Top 7 Bài văn, đoạn văn phân tích bài thơ Ta đi tới của Tố Hữu (Ngữ văn 8) hay nhất

Thai Ha 1001 0 Báo lỗi

Tố Hữu – một nhà thơ tiêu biểu của thơ cách mạng Việt Nam. Bài thơ “Ta đi tới” được nhà thơ viết vào tháng 8 năm 1954 nhằm ca ngợi chiến thắng lừng lẫy của dân ... xem thêm...

  1. Đặng Thai Mai, bà đã từng có chia sẻ rằng “Với Tố Hữu, thơ là vũ khí đấu tranh cách mạng. Ðó chính là đặc sắc và cũng là bí quyết độc đáo của Tố Hữu trong thơ ca”. Thật vậy, Tố Hữu được nhận xét là cây đại thụ của nền văn học thơ ca Việt Nam, các sáng tác của ông biểu hiện một lẽ sống lớn, tình cảm lớn của những con người cách mang. Thơ ông phản ánh và ghi dấu những ngày tháng tuy gian khổ mà hào hùng, oanh liệt của dân tộc ta.


    Bài thơ Ta Đi Tới được, nhà thơ Tố Hữu sáng tác vào khoảng tháng 8 năm 1954. Qua đó, tác giả ca ngợi chiến thắng vang dội đồng thời gợi những suy nghĩ về đoạn đường phía trước. Tác phẩm không chỉ chứa đựng niềm cảm xúc thời đại mà còn mang tính biểu tượng cao. Càng đọc bài thơ, độc giả lại thêm hiểu về con người và phong cách nghệ thuật của người thi nhân - Tố Hữu.


    Giống với tác phẩm Việt Bắc, bài thơ Ta đi tới ra đời vừa để tổng kết và khép lại một hành trình lịch sử chiến đấu chống thực dân Pháp gian khổ: “Chín năm kháng chiến thánh thần/Gậy tầm vông đánh tan quân bạo tàn” đồng thời vừa khẳng định về con đường mà “Ta bước tiếp”, “Ta đi tới” sẽ không có điều gì có thể ngăn cản nổi, chắn đường dân tộc Việt Nam tiến lên giải phóng nước nhà


    Qua những vần thơ, độc giả có thể cảm nhận được, dường như càng ngày nhà thơ Tố Hữu càng ý thức sâu sắc hơn về tinh thần dân tộc Việt Nam. Những lời thơ thật thấm thía và xúc động biết bao về một đất nước Việt Nam anh hùng, đã trải qua bao “vất vả, đau thương, tươi thắm vô ngần”. Với lòng yêu nước thiết tha, tinh thần anh dũng, quyết tâm cho sự nghiệp giải phóng nước nhà, các chiến vững bước ra đi, không ngại khó khăn, không ngại gian khổ, dù có phải trèo đèo lội suối, vẫn một lòng vì nước vì dân.


    Với một tình yêu vô bờ bến dành cho quê hương, đất nước, những hình ảnh thiên nhiên thật xinh đẹp, tươi tắn hiện ra:


    Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi!

    Rừng cọ, đồi chè, đồng xanh ngào ngạt

    Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát

    Chuyến phà dào dạt, bến nước Bình Ca

    … Đường ta đó tự do cuồn cuộn

    Bốt đồn Tây đã cuốn sạch rồi…


    Tổ Quốc Việt Nam thật giàu đẹp làm sao. Những câu thơ trên đã gợi niềm vui phấn chấn, sự tự hào sâu sắc về cảnh đẹp xinh tươi của quê hương ta. “Rừng cọ, đồi chè, đồng xanh” đều là những hình ảnh quen thuộc thường xuất hiện ở làng quê Việt Nam. Ánh nắng soi rọi xuống dòng sông Lô tươi mát, thấp thoáng đâu đây nghe “hò ô tiếng hát”,..Con đường mà tác giả đi khi ấy không chỉ khiến tác giả vui, thích thú bởi cảnh đệp mà còn vì con đường ấy đã giành lại được tự do hòa bình, lũ giặc ngoại xâm đã bị “cuốn sạch rồi”


    Bài thơ được tác giả sử dụng rất nhiều động từ mạnh nhằm khẳng định ý chí quyết tâm trong việc xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam ngày càng vững chắc, giàu mạnh. Đồng thời ca ngợi tinh thần đoàn kết, chiến đấu hết mình vì Tổ quốc của dân và quân ta đã không chịu bị khuất phục trước bọn đế quốc xâm lược.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ

  2. Tình cảm yêu nước thiết tha, sâu nặng và khát vọng về một đất nước vững mạnh, ấm no luôn là đề tài nóng hỏi của rất nhiều nhà văn yêu nước. Trong đó không thể không nhắc đến nhà thơ Tố Hữu – một nhà thơ tiêu biểu của thơ cách mạng Việt Nam. Nổi bật là bài thơ “Ta đi tới” được nhà thơ viết vào tháng 8 năm 1954 nhằm ca ngợi chiến thắng lừng lẫy của dân tộc và suy nghĩ, trăn trở về tương lai đất nước trong trang sử mới.


    Đất nước trong con mắt của mỗi người được cảm nhận bởi nhiều mạch cảm xúc khác nhau. Đối với Tổ Hữu cũng vậy, bằng con mắt biết cảm của mình, ông lật qua hàng ngàn trang lịch sử của đất nước để ta thấy được đất nước ngày này đẹp đẽ thế nào:


    Ta đi giữa ban ngày

    Trên đường cái, ung dung ta bước.

    Đường ta rộng thênh thang tám thước

    Đường Bắc Sơn, Đình Cả, Thái Nguyên

    Đường qua Tây Bắc, đường lên Điện Biên

    Đường cách mạng, dài theo kháng chiến…

    Đến hôm nay đường xuôi về biển

    Mới tinh khôi màu đất đỏ tươi

    Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!

    Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt

    Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát

    Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca…


    Đất nước hiện lên trong mắt Tố Hữu với những con đường rộng mở “ung dung ta bước”. Hàng loạt những con đường cách mạng được gọi tên từ phía bắc nơi đường Bắc Sơn, Đình Cà, Thái Nguyên, Tây Bắc, Điện Biên nay đã được yên bình, xuôi theo về biển. Những con đường từng in hằn dấu chân của những người chiến sĩ nay đã “mới tinh khôi màu đất đỏ tươi”. Đất nước yên bình quả thật làm cho trái tim ta rạo rực, làm cho nhà thơ phải thốt lên rằng: “Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!”. Đất nước thời bom rơi đạn nổ cháy cả đồi cây nay đã thành rừng cọ, đồi chè xanh tươi bát ngát. Dòng sông Lô từng đẫm máu quân thù nay đã yên bình đón nắng mới, hò vang tiếng hát, phải chăng đó chính là tiếng hát trong lòng nhà thơ, tiếng hát tự hào, tôn vinh về những anh hùng dân tộc đã gây dựng nên đất nước hòa bình. Bến Bình Ca một thời máy bay địch oanh tạc nay trở nên hiền hòa, dào dạt.


    Trước niềm vui sướng về cảnh đất nước yên bình, Tố Hữu ngược dòng cảm xúc bồi hồi nhớ lại kỷ niệm về những ngày tháng chiến đấu quả cảm, oai hùng:


    Ai qua Phú Thọ

    Ai xuôi Trung Hà

    Ai về Hưng Hóa

    Ai xuống khu Ba

    Ai vào khu Bốn


    Kháng chiến ba ngàn ngày không nghỉ

    Bắp chân, đầu gối vẫn săn gân.

    Ngẩng đầu lên: trong sáng tuyệt trần

    Tháng Tám mùa thu xanh thẳm

    Mây nhởn nhơ bay

    Hôm nay ngày đẹp lắm!

    Mây của ta, trời thẳm của ta

    Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa!


    Tố Hữu tình nguyện trở thành người hướng dẫn viên du lịch để đưa ta trở về với hồi ức xưa. Những con đường Phú Thọ, Trung Hà, Hưng Hóa, khu Ba, khu Bốn có Bốt Tây mà hễ nhắc đến ai cũng phải bàng hoàng khiếp sợ bởi những đòn tra tấn, đày đọa không nhân tính của kẻ thù nay đã “cuốn sạch rồi”. Rồi xuôi thuyền theo sông Thao về thủ đô kháng chiến Hà Nội với mấy ngàn năm chiến đấu không nghỉ, “bắp chân, đầu gối vẫn săn gân” nay ngẩng đầu lên chỉ còn vẻ đẹp của đám mây nhởn nhơ bay, của màu xanh hòa bình. Dân tộc ta với lòng khiên trung, bất khuất đã làm tan tác những bóng thù hắc ám, đổ bao nhiêu giọt mồ hôi nước mắt để đổi lại “Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa!”, để cờ đỏ sao vàng bay phấp phới trên nóc dinh độc lập.


    Đã tan tác những bóng thù hắc ám

    Đã sáng lại trời thu tháng Tám

    Trên đường ta về lại Thủ đô

    Cờ đỏ bay quanh tóc bạc Bác Hồ!...

    Dù ai nói ngả nói nghiêng

    Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân

    Dù ai rào giậu ngăn sân

    Lòng ta vẫn giữ là dân Cụ Hồ!


    Tỗ Hữu tiếp tục miêu tả vẻ đẹp của không gian địa lý đất nước gắn với chiều dài của lịch sử. Từ miền Bắc xuôi về đến Nam Bộ, Tiền Giang, Hậu Giang, Hồ Chí Minh, Đồng Tháp,...rồi đến cả những con sông từng nhuốm máu đỏ quân thù như Sông hương, Bến Hải, Cửa Tùng đều được vang danh tưởng nhớ. Tác giả còn gửi gắm tình yêu, tình đoàn kết giữa hai miền Nam Bắc rằng “Nước ta là của chúng ta/ Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa!”. Tố Hữu nhắc nhở mỗi con người chúng ta dù có đi đâu thì chúng ta vẫn là “con một cha, nhà một nóc”. Dù có như thế nào thì dòng máu con người Việt Nam vẫn chảy trong tim, ta vẫn luôn là “dân Cụ Hồ”. Nhà thơ tiếp tục đưa dòng cảm xúc về với những ngày tháng hình thành của đất nước, đất nước là một phần máu thịt trong mỗi con người:


    Ta đã lớn lên rồi trong khói lửa

    Chúng nó chẳng còn mong được nữa

    Chặn bàn chân một dân tộc anh hùng

    Những bàn chân từ than bụi, lầy bùn

    Đã bước dưới mặt trời cách mạng.

    Những bàn chân của Hóc Môn, Ba Tơ, Cao Lạng

    Lừng lẫy Điện Biên, chấn động địa cầu

    Những bàn chân đã vùng dậy đạp đầu

    Lũ chúa đất xuống bùn đen vạn kiếp!


    Đất nước được hình thành từ khói lửa, đạn pháo, từ cái thời mà lớp trẻ bây giờ có mong cũng chẳng quay lại được. Đất nước ta hình thành từ những dấu chân của người chiến sĩ anh hùng, mà người chiến sĩ đó chẳng phải là những chiến binh mạnh mẽ, họ điều xuất phát từ “than bụi, lầy bùn”, từ những người dân nhỏ bé nhưng có sức mạnh đoàn kết to lớn của tình yêu đất nước. Họ xông pha chiến đấu, không sợ hiểm huy, cứ thế bước đi dưới ánh “mặt trời cách mạng”. Những bàn chân “Hóc Môn, Ba Tơ, Cao Lạng” vang danh lừng lẫy trên chiến trường Điện Biên, nổi tiếng khắp cả địa cầu. Những bàn chân đó đã được Tố Hữu nhấn mạnh, lý tưởng hóa như những bàn chân khổng lồ sẵn sàng dẫm đạp đầu “Lũ chúa đất xuống bùn đen vạn kiếp”.


    Nếu như những câu thơ trên tưng bừng với những hình tượng hào hùng thì những câu thơ còn lại là những cảm xúc chứa đựng đầy suy tư của nhà thơ khẳng định lại tinh thần khiên trung, bất diệt của dân tộc ta khi đối mặt với kẻ thù hùng bạo và tấm lòng thủy chung của con em dân tộc Việt Nam chung một mái nhà:


    Ta đi tới, trên đường ta bước tiếp,

    Rắn như thép, vững như đồng.

    Đội ngũ ta trùng trùng điệp điệp

    Cao như núi, dài như sông

    Chí ta lớn như biển Đông trước mặt!...

    Lòng ta không giới tuyến

    Lòng ta chung một cụ Hồ

    Lòng ta chung một Thủ đô

    Lòng ta chung một cơ đồ Việt Nam!


    Bằng bút pháp nghệ thuật so sánh, Tố Hữu miêu tả chặng đường giành lại gian sơn bờ cõi của dân tộc ta không một giây nào chùn bước. Ý chí của dân ta “rắn như thép, vững như đồng”, “cao như núi, dài như sông”, “Chí ta lớn như biển Đông trước mặt!”. Dân tộc ta “đi tới” với khí thế ngút trời, hùng hậu, đoàn kết “Bắc Nam liền một biển” khiến kẻ địch dù có mạnh đến đâu cũng phải kinh hãi, khiếp sợ. Cuối cùng, bằng điệp từ “Lòng ta”, nhà thơ nhất mực thể hiện tấm lòng trung với nước, hiếu với dân hòa cùng tấm lòng của dân tộc. Dân ta đều chung một nước, quyết không cùng giới tuyến với kẻ thù nào, trong lòng cùng chung một người cha già vĩ đại, cùng chung một Thủ đô kháng chiến, cùng chung một “cơ đồ Việt Nam”


    Thơ Tố Hữu thanh đạm, dịu ngọt với sự thống nhất đẹp đẽ giữa cuộc đời cách mạng và cuộc đời của nhà thơ. Bài thơ “Ta đi tới” ca ngợi những chiến tích oai hùng của ông cha, qua đó gợi suy nghĩ, cảm xúc của thời đại về một đất nước được xây dựng từ những trái tim nồng ấm tình người nhưng cũng không hề mềm yếu, nhẫn nhìn trước bất kì kẻ thù nào xâm hại đất nước của Cụ Hồ, của dân tộc.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  3. Từ xưa đến nay tinh thần yêu nước và ý chí bất khuất kiên cường chống giặc ngoại xâm luôn là đề tài văn chương nóng hổi được các ngòi bút tài năng hướng đến. Và Tố Hữu một trong những cây bút tài năng trong thời kỳ cách mạng đã sáng tác bài thơ Ta đi tới như một thước phim tài liệu ghi lại hành trình chống giặc và con đường đi phía trước của đồng bào Việt Nam. Nhát đến nhà thơ Tố Hữu người ta không thể không nhắc đến nhà thơ của cách mạng Việt Nam. Và bài thơ Ta đi tới được sáng tác vào tháng 8 năm 1954 nhàm con người chiến thắng lừng lẫy của dân tộc cũng như những suy nghĩ và trăn trở về tương lai của đất nước sau này.


    Đất nước Việt Nam trong con mắt và trong trái tim của mỗi con người đều hiện hữu dưới nhiều hình dạng khác nhau và được cảm nhận bởi nhiều mạch cảm xúc khác nhau. Nhưng chung quy lại ở trong những trái tim đó đều hiện hữu một lòng yêu nước sâu đậm và da diết. Và Tố Hữu cũng không ngoại lệ, bằng trái tim yêu nước da diết và con mắt biết cảm của mình, tác giả đã lật qua hàng ngàn trang lịch sử vàng của Việt Nam để ta có thể thấy được đất nước của chúng ta ngày hôm nay đẹp đẽ như thế nào.


    Ta đi giữa ban ngày

    Trên đường cái, ung dung ta bước.

    Đường ta rộng thênh thang tám thước

    Đường Bắc Sơn, Đình Cả, Thái Nguyên

    Đường qua Tây Bắc, đường lên Điện Biên

    Đường cách mạng, dài theo kháng chiến…

    Đến hôm nay đường xuôi về biển

    Mới tinh khôi màu đất đỏ tươi

    Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!

    Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt

    Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát

    Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca…


    Qua những dòng thơ trên có thể thấy đất nước hiện lên trong con mắt của Tố Hữu với những con đường rộng mở “Ung dung ta bước”. Trong những câu thơ đầy tình yêu nước ấy chính là những con đường cách mạng được gọi tên từ phía bắc nơi đường Bắc Sơn, Đình Cả,Thái Nguyên, Tây Bắc, Điện Biên nay đã được yên bình xuôi về biển. Đó là những con đường đã từng in hàng dấu chân của những người chiến sĩ cách mạng Việt Nam. Có thể thấy đất nước yên bình quả thật đã làm cho trái tim của hàng nghìn dân tộc Việt Nam phải rạo rực làm cho nhà thơ phải thốt lên rằng “Đẹp vô cùng, tổ quốc ta ơi !”. Nhớ cái thời đất nước Việt Nam còn trong chiến tranh bom rơi đạn nổ cháy cả đồi cây khiến bao trái tim phải thổn thức và tiếc nuối Thì ngày nay đã được phủ xanh trở thành những rừng cọ, đồi chè xanh tươi bát ngát. Mọi thứ sau khi chiến tranh kết thúc đều có những sự thay đổi đến khác lạ. Dòng Sông Lô trước đây từng đẫm máu quân thù nay đã trở nên bình yên đón nắng mới và hòa vang tiếng hát cùng người dân làng chài. Phải Trang những tiếng hát đó chính là những tiếng lòng của nhà thơ là tiếng hát của sự tự hào ca ngợi và tôn vinh về những anh hùng dân tộc đã không ngại hy sinh thân mình gây dựng lên một đất nước hòa bình độc lập.


    Tố Hữu không chỉ ca ngợi đất nước trong thời bình mà còn ngược dòng cảm xúc nhớ lại những kỉ niệm về năm tháng chiến đấu oanh liệt.


    Ai qua Phú Thọ

    Ai xuôi Trung Hà

    Ai về Hưng Hóa

    Ai xuống khu Ba

    Ai vào khu Bốn

    Kháng chiến ba ngàn ngày không nghỉ

    Bắp chân, đầu gối vẫn săn gân.

    Ngẩng đầu lên: trong sáng tuyệt trần

    Tháng Tám mùa thu xanh thẳm

    Mây nhởn nhơ bay

    Hôm nay ngày đẹp lắm!

    Mây của ta, trời thẳm của ta

    Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa!


    Qua những lời thơ trên có thể thấy Tố Hữu đã hóa thân trở thành một người hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp đưa ta trở về với hồi ức ngày xưa. Các hãng ai cũng phải bàng hoàng và khiếp sợ bởi những đòn tra tấn và đầy đọa không có tính người của kẻ thù khi nhắc đến những con đường Phú Thọ, Trung Hà, Hưng Hóa, khu Ba, khu Bốn có Bốt Tây.


    Đã tan tác những bóng thù hắc ám

    Đã sáng lại trời thu tháng Tám

    Trên đường ta về lại Thủ đô

    Cờ đỏ bay quanh tóc bạc Bác Hồ!…

    Dù ai nói ngả nói nghiêng

    Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân

    Dù ai rào giậu ngăn sân

    Lòng ta vẫn giữ là dân Cụ Hồ!


    Không dừng lại ở đó Tố Hữu đã tiếp tục miêu tả về vẻ đẹp của không gian địa lý đất nước gắn với chiều dài lịch sử Việt Nam. Chúng ta có thể thấy từ miền Bắc xuôi về đến Nam Bộ, Tiền Giang, Hậu Giang và thành phố Hồ Chí Minh cũng như Đồng Tháp.. rồi đến cả những con sông từng nhóm máu của quân thù như sông Hương, Bến Hải, Cửa Tùng đều đã được vang danh tưởng nhớ. Tố Hữu còn gửi gắm vào đó tình yêu thương tình đoàn kết giữa hai miền Nam Bắc. Những dòng thơ như tiếng làm của tác giả nhắc nhở mỗi người dân Việt Nam chúng ta dù có đi đâu thì ta vẫn là “con một cha nhà một nóc”. Dù Có Đi đến phương trời nào thì dòng máu con người Việt Nam vẫn chảy ở trong tim, trong từng hơi thở. Không dừng lại ở đó nhà thơ đã tiếp tục đưa dòng cảm xúc của người đọc về với những ngày tháng hình thành đất nước khơi khi mà đất nước đã trở thành một phần máu thì trong mỗi đồng bào.


    Ta đã lớn lên rồi trong khói lửa

    Chúng nó chẳng còn mong được nữa

    Chặn bàn chân một dân tộc anh hùng

    Những bàn chân từ than bụi, lầy bùn

    Đã bước dưới mặt trời cách mạng.

    Những bàn chân của Hóc Môn, Ba Tơ, Cao Lạng

    Lừng lẫy Điện Biên, chấn động địa cầu

    Những bàn chân đã vùng dậy đạp đầu

    Lũ chúa đất xuống bùn đen vạn kiếp!


    Chúng ta không thể phủ nhận được rằng đất nước Việt Nam được hình thành từ khối lửa từ đạn pháo từ cái thời kháng chiến giành nước giữ nước của ông cha ta. Đất nước Việt Nam chúng ta hình thành từ những dấu chân của những người chiến sĩ anh hùng, những người mà chẳng ngại ngần hy sinh bản thân mình để giành lại độc lập cho đất nước. Những con người xuất phát từ than bụi bùn lầy từ những người dân bé nhỏ nhưng lại có sức mạnh đoàn kết to lớn. Trong họ luôn cháy lên một tình yêu đất nước mãnh liệt họ xông pha chiến đấu và không sợ hiểm nguy cứ thế mà bước dưới ánh mặt trời cách mạng. Có thể thấy những lời thơ trên của Tố Hữu không chỉ nói đến sự hình thành của đất nước mà còn ẩn sâu trong đó là sự tôn vinh và ca ngợi tinh thần chiến đấu và yêu nước của toàn bộ dân tộc Việt Nam.


    Nếu như những câu thơ trên tưng bừng với hình tượng hào hùng của các anh hùng chiến sĩ thì những câu thơ còn lại của cuối bài là những cảm xúc chứa rừng đầy sự suy tư của nhà thơ.


    Ta đi tới, trên đường ta bước tiếp,

    Rắn như thép, vững như đồng.

    Đội ngũ ta trùng trùng điệp điệp

    Cao như núi, dài như sông

    Chí ta lớn như biển Đông trước mặt!…

    Lòng ta không giới tuyến

    Lòng ta chung một cụ Hồ

    Lòng ta chung một Thủ đô

    Lòng ta chung một cơ đồ Việt Nam!


    Tố Hữu không chỉ ca ngợi tinh thần yêu nước cũng như sự anh dũng của cảm của từng Chiến Sĩ bộ đội mà còn thể hiện sự lo lắng trăn trở của mình về con đường đi phía trước của Việt Nam. Tố Hữu đã rất thành công trong việc khẳng định tinh thần kiên trung bất khuất của dân tộc Việt Nam khi đối mặt với kẻ thù hung bạo và một tấm làm thủy chung của công dân Việt Nam với đất nước. Tố Hữu đã sử dụng nghệ thuật tu từ so sánh miêu tả lại chặng đường giành lại giang sơn bờ cõi của dân tộc Việt Nam một cách oanh liệt và oai hùng. Ý chí của dân ta “rắn như thép, vững như đồng”, “cao như núi, dài như sông”, “Chí ta lớn như biển Đông trước mặt!”. Dân tộc ta “đi tới” với khí thế ngút trời, hùng hậu, đoàn kết “Bắc Nam liền một biển” khiến kẻ địch dù có mạnh đến đâu cũng phải kinh hãi, khiếp sợ. Tố Hữu đã thành công trong việc khẳng định tấm lòng trung với nước, hiếu với dân hòa cùng tấm lòng của dân tộc. Dòng máu chảy trong dân tộc Việt Nam là dòng máu yêu nước, quyết không cùng giới tuyến với bất kỳ một kẻ thù nào, trong lòng cùng chung một người cha già vĩ đại, cùng chung một thủ đô kháng chiến và cùng chung một cơ đồ Việt Nam.


    Bài thơ Ta Đi Tới của tác giả Tố Hữu đã thành công rất lớn trong việc khơi gợi sự tự hào tôn vinh tinh thần kháng chiến và yêu nước của dân tộc Việt Nam. Với ngôn ngữ bình dị và kết hợp nhiều bút pháp nghệ thuật bài thơ Ta đi tới đã ca ngợi những chiến tích oan hồn của dân tộc Việt Nam. Bài thơ như một thước phim tài liệu về hành trình giữ và bảo vệ nước của dân tộc Việt Nam. Bài thơ đã thành công trong việc tái hiện tinh thần bất khuất kiên trung và can đảm của từng chiến sĩ từng người dân Việt Nam trong năm tháng đấu tranh chống giặc ngoại xâm.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  4. Bài thơ “Ta đi tới” của Tố Hữu đã gợi cho tôi nhiều cảm nhận. Tác giả đã sáng tác bài thơ vào tháng 8 năm 1954 - thời điểm cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi, chính niềm vui chiến thắng lan tỏa đến khắp mọi miền tổ quốc đã gợi nguồn cảm hứng thơ ca cho tác giả. Nhìn lại chặng đường cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp “ba ngàn ngày không nghỉ” nhà thơ đã bộc lộ cảm xúc sung sướng, tự hào khi giành được chiến thắng, lòng căm thù giặc sâu sắc. Hình ảnh trung tâm của bài thơ “ta đi” kết hợp với một loại các địa danh được xuất hiện đã góp phần thể hiện tình cảm của tác giả một cách sinh động hơn, đó là niềm vui chiến thắng đã lan tỏa trên khắp mọi miền của tổ quốc. Khi đọc bài thơ, người đọc dường như cũng vui lây niềm vui của lúc bấy giờ. Tố Hữu giống như một người hướng dẫn viên du lịch, đưa người đọc trở về với miền kí ức xưa. Lịch sử đã ghi dấu dân tộc Việt Nam với lòng kiên trung, bất khuất đã làm tan tác những bóng thù hắc ám, đổ bao nhiêu giọt mồ hôi nước mắt để đổi lại nền độc lập cho Tổ quốc. Không chỉ vậy, tác giả còn gửi gắm lời nhắc nhở mỗi con người chúng ta dù có đi đâu thì chúng ta vẫn là “con một cha, nhà một nóc”. Dù có như thế nào thì dòng máu con người Việt Nam vẫn chảy trong tim, ta vẫn luôn là “dân Cụ Hồ”, phải sống sao cho xứng đáng với cội nguồn đó.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  5. “Ta đi tới” là một bài thơ khá nổi tiếng của Tố Hữu. Tác giả sáng tác bài thơ vào tháng 8 năm 1954 nhằm ca ngợi chiến thắng lừng lẫy của dân tộc và suy nghĩ, trăn trở về tương lai đất nước trong trang sử mới. Đất nước trong con mắt của mỗi người được cảm nhận bởi nhiều mạch cảm xúc khác nhau. Và với Tố Hữu cũng vậy, tác giả đã lật qua hàng ngàn trang lịch sử của đất nước để ta thấy được đất nước ngày này đẹp đẽ thế nào. Hàng loạt những con đường cách mạng được gọi tên từ phía bắc nơi đường Bắc Sơn, Đình Cả, Thái Nguyên, Tây Bắc, Điện Biên…, đó là những con đường từng in hằn dấu chân của những người chiến sĩ nay đã “mới tinh khôi màu đất đỏ tươi”. Đất nước yên bình quả thật làm cho trái tim ta rạo rực, làm cho nhà thơ phải thốt lên rằng: “Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!”. Hay cả một đất nước thời bom rơi đạn nổ cháy cả đồi cây nay đã thành rừng cọ, đồi chè xanh tươi bát ngát khiến người đọc không khỏi đau đớn, xót xa. Tố Hữu ngược dòng cảm xúc bồi hồi nhớ lại kỷ niệm về những ngày tháng chiến đấu quả cảm, oai hùng. Dân tộc ta với lòng kiên trung, bất khuất đã làm tan tác những bóng thù hắc ám, đổ bao nhiêu giọt mồ hôi nước mắt để đổi lại nước Việt Nam độc lập. Những câu thơ cuối chứa đựng đầy suy tư của nhà thơ khẳng định lại tinh thần kiên trung, bất diệt của dân tộc ta khi đối mặt với kẻ thù hung bạo và tấm lòng thủy chung của con em dân tộc Việt Nam chung một mái nhà. Bài thơ “Ta đi tới” quả là một tác phẩm hay, để lại cho người đọc nhiều ấn tượng.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  6. Ta Đi Tới được ra đời vào khoảng tháng 8 năm 1954. Qua đó, tác giả ca ngợi chiến thắng oanh liệt mà cả quân và dân ta đã cùng làm nên đồng thời gợi những suy nghĩ về chặng đường phía trước. Bài thơ không chỉ chứa đựng niềm cảm xúc thời đại mà hơn thế nữa còn mang tính biểu tượng cao. Càng đọc tác phẩm, độc giả lại thêm hiểu hơn về con người và phong cách sáng tác thơ ca của người thi nhân- Tố Hữu. Qua những lời thơ mộc mạc và giản dị, bạn đọc có thể dễ dàng nhận thấy dường như nhà thơ Tố Hữ ngày càng có ý thức sâu sắc hơn về tinh thần dân tộc. Những lời thơ vang lên thật thấm thía và xúc động biết bao về nhân dân của một đất nước Việt Nam quả cảm anh hùng, đã trải qua biết bao “vất vả, đau thương, tươi thắm vô ngần”. Với lòng yêu nước thiết tha cùng tinh thần anh dũng, quyết tâm đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng nước nhà, không chỉ người cách mạng Tố Hữu mà còn là toàn thể các chiến sĩ ra trận, họ vững bước trên con đường kháng chiến, không ngại khó ngại khổ, dù có phải trèo đèo lội suối, họ vẫn một lòng vì nước vì dân.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  7. Bài thơ "Ta đi tới" của Tố Hữu là một tác phẩm vô cùng đặc biệt và sâu sắc. Khi đọc bài thơ này, em không thể kìm nén được những cảm xúc trong lòng. Đầu tiên, bài thơ mang đến cho em một cảm giác rất tự do và mạnh mẽ. Từ những câu thơ ngắn gọn nhưng đầy ý nghĩa, Tố Hữu đã khéo léo thể hiện sự kiên cường và quyết tâm của con người trong cuộc sống. Em cảm nhận được sự tự tin và sức mạnh trong từng dòng thơ, khiến em cảm thấy như mình cũng có thể vượt qua mọi khó khăn và đi tới thành công. Không những thế, bài thơ "Ta đi tới" còn gợi lên trong em một cảm giác nhẹ nhàng và yêu thương. Tố Hữu đã sử dụng những hình ảnh tươi sáng và tình cảm để miêu tả hành trình của con người. Em cảm nhận được tình yêu và hy vọng trong từng câu thơ, như một lời động viên và khích lệ để chúng ta luôn tin tưởng vào bản thân và tiến về phía trước. Đặc biệt là bài thơ "Ta đi tới" còn khiến em nhớ về quê hương và những kỷ niệm tuổi thơ. Từng câu thơ như một dòng chảy của thời gian, đưa em trở về quá khứ, nơi có những kỷ niệm đẹp và ngọt ngào. Em cảm nhận được sự ấm áp và gần gũi của từng từ ngữ, khiến em nhớ về những ngày thơ ấu và tình yêu dành cho quê hương. Tóm lại, bài thơ "Ta đi tới" của Tố Hữu đã gợi lên trong em những cảm xúc mạnh mẽ, từ sự tự do và mạnh mẽ, đến sự nhẹ nhàng và yêu thương, cùng với những kỷ niệm đáng nhớ. Đó là một tác phẩm đáng để đọc và suy ngẫm, để ta luôn tin tưởng và tiến về phía trước trong cuộc sống.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy