Top 8 Bài văn, đoạn văn phân tích tác phẩm Chái bếp (Ngữ văn 8) hay nhất
Những kí ức tuổi thơ như là cái nôi nuôi dưỡng tình cảm của mỗi người. Đọc bài thơ “Chái bếp” của tác giả Lý Hữu Lương càng khiến ta hiểu thêm sâu sắc, cái ... xem thêm...tình cảm thắm thiết mà tác giả dành cho kí ức tuổi thơ của mình bên chái bếp thân thuộc.
-
Bài tham khảo số 1
Bài thơ “Chái bếp” của Lý Hữu Lương đã đưa em về với thế giới tuổi thơ, với chái bếp vương khói đong đầy những kỉ niệm ấm áp. Những nhung nhớ ùa về, cùng với những kỉ niệm không quên của tác giả khiến hình ảnh chái bếp hiện lên chân thật làm sao.
Chái bếp là một bài thơ bảy chữ gồm năm đoạn văn. Hai đoạn đầu là hình ảnh chái bếp hiện lên với hình ảnh mẹ cha tần tảo. Ba khổ sau chái bếp được hiện lên với thật nhiều hình ảnh và âm thanh sống động. Những hình ảnh chái bếp hiện lên như luôn nằm trong tâm trí tác giả. Những ngọn khói “cong ngủ”, “nằm nghe”, “thõng mình” giống như một đứa trẻ đang được mẹ ru ngủ. Đó vừa là những hình ảnh nhân hóa độc đáo, vừa khiến người đọc cảm nhận được cái ngộ nghĩnh, đáng yêu mà tác giả dành cho căn chài bếp thân thương này. Những âm thanh với tiếng cười nói, tiếng khóc của những đứa trẻ trên nôi khiến cho căn bếp lúc nào cũng nhộn nhịp. Từ những lời thơ đầu tiên, hình ảnh chái bếp hiện lên với ngọn khói lập lờ qua nồi cám của mẹ, rồi lại trải dài qua nhiều hình ảnh xung quanh chái bếp như hiện lên thật sinh động. Tác giả miêu tả cái chái bếp, từ trong ra ngoài trong không gian và thời gian, khiến cho mọi hình ảnh hiện lên rất mộc mạc và giản dị. Rất nhiều điệp từ “cho” xuất hiện như nhấn mạnh cái hoài niệm, cái nhớ nhung da diết mà tác giả đã từng trải qua trong chái bếp thân thuộc này. “Cho” cũng như là những kỉ niệm tuổi thơ thật đẹp mà căn chái bếp đã mang lại cho kí ức tuổi thơ của chính tác giả. Cả bài thơ là những tình cảm thắm thiết nhất mà tác giả dành cho cái chái bếp nhà mình. Tác giả yêu, nhớ từng hình ảnh về ngọn khói lập lờ, có thần bếp, có hình ảnh tiếng khóc tiếng cười và có cả bầu trời kí ức tuổi thơ của thơ tác giả.
Đọc xong bài thơ em càng thêm yêu những kí ức tuổi thơ mình có, trân trọng những từng kỉ niệm bên những hình ảnh, âm thanh thân thuộc như tràn đầy trong trái tim mỗi đứa trẻ. Đọc bài thơ, em như chìm đắm vào trong tuổi thơ của tác giả. Dẫu có phủ bụi thời gian, dẫu có thay đổi cảnh vật thì những kí ức đó vẫn sẽ in sâu trong lòng tác giả và trong tâm trí người đọc như câu nói “Yêu sao những kí ức tuổi thơ còn mãi trong tim”.
-
Bài tham khảo số 2
Những kí ức tuổi thơ như là cái nôi nuôi dưỡng tình cảm của mỗi người. Đọc bài thơ “Chái bếp” của tác giả Lý Hữu Lương càng khiến em hiểu thêm sâu sắc, cái tình cảm thắm thiết mà tác giả dành cho kí ức tuổi thơ của mình bên chái bếp thân thuộc.
Bài thơ là hình ảnh căn chài bếp hiện lên thật mộc mạc, giản dị được tác giả miêu tả với tất cả tình thương nỗi nhớ của mình. Bài thơ được viết theo thơ bảy chữ, mỗi dòng có bảy chữ như là lời tự sự chân thành của các giả như đang kể lại cái khung cảnh căn chái bếp mà tác giả yêu nó đến nhường nào. “Cho tôi về” được lặp lại ở khổ một, ba, năm như là một lời tha thiết, một tình cảm đặc biệt của tác giả với khung cảnh quen thuộc về căn chái bếp. Tác giả muốn được quay về để lại được thấy những hình ảnh, những âm thanh đặc biệt này. Hình ảnh về ngọn khói bên nồi cám của mẹ, thần bếp trong than củi, có cả hình ảnh con người dầm nắng sương hiện lên vừa chân thật vừa sinh động. Thêm những tình cảm đó, tác giả còn cảm nhận được qua những âm thanh quen thuộc xung quanh chái bếp. Làm sao có thể vắng bóng tiếng cười khóc của những đứa trẻ, được các bà các mẹ ru trên nôi, tiếng bếp lửa tí tách, những âm thanh như hòa cùng hình ảnh như bức tranh sống động khiến tác giả nhớ mãi không quên. Khi đã lớn lên, những hình ảnh căn chái bếp càng khiến tác giả nhớ nhung. Tác giả yêu cái chái bếp nhà mình, mong muốn được trở về tuổi thơ, mong muốn lại được nhìn những hình ảnh âm thanh đó.
Đọc bài thơ, em như chìm đắm vào trong tuổi thơ của tác giả. Dẫu có phủ bụi thời gian, dẫu có thay đổi cảnh vật thì những kí ức đó vẫn sẽ in sâu trong lòng tác giả và trong tâm trí người đọc như câu nói “Yêu sao những kí ức tuổi thơ còn mãi trong tim”.
-
Bài tham khảo số 3
Bài thơ “Chái bếp” của Lý Hữu Lương đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng. Trước tiên, chái bếp có thể được hiểu là gian nhỏ, lợp một mái tiếp vào đầu hồi nhà, nơi người Dao đặt bếp để sưởi ấm, nấu nướng. Từ hình ảnh về “chái bếp” ở dòng thơ đầu tiên, hồi ức của tác giả mở rộng ra những sự vật vốn đã rất quen thuộc. Đó là ngọn khói, nồi cám, vườn nhà, cánh nỏ, hồn người, quê cũ, nước đầu nguồn, tiếng ngô. Có thể nói “chái bếp” là hình ảnh trung tâm, xuất hiện xuyên suốt trong toàn bài thơ. Cùng với đó, tác giả còn sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ “cho”, “có” kết hợp với liệt kê những sự vật của quê hương mà nhân vật “tôi” khao khát, mong ước từ đó nhằm nhấn mạnh nỗi nhớ thương da diết của tác giả, khao khát được trở lại nơi thân thuộc với những kỉ niệm đẹp đẽ. Bài thơ ngắn gọn, với ngôn từ giản dị nhưng thật cảm xúc.
-
Bài tham khảo số 4
Những kỷ niệm tuổi thơ luôn là những kỷ niệm không quên, sâu sắc nhất trong lòng của tác giả. Tác giả tha thiết muốn được trở về căn chái bếp, muốn một lần nữa cùng trải qua các hoạt động gắn liền với những người dân quê bên căn chái. Đó là thứ tình cảm trân trọng, lưu luyến qua mỗi hình ảnh, ký ức về con người được thể hiện qua từng câu chữ. Căn chái bếp là một gian nhỏ trong một căn nhà có ba gian, là nơi đun nấu và sinh hoạt của những người dân tộc Dao. Nơi đó có lúc thì bùng lên ngọn lên qua nồi cám mẹ đang đun, lúc thì lại nằm yên trong đêm tối. Căn chái bếp lúc nào cũng sẽ làn khói nghi ngút tỏa ra, đêm đông thì lại sưởi ấm cho cả gia đình. Ngoài ra, căn chái bếp như là một điều kỳ diệu, là nơi chứa đựng những cánh cung, chứng kiến quá trình lớn lên của một đứa trẻ. Xung quanh chái là âm thanh những đứa trẻ đang vui đùa trên nôi, là âm thanh của những người mẹ đang ru con ngủ. Căn chái bếp lúc nào cũng sôi động như thế, không lúc nào vắng bóng âm thanh. Trải qua bao thời gian, con người cũng theo đó về với tổ tiên, nhưng căn chái bếp vẫn nằm đó chứng kiến sinh hoạt của con người. Căn chái bếp được gia đình tu sửa bằng những lá cọ và còn được dẫn nước về máng. Tất cả những kỷ niệm đó thôi thúc tác giả quay về nơi mà mình sinh ra, nơi có mẹ cha đang tần tảo quanh nơi chái bếp.
-
Bài tham khảo số 5
Bài thơ “Chái bếp” của tác giả Lý Hữu Lương giúp chúng ta thêm hiểu sâu sắc về tình cảm thắm thiết mà tác giả dành cho kí ức tuổi thơ của mình bên chái bếp thân thuộc. Nhắc đến hình ảnh quen thuộc của đồng bào người Dao thì không thể không nhắc đến chái bếp. Đây là một hình ảnh đơn sơ, giản dị và rất đỗi quen thuộc. Chái bếp là nơi mà bếp luôn đỏ lửa, cũng là nơi thắc chặt tình cảm gia đình. Bài thơ " Chái bếp" được hiện lên trong dòng hồi ức của tác giả. Từ hình ảnh “chái bếp” ở dòng thơ đầu tiên, tác giả đã mở rộng sang những hình ảnh: Ngọn khói, nồi cám, cánh nỏ, quá giang, than củi, máng. Điệp từ “cho” điệp lại 5 lần nhằm nhấn mạnh tình cảm da diết, trực trào trong lòng tác giả. Khát khao trở về với những điều thân thương bình dị, ôn lại những kỉ niệm đẹp, những phát giây gia đình đoàn viên.
-
Bài tham khảo số 6
Tác giả đang nhớ về những kỷ niệm tuổi thơ bên căn chái bếp, muốn được trở về khoảng thời gian đó, được một lần nữa trải nghiệm những hoạt động bên căn chái bếp. Ở đó có những kỷ niệm thân quen, bên những người thân yêu của tác giả. Nhớ về căn chái bếp có những ngọn khói đang bốc lên trong nồi cám đang đun dở của mẹ. Hàng ngày mẹ vẫn ngồi bên cạnh bếp lửa để đun nồi cám lợn, chái bếp vẫn nằm lặng im bên cạnh ngắm những làn khói đung đưa, bên nồi cám đang sôi ùng ục. Đó là những hình ảnh rất đỗi bình thường nhưng tác giả vẫn nhớ như in. Căn chái bếp còn in dấu hình ảnh của người cha đang làm những cánh cung trong chái bếp. Mỗi một hoạt động của các thành viên trong gia đình, mỗi một sự kiện lớn nhỏ đều gắn liền bên căn chái bếp. Căn chái bếp vẫn nằm đó, hàng ngày trải qua nắng mưa cùng sự phai mòn của thời gian. Những căn nhà nhiều gian khi xưa, nhưng không bao giờ thiếu căn chái bếp. Ở đó có cả thần bếp đang canh bếp lửa, có những con người nông dân tần tảo, một nắng hai sương vất vả sớm chiều. Xung quanh chái bếp là khung cảnh nhộn nhịp sôi động với những tiếng cười khóc của những đứa trẻ trên nôi, là những người đi về với tổ tiên. Tiếng lửa đượm sương giá, tiếng ngô xay của mẹ đều là những hình ảnh thân thuộc bên căn chái bếp. Bây giờ khi lớn lên, những hình ảnh đó đã không còn nữa, tác giả tha thiết muốn trở lại nơi đây. Nơi có căn chái bếp gắn liền với những tình cảm thân yêu của tác giả.
-
Bài tham khảo số 7
Căn chái bếp, nơi mà tác giả đã trải qua rất nhiều kỷ niệm đẹp trong tuổi thơ. Bên trong căn chái bếp, có những bát cơm nóng hổi, mùi thơm của canh đậu xanh nấu với thịt bằm và hành tím, và đặc biệt là miếng bánh chưng cúng Tết. Tất cả những món ăn này đều được nấu bằng tình cảm và sự quan tâm của người thân. Cảm giác ấm áp và yên bình của căn chái bếp đã làm cho tác giả có cảm giác an toàn và hạnh phúc. Những ngày đông giá lạnh, căn chái bếp còn là nơi mà tác giả và gia đình hòa mình vào vòng tay của nhau để giữ ấm. Các thành viên trong gia đình cùng nhau ngồi bên bếp lửa, tận hưởng cảm giác ấm áp và bình yên, và chia sẻ những câu chuyện thú vị trong ngày. Những khoảnh khắc đó đã gắn kết tình cảm gia đình, tạo ra sự đoàn kết và sự hiểu biết giữa các thành viên. Với tác giả, căn chái bếp không chỉ là nơi để nấu ăn mà còn là trái tim của gia đình, nơi đánh dấu những ký ức đẹp và tình cảm sâu sắc. Mỗi khi nhớ lại căn chái bếp, tác giả lại cảm thấy ấm áp và tự hào về gia đình của mình.
-
Bài tham khảo số 8
Những kỉ niệm tuổi thơ luôn khó quên và sâu sắc nhất trong lòng tác giả. Tác giả vô cùng mong muốn được trở lại căn bếp và sống lại những sinh hoạt không thể tách rời của người dân quê bên căn chòi. Những cảm xúc ấy được nâng niu, lưu luyến gửi gắm qua từng hình ảnh, ký ức của người được thể hiện trong từng câu chữ. Chái bếp là một căn phòng nhỏ trong ngôi nhà ba gian, nơi người Dao nấu nướng và sinh hoạt. Đôi khi nó phập phồng khói nồi mẹ nấu, và đôi khi nó nằm lặng lẽ trong đêm tối. Chòi bếp luôn nghi ngút khói, sưởi ấm gia đình trong những đêm đông giá lạnh. Hơn nữa, chái bếp là nơi thần kỳ chứng kiến quá trình trưởng thành của trẻ thơ. Xung quanh túp lều là tiếng trẻ em nô đùa trên nôi và tiếng mẹ ru con ngủ. Chòi bếp lúc nào cũng sôi động, không lúc nào vắng tiếng. Qua thời gian, con người trở về với tổ tiên, nhưng căn bếp vẫn ở đó, chứng kiến những sinh hoạt của con người. Căn chòi bếp được gia đình sửa lại bằng lá cọ, có đường ống dẫn nước. Tất cả những kỉ niệm ấy thôi thúc tác giả trở về nơi mình đã sinh ra, nơi cha mẹ đang tất bật quanh gian bếp.