Top 8 Bài văn, đoạn văn phân tích tác phẩm Nếu mai em về Chiêm Hoá (Ngữ văn 8) hay nhất
Nhà thơ Mai Liễu (1949 – 2020): tên thật là Ma Văn Liễu, sinh năm 1950 tại xã Cống Đa, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Trong suốt cuộc đời sáng tạo của mình, ... xem thêm...ông đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị với hàng chục tập thơ được xuất bản, trong đó bài thơ “Nếu mai em về Chiêm Hóa” được trích từ tuyển tập “Thơ Mai Liễu”, Nxb Hội Nhà Văn, Hà Nội, 2015.
-
Mỗi nhà thơ đều mang một phong cách viết thơ khác nhau, một thể loại cùng chủ đề thơ yêu thích nhưng mấy ai viết những bài thơ về quê hương mình. Dù đã trải nghiệm ở nhiều thể loại cùng đề tài thơ nhưng Mai Liễu lại rất hay giành ngòi bút của mình cho quê hương, và "Nếu mai em về Chiêm Hóa" chính là một tác phẩm mà ông giành cho quê hương mình.
Với sáu khổ thơ, tuy không ngắn nhưng cũng không dài, đủ để tác giả thể hiện nỗi nhớ và tình yêu quê hương của mình.
Nếu mai em về Chiêm Hóa
Cho ta gửi nỗi nhớ cùng
Tháng giêng mưa tơ rét lộc
Em về vừa kịp mùa măng.
Cách xưng hô “anh - ta” vừa độc lạ vừa có cái hay riêng. “Em” ở đây không chỉ cụ thể một ai mà nói chung chung về những con người ở quê hương Chiêm Hóa, còn ta chính là tác giả. Thường thì mọi người sẽ trở lại quê hương vào dịp Tết. Chắc vì lý do đó mà tác giả nhắc đến tháng Giêng trong bài. Mưa tơ là những cơn mưa đầu tiên của mùa xuân, không to mà lất phất. Rét lộc tuy ẩm ướt nhưng thuận lợi cho sự hồi sinh của cây cỏ trong thời tiết mùa đông giá rét. Đây chính là điều kiện thiên nhiên của miền núi vào tầm tháng Giêng.
Sông Gâm đôi bờ cát trắng
Đá ngồi dưới bến trông nhau
Non Thần hình như trẻ lại
Xanh lên ngút ngát một màu.
Ở vùng miền núi như Chiêm Hóa, sông và núi có thể nói là hai cảnh vật chính ở đây. Cũng chính vì lý do đó mà tác giả đã giành trọn vẹn khổ thơ hai để viết về nó. Sông Gâm là một con sông có nhánh chảy qua Chiêm Hóa. Việc sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa đã khiên cho cảnh vật trở nên có hồn hơn. Sông Gâm với đôi bờ cát trắng với những tảng đá dài. Những tảng đá từ bờ này nhìn sang bờ kia như đang trông nhau. Những hòn núi nhìn như trẻ lại, khoác lên mình bộ quần áo màu xanh ngút.
Phố đông cứ mải tìm nhau
Cô gái Dao nào cũng đẹp
Vòng bạc rung rinh cổ tay
Ngù hoa mơn mởn ngực đầy.
Con gái bản Tày duyên quá
Sắc chàm như cũng pha hương
Chỉ riêng nụ cười môi mọng
Mùa xuân e cũng lạc đường.
Trong hai khổ thơ tiếp, con người và những nét văn hóa đặc sắc của Chiêm Hóa đã được thể hiện rất rõ nét. Không chỉ có dân tộc Kinh, ở nơi đây, dân tộc Dao và Tày cũng chiếm phần đông. Người xưa có câu “chè Thái gái Tuyên”. Đúng vậy quả không sai. Con gái Tuyên Quang vừa đẹp lại vừa duyên. Những cô gái Dao duyên dáng, xúng xính trong những món trang sức bạc. Những cô gái Tày lại khiến người ta mê mẩn trong sắc chàm của bộ trang phục truyền thống cùng nụ cười tỏa nắng khiến người ta lạc quên lối về.
Nếu mai em về Chiêm Hóa
Đầu xuân đi hội lùng tùng
Quả còn chạm vai thì nhặt
Ngày lành duyên tốt mừng nhau.
Câu thơ “Nếu mai em về Chiêm Hóa” được lặp lai, xuất hiện tổng cộng ba lần trong toàn bộ bài thơ, ở tên tiêu đề, ở câu đầu tiên khổ một và ở khổ thơ cuối. Toàn xuất hiện ở vị trí quan trọng chính tỏ rằng sự nhớ thương cũng như mong muốn trở về quê hương của tác giả rất mãnh liệt. Muốn trở về quê để đi hội xuân, để chơi những trò chơi dân gian, để gặp mọi người, những người có duyên.
Với lời thơ giản dị, giàu cảm xúc, "Nếu mai em về Chiêm Hóa” đã cho thấy tình yêu quê hương cùng mong muốn được về quê sâu sắc. Dù đi đâu thì được trở về quê hương cũng là điều hạnh phúc nhất. Nơi đó không chỉ là vùng đất nơi ta lớn lên mà còn có gia đình, có ba mẹ chờ đợi.
-
Bài thơ “Nếu mai em về Chiêm Hóa” của tác giả Mai Liễu để lại cho tôi nhiều ấn tượng. Mở đầu bài thơ là lời bộc lộ về nỗi nhớ quê hương đầy da diết. Cách xưng hô độc đáo “em - ta” gợi cảm giác xa lạ mà cũng thân quen. Tiếp đến tác giả đã dành hẳn một khổ thơ để khắc họa vẻ đẹp của núi rừng Chiêm Hóa. Đầu tiên là hình ảnh Sông Gâm hiện lên với đôi bờ cát trắng, cùng với đó là “đá ngồi dưới bến trông nhau”. Nhà thơ sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa độc đáo gợi ra những tảng đá từ bờ này nhìn sang bờ kia như đang trông nhau. Những hòn núi được gọi là “Non Thần” khi xuân sang hình như cũng trẻ lại, khoác lên mình bộ quần áo một màu màu xanh ngút. Cảnh sắc độc đáo là vậy, con người hiện lên cũng mang vẻ đẹp riêng. Đó là những cô gái người Dao, người Tày. Những cô gái Dao duyên dáng, xúng xính trong những món trang sức bạc. Những cô gái Tày lại khiến người ta mê mẩn trong sắc chàm của bộ trang phục truyền thống với nụ cười chúm chím khiến người ngắm quên lối về. Những câu thơ đọc lên thật tình, thật đẹp làm sao. Khổ thơ cuối như một lời khép lại bộc lộ sự nhớ thương cũng như mong muốn trở về quê hương của tác giả rất thật mãnh liệt. Đó là mong muốn trở về quê để đi hội xuân, để chơi những trò chơi dân gian, để gặp mọi người, những người có duyên.
-
“Nếu mai em về Chiêm Hóa” của Mai Liễu là một bài thơ gợi cho tôi nhiều cảm xúc. Câu thơ mở đầu như một lời mời gọi: “Nếu mai em về Chiêm Hóa”. Cách xưng hô “em - ta” thật độc đáo. “Em” ở đây không chỉ cụ thể một ai mà nói chung chung về những con người ở quê hương Chiêm Hóa, còn “ta” có lẽ chính là nhà thơ. Mỗi năm, dịp Tết là lúc để những người xa quê trở về thăm quê, đón Tết. Có lẽ bởi vậy mà “ta” muốn nhờ “em” gửi nỗi nhớ thương dành cho quê hương cùng về. Tiếp đến, tác giả đã dành hẳn một khổ thơ để khắc họa vẻ đẹp của núi rừng Chiêm Hóa. Xuất hiện đầu tiên là hình ảnh sông Gâm hiện lên với đôi bờ cát trắng, cùng với “đá ngồi dưới bến trông nhau”. Biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng khiến cho một sự vật vô tri như đá trở nên có hồn, đá đang nhìn sang bờ kia như đang trông nhau. Còn núi non thì như trẻ lại, khoác lên mình bộ quần áo một màu màu xanh ngút. Không chỉ có thiên nhiên, con người của vùng đất Chiêm Hóa cũng gợi nhiều ấn tượng. Đó Những cô gái Dao thật duyên dáng trong món trang sức bạc. Những cô gái Tày lại khiến người ta mê mẩn trong sắc chàm của bộ trang phục truyền thống với nụ cười chúm chím khiến người ngắm quên lối về. Khổ thơ cuối như một lời khép lại bộc lộ sự nhớ thương cũng như mong muốn trở về quê hương của tác giả rất thật mãnh liệt.
-
Nhà thơ Mai Liễu (1949 – 2020): tên thật là Ma Văn Liễu, sinh năm 1950 tại xã Cống Đa, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Khi làm thơ, làm báo, ông thường dùng bút danh Mai Liễu. Ông là nhà thơ dân tộc Tày, nổi tiếng với những bài thơ viết về tình yêu quê hương, đất nước, đặc biệt là thơ về các dân tộc thiểu số vùng cao, biên giới. Thơ Mai Liễu khá phong phú về đề tài: bà viết nhiều về Bác Hồ, về chiến tranh – chiến sĩ, về tình yêu, và gần đây viết nhiều về thế sự, đặc biệt là quê hương và tình yêu đồng bào miền núi.
Trong suốt cuộc đời sáng tạo của mình, ông đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị với hàng chục tập thơ được xuất bản như: “Suối làng” (1994), “Mây vẫn bay về núi” (1995), “Lời then ai buộc” (1996), “Tìm tuổi” (1998), “Giấc mơ của núi” (2001), “Đầu nguồn mây trắng” (2004), “Bếp lửa nhà sàn” (2005), “Núi vẫn còn mưa” (2013), tuyển tập “Thơ Mai Liễu”,… Bài thơ “Nếu mai em về Chiêm Hóa” được trích từ tuyển tập “Thơ Mai Liễu”, Nxb Hội Nhà Văn, Hà Nội, 2015.Tác phẩm “Nếu mai em về Chiêm Hóa” có nội dung chính thể hiện nỗi nhớ quê hương sâu sắc của tác giả. Nỗi nhớ sâu sắc có thể được thể hiện qua những hình ảnh được tác giả khắc họa không chỉ về thiên nhiên, con người mà còn cả khung cảnh yên bình của Chiêm Hóa. Bằng những hình ảnh đẹp đẽ, tác giả miêu tả nỗi nhớ qua những khung cảnh như cái lạnh tháng 12 hay mùa măng mới. Tác giả cũng khắc họa những địa danh quen thuộc của quê hương một cách chi tiết, thể hiện rõ nét nỗi đau khao khát nơi này.
-
Bài thơ “Nếu mai em về Chiêm Hóa” của tác giả Mai Liễu đã để lại trong tôi không chỉ một ấn tượng mạnh mẽ, mà còn là những cảm xúc sâu sắc và những suy nghĩ thăng hoa về quê hương. Tôi nhận thấy rằng bài thơ này không chỉ là một tác phẩm văn học, mà còn là một tấm gương thể hiện tình yêu và lòng trung thành đối với quê hương, nơi tác giả đã trải qua những kỷ niệm đáng nhớ. Đoạn mở đầu của bài thơ đã khiến tôi cảm nhận được nỗi nhớ quê hương đầy da diết của tác giả. Từ ngữ “em – ta” được sử dụng trong cách xưng hô độc đáo đã tạo ra một cảm giác vừa xa lạ vừa thân thuộc, như là một lời nói chân thành và tràn đầy tình cảm. Điều này đã khiến tôi liên tưởng đến những kỷ niệm tuổi thơ và những ngày tháng êm đềm trôi qua ở quê hương. Tiếp theo, tác giả đã dành một khổ thơ để miêu tả vẻ đẹp tuyệt vời của núi rừng Chiêm Hóa. Hình ảnh Sông Gâm hiện lên với đôi bờ cát trắng và “đá ngồi dưới bến trông nhau” đã tạo ra một cảm giác thân thuộc và gần gũi. Tôi cảm nhận được sự sống động của những tảng đá như đang tựa vào nhau, như đang trông chờ và chia sẻ mọi niềm vui và nỗi buồn. Những ngọn núi mang tên “Non Thần” khi mùa xuân đến đã trở nên trẻ trung và rực rỡ hơn, như là một biểu tượng cho sự trỗi dậy và tái sinh của thiên nhiên. Cảnh sắc này không chỉ làm say đắm lòng người, mà còn khiến tôi nhớ đến vẻ đẹp riêng biệt của con người sống ở đây. Trong bài thơ, tác giả đã đề cập đến những cô gái người Dao và Tày, với vẻ đẹp duyên dáng và quyến rũ. Các cô gái Dao xinh đẹp, xúng xính trong những món trang sức bạc lấp lánh, đã tạo nên một khung cảnh tuyệt mỹ và lãng mạn. Còn những cô gái Tày lại mang đến sắc chàm của bộ trang phục truyền thống và nụ cười tươi tắn, khiến người nhìn không thể rời mắt. Tôi không thể không bị cuốn hút bởi sự quyến rũ và sự thu hút của những người phụ nữ này, và tôi cảm nhận được tình yêu và lòng trung thành của tác giả dành cho họ. Những câu thơ trong bài thơ này được viết ra với tình cảm chân thành và sự tinh tế. Mỗi câu thơ đều toát lên sự tình yêu và lòng trung thành đối với quê hương, đồng thời tạo nên một hình ảnh sống động và tuyệt vời trong tâm trí người đọc. Cuối cùng, khổ thơ cuối cùng của bài thơ như một lời kết, bày tỏ sự nhớ thương và mong muốn mãnh liệt của tác giả trở về quê hương. Tác giả ao ước được trở về quê để tham gia hội xuân, để tham gia những trò chơi dân gian, để gặp gỡ mọi người, những người có duyên với mình. Từng câu thơ cuối cùng đã khắc sâu vào lòng tôi và khiến tôi cảm nhận được tình yêu và lòng trung thành với quê hương. Với tất cả những điều tuyệt vời và cảm xúc sâu sắc mà bài thơ “Nếu mai em về Chiêm Hóa” mang lại, tôi không thể không ngưỡng mộ và kính phục tác giả Mai Liễu đã sáng tác ra một tác phẩm tuyệt vời như vậy. Bài thơ này là một lời tôn vinh và ca ngợi quê hương, là một món quà tuyệt vời dành cho những người yêu thơ và yêu quê hương.
-
Nếu mai em trở về Chiêm Hóa, đó là một trong những bài thơ tiêu biểu mà Mai Liễu viết về quê hương, mảnh đất Chiêm Hóa – một huyện nằm ở phía bắc của tỉnh Tuyên Quang. Chiêm Hóa là nơi ông sinh ra và lớn lên, là nơi mang trong mình những kỷ niệm và tình cảm đặc biệt. Với ông, “Quê hương và tình người miền núi là niềm trăn trở, hối thúc tôi cầm bút và nó còn trở đi trở lại mãi trong cuộc đời cầm bút của tôi”. Hoài niệm về quê hương và cộ nguồn của ông được thể hiện sâu sắc trong rất nhiều bài thơ, đã tạo nên một thế giới nghệ thuật riêng không bị nhòa lẫn với bất cứ điều gì. Mỗi câu thơ của Mai Liễu về Chiêm Hóa đều mang trong đó một tấm lòng chan chứa tình yêu và trách nhiệm đối với quê hương và những người dân miền núi. Những bức tranh thơ đầy màu sắc của ông tái hiện cuộc sống của người dân Chiêm Hóa, từ những cánh đồng xanh tươi, những con đường mòn uốn lượn, đến những ngôi nhà bình dị và con người chất phác. Những hình ảnh này không chỉ là một cách để tái hiện quê hương, mà còn là một lời tri ân sâu sắc dành cho những người dân miền núi, những người đã đồng hành và ủng hộ ông trong suốt cuộc đời. Bài thơ “Nếu mai em về Chiêm Hóa” chính là một tác phẩm đặc biệt, nơi Mai Liễu thể hiện sự tương tác giữa những kỷ niệm và hiện tại, giữa quá khứ và tương lai. Bài thơ này không chỉ là một lời mời gọi để trở về quê hương, mà còn là một lời tri ân, một lời hứa với Chiêm Hóa rằng ông sẽ luôn ghi nhớ và mang theo trong trái tim mình mảnh đất này, dù cho có đi đến bất cứ nơi nào. Nhờ những bài thơ này, người ta có thêm cơ hội để hiểu và trân trọng hơn về vẻ đẹp và ý nghĩa của quê hương, của đất nước và con người Việt Nam.
-
Chiêm Hóa – mảnh đất thân yêu trên quê hương cách mạng Tuyên Quang được khắc họa rõ nét qua tác phẩm Nếu mai em về Chiêm Hóa. Những hình ảnh thiên nhiên, con người, địa danh được tác giả miêu tả rất sắc nét, đẹp mắt, tạo nên một khung cảnh vô cùng yên bình và hoài cổ. Toàn bộ tác phẩm thơ là sự thể hiện tình cảm sâu sắc của tác giả đối với quê hương, thể hiện rõ tình yêu, sự kính trọng đối với quê hương thân yêu. Ngay từ nhan đề, tác giả đã cho thấy nỗi nhớ đầy vơi của tác giả. Nỗi nhớ qua những hình ảnh cái rét trong tháng giêng, một mùa măng mới. Sau đó nỗi nhớ trải dài ra các địa danh của quê hương cho thấy được ở tác giả nỗi nhớ mến thương về nơi cảnh vật yên bình. Khung cảnh đẹp nhất có lẽ là khung cảnh đường phố với những cô gái Dao và cô gái Tày trong bộ váy đẹp. Có thể thấy toàn bộ bài thơ là nỗi nhớ và tình cảm sâu đậm của tác giả dành cho quê hương.
-
Bài thơ “Nếu mai em về Chiêm Hóa” của tác giả Mai Liễu là một tác phẩm tuyệt vời đã để lại trong tôi nhiều ấn tượng sâu sắc và hồn nhiên. Bài thơ mở đầu với lời bộc lộ về nỗi nhớ quê hương đầy da diết, đem đến cho người đọc cảm giác hòa mình vào những kỷ niệm tuổi thơ đẹp đẽ. Sự xưng hô độc đáo qua từ “em – ta” đã tạo nên một không gian cảm xúc đầy cảm tình và gần gũi. Tác giả đã dành một khổ thơ tuyệt đẹp để vẽ nên hình ảnh tuyệt vời về vẻ đẹp của núi rừng Chiêm Hóa. Sông Gâm hiện ra với những bờ cát trắng tinh khiết, tạo nên một cảnh tượng tươi đẹp và thơ mộng. “Đá ngồi dưới bến trông nhau” là một hình ảnh rất tinh tế, như những tảng đá đang trò chuyện và chờ đợi nhau từ bờ này sang bờ kia. Những ngọn núi mang tên “Non Thần” cũng trở nên trẻ trung và rực rỡ hơn khi mùa xuân đến, như thể chúng khoác lên mình những tấm áo xanh ngút ngàn. Cảnh sắc đặc biệt này càng làm nổi bật vẻ đẹp riêng biệt của con người. Các cô gái Dao và Tày trong bài thơ là những biểu tượng của vẻ đẹp tuyệt vời và duyên dáng. Những cô gái Dao mặc những món trang sức bạc lộng lẫy và quyến rũ. Trong khi đó, những cô gái Tày với trang phục truyền thống và nụ cười tươi tắn đã khiến người nhìn sâu đậm trong lòng và quên mất lối về. Câu thơ trong bài thơ được viết rất tình cảm và đẹp đến không thể tả. Nó mang đến cho người đọc một cảm giác mãn nhãn và thấm đượm trong từng lời ca ngợi vẻ đẹp của quê hương. Khổ thơ cuối cùng cũng là một lời khép lại tuyệt vời, thể hiện sự nhớ nhung và mong muốn trở về quê hương của tác giả một cách mãnh liệt. Đó là sự khát khao trở về quê để tham gia vào những hội xuân, để thưởng thức những trò chơi dân gian và gặp gỡ những người bạn thân yêu. Tất cả những điều này tạo nên một hình ảnh tươi vui và đầy kỷ niệm trong lòng người đọc.