Top 13 Bài văn, đoạn văn phân tích tác phẩm Lời của cây (Ngữ văn 7) hay nhất

Thai Ha 459 0 Báo lỗi

Khi đọc bài thơ “Lời của cây” của tác giả Trần Hữu Thung, mỗi người đọc như được cuốn vào câu chuyện kể về quá trình trưởng thành của cây. Khi nói đến quá ... xem thêm...

  1. Top 1

    Bài tham khảo số 1

    Tác giả Trần Hữu Thung đã cho người đọc thấy được quá trình phát triển của loài thực vật quen thuộc - đó là cái cây trong bài thơ Lời của cây. Lời kể giản dị và dễ thương ấy thực sự đã làm rất nhiều người đọc thấy cảm động sâu sắc.


    Bài thơ thuộc thể loại thơ 4 chữ, với cách ngắt nhịp 2/2 nên tiết tấu chậm rãi. Cách dẫn chuyện và ngôn ngữ của tác giả cũng đều dễ thương và giản dị, tóm tắt lại cho người đọc thấy được một quá trình phát triển hoàn thiện của hạt mầm nhỏ trở thành cây lớn. Hạt nhỏ cũng như con người, đầu tiên nằm dưới đất trong sự ôm ấp của đất mẹ, như những đứa bé nằm trong vòng tay của mẹ yêu thương. Sau đó, hạt mầm nảy mầm trổ mã, như giai đoạn tập đi, tập nói của một đứa trẻ bình thường.


    Có lẽ, hạt nhỏ ấy cũng như những đứa bé loài người, cũng được sống trong vòng tay yêu thương của mẹ và nhận được nhiều sự quan tâm của những người xung quanh. Như hạt nhỏ đó, nó được yêu thương và giúp đỡ bởi tia nắng nhẹ, hạt mưa dịu dàng. Chúng đều là những thứ giúp cho hạt mầm nhỏ khôn lớn và trưởng thành. Thời gian qua đi, hạt nhỏ ngày ấy bỗng hóa thành một cái cây tỏa bóng mát êm dịu. Cây sẽ tỏa bóng mát, che chở người mẹ già từng nuôi dưỡng mình mà chẳng cần đền đáp. Rồi cũng vào lúc đó, bóng nhiên nó hiểu ra được lợi ích của mình, và đó cũng là suy nghĩ trưởng thành đầu tiên.


    Thông qua lời thơ như lời kể chuyện nhẹ nhàng, tác giả Trần Hữu Thung đã cho người đọc thấy được một sự kỳ diệu của thiên nhiên thông qua sự trưởng thành của hạt mầm nhỏ. Có lẽ trong tương lai, sẽ có rất nhiều hạt mầm nhỏ như nó trổ mã, trở thành những tán cây cao lớn giúp ích cho đời.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ

  2. Top 2

    Bài tham khảo số 2

    Trong những bài thơ em đã từng được đọc, bài thơ Lời của cây của tác giả Trần Hữu Thung khiến em ấn tượng và vô cùng yêu thích. Sự trưởng thành của hạt mầm được hiểu là sự trưởng thành của con người, tác giả đã có một sự so sánh vô cùng hợp lý và cái nhìn độc đáo.


    Gần như xuyên suốt trong bài thơ chỉ nói về sự trưởng thành của hạt mềm nhỏ, nhưng trong đó lại có sự tham gia của con người. Tác giả bắt đầu câu chuyện từ lúc “cầm trong tay mình”, thể hiện rõ sự yêu thương và cả hy vọng đặt trọn vào trong hạt nhỏ xíu. Sau đó, toàn bộ quá trình nảy mầm và phát triển của hạt được tác giả miêu tả bằng một giọng văn độc đáo và bình dị.


    Trong khổ thơ đầu tiên, hạt mầm vẫn còn bé, vừa rời lòng bàn tay con người xuống đất. No dường như có nỗi lo sợ với thế giới bên ngoài, nằm lặng thinh không nói chuyện. Cũng có thể, nó đang chờ cơ hội để vụt lên cao lớn. Được nắng, mưa và cả mẹ đất chăm lo, ưu ái, hạt mầm nhanh chóng trổ những lá xanh đầu tiên trong đời. Chiếc vỏ từng là chiếc nôi, chiếc áo giờ nằm lại mặt đất, chứng kiến quá trình bay xa hơn của những chồi non. Khi giọng nói của hạt nhỏ bập bẹ, cây đã bắt đầu bước vào giai đoạn trưởng thành mạnh mẽ.


    Cây nhỏ dần ý thức được nhiệm vụ cao cả của mình, trở nên dũng cảm và trưởng thành hơn. Sự nhân hóa và tua nhanh thời gian đã khiến cho người đọc không cảm thấy nhàm chán, nhưng vẫn có thể dễ dàng cảm nhận được sự phát triển kỳ diệu và quen thuộc của hạt mầm nhỏ. Bạn có thấy thế không, có phải bạn cũng từng trải qua cuộc sống giống như vậy?

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  3. Top 3

    Bài tham khảo số 3

    Khi đọc bài thơ “Lời của cây” của tác giả Trần Hữu Thung mỗi người đọc như được cuốn vào câu chuyện kể về quá trình trưởng thành của cây. Khi nói đến quá trình phát triển của cây người ta thường nghĩ ngay đến một quá trình được miêu tả bằng những thuật ngữ khoa học khô khan. Đến với “Lời của cây” mỗi người đọc sẽ nhận được những ngôn từ đậm chất nhận thức và cảm xúc trong văn bản. Khổ thơ thứ nhất chính là khởi đầu của cây khi còn là mầm và nằm lặng thinh trong tay nhân vật trữ tình. Hạt lúc này còn đang lặng thinh thì đến với những khổ thơ sau hạt đã có tiếng nói đã nảy mầm và trở thành cây. Khổ thơ thứ hai sử dụng biện pháp nghệ thuận nhân hóa “Mầm đã thì thầm” mầm lúc này đã cất lên tiếng nói đầu tiên của sự sống. Không chỉ vật mầm còn gây ấn tượng với người đọc bới những từ ngữ giàu chất biểu đạt “nhú”, “giọt sữa”. Tiếp theo khi hạt phát triển thì chiếc vỏ hạt lúc này như chiếc nôi xinh xắn ôm ấp mầm cây ở giữa, mầm cây được chăm sóc như em bé vậy. Đến khổ thơ thứ tư, mầm cây đã lớn thêm một chút. Nhà thơ đã lắng nghe được tiếng “bập bẹ” từ lá, từ láy “bập bẹ” đặt trong phép nhân hóa khiến ta liên tưởng đến giai đoạn tập nói. Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh của ngày mai – một ngày mai tràn đầy màu xanh tươi mới của cây gợi lên một sự sống trường tồn, bất diệt. Bài thơ không chỉ thú vị ở lời thơ, hình ảnh trong bài mà còn là thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc: Hãy yêu cây xanh bởi cây xanh tạo nên một cuộc sống tươi mới, tràn đầy sức sống.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  4. Top 4

    Bài tham khảo số 4

    “Lời của cây” là một trong những bài thơ mang đậm phong cách thơ của Trần Hữu Thung: Mộc mạc, thầm nhuẫn chất dân gian. Sử dụng thể thơ bốn chữ, lối viết giản dị, gần gũi, đặc biệt là phép tu từ nhân hóa, bài thơ ghi lại một cách sinh động quá trình hạt phát triển thành cây. Từ khi hạt còn “lặng thinh” nằm trên tay người cho đến khi hạt nảy mầm, nhú lên thành những “giọt sữa” biết “thì thầm” từ khi những tiếng nói đầu tiên cất lên cho đến khi cây trưởng thành. Sự trưởng thành của cây có sự tương đồng với sự trưởng thành của một con người. Điều đặc biệt là với hà thơ, cây cối không vô tri, vô giác mà cũng có tiếng nói. Nhà thơ lắng nghe thấy trong sự trưởng thành của cây thành những thanh âm của cuộc sống. Nhà thơ lắng nghe cây như lắng nghe lời thì thầm của thiên nhiên. Nhà thơ đã lắng nghe thiên nhiên và nói lên “lời của cây”. Phải là người có tâm hồn phong phú, nhạy cảm và giàu sức tưởng tượng, nhà thơ mới có thể lắng nghe, cảm nhận và thể hiện thành ngữ nghệ thuật một cáchtinh tế tiếng nói của cây. Qua đó, thể hiện tình cảm, cảm xúc nâng niu, trân trọng mà nhà thơ dành cho mỗi mầm cây. Bài thơ như một thông điệp: Hãy yêu cây xanh bởi cây xanh tạo nên một cuộc sống tươi mới, tràn đầy sức sống.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  5. Top 5

    Bài tham khảo số 5

    Bài thơ Lời của cây do Trần Hữu Thung sáng tác đã gửi gắm nhiều thông điệp ý nghĩa. Với thể thơ bốn chữ ngắn gọn, tác giả đã khắc họa quá trình phát triển của một mầm cây. Trong khổ thơ đầu, khi cây vẫn còn là hạt mầm, chỉ biết nằm lặng thinh. Nhưng điều kì diệu là khi hạt nảy mầm lại có thể cất tiếng nói thì thầm. Dần dần, hạt phát triển thì chiếc vỏ của hạt lúc này như chiếc nôi xinh xắn ôm ấp mầm cây. Cách miêu tả mà tác giả sử dụng khiến người đọc liên tưởng đến quá trình trưởng thành của một em bé. Và khi mầm cây phát triển, dường như chúng ta còn lắng nghe được tiếng “bập bẹ” của lá. Kết thúc bài thơ là hình ảnh cây đã phát triển, với một ngày mai tràn đầy màu xanh tươi mới của cây gợi lên một sự sống trường tồn, bất diệt. Bài thơ sử dụng những từ ngữ độc đáo, hình ảnh thú vị đã gợi mở cho người đọc cảm xúc thật đẹp đẽ.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  6. Top 6

    Bài tham khảo số 6

    Khi đọc bài thơ Lời của cây, tôi đã có nhiều suy tư và cảm nhận. Tác giả đã sử dụng cách dẫn dắt vô cùng thú vị, ngôn ngữ đầy tự nhiên để khắc hóa quá trình sinh trưởng và phát triển của mầm cây. Khổ thơ đầu tiên là khi chiếc hạt vẫn còn nằm lặng im trong lòng đất mẹ, khiến tôi liên tưởng đến hình ảnh em bé khi còn nằm trong bụng mẹ. Đến khổ thơ thứ hai, hạt bắt đầu nảy mầm, nhú lên những giọt sữa trong ngần. Chúng ta dường như lắng nghe được âm thành thì thầm của mầm cây. Dưới sự chăm sóc, nâng niu của thiên nhiên, theo thời gian, cây đã trưởng thành, lá xanh đã “bập bẹ” tiếng nói. Từ láy “bập bẹ” được tác giả sử dụng đã gợi tôi liên tưởng đến dáng vẻ của em bé đang tập nói. Đến khổ thơ cuối cùng, cây trưởng thành và cất tiếng nói của mình, hoà vào mẹ thiên nhiên nhiên, hiểu được vai trò của mình trong việc tạo nên màu xanh cuộc đời. Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa thật tinh tế “hạt nằm lặng thinh”, “mầm mở mắt” cùng với các động từ “nghe”, “ghé tai” đã tạo nên nét sinh động cho vẻ đẹp thiên nhiên, đồng thời gửi gắm tình cảm yêu mến của mình. Bài thơ đã gợi cho tôi những thông điệp ý nghĩa về thiên nhiên, cuộc đời.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  7. Top 7

    Bài tham khảo số 7

    Bài thơ “Lời của cây” được tác giả Trần Hữu Thung sáng tác gửi gắm đến bạn đọc thông điệp ý nghĩa. Với thể thơ bốn chữ ngắn gọn, hình ảnh thơ gần gũi, bài thơ ghi lại một cách sinh động quá trình hạt phát triển thành cây: nằm lặng thinh, nảy mầm, nhú lên giọt sữa, thì thầm, mầm mở mắt, đón tia nắng hồng, nở vài lá bé. Mầm cây được nhân hóa giống như một con người, có sức sống mãnh liệt. Qua đó, nhà thơ muốn thể hiện thái độ nâng niu, trân trọng mà nhân vật trữ tình dành cho mầm cây. Bức thông điệp mà bài thơ đã gửi gắm đến bạn đọc: “Hãy yêu cây xanh, trân trọng sự sống của cây, bởi cây làm nên một phần cuộc sống xinh đẹp, đáng yêu này”.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  8. Top 8

    Bài tham khảo số 8

    Lời của cây là một bài thơ mang đậm phong cách sáng tác của nhà thơ Trần Hữu Thông. Quá trình phát triển của một mầm cây được tác giả khắc họa thật sinh động. Ở khổ thơ thứ nhất, cây vẫn còn là hạt mầm nằm lặng thinh. Đến khi hạt bắt đầu nảy mầm xanh, đã có thể cất tiếng nói thì thầm. Khi hạt phát triển thì chiếc vỏ của hạt lúc này như chiếc nôi xinh xắn ôm ấp mầm cây. Cách viết này gợi liên tưởng mầm cây giống như một em bé đang được chăm sóc ân cần. Đến khi mầm cây đã phát triển, người đọc dường như lắng nghe được tiếng “bập bẹ” của lá. Từ láy “bập bẹ” khiến ta liên tưởng đến giai đoạn tập nói của một đứa trẻ. Kết thúc bài thơ là hình ảnh cây đã phát triển, với một ngày mai tràn đầy màu xanh tươi mới của cây gợi lên một sự sống trường tồn, bất diệt. Bài thơ không chỉ thú vị ở lời thơ, hình ảnh trong bài mà còn là thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc rằng hãy biết yêu và bảo vệ cây xanh bởi chúng đã tạo nên một cuộc sống tươi mới, tràn đầy sức sống.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  9. Top 9

    Bài tham khảo số 9

    Đến với tác phẩm “Lời của cây”, người đọc đã cảm nhận được một thông điệp ý nghĩa. Bài thơ giống như một cuốn nhật kí ghi lại hành trình phát triển của cây, từ khi còn là hạt mầm đến khi trở thành cây. Giọng thơ nhẹ nhàng giống như một lời tâm tình, trò chuyện với cây. Tác giả đã sử dụng những hình ảnh, từ ngữ đặc sắc mà tác giả đã sử dụng trong bài thơ để miêu tả quá trình từ hạt thành cây: nằm lặng thinh, nảy mầm, nhú lên giọt sữa, thì thầm, mầm mở mắt, đón tia nắng hồng, nở vài lá bé. Chúng ta có thể cảm nhận được cây cũng có tâm hồn, giống như con người. Và giữa cây với nhân vật trữ tình trong bài có một mối giao cảm, thấu hiểu đến kì lạ. Từ đây, người đọc nhận ra thông điệp mà nhà thơ gửi gắm. Con người cần biết lắng nghe để thấu hiểu và biết trân trọng những mầm xanh của sự sống.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  10. Top 10

    Bài tham khảo số 10

    Bài thơ “Lời của cây” của tác giả Trần Hữu Thung thực sự là một tác phẩm thơ mang đậm ý nghĩa và thông điệp sâu sắc về sự sống và phát triển. Với thể thơ bốn chữ, tác giả đã tạo nên một hình ảnh tượng trưng về cuộc hành trình của một mầm cây, đồng thời chứa đựng nhiều ý nghĩa mà người đọc có thể cảm nhận. Bài thơ mở đầu bằng hình ảnh một hạt mầm, nằm yên lặng trong đất, thể hiện sự yếu đuối và im lặng của sự sống ban đầu. Tuy nhiên, điều đặc biệt là mầm cây đã “nói thì thầm,” thể hiện sự tiềm năng và sức mạnh tiềm ẩn trong tất cả chúng ta, dù ở trong hoàn cảnh khó khăn hay yếu đuối. Cuộc hành trình phát triển của mầm cây được miêu tả qua việc mầm phát triển và bắt đầu nảy mầm. Cái hình ảnh của chiếc vỏ bảo vệ mầm như một chiếc nôi ấm áp và ôm ấp thể hiện sự quan tâm và bảo vệ của môi trường đối với sự sống. Một phần thú vị của bài thơ là cách tác giả ám chỉ tiếng “bập bẹ” của lá khi cây phát triển. Điều này cho chúng ta cảm giác như chúng ta đang lắng nghe sự sống và sự phát triển trong tĩnh lặng của tự nhiên. Kết thúc bài thơ là hình ảnh của một cây trưởng thành, với tương lai rộng mở và màu xanh tươi mới. Đây là hình ảnh của sự sống, sự trường tồn, và khả năng tái sinh của mọi thứ trong tự nhiên. Từ ngữ và hình ảnh trong bài thơ tạo ra một trải nghiệm đọc đầy cảm xúc và hấp dẫn. Tác giả đã thành công trong việc truyền đạt thông điệp về sự sống và phát triển một cách rất đẹp và ý nghĩa.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  11. Top 11

    Bài tham khảo số 11

    Khi tôi đọc bài thơ “Lời của cây” của tác giả Trần Hữu Thung, tôi đã có nhiều cảm nhận ý nghĩa sâu sắc và ấn tượng . Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ một cách tự nhiên và tinh tế để vẽ nên hình ảnh quá trình sinh trưởng và phát triển của một mầm cây một cách cuốn hút. Bài thơ bắt đầu với hình ảnh một hạt mầm, nằm im lặng trong lòng đất mẹ, tạo nên một sự liên tưởng tới hình ảnh của một đứa trẻ nằm trong bụng mẹ, chờ đợi để được ra đời. Khổ thơ đầu tiên đã đặt ra một câu hỏi về sự bí ẩn và tiềm năng của cuộc sống trong sự im lặng và tĩnh lặng. Sau đó, bài thơ mô tả quá trình nảy mầm của hạt, khi những giọt sữa nhưng ngần bắt đầu nảy mầm, và mầm cây cất tiếng nói thì thầm. Đây là một hình ảnh mà tôi có cảm giác như mình đang lắng nghe cuộc sống tự nhiên và sự phát triển của nó. Từng giai đoạn của cuộc hành trình này được miêu tả một cách rất tinh tế, và chúng ta có cảm giác như mình đang tham gia vào quá trình này. Cách tác giả sử dụng từ ngữ như “bập bẹ” để miêu tả tiếng nói của lá khi cây phát triển đã tạo ra một hình ảnh về sự trưởng thành và khám phá của sự sống, cũng như khả năng học hỏi và thích nghi của nó. Tôi liên tưởng đến dáng vẻ của một đứa trẻ đang tập nói và tìm hiểu về thế giới xung quanh. Cuối cùng, bài thơ kết thúc với hình ảnh của một cây trưởng thành, đã hòa vào thiên nhiên và hiểu rõ vai trò của mình trong việc tạo nên màu xanh của cuộc đời. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa một cách tinh tế, tạo nên những hình ảnh đẹp và sinh động, và gửi gắm tình cảm yêu mến của mình đối với tự nhiên và cuộc sống. Bài thơ “Lời của cây” không chỉ là một tác phẩm thơ đẹp mắt mà còn là một thông điệp ý nghĩa về sự sống, phát triển, và sự kết nối của chúng ta với thiên nhiên và cuộc sống.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  12. Top 12

    Bài tham khảo số 12

    Bài thơ “Lời của cây,” do tác giả Trần Hữu Thung sáng tác, là một tác phẩm thơ ngắn gọn nhưng chứa đựng những thông điệp ý nghĩa về cuộc sống và tình yêu đối với thiên nhiên. Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ đơn giản và hình ảnh mà mọi người có thể dễ dàng hiểu và cảm nhận. Bài thơ mô tả một cuộc hành trình của một hạt mầm trở thành một cây xanh tươi. Từ khổ thơ đầu tiên, chúng ta thấy hình ảnh của hạt mầm nằm lặng thinh trong lòng đất, như một sự bắt đầu yếu đuối. Tuy nhiên, dưới sự quan tâm và chăm sóc của môi trường, hạt mầm bắt đầu nảy mầm và nhú lên như những giọt sữa đầu tiên. Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ tinh tế để thể hiện sự phát triển và tiềm năng của cuộc sống, dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào, chúng ta đều có khả năng phát triển và thay đổi. Bài thơ tiếp tục mô tả quá trình mầm mọc mắt và đón tia nắng hồng, như một sự bắt đầu mới trong cuộc sống. Khổ thơ về “mầm mở mắt” cho chúng ta cảm giác như mình đang tham gia vào quá trình thức tỉnh của sự sống. Cây trưởng thành với những lá bé xanh tươi là hình ảnh cuối cùng của bài thơ, thể hiện sự phát triển và sức sống mãnh liệt của mầm cây. Tuy bài thơ chỉ là một dòng thơ ngắn nhưng đã gửi gắm một thông điệp rất quan trọng. Tác giả muốn chúng ta yêu quý và trân trọng sự sống của cây cối và thiên nhiên. Cây cối là một phần quan trọng của cuộc sống, tạo nên vẻ đẹp và sự tươi mới của thế giới xung quanh chúng ta. Bài thơ khuyến khích chúng ta hãy thể hiện tình yêu và lòng biết ơn đối với thiên nhiên, đồng thời bảo vệ và giữ gìn môi trường xanh.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  13. Top 13

    Bài tham khảo số 13

    Bài thơ “Lời của cây” của nhà thơ Trần Hữu Thông thực sự là một tác phẩm thú vị và đầy ý nghĩa, nó không chỉ là một bài thơ mô tả quá trình phát triển của một mầm cây mà còn chứa đựng những thông điệp sâu sắc về cuộc sống và tình yêu đối với thiên nhiên. Trong khổ thơ đầu tiên, cây vẫn còn ẩn sâu dưới dạ đất, chưa lộ diện, giống như một đứa trẻ nằm im trong bụng mẹ. Tác giả đã sử dụng hình ảnh của “hạt nằm lặng thinh” để tạo ra một sự khắc họa tĩnh lặng và mong đợi. Sau đó, khi hạt mầm bắt đầu nảy mầm, chúng ta đã được chứng kiến một sự phấn khích và sự sống mới nở, giống như tiếng nói “thì thầm” của đứa trẻ lúc mới biết nói. Khổ thơ tiếp theo đưa chúng ta vào hình ảnh của hạt mầm với vỏ bao quanh, như một chiếc nôi ấm áp ôm ấp đứa con của thiên nhiên. Tác giả đã tạo ra sự tương đồng tuyệt vời giữa quá trình phát triển của cây và sự nuôi dưỡng, che chở của một bà mẹ đối với đứa con mình. Khổ thơ về “bập bẹ” của lá khiến chúng ta nhớ đến giai đoạn đáng yêu khi trẻ nhỏ bắt đầu tập nói. Từ ngôn ngữ này, tác giả đã tạo ra sự gần gũi và thân thuộc với quá trình phát triển của cây. Cuối cùng, bài thơ kết thúc bằng hình ảnh của một cây trưởng thành, đầy sức sống và màu xanh tươi mới, gợi lên sự sống mãnh liệt và bất diệt. Điều này nhấn mạnh rằng cuộc sống và sự sống của cây luôn tồn tại và phát triển không ngừng. Bài thơ “Lời của cây” không chỉ là một bản tường thuật về quá trình sinh trưởng của cây, mà còn là một thông điệp sâu sắc về tình yêu và tôn trọng đối với thiên nhiên. Tác giả muốn nhắc nhở chúng ta hãy yêu quý và bảo vệ cây xanh, bởi chúng đã tạo nên một phần quan trọng của cuộc sống và làm cho thế giới trở nên tươi đẹp hơn.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy