Dàn ý bài văn thuyết minh về cái kéo số 8
I. MỞ BÀI
Giới thiệu, dẫn dắt đến vấn đề đề bài yêu cầu là thuyết minh cây kéo.
Ví dụ:
Mở bài số 1: Cuộc sống của mỗi chúng ta cần có sự trợ giúp của rất nhiều những vật dụng khác nhau, từ những đồ dùng có kích thước lớn cho đến vật dụng nhỏ bé, tất cả đều vô cùng quan trọng. Cũng như vậy, chiếc kéo có một vai trò không hề nhỏ trong quá trình sinh hoạt hằng ngày của mỗi chúng ta.
Mở bài số 2: (Nhập vai thành chiếc kéo để dẫn dắt và tự giới thiệu về mình)
Xin chào các bạn, hẳn là các bạn cũng biết, cuộc sống của con người đều cần đến sự giúp đỡ của rất nhiều đồ vật khác nhau. Vậy bạn nghĩ xem, những sợi chỉ thừa, những tờ giấy được cắt ra thành những hình thù đẹp đẽ là nhờ có thứ gì? Chính là họ hàng nhà kéo chúng tôi đấy. Chúng tôi tuy nhỏ nhưng mà có võ, có vai trò quan trọng lắm. Vậy nên, hôm nay tôi rất vui khi được giới thiệu với các bạn về họ hàng của mình.
II, THÂN BÀI
* Giải thích khái niệm: Cây kéo là gì?
=> Cây kéo là một trong những dụng cụ trong đời sống hàng ngày của con người, là vật không thể thiếu trong những hành động hàng ngày của chúng ta.
* Lịch sử của cây kéo qua thời gian như thế nào?
Dẫn dắt: Bất kỳ một vật dụng nào cũng có hình thái sơ khai ban đầu của nó, được con người phát minh vào một khoảng thời gian nhất định, trải qua thời gian mà được cải tiến, thay đổi để phù hợp với yêu cầu cuộc sống. Cây kéo cũng vậy, vật dụng này đã có từ rất lâu đời rồi đấy.
Thời gian được sáng chế: Không ai rõ ràng thời gian chính xác cây kéo ra đời là ngày tháng năm nào, nhưng con người đã xác định được khoảng thời gian mà nó ra đời là vào 1500 TCN ở đất nước Ai Cập cổ đại tuyệt vời mà chúng ta vẫn luôn biết đến. Người ta đã phát hiện ra một chiếc kéo cổ đại, ước tính nó xuất hiện lớn nhất là vào khoảng 3000 đến 4000 năm trước, ở vùng đồng bằng Lưỡng Hà – một trong những cái nôi văn hóa của người cổ đại.
* Hình dáng và cấu tạo của cây kéo qua thời gian thay đổi như thế nào?
- Hình dáng, cấu tạo ban đầu (Thời kì sơ khai): Chiếc kéo đầu tiên được làm vô cùng đơn giản và thô sơ.
- Nó được làm từ đồng, rất mỏng. Nếu nhìn sơ qua thì sẽ thấy có phần giống với chiếc kéo may dùng để cắt chỉ.
- Hai lưỡi kéo là hai miếng đồng mỏng được cố định bởi một miếng đồng cong, có phần dẻo để giúp ta có thể tác dụng lực mà ép hai lưỡi kéo lại gần và thả chúng về vị trí ban đầu cố định.
- Hình dáng, cấu tạo hiện tại: Qua thời gian, chiếc kéo dần được thay đổi phần nào vẻ ngoài của mình nhờ sự phát triển của nghề thợ thủ công cùng vật liệu để sao cho phù hợp với người dùng.
- Chiếc kéo gần nhất với kiểu kéo hiện đại bây giờ được người La Mã phát minh vào năm khoảng 100.
- Hai lưỡi kéo là hai miếng đồng mỏng được cố định bởi một miếng đồng cong, có phần dẻo để giúp ta có thể tác dụng lực mà ép hai lưỡi kéo lại gần và thả chúng về vị trí ban đầu cố định.
- Kéo này được làm từ sắt hoặc thép vì đồng dần trở nên khan hiếm hơn vào thời kì đó.
Lưỡi kéo vẫn là hình dạng như chiếc kéo thuở sơ khai nhưng diện tích nhỏ hơn, độ dày tăng lên nhưng vẫn không làm giảm đi độ sắc bén của hai lưỡi kéo này. Hai lưỡi kéo được cố định với nhau bởi một trục tâm, tay cầm cũng rõ ràng hơn.
Đồng thời, cách sản xuất cũng công phu và tốn thời gian hơn nhất nhiều.
* Phân loại kéo: Tùy theo loại vật liệu và mục đích sử dụng mà có nhiều loại kéo với phần lưỡi được chế tạo khác nhau sao cho phù hợp. - Kéo thường với tay cầm bằng nhựa đủ màu sắc khác nhau được sử dụng chủ yếu trong các gia đình.
- Kéo y tế được làm từ loại sắt không gỉ, chỉ được rửa bằng cồn y tế và sử dụng trong phạm vi này.
- Kéo cắt chỉ có phần giống như chiếc kéo sơ khai ban đầu, công dụng của nó hẳn là ai cũng biết.
……
^ Công dụng, cách sử dụng và bảo quản kéo
Công dụng: Kéo được dùng chủ yếu là để cắt nhiều loại vật liệu như: giấy, vải, chỉ… Kéo là một công cụ rất thân thuộc và hầu như gia đình nào cũng có ít nhất 1 chiếc.
Cách sử dụng: Thực ra sử dụng kéo rất đơn giản, chỉ cần dùng ba ngón tay: ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa giữ lấy phần tay cầm, hơi tác dụng lực để hai lưỡi kéo mở ra rồi đóng lại, cứ như thế là ta sẽ cắt được đồ ta muốn rồi.
Cách bảo quản: Kéo làm từ sắt nên được giữ ở nơi khô ráo thoáng mát để tránh bị gỉ cũng như để bị cùn. Nếu dùng kéo để cắt đồ ăn, nên rửa với xà phòng cho sạch rồi để ráo nước.
III, KẾT BÀI
- Nêu suy nghĩ của bản thân về cái kéo cũng như về vai trò của nó.
- Chú ý: Kết bài nên có sự hô ứng với mở bài, để tránh trường hợp mở bài và kết bài lệch nhau, khiến bài văn bị hẫng ở cuối nhé.