Top 6 Bài soạn "Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh" lớp 9 hay nhất

Bình An 6713 0 Báo lỗi

Thuyết minh là một thể loại văn học thường gặp trong đời sống, được sử dụng để miêu tả một sự vật, hiện tượng một cách chân thực nhất, nhằm mục đích cung cấp ... xem thêm...

  1. Chọn thuyết minh về cái bút

    Dàn ý:

    * MB: Giới thiệu về tầm quan trọng của bút bi

    * TB:

    a, Nguồn gốc, xuất xứ: được phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro vào những năm 1930

    - Ông phát hiện mực in giấy nhanh khô

    - Quyết định, nghiên cứu tạo ra một loại bút sử dụng mực như thế

    - Bút bi ra đời

    b, Cấu tạo: 2 bộ phận chính:

    - Vỏ bút: ống trụ tròn dài từ 14- 15 cm được làm bằng nhựa dẻo, nhựa màu, trên thân thường có các thông số ghi ngày, nơi sản xuất

    - Ruột bút: bên trong, làm từ nhựa dẻo, chứa mực đặc, mực nước

    - Các bộ phận khác: nắp đậy, ghim gài, lò xo, nút bấm…

    c, Phân loại:

    - Kiểu dáng và màu sắc khác nhau tùy theo lứa tuổi, thị hiếu của người dùng

    - Màu sắc đẹp, nhiều kiểu dáng (có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa trong bài

    - Hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều thương hiệu bút nổi tiếng

    d, Nguyên lý hoạt động, bảo quản

    - Nguyên lý hoạt động: mũi bút chứa viên bi nhỏ, khi viết lăn mực để tạo chữ

    - Bảo quản: cẩn thận

    e, Ưu điểm, khuyết điểm

    - Ưu điểm

    + Bền, đẹp, nhỏ gọn, dễ vận chuyển

    + Giá thành rẻ, phù hợp với học sinh

    - Khuyết điểm:

    + Vì viết nhanh nên dễ rây mực, chữ không có nét thanh đậm

    + Thường phải mua ngòi, thay bút mới khi hết mực

    * Kết bài: Nhấn mạnh vai trò, tầm quan trọng của bút bi với cuộc sống của con người

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  2. Đề 1: Thuyết minh về chiếc quạt.

    I. Mở bài: Giới thiệu khái quát về công dụng của chiếc quạt trong đời sống.

    II. Thân bài:

    1. Giới thiệu lịch sử của chiếc quạt:

    - Từ xa xưa con người đã dùng chiếc mo cau làm quạt.

    - Khi khoa học kĩ thuật phát triển và phát minh ra nguồn điện: Chế tạo ra những chiếc quạt có cánh bằng nhựa, kim loại và chạy bằng động cơ.

    2. Các loại quạt, đặc điểm cấu tạo của từng loại:

    - Quạt gồm có nhiều chủng loại: to, nhỏ tùy theo nhu cầu của người dùng. Dựa vào các đặc điểm, cấu tạo người ta đặt tên ra các loại quạt…

    3. Công dụng: Đem lại những luồng gió mát cho con người vào những ngày hè oi ả, bảo đảm sức khỏe cho mọi người trong lúc lao động cũng như khi nghỉ ngơi.

    4. Cách sử dụng:

    - Các loại quạt mo, quạt nan, quạt giấy: phải dùng tay và sức người để quạt.

    - Quạt cây, quạt bàn, quạt treo tường, quạt trần: dùng động cơ điện

    5. Cách bảo quản:

    - Các loại quạt làm bằng chất liệu như lá cây, mo cau, tre khi dùng xong phải giữ khô; khi quạt phải nhẹ nhàng không gấp hoặc vo lại.

    - Các loại quạt chạy bằng động cơ: Khi dùng phải điều chỉnh điện hợp lí, khi không dùng phải tắt quạt, thỉnh thoảng phải lau sạch và tra dầu bảo vệ động cơ.

    III. Kết bài:

    - Đánh giá vai trò của chiếc quạt đối với đời sống con người.

    - Phát biểu những cảm nghĩ của em về chiếc quạt trong gia đình.


    Đề 2: Thuyết minh về chiếc bút bi.

    I. Mở bài: Giới thiệu sự quan trọng của bút bi với học sinh.

    II. Thân bài

    1. Nguồn gốc, xuất xứ

    – Phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro trong những năm 1930.

    2. Cấu tạo

    – Vỏ bút:.

    – Ruột bút:

    - Bộ phận khác: Lò xo, nút bấm, nắp đậy…

    3. Phân loại

    Bút bi có thể phân loại dựa theo:

    – Kiểu dáng và màu sắc.

    4. Cách hoạt động, bảo quản

    – Nguyên lý hoạt động.

    – Khi sử dụng tránh va đập và rơi.

    5. Ý nghĩa

    – Bút bi dùng để viết, để vẽ.

    – Bút bi còn là người bạn đồng hành với học sinh sinh viên.

    III. Kết bài

    Nêu lên được tầm quan trọng, tiện lợi của cây bút bi trong học tập.


    Đề 3: Thuyết minh về chiếc áo dài.

    I. Mở bài: Giới thiệu về chiếc áo dài

    II. Thân bài

    1. Lịch sử, nguồn gốc

    - Thời chúa Nguyễn Phúc Kháng:

    - Thời vua Minh Mạng:.

    - Áo dài Le mor:

    - Áo dài Lê Phổ:

    - Đời sống mới:.

    2. Cấu tạo

    - Cổ áo:

    - Thân áo:

    - Áo dài có hai tà:

    - Tay áo

    - Quần áo dài

    3. Công dụng

    - Trang phục truyền thống

    - Là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam

    - Trang phục công sở như các ngành nghề: Tiếp viên hàng không, nữ giáo viên, nữ nhân viên ngân hàng, học sinh,…

    4. Cách bảo quản

    Do chất liệu vải mềm mại nên áo dài đòi hỏi phải được bảo quản cẩn thận.

    5. Ý nghĩa của chiếc áo dài

    - Trong đời sống: Là trang phục truyền thống, quốc phục của dân tộc Việt Nam

    - Trong nghệ thuật:

    + Thơ văn:

    + Âm nhạc:

    + Hội họa

    + Trình diễn

    III. Kết bài: Nêu ý nghĩa của chiếc áo dài


    Đề 4: Thuyết minh về chiếc nón lá

    I. Mở bài:

    Đã từ lâu chiếc nón lá đã đi vào nhiều bài thơ, bài ca Việt Nam và trở thành biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam.

    II. Thân bài

    1. Nguồn gốc:

    - Chiếc nón lá có lịch sử rất lâu đời. Hình ảnh tiền thân của chiếc nón lá đã được chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lữ.

    - Từ xa xưa, nón lá đã hiện diện trong đời sống hằng ngày của người Việt Nam trong cuộc chiến đấu giữ nước, qua nhiều chuyện kể và tiểu thuyết.

    2. Nguyên vật liệu, cách làm:

    a. Chọn lá, sấy lá, ủi lá:

    b. Chuốc vành, lên khung lá, xếp nón:

    c. Chằm nón:

    3. Công dụng:

    - Chiếc nón lá không chỉ dùng để đội đầu che mưa, che nắng khi ra đồng, đi chợ, là chiếc quạt xua đi những giọt mồ hôi dưới nắng hè gay gắt mà còn là vật làm duyên, tăng nét nữ tính của người phụ nữ.

    - Trong nghệ thuật, tiết mục múa nón của các cô gái với chiếc áo dài duyên dáng thể hiện nét dịu dàng, mềm mại kín đáo của người phụ nữ Việt Nam.

    4. Bảo quản:

    Muốn nón lá được bền lâu chỉ nên đội khi trời nắng, tránh đi mưa. Sau khi dùng nên cất vào chỗ bóng râm.

    III. Kết bài:

    - Chiếc nón lá là biểu tượng của phụ nữ Việt Nam, là một sản phẩm truyền thống và phổ biến trên khắp mọi miền đất nước.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  3. I. Chuẩn bị ở nhà
    Cho đề bài: Thuyết minh một trong các đồ dùng sau: cái quạt, cái bút, cái kéo, chiếc nón.
    1. Yêu cầu của luyện tập:
    – Về nội dung thuyết minh: nêu được công dụng, cấu tạo, chủng loại, lịch sử của cái quạt (cái bút, cái kéo, chiếc nón).
    – Về hình thức thuyết minh: vận dụng một số biện pháp nghệ thuật để làm cho bài viết vui tươi, hấp dẫn như kể chuyện, tự thuật, hỏi đáp theo lối nhân hoá,…Trả lời:- Về nội dung thuyết minh: nêu được công dụng, cấu tạo, chủng loại, lịch sử của đối tượng thuyết minh
    - Về hình thức thuyết minh: vận dụng một số biện pháp nghệ thuật làm cho bài viết sinh động, hấp dẫn.
    2. Yêu cầu chuẩn bị:


    - Đề bài: Thuyết minh về cái quạt

    1. Mở bài: Giới thiệu chung về cái quạt

    2. Thân bài:

    a. Lịch sử ra đời của quạt.

    b. Phân loại quạt trong đời sống.

    c. Cấu tạo của chiếc quạt nói chung

    d. Cách sử dụng và cách bảo quản quạt trong đời sống hằng ngày.

    e. Giá trị của chiếc quạt...

    3. Kết bài: Cảm nghĩ chung về quạt trong đời sống hiện tại.


    - Đề bài: Thuyết minh về cái kéo

    1. Mở bài: Giới thiệu chung về cái kéo

    2. Thân bài:

    a. Lịch sử ra đời của kéo.

    b. Phân loại kéo trong đời sống.

    c. Cấu tạo của chiếc kéo nói chung

    d. Cách sử dụng và cách bảo quản kéo trong đời sống hằng ngày.
    3. Kết bài: Cảm nghĩ chung về kéo trong đời sống hiện tại.


    - Đề bài: Thuyết minh về chiếc nón

    1. Mở bài: Giới thiệu chung về chiếc nón

    2. Thân bài:

    a. Lịch sử chiếc nón.

    b. Cấu tạo của chiếc nón

    c. Quy trình làm ra chiếc nón

    d. Giá trị kinh tế, văn hóa, nghệ thuật của chiếc nón.

    3. Kết bài: Cảm nghĩ chung về chiếc nón trong đời sống hiện tại.


    II. Luyện tập trên lớp:

    1. Mở bài: Giới thiệu chung về tầm quan trọng của bút bi.

    “Nét chữ là nết người”. Thật vậy, câu thành ngữ ngắn gọn đã đi sâu vào trong tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam, nhắc nhở ta về học tập cũng như tầm quan trọng của nét chữ. Bởi học tập là một quá trình đầy khó khăn vất vả để xây dựng những nhân tài phục vụ cho Tổ quốc ngày càng tuơi đẹp. Và trong quá trình gian nan đó, đóng góp một công lao không nhỏ chính là cây bút bi.
    2. Thân bài:
    a. Nguồn gốc, xuất xứ:
    Được phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro vào những năm 1930. Ông phát hiện mực in giấy rất nhanh khô , từ đó quyết định nghiên cứu tạo ra một loại bút sử dụng mực như thế.
    b. Cấu tạo: 2 bộ phận chính:
    - Vỏ bút: ống trụ tròn dài từ 14 -15 cm được làm bằng nhựa dẻo hoặc nhựa màu, trên thân thường có các thông số ghi ngày, nơi sản xuất.
    - Ruột bút: bên trong, làm từ nhựa dẻo, chứa mực đặc hoặc mực nước.
    - Bộ phận đi kèm: lò xo, nút bấm, nắp đậy, trên ngoài vỏ có đai để gắn vào túi áo, vở.
    c. Phân loại:
    - Kiểu dáng và màu sắc khác nhau tuỳ theo lứa tuổi và thị hiếu của người tiêu dùng.
    - Màu sắc đẹp, nhiều kiểu dáng (có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá trong bài)
    - Hiện nay trên thị trường đã xuất hiện nhiều thương hiệu bút nổi tiếng.
    d. Nguyên lý hoạt động, bảo quản (có sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh , nhân hoá trong bài viết)
    - Nguyên lý hoạt động: Mũi bút chứa viên bi nhỏ, khi viết lăn ra mực để tạo chữ.
    - Bảo quản: Cẩn thận.
    e. Ưu điểm, khuyết điểm:
    -Ưu điểm:
    + Bền, đẹp, nhỏ gọn, dễ vận chuyển.
    + Giá thành rẻ,phù hợp với học sinh.
    - Khuyết điểm:
    + Vì viết được nhanh nên dễ giây mực và chữ không được đẹp. Nhưng nếu cẩn thận thì sẽ tạo nên những nét chữ đẹp mê hồn.
    - Phong trào: “Góp bút Thiên Long, cùng bạn đến trường” khơi nguồn sáng tạo.
    g. Ý nghĩa:
    - Càng ngày càng khẳng định rõ vị trí của mình.
    - Những chiếc bút xinh xinh nằm trong hộp bút thể hiện được nét thẫm mỹ của mỗi con người
    - Dùng để viết, để vẽ.
    - Những anh chị bút thể hiện tâm trạng.
    Như người bạn đồng hành thể hiện ước mơ, hoài bão...của con người. “ Hãy cho tôi biết nét chữ của bạn, tôi sẽ biết bạn là ai.”
    3. Kết bài: kết luận và nhấn mạnh tầm quan trọng của cây bút bi trong cuộc sống.
    Ý nghĩa của việc sử dụng yếu tố nghệ thuật trong văn bản thuyết minh: giúp cho bài văn thêm sinh động, hấp dẫn, góp phần làm nổi bật đặc điểm của đối tượng cần thuyết minh và gây hứng thú cho người đọc.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  4. DÀN Ý THAM KHẢO

    1. Mở bài

    Suốt quãng đời cắp sách đến trường, người học sinh luôn bầu bạn với sách, vở, bút, thước… và coi đó là những vật dụng không thể thiếu được. Trong số những dụng cụ học tập ấy thì tôi yêu quý nhất là cây bút bi, một vật đã gắn bó với tôi nhiều năm và chắc trong tương lai sẽ còn hữu ích với tôi lắm! Bút bi không chỉ là vật dụng không thể thiếu của người đi học mà còn với cả những công việc liên quan đến sổ sách, giấy tờ.


    2. Thân bài

    a. Nguồn gốc

    • Không ai có thể xác định được rõ ràng, chính xác thời điểm bút viết ra đời để góp mặt vào cuộc sống của con người. Chỉ biết rằng từ khi nhân loại phát minh ra chữ viết thì bút cũng ra đời.
    • Thời xa xưa, người ta dùng chiếc bút lông vũ để viết hay vẽ. Bút có thể dùng bằng lông chim, lông gà nhưng đa số là dùng bằng lông ngỗng. Bút này dùng rất bất tiện vì phải mài mực, phải chấm mực thường xuyên khi viết, viết xong lại phải rửa bút nên bút máy ra đời.
    • Chiếc bút bi đầu tiên, được một nhà báo Hungary làm việc tại Anh tên Laszlo Biro giới thiệu vào năm 1938. điều khiến Ông nghĩ ra việc sáng chế ra loại bút này là vì những cây bút máy luôn gây cho Ông thất vọng, chúng thường xuyên làm rách, bẩn giấy tờ, phải bơm mực và hay hư hỏng… Vào ngày 15 tháng 6 năm 1938 ông Biro được nhận bằng sáng chế Anh quốc. Từ khi bút bi được ra đời nó đã được cải tiến nhiều để phù hợp với người dùng và đã trở nên thông dụng khắp thế giới.

    b. Cấu tạo

    Bút bi được cấu tạo bởi các bộ phận sau:

    • Vỏ bút: vỏ bút thường có chất liệu làm bằng nhựa (hay kim loại được phủ sơn) được sử dụng để bào vệ các thiết bị bên trong, đồng thời làm cho cây bút được đẹp và sang trọng hơn. Vỏ bút thường có dạng hình ống trụ tròn dài từ 14-20cm, trên thân bút thường được in tên nhà sản xuất và một vài thông số kỹ thuật (tùy loại bút). Vỏ bút có nhiều màu sắc khác nhau để tăng tính thẩm mĩ cho chiếc bút
    • Bộ phận điều chỉnh bút: ở phần đầu có một viên bi nhỏ (lăn tròn khi chúng ta viết) để làm điều hòa lượng mực có trong bút. Bộ phận này kết hợp với lò xo (được làm bằng kim loại theo hình xoắn ốc) để điều chỉnh ngòi bút: Khi muốn sử dụng, ta chỉ cần bấm nhẹ đầu bấm ngòi bút sẽ lộ ra; khi không sử dụng, bấm đầu bấm cho ngòi bút thụt vào.
    • Ruột bút: Ruột bút thường được làm từ nhựa dẻo, rỗng để chứa mực đặc hoặc mực nước. Chiều dài thường khoảng 10cm và lớn hơn que tăm một chút dùng để chứa mực nên được gọi là ống mực. Gắn với ống mực là ngòi bút được làm bằng kim loại không rỉ, một đầu có lỗ tròn. Ở đầu lỗ có gắn một viên bi sắt mạ crôm hoặc niken, đường kính viên bi tùy thuộc vào mẫu mã mà to nhỏ khác nhau từ 0,38 đến 0,7mm. Viên bi nhỏ xíu xinh xắn ấy có khả năng chuyển động tròn đều đẩy cho mực ra đều.
    • Màu mực: Mực có nhiều loại như mực dầu, mực nước, mực nhũ, đến mực dạ quang với đủ các màu sắc như đỏ, xanh, đen,… Ngày càng có nhiều kiểu dáng đẹp lạ. Rồi có những loại bút dùng trong điều kiện bình thường và cả những loại dùng trong môi trường khí áp, khí quyển thay đổi. Thậm chí có loại bút dùng trong điều kiện bất thường không trọng lượng hoặc ở dưới nước. Có loại bút chỉ có một ngòi nhưng cũng có những loại có hai, ba, bốn ngòi với đủ màu mực như xanh, đỏ, đen, tím,…

    c. Công dụng

    • Cách sử dụng bút bi thì rất đơn giản. Chúng ta chỉ cần vặn nhẹ, hoặc ấn nút hoặc rút nắp bút lên. Sau đó thì dặt bút xuống để viết, khi viết xong, chúng ta cần đậy nắp bút lại cẩn thận, tránh làm rớt bút.
    • Bút bi là vật dụng cần thiết, là người bạn đồng hành với con người trong cuộc sống. Bút bi được dùng trong nhiều lĩnh vực. Bút theo sinh viên, học sinh học tập, bút cùng người trưởng thành ghi chú, tính toán sổ sách. Bút còn là món quà tặng dễ thương và giàu ý nghĩa.
    • Bút bi có giá cả phù hợp với nhiều người nên số lượng bút bi được tiêu thụ rất lớn.
    • Bút bi tiện dụng hơn bút máy vì không phải bơm mực, không gây lấm lem quần áo sách vở. Tuy nhiên, bút bi cũng có nhược điểm của nó là khi ta còn nhở, nét chữ chưa cứng nên viết bút bi sẽ dễ hỏng chữ vì đầu bi nhỏ và trơn dễ gây chữ xấu. Do vậy khi chữ viết đã đẹp và nhanh ta mới nên dùng bút bi.

    d. Bảo quản

    Ngòi bút rất quan trọng và dễ bị bể bi nên khi dùng xong ta nên bấm cho ngòi bút thụt vào hoặc đậy nắp lại để tránh hỏng bi. Tránh để rơi xuống đất vì dễ hỏng bi, vỡ vỏ bút, tránh để nơi có nhiệt độ cao.


    3. Kết bài

    Bút bi có vai trò quan trọng trong học tập và làm việc. Đối với bản thân em, bút bi là dụng cụ học tập quan trọng, giúp em viết nên những nét chữ xinh xắn, tròn đẹp, viết nhanh và vẽ nên những gì em thích. Em không thể thiếu bút bi mỗi ngày đến lớp, vì vậy em rất yêu quý và gìn giữ bút bi mỗi ngày.Bút bi mãi là vật dùng tiện dụng, cần thiết, gắn bó và không thể thiếu trong cuộc sống của con người.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  5. Bài 1: Cho đề văn: Thuyết minh một trong các đồ dùng sau: cái quạt, cái bút, cái kéo, chiếc nón.

    a) Xác định đề bài cụ thể.

    b) Lập dàn ý chi tiết và viết phần mở bài.

    Hướng dẫn làm bài


    Thuyết minh về cái nón lá

    a. Lập dàn ý

    Mở bài: Giới thiệu chung về chiếc nón.

    Thân bài:

    - Lịch sử chiếc nón và nghề làm nón.

    - Cấu tạo của chiếc nón.

    - Quy trình làm ra chiếc nón.

    - Giá trị kinh tế, văn hoá, nghệ thuật của chiếc nón.

    Kết bài: Cảm nghĩ chung về chiếc nón trong đời sống hiện tại.

    b. Hướng dẫn viết mở bài:

    Nhắc đến những vật dụng gắn bó, gần gũi, thân thiết với người Việt, không thể nào bỏ qua chúng tôi - những chiếc nón lá. Nón lá chúng tôi đã đồng hành cùng con người Việt Nam qua suốt chiều dài lịch sử. Lúc vui, lúc buồn, khi để che nắng mưa cùng người một nắng hai sương, khi lại làm duyên cùng nụ cười thiếu nữ hay e ấp cùng cô dâu bước chân về nhà chồng.


    Thuyết minh về cái quạt máy

    a. Lập dàn ý

    Mở bài: Giới thiệu chung về chiếc quạt.

    Thân bài:

    - Nguồn gốc và sự ra đời của quạt.

    - Cấu tạo và công dụng, sử dụng và bảo quản.

    - Quạt trong đời sống đô thị và nông thôn.

    Lưu ý: Nên sử dụng biện pháp nghệ thuật: tự thuật, nhân hoá để kề...

    Kết bài: Cảm nghĩ chung về cái quạt trong đời sống hiện đại.

    b. Hướng dẫn viết mở bài

    1. Việt Nam chúng ta có nhiều ngày tiết trời oi bức vì là nước thuộc vùng nhiệt đới, nằm gần đường xích đạo. Lúc ấy, mọi người sẽ cần đến chúng tôi - một vật dụng đang sử dụng rất hữu ích hằng ngày, những chiếc quạt máy.

    2. Nhắc đến làng quê Việt Nam là ta nghĩ đến những cánh đồng lúa rộng bạt ngàn, những người nông dân chăm chỉ, cần cù, quanh năm gắn bó với ruộng vườn, những triền đê, bãi cỏ xanh mượt, lũ trẻ con với những cánh diều và trò chơi gắn bó với tuổi thơ. Và trong đó còn có những vườn chuối. Hình ảnh ấy gắn liền với làng quê Việt Nam, với người nông dân từ rất lâu rồi.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  6. I. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ Ở NHÀ

    1. Viết dàn ý cho đề bài: Thuyết minh giới thiệu một trong các đồ dùng: cái quạt, cái bút, cái kéo, cái nón.

    2. Viết đoạn văn Mở bài cho bài văn với đề bài trên.

    Gợi ý: Dàn bài đáp ứng một số yêu cầu sau:

    Nội dung thuyết minh:

    Lập dàn ý theo bố cục ba phần;
    Nêu được công dụng, đặc điểm cấu tạo, lịch sử của vật lựa chọn làm đối tượng thuyết minh.
    Hình thức thuyết minh:

    Sử dụng các biện pháp thuyết minh thông dụng;
    Vận dụng các biện pháp nghệ thuật để tạo sức hấp dẫn cho văn bản thuyết minh (nhân hoá, so sánh, miêu tả, kể chuyện,…).


    II. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP TRÊN LỚP

    1. Trình bày dàn ý trước tổ, trước lớp; đọc đoạn văn Mở bài.

    2. Trao đổi, tham khảo các dàn ý của các bạn, lắng nghe nhận xét của thầy, cô giáo rồi tự điều chỉnh dàn ý của mình.

    3. Đọc các bài văn sau và nhận xét về nội dung thuyết minh, cách thức thuyết minh:

    HỌ NHÀ KIM

    Trong mọi dụng cụ của con người, có lẽ chúng tôi thuộc loại bé nhất. Tuy bé nhưng nhà ai cũng cần đến. Các bạn có biết chúng tôi là ai không? chúng tôi là cái kim khâu, bằng kim loại, bề ngang độ nửa li, bề dài khoảng hai ba phân, một đầu nhọn, một đầu tù, có lỗ chôn để sâu chỉ. Kim phải cứng mới dùng được. Khi đứt cúc, sứt chỉ thế nào cũng có tôi thì mới xong.

    Tôi có từ lúc nào, không rõ lắm, nhưng chắc chắn là rất xưa. Từ khi con người biết trồng bông dệt vải may áo, chắc là phải cần đến kim khâu để may áo. Làm ra cây kim lúc đầu hẳn là rất khó khăn, cho nên bây giờ mới có câu tục ngữ “mài sắt nên kim”.

    Họ nhà kim chúng tôi rất đông. Ngoài kim khâu vải may áo, còn có loại kim bé hơn để thêu thùa, lại có kim khâu trong khi mổ, kim to khâu giày, kim đóng sách,… Công dụng của kim là để luồn chỉ mềm qua các vật dày, mỏng để kết chúng lại. Thiếu chúng tôi thì nhiều nghành sản xuất gặp khó khăn đấy! Nghe nói từ cuối thế kỷ XVIII, một người Anh đã sáng chế ra máy khâu, nhưng máy vẫn cứ phải có kim thì mới khâu được!

    Cùng họ Kim chúng tôi còn có cây kim châm cứu. Nó bé mà dài, làm bằng bạc, dùng để chích vào huyệt nhằm chữa bệnh. Những cây kim của ông Nguyễn Tài Thu đã nổi tiếng thế giới!

    Họ kim lại còn có kim tiêm. Vẫn thân hình bé nhỏ, cứng cáp, có đầu nhọn, nhưng trong ruột lại rỗng, dùng để đưa thuốc chữa bệnh vào trong cơ thể con người. Khi ốm nặng, cần tiêm mà không có kim tiêm sạch thì nguy!

    Chúng tôi bé thật đấy, nhưng không tầm thường tí nào! Chúng tôi làm được những việc mà những kẻ to xác không làm được, có phải là rất đáng tự hào không?

    (Bài làm của HS)

    CHUYỆN LẠ LOÀI KIẾN

    Trong các loài vật xung quanh ta có lẽ chẳng ai lạ gì con kiến. Thôi thì kiến vàng, kiến đen, kiến lửa… ai mà chẳng biết? Ấy thế nhưng mà kiến là một loài rất lạ!

    Cái lạ thứ nhất là kiến không có bộ não, không có mắt, không có tai, không có bộ phận máy phát âm, chỉ nhờ có xúc giác, thế mà cái gì nó cũng biết, lại còn lôi kéo cả đàn làm theo. Thức ăn, bánh kẹo, mật ong…. không cất cẩn thận thế nào nó cũng bu đến! Đặc biệt nó biết rõ thời tiết. Hễ động trời sắp mưa là nó biết ngay, lo tích thức ăn, bịt kín tổ kiến.

    Cái lạ thứ 2 là nó rất khoẻ. Mỗi con kiến có thể mang một trọng lượng nhiều gấp 40 lần trọng lượng cơ thể nó. Trên thế giới này hẳn không có loài vật nào có sức mạnh như thế. Đã thế kiến là loài vật ném không chết. Người ta ném con kiến từ độ cao gấp hàng nghìn lần cơ thể nó, vậy mà khi rơi xuống nó vẫn bình yên bì đi như không!

    Cái lại thứ ba: Kiến là một kiến trúc sư tài ba. Bạn đã có dịp thấy tổ kiến chưa? Nếu cắt ra mà xem mới thấy đó là một thành phố có nhiều nhà cao tầng, đường đi lối lại thông suốt, trong đó có cung vua, có hậu cung, có nhà trẻ, kho lương thực, có nhà chung cư! Ở châu Phi có tổ kiến hình trụ hoặc hình kim tự tháp cao mười mấy mét! Chất liệu làm tổ chỉ là đất với nước bọt của chúng mà tổ kiến rất chắc, dùng rìu chặt cũng không đứt!

    Cái lạ thứ tư: Kiến là loài vật dũng cảm và hung dư vào loại hiếm có. Nếu gặp địch thủ, dù to lớn thế nào, kiến đều xông vào chiến đấu, không sợ hy sinh, cho đến khi hạ gục đối thủ, hoặc là ăn ngay tại trận, hoặc là mang về tổ. Ở châu Mĩ nhiều người bị kiến tấn công, tiêm nọc độc rồi trong chớp mắt, đàn kiến đông bu lại ăn hết thịt!

    Kiến là động vật có hại, vì nó nuôi rệp, lại hay làm tổ ở chân đê gây vỡ đê khi lũ. Nhưng cũng có nơi lấy kiến làm thức ăn, nghe nói giá trị dinh dưỡng gấp ba lần thịt bò!

    Vấn đề đặt ra là cần nghiên cứu loài kiến để hạn chế tác hại, lợi dụng các khả năng của chúng nhằm mưu lợi cho con người.

    (Dựa theo Bách khoa loài vật)

    Gợi ý:

    Về nội dung thuyết minh:

    Chủ đề thuyết minh của văn bản là gì?
    Văn bản đã giới thiệu, trình bày về đối tượng với những nội dung nào? Có đầy đủ và sâu sắc không?
    Về phương pháp thuyết minh:

    Văn bản đã sử dụng các biện pháp thuyết minh thông dụng nào?
    Văn bản có kết hợp sử dụng các biện pháp nghệ thuật không? Đó là những biện pháp nào? Phân tích tác dụng của các biện pháp nghệ thuật.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy