Bài soạn "Tiếng nói của văn nghệ" của Nguyễn Đình Thi số 2

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả

Nguyễn Đình Thi (1924-2003) quê ở Hà Nội.
Ông là một nghệ sĩ đa tài: viết văn, làm thơ, soạn kịch,sáng tác nhạc, viết tiểu luận phê bình,.. -> Ở lĩnh vực nào, ông cũng có đóng góp đáng kể.
Là một nghệ sĩ tiên phong trong việc tìm tòi, đổimới nghệ thuật, đặc biệt là thơ ca.
Ông là một nghệ sĩ gắn bó với Hải Phòng, có nhiều sáng tácnổi tiếng về Thành phố Cảng như: Nhớ Hải Phòng(thơ), Vỡ bờ( tiểu thuyết)…
Năm 1996, ông được Nhà nước trao tặng Giải thưởng HCM về văn học – nghệ thuật


2. Tác phẩm:

a. Xuất xứ:

Văn bản được viết ở chiến khu Việt Bắc (1948) – giai đoạnđầu cuộc k/c chống Pháp – thời kì đang nỗ lực xây dựng một nền văn nghệ vớiphương châm: dân tộc – khoa học – đại chúng.
Văn bản trích trong bài tiểu luận cùng tên.
Tác phẩm in trong tập “Mấy vấn đề văn học”, xuất bản năm1956.
b. Phương thức biểu đạt: Nghị luận.

c. Vấn đề nghị luận: Sức mạnh lớn lao của văn nghệ trong đờisống.

d. Luận điểm:

+ Luận điểm 1: Nội dung phản ánh hiện thực của văn nghệ.

+ Luận điểm 2: Tiếng nói của văn nghệ rất cần thiết đối vớiđời sống con người.

+ Luận điểm 3: Con đường đến với người đọc của văn nghệ.

( Cũng có thể gộp luận điểm 2 và 3 thành một luận điểm: Sứcmạnh kì diệu của văn nghệ).


II – Đọc – hiểu văn bản:

1. Nội dung phản ánh hiện thực của văn nghệ:

Là thực tại khách quan và nhận thức mới mẻ.
Văn nghệ phản ánh hiện thực cuộc sống nhưng văn nghệ khôngchỉ phản ánh khách quan cái hiện thực ấy mà còn biểu hiện cái chủ quan củangười sáng tác – qua lăng kính của tác giả.
Để làm nổi bật luận điểm này, tác giả đã đưa ra 2 dẫnchứng:Hai câu thơ tả cảnh mùa xuân tươi đẹp trong “Truyện Kiều”của Nguyễn Du – đây không chỉ là tả cảnh mùa xuân mà còn là sự rung động củaNguyễn Du trước cảnh mùa xuân -> đem đến cho người đọc sự sống, tuổi trẻ…
Cái chết của nhân vật An-na Ca-rê-nhi-na khiến người đọcbâng khuâng, thương cảm.

=> Người đọc đã nhận ra được tư tưởng, tình cảm của ngườinghệ sĩ gửi vào cái hiện thực cuộc sống ấy. Chính lời nhắn gửi toát lên từ hiệnthực khách quan được biểu hiện trong tác phẩm đã đem đến cho người đọc một nhậnthức mới mẻ.

– Nội dung phản ánh của văn nghệ khác với nội dung của cáckhoa học xã hội khác là ở chỗ: các khoa học này miêu tả tự nhiên xã hội theoquy luật khách quan, còn văn nghệ tập trung khám phá, miêu tả chiều sâu tìnhcảm, số phận con người, miêu tả thế giới nội tâm của con người.

=> Tóm lại, với phép lập luận phân tích, với những dẫnchứng tiêu biểu cụ thể, Nguyễn Đình Thi cho thấy: nội dung văn nghệ là phản ánhhiện thực. Hiện thực ấy mang tính hình tượng cụ thể, sinh động, là đời sống, tưtưởng, tình cảm của con người thông qua cái nhìn và tình cảm của người nghệ sĩ.


2. Tiếng nói của văn nghệ rất cần thiết đối với đời sống của con người:

Văn nghệ giúp cho con người có cuộc sống đầy đủ hơn, cảmthấy cuộc đời đẹp hơn và có ý nghĩa hơn:Văn nghệ giúp con người tự nhận thức chính bản thân mình,giúp ta sống đầy đủ, phong phú hơn cuộc sống của chính mình.
Trong những trường hợp con người bị ngăn cách giữa cuộcsống, tiếng nói của văn nghệ là sợi dây buộc chặt họ với cuộc đời thường bênngoài với tất cả những sự sống, hành động vui buồn, gần gũi.
Văn nghệ góp phần làm tươi mát sinh hoạt khắc khổ hằngngày, giữ cho đời vẫn tươi. Tác phẩm văn nghệ giúp cho con người vui lên, biếtrung động và ước mơ trong cuộc đời còn vất vả, cực nhọc.


3. Con đường đến với người đọc của văn nghệ:

Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm.
Chỗ đứng của văn nghệ chính là chỗ giao nhau giữa tâm hồncon người với cuộc sống sản xuất, chiến đấu; là ở tình yêu ghét, nỗi buồn vuitrong đời sống tự nhiên với đời sống xã hội.
Nghệ thuật là tư tưởng nhưng là tư tưởng đã được nghệthuật hóa – tư tưởng cụ thể sinh động, lắng sâu, kín đáo chứ không lộ liễu, khôkhan, áp đặt.
=> Tác phẩm văn nghệ lay động cảm xúc, đi vào nhậnthức,tâm hồn người đọc bằng cn đường tình cảm. Đến với một tác phẩm văn nghệ,chúng ta sống cùng cuộc sống được miêu tả trong đó, được yêu ghét, buồn vui đợichờ, cùng với các nhân vật và người nghệ sĩ. Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽcho ta đường đi mà vào đốt lửa trong lòng khiến chúng ta phải tự bước lên đường.


Trả lời câu 1 (trang 17 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

Bài viết có bố cục khá chặt chẽ, được thể hiện qua hệ thống luận điểm lô-gic, mạch lạc.

- Văn nghệ không chỉ phản ánh thực tại khách quan mà còn là nhận thức mới mẻ, là tư tưởng, tình cảm của cá nhân nghệ sĩ.

- Tiếng nói của văn nghệ rất cần thiết với cuộc sống của mỗi người.

- Văn nghệ có khả năng cảm hóa, có sức lôi cuốn thật kì diệu.


Trả lời câu 2 (trang 17 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

- Nội dung chủ yếu của văn nghệ là hiện thực mang tính cụ thể, sinh động, là đời sống tình cảm của con người qua cái nhìn và tình cảm của người nghệ sĩ.

- Nội dung của văn nghệ được thể hiện chủ yếu qua những đặc điểm sau:

+ Tác phẩm nghệ thuật phản ánh đời sống khách quan nhưng đó không phải là sự sao chép giản đơn, nguyên xi thực tại.

+ Tác phẩm văn nghệ có tính giáo dục, tác động mạnh mẽ đến người đọc nhưng đó không phải là những lời thuyết lí khô khan mà ngược lại, khả năng tác động của văn nghệ bắt nguồn từ những tình cảm sâu sắc, những say sưa, vui buồn, yêu ghét,… của người nghệ sĩ.

+ Nội dung của văn nghệ còn là những rung cảm, nhận thức của từng người tiếp nhận, được mở rộng, lan truyền từ người này sang người khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác.


Trả lời câu 3 (trang 17 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

Nguyễn Đình Thi đã phân tích một cách thấm thía sự cần thiết của văn nghệ đối với con người:

- Văn nghệ giúp chúng ta sống đầy đủ hơn, phong phú hơn trên phương diện tinh thần.

- Trong những trường hợp con người bị ngăn cách đối với đời sống, văn nghệ là sợi dây liên hệ giữa người đó với thế giới bên ngoài.

- Văn nghệ góp phần làm cho đời sống của chúng ta ngày càng đẹp đẽ, đáng yêu hơn.


Trả lời câu 4 (trang 17 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

Văn nghệ tác động đến con người qua nội dung của nó và đặc biệt là con đường mà nó đến với người đọc, người nghệ:

- Tình cảm là một yếu tố then chốt của văn nghệ.

- Sự tác động của văn nghệ đối với con người chủ yếu cũng qua con đường tình cảm. Văn nghệ khiến cho ta cảm thấy yêu cuộc sống hơn, đồng thời muốn đóng góp công sức của mình để làm cho cuộc sống ngày càng đẹp hơn.


Trả lời câu 5 (trang 17 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

Những nét đặc sắc trong nghệ thuật lập luận của Nguyễn Đình Thi:

- Bố cục của văn bản rất chặt chẽ, hợp lí.

- Cách viết giàu hình ảnh với những dẫn chứng sinh động, hấp dẫn.

- Giọng văn thể hiện sự chân thành, niềm say sưa và nhiệt hứng dâng trào.


Luyện tập

Mỗi tác phẩm văn nghệ đến với bạn đọc đều mang trong mình một sứ mệnh cao cả. Trong những tác phẩm văn học mà em từng đọc, để lại trong lòng em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất là Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Nhà văn đã khiến em hiểu ra những nỗi đau của chiến tranh trong quá khứ đã gây nên bao đau thương cho những đồng bào vô tội, làm chảy bao nhiêu máu của người ra đi và nước mắt của người ở lại. Đặc biệt, tác phẩm gây xúc động bởi tình cảm cha con thiêng liêng của người lính. Truyện khiến em trân quý thêm tình cảm gia đình, trân quý bầu trời hòa bình của ngày hôm nay và thêm biết ơn quá khứ với những nỗi đau của cha ông đã đổi lấy cho chúng em cuộc sống của ngày hôm nay.


Bố cục

Bố cục: 2 phần

- Phần 1: từ đầu bài cho đến “cách sống của tâm hồn”: Nội dung tiếng nói của văn nghệ.

- Phần 2: Tiếp theo đoạn 1 cho đến cuối bài: Văn nghệ mang lại nhiều giá trị thiết thực trong cuộc sống con người.


Nội dung chính

Bài tiểu luận bàn về nội dung của văn nghệ và sức mạnh kì diệu của nó đối với đời sống của con người, giúp con người được sống phong phú hơn và tự nhiên hoàn thiện nhân cách tâm hồn mình.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy