Top 5 Bài soạn "Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện" - Ngữ văn 6 hay nhất

  1. Top 1 Bài soạn tham khảo số 1
  2. Top 2 Bài soạn tham khảo số 2
  3. Top 3 Bài soạn tham khảo số 3
  4. Top 4 Bài soạn tham khảo số 4
  5. Top 5 Bài soạn tham khảo số 5

Top 5 Bài soạn "Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện" - Ngữ văn 6 hay nhất

Hà Ngô 226 0 Báo lỗi

Chương trình SGK Cánh diều - Ngữ văn 6 có rất nhiều kiến thức chúng ta cần lưu tâm. Để có kĩ năng viết tốt chủ đề này, mời các bạn tham khảo một số bài soạn ... xem thêm...

  1. Định hướng

    Trả lời câu hỏi (trang 100 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    • Thuyết minh là phương thức giới thiệu những tri thức khách quan, xác thực và hữu ích về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,... của các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên, xã hội.

    Muốn viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện, các em cần:

    • Xác định sự kiện cần thuật lại.
    • Tìm thông tin về sự kiện ở nhiều nguồn khác nhau (sách báo, internet, thực tế đời sống...), chọn lọc những thông tin quan trọng.
    • Lựa chọn trật tự sắp xếp các thông tin về sự kiện.
    • Sử dụng chữ viết kèm theo hình ảnh để thuật lại sự kiện.
    • Trình bày theo cách truyền thống hoặc đồ hoạ thông tin; có thể viết tay hoặc thiết kế văn bản trên máy tính.

    Thực hành

    Trả lời câu hỏi (trang 101 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

    Bài tập: Ở địa phương hoặc ở trường em, mọi người thường nhắc đến sự kiện lớn nào đã diễn ra? Hãy chọn một sự kiện mà em và nhiều người quan tâm để thuật lại sự kiện đó. trình bày bài viết theo các truyền thống hoặc đồ họa thông tin.

    Phương pháp giải:

    Em chọn một sự kiện bất kì ở trường học hoặc địa phương và làm bài viết tuần tự theo các bước:

    Chuẩn bị

    • Tìm ý và lập dàn ý
    • Viết
    • Kiểm tra và chỉnh sửa


    Lời giải chi tiết:

    Ngày nhà giáo Việt Nam là một ngày kỉ niệm được tổ chức hàng năm vào ngày 20 tháng 11 tại Việt Nam. Đây là ngày lễ hội của ngành giáo dục và là ngày nhà giáo, ngày “tôn sư trọng đạo” nhằm mục đích tôn vinh những người hoạt động trong ngành này.


    Những ngày đầu tháng 11, các giáo viên ở tất cả các trường trong cả nước lại sôi động với những phong trào, thi đua, các hoạt động giảng dạy tốt để chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam, đây cũng là ngày để các thế hệ học trò tri ân tới những thầy cô dạy dỗ chúng ta nên người. Vào ngày 20/11, từ lâu đã được xem là một ngày lễ "tôn sư trọng đạo" để tôn vinh các nhà giáo, người đã đứng trên bục giảng hằng ngày truyền đạt những tri thức quý báu và cách sống trở thành người có ích cho xã hội cho những thế hệ học trò. Đây cũng là dịp để thế hệ học sinh tỏ lòng biết ơn, tri ân của mình tới những "người đưa đò thầm lặng" trên bến sông cuộc đời.


    Lịch sử của ngày nhà giáo Việt Nam bắt đầu từ một tổ chức quốc tế của các nhà giáo dục tiến bộ thành lập ở Pari (Pháp) vào hồi tháng 7 năm 1946 có tên là F.I.S.E (Fédertion International Syndicale des Enseignants - Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục)


    Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Công đoàn giáo dục Việt Nam đã mở rộng quan hệ với FISE để tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế, tố cáo tội ác của bọn xâm lược đối với nhân dân ta nói chung và với các thầy cô giáo, học sinh nói riêng.


    Vào mùa xuân năm 1953, Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Nguyễn Khánh Toàn làm trưởng đoàn dự Hội nghị quan trọng kết nạp Công đoàn Giáo dục của một số nước vào tổ chức FISE tại Viên (Thủ đô nước Áo), trong đó có Công đoàn Giáo dục Việt Nam. Như vậy, chỉ một thời gian ngắn sau khi thành lập, Công đoàn giáo dục Việt Nam đã được kết nạp là một thành viên của FISE.


    Từ ngày 26 đến ngày 30 tháng 8 năm 1975 tại thủ đô Warszawa (Ba Lan) đã diễn ra một buổi hội nghị FISE với 57 quốc gia tham dự, trong đó có Giáo dục Công đoàn Việt Nam và quyết định lấy ngày 20/11/1958 là ngày “Quốc tế hiến chương các nhà giáo”. Ngày này, lần đầu tiên được tổ chức tại khu vực phía bắc của nước ta vào năm 1958. Nhiều năm sau ngày này cũng được tổ chức tại các vùng giải phóng ở miền nam.


    Vào ngày 28/9/1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành quyết định số 167-HĐBT thiết lập ngày 20/11 hằng năm là ngày lễ mang tên "Ngày nhà giáo Việt Nam". Ngày 20/11 đã trở thành ngày truyền thống của ngành Giáo dục Việt Nam và gắn liền với phong tục tập quán của nước ta.


    Như trở thành thông lệ, vào ngày 20/11 tất cả các trường trong cả nước lại nô nức với các hoạt động do những học sinh trong trường thực hiện như: Thi văn nghệ, lễ mít-tinh chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam, dựng trại, thi cắm hoa... và nhiều hoạt động có ý nghĩa khác. Và vào những ngày này tất cả các thế hệ học trò, cũng như những ngành nghề khác trong xã hội đều giành thời gian để chia sẻ và tri ân tới những người thầy, cô từng ngày âm thầm lặng lẽ cống hiến hết cuộc đời mình cho sự nghiệp trồng người của đất nước.

    Hình minh họa
    Hình minh họa
    Hình minh họa
    Hình minh họa

  2. Định hướng

    Thuyết minh là phương thức giới thiệu những tri thức khách quan, xác thực và hữu ích về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,...các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên, xã hội

    Muốn viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện, các em cần:


    Thực hành.

    Bài tập: Ở địa phương hoặc ở trường em, mọi người thường nhắc đến sự kiện lớn nào đã điễn ra? Hãy chọn một sự kiện mà em và nhiều người quan tâm để thuật lại sự kiện. Trình bày bài viết theo cách truyền thống hoặc đồ họa thông tin


    Chuẩn bị

    • Chọn sự kiện để thuật lại: Chiến dịch Điện Biên Phủ trên không
    • Thu thập thông tin về sự kiện từ các nguồn sách báo, internet: Có thể tham khảo một số bài viết sau
      • Chiến thắng Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không: Bản anh hùng ca vĩ đại của dân tộc:
    • Dự kiến cách trình bày bài viết: Theo cách truyền thống hoặc đồ họa thông tin.
    • Tìm ý và lập dàn ý
    • Tìm ý
      • Sự kiện xảy ra năm 1972 trong cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta. Sự kiện diễn ra ở Hà Nội. Sự kiện đó có liên quan tới tất cả những người dân Việt Nam.
      • Các sự kiện mở đầu, diễn biến và kết thúc.

    Sự kiện

    Thời gian

    Thông tin cụ thể

    Sự kiện mở đầu

    20h ngày 18/12/ 1972

    Mĩ huy động hàng chục máy bay B52 và các loại khác ném bom ở Hà Nội


    Sự kiện diễn biến

    • Đêm 20 rạng sáng 21/12
    • Ngày 26/12
    • Các ngày 26-27- 28 – 12
    • Đêm 29/12

    Quân dân Hà Nội bắn rơi 7 chiếc B52

    Địch tập trung số lượng lớn B52 khoảng hơn 100 chiếc với âm mưu hủy diệt Hà Nội.

    Nhân dân ta kiên cường đánh trả, nỗ lực hết sức tiêu diệt hàng loạt máy bay của Mĩ.

    Hà Nội tháng trận cuối cùng


    Sự kiện kết thúc

    Ngày 30/12/1972

    Mĩ phải dừng ném bom phá hoại miền Bắc chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không toàn thắng”

    + Các hình ảnh minh họa cho sự kiện:


    - Lập dàn ý:

    + Mở bài:

    • Chiến dịch Điện Biên Phủ trên không
    • Sự kiện xảy ra năm 1972 trong cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta, diễn ra ở Hà Nội, có liên quan tới tất cả những người dân Việt Nam

    + Thân bài:

    Liệt kê các sự kiện trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không

    • 20h ngày 18/12/ 1972 Mĩ huy động hàng chục máy bay B52 và các loại khác ném bom ở Hà Nội
    • Đêm 20 rạng sáng 21/12 Quân dân Hà Nội bắn rơi 7 chiếc B52
    • Ngày 26/12 Địch tập trung số lượng lớn B52 khoảng hơn 100 chiếc với âm mưu hủy diệt Hà Nội.
    • Các ngày 26-27- 28 – 12 Nhân dân ta kiên cường đánh trả, nỗ lực hết sức tiêu diệt hàng loạt máy bay của Mĩ.
    • Đêm 29/12 Hà Nội tháng trận cuối cùng
    • Ngày 30/12/1972 Mĩ dừng ném bom phá hoại miền Bắc chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không toàn thắng”

    + Kết luận:

    Mĩ buộc phải kí với ta hiệp định Pa-ri, và rút quân và nước miền Bắc Việt Nam sạch bóng quân thù.


    c.Viết

    Bài tập: Ở địa phương hoặc ở trường em, mọi người thường nhắc đến sự kiện lớn nào đã điễn ra? Hãy chọn một sự kiện mà em và nhiều người quan tâm để thuật lại sự kiện. Trình bày bài viết theo cách truyền thống hoặc đồ họa thông tin


    Bài viết tham khảo

    Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không đánh dấu một bước ngoặt lớn trong công cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm, thể hiện ý chí quyết tâm của toàn thể nhân dân, nhất định không chịu khuất phục trước những âm mưu tàn bạo của đế quốc Mĩ

    Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” vào năm 1972, sự kiện này được diễn ra ở Hà Nội và có tác động sâu sắc tới tất cả nhân dân cả nước.


    Khoảng 20 giờ ngày 18/12/1972, Mĩ huy động hàng chục tốp máy bay B52 và các loại máy bay khác ồ ạt ném bom Hà Nội, mở đầu 12 ngày đêm ném bom hủy diệt. Trong những ngày đó Mĩ đã ném bom Hà Nội và các tỉnh phụ cận, chúng nem cả vào trường học, khu phố, bến xe. Làm cho hàng nghìn người dân chết và bị thương.


    Đêm 20 rạng sáng 21/12 quân dân Hà Nội đã bắn rơi 7 chiếc B52, có 5 chiếc rơi tại chỗ và bắt sống 12 phi công Mĩ. Ngày 26/12, địch tập trung số lượng máy bay B52 lớn nhất hơn 100 chiếc hòng hủy diệt Hà Nội. Hơn 100 địa điểm ở Hà Nội bị trúng bom. Riêng ở phố Thâm Thiên bom Mĩ đã sát hại 300 người, phá hủy gần 2000 ngôi nhà. Quân dân ta đã kiên cường đánh trả, bắn rơi 18 máy bay Mĩ, trong đó có 8 máy bay B52, 5 chiếc bị bắn rơi tại chỗ. Những ngày đêm tiếp theo máy bay Mĩ vẫn không thoát khỏi sự trừng trị của quân dân ta. Đêm ngày 29/12, Hà Nội đánh thắng trận cuối cùng.


    Ngày 30/12/1972, biết không thể khuất phục được nhân dân ta bằng bom đạn Ních-xơn tuyên bố ngừng ném bom bắn phá miền Bắc. Miền Bắc Việt Nam sạch bóng quân thù.

    Hình minh họa
    Hình minh họa
    Hình minh họa
    Hình minh họa
  3. Định hướng (sgk cánh diều văn 6 tập 1 trang 100)

    a) Thuyết minh là phương thức giới thiệu những tri thức khách quan, xác thực và hữu ích về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,… của các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên, xã hội.

    b) Muốn viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện, các em cần:

    (1) Xác định sự kiện cần thuật lại.

    (2) Tìm thông tin về sự kiện ở nhiều nguồn khác nhau (sách báo, internet, thực tế đời sống,…), chọn lọc những thông tin quan trọng.

    (3) Lựa chọn trật tự sắp xếp các thông tin về sự kiện.

    (4) Sử dụng chữ viết kèm theo hình ảnh để thuật lại sự kiện.

    (5) Trình bày theo cách truyền thống hoặc đồ họa thông tin; có thể viết tay hoặc thiết kế văn bản trên máy tính.

    Ví dụ: Ba văn bản: Hồ Chí Minh và “Tuyên ngôn Độc lập”, Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ, Giờ Trái Đất đều là các văn bản thuyết minh về các sự kiện. Các văn bản này đều có những điểm chung sau đây:


    • Nêu tên sự kiện được thuật lại ở tiêu đề của văn bản.
    • Tóm tắt thông tin quan trọng về sự kiện bằng sa pô.
    • Thuật lại sự kiện bằng cách nêu các sự việc cụ thể và sắp xếp các sự việc ấy theo trật tự thời gian (mở đầu, diến biến và kết thúc). Với mỗi sự việc cụ thể, thường nêu thời gian và địa điểm diễn ra sự việc ấy.
    • Đưa thêm các ý kiến, ảnh tư liệu có liên quan nhằm cung cấp thêm thông tin về sự kiện.
    • Chủ yếu sử dụng kiểu câu trần thuật, nhiều câu có trạng ngữ chỉ thời gian hoặc nơi chốn,… để thuật lại sự kiện.

    Thực hành

    Bài tập: Ở địa phương hoặc ở trường em, mọi người thường nhắc đến những sự kiện lớn nào đã diễn ra? Hãy chọn một sự kiện mà em và nhiều người quan tâm để thuật lại sự kiện đó. Trình bày bài viết theo cách truyền thống hoặc đồ họa thông tin.

    a) Chuẩn bị

    • Chọn sự kiện để thuật lại: Chiến dịch Hồ Chí Minh.
    • Thu thập thông tin về sự kiện từ nguồn các nguồn khác nhau.
    • Dự kiến cách trình bày: Đồ họa thông tin.
    • Dự kiến bố cục của bài:
      • Bộ Tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh
      • Các dấu mốc quan trọng
      • Lược đồ chiến dịch
      • Kết quả chiến dịch

    b) Tìm ý và lập dàn ý

    • Tìm ý:
      • Sự kiện xảy ra từ ngày 26-4 đến 30-4, diễn ra ở miền Nam. Liên quan đến quân ta và quân ngụy.
      • Sự việc:
    • Mở đầu: Bộ Chính trị quyết định đặt tên cho chiến dịch (14-4-1975)
    • Diễn biến: Quân ta tấn công (từ 26-4 đến 30-4)
    • Kết thúc: Đánh chiếm và làm chủ toàn bộ các mục tiêu quân sự, chính trị,… Sài Gòn (11g30 ngày 30-4)
    • Những hình ảnh nào được dùng để minh họa cho sự kiện: Lược đồ chiến dịch,…

    Lập dàn ý: (theo đồ họa thông tin)

    • Sa pô: Tóm tắt sự kiện: Từ ngày 26-4 đến 30-4, chiến dịch mang tên Bác toàn thắng.
    • Mở bài: Diễn biến Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
    • Thân bài:

    Bộ Tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh: Văn Tiến Dũng, Định Đức Thiện, Lê Đức Anh, Lê Trọng Tấn, Trần Văn Trà.

    Các dấu mốc quan trọng:

    ○ 14-4-1975: Đặt tên cho chiến dịch mang tên Bác.

    ○ 17 giừ, 26-4: Quân ta tiến công vào các tuyến phòng thủ vòng ngoài.

    ○ 17 giờ 30, 28-4: Ném bom sân bay Tân Sân Nhất.

    ○ 11 giờ 30, 30-4: Ta đánh chiếm xong các mục tiêu và làm chủ nội đô Sài Gòn.

    Lược đồ chiến dịch (hình ảnh minh họa)

    • Kết quả chiến dịch: Đập tan bộ máy chiến tranh sau chiến dịch.

    c) Viết

    Diễn biến Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử

    Từ ngày 26-4 đến 30-4, Chiến dịch lịch sử mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh diễn ra và giành toàn thắng. 11 giờ 30 ngày 30-4-1975, Tổng thống ngụy buộc phải tuyên bố đầu hàng không điều kiện.

    Bộ Tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh

    • Đại tướng Văn Tiến Dũng (1917 – 2002)
    • Trung tướng Đinh Đức Thiện (1914 – 1986)
    • Trung tướng Lê Đức Anh (1920)
    • Trung tướng Lê Trọng Tấn (1914 – 1986)
    • Thượng Tướng Trần Văn Trà (1919 – 1996)

    Mốc son

    • Ngày 14-4-1975, bộ Chính trị đã quyết định đặt tên cho Chiến dịch giải phóng Sài Gòn – Gia Định là Chiến dịch Hồ Chí Minh.
    • Từ 17 giờ ngày 26-4, quân ta từ 5 hướng tiến công vào các tuyến phòng thủ vòng ngoài, chiếm bàn đạp để thực hành tổng công kích vào nội đô.
    • Vào hồi 17 giờ 30 ngày 28-4, phi đội “Quyết thắng” của không quân ta dùng máy bay A.37 thu được của địch đã ném bom sân bay Tân Sơn Nhất, phá hủy nhiều máy bay của địch.
    • Đúng 11 giờ 30 ngày 30-4, ta đánh chiếm xong các mục tiêu chủ yếu và đã làm chủ toàn bộ các mục tiêu quân sự, chính trị, hành chính, kinh tế trong nội đô Sài Gòn.
    • Kết quả
    • Đập tan bộ máy chiến tranh sau chiến dịch gồm 1000000 quân ngụy, 2 sư đoàn, 4 quân đoàn, 18 liên đoàn biệt động, 22 trung đoàn thiết giáp, 66 tiểu đoàn pháo, 6 sư đoàn không quân, 8000 đồn bốt địch.

    d) Kiểm tra và chỉnh sửa.

    Hình minh họa
    Hình minh họa
    Hình minh họa
    Hình minh họa
  4. 1. Định hướng

    Thuyết minh là phương thức giới thiệu những khách hàng tri thức, xác thực và hữu ích về đặc điểm, tính chất, nhân nguyên, ... của các hiện tượng, các sự vật trong tự nhiên, xã hội.

    NS. Muốn viết bài thuyết minh thuật lại một sự kiện, các em cần:

    • Xác định lại sự kiện cần thuật lại.
    • Tìm thông tin về sự kiện ở nhiều nguồn khác nhau (báo cáo, internet, thực tế đời sống, ...), select lọc những quan trọng thông tin.
    • Sử dụng chữ viết kèm theo hình ảnh để quay lại sự kiện.
    • Trình bày theo truyền thống hoặc đồ họa thông tin;

    2. Thực hành

    Bài tập:

    Ở địa phương hoặc trường em, mọi người thường nhắc đến những sự kiện lớn nào đã diễn ra? Hãy chọn một sự kiện mà em và nhiều người quan tâm để thuật lại sự kiện trên. Trình bày theo hệ thống viết hoặc thông tin đồ họa.


    * Với đề bài, em có thể chọn một hoạt động văn hóa, lễ hội của địa phương như: Hội làng, Ngày hội đọc sách, Ngày Tết quê em, Cặp lá yêu thương,.... Em cũng có may to select a activity focus at the fields as: Ngày hội trăng sáng, Tết chia sẻ, Ngày hội thân,...


    Tham khảo gợi ý về lễ hội tổng Nam Phù (Lễ hội Hưng Long):

    • Hội quán diễn ra vào các ngày 14, 15, 16 tháng 3 âm lịch để tưởng tượng ngày hóa của Nhị Vị Bồ Tát (Nhị vị công chúa) cùng hai vị thị giả.
    • Lễ hội bắt đầu vào ngày 14 tháng 3 âm lịch với nghi lễ nước. Đoàn nước tập kết ở chùa Hưng Long theo đê xuống làng Tranh Khúc dừng lại tại miếu thờ của làng làm lễ thủy thần để được mang nước về làm lễ mộc dục. Sau khi làm lễ xong đoàn xuống bến. Đoàn thuyền đi nước có hình ảnh chính là 5 đến 7 chiếc bao gồm: thuyền chính dẫn nước; on octal team team; Niken lúp đội rồng và sư tử; from a to two up to the other tools and up the kinh niệm Phật; ngoài ra còn có thêm một số chủ nhân của các làng đi dự lễ. Đoàn thuyền đi giữa dòng nước đủ 18 gáo nước (tục lệ là mỗi cô 9 gáo nước) thì quay bến bờ về Hưng Long. Trong khi đó đội bát âm cử nhạc, đội rồng lượn vòng quanh bể nước. Nước được gửi về ban tổ chức lễ làm lễ mộc dục trong hậu điện.
    • Là lễ hội chùa nhưng lễ ở Lăng Liên Hoa là lễ chính. Vào ngày 15 tháng 3 âm lịch, các đoàn rước tập trung ở chùa để ra Lăng Hai Bà. Đi đầu đoàn là đội cờ, theo sau là đội sư tử, trống phách, tiếp đến là đội rồng và đội bát âm. Về đội hình kiệu, đi đầu là kiệu hương án (kiệu long đình), tiếp đó là kiệu bát cống và cuối cùng là hai kiệu võng tượng trưng cho hai Bà. Khênh kiệu võng là các thanh nữ, đi trước kiệu là hai trinh nữ một người mang biển lệnh đề 4 chữ “Lý triều đế nữ”, một người vác gươm. Các đoàn rước đến lăng làm lễ yết bái và dâng hương, kết thúc phần lễ sau đó là đến phần hội cho nhân dân cũng như khách thập phương thưởng thức.
    • Sáng tất cả các lớp trong 10 ngành của chùa Tự Khoát là nơi dẫn hai Bà về tu hành tiên khởi và cũng là thờ hai Bà. Tại đây các vị trí tổ chức lễ tạ hội sau đó đoàn làng nào về làng ấy. Duy có làng Ninh Xá đoàn phải đưa vào lăng làm lễ rồi mới về. Chính hội (5 năm một lần) đều có hàng chục lượt người tham gia.
    Hình minh họa
    Hình minh họa
    Hình minh họa
    Hình minh họa
  5. Tri thức Ngữ Văn:

    * Lý thuyết về văn bản thông tin:

    - Văn bản thông tin là văn bản chủ yếu dùng để cung cấp thông tin về các hiện tượng tự nhiên, thuật lại các sự kiện, giới thiệu các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, hướng dẫn các quy trình thực hiện một công việc nào đó...

    - Văn bản thông tin thường được trình bày bằng chữ viết kết hợp với các phương thức khác như hình ảnh, âm thanh, sapô, nhan đề, vi deo.. để làm nổi bật chủ đề của bài viết; để tóm tắt nội dung bài viết giúp người đọc hiểu được vấn đề trọng tâm mà văn bản thông tin đưa ra

    - Cần trình bày sự kiện theo trật tự thời gian, theo thứ tự từ trước đến sau; theo trình tự từ mở đầu đến diễn biến và kết thúc nhằm tạo tính mạch lạc, lô gic, xác thực cho văn bản và thu hút người đọc vào thông tin đưa ra.


    * Cách lựa chọn chủ đềviết:

    • Em cần lựa chọn thông tin mà mình am hiểu hoặc thông tin có ý nghĩa quan trọng với đất nước (như hiện tượng tự nhiên, thuật lại các sự kiện, giới thiệu các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, hướng dẫn các quy trình thực hiện một công việc).
    • Tìm hiểu các thông tin trên mạng internet, qua sách báo, hỏi người lớn để xác minh tính chính xác, đầy đủ của thông tin mình sẽ giới thiệu. Sau đó sắp xếp các sự kiện theo trình tự thời gian.
    • Tìm các nguồn để đưa hình ảnh minh họa vào bài giới thiệu của mình
    • Viết sapô, chọn tiêu đề
    • Chọn màu và kí hiệu phù hợp. Trình bày bài viết sao cho lôi cuốn, hấp dẫn,

    Hướng dẫn Soạn bài Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện - Sách Cánh diều văn 6 Định hướng

    a) Thuyết minh là phương thức giới thiệu những tri thức khách quan, xác thực và hữu ích về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân, diễn biến, tiến trình, cách thức.. của các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên, xã hội. b) Muốn viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện, các em cần:

    • Xác định sự kiện cần thuật lại (nên chọn sự kiện có ý nghĩa với mọi người).
    • Tìm thông tin về sự kiện ở nhiều nguồn khác nhau (sách báo, internet, thực tế đời sống), chọn lọc những thông tin quan trọng. Tìm hình ảnh, vi deo minh họa.
    • Lựa chọn trật tự sắp xếp các thông tin về sự kiện đó.
    • Sử dụng chữ viết, kí hiệu kèm theo màu sắc và hình ảnh minh họa, sapô, tiêu đề để thuật lại sự kiện.
    • Trình bày theo cách truyền thống hoặc đồ họa thông tin; có thể viết tay ra giấy viết, giấy A4, giấy khổ lớn, hoặc thiết kế văn bản trên máy tính. Ví dụ: Các em nên nghiên cứu ba văn bản thông tin: Hồ Chí Minh và "Tuyên ngôn Độc lập", Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ, Giờ Trái Đất, tìm ra những điểm chung để học tập, thực hiện theo. Cụ thể

    3 văn bản có đặc điểm là:

    • Tiêu đề: Khái quát sự kiện sẽ giới thiệu - Sau đó, tóm tắt thông tin quan trọng về sự kiện bằng sa pô.
    • Thuật lại thông tin bằng cách nêu trình tự các sự kiện theo trật tự thời gian, hoặc mở đầu, diến biến và kết thúc.
    • Trong mỗi sự việc cụ thể, có nêu thời gian và địa điểm diễn ra sự việc ấy.
    • Đưa thêm các ý kiến, ảnh tư liệu có liên quan nhằm cung cấp thêm thông tin về sự kiện.
    • Chủ yếu sử dụng kiểu câu trần thuật, nhiều câu có trạng ngữ chỉ thời gian hoặc nơi chốn.. để thuật lại sự kiện.
    • Có sử dụng nhiều màu sắc khác nhau, có kí kiệu minh họa.

    Thực hành

    Bài tập: Ở địa phương hoặc ở trường em, mọi người thường nhắc đến những sự kiện lớn nào đã diễn ra? Hãy chọn một sự kiện mà em và nhiều người quan tâm để thuật lại sự kiện đó. Trình bày bài viết theo cách truyền thống hoặc đồ họa thông tin.

    a) Chuẩn bị

    • Chọn sự kiện để thuật lại: Cách mạng tháng Tám năm 1945 - Thu thập thông tin về sự kiện từ nguồn các nguồn khác nhau trên sách, báo, internet...
    • Dự kiến cách trình bày: Tường thuật thông tin, theo cách truyền thống
    • Dự kiến bố cục của bài: Theo cách truyền thống, cụ thể: +Tiêu đề +Sapô + Trình tự các sự kiện + Ảnh minh họa, lược đồ

    b) Tìm ý và lập dàn ý * Tìm ý:

    • Ngày 8/8/1945, Liên Xô tuyên chiến với phát xít Nhật, đẩy quân phiệt Nhật vào tình thế thất bại. - Ngày 13/8/1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào, nhận định thời cơ khởi nghĩa giành chính quyền đã tới, những điều kiện khởi nghĩa ở Đông Dương đã chín muồi.
    • Ngày 16/8/1945, tại Đại hội họp ở Tân Trào, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi: "Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn thể đồng bào ta hãy đứng dậy đem sức ta mà giải phóng cho ta". Dưới sự lãnh đạo của Đảng, hơn 20 triệu nhân dân ta từ Bắc đến Nam đã tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám thành công. Tính đến ngày 18/8, Tổng khởi nghĩa đãgiành được thắng lợi ở nông thôn đồng bằng miền Bắc, đại bộ phận miền Trung, một phần miền Nam và các thị xã Bắc Giang, Hải Phòng, Hà Tĩnh, Hội An. Ngày 19/8/1945, nhân dân giành chính quyền tại Bắc Bộ phủ (Hà Nội) Ngày 28/8/1945, Đoàn Giải phóng quân ở Việt Bắc về duyệt binh ở Quảng trường Nhà hát Lớn - Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.


    * Lập dàn ý: (theo đồ họa thông tin)

    • Tiêu đề: Cách mạng tháng Tám năm 1945 - Sa pô: Tóm tắt sự kiện: Dưới sự lãnh đạo của Đảng, hơn 20 triệu nhân dân ta từ Bắc đến Nam đã tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám thành công, chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, chế độ dân chủ nhân dân ở Việt Nam ra đời.
    • Mở bài: Ngày 8/8/1945, Liên Xô tuyên chiến với phát xít Nhật, đẩy quân phiệt Nhật vào tình thế thất bại. Ngày 13/8/1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào, nhận định thời cơ khởi nghĩa giành chính quyền đã tới.
    • Thân bài:
      • Ngày 16/8/1945, tại Đại hội họp ở Tân Trào, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi: "Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn thể đồng bào ta hãy đứng dậy đem sức ta mà giải phóng cho ta". \
      • Đến 18/8, Tổng khởi nghĩa đã giành được thắng lợi ở nông thôn đồng bằng miền Bắc, đại bộ phận miền Trung, một phần miền Nam và các thị xã Bắc Giang, Hải Phòng, Hà Tĩnh, Hội An.
      • Ngày 19/8/1945, nhân dân giành chính quyền tại Bắc Bộ phủ (Hà Nội). Từ Hà Nội, làn sóng cách mạng tỏa đi khắp nơi, cả nước vùng dậy đấu tranh giành chính quyền và liên tiếp giành thắng lợi.
      • Ngày 28/8/1945, Đoàn Giải phóng quân ở Việt Bắc về duyệt binh ở Quảng trường Nhà hát Lớn - Kết bài: Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

    Viết bài:

    Cách mạng tháng Tám năm 1945

    Dưới sự lãnh đạo của Đảng, hơn 20 triệu nhân dân ta từ Bắc đến Nam đã tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám thành công, chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, chế độ dân chủ nhân dân ở Việt Nam ra đời.

    Hình minh họa
    Hình minh họa
    Hình minh họa
    Hình minh họa




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy