Top 6 Bài soạn "Động Phong Nha" của Trần Hoàng lớp 6 hay nhất

Bình An 47 0 Báo lỗi

“Động Phong Nha” của tác giả Trần Hoàng, rút từ “Sổ tay địa danh du lịch các tỉnh Trung Trung Bộ” viết về vẻ đẹp của Động Phong Nha ở miền tây tỉnh Quảng Bình ... xem thêm...

  1. I. Đôi nét về tác phẩm: Động Phong Nha

    1. Hoàn cảnh

    “Động Phong Nha” của tác giả Trần Hoàng, rút từ “Sổ tay địa danh du lịch các tỉnh Trung Trung Bộ”


    2. Bố cục (3 phần)

    - Phần 1 (từ đầu đến “những xóm làng, nương ngô, bãi mía nằm rải rác): Giới thiệu vị trí địa lí và lối vào động Phong Nha.

    - Đoạn 2 (Tiếp đó đến tiếng chuông nơi cảnh chùa): Miêu tả cảnh trong động Phong Nha.

    - Đoạn 3 (còn lại): Giá trị của động Phong Nha trong việc khai thác du lịch, thám hiểm, nghiên cứu.


    3. Giá trị nội dung

    Động Phong Nha ở miền tây tỉnh Quảng Bình được xem là kì quan thứ nhất (“Đệ nhất kì quan”). Động Phong Nha đã và đang thu hút khách tham quan trong và ngoài nước. Chúng ta tự hào vì đất nước có động Phong Nha cúng như những thắng cảnh khác.


    4. Giá trị nghệ thuật

    - Sử dụng ngôn ngữ miêu tả gợi hình, gợi cảm

    - Số liệu cụ thể, khoa học

    - Miêu tả trình tự từ xa đến gần, theo không gian và thời gian của hành trình du lịch


    II. Trả lời câu hỏi

    Câu 1 (trang 148 sgk ngữ văn 6 tập 2)

    Đọc văn bản


    Câu 2 (trang 148 sgk ngữ văn 6 tập 2): Bài văn chia thành 3 đoạn:

    - Đoạn 1 (Từ đầu đến những xóm làng, nương ngô, bãi mía nằm rải rác: Giới thiệu vị trí địa lí và lối vào động Phong Nha.

    - Đoạn 2 ( Từ Phong Nha gồm hai bộ phận đến tiếng chuông nơi cảnh chùa): Miêu tả cảnh trong động Phong Nha.

    - Đoạn 3 (còn lại): Giá trị của động Phong Nha trong việc khai thác du lịch, thám hiểm, nghiên cứu.


    Câu 3 (trang 148 sgk ngữ văn 6 tập 2):

    Cảnh động Phong Nha được miêu tả theo trình tự từ gần tới xa, từ khái quát tới cụ thể, từ cụ thể tới khái quát:

    + Từ vị trí tới hai con đường vào động gặp nhau ở bến sông Son.

    + Giới thiệu cấu tạo của động.

    a, Vẻ đẹp của Động khô được miêu tả bằng các chi tiết miêu tả.

    + Độ cao 200m

    + Nguồn gốc: trước kia là dòng sông ngầm.

    + Hiện tại: những vòm đá trắng vân nhũ và vô số cột đá màu xanh ngọc bích óng ánh.

    + Các từ ngữ: màu xanh ngọc bích óng ánh, đẹp lộng lấy, kì ảo, sắc màu lóng lánh như kim cương…

    → Vẻ đẹp độc đáo, kì ảo của động Phong Nha.

    b, Vẻ đẹp của Động Nước được miêu tả bằng các chi tiết:

    + Có một con sông ngầm chảy suốt ngày đêm dưới núi đá vôi nối với Kẻ Bàng với rừng nguyên sinh.

    + Miêu tả tỉ mỉ cấu tạo của Động Nước: gồm 14 buồng thông nhau, buồng ngoài cách mặt nước 10 m, từ buồng thứ tư hang cao 25- 40m.

    - Các khối đá nhiều hình khối, màu sắc:

    + Có khối hình con gà, con cóc, đốt trúc, mâm xôi, cái khánh, ông tiên…

    - Cảnh sắc trong động còn được tô điểm thêm bằng những nhánh phong lan xanh biếc.

    - Vẻ đẹp của động: hoang sơ, kì bí, thanh thoát, nên thơ.

    - Hệ thống các từ ngữ có giá trị gợi hình, gợi cảm:

    + Sử dụng tính từ diễn tả vẻ đẹp: lộng lẫy, kì ảo, hoang sơ, bí hiểm, thanh thoát, giàu chất thơ.

    + Cụm tính từ, cụm danh từ: huyền ảo về màu sắc, lóng lánh như kim cương, thế giới khác lạ, thế giới của tiên cảnh.


    Câu 4 (trang 148 sgk ngữ văn 6 tập 2)

    a,Theo lời phát biểu của nhà thám hiểm Hội địa lý Hoàng gia:

    Động Phong Nha là hang động dài nhất và đẹp nhất thế giới, bao gồm bảy cái nhất:

    + Hang động dài nhất.

    + Bãi cát, bãi đá rộng và đẹp nhất.

    + Có những hồ ngầm đẹp nhất.

    + Hang động khô rộng và đẹp nhất.

    + Thạch nhũ tráng lệ và kỉ ảo nhất.

    + Sông ngầm dài nhất.

    b, Lời đánh giá nhận định đúng về vẻ đẹp của Động Phong Nha, điều đó nhắc chúng ta có trách nhiệm bảo tồn, đầu tư, tôn tạo, khai thác tiềm năng của động Phong Nha một cách hiệu quả và hợp lí.


    Câu 5 (trang 148 sgk ngữ văn 6 tập 2)

    - Động Phong Nha mở ra những triển vọng về khai thác kinh tế du lịch, thám hiểm, nghiên cứu khoa học.

    - Muốn phát triển được giá trị của động cần phải có thái độ tích cực trong đầu tư, bảo vệ và giữ gìn vẻ đẹp tự nhiên của cảnh quan.


    III. LUYỆN TẬP

    Câu hỏi (trang 149 sgk ngữ văn 6 tập 2): Giả sử được làm người hướng dẫn khách du lịch đi tham quan động Phong Nha, khi giới thiệu về "Đệ nhất kì quan" này, em cần chú ý:

    - Em sẽ chọn giới thiệu những gì? (đặc điểm khái quát của cả khu quần thể, cách thức, phương tiện sử dụng cho chuyến tham quan, ...)

    - Em sẽ lựa chọn thứ tự giới thiệu ra sao? (giới thiệu tổng thể trước chuyến đi của khách du lịch để họ có điều kiện tự khám phá hoặc giới thiệu từng địa điểm nếu được đi theo cùng đoàn khách tham quan).

    - Em sẽ chuẩn bị như thế nào về ngôn ngữ (cách xưng hô, các từ ngữ sử dụng khi thuyết minh,…).

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  2. Trả lời câu 1 (trang 148 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

    Đọc văn bản

    Lời giải chi tiết:

    Vẻ đẹp kì ảo của Động Phong Nha:

    - Một kiệt tác của thiên nhiên nhiên ta sững sờ: những vòm đá vân nhũ và vô số cột đá màu xanh ngọc bích óng ánh.

    - Âm thanh rì rầm của dòng sông chảy suốt ngày đêm ở phía dưới 200 mét như một lời mời mọc êm ái đày quyến rũ, kéo bước chân du khách bước vào Động Nước.

    - Dưới ánh sáng lung linh của đèn đuốc, các khối thạch nhũ hiện lên đủ hình khối, màu sắc. Có khối hình con gà, con cóc, có khối xếp thành đốt trúc dựng đứng trên mặt nước... Lại có khối mang hình mâm xôi, cái khánh, hoặc hình các tiên ông đang ngồi đánh cờ... Bàn tay tài hoa của tạo hoá khéo tạo cho các khối thạch nhũ không chỉ đẹp về đường nét mà còn rất huyền ảo về sắc màu, một sắc màu lóng lánh như kim cương không bút nào lột tả hết. Dây đó, trên vách động còn rủ xuống những nhành phong lan xanh biếc...


    Trả lời câu 2 (trang 148 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

    Đọc kĩ bài văn Động Phong Nha và cho biết bài văn có thể chia thành mấy đoạn? Nếu là hai thì cách chia và nội dung cụ thể của từng đoạn là gì? Nếu là ba thì cách chia và nội dung cụ thể của từng đoạn là gì?

    Lời giải chi tiết:

    * Cách chia: chia làm hai đoạn:

    - Đoạn 1: Từ đầu đến “ nơi cảnh chùa, đất Bụt: Giới thiệu Động Phong Nha.

    - Đoạn 2: Phần còn lại: Xác định giá trị của Động Phong Nha, sức thu hút của động đối với khách tham quan và việc đầu tư khai thác để sớm biến động thành một địa điểm du lịch, thám hiểm, nghiên cứu khoa học hoàn chỉnh.

    * Cách hai: chia ba đoạn:

    - Đoạn 1: Từ đầu đến “bãi mía nằm rải rác”: Giới thiệu vị trí địa lí và hai đường (thuỷ bộ) vào Động Phong Nha.

    - Đoạn 2: Từ “Phong Nha gồm hai bộ phận” đến “nơi cảnh chùa, đất Bụt”: Cảnh tượng Động Phong Nha.

    - Đoạn 3: Phần còn lại: Xác định giá trị của Động Phong Nha, sức thu hút cùa động đối với khách tham quan, và việc đầu tư khai thác để sớm biến động thành một địa điểm du lịch, thám hiểm, nghiên cứu khoa học hoàn chỉnh.


    Trả lời câu 3 (trang 148 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

    Cảnh sắc Động Phong Nha đã được tác giả miêu tả theo trình tự nào? Vẻ đẹp của Động khô và Động nước đã được miêu tả bằng những chi tiết nào?

    Lời giải chi tiết:

    Trình tự miêu tả của người viết- tuân theo trật tự không gian, từ khái quát đến đến cụ thể, từ ngoài vào trong:

    - Giới thiệu vị trí của quần thể Động Phong Nha

    - Hai bộ phận chính của hang: Động khô và Động nước

    - Động chính với 14 buồng nối đuôi nhau bởi một hành lang chính và nhiều hành lang phụ.

    - Vào sâu nữa là các dòng sông ngầm dưới khối núi đá vôi và khu rừng nguyên sinh.

    - Đặc tả vẻ đẹp lộng lẫy, kì ảo của Động Phong Nha.

    a, Vẻ đẹp của Động khô:

    - Độ cao 200m

    - Nguồn gốc: trước kia là dòng sông ngầm.

    - Hiện tại: những vòm đá trắng vân nhũ và vô số cột đá màu xanh ngọc bích óng ánh.

    - Các từ ngữ: màu xanh ngọc bích óng ánh, đẹp lộng lấy, kì ảo, sắc màu lóng lánh như kim cương…

    => Vẻ đẹp độc đáo, kì ảo của động Phong Nha.

    b, Vẻ đẹp của Động Nước:

    - Có một con sông ngầm chảy suốt ngày đêm dưới núi đá vôi nối với Kẻ Bàng với rừng nguyên sinh.

    - Miêu tả tỉ mỉ cấu tạo của Động Nước: gồm 14 buồng thông nhau, buồng ngoài cách mặt nước 10 m, từ buồng thứ tư hang cao 25- 40m.

    - Các khối đá nhiều hình khối, màu sắc: Có khối hình con gà, con cóc, đốt trúc, mâm xôi, cái khánh, ông tiên…

    - Cảnh sắc trong động còn được tô điểm thêm bằng những nhánh phong lan xanh biếc.

    => Vẻ đẹp của động: hoang sơ, kì bí, thanh thoát, nên thơ.


    Trả lời câu 4 (trang 148 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

    Hãy đọc lại lời phát biểu của ông trưởng đoàn thám hiểm Hội địa lí Hoàng gia Anh và trả lời các câu hỏi sau:

    a) Nhà thám hiểm đó nhận xét và đánh giá Động Phong Nha như thế nào?

    b) Em có cảm nghĩ gì trước lời đánh giá đó?

    Lời giải chi tiết:

    a, Theo lời phát biểu của nhà thám hiểm Hội địa lý Hoàng gia:

    Động Phong Nha là hang động dài nhất và đẹp nhất thế giới, bao gồm bảy cái nhất:

    + Hang động dài nhất.

    + Bãi cát, bãi đá rộng và đẹp nhất.

    + Có những hồ ngầm đẹp nhất.

    + Hang động khô rộng và đẹp nhất.

    + Thạch nhũ tráng lệ và kỉ ảo nhất.

    + Sông ngầm dài nhất.

    b, Lời đánh giá nhận định đúng về vẻ đẹp của Động Phong Nha, điều đó nhắc chúng ta có trách nhiệm bảo tồn, đầu tư, tôn tạo, khai thác tiềm năng của động Phong Nha một cách hiệu quả và hợp lí.


    Trả lời câu 5 (trang 148 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

    Động Phong Nha đã và đang mở ra những triển vọng gì?

    Lời giải chi tiết:

    - Động Phong Nha đã và đang trở thành một địa điểm du lịch, thám hiểm và nghiên cứu khoa học thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, nhà thám hiểm là khách du lịch trong, ngoài nước.

    - Phong Nha có một tương lai đầy hứa hẹn về nhiều mặt: khoa học, kinh tế và văn hoá.

    - Muốn phát triển được giá trị của động cần phải có thái độ tích cực trong đầu tư, bảo vệ và giữ gìn vẻ đẹp tự nhiên của cảnh quan.


    LUYỆN TẬP

    Sau khi đọc bài văn, giả dụ được làm người hướng dẫn khách du lịch tham quan Động Phong Nha, em sẽ giới thiệu như thế nào về “Đệ nhất kì quan” này.

    Lời giải chi tiết:

    - Sẽ chọn giới thiệu: đặc điểm khái quát của cả khu quần thể, cách thức, phương tiện sử dụng cho chuyến tham quan, đặc điểm từng bộ phận của động, động trong con mắt của các nhà khoa học, của khách tham quan trong và ngoài nước,...

    - Thứ tự giới thiệu: tổng thể trước chuyến đi của khách du lịch để họ có điều kiện tự khám phá hoặc giới thiệu từng địa điểm nếu được đi theo cùng đoàn khách tham quan.

    - Chuẩn bị ngôn ngữ: chuẩn xác, cách xưng hô, các từ ngữ sử dụng khi thuyết minh,...


    Nội dung chính:

    Động Phong Nha được xem là kì quan thứ nhất, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Từ đó, chúng ta thêm tự hào và thêm yêu Tổ quốc Việt Nam giàu đẹp.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  3. A. KIẾN THỨC TRONG TÂM

    Động Phong Nha cũng như tác phẩm Cầu Long Biên – Chứng nhân lịch sử được xem như là một “văn bản nhật dụng".

    Văn bản nhật dụng đề cập những yếu tố gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống hằng ngày của con người và xã hội đương đại như thiên nhiên, môi trường, dân số, sức khoẻ, quyền trẻ em, hiểm hoạ ma tuý…

    Đệ nhất kì quan Phong Nha: Phong Nha nằm trong quần thể lao động khối núi đá vôi Kẻ Bàng, nên có chỗ gọi là Phong nha – Kẻ Bàng, thuộc địa phận Sơn Trạch, huyện Bố trạch, tỉnh Quảng Bình, được xem là “đệ nhất kì quan”.


    Tóm tắt tác phẩm:

    Động Phong Nha nằm trong quần thể hang động thuộc khối núi đá vôi Kẻ Bàng ở miền tây Quảng Trị. Động gồm hai bộ phận: động khô và động nước. Động khô vốn là một dòng sông ngàn đã kiệt nước chỉ còn những vòm đá trắng vân nhũ, vô số cột đá màu xanh ngọc bích óng ánh. Động nước là một con sông ngầm. Động chính gồm đến mười bốn buồng. Động Phong Nha là một cảnh đẹp, một điểm du lịch, thám hiểm và nghiên cứu khoa học lý thú.


    B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

    Câu 1: trang 148 sgk ngữ văn 6 tập 2

    Đọc kĩ bài văn và phần Chú thích, từ đó cố gắng hình dung ra vẻ đẹp kì ảo của động Phong Nha, nơi được coi là “Đệ nhất kì quan

    Bài làm:
    Để được xưng là “Đệ nhất kì quan”, động Phong Nha luôn khoác cho mình một vẻ đẹp đặc sắc và độc đáo riêng, với những từ ngữ, hình ảnh miêu tả mà tác giả đã lồng vào bài văn. Với vẻ đẹp nguyên sinh, kì ảo và huyền bí ở các chi tiết: thạch nhũ, vân nhũ, kim cương … được con người thám hiểm.


    Câu 2: trang 148 sgk ngữ văn 6 tập 2
    Đọc kĩ bài văn Động Phong Nha và cho biết bài văn có thể chia thành mấy đoạn? Nếu là hai thì cách chia và nội dung cụ thể của từng đoạn là gì? Nếu ià ba thì h chia và nội dung cụ thể của từng đoạn là gì?
    Bài làm:
    Bài văn có thể chia làm ba đoạn:
    Đoạn 1: Từ đầu đến "những xóm làng, nương ngô, bãi mía nằm rải rác".
    => Vị trí địa lí và giới thiệu lối vào động Phong Nha;
    Đoạn 2: Từ "Phong Nha gồm hai bộ phận" đến "tiếng chuông nơi cảnh chù, đất Bụt".
    => Giới thiệu cảnh tượng trong động Phong Nha.
    Đoạn 3: Từ "Với một vẻ đẹp đặc sắc" đến hết.
    => Khẳng định những giá trị của động Phong Nha, nêu những tiềm năng của Phong Nha trong việc khai thác du lịch, thám hiểm và nghiên cứu khoa học.
    Cũng có thể chia bài văn thành hai đoạn:
    Đoạn 1: Từ đầu "tiếng chuông nơi cảnh chùa, đất Bụt".
    => Vị trí địa lí và giới thiệu lối vào động Phong Nha;
    Đoạn 2: Từ "Với một vẻ đẹp đặc sắc" đến hết.
    => Khẳng định những giá trị của động Phong Nha, nêu những tiềm năng của Phong Nha trong việc khai thác du lịch, thám hiểm và nghiên cứu khoa học.


    Câu 3: trang 148 sgk ngữ văn 6 tập 2
    Cảnh sắc Động Phong Nha đã được tác giả miêu tả theo trình tự nào? Vẻ đẹp của Động khô và Động nước đã được miêu tả bằng những chi tiết nào?
    Bài làm:
    Cảnh sắc của động Phong Nha được tác giả miêu tả theo trình tự từ xa đến gần, từ khái quát đến cụ thể, rồi từ cụ thể lại đi đến khái quát.
    Vẻ đẹp của Động khô được miêu tả bằng các chi tiết:
    Độ cao (200 mét)
    Nguồn gốc (xưa là một dòng sông ngầm)
    Hiện tại Động khô có những vòm đá trắng vân nhũ và vô số cột đá màu xanh ngọc bích óng ánh.
    Các từ ngữ được dùng: "màu xanh ngọc bích óng ánh" cho thấy vẻ đẹp kì thú của động.
    Vẻ đẹp của Động nước được miêu tả bằng các chi tiết:
    Hiện tại (có một con sông ngầm dài chảy suốt ngày đêm dưới núi đá vôi nối Kẻ Bàng và khu rừng nguyên sinh, đặc điểm: sông sâu và nước rất trong). Động chính được miêu tả tỉ mỉ:
    Gồm 14 buồng, thông nhau
    Buồng ngoài cách mặt nước 10 mét, từ buồng thứ tư hang cao 25-40 mét.
    Các khối đá nhiều hình khối, màu sắc: con gà, con cóc, đốt trúc dựng đứng, hình mâm xôi, hình cái khánh, hình các tiên ông đang ngồi đánh cờ. Tấ cả tạo nên vẻ đẹp huyền ảo về sắc màu, lóng lánh như kim cương của động.
    Cảnh sắc trong động còn được tô điểm thêm bằng những nhánh phong lan xanh biếc, không gian được mở rộng bằng một số bãi cát, bãi đá, các ngõ ngách.
    Vẻ đẹp của động vừa có nét hoang sơ, bí hiểm, vừa thanh thoát và giàu chất thơ nhờ sự hoà tấu của âm "khác nào tiếng đàn, tiếng chuông nơi cảnh chùa, đất Bụt".
    Hệ thống từ ngữ trong đoạn văn có giá trị gợi hình, gợi cảm:
    Tính từ miêu tả: lộng lẫy, kì ảo, hoang sơ, bí hiểm, thanh thoát và giàu chất thơ.
    Cụm tính từ, cụm danh từ: huyền ảo về sắc màu, lóng lánh như kim cương, thế giới khác lạ, thế giới của tiên cảnh.


    Câu 4: trang 148 sgk ngữ văn 6 tập 2
    Hãy đọc lại lời phát biểu của ông trưởng đoàn thám hiểm Hội địa lí Hoàng gia Anh và Trả lời các câu hỏi sau:
    a) Nhà thám hiểm đó nhận xét và đánh giá Động Phong Nha như thế nào?
    b) Em có cảm nghĩ gì trước lời đánh giá đó?
    Bài làm:
    Theo lời phát biểu của ông trưởng đoàn thám hiểm Hội địa lí Hoàng gia Anh:
    a) Lời nhận xét và đánh giá của nhà thám hiểm:
    Động Phong Nha là hang động dài nhất và đẹp nhất thế giới, bao gồm bảy cái nhất:
    Hang động dài nhất;
    Cửa hang cao và rộng nhất;
    Bãi cát, bãi đá rộng và đẹp nhất;
    Có những hồ ngầm đẹp nhất;
    Hang khô rộng và đẹp nhất;
    Thạch nhũ tráng lệ và kì ảo nhất;
    Sông ngầm dài nhất.
    b) Lời đánh giá đó vừa khích lệ vừa nhắc nhở chúng ta phải có trách nhiệm bảo tồn, đầu tư tôn tạo và khai thác tiềm năng của động Phong Nha một cách hiệu quả và hợp lí.


    Câu 5: trang 148 sgk ngữ văn 6 tập 2
    Đông Phong Nha đã và đang mở ra những triển vọng gì?
    (Đặc biệt về phương diện kinh tế du lịch)
    Bài làm:
    Động Phong Nha đã và đang trở thành một địa điểm du lịch, thám hiểm và ghiên cứu khoa học thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, nhà thám hiểm à khách du lịch trong, ngoài nước
    Phong Nha có một tương lại đầy hứa hẹn về nhiều mặt: khoa học, kinh tế và văn hoá.


    LUYỆN TẬP
    Sau khi được đọc bài văn, giả dụ được làm người hướng dẫn khách du lịch đi tham quan động Phong Nha, em sẽ giới thiệu thế nào về “Đệ nhất kì quan” này?
    Bài làm:
    Có thể dựa vào các câu hỏi sau:
    Em sẽ chọn giới thiệu những gì? (đặc điểm khái quát của cả khu quần thể, cách thức, phương tiện sử dụng cho chuyến tham quan, ...)
    Em sẽ lựa chọn thứ tự giới thiệu ra sao? (giới thiệu tổng thể trước chuyến đi của khách du lịch để họ có điều kiện tự khám phá hoặc giới thiệu từng địa điểm nếu được đi theo cùng đoàn khách tham quan).
    Em sẽ chuẩn bị như thế nào về ngôn ngữ (cách xưng hô, các từ ngữ sử dụng khi thuyết minh,…).
    Hướng dẫn:
    Giới thiệu chung:
    Vị trí của động Phong Nha.
    Các đường vào động.
    Thuyết minh về vẻ đẹp của động:
    Cấu tạo:
    Gồm Động nước và Động khô
    Động khô: độ cao 200 m, vốn là dòng nước ngầm đã kiệt nước,...
    Động nước: nước sâu và trong, ...
    Vẻ đẹp của động:
    Là vẻ đẹp lộng lẫy, kì ảo của các khối thạch nhũ,...
    Phong phú, đa dạng: Các hành lang dài ngàn mét, cảnh vật hoang sơ, bí ẩn,...
    Quy mô của khu du lịch Phong Nha – Kẻ bàng trong tương lai: Được đầu tư và mở rộng


    Phần tham khảo, mở rộng
    Câu 1: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong " Động Phong Nha"

    Bài làm:
    1. Giá trị nội dung
    Bài văn miêu tả cảnh đẹp hoành tráng của động Phong Nha. Thật xứng danh cho danh hiệu kỳ “Đệ nhất kì quan”. Động Phong Nha đã và đang thu hút khách tham quan trong và ngoài nước. Chúng ta tự hào vì đất nước có động Phong Nha cúng như những thắng cảnh khác.
    2. Giá trị nghệ thuật
    Trình tự nơi chốn, từ tổng quát tới những chi tiết chính như một hướng dẫn viên du lịch thành thạo đang thuyết minh cho khách tham quan.
    Lời văn trong sáng, ngôn ngữ gợi hình, gợi sắc khiến người đọc có cảm giác như đang được nhìn khung cảnh thật xuất hiện dần trước mắt mình.
    Cách miêu tả gợi hình, gợi cảm, số liệu khoa học, chính xác,…

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  4. I. Tìm hiểu chung về bài Động Phong Nha

    1. Khái niệm

    Văn bản nhật dụng là loại văn bản đề cập, bàn luận, thuyết minh, tường thuật, miêu tả, ….về những vấn đề, những hiện tượng gần gũi đối với cuộc sống con người và xã hội. Văn bản nhật dụng không phải là một thể loại văn học, cũng không chỉ kiểu văn bản, mà chỉ đề cập tới chức năng, đề tài và tính cập nhật của văn bản.


    2. Tóm tắt tác phẩm Động Phong Nha

    “Đệ nhất kỳ quan Phong Nha” nằm trong một quần thể hang động thuộc khối núi đá vôi Kẻ Bàng ở miền tây Quảng Ninh. Ta có thể tới Phong Nha bằng hai đường: Đường thủy và đường bộ. Động gồm có hai phần: Phần động khô và phần động nước. Động khô ở độ cao 200m, theo các nhà địa lý học thì nó vốn là một dòng sông ngầm, nay đã cạn nước, chỉ còn những vòm đá trắng vân nhũ.Trái với động khô, Động nước vẫn đang có một con sông dài chảy suốt ngày đêm. Động chính Phong Nha gồm mười bốn buồng. Đến Phong Nha bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên và ngỡ ngàng bởi vẻ đẹp kỳ ảo, mê hoặc lòng người. Nơi đây đang là một điểm đến du lịch và khám phá rất hấp dẫn với tất cả du khách.


    II. Hướng dẫn soạn bài Động Phong Nha

    1. Câu 1 trang 148 SGK Ngữ văn 6 tập 2

    Đọc văn bản Động Phong Nha, ta cùng hình dung ra vẻ đẹp kỳ ảo của động, nơi được coi là “Đệ nhất kỳ quan”, qua tác phẩm ta được biết

    Động khô với những vòm đá trắng, vân nhũ và vô số cột đá màu xanh ngọc bích óng ánh.
    Dưới ánh áng lung linh của đèn đuốc, các khối thạch nhũ hiện lên đủ hình khối, màu sắc. Có khối hình con gà, con cóc, có khối xếp thành đốt trúc dựng đứng trên mặt nước... Lại có khối mang hình mâm xôi, cái khánh, hoặc hình các tiên ông đang ngồi đánh cờ... Bàn tay tài hoa của tạo hoá khéo tạo cho các khối thạch nhũ không chỉ đẹp về đường nét mà còn rất huyền ảo về sắc màu, một sắc màu lóng lánh như kim cương không bút nào lột tả hết. Dây đó, trên vách động còn rủ xuống những nhành phong lan xanh biếc...


    2. Câu 2 trang 148 SGK Ngữ văn 6 tập 2

    Bố cục của bài văn

    Bài văn có thể chia làm ba đoạn

    Đoạn 1: Từ đầu …”những xóm làng, nương ngô, bãi mía nằm rải rác”
    Nội dung đoạn 1: Vị trí địa lý và đường vào Động Phong Nha

    Đoạn 2: Tiếp theo … “tiếng chuông nới cảnh chùa đất bụt”.
    Nội dung đoạn 2: Miêu tả vẻ đẹp bên trong động

    Đoạn 3: Còn lại
    Nội dung đoạn 3: Khẳng định những giá trị mà Động Phong Nha đem lại, đồng thời khẳng định những tiềm năng trong việc khai thác du lịch và thám hiểm, nghiên cứu khoa học


    3. Câu 3 trang 148 SGK Ngữ văn 6 tập 2

    Cảnh sắc của Động Phong Nha được tác giả miêu tả theo trình tự:

    Từ xa đến gần, từ khái quát chung đến cụ thể và ngược lại
    Vẻ đẹp của Động khô và động nước được tác giả miêu tả qua những chi tiết như sau

    - Vẻ đẹp của Động khô được thể hiện qua các chi tiết

    Độ cao của động: 200m
    Nguồn gốc: Ngày trước là một dòng sông ngầm nay đã cạn hết nước
    Động khô với những vòm đá trắng, vân nhũ và vô số cột đá màu xanh ngọc bích óng ánh.
    - Vẻ đẹp của Động nước được tác giả thể hiện qua các chi tiết

    Động nước hiện thời vẫn đang có một con sông dài chảy suốt ngày đêm… Sông khá sâu và nước rất trong. Động chính gồm mười bốn buồng, đi càng sâu càng tối.
    Dưới ánh áng lung linh của đèn đuốc, các khối thạch nhũ hiện lên đủ hình khối, màu sắc. Có khối hình con gà, con cóc, có khối xếp thành đốt trúc dựng đứng trên mặt nước... Lại có khối mang hình mâm xôi, cái khánh, hoặc hình các tiên ông đang ngồi đánh cờ... Bàn tay tài hoa của tạo hoá khéo tạo cho các khối thạch nhũ không chỉ đẹp về đường nét mà còn rất huyền ảo về sắc màu, một sắc màu lóng lánh như kim cương không bút nào lột tả hết. Dây đó, trên vách động còn rủ xuống những nhành phong lan xanh biếc...


    4. Câu 4 trang 148 SGK Ngữ văn 6 tập 2

    a) Theo lời phát biểu của ông trưởng đoàn thám hiểm Hội địa lý Hoàng Gia Anh đã nhận xét và đánh giá về Động Phong Nha: “Phong Nha là hang động dài và đẹp nhất thế giới” với bẩy cái nhất

    Hang động dài nhất;
    Cửa hang cao và rộng nhất;
    Bãi cát, bãi đá rộng và đẹp nhất;
    Có những hồ ngầm đẹp nhất;
    Hang khô rộng và đẹp nhất;
    Thạch nhũ tráng lệ và kì ảo nhất;
    Sông ngầm dài nhất.
    b) Cảm nghĩ trước lời đánh giá của trưởng đoàn thám hiểm Hội địa lý Hoàng Gia Anh:

    Cảm thấy tự hào về thiên nhiên đất nước Việt Nam. Đi cùng với đó, là ý thức sự nhắc nhớ về việc bảo tồn những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của dân tộc, mà cụ thể ở đây là Động Phong Nha. Cùng đó là sự tôn tạo, khai thác tiềm năng du lịch một cách có hiệu quả nhưng vẫn giữ được những vẻ đẹp thiên nhiên, không bị tàn phá bởi thiên nhiên hay bàn tay con người


    5. Câu 5 trang 148 SGK Ngữ văn 6 tập 2

    Động Phong Nha đã mở ra những triển vong:

    Thứ nhất: Đó chính là tiềm năng quảng bá du lịch, khai thác kinh tế du lịch tại động Phong Nha
    Thứ hai: Mở ra cơ hội về thám hiểm và khám phá, nghiên cứu khoa học.


    III. Luyện tập

    Sau khi học xong tác phẩm, nếu được làm một người hướng dẫn khách du lịch đi tham quan động Phong Nha. Em sẽ giới thiệu cùng du khách những nét đẹp sau của Động Phong Nha

    Động Phong Nha được coi là đệ nhất kỳ quan. Theo lời của trưởng đoàn thám hiểm Hội địa lý Hoàng Gia Anh đã nhận xét và đánh giá về Động Phong Nha: “Phong Nha là hang động dài và đẹp nhất thế giới”
    Ở đây giữ được nét đẹp hoang sơ, bí hiểm.
    Giới thiệu đặc điểm của Động Phong Nha (cách đi thuyền vào động, giới thiệu từng vị trí của hang, cùng với đó là những câu truyện truyền thuyết gắn cùng với hang động, sự đặc biệt của động Phong Nha so vói những động khác của Việt Nam và đối với toàn Đông Nam Á….)

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  5. I. KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

    1. Thấy được vẻ đẹp lộng lẫy, kì ảo và tiềm năng kinh tế - du lịch phát triển của động Phong Nha; từ đó xác định thái độ tích cực trong việc đầu tư, bảo vệ và giữ gìn vẻ đẹp tự nhiên của cảnh quan.

    2. Nghệ thuật kết hợp giữa kể và tả lôi cuốn người đọc trong một văn bản nhật dụng.


    II. HƯỚNG DẪN ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN

    Câu 1. Đọc văn bản theo giọng kể và tả, đặc biệt nhấn mạnh các chi tiết miêu tả vẻ đẹp lộng lẫy, kì ảo của động Phong Nha.


    Câu 2. Bài văn có thể chia làm ba đoạn:

    - Đoạn 1 (Từ đầu đến những xóm làng, nương ngô, bãi mía nằm rải rác.): Vị trí địa lí và giới thiệu lối vào động Phong Nha;

    - Đoạn 2 (Từ Phong Nha gồm hai bộ phận đến tiếng chuông nơi cảnh chùa, đất Bụt.): Giới thiệu cảnh tượng trong động Phong Nha.

    - Đoạn 3 (Từ Với một vẻ đẹp đặc sắc đến hết): Khẳng định những giá trị của động Phong Nha, nêu những tiềm năng của Phong Nha trong việc khai thác du lịch, thám hiểm và nghiên cứu khoa học.

    Cũng có thể chia bài văn thành hai đoạn:

    - Đoạn 1 (Từ đầu đến tiếng chuông nơi cảnh chùa, đất Bụt.): Vị trí địa lí và giới thiệu lối vào động Phong Nha.

    - Đoạn 2 (Từ Với một vẻ đẹp đặc sắc đến hết): Khẳng định những giá trị của động Phong Nha, nêu những tiềm năng của Phong Nha trong việc khai thác du lịch, thám hiểm và nghiên cứu khoa học.


    Câu 3. Cảnh sắc của động Phong Nha được tác giả miêu tả theo trình tự từ xa đến gần, từ khái quát đến cụ thể, rồi từ cụ thể lại đi đến khái quát: từ vị trí địa lí đến tả hai con đường vào động (đường thuỷ, đường bộ) gặp nhau ở bến sông Son; giới thiệu cấu tạo của động (gồm hai bộ phận: Động khô và Động nước), Động chính gồm 14 buồng, các dòng sông ngầm..., sau đó khái quát vẻ đẹp của động: Một thế giới khác lạ - thế giới của tiên cảnh.

    a) Vẻ đẹp của Động khô được miêu tả bằng các chi tiết:

    - Độ cao (200 mét);

    - Nguồn gốc (xưa là một dòng sông ngầm);

    - Hiện tại (những vòm đá trắng vân nhũ và vô số cột đá màu xanh ngọc bích óng ánh).

    - Các từ ngữ được dùng: màu xanh ngọc bích óng ánh,... cho thấy vẻ đẹp kì thú của động.

    b) Vẻ đẹp của Động nước được miêu tả bằng các chi tiết:

    - Hiện tại (có một con sông ngầm dài chảy suốt ngày đêm dưới núi đá vôi nối Kẻ Bàng với khu rừng nguyên sinh; đặc điểm: sông sâu và nước rất trong). Động chính được miêu tả tỉ mỉ:

    + Gồm 14 buồng, thông nhau;

    + Buồng ngoài cách mặt nước 10 mét, từ buồng thứ tư, hang cao 25 - 40 mét.

    Các khối đá nhiều hình khối, màu sắc:

    + Có khối hình con gà;

    + Có khối hình con cóc;

    + Có khối xếp thành đốt trúc dựng đứng;

    + Có khối mang hình mâm xôi;

    + Có khối mang hình cái khánh;

    + Có khối mang hình các tiên ông đang ngồi đánh cờ,...

    tạo nên vẻ đẹp huyền ảo về sắc màu, lóng lánh như kim cương của động.

    - Cảnh sắc trong động còn được tô điểm thêm bằng những nhánh phong lan xanh biếc, không gian được mở rộng bằng một số bãi cát, bãi đá, các ngõ ngách.

    - Vẻ đẹp của động vừa có nét hoang sơ bí hiểm, vừa thanh thoát và giàu chất thơ nhờ sự hoà tấu của âm khác nào tiếng đàn, tiếng chuông nơi cảnh chùa, đất Bụt

    - Hệ thống từ ngữ trong đoạn văn có giá trị gợi hình, gợi cảm:

    + Tính từ miêu tả (lộng lẫy, kì ảo, hoang sơ, bí hiểm, thanh thoát và giàu chất thơ);

    + Cụm tính từ, cụm danh từ (huyền ảo về sắc màu, lóng lánh như kim cương, thế giới khác lạ, thế giới của tiên cảnh).


    Câu 4. a) Theo lời phát biểu của ông trưởng đoàn thám hiểm Hội địa lí Hoàng gia Anh:

    Động Phong Nha là hang động dài nhất và đẹp nhất thế giới, bao gồm bảy cái nhất:

    - Hang động dài nhất;

    - Cửa hang cao và rộng nhất;

    - Bãi cát, bãi đá rộng và đẹp nhất;

    - Có những hồ ngầm đẹp nhất;

    - Hang khô rộng và đẹp nhất;

    - Thạch nhũ tráng lệ và kì ảo nhất;

    - Sông ngầm dài nhất.

    b) Lời đánh giá đó vừa khích lệ, vừa nhắc nhở chúng ta phải có trách nhiệm bảo tồn, đầu tư tôn tạo và khai thác tiềm năng của động Phong Nha một cách hiệu quả và hợp lí.


    Câu 5. Động Phong Nha đã và đang mở ra những triển vọng về khai thác kinh tế du lịch, thám hiểm và nghiên cứu khoa học. Muốn phát huy được giá trị của động, mọi người cần phải có thái độ tích cực trong việc đầu tư, bảo vệ và giữ gìn vẻ đẹp tự nhiên của cảnh quan.


    III. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

    Sau khi đọc bài vãn, giả dụ được làm người hướng dẫn khách du lịch đi tham quan động Phong Nha, em có thể dựa theo nội dung II.3 ở trên để giới thiệu về Đệ nhất kì quan này.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  6. I. Về thể loại

    Văn bản Động Phong Nha thuộc thể loại văn bản nhật dụng vừa mang chất văn của một văn bản văn học đơn thuần vừa mang tính chất thời sự, đó là vấn đề bảo vệ môi trường thiên nhiên, bảo vệ danh lam thắng cảnh và phát triển kinh tế du lịch.


    II. Tóm tắt

    Động Phong Nha nằm trong quần thể hang động thuộc khối núi đá vôi Kẻ Bàng ở miền tây của tỉnh Quảng Trị. Động gồm hai bộ phận chính: động khô và động nước. Động khô vốn là một dòng sông ngàn đã kiệt nước, chỉ còn những vòm đá trắng vân nhũ, vô số cột đá màu xanh ngọc bích óng ánh. Động nước là một con sông ngầm, động chính gồm đến 14 buồng. Động Phong Nha là một cảnh đẹp, một điểm du lịch, thám hiểm và nghiên cứu khoa học vô cùng lý thú.


    III. Hướng dẫn soạn bài

    Câu 1:

    Đọc kỹ bài văn phần Chú thích, từ đó, cố gắng hình dung ra vẻ đẹp kỳ ảo của Động Phong Nha, nơi được coi là “Đệ nhất kì quan”.


    Câu 2:

    Văn bản Động Phong Nha có 2 cách chia như sau:

    * Chia làm 2 đoạn:

    Đoạn 1: từ đầu => “tiếng chuông nơi cảnh chùa, đất Bụt”: Giới thiệu ví trí địa lý và lối vào động Phong Nha
    Đoạn 2: còn lại: Khẳng định những giá trị của động Phong Nha, sức thu hút của động đối với khách tham quan và việc đầu tư khai thác để sớm biến động Phong Nha trở thành một địa điểm du lịch, thám hiểm và nghiên cứu khoa học.
    * Chia làm 3 đoạn:

    Đoạn 1: từ đầu => “những xóm làng, nương ngô, bãi mía nằm rải rác”: Vị trí địa lý và giới thiệu lối vào động Phong Nha
    Đoạn 2: tiếp => “tiếng chuông nơi cảnh chùa, đất Bụt”: Giới thiệu cảnh tượng trong động Phong Nha
    Đoạn 3: còn lai: Khẳng định những giá trị của động Phong Nha, nêu những tiềm năng của Phong Nha trong việc khai thác du lịch, thám hiểm và nghiên cứu khoa học.


    Câu 3:

    * Cảnh sắc của động Phong Nha được tác giả miêu tả theo trình tự không gian, từ xa đến gần, từ khái quát đến cụ thể, từ ngoài vào trong:

    Giới thiệu vị trí của quần thể động Phong Nha
    Hai đường thủy, bộ vào động cùng gặp nhau ở bến sông Son
    Hai bộ phận chính của hang là động khô và động nước
    Động chính với 14 buồng nối đuôi nhau bởi một hành lang chính và nhiều hành lang phụ
    Vào sâu nữa là những dòng sông ngầm dưới khối núi đá vôi và khu rừng nguyên sinh
    Đặc tả vẻ đẹp lộng lẫy, kỳ ảo của động Phong Nha


    * Vẻ đẹp của Động khô và Động nước được miêu tả qua những chi tiết:

    Vẻ đẹp của Động khô:

    Độ cao 200m
    Nguồn gốc: xưa là một dòng sông ngầm
    Những vòm đá trắn vân nhũ và vô số cột đá màu xanh ngọc bích óng ánh
    Vẻ đẹp của Động nước:

    Có một con sông ngầm dài chảy suốt ngày đêm dưới núi đá vôi nối Kẻ Bàng và khu rừng nguyên sinh
    Đặc điểm: sông sâu và nước trong
    Có thể nói, động Phong Nha mang vẻ đẹp lộng lẫy, kỳ ảo, hiếm có. Từ các khối thạch nho hiện lên với đủ hình khối (hình con gà, hình con cóc, có khối xếp thành đốt trúc dựng đứng, hình mâm xôi, hình cái khánh, hình các tiên ông đang ngồi đánh cờ) và huyền ảo về sắc màu lóng lánh như kim cương không bút nào lột tả hết. Không những thế, âm thanh nơi đây cũng khác lạ: một tiếng nước gõ long tong, một tiếng nói trong hang động đều có âm vang riêng, khác nào tiếng đàn, tiếng chuông nơi cảnh chùa, đất Bụt. Và đây đó, trên vách động còn rủ xuống những nhánh phong lan xanh biếc. Du khách như lạc vào một thế giới khác lạ – thế giới của tiên cảnh: vừa có nét hoang sơ, bí hiểm, lại vừa rất thanh thoát và giàu chất thơ. Thật vô cùng xứng đáng với danh hiệu “kì quan đệ nhất động” của Việt Nam.


    Câu 4:

    a) Nhà thám hiểm đã nhận xét và đánh giá động Phong Nha là động dài nhất và đẹp nhất trên thế giới, bao gồm 7 cái nhất:

    Hang động dài nhất
    Cửa hang cao và rộng nhất
    Bãi cát, bãi đá rộng và đẹp nhất
    Có những hồ ngầm đẹp nhất
    Hang khô rộng và đẹp nhất
    Thạch nhũ tráng lệ và kỳ ảo nhất
    Sông ngầm dài nhất
    b) Lời đánh giá trên vừa khích lệ vừa nhắc nhở mỗi con người chúng ta cần phải biết bảo tồn, biết đầu tư tôn tạo và khai thác tiềm năng của động Phong Nha một cách hiệu quả và hợp lý.


    Câu 5:

    Động Phong Nha đã và đang trở thành một địa điểm du lịch, thám hiểm và nghiên cứu khoa học thu hút nhiều nhà khoa học, nhà thám hiểm trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, muốn phát huy được những giá trị tuyệt vời của động, mọi người cần phải có thái độ tích cực trong việc đầu tư, bảo vệ và giữ gìn vẻ đẹp tự nhiên của cảnh quan.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy