Top 8 Bài văn thuyết minh về ruộng bậc thang Mù Cang Chải hay nhất

Phương Kem 291 0 Báo lỗi

Ruộng bậc thang Mù Cang Chải có diện tích khoảng 2.200 ha thuộc huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái. Năm 2007, 330 ha diện tích ruộng bậc thang của 3 xã La Pán ... xem thêm...

  1. Ruộng bậc thang không còn xa lạ đối với nhiều người, khi nói đến nó người ta liên tưởng đến vùng đất Tây Bắc của Tổ quốc, tới người Hà Nhì, người Mông, người Dao ở Lào Cai, Hà Giang… Tuy nhiên, ở mỗi nơi, ruộng bậc thang lại có những vẻ đẹp riêng. Mù Cang Chải là một huyện vùng cao, cách thành phố Yên Bái khoảng 180km, có trên 90% số dân là đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Ruộng bậc thang ở Mù Cang Chải, cũng giống như ở nhiều vùng cao khác, ngoài vẻ đẹp nên thơ còn chứa đựng giá trị văn hóa riêng độc đáo của con người và vùng đất này.


    Năm 2018, một tờ báo nổi tiếng của Anh (Telegraph) đã công bố 12 ruộng bậc thang đẹp nhất thế giới. Trong đó, ruộng bậc thang Mù Cang Chải là một trong hai đại diện của Việt Nam được lọt vào danh sách này.

    Ruộng bậc thang Mù Cang Chải gắn liền với đời sống, tập tục của người Mông. Do thiếu những mảnh ruộng bằng phẳng để canh tác, đồng bào Mông đã tận dụng từng mảnh ruộng nhỏ được vỡ ra ở từng ngọn núi có độ cao từ 800-1.700 mét, cùng với việc thu phục thiên nhiên để sinh tồn nhưng vô tình đồng bào ở đây lại trở thành những “người nghệ sĩ” tạo nên một “tác phẩm nghệ thuật” hùng vĩ giữa núi non đại ngàn.

    Với địa hình đồi núi cao và đặc thù của khí hậu nên một năm đồng bào Mông ở Mù Cang Chải chỉ gieo trồng một vụ lúa duy nhất, tháng 5- 6 là thời gian đắp đập be bờ, lấy nước vào ruộng từ những cơn mưa đầu mùa hạ hoặc những con suối đầu nguồn để phục vụ cho việc cày ải, gieo mạ, cấy lúa (mùa nước đổ), tháng 9-10 là vào vụ thu hoạch (mùa lúa chín). Chính vì thế, mùa nước đổ và mùa lúa chín là thời gian đẹp nhất ở đây.

    Mù Cang Chải vào mùa nước đổ (tháng 5 - 6) có một vẻ đẹp thuần chất mà quyến rũ không kém mùa thu sang. Mùa nước đổ, ruộng bậc thang mang vẻ đẹp hoang sơ, bình dị với gam màu trầm chủ đạo, đúng chất của miền sơn cước vùng Tây Bắc. Mù Cang Chải lúc này được pha trộn bởi màu nâu của đất hòa quyện cùng mây trắng, trời xanh và mặt nước lấp lánh, phán chiếu lên nhiều cung bậc của ánh sáng. Nếu ban ngày, những thửa ruộng bậc thang lung linh như dát vàng dưới ánh mặt trời thì về đêm lại huyền bí dưới mầu bạc của ánh trăng, phủ trên từng lớp nước tạo thành những mảng sáng tối kỳ ảo, làm cho những thửa ruộng nơi đây trở thành bức tranh thủy mặc khổng lồ khó có nơi nào sánh được.

    Vào mùa thu (tháng 9, tháng 10) hằng năm, đến hẹn lại lên hàng đoàn du khách lại rủ nhau về đây để chiêm ngưỡng những thửa ruộng bậc thang như những “nấc thang vàng” lấp lánh. Đâu đâu cũng thấy những thửa ruộng đang vào mùa lúa chín được xếp thành từng tầng, từng lớp trải rộng khắp các quả đồi, lớp nọ lại nối với lớp kia như đang vươn cao lên trời. Mỗi thửa ruộng được gieo cấy vào một thời điểm khác nhau lại tạo nên một mầu sắc khác nhau, có nơi sóng sánh ánh vàng, có nơi thửa xanh thửa vàng. Cứ thế, những cánh đồng đầy sắc mầu ở Mù Cang Chải trải dài trên những triền núi hùng vĩ, khoảnh khắc ấy đẹp như bức tranh mùa thu khổng lồ, chiếm trọn trái tim của những du khách may mắn được một lần chiêm ngưỡng.

    Nhằm tôn vinh danh thắng ruộng bậc thang Mù Cang Chải và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc Mông, đồng thời nâng cao ý thức bảo tồn di sản, thu hút khách du lịch, từ năm 2015 tỉnh Yên Bái đã cho tổ chức nhiều hoạt động gồm chọi dê, hội giã cốm, hội chợ ẩm thực, dù lượn “Bay trên mùa vàng” và “Bay trên mùa nước đổ” tại đỉnh Khau Phạ, đồi Mâm Xôi cùng nhiều hoạt động văn hóa khác.

    Danh thắng Quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải nói riêng và vùng Tây Bắc nói chung không chỉ là một vựa lúa, một một bức tranh thiên nhiên kỳ vĩ mà còn trở thành một bản anh hùng ca về sức mạnh đoàn kết, là tinh thần dân tộc và sự sáng tạo độc đáo của những người con vùng cao trong quá trình cải tạo thiên nhiên, phục vụ cuộc sống từ bao đời nay.

    Bài văn thuyết minh về ruộng bậc thang Mù Cang Chải - Bài số 1
    Bài văn thuyết minh về ruộng bậc thang Mù Cang Chải - Bài số 1
    Bài văn thuyết minh về ruộng bậc thang Mù Cang Chải - Bài số 1
    Bài văn thuyết minh về ruộng bậc thang Mù Cang Chải - Bài số 1

  2. Ruộng bậc thang Mù Cang Chải là những ruộng bậc thang nằm trên các sườn núi, lớp nọ gối tiếp lớp kia với diện tích khoảng 2.200 ha ở huyện Mù Cang Chải, Yên Bái. Năm 2007, 330 ha diện tích ruộng bậc thang thuộc 3 xã La Pán Tẩn, Chế Cu Nha, Dế Xu Phình được xếp hạng là di tích quốc gia như là một trong những danh thắng độc đáo bậc nhất tại Việt Nam. Và đến năm 2019, danh thắng ruộng bậc thang Mù Cang Chải đã Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt. Ruộng bậc thang có thể coi là một công trình nghệ thuật sáng tạo độc đáo của đồng bào dân tộc Mông nơi đây.


    Vào mùa Hạ, đó là những bức thảm mơn mởn màu xanh lúa non và đến mùa Thu lại trở thành những làn sóng lúa chín vàng rực rỡ. Ruộng bậc thang Mù Cang Chải hội tụ sự tinh hoa và sáng tạo không ngừng của bà con dân tộc thiểu số trong quá trình lao động và sinh hoạt cộng đồng. Tuyệt tác đó đã và đang tạo nên một sức quyến rũ đặc biệt đối với những du khách thập phương. Chỉ qua ba ngày, từ khi Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch về danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải lần thứ nhất được khai mạc, hàng vạn du khách thập phương đã không ngừng đổ về đây để chiêm ngưỡng vẻ đẹp như trong tranh vẽ này.


    Ruộng bậc thang không còn xa lạ đối với nhiều người, khi nói đến nó người ta liên tưởng đến vùng đất Tây Bắc của Tổ quốc, tới người Hà Nhì, người Mông, người Dao ở Lào Cai, Hà Giang… Tuy nhiên, ở mỗi nơi, ruộng bậc thang lại có những vẻ đẹp riêng. Mù Cang Chải là một huyện vùng cao, cách thành phố Yên Bái khoảng 180km, có trên 90% số dân là đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Ruộng bậc thang ở Mù Cang Chải, cũng giống như ở nhiều vùng cao khác, ngoài vẻ đẹp nên thơ còn chứa đựng giá trị văn hóa riêng độc đáo của con người và vùng đất này.


    Từ ngày 18/10/2007, ruộng bậc thang ba xã La Pán Tẩn, Zế Xu Phình và Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải đã được công nhận là di tích quốc gia. Dưới ống kính của những nhà nhiếp ảnh trong nước và quốc tế, ruộng bậc thang Mù Cang Chải đã được tôn vinh về giá trị nghệ thuật và thành những tác phẩm được nhiều người chiêm ngưỡng. Tuy nhiên, những bức ảnh hay tác phẩm hội họa hẳn không thể lột tả được hết vẻ đẹp của Mù Cang Chải bằng việc tận mắt ngắm nhìn. Đứng trên đỉnh núi cao, phóng tầm mắt xuống những đường nét uốn lượn mềm mại của các thửa ruộng bậc thang dưới chân những dãy núi xanh mờ, bạn sẽ cảm nhận được sự phóng khoáng, kỳ vĩ và tuyệt đẹp của cảnh sắc nơi đây.


    Cơn mưa bất chợt không làm chị Hoàng Thị Mai, du khách Hà Nội, giảm những cảm xúc khi đứng trên đỉnh núi ngắm tuyệt tác của bàn tay con người giữa thiên nhiên:" Mình đã xem và nghe nhiều đến những thửa ruộng bậc thang của đồng bào dân tộc Mông vùng cao Mù Cang Chải, nhưng hôm nay được tận mắt ngắm nhìn, mới thấu hiểu được sức lao động phi thường của bà con và vẻ tuyệt đẹp vời của những dải ruộng bậc thang vắt qua sườn núi." Giống như chị Mai, nhiều du khách khác cũng phải thốt lên trầm trồ khi được đắm mình trong một không gian kỳ vĩ và chiêm ngưỡng những tuyệt tác ruộng bậc thang Mù Cang Chải.

    Bài văn thuyết minh về ruộng bậc thang Mù Cang Chải - Bài số 2
    Bài văn thuyết minh về ruộng bậc thang Mù Cang Chải - Bài số 2
    Bài văn thuyết minh về ruộng bậc thang Mù Cang Chải - Bài số 2
    Bài văn thuyết minh về ruộng bậc thang Mù Cang Chải - Bài số 2
  3. Nhắc đến Mù Cang Chải là người ta nghĩ ngay tới những thửa ruộng bậc thang trải dài như những nấc thang lên tận trời. Kiệt tác hiếm có trong nền văn minh lúa nước Việt Nam lại do chính đôi tay con người sáng tạo ra để thích ứng với điều kiện đất đai, khí hậu và thủy lợi mà thiên ban tặng.


    Ruộng bậc thang Mù Cang Chải là những ruộng bậc thang nằm trên các sườn núi, lớp nọ gối tiếp lớp kia với diện tích khoảng 2.200 ha ở huyện Mù Cang Chải, Yên Bái. Năm 2007, 500 ha diện tích ruộng bậc thang thuộc 3 xã La Pán Tẩn, Chế Cu Nha, Dế Xu Phình được xếp hạng là di tích quốc gia như là một trong những danh thắng độc đáo bậc nhất tại Việt Nam.


    Lịch sử hình thành ruộng bậc thang ở Mù Cang Chải gắn liền với lịch sử cư trú của tộc người Mông – tác giả của những thửa ruộng bậc thang, chủ nhân cư trú đầu tiên tại vùng đất này. Theo các nhà nghiên cứu địa chất thì Mù Cang Chải là địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn, đất đai chủ yếu là đất feralit vàng đỏ. Điều này, giải thích vì sao người Mông không thể trồng lúa theo phương thức nương rẫy mà thay vào đó, họ phải tận dụng những quả đồi thấp, có diện tích rộng, độ dốc vừa phải, tận dụng được cả nước mưa và nước suối dẫn từ độ cao tràn xuống ruộng thấp để hình thành ruộng bậc thang.


    Đây là một quá trình công phu, tốn nhiều công sức. Công việc khai khẩn được nối tiếp từ năm này qua năm khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác, tạo nên các triền ruộng tựa bức tranh nghệ thuật hoành tráng treo trên các sườn núi. Và nếu tìm hiểu kỹ hơn, sẽ thấy mọi nét văn hóa trong đời sống của đồng bào đều xoay quanh những thửa ruộng bậc thang. Từ những chiếc cuốc khum khum phù hợp với việc đào ruộng đắp bờ, đến những nếp nhà hay hoa văn trên trang phục của phụ nữ… Tất cả, tạo nên sự đồng điệu đến kỳ lạ.


    Ruộng bậc thang ở Mù Cang Chải thu hút đông khách du lịch cũng như các nhiếp ảnh gia bởi vẻ đẹp không lẫn vào đâu được. Một di sản văn hóa do những người dân tộc bản địa tạo nên qua nhiều thế hệ. Đến Mù Cang Chải, đâu đâu cũng thấy những thửa ruộng bậc thang xếp tầng, xếp lớp trải rộng khắp các quả đồi. Địa hình nơi đây là núi cao bị chia cắt bởi những khe suối, vực sâu và trập trùng là những rừng thông bạt ngàn. Cảnh quan những ruộng bậc thang hình mâm xôi, rừng, khe suối… tầng tầng, lớp lớp xếp lên nhau vô cùng ngoạn mục. Tất cả dệt nên bức tranh đa màu với vẻ đẹp tinh tế và hút hồn nhất, và có lẽ độc đáo hơn bất cứ nơi nào trên thế giới.


    Điều thú vị là ngoài những hình ruộng bậc thang thì trên các phiến đá còn có rất nhiều hình thù khác nhau thể hiện khát vọng của người xưa về vùng đất khắc nghiệt Tây Bắc. Có ai ngờ rằng những thửa ruộng bậc thang kỳ vĩ này đã được hình thành từ bản thiết kế do người xưa cách đây vài thế kỷ tạo nên (300-400 năm tuổi). Các phiến đá nằm xen lẫn giữa ruộng bậc thang, bên đường và quanh các thôn bản tại các xã Chế Cu Nha, La Pán Tẩn, Lao Chải, Dế Xu Phình nhưng tập trung nhiều nhất ở Tàng Ghênh thuộc xã Lao Chải.


    Tất cả những tảng đá được sắp xếp công phu, tỉ mỉ, đều nằm ở những vị trí thoáng, có thể hướng ra khắp bốn phương trời. Các hình dạng của đá bao gồm hình tháp, hình núi, rùa và cả hình trang giấy mở ra, trong khi hình khắc trên phiến đá chủ yếu là ruộng bậc thang, chim hạc, ngựa trời, bản đồ thiên văn, âm dương ngũ hành cùng nhiều ký tự có thể là chữ viết cổ xưa.


    Hiện nay, nhằm tôn vinh di tích danh thắng này và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc Mông, nâng cao ý thức bảo tồn di sản, tuần lễ văn hóa, du lịch Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang huyện Mù Cang Chải đã được tổ chức từ năm 2015 với nhiều hoạt động gồm chọi dê, hội giã cốm, hội chợ ẩm thực cùng nhiều hoạt động văn hóa khác.


    Từ những bàn tay lao động cần cù, ruộng bậc thang Mù Cang Chải đã trở thành kỳ quan, là danh thắng quốc gia cần được bảo tồn và phát triển. Nét văn hóa đặc sắc vùng cao và vẻ đẹp tuyệt vời của ruộng bậc thang đã tạo nên một Mù Cang Chải đẹp và hấp dẫn trong lòng du khách mỗi khi đến nơi đây, trong câu hát và trong những vần thơ.


    Với người Mù Cang Chải và những người yêu Mù Cang Chải thì danh thắng quốc gia không chỉ nằm trong địa bàn 3 xã: Chế Cu Nha, Dế Xu Phình, La Pán Tẩn mà tất cả những gì thuộc về Mù Cang Chải đều nằm trong danh thắng “đặc biệt”, bởi Mù Cang Chải còn ẩn chứa biết bao nét đẹp, những điều kỳ thú đang chờ được khám phá.


    Ruộng bậc thang Mù Cang Chải không chỉ tạo nên nguồn sống cho nhân dân nơi đây mà dưới bàn tay tạo tác tài hoa của con người đã trở thành kỳ quan nhân văn của vùng Tây Bắc, một bức tranh hùng vĩ hoành tráng và cũng là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa của đồng bào Mông. Tất cả đã tạo nên một vẻ đẹp thân thiện và hữu tình hấp dẫn du khách, tạo ra một không gian văn hóa, du lịch sôi động và đa sắc màu.

    Bài văn thuyết minh về ruộng bậc thang Mù Cang Chải - Bài số 3
    Bài văn thuyết minh về ruộng bậc thang Mù Cang Chải - Bài số 3
    Bài văn thuyết minh về ruộng bậc thang Mù Cang Chải - Bài số 3
    Bài văn thuyết minh về ruộng bậc thang Mù Cang Chải - Bài số 3
  4. Ruộng bậc thang Mù Cang Chải nằm trải rộng trên diện tích hơn 2.300ha, nhưng tập trung nhiều nhất ở 3 xã La Pán Tẩn, Dế Xu Phình và Chế Cu Nha. Đây là nơi canh tác lúa nước của người Mông và cũng là minh chứng cho sự sáng tạo trong việc canh tác lúa nước thích ứng với điều kiện khí hậu, đất đai và thủy lợi của đồng bào dân tộc miền núi. Ruộng bậc thang Mù Cang Chải từng vào "Top 20 điểm đến sắc màu nhất thế giới", "Top 50 điểm đến đẹp nhất thế giới năm 2020".


    Dừng xe bên đường, từ trên cao nhìn xuống những cánh đồng lúa trên ruộng bậc thang, du khách sẽ bị choáng ngợp bởi vẻ đẹp rực rỡ, hoàn hảo của khung cảnh thiên nhiên. Bầu trời mùa thu ánh nắng vàng rực rỡ, bớt nóng gắt, phía dưới là những thửa ruộng bậc thang mà tất cả lúa đều chuyển sang sắc vàng… Lúc này, Mù Cang Chải như bức tranh thêu tay đẹp đến từng chi tiết nhỏ, nên thơ, kỳ vĩ, đắm say lòng người. Một cảm giác sẽ khiến bạn không thể thốt lên thành lời, mà chỉ biết tận hưởng và ghi lại nhiều nhất những khoảnh khắc tối đa có thể.


    Giữa “biển vàng” hương sắc mùa lúa chín, hương thơm rẻo cao cứ thế ngào ngạt, vương vít trên chiếc áo còn đẫm mồ hôi của người đồng bào dân tộc nơi đây… rồi theo chân họ về nhà, quấn quít bên chiếc cối xay để thành hạt gạo, hạt cốm thơm ngon, dẻo bùi. Có dịp bước chân đến những bản làng nơi đây mới thấy hết cuộc sống giản đơn, bình dị mà rất đỗi gần gũi, thân quen của người bản địa mến khách. Bất chợt thấy thấm thía hơn về công sức, sự cần cù, chịu thương chịu khó từ bao đời nay để hình thành nên những nấc thang vươn cao đến tận trời…


    Di tích Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải đã được cấp bằng công nhận vào tháng 10 năm 2007. Tại Tuần Văn hoá – Du lịch Danh thắng Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2015 vừa được tổ chức, du khách trong và ngoài nước không chỉ được chiêm ngưỡng những thửa ruộng bậc thang với sắc vàng rực rỡ, mà còn được hòa cùng một chuỗi các sự kiện đặc sắc, phong phú, hấp dẫn của các lễ hội với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, ẩm thực như: phiên chợ vùng cao, hành trình với danh thắng ruộng bậc thang Mù Cang Chải, chương trình chiếu phim, xe thư viện lưu động, tham gia các tour du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, triển lãm ảnh “Mù Cang Chải – Những nấc thang vàng”, khảo sát thông tin bãi đá cổ, hội thi khèn Mông, hội thi chọi dê và các môn thể thao dân tộc, bay dù lượn tại đèo Khau Phạ…


    Với chủ đề “Mùa vàng trên non”, lễ hội Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2015 thực sự là một bữa tiệc văn hóa nhiều màu sắc, đem lại nhiều cảm xúc, ấn tượng mạnh đối với du khách trong và ngoài nước.

    Bài văn thuyết minh về ruộng bậc thang Mù Cang Chải - Bài số 4
    Bài văn thuyết minh về ruộng bậc thang Mù Cang Chải - Bài số 4
    Bài văn thuyết minh về ruộng bậc thang Mù Cang Chải - Bài số 4
    Bài văn thuyết minh về ruộng bậc thang Mù Cang Chải - Bài số 4
  5. Đất nước Việt Nam vốn đa dạng về địa lý, mỗi một nơi, mỗi một vùng trên Tổ quốc đều tự tạo cho mình những dấu ấn riêng, ghi vào lòng không chỉ là người dân bản xứ mà còn là cả những lữ khách từ khắp mọi miền trong và ngoài nước. Ví như Đà Lạt mộng mơ luôn cho ta thấy cái vẻ đẹp thiên đường, thi vị của nó với những đồi thông bát ngát, những vườn hoa rực rỡ bận khoe sắc quanh năm. Các tỉnh miền Trung ngoài những bờ biển xinh đẹp, thì còn ấn tượng với các cồn cát trắng, cát vàng mênh mông. Xuôi về miền Tây, thì người ta dễ dàng thấy cái cảnh mênh mông sóng nước, với những vựa cây ăn trái xum xuê trĩu quả, phong phú vô cùng. Với các tỉnh vùng đồng bằng nói chung thì có lẽ ấn tượng nhất là cảnh những cánh đồng lúa bạt ngàn cò bay thẳng cánh. Về với Tây Nguyên thì người ta khó có thể quên màu đất đỏ ba dan với những vạt cà phê xanh mượt bạt ngàn, mùa xuân hoa trắng, mùa đông đỏ quả. Và rồi khi ngược về miền Tây Bắc, có lẽ rằng người ta khó có thể bỏ qua một cấu trúc địa hình thuộc dạng kỳ quan như ruộng bậc thang Mù Cang Chải được.


    Mù Cang Chải là một huyện thuộc tỉnh Yên Bái, nằm ở dưới chân của dãy Hoàng Liên Sơn, cao hơn so với mực nước biển khoảng 1000m. Với địa hình ba mặt giáp với các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Sơn La. Đặc biệt để đến với Mù Cang Chải, người ta buộc phải vượt qua con đèo ngoạn mục và hung hiểm bậc nhất của vùng Tây Bắc vốn xưa nay nổi danh rừng thiêng nước độc ấy là đèo Khau Phạ, với những đoạn dốc nghiêng từ 40 - 70 độ. Châu Mù Cang Chải được thành lập vào ngày 18/10/1955, thuộc khu tự trị Thái Mèo, với dân số chiếm đa số là người Mông, còn lại là người Thái và một số ít người Kinh. Với bề dày truyền thống văn hóa lâu đời, sự thích nghi và nhu cầu đời sống, canh tác, lao động, những con người nơi đây đã dựa vào kinh nghiệm, sự cần cù chăm chỉ của mình để vượt qua sự khắc nghiệt của thời tiết, khí hậu để tạo dựng nên một vùng đồi xanh tốt, rộng lớn, với kiểu địa hình chủ yếu là ruộng bậc thang và tiến hành canh tác lúa nước giống như các vùng đồng bằng. Có thể nói rằng việc cải tạo địa hình của dân cư nơi đây là một công việc kỳ công cũng như chính là sự sáng tạo không ngừng nghỉ của con người trong công cuộc lao động nhiều đời, đặc biệt là sự ghi nhớ, tiếp thu và phát triển nền văn minh lúa nước từ thời vua Hùng dựng nước và giữ nước. Càng chứng minh được khả năng làm chủ thiên nhiên, ý chí kiên cường trong công cuộc lao động của con người. Hiện nay ruộng bậc thang tại Mù Cang Chải đã lên tới con số hơn 5000 ha, trải rộng ở hầu hết các xã trong địa bàn, trong đó có khoảng 500 ha thuộc ba xã La Pán Tẩn, Dế Xu Phình, Chế Cu Nha được công nhận là danh lam thắng cảnh, di tích cấp quốc gia, hàng năm thu hút hàng triệu khách du lịch ghé thăm bởi vẻ đẹp địa hình độc đáo và hiếm có.


    Có thể nói rằng ruộng bậc thang ở Mù Cang Chải nói riêng và ở khắp vùng Tây Bắc, Đông Bắc nói chung là một vẻ đẹp hiếm thấy, "là vẻ đẹp tinh tế và hút hồn nhất, và có lẽ độc đáo hơn bất cứ nơi nào trên thế giới", trích theo lời dẫn của trang web When On Earth. Sở dĩ nhận được nhiều lời khen như vậy bởi khi đến với vùng Tây Bắc, đặc biệt là đến với Mù Cang Chải, khách du lịch sẽ lập tức phải ngỡ ngàng với từng mảng ruộng lớn xếp tầng khắp các quả đồi một cách có trật tự và khéo léo, tựa như có bàn tay của các vị thần cần thận xếp thành những mâm xôi lớn để đem dâng lên thượng đế đế vậy. Nếu như đứng ở một đỉnh đồi nào đó cao cao, hướng tầm mắt ra xa người ta sẽ thấy khung cảnh trước mắt chẳng khác nào một bức tranh nghệ thuật kỳ vĩ, hoành tráng, dù cùng mang một kết cấu xếp tầng nhưng mỗi một quả đồi lại mang đến du khách những cảm nhận khác biệt, từ độ rộng của các dải bậc thang, số lượng bậc, độ cao, các đường cong của thảm ruộng ôm theo sườn đồi cũng khác nhau. Tất cả tạo nên một bức tranh với nhiều những nét vẽ tinh tế và thú vị. Thực tế rằng ruộng bậc thang mới chỉ trở thành điểm hấp dẫn du khách tham quan vào khoảng chục năm trở lại đây, còn công dụng chủ yếu của ruộng bậc thang vẫn là để canh tác, phục vụ cuộc sống của cư dân nơi đây. Những chủ nhân đồng bào dân tộc thiểu số rất mực chăm chỉ, cần cù, đẽo gọt núi đồi từ bao thế hệ, để gây dựng nên những công trình kỳ thú, là nền tảng cho nền nông nghiệp lúa nước trên vùng rừng Tây Bắc. Có lẽ rằng ruộng bậc thang Mù Cang Chải đã chẳng đẹp đến thế, nếu như quanh năm suốt tháng nó chỉ là những lớp đất trơ trọi, khô khốc. Mà vẻ đẹp của nó đến từ chính công việc canh tác của người dân nơi đây. Màu xuân người ta dẫn nước từ những con suối tận trên rừng cao về ruộng bậc thang, để mỗi một thớ đất, một bậc ruộng đều đủ đầy nước non, sau đó người ta tỉ mẩn cấy từng gốc mạ non, lại chăm bón kỹ càng, để đến mùa hạ, sắc lúa xanh mơn mởn đã phủ khắc cả Mù Cang Chải. Cả một vùng ruộng bậc thang bỗng trở nên tươi mát, tuyệt vời và mượt mà hơn nhà màu xanh của những cây lúa đang độ sung sức, phát triển. Năm tháng thoi đưa, chốc chốc lúa trổ đòng đòng, lúa đơm bông, kết hạt, rồi mùa gặt đã tới. Du khách lại càng không khỏi ngỡ ngàng thán phục trước cái cảnh một vùng mâm xôi đang xanh đồng loạt đổ vàng như được ai nhuộm. Cái màu ấy cứ bát ngát, theo từng bậc ruộng tưởng kéo được lên đến tận trời xanh. Có lẽ rằng hiếm ai có thể bình tĩnh trước một bức tranh thiên nhiên vừa tinh tế lại linh hoạt như vậy, mùa hạ thì xanh mơn mởn, mùa thu lại vàng xuộm đậm đà, ấm áp báo trước một mùa gặt no đủ của cả năm. Đặc biệt nếu may mắn, du khách còn có thể thưởng thức cảnh mây mù vờn quanh những thửa ruộng lúc sáng sớm, tạo nên một phong cảnh rất mực nên thơ trữ tình, còn khi buổi hoàng hôn, đứng trên cao tận hưởng cái gió se lạnh và khung cảnh bình yên cuối ngày, người ta cũng không khỏi bâng khuâng trong lòng.


    Có thể nói rằng ruộng bậc thang Mù Cang Chải chính là một điểm nhấn đặc sắc nhất cho cả vùng núi rừng Tây Bắc, là dấu ấn văn hóa ngàn đời của những con người vùng rẻo cao. Những con người đã dùng cả cuộc đời, dùng sức lao động của mình để tạo nên bức tranh thiên nhiên kỳ vĩ đặc sắc, ghi dấu vào lòng du khách những trải nghiệm độc đáo về nét văn hóa riêng biệt của người dân tộc Mông cũng như là các dân tộc đang hiện sinh sống ở vùng núi Tây Bắc của Tổ quốc. Tôi nhớ rằng nhà thơ Y Phương đã viết những câu thơ rất hay khi nói về người dân tộc miền núi rằng "Người đồng mình thô sơ da thịt/chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con/Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương/Còn quê hương thì làm phong tục" có lẽ là những vần thơ thích hợp nhất để nói về con người và ruộng bậc thang Mù Cang Chải. Người Mông và các dân tộc anh em đã đẽo gọt từng quả đồi để làm nên quê hương, làm nên cuộc sống, và chính bản thân Mù Cang Chải đã phô bày hết những vẻ đẹp tuyệt vời của bản thân nó để những ai đã một lần ghé qua đều nhớ về những ruộng bậc thang tuyệt đẹp, kiệt tác của những con người miền núi nhiều đời, đó là một nét truyền thống văn hóa có sự giữ gìn và phát huy mạnh mẽ qua nhiều thế hệ. Không chỉ làm nên nét văn hóa bản địa, phong phú thêm nền văn hóa của cả dân tộc Việt Nam, mà hơn thế nữa cho đến ngày hôm nay ruộng bậc thang Mù Cang Chải còn tham gia cả vào quá trình phát triển kinh tế đất nước, nhờ tiềm năng du lịch rộng lớn, đang được khai thác một cách hợp lý và bài bản. Hằng năm thu hút hàng triệu khách du lịch cả trong và ngoài nước ghé thăm, góp phần quảng bá văn hóa dân tộc, thúc đẩy sự phát triển ngành dịch vụ ở vùng cao, vốn còn nhiều khó khăn này. Đồng thời để lại trong mắt bạn bè quốc tế những ấn tượng sâu đậm về con người và sự đa dạng của nền văn hóa Việt Nam.


    Phải nói rằng thật sự tự hào vì tạo hóa đã cho đất nước ta những địa hình khó khăn, thời tiết khắc nghiệt, nhưng đồng thời cũng cho dân tộc ta đôi bàn tay cần cù, khéo léo, sự chịu thương chịu khó nhiều đời để chống đỡ, vượt qua thiên nhiên và làm nên vẻ đẹp của cả một dân tộc, một đất nước. Nếu có cơ hội được một lần lên miền Tây Bắc xa xôi, thì đừng tiếc chi mà hãy ghé đến Mù Cang Chải một lần, để tận mắt chiêm ngưỡng cái vẻ đẹp kỳ thú của thiên nhiên, cũng như hòa mình vào không gian sinh hoạt, văn hóa của những dân tộc anh em vùng cao bạn nhé.

    Bài văn thuyết minh về ruộng bậc thang Mù Cang Chải - Bài số 5
    Bài văn thuyết minh về ruộng bậc thang Mù Cang Chải - Bài số 5
    Bài văn thuyết minh về ruộng bậc thang Mù Cang Chải - Bài số 5
    Bài văn thuyết minh về ruộng bậc thang Mù Cang Chải - Bài số 5
  6. Từ xưa đến nay, hình ảnh các khu ruộng bậc thang vẫn luôn là một hình ảnh đẹp ở vùng cao khiến du khách và các nhà nhiếp ảnh say mê. Một trong những địa điểm tham quan du lịch ruộng bậc thang nổi tiếng chính là Mù Cang Chải. Bên cạnh ruộng bậc thang ở Sapa, Hoàng Su Phì thì ruộng bậc thang ở Mù Cang Chải cũng đã được công nhận là danh thắng cấp Quốc gia.


    Thị trấn Mù Cang Chải cách Hà Nội chừng ba trăm ki - lô - mét về phía Tây Bắc. Đến Mù Cang Chải duy nhất chỉ ó hai hướng: Nếu từ Hà Nội, du khách lên Yên Bái, qua Mường Lò - Nghĩa Lộ với chặng đường đèo dốc quanh co, khi thấy sương mây mù mịt là sắp đến thị trấn Mù Cang Chải. Hướng thứ hai, từ Lào Cai xuống, cũng là đường đèo, nhưng dốc xuống thoai thoải dễ đi hơn. Đoạn này đi qua Than Uyên khoảng bốn mươi ki - lô - mét là tới được Mù Cang Chải.


    Gần đến huyện lỵ mới bắt đầu thấy nhiều ruộng bậc thang, tầng tầng lớp lớp, ngút ngàn lên tận lưng chừng trời. Lên Mù Cang Chải, du khách đều phải ngạc nhiên đến ngỡ ngàng, vì giữa vùng núi cao hiểm trở như thế lại có những thửa ruộng bậc thang kỳ vĩ và đẹp đến mê hồn, các triền ruộng tựa như những bức tranh nghệ thuật hoành tráng treo trên các sườn đồi. Đây là nét độc đáo của loại hình canh tác mang đậm sắc thái của cư dân vùng cao huyện Mù Cang Chải.


    Theo từng mùa thì ruộng bậc thang Mù Cang Chải lại có một vẻ đẹp riêng. Đầu xuân, những thửa ruộng bậc thang được chăm chút đã bắt đầu mướt xanh trên các cánh đồng. Vào mùa hạ, đó là những bức thảm mơn mởn màu xanh lúa non và đến mùa thu lại trở thành những làn sóng lúa chín vàng rực rỡ. Những sóng lúa vàng trải dài dưới thung lũng, xếp tầng lớp men theo sườn đồi, đỉnh nối đỉnh. Sắc vàng của những cánh đồng chín xen lẫn sắc xanh của những cánh đồng nối vụ tạo thành dải lụa mềm mại, trong nắng mùa thu miền rẻo cao. Ruộng bậc thang nghiêng mình, uốn lượn qua những quả đồi trong sắc thu. Ruộng bậc thang nơi đây đẹp nhất vào lúc bình minh sáng và buổi chiều lúc hoàng hôn. Với vẻ đẹp vốn có, ruộng bậc thang không chỉ là niềm tự hào của người dân mà còn làm say lòng biết bao con người đã từng đặt chân tới vùng đất này.


    Chủ nhân của ruộng bậc thang, không ai khác chính là bà con người Mông chăm chỉ và đôn hậu. Công việc khai khẩn ruộng được đồng bào Mông nối tiếp từ năm này qua năm khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Từ những bàn tay lao động cần cù, ruộng bậc thang Mù Cang Chải đã trở thành kỳ quan, là danh thắng quốc gia cần được bảo tồn và phát triển. Nét văn hóa đặc sắc vùng cao và vẻ đẹp tuyệt vời của ruộng bậc thang đã tạo nên một Mù Cang Chải đẹp và hấp dẫn trong lòng du khách mỗi khi đến nơi đây, trong câu hát và trong những vần thơ.

    Địa hình và khí hậu ở vùng luôn khó khăn và khắc nghiệt nhưng với đôi bàn tay cần cù, khéo léo, đức tính chịu thương chịu khó, đồng bào dân tộc ta đã tạo nên vẻ đẹp thiên nhiên hùng vỹ, nên thơ cho đất nước, cho dân tộc. Nếu ai chưa một lần đến Mù Cang Chải, hãy cân nhắc điểm đến trong hành trình du lịch tiếp theo để có thể ngắm vẻ đẹp tuyệt vời của ruộng bậc thang nơi đây.

    Bài văn thuyết minh về ruộng bậc thang Mù Cang Chải - Bài số 6
    Bài văn thuyết minh về ruộng bậc thang Mù Cang Chải - Bài số 6
    Bài văn thuyết minh về ruộng bậc thang Mù Cang Chải - Bài số 6
    Bài văn thuyết minh về ruộng bậc thang Mù Cang Chải - Bài số 6
  7. Thửa ruộng bậc thang trải dài như những nấc thang lên đến tận trời là hình ảnh rất đỗi quen thuộc đối với du khách khi lên Mù Cang Chải. Mẹ thiên nhiên ban tặng cho đồng bào vùng núi cao địa hình, khí hậu khó khăn, khắc nghiệt nhưng nhờ đôi tay khéo léo mà con người đã cải tạo tự nhiên, tạo nên một kiệt tác hiếm có trong nền văn minh lúa nước Việt Nam.


    Mù Cang Chải có địa hình bị chia cắt mạnh, độ dốc cao, đất feralit vàng đỏ là chủ yếu nên người dân không thể trồng lua theo phương thức nương rẫy như ở đồng bằng. Họ phải tận dụng những quả đồi thấp và có diện tích rộng, dốc vừa phải kết hợp với nước mưa, nước suối dẫn từ trên cao xuống để tạo nên ruộng bậc thang. Chỉ với đôi bàn tay và cái cuốc, không cần bản vẽ hay thước đo mà đồng bào dân tộc Mông đã sáng tạo nên thửa ruộng bậc thang ở mọi độ cao, mọi ngóc ngách chỉ cần nơi đó có nước. Đây là những "nghệ sĩ chân đất" vĩ đại đã làm nên danh thắng của đất nước.


    Để ngắm khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, trải nghiệm cuộc sống của bà con nơi đây, mùa nước đổ và mùa lúa chín là hai thời điểm thích hợp nhất để du khách lên Mù Cang Chải. Mùa đổ nước, thường rơi vào tháng năm và tháng sáu, người dân trong thôn bản dẫn nước vào ruộng để cấy cày, chuẩn bị cho một mùa vụ mới. Đây là khoảnh khắc đẹp vô cùng của ruộng bậc thang Mù Cang Chải. Lúc này, màu nâu của đất hòa cùng sắc xanh của mạ non mới nhú. Tất cả hòa quyện cùng sắc xanh của bầu trời và mặt nước lóng lánh dưới ánh nắng vàng rực rỡ tạo nên một khung cảnh thiên nhiên kỳ vĩ, đẹp tuyệt vời. Mùa lúa chín vào tháng chín, tháng mười. Những thửa ruộng bậc thang như những “nấc thang vàng” lấp lánh. Đâu đâu cũng thấy những thửa ruộng đang vào mùa lúa chín được xếp thành từng tầng, từng lớp trải rộng khắp các quả đồi, lớp nọ lại nối với lớp kia như đang vươn cao lên trời. Mỗi thửa ruộng được gieo cấy vào một thời điểm khác nhau lại tạo nên một mầu sắc khác nhau, có nơi sóng sánh ánh vàng, có nơi thửa xanh thửa vàng. Cứ thế, những cánh đồng đầy sắc màu ở Mù Cang Chải trải dài trên những triền núi hùng vĩ, khoảnh khắc ấy đẹp như bức tranh mùa thu khổng lồ, chiếm trọn trái tim của những du khách may mắn được một lần chiêm ngưỡng.


    Nếu đến thăm Mù Cang Chải vào mùa lúa chín, du khách không chỉ được tham quan, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của tự nhiên mà còn được tham gia các lễ hội văn hóa đặc sắc của người Mông như: Lễ mừng cơm mới, Festival Khèn Mông, triển lãm nghệ thuật "sắc màu Mù Cang Chải",... Các lễ hội được tổ chức hàng năm nhằm tăng cường giới thiệu tới du khách trong nước và quốc tế về hình ảnh, con người gắn liền với danh thắng ruộng bậc thang cũng như tạo điểm nhấn đối với khách du lịch đến Mù Cang Chải trong thời gian tới.


    Ruộng bậc thang Mù Cang Chải không chỉ là một bức tranh trữ tình, thơ mộng mà còn là bản anh hùng ca về tinh thần đoàn kết, khả năng sáng tạo của đồng bào vùng cao trong công cuộc khai phá, cải tạo tự nhiên. Hãy đến Mù Cang Chải một lần ngắm "sóng vàng" trên triền núi hay ngả mình trên thảm cỏ xanh mát ngay bên ruộng để lắng nghe tiếng gọi mời đầy tình tứ của mùa vàng nơi đây.

    Bài văn thuyết minh về ruộng bậc thang Mù Cang Chải - Bài số 7
    Bài văn thuyết minh về ruộng bậc thang Mù Cang Chải - Bài số 7
    Bài văn thuyết minh về ruộng bậc thang Mù Cang Chải - Bài số 7
    Bài văn thuyết minh về ruộng bậc thang Mù Cang Chải - Bài số 7
  8. Trên mảnh đất vùng cao Mù Cang Chải, Yên Bái, vẻ đẹp của những thửa ruộng bậc thang uốn lượn uyển chuyển, trải dài trên diện tích hơn 330ha, tạo nên một kỳ quan làm say lòng khách phương xa.


    Ruộng bậc thang có thể coi là một công trình nghệ thuật sáng tạo độc đáo của đồng bào dân tộc Mông nơi đây. Vào mùa Hạ, đó là những bức thảm mơn mởn màu xanh lúa non và đến mùa Thu lại trở thành những làn sóng lúa chín vàng rực rỡ. Ruộng bậc thang Mù Cang Chải hội tụ sự tinh hoa và sáng tạo không ngừng của bà con dân tộc thiểu số trong quá trình lao động và sinh hoạt cộng đồng. Tuyệt tác đó đã và đang tạo nên một sức quyến rũ đặc biệt đối với những du khách thập phương. Chỉ qua ba ngày, từ khi Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch về danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải lần thứ nhất được khai mạc, hàng vạn du khách thập phương đã không ngừng đổ về đây để chiêm ngưỡng vẻ đẹp như trong tranh vẽ này.


    Ruộng bậc thang không còn xa lạ đối với nhiều người, khi nói đến nó người ta liên tưởng đến vùng đất Tây Bắc của Tổ quốc, tới người Hà Nhì, người Mông, người Dao ở Lào Cai, Hà Giang… Tuy nhiên, ở mỗi nơi, ruộng bậc thang lại có những vẻ đẹp riêng. Mù Cang Chải là một huyện vùng cao, cách thành phố Yên Bái khoảng 180km, có trên 90% số dân là đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Ruộng bậc thang ở Mù Cang Chải, cũng giống như ở nhiều vùng cao khác, ngoài vẻ đẹp nên thơ còn chứa đựng giá trị văn hóa riêng độc đáo của con người và vùng đất này.


    Từ ngày 18/10/2007, ruộng bậc thang ba xã La Pán Tẩn, Zế Xu Phình và Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải đã được công nhận là di tích quốc gia. Dưới ống kính của những nhà nhiếp ảnh trong nước và quốc tế, ruộng bậc thang Mù Cang Chải đã được tôn vinh về giá trị nghệ thuật và thành những tác phẩm được nhiều người chiêm ngưỡng. Tuy nhiên, những bức ảnh hay tác phẩm hội họa hẳn không thể lột tả được hết vẻ đẹp của Mù Cang Chải bằng việc tận mắt ngắm nhìn. Đứng trên đỉnh núi cao, phóng tầm mắt xuống những đường nét uốn lượn mềm mại của các thửa ruộng bậc thang dưới chân những dãy núi xanh mờ, bạn sẽ cảm nhận được sự phóng khoáng, kỳ vĩ và tuyệt đẹp của cảnh sắc nơi đây.


    Cơn mưa bất chợt không làm chị Hoàng Thị Mai, du khách Hà Nội, giảm những cảm xúc khi đứng trên đỉnh núi ngắm tuyệt tác của bàn tay con người giữa thiên nhiên:" Mình đã xem và nghe nhiều đến những thửa ruộng bậc thang của đồng bào dân tộc Mông vùng cao Mù Cang Chải, nhưng hôm nay được tận mắt ngắm nhìn, mới thấu hiểu được sức lao động phi thường của bà con và vẻ tuyệt đẹp vời của những dải ruộng bậc thang vắt qua sườn núi." Giống như chị Mai, nhiều du khách khác cũng phải thốt lên trầm trồ khi được đắm mình trong một không gian kỳ vĩ và chiêm ngưỡng những tuyệt tác ruộng bậc thang Mù Cang Chải.

    Bài văn thuyết minh về ruộng bậc thang Mù Cang Chải - Bài số 8
    Bài văn thuyết minh về ruộng bậc thang Mù Cang Chải - Bài số 8
    Bài văn thuyết minh về ruộng bậc thang Mù Cang Chải - Bài số 8
    Bài văn thuyết minh về ruộng bậc thang Mù Cang Chải - Bài số 8




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy