những hình đáng yêu ngộ nghĩnh, của con trai là siêu nhân, con gái là công chúa… Còn cặp khác thì mặt trước sẽ có logo nhà sản xuất, mặt sau thường không có gì cả...
    • Ngăn cặp: Thường thì sẽ có từ 2 đến 6 ngăn to nhỏ khác nhau tuỳ theo loại cặp ra sao. Sẽ luôn có một ngăn lớn nhất để đựng sách, ngoài ra còn có các ngăn nhỏ hơn để đựng hộp bút hay quyển lịch, bùa bình an, khe để bút… Các ngăn cặp được đóng mở lại bởi dây kéo hoặc là khoá.

    4. Phân loại

    • Cặp sách cấp 1: Đây là kiểu cặp sách hình chữ nhật, có khá nhiều màu sắc khác nhau, được trang trí đáng yêu và ngộ nghĩnh. Kiểu cặp này thường có quai đeo ở hai vai giúp học sinh đeo lên để không phải xách nặng. Một số cặp còn thiết kế thêm tay kéo với bánh xe, trông vô cùng thời thượng.
    • Cặp sách cấp 2, cấp 3: Loại cặp này được thiết kế chủ yếu là màu đen, có tay cầm và dây cặp đeo chéo người. Cặp có nhiều ngăn để có thể để được nhiều đồ sao cho gọn gàng ngăn nắp.
    • Balo: Loại cặp này không có khung, đa phần làm từ vải mềm, chỉ có 1 ngăn lớn duy nhất để sách cùng 1 ngăn bé để những vật dụng khác. Ngoài việc dùng để đựng sách, có thể đựng quần áo cùng rất nhiều thứ khác.
    • Cặp táp: Loại cặp này thường được dùng cho người lớn, để đựng tài liệu, đặc biệt là người làm công sở, văn phòng. Loại cặp này nhỏ gọn, dễ mang, lại có thêm ổ khoá số bảo mật nên được ưa dùng.

    5. Công dụng

    • Trước hết, đây là đồ dùng để ta đựng sách vở, hộp bút, dụng cụ học tập và nhiều thứ khác mỗi khi đến trường. Nhờ vậy mà ta có thể mang được nhiều thứ thật dễ dàng. Nhiều loại cặp hiện nay có tác dụng chống nước giúp ta đi mưa mà không lo bị ướt sách bên trong.
    • Không chỉ vậy, cặp sách còn góp phần tăng thêm vẻ đẹp cho người dùng nhờ những kiểu mã, cách đeo của nó. Học sinh cấp 1 thêm phần nhí nhảnh đáng yêu khi đeo những chiếc cặp quai đầy sắc màu và hình ảnh vui nhộn. Sinh viên đại học trông thật năng động trẻ trung và tri thức khi đeo những chiếc balo tối màu...

    6. Cách sử dụng và bảo vệ

    • Cách sử dụng: Cách dùng vô cùng đơn giản, chỉ cần đeo quai cặp lên vai là được. Hay chúng ta có thể đổi thành cầm cặp nhờ phần quai phía trên để cho đỡ mỏi vai. Các chuyên gia cho rằng chúng ta không nên đeo cặp có trọng lượng vượt quá 15% trọng lượng của cơ thể, đồng thời, những đồ nặng nên xếp sâu vào phía trong, tức phần gần sát lưng nhất. Đồ dùng, sách vở nên xếp sao cho cân đối, gọn gàng...
    • Cách bảo quản: Thường xuyên vệ sinh cặp sạch sẽ, không nên ném cặp hay vì tò mò, nghịch ngợm mà phá cặp ra...


    III. KẾT BÀI

    • Nêu tình cảm và suy nghĩ của bản thân đối với chiếc cặp sách.

    Ví dụ: Chiếc cặp sách - người bạn thân thương đã đồng hành cùng ta suốt những năm tháng đến trường, giúp ta mang bao sách vở tri thức mỗi ngày. Mỗi người nên bảo vệ và giữ gìn cặp cẩn thận để nó được bền lâu.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  9. Top 9

    Dàn ý bài văn thuyết minh quyển sách giáo khoa Ngữ văn lớp 8 (bài số 9)

    I. Mở bài:

    Thuyết minh về đối tượng thuyết minh ( sách giáo khoa ngữ văn lớp 8 tập 1)


    II. Thân bài:

    1. Nguồn gốc của sách giáo khoa ngữ văn lớp 8: nhà xuất bản giáo dục đều do các tiến sĩ, giáo sư đầu ngành của bộ môn ngữ văn biên soạn.

    2. Giới thiệu về hình thức.

    • Quyển sách có bìa bên ngoài màu lòng tôm( hồng), trên cuốn sách có chữ in hoa ” BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO”. Tiếp đến là chữ ” Ngữ văn” được viết bằng chữ in hoa to mềm mại màu xanh dương. Dưới hai chữ đó là số 8 màu vàng làm nổi bật trang bìa.
    • Trên bìa trang trí một khóm hoa màu vàng với những chiếc lá… dưới bìa sách là lô gô của Bộ giáo dục.
    • Trang sau cuốn sách là bìa, bên trái bìa là huân chương Hồ Chí Minh-> niềm tự hào của dân tộc, góc phải của lô gô của bộ giáo dục màu đỏ.
    • Tiếp dưới là phần giới thiệu toàn bộ sách giáo khoa lớp 8 được viết trong khung Hồ Chí Minh xanh, dưới cùng là tem với giá tiền.

    3. Giới thiệu chung về nội dung.

    Cuốn sách giáo khoa ngữ văn gồm 17 bài, mỗi bài gồm 3 phân môn: văn bản, tiếng việt, tập làm văn.

    Phần văn bản

    • Về hình thức: Cung cấp trước dữ liệu của phần văn bản truyện, thơ. Sau văn bản là phần chú thích về tác giả, tác phẩm, các từ ngữ khó hiểu được chú thích, Câu hỏi của văn bản, muốn học tốt thì học sinh phải soạn bài, trả lời câu hỏi ở nhà, đến ghi nhớ để chốt lại kiến thức -> luyện tập.
    • Về nội dung: Cung cấp kiến thức về văn học Việt Nam, nước ngoài. Cho ta hiểu về tác phẩm hiện thực phê phán cùng những tác phẩm tác giả tiêu biểu được chọn lọc: ” tôi đi học” của Thanh Tịnh, Nguyên Hồng với ” Trong lòng mẹ”, Ngô Tất Tố với tác phẩm “tắt đèn” trong đoạn trích ” tức nước vỡ bờ”
    • Học sinh không chỉ biết đến những văn học nổi tiếng trong nước mà còn biết đến những văn học nước ngoài như văn học ở nước Mĩ, Tây Ban Nha, Đan mạch…

    Ngoài ra còn có một số tác phẩm như thơ

    Phần tiếng Việt:

    • Về hình thức: cung cấp kiến thức đi theo diễn dịch cung cấp dữ liệu, đến nhận xét và chốt lại kiến thức bằng bảng khung ghi nhớ, để thực hành ứng dụng luôn bài học có phần luyện tập
    • Nội dung: Cung cấp hiểu biết về các loại câu, loại từ và dấu câu.

    Phần tập làm văn:

    • Cũng theo cấu trúc như phần tiếng việt.
    • Nội dung: cung cấp kiến thức về văn tự sự và một kiểu bài văn mới là văn thuyết minh -> giúp học sinh viết văn hay.

    4. Cách sử dụng bảo quản.

    • Bảo vệ giữ gìn quyển sách
    • Bảo vệ quyển sách, không làm ướt sách.


    III. Kết bài: Khẳng định vai trò của sách.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  10. Top 10

    Dàn ý bài văn thuyết minh quyển sách giáo khoa Ngữ văn lớp 9 (bài số 10)

    I. MỞ BÀI:

    • Tùy theo cách mở bài trực tiếp hay gián tiếp nhưng đều cần phải hướng đến giới thiệu về yêu cầu của đề bài: Thuyết minh về cuốn sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 9.


    II. THÂN BÀI:

    1. Xuất xứ của cuốn sách

    • Sách giáo khoa Ngữ Văn được Bộ Giáo dục nước nhà cho phép xuất bản
    • Sách được nhiều giáo sư nổi tiếng biên soạn như: Nguyễn Khắc Phi, Trần Đình Sử, Nguyễn Văn Long, Nguyễn Minh Thuyết…

    2. Hình dáng và nội dung cuốn sách

    Bìa sách: Được thiết kế đơn giản dễ nhìn.

    • Phía góc trên bên trái là dòng chữ “Bộ Giáo dục và đào tạo” được in hoa hoàn toàn. Ngay phía dưới là dòng chữ “Ngữ Văn” được trình bày to, rõ ràng với font chữ đẹp. Phía góc bên phải dưới dòng chữ “Ngữ Văn” là tên tập của sách.
    • Sách giáo khoa Ngữ Văn có 2 tập, tập một và tập hai chia ra nội dung học tập cho học kỳ I và học kỳ II của học sinh. Phía dưới là hình ảnh cành cây gấc với hoa vàng rũ xuống, trái gấc chín đỏ ở bìa sách tập 1 và cành lựu với những trái lựu to tròn, màu vàng bắt mắt ở bìa sách tập 2. Hình ảnh đơn giản nhưng đầy ý nghĩa, giống như là lời khích lệ mỗi học sinh cố gắng học tập để sớm đạt được trái chín vậy.
    • Trang đầu tiên của sách ghi lại thông tin như ở bài sách nhưng chi tiết hơn về tên những người biên soạn cuốn sách. Trang tiếp theo là phần lời nói đầu của người chủ biên biên soạn sách. Đó là những lời giới thiệu đầu về cuốn sách cũng như là lời chúc các học sinh học tập thật tốt, đốt thêm lửa nhiệt huyết cho mỗi thế hệ.
    • Những trang cuối cùng của sách là phần mục lục. Ở đây, tên các bài học được hệ thống thành bảng gồm các cột: số thứ tự, tên bài học, số trang. Như vậy giúp học sinh dễ dàng biết được những kiến thức mình sẽ tiếp cận sắp tới, cũng như tìm được vị trí bài học một cách dễ dàng hơn.
    • Mỗi bài học được chia ra bao gồm một văn bản, một tiết học tiếng Việt, một tiết học tập làm văn, một tiết luyện tập các bài học đã học. Ngay trước khi bắt đầu bài học luôn có một ô trống ghi nội dung những điều cần đạt được sau mỗi bài học này. Các bài học được trình bày rất rõ ràng, hợp lí và logic, đi từ cơ bản nên phù hợp với mọi học sinh trong quá trình tiếp thu.
    • Các văn bản được sắp xếp tìm hiểu theo trình tự thời gian, bắt đầu từ văn học nước nhà cho đến văn học thế giới nhằm giúp học sinh có một nền kiến thức toàn diện về văn chương nước mình và nước bạn.

    3. Ý nghĩa của cuốn sách

    • Cuốn sách giáo khoa Ngữ Văn giúp mỗi học sinh có nền kiến thức cơ bản và chắc chắn, bổ sung sự hiểu biết, làm tiền đề cùng với các môn học khác để giúp học sinh tự tin khi học lên cao hơn và bước ra ngoài đời sau này.
    • Sách giáo khoa Ngữ Văn còn giúp học sinh cải thiện rất nhiều thứ liên quan đến việc tranh luận, thuyết phục người khác… Như chúng ta biết thì việc nói và trao đổi là điều cần thiết trong công việc hàng ngày cũng như cuộc sống, bởi vậy cần phải chuẩn bị và bồi dưỡng từ khi còn là học sinh.

    4. Cách bảo quản sách

    • Sách giáo khoa vừa là người bạn, vừa là người thầy của mỗi học sinh, bởi vậy cần nâng niu, trân trọng cuốn sách.
    • Có thể bọc giấy kính cho cuốn sách để tránh làm cho sách bị bẩn, bị lem.
    • Cần ghi tên, dán nhãn vở để tránh bị thất lạc sách.


    III. KẾT BÀI

    Nêu tình cảm của bản thân với cuốn sách, nêu suy nghĩ về giá trị của sách.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)


Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy