Top 8 Dàn ý bài văn thuyết minh về cái kéo (lớp 9) hay nhất

Bình An 14223 0 Báo lỗi

Trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày có rất nhiều đồ vật cần thiết như cái phích nước, cái quạt,… Mỗi đồ dùng lại đem lại những lợi ích khác nhau. Những thứ ... xem thêm...

  1. I. Mở bài

    • Trong đời sống thường ngày của con người, có nhiều đồ vật giúp cho cuộc sống của chúng ta trở nên dễ dàng, thuận tiện hơn.
    • Một trong số những vật dụng đó là cái kéo.


    II. Thân bài

    1. Nguồn gốc, xuất xứ

    • Kéo là dụng cụ cầm tay để cắt đồ vật.
    • Cây kéo có lịch sử xuất hiện từ khá lâu đời. Tiền thân của cây kéo hiện đại đã được tìm thấy ở đồng bằng sông Nile, Ai Cập với niên đại hơn 3500 năm.
    • Sau đó, nó tiếp tục được các nền văn hóa cải tiến, biến đổi. Nhưng bước nhảy vọt quan trọng nhất của lịch sử cây kéo chính là vào khoảng thế kỉ 18, Robert Hinchliffe, một người Anh đã sáng tạo ra cây kéo có hình dạng hoàn chỉnh như ngày nay.


    2. Cấu tạo

    • Cái kéo bao gồm một cặp kim loại cạnh sắc xoay xung quanh một trục cố định, được phân chia thành lưỡi kéo và cán kéo. Phần cán của kéo thường được bọc nhựa cứng hoặc bọc vải để cầm cho êm tay. Phần cán này đôi khi được thiết kế riêng biệt cho người thuận tay phải hoặc tay trái dễ sử dụng.
    • Lưỡi kéo thường được làm bằng thép không rỉ, mài rất sắc phần lưỡi.
    • Nguyên lý hoạt động của kéo cơ bản dựa trên nguyên lý đòn bẩy, trục cố định chính là điểm tựa. Dựa vào đó, người ta tạo ra nhiều loại kéo phù hợp với chức năng cụ thể.


    3. Công dụng – chủng loại

    • Kéo được sử dụng để cắt mỏng vật liệu khác nhau, chẳng hạn như giấy, bìa các tông, lá kim loại, nhựa mỏng, vải, sợi dây thừng và dây điện. Kéo cũng được sử dụng để cắt tóc và thực phẩm.
    • Dựa theo công dụng mà người ta chia kéo thành nhiều loại. Loại kéo phổ biến nhất là kéo văn phòng thông thường, dùng để cắt giấy, thường nhỏ gọn. Kế đến là các loại kéo phục vụ nhu cầu làm đẹp như kéo cắt tóc, tỉa lông mày, cắt móng… Ngoài ra, một loại kéo có chức năng đặc biệt và yêu cầu cao trong chế tạo là kéo dùng trong y tế, nhất là loại kéo kẹp mạch máu dùng trong phẫu thuật.

    4. Cách bảo quản

    • Bảo quản kéo không khó, cần để kéo nơi khô thoáng, không có độ ẩm cao để tránh sét rỉ.
    • Quan trọng nhất là giữ cho mũi kéo và lưỡi kéo không bị va chạm, sứt mẻ. Loại kéo nào chỉ dùng để cắt vật liệu tương ứng, không dùng sai chức năng để lưỡi kéo được bền.
    • Nếu trong nhà có trẻ nhỏ, cần cất giữ kéo cẩn thận để không gây tai nạn đáng tiếc.


    III. Kết bài

    Như vậy , kéo là một công cụ không thể thiếu trong đời sống của con người. Nó là một phát minh vĩ đại của nhân loại trong suốt chiều dài lịch sử phát triển của con người. Khi sử dụng chúng, ta cần biết giữ gìn và bảo vệ chúng để những cây kéo không bị sứt cùn và kém bền.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  2. I. Mở bài: Giới thiệu về cái kéo

    Tay cầm cây kéo cây kim

    Vai mang gối lụa đi tìm người thương.

    Tay cầm cây kéo, cây kim

    Vai mang đồ lụa đi tìm thợ may


    Kho tàng ca dao, tục ngữ luôn chứa đựng những gì bình dị và gần gũi với đời sống con người Việt Nam. Ca dao, tục ngữ là những giá trị văn hóa, truyền thống được đúc kết từ bao đời. Những thứ bình dị, quá đỗi tự nhiên cũng được đưa vào trong ca dao tục ngữ. Không biết tự bao giờ cái kéo, cây kim đã đi vào thơ văn của Việt Nam. Cái kéo như một vật dụng hữu ích được sử dụng trong mọi lĩnh vực, mọi công việc đời sống như nấu ăn, thợ cắt tóc, thợ may hay học sinh cũng dùng kéo. Để biết rõ hơn thì ta cùng đi tìm hiểu về cái kéo.


    II.Thân bài: Thuyết minh chi tiết về cái kéo

    • Sơ lược về nguồn gốc của cái kéo
      • Việc dùng kéo cũng bắt đầu đồng thời của việc dùng dao.
      • Kéo có 2 lưỡi dao, sử dùng 2 ngón tay để cầm nắm.
      • Những di vật ở thế kỷ 2 – 3 sau Công nguyên (CN) tìm thấy ở khu vực La Mã – sông Ranh đã cho thấy sự xuất hiện của kéo. Chính vì thế mà kéo có thể xuất hiện sớm hơn.
    • Cấu tạo và hình dạng của kéo: Kéo được cấu tạo bằng hai thanh kim loại được mài sắc tạo thành lưỡi kéo, phần đuôi uốn cong tạo thành tay cầm.
      • 2 bộ phận:
      • Lưỡi kéo: Được làm từ bằng sắt hay một hợp chất sắt pha gang, tùy theo công dụng mà có kích cỡ to nhỏ khác nhau.
      • Phần tay cầm: Được làm từ nhựa dẻo hoặc nhựa cứng.
      • Từng thời kì phát triển của kéo
      • Kéo chốt đuôi
      • Kéo kẹ
      • Kéo khớp
    • Công dụng của kéo:
      • Kéo dùng trong may mặc: Kéo cắt vải để thợ may tạo nên quần áo đẹp, đa dạng và hợp thời trang,….
      • Kéo dùng trong học tập: Các em bé thì dùng kéo cắt giấy để cắt giấy xếp tàu bay, tên lửa….
      • Kéo dùng trong cắt tóc: Thợ hớt tóc không thể tỉa ra các mô-đen nếu không có kéo
      • Kéo dùng trong công nghiệp: Kéo cùng để cắt tôn cắt sắt và các vật dụng cứng hơn
      • Kéo dùng trong nấu ăn: Kéo phục vụ cho việc bếp núc để cắt cá, cắt bánh tráng, khô bò…
      • Kéo trong y học: Còn có kéo dùng trong y tế khi phẫu thuật….
      • So sánh từng loại kéo với công dụng và áp dụng vao những công việc khác nhau.


    III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về cái kéo

    Kéo có nhiều công dụng khác nhau như cắt giấy, cắt vải,… dù là công dụng nào thì kéo cũng rất thân thuộc và hữu ích với đời sống con người. Kéo là một vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của con người.

    Tuy nhỏ nhưng kéo thường được sử dụng trong trong nhiều ngành như ngành công nghiệp, nông nghiêp, thủ công nghiệp và sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, kéo có rất có ích cho cuộc sống của con người, không có kéo, chúng ta sẽ rất vất vả khi xử lý một việc nào đó mà dùng dao hoặc sức bằng tay của chúng ta không thể làm tốt được.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  3. I. Mở bài: Giới thiệu về cây kéo

    • Cây kéo đồ dùng trong nhà quen thuộc.
    • Cây kéo còn là trợ thủ của nhiều bác sĩ phẫu thuật.


    II. Thân bài

    Nguồn gốc của cái kéo

    • Việc dùng kéo tương tự như việc con người dùng dao.
    • Các di vật thế kỷ 2 – 3 sau Công nguyên (CN) khu vực La Mã – sông Ranh cho thấy sự ra đời của chiếc kéo từ xa xưa.


    Cấu tạo của cái kéo:

    • Lưỡi kéo: thường được làm bằng sắt hoặc hợp chất sắt pha gang.
    • Phần tay cầm: có 2 tay cầm thường được làm từ nhựa dẻo hoặc nhựa cứng.
    • Cố định kéo bằng 1 con vít giữa hai tay cầm.


    Các loại kéo:

    • Kéo chốt đuôi.
    • Kéo kẹp.
    • Kéo khớp.


    Công dụng của cái kéo

    • Học tập: chủ yếu được học sinh dùng để cắt giấy xếp các mô hình trong học tập.
    • May mặc: kéo dùng làm nhiệm vụ cắt vải nhằm may quần áo,đồ thời trang.
    • Làm đẹp: kéo dùng trong cắt, tạo kiểu tóc cho khách hàng.
    • Nấu ăn: kéo được các đầu bếp sử dụng cắt cắt cá, cắt rau…
    • Công nghiệp: kéo cắt vật liệu cứng như tôn.
    • Y học: kéo của các bác sỹ sử dụng trong các cuộc phẫu thuật.


    Ý nghĩa cái kéo

    • Từ thuở ban đầu chỉ dùng để cắt đồ dùng, kéo được sử dụng nhiều ngành nghề như may mặc,phẫu thuật, làm đẹp…
    • Cái kéo là một phát minh quan trọng của con người, vô cùng hữu ích trong đời sống.


    III. Kết bài

    Kéo có nhiều công dụng, trợ thủ của con người trong nhiều lĩnh vực.

    Cái kéo giúp con người xử lý công việc nhanh và chính xác hơn. Công cụ quan trọng trong đời sống con người.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  4. I. Mở bài

    • Cái kéo là đồ vật giúp cho cuộc sống đơn giản hơn.
    • Cái kéo trở thành vật dụng không thể thiếu của mỗi gia đình.


    II. Thân bài

    1. Nguồn gốc, xuất xứ

    • Kéo cầm tay dụng cụ để cắt đồ vật.
    • Cây kéo có lịch sử lâu đời và được tìm thấy ở đồng bằng sông Nile, Ai Cập khoảng hơn 3500 năm.
    • Robert Hinchliffe thế kỷ 18 gười Anh sáng tạo ra cây kéo hình dạng hoàn chỉnh như ngày nay.


    2. Cấu tạo

    • Cái kéo gồm một cặp kim loại cạnh sắc xoay xung quanh một trục cố định, chia thành lưỡi kéo và cán kéo. Phần cán của kéo thường được bọc nhựa cứng.
    • Lưỡi kéo làm bằng chất liệu thép không rỉ.
    • Cách hoạt động: căn cứ vào nguyên lý đòn bẩy, trục cố định chính là điểm tựa.


    3. Công dụng

    • Kéo dùng để cắt vật liệu như giấy, nhựa mỏng, vải, sợi dây thừng,…. Kéo để cắt tóc, thực phẩm.
    • Kéo có nhiều loại chìa ra dựa theo công dụng kéo văn phòng cắt giấy. Kéo phục vụ nhu cầu làm đẹp như kéo cắt tóc, tỉa lông mày,… Kéo dùng trong ngành y.


    4. Cách bảo quản

    • Sử dụng kéo nên để kéo nơi khô thoáng, không có độ ẩm cao.
    • Giữ cho mũi kéo, lưỡi kéo không sứt mẻ.
    • Cất giữ kéo cẩn thận tránh xa tầm tay trẻ em để tránh nguy hiểm.


    III. Kết bài

    • Kéo dụng cụ quen thuộc và giúp ích cho con người.
    • Sử dụng cái kéo đúng cách để mang lại hiệu quả.
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  5. Phần I. Mở bài:

    Giới thiệu về cái kéo, đoạn này thường viết ngắn 100 từ thể hiện được đối tượng cần thuyết minh là cái kéo.Các em có thể triển khai phần mở bài như sau:


    Tay cầm cây kéo cây kim

    Vai mang gối lụa đi tìm người thương.

    Tay cầm cây kéo, cây kim

    Vai mang đồ lụa đi tìm thợ may


    Kho tàng ca dao, tục ngữ luôn chứa đựng những gì bình dị và gần gũi với đời sống con người Việt Nam. Ca dao, tục ngữ là những giá trị văn hóa, truyền thống được đúc kết từ bao đời. Những thứ bình dị, quá đỗi tự nhiên cũng được đưa vào trong ca dao tục ngữ. Không biết tự bao giờ cái kéo, cây kim đã đi vào thơ văn của Việt Nam. Cái kéo như một vật dụng hữu ích được sử dụng trong mọi lĩnh vực, mọi công việc đời sống như nấu ăn, thợ cắt tóc, thợ may hay học sinh cũng dùng kéo. Để biết rõ hơn thì ta cùng đi tìm hiểu về cái kéo.


    Phần II. Thân bài:

    Thuyết minh chi tiết về cái kéo, ở phần thân bài cần trình bày tư nguồn gốc, cấu tạo của cái kéo, lợi ích, và có sự so sánh với công việc ngoài thực tế.


    a, Sơ lược về nguồn gốc của cái kéo

    • Việc dùng kéo cũng bắt đầu đồng thời của việc dùng dao.
    • Kéo có 2 lưỡi dao, sử dung 2 ngón tay để cầm nắm.
    • Những di vật ở thế kỷ 2 - 3 sau Công nguyên (CN) tìm thấy ở khu vực La Mã - sông Ranh đã cho thấy sự xuất hiện của kéo. Chính vì thế mà kéo có thể xuất hiện sớm hơn.

    b, Cấu tạo và hình dạng của kéo:

    • Kéo được cấu tạo bằng hai thanh kim loại được mài sắc tạo thành lưỡi kéo, phần đuôi uốn cong tạo thành tay cầm
    • 2 bộ phận :Lưỡi kéo: dược làm từ bằng sắt hay một hợp chất sắt pha gang, tùy theo công dụng mà có kích cỡ to nhỏ khác nhau. Phần tay cầm: được làm từ nhựa dẻo hoặc nhựa cứng.

    c, Từng thời kì phát triển của kéo

    • Kéo chốt đuôi
    • Kéo kẹp
    • Kéo khớp

    d, Công dụng của kéo:

    • Kéo dùng trong may mặc: kéo cắt vải để thợ may tạo nên quần áo đẹp, đa dạng và hợp thời trang,….
    • Kéo dùng trong học tập: các em bé thì dùng kéo cắt giấy để cắt giấy xếp tàu bay, tên lửa....
    • Kéo dùng trong cắt tóc: thợ hớt tóc không thể tỉa ra các mô-đen nếu không có kéo
    • Kéo dùng trong công nghiệp: kéo cùng để cắt tôn cắt sắt và các vật dụng cứng hơn
    • Kéo dùng trong nấu ăn: kéo phục vụ cho việc bếp núc để cắt cá, cắt bánh tráng, khô bò...
    • Kéo trong y học: còn có kéo dùng trong y tế khi phẫu thuật....

    e, So sánh từng loại kéo với công dụng và áp dụng vao những công việc khác nhau.

    Bên cạnh đó cũng cần thể hiện rõ được các biện pháp nghệ thuật khi làm bài văn thuyết minh về cái kéo lớp 9.


    Phần III. Kết bài:

    Nêu cảm nghĩ về cái kéo, cùng với những điều đặc biệt mà cái kéo đem lại cho cuộc sống con người.

    Ví dụ như: Kéo có nhiều công dụng khác nhau như cắt giấy, cắt vải,… dù là công dụng nào thì kéo cũng rất thân thuộc và hữu ích với đời sống con người. Kéo là một vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của con người. Tuy nhỏ nhưng kéo thường được sử dụng trong trong nhiều ngành như ngành công nghiệp, nông nghiêp, thủ công nghiệp và sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, kéo có rất có ích cho cuộc sống của con người, không có kéo, chúng ta sẽ rất vất vả khi xử lý một việc nào đó mà dùng dao hoặc sức bằng tay của chúng ta không thể làm tốt được.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  6. Mở bài:– Giới thiệu về cái kéo

    Hằng ngày chúng ta sử dụng nhiều vật dụng khác nhau trong đó cái “kéo” là một trong những đồ vật hữu ích nhất. Nhưng ngoài việc sử dụng ra ta ít ai có thể biết được nguồn gốc của cái kéo? Kéo có bao nhiêu loại? … Cái kéo được phát minh và xuất hiện vào thời gian nào luôn là một vấn đề gây tranh cãi.


    Thân bài:

    Sơ lược về nguồn gốc của cái kéo

    • Dùng kéo bắt đầu vào thời gian nào
    • Cách sử dụng kéo
    • Lịch sử xuất hiện


    Cấu tạo và hình dạng của kéo:

    • Kéo được cấu tạo bằng hai thanh kim loại được mài sắc tạo thành lưỡi kéo, phần đuôi uốn cong tạo thành tay cầm.
    • 2 bộ phận:
    • Lưỡi kéo: dược làm từ bằng sắt hay một hợp chất sắt pha gang , tùy theo công dụng mà có kích cỡ to nhỏ khác nhau.
      Phần tay cầm: được làm từ nhựa dẻo hoặc nhựa cứng.
    • Từng thời kì phát triển của ké
      • Kéo chốt đuôi
      • Kéo kẹp
      • Kéo khớp
    • Công dụng của kéo:
      • Kéo dùng trong may mặc: kéo cắt vải để thợ may tạo nên quần áo đẹp, đa dạng và hợp thời trang,….
      • Kéo dùng trong học tập: các em bé thì dùng kéo cắt giấy để cắt giấy xếp tàu bay, tên lửa….
      • Kéo dùng trong cắt tóc: thợ hớt tóc không thể tỉa ra các mô-đen nếu không có kéo+ Kéo dùng trong công nghiệp: kéo cùng để cắt tôn cắt sắt và các vật dụng cứng hơn
      • Kéo dùng trong nấu ăn: kéo phục vụ cho việc bếp núc để cắt cá, cắt bánh tráng, khô bò…
      • Kéo trong y học: còn có kéo dùng trong y tế khi phẫu thuật….
      • So sánh từng loại kéo với công dụng và áp dụng vao những công việc khác nhau.


    Kết bài:

    Nêu cảm nghĩ về cái kéo

    Cái kéo là một vật vô tri vô giác nhưng cũng có thể tạo ra nhiều điều tốt đẹp thì con người cũng có thể! Hãy tạo ra một đất nước với vô vàn điều tốt đẹp như những cái kéo nhỏ bé.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  7. I. Mở bài: giới thiệu về cây kéo

    Ví dụ:

    “Khen cô hàng vải khéo cắt may

    Kéo cô cắt mãi đứt tim này

    Mai mốt tôi đây không còn sống

    Làm cây kéo cô trả nợ đời”


    Đây là những câu thơ nói về cái kéo và công dụng của cây kéo. Chính nhờ bài thơ mà ta biết được những lợi ích của cây kéo. Cây kéo là một vật dụng hữu ích và có vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người.


    II. Thân bài: thuyết minh về cái kéo

    1. Khái quát về cái kéo:

    • Là vật dụng hằng ngày của con người
    • Là một dụng cụ cầm tay
    • Được làm từ kim loại
    • Rất hữu dụng

    2. Chi tiết về cái kéo

    Cấu tạo của cái kéo:

    • Lưỡi kéo: gồm 2 lưỡi, được làm bằng sắt
    • Tay cầm: gồm hai tay cầm, một tay nhỏ và một tay cầm to, được làm bằng nhựa
    • Có một con vít giữa hai tay cầm để nối lai lưỡi lại với nhau

    Công dụng của cây kéo:

    • Trong học tập: dùng để cắt giấy, bìa các tông,….
    • Trong công việc: dùng để cắt lá kim loại, nhựa mỏng, cao su, vải, sợi dây thừng và dây điện
    • Có khi để cắt tóc
    • Có thể trong phẫu thuật.

    Ý nghĩa của cây kéo:

    • Là một vật dụng rất hữu ích trong cuộc sống của con người
    • Là bàn tay của người bác sĩ trong phẫu thuật
    • Là bàn tay của người nghệ nhân trong cắt tóc, hay cắt giấy

    III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về cây kéo

    Ví dụ:

    Cây kéo là một vật dụng rất cần thiết trong học tập cũng như trong công việc. có khi cây kéo là một vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Nhờ có kéo mà công việc của chúng ta được thuận lợi hơn.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  8. I. MỞ BÀI

    Giới thiệu, dẫn dắt đến vấn đề đề bài yêu cầu là thuyết minh cây kéo.

    Ví dụ:

    Mở bài số 1: Cuộc sống của mỗi chúng ta cần có sự trợ giúp của rất nhiều những vật dụng khác nhau, từ những đồ dùng có kích thước lớn cho đến vật dụng nhỏ bé, tất cả đều vô cùng quan trọng. Cũng như vậy, chiếc kéo có một vai trò không hề nhỏ trong quá trình sinh hoạt hằng ngày của mỗi chúng ta.


    Mở bài số 2: (Nhập vai thành chiếc kéo để dẫn dắt và tự giới thiệu về mình)

    Xin chào các bạn, hẳn là các bạn cũng biết, cuộc sống của con người đều cần đến sự giúp đỡ của rất nhiều đồ vật khác nhau. Vậy bạn nghĩ xem, những sợi chỉ thừa, những tờ giấy được cắt ra thành những hình thù đẹp đẽ là nhờ có thứ gì? Chính là họ hàng nhà kéo chúng tôi đấy. Chúng tôi tuy nhỏ nhưng mà có võ, có vai trò quan trọng lắm. Vậy nên, hôm nay tôi rất vui khi được giới thiệu với các bạn về họ hàng của mình.


    II, THÂN BÀI

    * Giải thích khái niệm: Cây kéo là gì?

    => Cây kéo là một trong những dụng cụ trong đời sống hàng ngày của con người, là vật không thể thiếu trong những hành động hàng ngày của chúng ta.


    * Lịch sử của cây kéo qua thời gian như thế nào?

    Dẫn dắt: Bất kỳ một vật dụng nào cũng có hình thái sơ khai ban đầu của nó, được con người phát minh vào một khoảng thời gian nhất định, trải qua thời gian mà được cải tiến, thay đổi để phù hợp với yêu cầu cuộc sống. Cây kéo cũng vậy, vật dụng này đã có từ rất lâu đời rồi đấy.
    Thời gian được sáng chế: Không ai rõ ràng thời gian chính xác cây kéo ra đời là ngày tháng năm nào, nhưng con người đã xác định được khoảng thời gian mà nó ra đời là vào 1500 TCN ở đất nước Ai Cập cổ đại tuyệt vời mà chúng ta vẫn luôn biết đến. Người ta đã phát hiện ra một chiếc kéo cổ đại, ước tính nó xuất hiện lớn nhất là vào khoảng 3000 đến 4000 năm trước, ở vùng đồng bằng Lưỡng Hà – một trong những cái nôi văn hóa của người cổ đại.


    * Hình dáng và cấu tạo của cây kéo qua thời gian thay đổi như thế nào?

    • Hình dáng, cấu tạo ban đầu (Thời kì sơ khai): Chiếc kéo đầu tiên được làm vô cùng đơn giản và thô sơ.
    • Nó được làm từ đồng, rất mỏng. Nếu nhìn sơ qua thì sẽ thấy có phần giống với chiếc kéo may dùng để cắt chỉ.
      • Hai lưỡi kéo là hai miếng đồng mỏng được cố định bởi một miếng đồng cong, có phần dẻo để giúp ta có thể tác dụng lực mà ép hai lưỡi kéo lại gần và thả chúng về vị trí ban đầu cố định.
        • Hình dáng, cấu tạo hiện tại: Qua thời gian, chiếc kéo dần được thay đổi phần nào vẻ ngoài của mình nhờ sự phát triển của nghề thợ thủ công cùng vật liệu để sao cho phù hợp với người dùng.
        • Chiếc kéo gần nhất với kiểu kéo hiện đại bây giờ được người La Mã phát minh vào năm khoảng 100.
    • Kéo này được làm từ sắt hoặc thép vì đồng dần trở nên khan hiếm hơn vào thời kì đó.
      Lưỡi kéo vẫn là hình dạng như chiếc kéo thuở sơ khai nhưng diện tích nhỏ hơn, độ dày tăng lên nhưng vẫn không làm giảm đi độ sắc bén của hai lưỡi kéo này. Hai lưỡi kéo được cố định với nhau bởi một trục tâm, tay cầm cũng rõ ràng hơn.
      Đồng thời, cách sản xuất cũng công phu và tốn thời gian hơn nhất nhiều.
      * Phân loại kéo: Tùy theo loại vật liệu và mục đích sử dụng mà có nhiều loại kéo với phần lưỡi được chế tạo khác nhau sao cho phù hợp.
    • Kéo thường với tay cầm bằng nhựa đủ màu sắc khác nhau được sử dụng chủ yếu trong các gia đình.
    • Kéo y tế được làm từ loại sắt không gỉ, chỉ được rửa bằng cồn y tế và sử dụng trong phạm vi này.
    • Kéo cắt chỉ có phần giống như chiếc kéo sơ khai ban đầu, công dụng của nó hẳn là ai cũng biết.

    ……
    ^ Công dụng, cách sử dụng và bảo quản kéo

    Công dụng: Kéo được dùng chủ yếu là để cắt nhiều loại vật liệu như: giấy, vải, chỉ… Kéo là một công cụ rất thân thuộc và hầu như gia đình nào cũng có ít nhất 1 chiếc.
    Cách sử dụng: Thực ra sử dụng kéo rất đơn giản, chỉ cần dùng ba ngón tay: ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa giữ lấy phần tay cầm, hơi tác dụng lực để hai lưỡi kéo mở ra rồi đóng lại, cứ như thế là ta sẽ cắt được đồ ta muốn rồi.
    Cách bảo quản: Kéo làm từ sắt nên được giữ ở nơi khô ráo thoáng mát để tránh bị gỉ cũng như để bị cùn. Nếu dùng kéo để cắt đồ ăn, nên rửa với xà phòng cho sạch rồi để ráo nước.


    III, KẾT BÀI

    • Nêu suy nghĩ của bản thân về cái kéo cũng như về vai trò của nó.
    • Chú ý: Kết bài nên có sự hô ứng với mở bài, để tránh trường hợp mở bài và kết bài lệch nhau, khiến bài văn bị hẫng ở cuối nhé.
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy