Top 8 Bài văn, đoạn văn phân tích tác phẩm Thương nhớ bầy ong (Ngữ văn 6) hay nhất

Thai Ha 55 0 Báo lỗi

“Thương nhớ bầy ong” trích trong Hồi kí “Song đôi” của Huy Cận đem đến cho bạn đọc thật nhiều cảm xúc. Nhân vật chính là “tôi” – một cậu bé hồi tưởng lại những ... xem thêm...

  1. Văn bản “Thương nhớ bầy ong” của Huy Cận đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc và gợi ra nhiều suy ngẫm cho mỗi người về những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống.


    Dưới dòng hồi ký chân thực, nhẹ nhàng của nhân vật, bầy ong vô tri vô giác đã hiện lên với tất cả linh hồn và vẻ đẹp mà chúng đem lại cho cuộc sống của nhân vật “tôi”.


    Đối với cậu bé, bầy ong đó không chỉ đem mật ngọt, chúng còn tạo nên hồi ức tuổi thơ khiến nhân vật háo hức ngắm nhìn và buồn da diết khi chúng bay đi. Qua đó, nhà văn nêu lên triết lí, những vật nhỏ bé, vô tri vô giác đều gây vương vấn, ám ảnh vào tâm hồn, ảnh hưởng đến thơ ca, nghệ thuật của mỗi người.

    Cuộc sống của chúng ta có biết bao vật nhỏ bé, vụn vặt mà ta không để tâm, để mắt đến. Đọc văn bản của Huy Cận, rồi nhìn lại cuộc sống chung quanh, ta cảm giác thứ gì cũng mang trong mình một sứ mệnh, một linh hồn riêng.


    Và tự đó, ta tự nhủ mình cần phải yêu mến, trân trọng, nâng niu những vật nhỏ bé quanh mình, vì tất thảy đều có những tâm tình riêng.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ

  2. “Thương nhớ bầy ong” trích trong Hồi kí “Song đôi” của Huy Cận đem đến cho bạn đọc thật nhiều cảm xúc. Nhân vật chính là “tôi” – một cậu bé hồi tưởng lại những kỉ niệm xoay quanh việc nuôi ong của gia đình mình.


    Đối với “tôi”, bầy ong không chỉ là một loài vật, mà chúng còn làm nên tuổi thơ đẹp đẽ. Tình yêu dành cho chúng, khiến mỗi lần ong “trại” – rời xa, bỏ tổ, là “tôi” lại cảm thấy buồn bã.


    Từ sự việc này, tác giả cũng có những chiêm nghiệm: “ Một thi sĩ phương Tây ngày trước đã nói đúng lắm… thi nhân đâu”.


    Qua đó, chúng ta hiểu được ý nghĩa mà Huy Cận muốn gửi gắm – cần biết nâng niu, trân trọng những thứ nhỏ bé xung quanh. Đoạn trích gợi ra cho mỗi người một bài học giá trị.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  3. Văn bản “Thương nhớ bầy ong” của Huy Cận đã để lại nhiều ấn tượng cho người đọc.


    Nhân vật tôi vừa kể về sự việc ong “trại”, vừa bộc lộ tâm trạng buồn bã trước sự việc đó và đồng thời chiêm nghiệm về cuộc đời: “Một thi sĩ phương Tây ngày trước đã nói đúng lắm… thi nhân đâu”.


    Từ dòng hồi tưởng nhẹ nhàng của nhân vật “tôi”, một bầy ong vô tri vô giác đã hiện lên đầy sức sống. Đối với cậu, bầy ong không chỉ là một loài vật tạo ra thứ mật ngọt ngào, chúng còn tạo nên kí ức tuổi thơ đẹp đẽ.


    Đồng thời, tác giả muốn khẳng định rằng những sự vật nhỏ bé, tưởng như vô tri vô giác lại gây ám ảnh trong tâm hồn. Khi đọc văn bản, chúng ta nhận ra cần phải yêu mến, trân trọng, nâng niu những vật nhỏ bé quanh mình, vì tất thảy đều có những tâm tình riêng.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  4. Nhân vật “tôi” trong văn bản “Thương nhớ bầy ong” của Huy Cận để lại cho người đọc nhiều ấn tượng. Hồi kí được bắt đầu với kí ức về “ngày xưa” thời ông nội còn sống, khi trong nhà có thật nhiều đõ ong.


    Nhân vật “tôi” đã say mê bầy ong, nhiều lúc bị ong đốt, nhưng vẫn thích thú ngắm nhìn. Có thể thấy rằng đó chính là tình yêu thương, tấm lòng nhân hậu và sự trân trọng của cậu bé với bầy ong.


    Bầy ong không chỉ cho mật, cho ngọt ngào hoa trái mà chúng còn vẽ nên một mảng màu tuổi thơ đẹp đẽ cho cậu bé trong câu chuyện. Khi ong bỏ đi, cậu bé đã buồn đến mức “tưởng như một mảnh hồn tôi đã san đi nơi khác”.


    Bầy ong đã trở thành một phần kí ức đặc biệt trong đời sống tinh thần của “tôi”. Từ hồi ức về bầy ong, nhân vật “tôi” đã nêu lên triết lí, những vật nhỏ bé, vô tri vô giác đều gây ám ảnh với mọi người.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  5. Khi đọc “Thương nhớ bầy ong” của Huy Cận, chúng ta cảm thấy ấn tượng nhất với nhân vật “tôi”. Văn bản là dòng hồi ức của “tôi” – kể lại những kỉ niệm về gia đình của mình khi còn thơ bé, vốn có truyền thống nuôi ong.


    Đến khi ông mất, cha và chú vẫn tiếp tục nuôi ong, nhưng không còn được “vượng” như trước. “ Tôi” kể lại sự việc ong “trại” để vừa bộc lộ tâm trạng buồn bã trước sự việc đó, cũng như gửi gắm những chiêm nghiệm về cuộc đời: “Một thi sĩ phương Tây ngày trước đã nói đúng lắm… thi nhân đâu”.


    Nhà văn đã xây dựng cho nhân vật của mình có một cách quan sát tỉ mỉ, thể hiện những hiểu biết về đặc điểm loài ong cũng như cách cảm nhận về thiên nhiên, loài vật vô cùng tinh tế.


    Từ đó, “tôi” đã gửi gắm một thông điệp sâu sắc: mọi vật đều mang trong nó một linh hồn, gần gũi và thân thuộc với con người.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  6. Tác phẩm “Thương nhớ bầy ong” của Huy Cận là một hồi ức về những đàn ong mà tác giả đã từng được nhìn thấy, cảm nhận và mê đắm trong tuổi thơ. Tác phẩm này được chia thành hai phần: phần đầu kể về những kỷ niệm đẹp của tác giả về đàn ong, còn phần sau kể về nỗi buồn khi chúng rời xa. Tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao, giúp người đọc hiểu được sự quan trọng của những vật nhỏ bé, vô tri vô giác trong cuộc sống.


    Gia đình nhân vật của tôi có truyền thống nuôi ong. Tuổi thơ của nhân vật tôi gắn liền với những đõ ong đó, mặc dù bị ong đốt nhiều lần nhưng cậu vẫn rất say mê theo dõi cảnh đàn ong bay về tụ tập trước đõ. Nhân vật tôi rất buồn khi chứng kiến đàn “trại” đi rời bỏ tổ mang theo một con ong chúa bay đi. Nhiều lần, khi thấy ong “trại”, người chú phải hô lên cho cả xóm ném đất vụn vào khiến bầy ong không thể bay được nữa vì kiệt sức. Một lần ở nhà, nhìn thấy đàn ong “trại” hình, nhân vật tôi đã cố gắng ném đất vụn vào chúng nhưng không có ích gì. Nhân vật tôi buồn bã không nói nên lời, hình ảnh đàn ong bay đi như một mảnh linh hồn của nhân vật của tôi bị san sẻ đi nơi khác.


    “Thương nhớ bầy ong” là ký ức của nhân vật tôi về những chú ong mà tác giả đã từng nhìn thấy, cảm nhận và yêu mến khi còn nhỏ. Những kỷ niệm đẹp đẽ này được theo sau bởi nỗi buồn vô tận, buồn đến mức phát khóc khi chúng rời đi. Từ nay cho biết về triết lý rằng những vật nhỏ bé vô tri, vô giác còn đọng lại trong tâm hồn và ám ảnh, ảnh hưởng đến thơ ca, nghệ thuật của mỗi người.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  7. Thương nhớ bầy ong là ký ức của nhân vật tôi về những đõ ong mà anh ấy đã nhìn thấy, biết và say đắm khi còn nhỏ. Kèm theo những hồi ức tươi đẹp ấy là nỗi buồn không dứt, buồn đến phát khóc khi chúng rời xa. Từ đó nêu lên triết lý rằng những vật nhỏ bé vô tri vô giác thì còn đọng lại và ám ảnh trong tâm hồn, ảnh hưởng đến thơ ca, nghệ thuật của mỗi người.


    Sau nhà nhân vật tôi có hai đõ ong lớn. Nhân vật tôi thích ngắm nhìn đàn ong họp đàn, ngắm nhiều đến nỗi nên đôi khi bị ong đốt. Nhiều khi đàn ong “trại” làm nhân vật tôi buồn lắm. Nếu đàn ong “trại” bay ra vào buổi trưa, cả xóm biết chuyện và ném đất vụn vào bầy ong khiến những chú ong kiệt sức phải trở về tổ, nhưng khi đàn ong “trại” vào buổi chiều thì đành chịu vì chú của nhân vật tôi đang bận cày ruộng. Có lần nhân vật tôi ở nhà một mình và nhìn thấy đàn ong “trại”. Nhân vật tôi cũng ném đất vụn vào bầy ong nhưng chẳng ích gì, đàn ong vù vù bay lên và biến mất trong chốc lát. Nhìn đàn ong “trại”, một cảm giác buồn bã như một mảnh linh hồn đã bay đi nơi khác trong nhân vật tôi. Mọi vật vô tri vô giác đều có linh hồn, chúng sống cùng linh hồn của chúng ta và khiến chúng ta yêu mến, khao khát chúng.


    Thể loại hồi ký kết hợp với các biện pháp tu từ so sánh, câu hỏi tu từ, đối chiếu, văn bản “Thương nhớ bầy ong” là ký ức của nhân vật tôi về những đõ ong mà nhân vật tôi đã được nhìn thấy, biết và yêu mến khi còn nhỏ. Những kỷ niệm đẹp đẽ này được theo sau bởi nỗi buồn vô tận, buồn không dứt, buồn đến mức phát khóc khi chúng rời đi.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  8. Tác phẩm “Thương nhớ bầy ong” của Huy Cận là một hồi ức về những đàn ong mà tác giả đã từng được nhìn thấy, cảm nhận và mê đắm trong tuổi thơ. Tác phẩm này được chia thành hai phần: phần đầu kể về những kỷ niệm đẹp của tác giả về đàn ong, còn phần sau kể về nỗi buồn khi chúng rời xa. Tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao, giúp người đọc hiểu được sự quan trọng của những vật nhỏ bé, vô tri vô giác trong cuộc sống. Mọi vật vô tri vô giác đều có linh hồn, chúng sống cùng linh hồn của chúng ta và khiến chúng ta yêu mến, khao khát chúng.


    Trong cuộc sống có rất nhiều điều nhỏ nhặt có ý nghĩa lớn lao nhưng lại thường bị lãng quên. Sự thật là, những điều nhỏ nhặt, giản đơn chứa đầy tình người và lòng tốt của con người đều rất quý giá. Trong xã hội, con người dễ dàng bỏ qua và gạt bỏ những mâu thuẫn nhỏ nhặt với nhau. Ta mỉm cười nhẹ nhàng với nhau để quên đi tất cả… Và trong một ngôi nhà yêu thương, mỗi cái cây trong vườn, mỗi con chó, mỗi con mèo hay mỗi viên gạch trên sàn nhà đều có những cảm xúc, niềm vui và ý nghĩa riêng. Người biết trân trọng, yêu thương và quý trọng những điều nhỏ nhặt là người sống trọn vẹn mỗi ngày. Trong những hoàn cảnh khó khăn và thử thách, những điều nhỏ bé nhưng thiêng liêng này lại càng có ý nghĩa hơn. Trong đợt bùng phát virus Corona gần đây, chắc hẳn chúng ta đã nghe nhiều câu chuyện cảm động và nhân văn về những tmón quà như phát khẩu trang miễn phí, phát gạo miễn phí. Những điều nhỏ nhặt có thể có ý nghĩa rất lớn đối với cộng đồng của bạn và những người xung quanh. Làm những việc nhỏ bằng sự chân thành chính là cách để sống một cuộc sống có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Vì vậy, những điều nhỏ nhặt là những điều nhỏ bé đáng yêu mà tất cả chúng ta nên làm để cuộc sống của mình tốt đẹp hơn.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy