Top 6 Bài soạn Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh (Ngữ Văn 11) hay nhất

  1. Top 1 Bài soạn tham khảo số 1
  2. Top 2 Bài soạn tham khảo số 2
  3. Top 3 Bài soạn tham khảo số 3
  4. Top 4 Bài soạn tham khảo số 4
  5. Top 5 Bài soạn tham khảo số 5
  6. Top 6 Bài soạn tham khảo số 6

Top 6 Bài soạn Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh (Ngữ Văn 11) hay nhất

Thai Ha 1387 0 Báo lỗi

Trong chương trình Ngữ Văn 11, với bài học Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh, học sinh cần soạn như thế nào? Dưới đây, ... xem thêm...

  1. Câu 1 (trang 120 sgk ngữ văn 11 tập 1)

    - Tác giả dùng thao tác lập luận phân tích

    + Làm rõ sự “khờ dại” của tự kiêu, tự đại (vì mình hay, còn nhiều người khác giỏi hơn mình

    + Tự kiêu tự đại nghĩa là thoái bộ nghĩa là (Sông to, biển rộng thì bao nhiêu nước được… nó hẹp nhỏ)

    - Đoạn văn sử dụng thao tác so sánh

    + Người tự kiêu tự mãn cũng như cái chén, cái đĩa cạn

    + Giúp người đọc hình dung rõ, sinh động hơn tác hại của thói tự kiêu tự đại

    ⇒ Đoạn văn sử dụng thao tác lập luận phân tích là chủ yếu

    b, Đoạn văn trên là mẫu mực về lập luận phân tích và lập luận so sánh hài hòa, linh hoạt

    + Mỗi thao tác lại có thế mạnh riêng, thấy rõ được thao tác đóng vai trò chủ đạo

    c, Người viết văn lập luận thường sử dụng nhiều thao tác lập luận

    + Cần phải lựa chọn, ưu tiên thao tác lập luận chủ đạo

    + Căn cứ vào mục đích nghị luận để lựa chọn thao tác lập luận thích hợp


    Câu 2 (trang 120 sgk ngữ văn 11 tập 1): Lựa chọn bài thơ/ bài văn mà em yêu thích để viết bài luận bàn về vẻ đẹp của nó

    Vận dụng thao tác lập luận phân tích và thao tác so sánh

    - Chủ đề của bài văn là gì?

    - Cần nêu quan điểm làm sáng tỏ chủ đề, sắp xếp cho hợp lý, mạch lạc

    - Luận điểm được chọn làm sáng tỏ, nó nằm ở vị trí nào

    - Cần dùng từ và cách chuyển ý như thế nào để chuyển ý cho phù hợp

    - Để làm sáng tỏ cần những luận cứ nào

    - Cần sử dụng các thao tác lập luận nào, đâu là thao tác chủ đạo

    Hình minh họa
    Hình minh họa

  2. Câu 1 (trang 120 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

    + Đoạn trích sử dụng thao tác lập luận:

    - Phân tích: vì sao không nên tự kiêu tự đại, tác hại của nó.

    - So sánh: mình và những người khác; so to bể rộng và cái chén nhỏ, đĩa cạn.

    + Hai thao tác được kết hợp nhuần nhuyễn, đan xen vào nhau → giúp vấn đề nghị luận cụ thể, sáng rõ, thuyết phục, vừa thấy được bản chất, vừa thấy được tác hại.

    + Cần kết hợp linh hoạt nhiều thao tác lập luận trong đoạn/bài văn nghị luận.

    Câu 2 (trang 120 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

    a.

    + Chủ đề bài văn: Vẻ đẹp của bài thơ “Câu cá mùa thu” – Nguyễn Khuyến.

    + Luận điểm cần có:

    - Vẻ đẹp nội dung của bài thơ.

    - Vẻ đẹp nghệ thuật của bài thơ.

    - Tài năng sáng tạo, tấm lòng của tác giả.

    + Đoạn văn dự định viết sẽ làm sáng tỏ vẻ đẹp nghệ thuật của bài thơ. Luận điểm này nằm ở phần giữa thân bài.

    + Chuyển ý: Trong một tác phẩm văn chương, đặc biệt là thơ ca, một nội dung ý nghĩa luôn được chuyển tải bởi một hình thức nghệ thuật độc đáo. “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến cũng vậy, vẻ đẹp của bài thơ không chỉ đến từ nội dung mà còn đến từ nghệ thuật.

    b.

    + Luận cứ:

    - Cách gieo vần “eo” độc đáo, tạo cảm giác về không gian nhỏ hẹp, co dần lại.

    - Thủ pháp lấy động tả tĩnh.

    - Điểm nhìn nghệ thuật đặc sắc.

    - Sử dụng từ láy.

    - Sử dụng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

    Thao tác lập luận chính: Phân tích, nhằm làm nổi bật đặc trưng nghệ thuật của bài thơ.

    + So sánh sử dụng ở phần:

    - Vẻ đẹp nội dung: so sánh bức tranh thiên nhiên mùa thu của Nguyễn Khuyến với bức tranh thiên nhiên mùa thu trong thơ trước và sau ông.

    - Mở rộng vấn đề (so sánh thơ về mua thu của Nguyễn Khuyến với những bài thơ thu khác).

    + Phải kết hợp nhuần nhuyễn hai thao tác, thao tác phân tích là trung tâm, nhằm khẳng định vẻ đẹp của tác phẩm, thao tác so sánh là bổ trợ, nhằm nhấn mạnh sự đặc biệt, sáng tạo.

    c. Học sinh dựa vào gợi ý ở trên để viết đoạn văn.


    Câu 3 (trang 121 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

    a. Vẻ đẹp nội dung của bài thơ “Câu cá mùa thu” – Nguyễn Khuyến:

    + Bức tranh thiên nhiên mùa thu làng quê đậm chất trữ tình và đượm buồn.

    - Sử dụng thao tác phân tích để phân tích điểm nhìn, không gian, cảnh vật, âm thanh, màu sắc của bức tranh.

    - Sử dụng thao tác so sánh, so sánh bức tranh thu của Nguyễn Khuyến với bức tranh thu trong thơ Đường.

    + Tấm lòng, tâm sự của nhà thơ vì lo nghĩ cho vận nước, cho thế sự.

    b. Phẩm chất hiếu học của người học sinh:

    + Giải thích khái niệm “hiếu học” (phân tích).

    + Mặt tích cực, điều tốt đẹp mà phẩm chất này mang lại cho người học sinh (phân tích).

    + Biểu hiện của học sinh hiếu học (phân tích, kết hợp so sánh với những biểu hiện của sự lười nhác, qua loa trong học tập).

    + Nếu không hiếu học, người học sinh sẽ như thế nào? (so sánh kết hợp phân tích).

    c. Một số đoạn văn hay kết hợp giữa thao tác phân tích và so sánh:

    + “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh: “Hỡi đồng bào cả nước…Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa”.

    - Phân tích: Quyền bình đẳng của nhân loại, của mỗi dân tộc.

    - So sánh: Tuyên ngôn độc lập của Mĩ và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp; Luận điệu xảo trá và hành động xâm lăng của bọn thực dân.


    Hình minh họa
    Hình minh họa
  3. Câu 1 (trang 120 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

    - Trong đoạn văn, tác giả có sử dụng thao tác lập luận phân tích và thao tác so sánh

    + Thao tác phân tích: là những phân tích để làm rõ sự “khờ dại” của tự kiêu tự đại và “Tự kiêu tự đại tức là thoái bộ” nghĩa là thế nào?

    + Thao tác so sánh (Người mà tự kiêu tự mãn thì cũng như cái chén, cái đĩa cạn). Sự so sánh đầy hình tượng giúp cho người đọc hình dung một cách rõ hơn, sinh động hơn thế nào là tự kiêu tự đại và tác hại của hai biểu hiện đó trong tính cách của con người.

    → Trong đoạn văn, thao tác lập luận phân tích đóng vai trò chủ đạo, còn thao tác lập luận so sánh có vai trò hỗ trợ để góp phần cho đoạn văn thêm sinh động, hấp dẫn.

    - Mục đích, tác dụng và cách kết hợp của thao tác lập luận trong đoạn trích: Giúp người đọc, người nghe hiểu rõ hơn về tính tự kiêu, tự đại trong mỗi con người và tác hại của hai biểu hiện đó trong tính cách của con người.

    - Việc kết hợp vận dụng thao tác lập luận phân tích và so sánh là một việc làm tất yếu, rất ít trường hợp chỉ sử dụng một thao tác lập luận trong một bài văn. Đồng thời chúng ta cũng phải biết linh hoạt trong việc sử dụng các thao tác lập luận.


    Câu 2 (trang 120 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

    Vận dụng kết hợp phân tích và so sánh, viết đoạn văn bàn về vẻ đẹp của một bài thơ (bài văn). Cần phải tiến hành theo các bước:

    - Chủ đề của bài văn ấy là gì?

    - Cần nêu những ý nào để làm sáng tỏ chủ đề của bài văn? Sắp xếp các luận điểm thành một dàn ý mạch lạc, hợp lí.

    - Dùng từ, câu như thế nào để chuyển ý cho phù hợp.

    - Để làm sáng tỏ luận điểm cần đưa ra những luận cứ nào?

    - Bài viết cần biết cách sử dụng và kết hợp các thao tác lập luận phân tích.

    Hình minh họa
    Hình minh họa
  4. Luyện tập (trang 120-121 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

    Bài 1

    - Đoạn văn sử dụng thao tác phân tích và thao tác so sánh:

    + Phân tích “ Tự kiêu tự đại là khờ dại. Vì mình hay còn nhiều người hay hơn mình. Mình giỏi, còn nhiều người giỏi hơn mình. Tự kiêu tự đại tức là thoái bộ”

    + So sánh: Người mà tự kiêu tự mãn thì cũng như cái chén, cái đĩa cạn ( để thấy sự nhỏ bé, vô nghĩa và đáng thương của thói tự kiêu tự mãn đối với mỗi cá nhân trong tập thể hoặc cộng đồng)

    - Thao tác phân tích đóng vai trò chủ đạo, thao tác so sánh có vai trò bổ trợ, mục đích cuối cùng là giúp người đọc, người nghe hiểu và nhận thức sâu sắc vấn đề

    => Việc kết hợp các thao tác lập luận trong một đoạn văn, bài văn nghị luận là vô cùng cần thiết vì nó giúp cho người viết triển khai được ý tưởng của mình một cách hiệu quả nhất, tăng sức thuyết phục trước người đọc, người nghe


    Bài 2

    - Chủ đề bài văn: Vẻ đẹp của bài thơ Tự tình – Hồ Xuân Hương

    - Luận điểm cần có:

    + Vẻ đẹp về nội dung

    + Vẻ đẹp về nghệ thuật

    + Nỗi lòng nhà thơ

    - Đoạn văn dự định viết sẽ làm sáng tỏ vẻ đẹp nghệ thuật của bài thơ.

    + Luận điểm này nằm ở thân bài.

    + Chuyển ý như sau: Tự tình II của Hồ Xuân Hương không phải chỉ mang nội dung sâu sắc khi đề cập tới thân phận và khát khao của người phụ nữ mà còn mang giá trị nghệ thuật đặc sắc.

    b.

    - Luận cứ:

    + Ngôn ngữ thơ điêu luyện, bộc lộ được tài năng và phong cách của tác giả:

    + Sử dụng từ ngữ, hình ảnh giàu sức tạo hình, giàu giá trị biểu cảm, đa nghĩa

    + Thủ pháp nghệ thuật đảo ngữ: câu hỏi 2, câu 5 và câu 6

    + Sử dụng động từ mạnh: xiên ngang, đâm toạc.

    - Thao tác lập luận chính: Phân tích, vì cần chỉ ra được yếu tố nghệ thuật đó thể hiện ở đâu, góp phần diễn đạt nội dung như thế nào.

    + So sánh sử dụng để đối chiếu nghệ thuật trong Tự tình với những bài thơ khác của HXH hay với những bài thơ của các tác giả khác cùng sử dụng bút pháo nghệ thuật đó

    + Phải kết hợp nhuần nhuyễn và hợp lí hai thao tác lập luận

    c. HS viết đoạn dựa trên gợi ý


    Bài 3

    a. Luận điểm khác: Vẻ đẹp nội dung

    Hai câu đề: Nỗi niềm buồn tủi, chán chường

    Hai câu thực: Diễn tả rõ nét hơn tình cảnh lẻ loi và nỗi niềm buồn tủi

    Hai câu luận: Nỗi niềm phẫn uất, sự phản kháng của Xuân Hương

    Hai câu kết: Quay trở lại với tâm trạng chán trường, buồn tủi

    b. Có thể chọn một số phâm chất tiêu biểu: trung thực, hiếu học, dũng cảm,…

    - Phẩm chất: trung thực

    + Khái niệm – thao tác phân tích

    + Vì sao HS lại cần có đức tính trung thực – thao tác phân tích

    + Biểu hiện của đức tính trung thực trong học tập và cuộc sống – thao tác phân tích, so sánh

    + So sánh với hiện tượng thiếu trung thực

    + Cách rèn luyện tính trung thực – thao tác phân tích

    c. Một số đoạn văn hay kết hợp giữa thao tác phân tích và so sánh:

    - “Từng nghe nói rằng …..ý trời sinh ra người hiền vậy” (Chiếu cầu hiền (T68 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

    Hình minh họa
    Hình minh họa
  5. Câu 1 (trang 120 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

    * Thao tác lập luận được sử dụng trong đoạn trích là: lập luận và so sánh.

    - Phân tích:

    + Luận điểm chính: Chớ có tự kiêu tự đại.

    + Hai lí do để không nên tự kiêu tự đại là “tự kiêu tự đại là khờ dại” và “tự kiêu tự đại là thoái bộ”.

    - Thao tác so sánh:

    + “mình hay” >< “nhiều người hay hơn mình”

    + “sông to, bể rộng”>< “cái chén nhỏ, cái đĩa cạn”

    + “độ lượng của nó rộng và sâu” >< “độ lượng của nó hẹp và nhỏ”

    => So so sánh tương phản.

    + “người tự kiêu tự mãn…cái chén, cái đĩa cạn”

    => So sánh tương đồng.

    Thao tác lập luận chính được sử dụng là phân tích, thao tác so sánh giúp đoạn văn trở nên sinh động, hấp dẫn.

    * Mục đích, tác dụng của việc sử dụng hai thao tác:

    + Làm cho vẫn đề được đưa ra bàn luận trở nên sinh động, cụ thể, dễ hiểu, dễ đi vào lòng người hơn.

    + Để từ đó sống khiêm tốn hơn, biết tôn trọng người khác hơn, chịu khó học hỏi nhiều hơn.

    => Việc kết hợp vận dụng thao tác lập luận phân tích và so sánh là một việc làm tất yếu, rất ít trường hợp chỉ sử dụng một thao tác lập luận trong một bài văn. Đồng thời chúng ta cũng phải biết linh hoạt trong việc sử dụng các thao tác lập luận.


    Câu 2 (trang 120 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

    Những nội dung cần có:

    - Chủ đề bài văn cần viết.

    - Lập dàn ý: với hệ thống những ý chính để làm sáng tỏ chủ đề của bài văn và sắp xếp chúng

    - Xây dựng hệ thống luận điểm, luận cứ và cách sắp xếp chúng trong bài văn

    - Cần sử dụng các thao tác lập luận trong việc diễn giải các luận cứ. Xác định rõ ràng nên sử dụng thao tác phân tích hay so sánh; thao tác nào là chủ đạo.

    - Xác định những câu chuyển ý, từ nối cho phù hợp giữa các ý trong bài văn.

    Xem thêm:

    Soạn Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh siêu ngắn
    Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp thao tác lập luận phân tích và so sánh (chi tiết)


    Câu 3 (trang 121 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

    b. Phẩm chất hiếu học của người học sinh:

    - Giải thích khái niệm “hiếu học”

    - Phân tích, chứng minh, bình luận:

    + Mặt tích cực, điều tốt đẹp mà phẩm chất này mang lại cho người học sinh (phân tích)

    + Biểu hiện của học sinh hiếu học (phân tích, kết hợp so sánh với những biểu hiện của sự lười nhác, qua loa trong học tập).

    + Nếu không hiếu học, người học sinh sẽ như thế nào? (so sánh kết hợp phân tích).

    + Lấy ví dụ những tấm gương hiếu học tiêu biểu

    + Liên hệ bản thân


    Hình minh họa
    Hình minh họa
  6. Câu 1 (trang 120 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

    Cho đoạn văn:

    Chớ tự kiêu tự đại. Tự kiêu tự đại là khờ dại. Vì mình hay, còn nhiều người khác hay hơn mình. Mình giỏi, còn nhiều người giói hơn mình. Tự kiêu tự đại tức là thoái bộ. Sông to, biển rộng thì bao nhiêu nước cũng chứa được, vì độ lượng của nó rộng và sâu. Cái chén nhỏ, cái đĩa cạn thì một chút nước cũng dầy tràn, vì độ lượng của nó hẹp nhỏ. Người mà tự kiêu tự mãn thì cũng như cái chén, cái đĩa cạn.

    (Hổ Chí Minh - Cần kiệm liêm chỉnh)

    a. Đoạn trích trên sử dụng những thao tác lập luận nào?

    b. Phân tích mục đích, tác dụng và cách kết hợp các thao tác lập luận trong đoạn trích.

    c. Anh (chị) rút ra kết luận gì về việc vận dụng nhiều thao tác lập luận trong một bài/đoạn văn?

    Lời giải chi tiết:

    a. Thao tác lập luận

    - Thao lập luận phân tích, đế làm rõ sự "khờ dại" của tự kiêu tự đại (Vì mình hay, còn nhiều người khác lìay hơn mình. Mình giỏi, còn nhiều người giỏi hơn mình) và "Tự kiêu tự đại tức là thoái bộ" nghĩa là thế nào? (Sông to, biển rộng thì bao nhiêu nước cũng chứa được, vì độ lượng của nó rộng và sâu. Cái chén nhó, cái đĩa cạn thì một chút nước cũng đầy tràn, vì độ lượng của nó hẹp nhỏ).

    - Thao tác so sánh (Người má tự kiêu tự mãn thì cũng như cái chén, cái đĩa cạn). Sự so sánh đầy hình tượng đã giúp người đọc hình dung một cách rõ hơn, sinh động hơn thế nào là tự kiêu tự đại và tác hại của hai biểu hiện đó trong tính cách của con người.

    Tuy đoạn văn sử dụng cả hai thao tác lập luận nhưng không phải hai thao tác này đều có vai trò ngang nhau. Trong đoạn văn, thao tác lập luận phân tích là thao tác đóng vai trò chủ đạo.

    b. Mục đích, tác dụng

    - Giúp người đọc, người nge hiểu rõ hơn về vấn đề tự kiêu, tự đại trong mỗi con người.

    - Giúp người đọc nhận thức rõ vấn đề: bản thân sự hiểu biết, tài năng của mỗi người bao giờ cũng có giới hạn nhất định.

    c. Kết luận

    Việc vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận trong một đoạn văn (bài văn): là một việc làm tất yếu. Không có một văn bản nghị luận nào lại chỉ dùng một thao tác lập luận duy nhất, mà phải dùng kết hợp các thao tác lập luận một cách linh hoạt, có hiệu quả.


    Câu 2 (trang 120 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

    Lựa chọn một bài thơ (hoặc bài văn) mà anh (chị) yêu thích để viết bài luận bàn về một trong những vẻ đẹp của nó. Trong bài viết có yêu cầu vận dụng kết hợp thao tác lập luận phân tích và lập luận so sánh.

    Lời giải chi tiết:

    Các công việc cần làm:

    - Xác định chủ đề bài văn cần viết.

    - Xác định những ý chính nào để làm sáng tỏ chủ đề của bài văn và sắp xếp chúng thành dàn ý.

    - Luận điểm nào được chọn để làm sáng tỏ? Nó nằm ở vị trí nào trong dàn ý?

    - Xác định câu chuyển ý phù hợp giữa các ý trong bài.

    - Để làm sáng tỏ luận điểm trên cần phải có những luận cứ nào. Đây là lúc cần sử dụng thao tác lập luận. Xác định rõ ràng nên sử dụng thao tác phân tích hay so sánh, thao tác nào là chủ đạo.


    Câu 3 (trang 121 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

    b. Viết một văn bản nghị luận ngắn về một phẩm chất của người học sinh, trong đó có vận dụng các thao thác lập luận phân tích và so sánh.

    Lời giải chi tiết:

    * Phẩm chất hiếu học của người học sinh

    MB:

    - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận

    TB:

    - Giải thích khái niệm “hiếu học”

    - Phân tích, chứng minh, bình luận:

    + Mặt tích cực, điều tốt đẹp mà phẩm chất này mang lại cho người học sinh (phân tích)

    + Biểu hiện của học sinh hiếu học (phân tích, kết hợp so sánh với những biểu hiện của sự lười nhác, qua loa trong học tập).

    + Nếu không hiếu học, người học sinh sẽ như thế nào? (so sánh kết hợp phân tích).

    + Lấy ví dụ những tấm gương hiếu học tiêu biểu

    + Liên hệ bản thân

    KB:

    - Khái quát vấn đề


    Hình minh họa
    Hình minh họa




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy