Top 5 Bài soạn Thao tác lập luận bác bỏ (Ngữ Văn 11) hay nhất

Thai Ha 643 0 Báo lỗi

Trong chương trình Ngữ Văn 11, với bài học Thao tác lập luận bác bỏ, học sinh cần soạn như thế nào? Dưới đây, Toplist đã sưu tầm và tổng hợp được những bài ... xem thêm...

  1. I. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ.

    - Lập luận bác bỏ: cách thức đưa ra lí lẽ, dẫn chứng để phủ nhận ý kiến, quan điểm thiếu chính xác của người khác. Nêu ý kiến đúng của mình để thuyết phục người nghe

    - Mục đích: Bày tỏ, bênh vực ý kiến đúng đắn

    - Tác dụng: thao tác quan trọng, giúp cho bài nghị luận thêm sâu sắc và giàu tính thuyết phục, thao tác rất cần thiết trong cuộc sống

    - Yêu cầu:

    + Phát hiện ra những điều sai lầm

    + Đưa ra các lí lẽ, bằng chứng thuyết phục với giọng điệu dứt khoát, tự tin

    + Tỏ thái độ khách quan, có chừng mực, phù hợp với hoàn cảnh, đối tượng tranh luận


    II. Cách bác bỏ

    1. Bác bỏ luận điểm cho rằng: “ Nguyễn Du là một con bệnh thần kinh”

    - Bác bỏ bằng việc đưa ra những câu phủ định:

    + “Không phải thế đâu”; “Nguyễn Du chỉ mắc bệnh thôi, chứ không nói là mắc bệnh thần kinh”

    + Căn cứ vào mấy bài thơ mà kết luận là người ta mắc chứng bệnh thần kinh thì quả là sự quá bạo

    + Chỉ ra Pa-xca là người mang bệnh mà tư tưởng của ông vẫn sáng suốt, khỏe mạnh, phi thường

    2. Có thể bác bỏ

    - Nêu tác hại

    - Chỉ nguyên nhân

    - Phân tích khía cạnh, phương diện của vấn đề


    III. LUYỆN TẬP

    Bài 1 (trang 27 sgk ngữ văn 11 tập 2):

    - Nguyễn Dữ bác bỏ ý kiến “Cứng quá thì gãy”

    - Nguyễn Đình Thi bác bỏ những ý kiến không chính xác về thơ

    * Cách bác bỏ và giọng văn của hai tác giả có nét khác nhau:

    - Nguyễn Dữ dùng lí lẽ và dẫn chứng để trực tiếp bác bỏ ý kiến sai lầm. Cách lập luận bác bỏ của đoạn văn

    + Nêu ý kiến sai lầm: “ Cứng quá thì gãy”

    + Dùng lí lẽ để bác bỏ “Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được... chịu đổi cứng ra mềm”

    + Dùng dẫn chứng: “Ngô Tử Văn... thật là xứng đáng”

    - Bác bỏ luận điểm: thơ là những lời đẹp, đề tài đẹp

    - Bác bỏ bằng cách đưa ra những bằng chứng thực tế: có những bài thơ không đẹp như Hồ Xuân Hương, một số câu thơ của Nguyễn Du, có những bài thơ đề tài không đẹp như trong Bô-đơ-le, đề tài trong thơ kháng chiến


    Câu 2 (trang 27 sgk ngữ văn 11 tập 2):

    Bác bỏ: “Không kết bạn với những người học yếu”

    MB: Nêu rằng có nhiều quan niệm và tiêu chuẩn để chọn bạn, tuy nhiên nếu có quan niệm sai về tình bạn: “Không nên kết bạn với các bạn yếu”

    TB:

    - Trình bày những khía cạnh của tình bạn chân chính

    - Bác bỏ quan niệm sai lầm không thể kết bạn với những người học yếu

    - Dùng lí lẽ và dẫn chứng để bác bỏ (quan niệm như vậy là ích kỉ, đố kị, phân biệt; hậu quả, không nâng đỡ bạn)

    - Không tạo nên sự hòa đồng, thân thiện trong môi trường lớp học, vô tình đẩy những bạn yếu vào sự tự ti, mặc cảm, bế tắc...

    - Nêu quan niệm đúng đắn của mình: mở rộng tấm lòng, chia sẻ, đồng cảm với bạn, để bạn tiến bộ

    KB: Nêu ý nghĩa về tình bạn, khẳng định việc chơi với các bạn yếu không phải là điều xấu.

    Hình minh họa
    Hình minh họa

  2. I. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ

    1.Mục đích.

    - Dùng lí lẽ và dẫn chứng để phủ nhận những ý kiến, những nhận định sai trái, nhằm bảo vệ ý kiến, nhận định dúng đắn.

    2. Yêu cầu.

    - Cần phải chỉ ra được cái sai hiển nhiên của các chủ thể phát ngôn( ý kiến, quan điểm, nhận định..)

    - Dùng lí lẽ và dẫn chứng khách quan, trung thực để bác bỏ các ý kiến, nhận định sai trái.

    - Có thái độ thẳng thắn, có văn hoá tranh luận và có sự tôn trọng người đối thoại, tôn trọng bạn đọc.


    II. Cách bác bỏ

    Câu 1 (trang 24 – 25 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

    a. Ông Đinh Gia Trinh bác bỏ ý kiến ông Nguyễn Bách Khoa cho rằng ″Nguyễn Du là một con bệnh thần kinh″.

    - Bác bỏ bằng cách so sánh trí tưởng tượng của Nguyễn Du với trí tưởng tượng của các thi sĩ nước ngoài.

    - Luận cứ được đưa ra để bác bỏ là:

    + Luận cứ 1: Về di bút của Nguyễn Du.

    + Luận cứ 2: Căn cứ vào cái khiếu ảo giác của Nguyễn Du.

    - Cách diễn đạt trong thao tác lập luận bác bỏ của tác giả:

    + Phối hợp câu tường thuật, câu cảm thán, câu hỏi tu từ

    + Sử dụng biện pháp so sánh với những thi sĩ có trí tưởng tượng như Nguyễn Du

    b. Ông Nguyễn An Ninh bác bỏ ý kiến sai trái cho rằng: “Tiếng Việt nghèo nàn”

    - Bác bỏ bằng cách khẳng định ý kiến sai trái ấy không có cơ sở, so sánh hai nền văn học Việt – Trung để nêu câu hỏi tu từ…

    c. Ông Nguyễn Khắc Viện bác bỏ quan niệm sai trái: “Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi”

    - Bác bỏ bằng cách phân tích tác hại đầu độc môi trường của những người hút thuốc lá gây ra cho những người xung quanh.

    Câu 2 (trang 20 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

    Kết luận:

    - Có thể bác bỏ một luận điểm, luận cứ hoặc lập luận bằng cách nêu tác hại, chỉ ra nguyên nhân hoặc phân tích những khía cạnh sai lệch, thiếu chính xác,… của luận điểm, lập luận ấy.

    - Khi bác bỏ, cần tỏ thái độ khách quan, đúng mực.

    Luyện tập

    Câu 1 (trang 26 - 27 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

    a/ Bác bỏ: ″Đổi cứng thành mềm″ của kẻ sĩ cơ hội cầu an.

    - Bằng lí lẽ và dẫn chứng.

    + Lí lẽ: ″Kẻ sĩ chỉ lo lắng không cứng cỏi được, còn gãy hay không là việc của trời″.

    + Dẫn chứng: Ngô Tử Văn cứng mà không gãy, hơn thế còn được phong thưởng.

    b/ Bác bỏ: ″thơ là những lời đẹp″.

    - Bằng dẫn chứng cụ thể.

    + Dẫn chứng: từ thơ Hồ Xuân Hương, thơ Nguyễn Du, thơ Bô - đơ - le, thơ kháng chiến chống Pháp. → đều không dùng lời văn đẹp.

    ∗ Bài học về cách bác bỏ: Khi bác bỏ cần lựa chọn thái độ và giọng văn phù hợp.

    Câu 2 (trang 27 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

    Gợi ý.

    - Khẳng định đây là quan niệm sai về việc kết bạn.

    - Phân tích học yếu không phải là thói xấu, mà chỉ là nhược điểm chủ quan hoặc khách quan chi phối.

    - Khẳng định quan niệm đúng đắn là kết bạn với những người học yếu là trách nhiệm.

    - Có thể dùng các thao tác: truy tìm nguyên nhân, phân tích tác hại của quan niệm sai để bác bỏ, sau đó nêu một số suy nghĩ và hành động đúng.

    - Nêu giọng văn nhẹ nhàng, tế nhị, dẫn chứng và lí lẽ thuyết phục để bác bỏ quan niệm sai lầm đó.

    Hình minh họa
    Hình minh họa
  3. I. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ

    - Thao tác lập luận bác bỏ là dùng lí lẽ, dẫn chứng đúng đắn, khoa học để chỉ rõ những sai lầm, lệch lạc, thiếu khoa học của một quan điểm, ý kiến nào đó.

    - Mục đích: phủ định những ý kiến chưa chuẩn xác.

    - Yêu cầu: Nắm chắc những ý kiến sai lầm, đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục với thái độ thẳng thắn, cẩn trọng và phù hợp.


    II. Cách bác bỏ

    Câu 1 (trang 24 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

    Đoạn trích a

    - Nội dung bác bỏ: Ý kiến: “Nguyễn Du là một con bệnh thần kinh”.

    - Cách thức bác bỏ:

    + Chỉ ra sự suy diễn vô căn cứ và những lời nói từ câu thơ của Nguyễn Du.

    + So sánh với những thi sĩ nước ngoài có trí tưởng tượng kì dị tương tự Nguyễn Du: “Có những thi sĩ Anh Cát Lợi, Na Uy, Đan Mạch thường sẵn thứ tưởng tượng kì dị, có khi quái dị ấy”.

    + Cách diễn đạt: phối hợp các kiểu câu tường thuật, câu cảm thán, câu hỏi tu từ... một cách khéo léo để đoạn văn có sức thuyết phục.

    Đoạn trích b

    - Nội dung bác bỏ: “Nhiều đồng bào chúng ta, để biện minh cho việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ, đã than phiền rằng tiếng nước mình nghèo nàn”.

    - Cách thức bác bỏ: trực tiếp phê phán: Lời trách cứ này không có cơ sở nào cả.

    - Phân tích bằng những lí lẽ và dẫn chứng:

    + Lí lẽ: “Họ chỉ biết những từ thông dụng và còn nghèo những từ An Nam hơn bất cứ người phụ nữ và nông dân An Nam nào”.

    + Dẫn chứng: “Ngôn ngữ của Nguyễn Du giàu hay nghèo?”; “Vì sao người An Nam có thể dịch những tác phẩm của Trung Quốc sang nước mình, mà lại không thể viết những tác phẩm tương tự”.

    Đoạn trích c:

    - Nội dung bác bỏ: Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi.

    - Cách thức bác bỏ:

    - So sánh tác hại của rượu và tác hại của thuốc lá.

    - Phân tích tác hại do những người hút thuốc gây ra.

    - Cách diễn đạt: phối hợp câu khẳng định và câu cảm thán: “Tội nghiệp thay những cái thai còn nằm trong bụng mẹ”; Hút thuốc thì những người gần anh cũng hít phải luồng khói độc”.


    Câu 2 (trang 26 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

    Kết luận

    - Có thể bác bỏ một luận điểm, luận cứ hoặc lập luận bằng cách nêu tác hại, chỉ ra nguyên nhân hoặc phân tích những khía cạnh sai lệch, thiếu chính xác,… của luận điểm, lập luận ấy.

    - Khi bác bỏ, cần tỏ thái độ khách quan, đúng mực.


    Luyện tập

    Câu 1 (trang 26 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

    * Ý kiến, quan điểm bác bỏ

    - Đoạn trích a: Nguyễn Dữ đã bác bỏ quan niệm sai lệch: “Cứng quá thì gãy”: “Từ đó mà đổi cứng ra mềm”.

    - Đoạn trích b: Nguyễn Đình Thi đã bác bỏ quan điểm sai lầm: “Thơ là những lời thơ đẹp”.

    * Cách bác bỏ và giọng văn:

    - Đoạn trích a: Nguyễn Dữ dùng lí lẽ và dẫn chứng trực tiếp bác bỏ với giọng văn dứt khoát, chắc nịch.

    + Lí lẽ: “Kẻ sĩ chỉ lo lắng không cứng cỏi được, còn gãy hay không là việc của trời”.

    + Dẫn chứng: Ngô Tử Văn cứng mà không gãy, hơn thế còn được phong thưởng.

    - Đoạn trích b: Nguyễn Đình Thi dùng dẫn chứng để bác bỏ với giọng văn nhẹ nhàng, tế nhị.

    + Dẫn chứng: từ thơ Hồ Xuân Hương, thơ Nguyễn Du, thơ Bô - đơ - le, thơ kháng chiến chống Pháp. → đều không dùng lời văn đẹp.

    * Bài học về cách bác bỏ: Khi bác bỏ cần lựa chọn thái độ và giọng văn phù hợp.


    Câu 2 (trang 27 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

    Để bác bỏ quan niệm sai lầm: “Không kết bạn với những người học yếu”

    - Có thể dùng các thao tác: truy tìm nguyên nhân, phân tích tác hại của quan niệm sai để bác bỏ, sau đó nêu một số suy nghĩ và hành động đúng.

    - Nêu giọng văn nhẹ nhàng, tế nhị, dẫn chứng và lí lẽ thuyết phục để bác bỏ quan niệm sai lầm đó.

    Hình minh họa
    Hình minh họa
  4. Nội dung bài học

    - Khái niệm thao tác lập luận bác bỏ

    - Cách thức bác bỏ một vấn đề

    - Những lưu ý khi thực hiện thao tác lập luận bác bỏ


    Hướng dẫn soạn bài

    1.2 Cách bác bỏ

    a. Tìm hiểu ngữ liệu

    Phân tích ngữ liệu 1

    - Nội dung bác bỏ: "Nguyễn Du là một con bệnh thần kinh".

    - Cách bác bỏ:

    + Chỉ ra sự suy đoán vô căn cứ của ông Nguyễn Bách Khoa khi phân tích lời nói và những lời thơ của Nguyễn Du.

    + So sánh Nguyễn Du với những thi sĩ nước ngoài: "Có những thi sĩ Anh Cát Lợi, Na Uy, Đan Mạch thường sẵn thứ tưởng tượng kì dị, có khi quái dị ấy".

    + Diễn đạt: Kết hợp khéo léo câu tường thuật, câu cảm thán, câu hỏi tu từ mang đến tính thuyết phục người đọc cao nhất.

    Phân tích ngữ liệu 2

    - Nội dung bác bỏ: "Nhiều đồng bào chúng ta, để biện minh cho việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ, đã than phiền rằng tiếng nước mình nghèo nàn".

    - Cách bác bỏ:

    + Trực tiếp phê phán: "Lời trách cứ này không có cơ sở nào cả".

    + Diễn đạt:

    ● Lí lẽ: "Họ chỉ biết những từ thông dụng và còn nghèo những từ An Nam hơn bất cứ người phụ nữ và nông dân An Nam nào"

    ● Dẫn chứng "Ngôn ngữ của Nguyễn Du giàu hay nghèo?" và "Vì sao người An Nam có thể dịch những tác phẩm của Trung Quốc sang nước mình, mà lại không thể viết những tác phẩm tương tự".

    ● Khẳng định suy luận là hoàn toàn sai lệch bằng lý lẽ và dẫn chứng sắc sảo.

    Phân tích ngữ liệu 3

    - Nội dung bác bỏ: Luận điểm của ông Nguyễn Khắc Viện: "Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi".

    - Cách bác bỏ:

    + So sánh tác hại của rượu và thuốc lá.

    + Tác hại của những người hút thuốc gây cho bản thân và người xung quanh.

    - Cách diễn đạt: Kết hợp khéo léo câu khẳng định "Hút thuốc thì những người gần anh cũng hít phải luồng khói độc" và câu cảm thán "Tội nghiệp thay những cái thai còn nằm trong bụng mẹ" để nhấn mạnh sự nghiêm trọng của vấn đề.

    b. Cách bác bỏ

    - Có 3 cách bác bỏ thường dùng:

    + Bác bỏ luận điểm

    + Bác bỏ luận cứ

    + Bác bỏ cách lập luận

    - Lưu ý khi thực hiện thao tác bác bỏ:

    + Cần chỉ rõ tác hại, chỉ ra nguyên nhân hoặc phân tích cụ thể cái sai, cái lệch của cách lập luận, luận điểm, luận cứ.

    + Thái độ bác bỏ cần đúng mực, khách quan.

    Hình minh họa
    Hình minh họa
  5. Câu 1 (trang 26 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

    - Đoạn trích a:

    + Đinh Gia Trinh bác bỏ cách lập luận thiếu khoa học, mang tính suy diễn chủ quan của Nguyễn Bách Khoa.

    + Cách bác bỏ: đưa ra các lí lẽ và dẫn chứng để chứng minh lập luận của Đinh Gia Trinh chỉ là sự suy diễn vô căn cứ.

    - Đoạn trích b:

    + Nguyễn An Ninh bác bỏ luận cứ sai lầm của nhiều người An Nam là “tiếng nước mình nghèo nàn”.

    + Cách bác bỏ: đưa ra thái độ bác bỏ rõ ràng, lấy dẫn chứng chứng minh tiếng Việt không nghèo nàn và truy tìm nguyên nhân của luận cứ sai lệch.

    - Đoạn trích c:

    + Nguyễn Khắc Viện bác bỏ luận điểm “Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi” của nhiều người hút thuốc lá.

    + Cách bác bỏ: đưa ra lí lẽ và phân tích các dẫn chứng cụ thể về tác hại của thuốc lá với những người xung quanh.


    Câu 2 (trang 26 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

    * Các cách thức bác bỏ:

    - Nêu tác hại của vấn đề sai trái.

    - Chỉ ra nguyên nhân dẫn đến vấn đề sai trái đó.

    - Phân tích những khía cạnh sai lệch, thiếu chính xác của vấn đề.


    Luyện tập

    Câu 1 (trang 26 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

    a) Ý kiến, quan điểm bác bỏ:

    - Nguyễn Dữ bác bỏ ý nghĩ sai lệch: “cứng quá thì gãy”, “từ đó mà đổi cứng ra mềm”.

    - Nguyễn Đình Thi bác bỏ một quan điểm sai lầm: “thơ là những lời đẹp”.

    b) Cách bác bỏ và giọng văn:

    - Nguyễn Dữ: dùng lí lẽ và dẫn chứng để trực tiếp bác bỏ với giọng văn dứt khoát, chắc nịch.

    + Lí lẽ: “Kẻ sĩ chỉ lo …của trời”

    + Dẫn chứng: Ngô Tử Văn.

    - Nguyễn Đình Thi

    + Dẫn chứng:

    - Thơ Hồ Xuân Hương

    - Thơ Nguyễn Du

    - Thơ Bô dơ le

    - Thơ kháng chiến chống Pháp

    => đều không dùng lời đẹp.

    c) Kinh nghiệm:

    - Khi bác bỏ cần lựa chọn thái độ và giọng văn phù hợp.


    Câu 2 (trang 26 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

    - Đây là một quan niệm sai lệch

    - Phân tích nguyên nhân học yếu của bạn

    - Chỉ ra nguyên nhân và tác hại của quan niệm sai lệch trên

    - Lấy dẫn chứng: những đôi bạn học tập và giúp đỡ nhau.

    - Khẳng định: cần phải kết bạn và giúp đỡ những người học yếu.

    Hình minh họa
    Hình minh họa




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy