Top 5 Bài soạn Nội dung và hình thức của văn bản văn học (Ngữ Văn 10) hay nhất

Thai Ha 32 0 Báo lỗi

Trong chương trình Ngữ Văn 10, với bài học Nội dung và hình thức của văn bản văn học, học sinh cần soạn như thế nào? Dưới đây, Toplist đã sưu tầm và tổng hợp ... xem thêm...

  1. Câu 1 (trang 130 sgk ngữ văn 10 tập 2):

    Đề tài của văn bản văn học là: các lĩnh vực đời sống được nhà văn nhận thức, lựa chọn, khái quát, bình giá và thể hiện trong văn bản

    Việc lựa chọn đề tài bước đầu bộc lộ khuynh hướng, ý đồ của tác giả

    + Đề tài của truyện ngắn Lão Hạc (Nam Cao) là cuộc sống, số phận bi thảm của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám

    + Đề tài Truyện Kiều (Nguyễn Du) là cuộc đời và số phận bất hạnh của người phụ nữ trong bối cảnh xã hội phong kiến thối nát

    + Đề tài của Đồng chí (Chính Hữu) là tình đồng chí, đồng đội của những anh bộ đội Cụ Hồ trong kháng chiến chống Pháp

    + Bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh lấy đề tài về mùa thu, cụ thể là thời khắc giao mùa


    Câu 2 (trang 130 sgk ngữ văn 10 tập 2):

    Chủ đề là vấn đề cơ bản được nêu ra trong văn bản. Chủ đề thể hiện sự quan tâm cũng như chiều sâu nhận thức nhà văn với cuộc sống

    Chủ đề tác phẩm Chữ người tử tù: Truyện miêu tả tài năng và dũng khí, thiên lương của Huấn Cao, đồng thời làm hiện rõ cái đẹp, cái thiện, cảm hóa được cái xấu

    - Chủ đề truyện ngắn Lão Hạc là nhân cách, lòng tự trọng của người nông dân trước cái đói, sự nghèo khổ


    Câu 3 (trang 130 sgk ngữ văn 10 tập 2):

    Cảm hứng nghệ thuật là nội dung tình cảm chủ đạo của văn bản, thể hiện trạng thái cảm xúc, tâm hồn của văn bản. Qua cảm hứng nghệ thuật, người đọc cảm nhận được tư tưởng, tình cảm của tác giả bên trong tác phẩm


    Câu 4 (trang 130 sgk ngữ văn 10 tập 2):

    Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của văn bản chặt chẽ, không tách rời. Nội dung phải được cụ thể hóa bằng hình thức cụ thể, gắn với nội dung nhất định

    - Văn bản văn học cần có sự thống nhất giữa nội dung, tư tưởng cao đẹp, hình thức nghệ thuật hoàn mĩ → ý nghĩa quan trọng, tiêu chuẩn để đánh giá tác phẩm

    - Trong quá trình phân tích, chú ý tới nội dung và hình thức, kết hợp cả hai yếu tố


    II. LUYỆN TẬP

    Bài 1 (trang 130 sgk ngữ văn 10 tập 2):

    Giống nhau: Tắt đèn và Bước đường cùng đều viết về cuộc sống cơ cực của người nông dân ở nông thôn Việt Nam trước cách mạng tháng Tám

    - Khác nhau:

    + Tắt đèn: miêu tả cuộc sống người nông dân trong những ngày sưu thuế nặng nề, nông dân bị áp bức, bóc lột quá mức phải vùng lên phản kháng

    + Bước đường cùng: Miêu tả cuộc sống lầm than cơ cực của người nông dân trước những thủ đoạn bóc lột bằng hình thức cho vay nặng lãi của bọn địa chủ. Khi bị đẩy tới bước đường cùng thì vùng lên.

    + Đề tài của Tắt đèn và Bước đường cùng ý nghĩa rất lớn trong việc thức tỉnh người nông dân, ý thức đấu tranh của họ, giục giã họ quyết tâm thay đổi hoàn cảnh sống khi hiểu ra thực trạng bi thảm của cuộc sống của mình.

    Xét về ý nghĩa tố cáo và tác dụng đấu tranh: những tác phẩm này mang tính tích cực hơn sáng tác lãng mạn


    Bài 2 (trang 130 sgk ngữ văn 10 tập 2):

    - Hai khổ thơ đầu nói đến lòng mong mỏi, đợi chờ cũng như công phu khó nhọc của người mẹ

    - Từ chuyện trồng cây, tác giả tạo ra mối quan hệ với chuyện trồng người

    - Tác giả tự xem mình là quả, trái người mẹ trồng. Phải cố gắng học tập trau dồi, xứng đáng với tấm lòng người mẹ hết lòng nuôi nấng, dạy dỗ, kì vọng vào tương lai

    - Đứa con lo sợ mẹ rời xa. Đó chính là biểu hiện cao của ý thức, trách nhiệm đền đáp công ơn nuôi nấng dạy dỗ mình.

    + “Mẹ” ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, thể hiện tư tưởng của bài thơ.

    Hình minh họa
    Hình minh họa

  2. I. Hướng dẫn học bài

    Câu 1 (trang 130 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

    a. Đề tài:

    + Mỗi tác phẩm mang một đề tài – lĩnh vực cuộc sống mà nhà văn lựa chọn, thể hiện trong tác phẩm văn học.

    + Việc lựa chọn đề tài là bước đầu biểu hiện khuynh hướng và ý đồ sáng tác của nhà văn.

    VD: Nguyễn Khuyến trong chùm thơ thu, nhà văn chọn đề tài mùa thu để miêu tả cảnh thu điển hình ở Bắc bộ Việt Nam.

    Câu 2 (trang 130 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

    - Chủ đề là vấn đề chủ yếu, bức xúc nhất nổi lên từ đề tài buộc tác giả phải thể hiện, phải bày tỏ thái độ, có ý kiến đánh giá.

    - Có tác phẩm nhỏ, ngắn nhưng chủ đề lớn (Nam Quốc sơn hà – Lí Thường Kiệt)

    - Có tác phẩm đồ sộ thì chủ đề lại nhỏ (Tam quốc diễn nghĩa – La Quán Trung )

    Trong các tác phẩm có giá trị lớn có khi có nhiều chủ đề có chủ đề chính, có chủ đề đan xen (Sử thi Đăm săn)


    Câu 3 (trang 130 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

    Mối quan hệ giữa cảm hứng và tư tưởng trong văn bản văn học: tổng hợp, thống nhất trong văn bản và bổ sung cho nhau.


    Câu 4 (trang 130 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

    Nội dung và hình thức không thể tách rời mà thống nhất chặt chẽ trong tác phẩm văm học, nội dung tư tưởng cao đẹp biểu hiện trong hình thức hoàn mĩ, nhiều tác phẩm ưu tú đã đạt sự thống nhất ấy.


    II. Luyện tập

    Câu 1 (trang 130 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

    - Điểm giống nhau: tình cảnh cơ cực của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám.

    - Khác nhau:

    + “Tắt đèn” miêu tả cuộc sống của người nông dân ở nông thôn trong những ngày sưu thuế bị dồn đến bước đường cùng phải bán con vẫn không xong buộc phải vùng lên phản kháng.

    + “Bước đường cùng” miêu tả cuộc sống hằng ngày diễn ra quanh năm suốt tháng của người nông dân. Họ bị áp bức, bóc lột, bị bọn địa chủ dùng thủ đoạn cho vay nặng lãi để cướp lúa, cướp đất nên lâm vào bước đường cùng, không lối thoát phải đứng lên chống lại.


    Câu 2 (trang 130 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

    Tư tưởng của bài thơ Mẹ và quả của Nguyễn Khoa Điềm:

    - Nội dung bao hàm cả bài thơ là sự nhận thức của người con về công ơn của mẹ.

    - Hai khổ thơ đầu nói đến lòng mong mỏi đợi chờ cũng như công phu khó nhọc của người mẹ khi chăm sóc cây trái trong vườn (Những mùa quả ... thăm lặng mẹ tôi).

    - Từ chuyện trồng cây chuyển sang chuyện trồng người (khổ thơ cuối). Tác giả ví mình như một thứ quả mà người mẹ đã gieo trồng. Phải cố gắng học tập trau dồi để xứng đáng với tấm lòng người mẹ đã cất công nuôi nấng dạy dỗ, và kì vọng vào tương lai của con mình.

    - Nhưng sau đó, là nỗi "hoảng sợ" của đứa con:

    Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi

    Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.

    Nỗi "hoảng sợ" đó là sự lo lắng sâu sắc của đứa con. Nó chính là biểu hiện cao của ý thức trách nhiệm phải đền đáp công ơn người đã nuôi nấng dạy dỗ mình. Chữ "mẹ" ở đây có thể hiểu rộng ra là Tổ quốc. Đó là tư tưởng của bài thơ.

    Hình minh họa
    Hình minh họa
  3. I. Hướng dẫn học bài

    Câu 1 (trang 130 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

    a. Đề tài:

    + Mỗi tác phẩm mang một đề tài – lĩnh vực cuộc sống mà nhà văn lựa chọn, thể hiện trong tác phẩm văn học.

    + Việc lựa chọn đề tài là bước đầu biểu hiện khuynh hướng và ý đồ sáng tác của nhà văn.

    VD: Nguyễn Khuyến trong chùm thơ thu, nhà văn chọn đề tài mùa thu để miêu tả cảnh thu điển hình ở Bắc bộ Việt Nam.


    Câu 2 (trang 130 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

    - Chủ đề là vấn đề chủ yếu, bức xúc nhất nổi lên từ đề tài buộc tác giả phải thể hiện, phải bày tỏ thái độ, có ý kiến đánh giá.

    - Có tác phẩm nhỏ, ngắn nhưng chủ đề lớn (Nam Quốc sơn hà – Lí Thường Kiệt)

    - Có tác phẩm đồ sộ thì chủ đề lại nhỏ (Tam quốc diễn nghĩa – La Quán Trung )

    Trong các tác phẩm có giá trị lớn có khi có nhiều chủ đề có chủ đề chính, có chủ đề đan xen (Sử thi Đăm săn)


    Câu 3 (trang 130 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

    Mối quan hệ giữa cảm hứng và tư tưởng trong văn bản văn học: tổng hợp, thống nhất trong văn bản và bổ sung cho nhau.


    Câu 4 (trang 130 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

    Nội dung và hình thức không thể tách rời mà thống nhất chặt chẽ trong tác phẩm văm học, nội dung tư tưởng cao đẹp biểu hiện trong hình thức hoàn mĩ, nhiều tác phẩm ưu tú đã đạt sự thống nhất ấy.


    II. Luyện tập

    Câu 1 (trang 130 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

    - Điểm giống nhau: tình cảnh cơ cực của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám.

    - Khác nhau:

    + “Tắt đèn” miêu tả cuộc sống của người nông dân ở nông thôn trong những ngày sưu thuế bị dồn đến bước đường cùng phải bán con vẫn không xong buộc phải vùng lên phản kháng.

    + “Bước đường cùng” miêu tả cuộc sống hằng ngày diễn ra quanh năm suốt tháng của người nông dân. Họ bị áp bức, bóc lột, bị bọn địa chủ dùng thủ đoạn cho vay nặng lãi để cướp lúa, cướp đất nên lâm vào bước đường cùng, không lối thoát phải đứng lên chống lại.


    Câu 2 (trang 130 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

    Tư tưởng của bài thơ Mẹ và quả của Nguyễn Khoa Điềm:

    - Nội dung bao hàm cả bài thơ là sự nhận thức của người con về công ơn của mẹ.

    - Hai khổ thơ đầu nói đến lòng mong mỏi đợi chờ cũng như công phu khó nhọc của người mẹ khi chăm sóc cây trái trong vườn (Những mùa quả ... thăm lặng mẹ tôi).

    - Từ chuyện trồng cây chuyển sang chuyện trồng người (khổ thơ cuối). Tác giả ví mình như một thứ quả mà người mẹ đã gieo trồng. Phải cố gắng học tập trau dồi để xứng đáng với tấm lòng người mẹ đã cất công nuôi nấng dạy dỗ, và kì vọng vào tương lai của con mình.

    - Nhưng sau đó, là nỗi "hoảng sợ" của đứa con:

    Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi

    Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.

    Nỗi "hoảng sợ" đó là sự lo lắng sâu sắc của đứa con. Nó chính là biểu hiện cao của ý thức trách nhiệm phải đền đáp công ơn người đã nuôi nấng dạy dỗ mình. Chữ "mẹ" ở đây có thể hiểu rộng ra là Tổ quốc. Đó là tư tưởng của bài thơ.

    Hình minh họa
    Hình minh họa
  4. Nội dung bài học

    - Nội dung và hình thức của văn bản văn học là hai mặt không thể chia tách

    - Nội dung chỉ tồn tại trong một hình thức nhất định, bất kì hình thức nào cũng mang một nội dung

    - Các khái niệm thuộc về mặt nội dung: đề tài, chủ đề, tư tưởng, cảm hứng nghệ thuật

    - Các khái niệm thuộc về mặt hình thức : ngôn từ, kết cấu thể loại

    - Sự hài hòa giữa nội dung tư tưởng cao đẹp và hình thức nghệ thuật hoàn mĩ là phẩm chất của các văn bản văn học ưu tú


    Hướng dẫn soạn bài

    Câu 1 (trang 130 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

    - Đề tài là phạm vi cuộc sống được nhà văn nhận thức, lựa chọn, khái quát, bình giá và thể hiện trong văn bản.

    - Một số ví dụ về đề tài

    + Đề tài của Truyện Kiều (Nguyễn Du) là cuộc đời và số phận bất hạnh của người phụ nữ trong bối cảnh xã hội phong kiến thối nát.

    + Đề tài của truyện ngắn Lão Hạc (Nam Cao) là cuộc sống và số phận bi thảm của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám

    + Đề tài của Sang thu của Hữu Thỉnh lấy đề tài về mùa thu, cụ thể là thời khắc giao mùa.

    + Đề tài của truyện Tấm Cám là xung đột giữa người tốt và người xấu, giữa thiện và ác.


    Câu 2 (trang 130 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

    - Chủ đề là vấn đề cơ bản được nêu ra trong văn bản, thể hiện điều quan tâm cũng như chiều sâu nhận thức của nhà văn đối với cuộc sống.

    - Ví dụ :

    + Chủ đề của tác phẩm Nam quốc sơn hà là niềm tự hào và khẳng định chủ quyền lãnh thổ.

    + Chủ đề của tác phẩm Chữ người tử tù : tài năng và dũng khí, thiên lương cao cả kết tinh thành vẻ đẹp của Huấn Cao, đồng thời khẳng định tài và tâm, cái đẹp và cái thiện không thể tách rời, có khả năng cảm hóa cái xấu

    + Chủ đề của truyện ngắn Lão Hạc là nhân cách, lòng tự trọng của người nông dân trước cái đói, sự nghèo khổ.


    Câu 3 (trang 130 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

    - Cảm hứng nghệ thuật và tư tưởng của văn bản có mối quan hệ mật thiết, khó tách bạch

    - Cách nêu nhận thức, lí giải chủ đề của tác giả bao giờ cũng chứa đựng trong đó những trạng thái tâm hồn, những cảm xúc cá nhân.


    Câu 4 (trang 130 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

    - Một văn bản văn học tốt về nội dung, đẹp về hình thức sẽ đáp ứng được những chức năng chủ yếu của văn học: nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ, giao tiếp... .

    - Sự hoà hợp giữa nội dung tư tưởng cao đẹp và hình thức nghệ thuật hoàn mĩ là phẩm chất của các tác phẩm văn học ưu tú


    LUYỆN TẬP

    1. So sánh

    - Giống :

    + Đều viết về cuộc sống nông thôn, số phận người nông dân trước Cách mạng tháng Tám

    + Mang ý nghĩa tố cáo và thức tỉnh người ý thức đấu tranh của người nông dân.

    - Khác :

    + Tắt đèn : miêu tả cuộc sống người nông dân dưới chế độ sưu thuế nặng nề

    + Bước đường cùng : miêu tả cuộc sống cơ cực của người nông dân bị bóc lột, bị địa chủ dùng thủ đoạn vay nặng lãi để lừa cướp đất.

    2. Tư tưởng của bài thơ Mẹ và quả

    - Công lao to lớn, vất vả của người mẹ trong việc nuôi dạy con cái nên người giống như việc mẹ trồng và chăm sóc những mùa quả.

    - Ý thức trách nhiệm đền đáp công ơn nuôi nấng, chữ “mẹ” ở đây có thể hiểu rộng ra là Tổ quốc

    Hình minh họa
    Hình minh họa
  5. Câu 1 (trang 130 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

    Đề tài của văn bản văn học là gì? Cho ví dụ.

    Lời giải chi tiết:

    * Khái niệm đề tài

    - Đề tài là phạm vi cuộc sống được nhà văn nhận thức, lựa chọn, khái quát, bình giá và thể hiện trong văn bản. Việc lựa chọn đề tài bước đầu bộc lộ khuynh hướng và ý đồ sáng tác của tác giả.

    * Một số ví dụ về đề tài:

    - Đề tài của truyện ngắn Lão Hạc (Nam Cao) là cuộc sống và số phận bi thảm của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.

    - Đề tài của Truyện Kiều (Nguyễn Du) là cuộc đời và số phận bất hạnh của người phụ nữ trong bối cảnh xã hội phong kiến thối nát.

    - Đề tài của bài thơ Đồng chí (Chính Hữu) là tình đồng chí, đồng đội của những anh bộ đội Cụ Hồ trong kháng chiến chống Pháp.

    - Bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh lấy đề tài về mùa thu, cụ thể là thời khắc giao mùa.

    - Đề tài của truyện Tấm Cám là xung đột giữa người tốt và người xấu, giữa thiện và ác.


    Câu 2 (trang 130 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

    Chủ đề là gì? Cho ví dụ.

    Lời giải chi tiết:

    * Khái niệm về chủ đề:

    - Chủ đề là vấn đề cơ bản được nêu ra trong văn bản. Chủ đề thể hiện sự quan tâm cũng như chiều sâu nhận thức nhà văn với cuộc sống.

    * Ví dụ chủ đề:

    - Chủ đề của truyện ngắn Lão Hạc (Nam Cao) là nhân cách, lòng tự trọng của người nông dân trước cái đói, sự nghèo khổ.

    - Chủ đề của Truyện Kiều (Nguyễn Du) là thực trạng xã hội vô nhân đạo và số phận con người sống trong xã hội ấy. Vấn đề tình yêu, nhân phẩm, công lí... cũng được Nguyễn Du đặt ra để lí giải

    - Chủ đề của tác phẩm Nam quốc sơn hà là niềm tự hào và khẳng định chủ quyền lãnh thổ.


    Câu 3 (trang 130 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

    Mối quan hệ giữa cảm hứng và tư tưởng trong văn bản văn học.

    Lời giải chi tiết:

    - Cảm hứng nghệ thuật và tư tưởng của văn bản có mối quan hệ mật thiết. Cách nêu lên nhận thức, lí giải chủ đề của tác giả bao giờ cũng chứa đựng trong đó những trạng thái tâm hồn, những cảm xúc cá nhân. Đây là mối quan hệ rất khó tách bạch.


    Câu 4 (trang 130 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

    Hãy nêu ý nghĩa quan trọng của nội dung và hình thức trong văn bản văn học.

    Lời giải chi tiết:

    - Một văn bản văn học tốt về nội dung, đẹp về hình thức sẽ đáp ứng được những chức năng chủ yếu của văn học: nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ, giao tiếp... Không quan tâm đến nội dung, chỉ chú ý đến hình thức và ngược lại không quan tâm đến hình thức, chỉ chú ý đến nội dung đều không thể đạt yêu cầu của một văn bản văn học, do đó không thể thực hiện được các chức năng của văn học.

    - Sự hoà hợp giữa nội dung tư tưởng cao đẹp và hình thức nghệ thuật hoàn mĩ là phẩm chất của các tác phẩm văn học ưu tú.


    LUYỆN TẬP

    Câu 1 (trang 130 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

    So sánh đê tài của hai văn bản văn học ”Tắt đèn " của Ngô Tất Tó và "Bước đường cùng" của Nguyễn Công Hoan.

    Trả lời:

    a. Điểm giống nhau của hai văn bản văn học trên là đều viết về cuộc sống bị bóc lột, áp bức dẫn đến tình cảnh cơ cực của người nông dân ở nông thôn trước Cách mạng tháng Tám

    b. Điểm khác nhau:

    - "Tắt đèn" miêu tả cuộc sống của người nống dân ở nông thôn trong những ngày sưu thuế. Họ bị thúc sưu, bị dồn đến bước đường cùng phải bán con vẫn không xong, buộc phải vùng lên phản kháng.

    - "Bước đường cùng" miêu tả cuộc sống hàng ngày diễn ra quanh năm suốt tháng của người nông dân. Họ bị áp bức, bóc lột, bị bọn địa chủ dùng thủ đoạn cho vay nặng lãi để cướp lúa, cướp đất nên lâm vào bước đường cùng, không lối thoát, phải đứng lên chống lại.


    Câu 2 (trang 130 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

    Phân tích tư tưởng bài thơ ”Mẹ và quả” của Nguyễn Khoa Điềm (xem bài thơ trong SGK trang 130).

    Trả lời:

    a. Bài thơ có sự đan cài giữa hai thứ quả được vun trồng, chăm sóc từ bàn tay mẹ. Đó là quả bí, quả bầu... trong vườn mẹ và những đứa con của mẹ. Chuyện bí, bầu chỉ là cái duyên cớ để men theo đó nhà thơ nói chuyện những đứa con. Tư tưởng của bài thơ cứ sáng dần qua từng khổ thơ.

    b. Khổ thứ nhất là suy ngẫm mang tính khái quát về những mùa quả của mẹ. Khổ thứ hai dựng lên một sự tương phản thú vị và có ý nghĩa sâu sắc giữa "chúng tôi" và "bầu, bí". Chúng tôi thì "lớn lên” bầu bí thì "lớn xuống". Một liên tưởng thú vị xâu chuỗi hai hình ảnh lại trong một ý nghĩa vô cùng sâu sắc: những quả bí, quả bầu giống hình thù những giọt mồ hôi của mẹ. Như vậy, dù "lớn lên” như chúng tôi, hay "lớn xuống" như bầu bí cũng từ bàn tay mẹ, mồ hôi và nước mắt của đời một người mẹ nghèo cơ cực, chắt chiu.

    c. Hai khổ thơ trước là bước đệm để kết lại bằng một khổ thơ làm sáng bừng tư tưởng cả bài:

    Và chúng tôi một thứ quả trên đời

    Bảy mươi tuổi mẹ mong chờ được hái

    Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi

    Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.

    Cái giật mình "hoảng sợ" của người con đã nói lên tất cả. Người con "hoảng sợ" nghĩ đến "ngày bàn tay mẹ mỏi", ngày giàn bầu bí thì vẫn cao mà lưng mẹ còng xuống, ngày mẹ gần đất xa trời mà bầu bí chúng tôi "vẫn còn một thứ quả non xanh". Người con thương mẹ, khắc ghi công lao sinh thành, dưỡng dục của mẹ và mong được sớm đáp đền. Đó là ý nghĩa tư tưởng sâu sắc của bài thơ.


    Hình minh họa
    Hình minh họa




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy