Bài tham khảo số 6
Khi đọc bài thơ Lời của cây, tôi đã có nhiều suy tư và cảm nhận. Tác giả đã sử dụng cách dẫn dắt vô cùng thú vị, ngôn ngữ đầy tự nhiên để khắc hóa quá trình sinh trưởng và phát triển của mầm cây. Khổ thơ đầu tiên là khi chiếc hạt vẫn còn nằm lặng im trong lòng đất mẹ, khiến tôi liên tưởng đến hình ảnh em bé khi còn nằm trong bụng mẹ. Đến khổ thơ thứ hai, hạt bắt đầu nảy mầm, nhú lên những giọt sữa trong ngần. Chúng ta dường như lắng nghe được âm thành thì thầm của mầm cây. Dưới sự chăm sóc, nâng niu của thiên nhiên, theo thời gian, cây đã trưởng thành, lá xanh đã “bập bẹ” tiếng nói. Từ láy “bập bẹ” được tác giả sử dụng đã gợi tôi liên tưởng đến dáng vẻ của em bé đang tập nói. Đến khổ thơ cuối cùng, cây trưởng thành và cất tiếng nói của mình, hoà vào mẹ thiên nhiên nhiên, hiểu được vai trò của mình trong việc tạo nên màu xanh cuộc đời. Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa thật tinh tế “hạt nằm lặng thinh”, “mầm mở mắt” cùng với các động từ “nghe”, “ghé tai” đã tạo nên nét sinh động cho vẻ đẹp thiên nhiên, đồng thời gửi gắm tình cảm yêu mến của mình. Bài thơ đã gợi cho tôi những thông điệp ý nghĩa về thiên nhiên, cuộc đời.