Top 6 Bài soạn "Tính từ và cụm tính từ" lớp 6 hay nhất
Ngôn ngữ của con người vô cùng phong phú và đa dạng. Mỗi chúng ta có những cách nói riêng, cách miêu tả riêng, không trộn lẫn. Mỗi từ ngữ ta sử dụng góp phần ... xem thêm...làm phong phú thêm vốn ngôn từ. Mỗi từ miêu tả vẻ ngoài, đặc điểm của những sự vật, hiện tượng,... được gọi là tính từ và cụm tính từ. Trong chương trình văn 6 tập 1 chúng ta được học bài " Tính từ và cụm tính từ". Mời các bạn tham khảo một số bài soạn "Tính từ và cụm tính từ" trong bài viết dưới đây để chuẩn bị tốt nhất nội dung tiết học.
-
Bài soạn "Tính từ và cụm tính từ" số 1
I. Đặc điểm của tính từ
1. Các tính từ
a, bé, oai
b, vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi
2. Một số tính từ khác: đỏ gắt, mặn đốt, chát xít, cao cả, chần chẫn...
→ Tính từ này thường chỉ màu sắc, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái.
3. So sánh tính từ với động từ:
- Động từ và tính từ thường có khả năng kết hợp với các từ: đã, sẽ, đang, cũng vẫn giống nhau..
- Tính từ có hết hợp hạn chế hơn với các từ hãy, đừng, chớ. Còn động từ có khả năng kết hợp mạnh.
- So với động từ, khả năng làm vị ngữ của tính từ hạn chế hơn.
- Cả tính từ và động từ đều có khả năng làm chủ ngữ trong câu.
II. Các loại tính từ
1. Những tính từ có khả năng kết hợp với các từ chỉ mức độ (rất, hơi, khá, lắm, quá...): bé, oai
- Những từ không có khả năng kết hợp với từ chỉ mức độ: vàng hoa, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi
2. Giải thích:
- Các từ: bé, oai là những tính từ mang tính tương đối
- Các từ: vàng hoe, vàng lịm, vàng tươi, vàng ối đều là những tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối
III. Cụm tính từ
1. Mô hình cụm tính từ
Phụ trước - Trung tâm - Phụ sau
Vốn đã rất - Yên tĩnhsáng - vằng vằng ở trên không
Nhỏ - lại
2. Những từ ngữ có thể làm phụ ngữ ở phần trước cụm tính từ: rất, vô cùng, vốn...Phần phụ sau: lắm,
IV. LUYỆN TẬP
Bài 1 (trang 155 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Các cụm tính từ:
- chần chẫn như cái đòn càn
- sun sun như con đỉa
- bè bè như cái quạt thóc
- sừng sững như cái cột đình
- tun tủn như cái chổi sể cùn
Bài 2 (trang 156 sgk ngữ văn 6 tập 1)
- Các tính từ đều là từ láy: sun sun, chần chẫn, bè bè, sừng sững, tun tủn
- Các sự vật được đem so sánh với con voi như là những sự vật quen thuộc hằng ngày nhỏ bé, tầm thường so với thực tế đồ sộ của con voi
→ Điều này tố cáo sự hiểu biết nông cạn, eo hẹp, phiến diện của các ông thầy bói.
Bài 3 (Trang 156 sgk ngữ văn 6 tập 1)
- Những động từ và tính từ được dùng qua năm lần, theo mức độ tăng tiến: từ gợn sóng cho tới nổi sóng dữ dội
Hình ảnh dữ dội của con sóng tăng tiến: êm ả → nổi sóng dữ dội → nổi sóng mù mịt → nổi sóng ầm ầm
- Ý nghĩa biểu tượng sóng: là thái độ, sự phản ứng của nhân dân trước sự tham lam của mụ vợ ông lão đánh cá.
Bài 4 (trang 157 sgk ngữ văn 6 tập 1)
- Các cách liệt kê tính từ được sử dụng qua mỗi lần như sau:
+ Sứt mẻ → mới → sứt mẻ
+ Nát → đẹp → to lớn → nguy nga → nát
Các tính từ thể hiện sự thay đổi rõ rệt trong cuộc sống của vợ chồng ông lão đánh cá:
+ Nghèo khổ → giàu sang → nghèo khổ
-
Bài soạn "Tính từ và cụm tính từ" số 2
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA TÍNH TỪ
Trả lời câu 1 (trang 153 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Tìm tính từ có trong các câu sau:
a) Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể.
(Ếch ngồi đáy giếng)
b) Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm […]. Từng chiếc lá mít vàng ối. Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh vàng tươi.
(Tô Hoài)
Trả lời:
Các tính từ
a) bé, oai
b) vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi.
Trả lời câu 2 (trang 154 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Kể thêm một số tính từ mà em biết và nêu ý nghĩa khái quát của chúng.
Trả lời:
- xanh, đỏ, tím, vàng, trắng toát, đỏ au...
- chua cay, ngọt, bùi, mặn, chát...
- xiêu, vẹo, thẳng, nghiêng...
* Ý nghĩa khái quát của tính từ: chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động trạng thái.
Trả lời câu 3 (trang 154 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
So sánh tính từ với động từ:
- Về khả năng kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, chớ hãy, đừng.
- Về khả năng làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu.
Trả lời:
- Về khả năng kết hợp với đã, sẽ, đang, cũng, vẫn: tính từ và động từ có khả năng giống nhau.
- Về khả năng kết hợp với hãy, đừng, chớ: tính từ bị hạn chế, còn động từ có khả năng kết hợp mạnh.
- Về khả năng làm chủ ngữ: tính từ và động từ giống nhau.
- Về khả năng làm vị ngữ: khả năng của tính từ hạn chế hơn động từ.
III. CÁC LOẠI TÍNH TỪ
Trả lời câu 1 (trang 154 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Trong các tính từ vừa tìm được ở phần I
- Những tính từ nào có khả năng kết hợp với các từ chỉ mức độ (rất, hơi, khá, lắm, quá...)?
- Những tính từ nào không có khả năng kết hợp với các từ chỉ mức độ?
Trả lời:
- Những tính từ có khả năng kết hợp với các từ chỉ mức độ (rất, quá, lắm) là: bé, oai.
- Những tính từ không có khả năng kết hợp với các từ chỉ mức độ là: vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi.
Trả lời câu 2 (trang 154 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Giải thích hiện tượng trên.
Trả lời:
Giải thích:
+ Bé, oai: là những tính từ chỉ đặc điểm tương đối.
+ Vàng là tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đổi.
+ Tính từ tương đôi có thể kết hợp được với từ chỉ mức độ.
+ Tính từ tuyệt đối không thể kết hợp được với các từ chỉ mức độ.
III. CỤM TÍNH TỪ
Trả lời câu 1 (trang 155 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Vẽ mô hình cấu tạo của những cụm tính từ in đậm trong các câu sau:
- Cuối buổi chiều, Huế thường trở về trong một vẻ yên tĩnh lạ lùng đến nỗi tôi cảm thấy hình như có một cái gì đang lắng xuống thêm một chút nữa trong thành phố vốn đã rất yên tĩnh này.
(Hoàng Phủ Ngọc Tường)
- […] Trời bây giờ trong vắt, thăm thẳm và cao, mặt trăng nhỏ lại, sáng vằng vặc ở trên không.
(Thạch Lam)
Trả lời:
Phần trước - Phần trung tâm - Phần sau
vốn/ đã / rất
yên tĩnh
nhỏ
sáng
lại
vằng vặc / ở trên không
Trả lời câu 2 (trang 155 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Tìm thêm những từ ngữ có thể làm phụ ngữ ở phần trước, phần sau cụm tính từ. Cho biết những phụ ngữ ấy bổ sung cho tính từ trung tâm những ý nghĩa gì.
- Từ ngữ có thể làm phụ trước: quan hệ thời gian (đã, đang, sẽ,...), sự tiếp diễn tương tự (lại, còn, cũng,...), mức độ (rất, lắm, quá,...), khẳng định hay phủ định.
- Từ ngữ có thể làm phụ sau: biểu thị vị trí (này, kia, nọ, ấy,...), sự so sánh (như...), mức độ (lắm, quá,...), phạm vi hay nguyên nhân...
IV. LUYỆN TẬP
Trả lời câu 1 (trang 155 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Dưới đây là năm câu của năm ông thầy bói nhận xét về con voi (truyện Thầy bói xem voi). Tìm cụm tính từ trong các câu ấy.
a) Nó sun sung như con đỉa.
b) Nó chần chẫn như cái đòn càn.
c) Nó bè bè như cái quạt thóc.
d) Nó sừng sững như cái cột đình.
đ) Nó tun tủn như cái chổi sể cùn.
Lời giải chi tiết:
Các cụm tính từ là:-
a) sun sun như con đỉa
b) chần chẫn như cái đòn càn
c) bè bè như cái quạt thóc
d) sừng sững như cái cột đình
e) tun tủn như cái chổi sể cùn.
Trả lời câu 2 (trang 156 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Việc dùng các tính từ và phụ ngữ so sánh trong những câu trên có tác dụng phê bình và gây cười như thế nào?
Lời giải chi tiết:
- Các tính từ: sun sun, chần chẫn, bè bè, sừng sững, tun tủn => Các tính từ đều là từ láy, có tác dụng gợi hình, gợi cảm.
- Các sự vật được đem so sánh với con voi như là những sự vật quen thuộc hằng ngày nhỏ bé, tầm thường so với thực tế đồ sộ của con voi
⟶ Điều này tố cáo sự hiểu biết nông cạn, eo hẹp, phiến diện của các ông thầy bói.
Trả lời câu 3 (trang 156 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng, ông lão tội nghiệp phải ra biển năm lần để cầu xin con cá thoả mãn lòng tham của vợ. Mỗi lần như vậy, biển xanh được tả một khác. Hãy so sánh cách dùng động từ, tính từ trong năm câu văn tả biển ấy và cho biết những khác biệt đó nói lên điều gì.
- Lần 1 (xin cái máng lợn mới): Biển gợn sóng êm ả.
- Lần 2 (xin một ngôi nhà mới): Biển xanh đã nổi sóng.
- Lần 3 (xin cho vợ làm nhất phẩm phu nhân): Biển xanh nổi sóng dữ dội.
- Lần 4 (xin cho vợ làm nữ hoàng): Biển nổi sóng mù mịt.
- Lần 5 (xin cho vợ làm Long Vương): Một cơn dông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm.
Lời giải chi tiết:
Động từ và tính từ được dùng trong những lần sau mang tính chất mạnh mẽ, dữ dội hơn lần trước, thể hiện sự thay đổi thái độ của con cá vàng trước những đòi hỏi mỗi lúc một quá quắt của vợ ông lão. Cụ thể:
- gợn sóng êm ả
- nổi sóng
- nổi sóng dữ dội
- nổi sóng mù mịt
- nổi sóng ầm ầm
Trả lời câu 4 (trang 156 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Quá trình thay đổi từ không đến có, rồi từ có trở lại không trong đời sống vợ chồng người đánh cá (truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng) thể hiện qua cách dùng các tính từ trong những cụm danh từ sau đây như thế nào?
a) cái máng lợn đã sứt mẻ ⟶ một cái máng lợn mới ⟶ cái máng lợn sứt mẻ.
b) một túp lều ⟶ một ngôi nhà xinh đẹp ⟶ một toà lâu đài to lớn ⟶ một cung điện nguy nga ⟶ túp lều nát ngày xưa.
Lời giải chi tiết:
- Các cách liệt kê tính từ được sử dụng qua mỗi lần như sau:
+ Sứt mẻ ⟶ mới ⟶ sứt mẻ
+ Nát ⟶ đẹp ⟶ to lớn ⟶ nguy nga ⟶ nát
- Các tính từ thể hiện sự thay đổi rõ rệt trong cuộc sống của vợ chồng ông lão đánh cá:
+ Nghèo khổ ⟶ giàu sang ⟶ nghèo khổ
-
Bài soạn "Tính từ và cụm tính từ" số 3
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Đặc điểm của tính từ
1.1. Tìm tính từ trong các câu sau:a. Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể.
(Ếch ngồi đáy giếng)
b. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm[...]. Từng chiếc lá mít vàng ối. Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh vàng tươi.
(Tô Hoài)
Trả lời:Các tính từ trong câu trên là:a. bé; oai.b. vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi1.2. Kể thêm một số tính từ mà em biết và nêu ý nghĩa khái quát của chúng
Tính từ chỉ tính tình: thùy mị, nóng nảy, đanh đá, hiền lành…
Tính từ chỉ âm thanh: vang, nhẹ, êm đềm,
Tính từ bộc lộ sự đánh giá: xấu, đẹp, ác, hiền, ...
Tính từ chỉ sắc thái: tươi tắn, ủ rũ, hớn hở, ...
Tính từ chỉ trạng thái của sự vật: chậm chạp, nhanh nhẹn, yếu ớt, mạnh mẽ, dũng cảm, hèn nhát.
Tính từ chỉ màu sắc của sự vật: đỏ, đen, tím, vàng, xanh, trắng, xanh ngắt, đo đỏ
==> Về ý nghĩa khái quát của tính từ: chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái,...1.3. So sánh tính từ với động từTính từ và động từ đều có khả năng kết hợp được với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, ...
Tính từ hạn chế hơn so với động từ về khả năng kết hợp với các từ hãy, chớ, đừng, ...
So với động từ, khả năng làm vị ngữ của tính từ hạn chế hơn.
Tính từ, động từ đều có thể đảm nhiệm chức vụ chủ ngữ trong câu, ví dụ: Hấp tấp là nhược điểm của nhiều học sinh.2. Các loại tính từ
2.1. Trong các tính từ đã tìm ở phần một
Những từ nào có khả năng kết hợp với các từ chỉ mức độ (rất, hơi, khá, lắm quá)
Những từ nào không có khả năng kết hợp với các từ chỉ mức độ?
Trả lời:Các từ kết hợp được với từ chỉ mức độ là: bé, oai
Các từ không kết hợp được với từ chỉ mức độ: vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi.
2.2. Hãy giải thích hiện tượng trên.Những tính từ có khả năng kết hợp với các từ chỉ mức độ (rất, hơi, khá, lắm quá) là những tính từ chỉ đặc điểm tương đối. Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối không thể kết hợp với từ chỉ mức độ.3. Cụm tính từ
3.1. Vẽ mô hình cấu tạo của những cụm tính từ in đậm trong các câu sau:a. Cuối buổi chiều, Huế thường trở về trong một vẻ yên tĩnh lạ lùng đến nỗi tôi cảm thấy hình như có một cái gì đang lắng xuống thêm một chút nữa trong thành phố vốn đã rất yên tĩnh này.
(Theo Hoàng Phủ Ngọc Tường)
b. [...] Trời bây giờ trong vắt, thăm thẳm và cao, mặt trăng nhỏ lại, sáng vằng vặc ở trên không.
(Thạch Lam)
3.2. Tìm thêm những từ ngữ có thể làm phụ ngữ ở phần trước, phần sau cụm tính từ. Cho biết những phụ ngữ ấy bổ sung cho tính từ trung tâm những ý nghĩa gì?
phụ trước: rất, vô cùng, khá ...
phụ sau: như ...
Ý nghĩa:
Các phụ ngữ ở phần trước có thể biểu thị quan hệ thời gian; sự tiếp diễn tương tự, mức độ của đặc điểm, tính chất; sự khẳng định hay phủ định;...
Các phụ ngữ ở phần sau có thể biểu thị vị trí; sự so sánh; mức độ, phạm vi hay nguyên nhân của đặc điểm, tính chất;...4. Ghi nhớ
Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái.
Tính từ có thể kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, ... để tạo thành cụm tính từ. Khả năng kết hợp với các từ hãy, chớ, đừng của tính từ rất hạn chế.
Tính từ có thể làm vị ngữ, chủ ngữ trong câu. Tuy vậy, khả năng làm vị ngữ của tính từ hạn chế hơn động từ.
Có hai loại tính từ đáng chú ý là:
Tính từ chỉ đặc điểm tương đối (có thể kết hợp với từ chỉ mức độ);
Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối (không thể kết hợp với từ chỉ mức độ);
Trong cụm tính từ:
Các phụ ngữ ở phần trước có thể biểu thị quan hệ thời gian; sự tiếp diễn tương tự, mức độ của đặc điểm, tính chất; sự khẳng định hay phủ định;...
Các phụ ngữ ở phần sau có thể biểu thị vị trí; sự so sánh; mức độ, phạm vi hay nguyên nhân của đặc điểm, tính chất;...B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1: (Trang 156 - SGK Ngữ văn 6 tập 1) Dưới đây là năm câu của năm ông thầy bói nhận xét về con voi (truyện Thầy bói xem voi). Tìm cụm tính từ trong các câu ấy.
a. Nó sum sum như con đỉa.
b. Nó chần chân như cái đòn câu.
c. Nó bè bè như cái quạt thóc.
d. Nó sừng sững như cái cột đình.đ. Nó tun tủn như cái chổi sể cùn.
Bài làm:
Các cụm tính từ là:a. Nó sum sum như con đỉa.
b. Nó chần chân như cái đòn câu.
c. Nó bè bè như cái quạt thóc.
d. Nó sừng sững như cái cột đình.
đ. Nó tun tủn như cái chổi sể cùn.
Câu 2: (Trang 156 - SGK Ngữ văn 6 tập 1) Việc dùng các tính từ và phụ ngữ so sánh trong những câu trên có tác dụng phê bình và gây cười như thế nào?
Bài làm:
Việc dùng các tính từ và các phụ ngữ so sánh trong những câu trên có tác dụng phê bình và gây cười sau đây:
Các tính từ trên đều là những từ láy tượng hình, gợi hình ảnh: sun sun, chần chẫn, bè bè, sừng sững, tun tủn.
Các phụ ngữ của các cụm tính từ ở trên đều bổ sung ý nghĩa cho so sánh chứ không phải nhằm mục đích làm rõ sự vật. Các cụm tính từ đã góp phần đắc lực vào việc biểu đạt sự phê phán nhận thức hạn hẹp, phiến diện, chủ quan của năm ông thầy bói mù.
Các vật được đưa ra để so sánh: con đỉa, cái đòn câu, quạt thóc, cột đình, chổi sể cùn đều là những sự vật tầm thường, bé nhỏ không tương xứng với tầm vóc to lớn khoáng đạt của con voi.
Qua sự so sánh khập khiễng đó thể hiện những suy nghĩ nông cạn, phiến diện của các ông thầy.Câu 3: (Trang 156 - SGK Ngữ văn 6 tập 1) Trong truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”, ông lão phải ra biển năm lần để cầu xin. Mỗi lần như vậy biển xanh được miêu tả mỗi khác hãy so sánh cách dùng động từ và tính từ trong năm lần miêu tả.
Bài làm:
Ông lão phải ra biển năm lần để cầu xin. Mỗi lần như vậy biển xanh được miêu tả:
Lần 1 xin cái máng lợn: biển xanh gợn sóng êm ả.
Lần 2 xin ngôi nhà mới: biển xanh đã nổi sóng.
Lần 3 xin cho vợ làm nhất phẩm phu nhân: biển xanh nổi sóng dữ dội.
Lần thứ 4 xin cho vợ làm nữ hoàng: biển xanh nổi sóng mù mịt.
Lần thứ 5 xin cho vợ làm Long Vương: một cơn dông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm.
Những động từ và tính từ được dùng qua năm lần, theo mức độ tăng tiến: từ gợn sóng đến nổi sóng. Hình ảnh của con sóng mỗi lúc một thay đổi: êm ả ==> nổi sóng ==> nổi sóng dữ dội ==> nổi sóng mù mịt ==> nổi sóng ầm ầm.
Ý nghĩa biểu tượng: Sóng là thái độ giận dữ của biển khơi càng tăng trước thái độ tham lam vô đáy của vụ vợ, tăng tiến sự giận giữ của cá vàng trước những yêu cầu của mụ.Câu 4: (Trang 156 - SGK Ngữ văn 6 tập 1) Quá trình thay đổi từ không đến có, rồi từ có lại trở về không trong đời sống của vợ chồng ông lão đánh cá thể hiện qua cách dùng các tính từ và cụm danh từ như thế nào?
Bài làm:
a. Cái máng lợn đã sứt mẻ một cái máng lợn mới ==> cái máng lợn sứt mẻ.
b. Một túp lều nát ==> một ngôi nhà đẹp một toà lâu đài to lớn ==> một cung điện nguy nga ==> túp lều nát ngày xưa.
Ở phần (a) là sự thay đổi các tính từ: sứt mẻ ==> mới ==> sứt mẻ.
Ở phần (b) là sự thay đổi các danh từ và tính từ: túp lều (nát) ==> ngôi nhà (đẹp) ==> lâu đài (to lớn) ==> cung điện (nguy nga) ==> túp lều (nát ngày xưa)
Các tính từ được sử dụng theo kết cấu vòng trònViết đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu trong đó có sử dụng tính từ, cụm tính từ (gạch chân dưới tính từ, cụm tính từ)
Bài làm:
Bài tham khảo 1:
Mùa xuân đã về trên quê hương em. Không khí mùa xuân không còn lạnh lẽo nữa mà thay vào đó là không khí mùa xuân rất ấm áp. Những mần non đã bắt đầu nhú lên trên cành cây tựa như những đốm lửa xanh bập bùng cháy trên những cành cây khẳng khiu. Những bông hoa trong vườn đang nở rộ thi nhau thỏa hương thơm ngát trong vườn. Xuân về còn mang theo sắc đào thắm hồng mang không khí tết sum vầy, tưng bừng rộn ràng bao trùm khắp quê hương. Mùa xuân thật đẹp. em rất thích được ngắm nhìn mùa xuân.
=> Cụm tính từ: rất ấm áp, rất thích , tựa như những đốm lửa xanh bập bùng cháy
Danh từ: lạnh lẽo, khẳng khiu, thơm ngát, thắm hồng.
Bài tham khảo 2:
Em rất thích giàn mướp trước nhà nội em. Những buổi trưa hè ngồi dưới giàn mướp mát rượi, hoa mướp vàng rực rỡ như những chiếc đèn lồng nhỏ xinh mời gọi bướm ong đến tìm hương, hút mật rồi đậu trái, cho những trái mướp ngọt lành. Còn gì tuyệt vời hơn những ngày hè nóng nực được thưởng thức bát canh mướp mát lành, ngon tuyệt. Cái vị thơm của mướp hòa cùng mùi thơm của hạt cơm nóng dẻo làm nên một mùi vị khó quên.
=> Cụm tính từ: rất thích, vàng rực rỡ như những chiếc đèn lồng nhỏ xinh,
Tính từ: mát rượi, ngọt lành, nóng dẻo, mát lành -
Bài soạn "Tính từ và cụm tính từ" số 4
I - Đặc điểm của tính từ
Câu 1 : Tìm tính từ trong các câu sau :
a) Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể.
(Ếch ngồi đáy giếng)
b) Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm [...]. Từng chiếc lá mít vàng ối. Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh vàng tươi.
(Tô Hoài)
Trả lời :
Các tính từ là :
a) bé, oai.
b) vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi.Câu 2 : Kể thêm một số tính từ em biết và nêu ý nghĩa khái quát của chúng.
- Tính từ chỉ tính tình: nóng nảy, nết na, thuỳ mị, …
- Tính từ chỉ âm thanh: nhẹ, êm đềm, vang, chói, …
- Tính từ bộc lộ sự đánh giá: xấu, đẹp, ác, hiền, …
- Tính từ chỉ sắc thái: tươi tắn, ủ rũ, hớn hở, …
- Về ý nghĩa khái quát của tính từ: chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái,…Câu 3 : So sánh tính từ với động từ :
- Về khả năng kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng, ...
- Về khả năng làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu.
Trả lời :
- Khả năng kết hợp: tính từ có thể kết hợp với đã, sẽ, đang, cũng, vẫn,... nhưng khả năng kết hợp với hãy, chớ, đừng rất hạn chế. Còn động từ có thể kết hợp với các từ đã nêu.
- Tính từ có thể làm chủ ngữ hoặc vị ngữ của câu, còn động từ thường chỉ có thể làm vị ngữ.Ghi nhớ :
- Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái.
- Tính từ có thể kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, ... để tạo thành cụm tính từ. Khả năng kết hợp với các từ hãy, chớ, đừng của tính từ rất hạn chế.
- Tính từ có thể làm vị ngữ, chủ ngữ trong câu. Tuy vậy, khả năng làm vị ngữ của tính từ hạn chế hơn động từ.II - Các loại tính từ
Câu 1: Trong số các tính từ vừa tìm được ở phần I :
- Những từ nào có khả năng kết hợp với các từ chỉ mức độ (rất, hơi, khá, lắm, quá, ...) ?
- Những từ nào không có khả năng kết hợp với các từ chỉ mức độ ?
Trả lời :
- Các từ kết hợp được với từ chỉ mức độ là: bé, oai
- Các từ không kết hợp được với từ chỉ mức độ: vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi.Câu 2: Hãy giải thích hiện tượng trên.
- Nhóm có thể kết hợp với từ chỉ mức độ là những tính từ chỉ đặc điểm tương đối. Các tính từ không thể kết hợp với từ chỉ mức độ là loại tính từ chỉ mức độ tuyệt đối.
- Bé, oai là tính từ chỉ đặc điểm tương đối, còn vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi là tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối.Ghi nhớ :
Có hai loại tính từ đáng chú ý là :
- Tính từ chỉ đặc điểm tương đối (có thể kết hợp với từ chỉ mức độ)
- Tính từ chỉ đực điểm tuyệt đối (không thể kết hợp với từ chỉ mức độ)III - Cụm tính từ
Câu 1 : Vẽ mô hình cấu tạo của những cụm tính từ in đậm trong các câu sau :
- Cuối buổi chiều, Huế thường trở về trong một vẻ yên tĩnh lạ lùng, đến nỗi tôi cảm thấy hình như có một cái gì đang lắng xuống thêm một chút nữa trong thành phố vốn đã rất yên tĩnh này.
(Theo Hoàng Phủ Ngọc Tường)
- [...] Trời bây giờ trong vắt, thăm thẳm và cao, mặt trăng nhỏ lại, sáng vằng vặc ở trên không.
(Thạch Lam)
Phần trước - Phần trung tâm - Phần sau
vốn đã rất - yên tĩnh
nhỏ - lại
sáng - vằng vặc ở trên sôngCâu 2 : Tìm thêm những từ ngữ có thể làm phụ ngữ ở phần trước, phần sau cụm tính từ. Cho biết những phụ ngữ ấy bổ sung cho tính từ trung tâm những ý nghĩa gì.
- Từ ngữ có thể làm phụ trước: quan hệ thời gian (đã, đang, sẽ,…), sự tiếp diễn tương tự (lại, còn, cũng,…), mức độ (rất, lắm, quá,…), khẳng định hay phủ định.
- Từ ngữ có thể làm phụ sau: biểu thị vị trí (này, kia, nọ, ấy,…), sự so sánh (như…), mức độ (lắm, quá,…), phạm vi hay nguyên nhân…Ghi nhớ :
- Mô hình cụm tính từ :
Phần trước - Phần trung tâm - Phần sau
vẫn/ còn/ đang
trẻ
như một thanh niên- Trong cụm tính từ :
+ Các phụ ngữ ở phần trước có thể biểu thị quan hệ thời gian ; sự tiếp diễn tương tự, mức độ của đặc điểm, tính chất ; sự khẳng định hay phủ định; ...
+ Các phụ ngữ ở phần sau có thể biểu thị vị trí ; sự so sánh ; mức độ, phạm vi hay nguyên nhân của đặc điểm, tính chất; ...IV - Luyện tập
Câu 1 : Dưới đây là năm câu của năm ông thầy bói nhận xét về con voi (truyện Thầy bói xem voi). Tìm cụm tính từ trong các câu ấy.
a) Nó sun sun như con đỉa.
b) Nó chần chẫn như cái đòn càn.
c) Nó bè bè như cái quạt thóc.
d) Nó sừng sững như cái cột đình.
đ) Nó tun tủn như cái chổi sể cùn.
Trả lời :
Các cụm tính từ là : sun sun như con đỉa / chần chẫn như cái đòn càn / bè bè như cái quạt thóc / sừng sững như cái cột đình / tun tủn như cái chổi sể cùn.
Câu 2 : Việc dùng các tính từ và phụ ngữ so sánh trong những câu trên có tác dụng phê bình và gây cười như thế nào ?
Gợi ý :
- Xét về mặt cấu tạo, tính từ trong những câu trên thuộc kiểu cấu tạo nào ? Từ có cấu tạo như vậy thường có tác dụng gì ?
- Hình ảnh mà các tính từ trên gợi ra có lớn lao, khoáng đạt không ?
- Các sự vật được đem so sánh với con voi là những sự vật như thế nào ? Điều đó nói lên đặc điểm gì của năm ông thầy bói ?
Trả lời :
- Các phụ ngữ của các cụm tính từ ở trên đều bổ sung ý nghĩa cho so sánh chứ không phải nhằm mục đích làm rõ sự vật.
- Các vật được đưa ra so sánh con đỉa, cái đòn càn, quạt thóc, cột đình, chổ sể cùn đều là những sự vật tầm thường, nhỏ bé không tương xứng với tầm vóc to lớn của con voi
- Điều đó thể hiện sự hiểu biết nông cạn, hạn hẹp, phiến diện của các ông thầy bói.Câu 3 : Trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng, ông lão tội nghiệp phải ra biển năm lần để cầu xin con cá vàng thỏa mãn lòng tham không đáy của vợ. Mỗi lần như vậy, biển xanh được tả một khác. Hãy so sánh cách dùng động từ và tính từ trong năm câu văn tả biển ấy và cho biết những khác biệt đó nói lên điều gì.
- Lần 1 (xin cái máng lợn mới) : biển gợn sóng êm ả.
- Lần 2 (xin một ngôi nhà mới) : biển xanh đã nổi sóng.
- Lần 3 (xin cho vợ làm nhất phẩm phu nhân) : biển xanh nổi sóng dữ dội.
- Lần 4 (xin cho vợ làm nữ hoàng) : biển nổi sóng mù mịt.
- Lần 5 (xin cho vợ làm Long Vương) : một cơn dông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm.
Trả lời :
- Những động từ và tính từ được dùng qua năm lần, theo mức độ tăng tiến: từ gợn sóng đến nổi sóng.
- Hình ảnh của con sóng mỗi lúc một thay đổi: êm ả → nổi sóng → nổi sóng dữ dội → nổi sóng mù mịt → nổi sóng ầm ầm.
- ý nghĩa biểu tượng: Sóng là thái độ giận dữ của biển khơi càng tăng trước thái độ tham lam ngày càng quá quắt của mụ vợ ông lão.Câu 4 : Quá trình thay đổi từ không đến có, rồi từ có trở lại không trong đời sống của vợ chồng người đánh cá (truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng) thể hiện qua cách dùng các tính từ trong những cụm danh từ sau đây như thế nào ?
a) cái máng lợn đã sứt mẻ -> một cái máng lợn mới -> cái máng lợn sứt mẻ.b) một túp lều nát -> một ngôi nhà đẹp -> một toà lâu đài to lớn -> một cung điện nguy nga -> túp lều nát ngày xưa.
Trả lời :
Có thể liệt kê các tính từ được sử dụng qua mỗi lần như sau :
a) sứt mẻ -> mới -> sứt mẻ
b) nát -> đẹp -> to lớn -> nguy nga -> nát
Các tính từ trên chỉ rõ sự thay đổi trong cuộc sống của vợ chồng ông lão đánh cá : nghèo khổ -> giàu sang -> nghèo khổ.
-
Bài soạn "Tính từ và cụm tính từ" số 5
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA TÍNH TỪ
1. Tìm tính từ
a) Câu a có các tính từ sau: bé, oai.
b) Câu b có các tính từ sau: vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, héo, vàng tươi.
2. Kể thêm một số tính từ: ngắn, dài, cao, thấp, đen, trắng, đỏ, lênh khênh, bồng bềnh, chậm chạp, nhanh nhẹn, yếu ớt, mạnh mẽ, chót vót... Các tính từ này chỉ rõ hình dạng, kích thước, màu sắc, trạng thái của sự vật.
3. So sánh tính từ với động từ:
Cũng giông như động từ, tính từ có thể kết hợp với các từ: đã, sẽ, đang, cũng, vẫn...
Nhưng các động từ, tính từ rất hạn chế trong việc kết hợp với các từ hãy, chớ, đừng.
So với động từ, khả năng làm vị ngữ trong câu của tính từ cũng hạn chế hơn. Còn khả năng làm chủ ngữ trong câu thì tính từ cũng tương tự như động từ.
Tóm tắt:
Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái.
Tính từ có thể kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn... để tạo thành cụm tính từ. Khả năng kết hợp với các từ hãy, chớ, đừng của tính từ rất hạn chế.
Tính từ có thể làm vị ngữ, chủ ngữ trong câu. Tuy vậy khả năng làm vị ngữ của tính từ hạn chế hơn động từ.II. CÁC LOẠI TÍNH TỪ
Câu 1. - Những tính từ có thể kết hợp với từ chỉ mức độ (rất, hơi, khá, lắm, quá): dài, ngắn, cao, thấp, đen, trắng, đỏ, chậm chạp, nhanh nhẹn, yếu ớt, mạnh mẽ.
- Những từ không có khả năng kết hợp với các từ chỉ mức độ: lênh khênh, bồng bềnh.
Câu 2. Giải thích:
- Các từ: dài, ngắn, cao, thấp, đen, trắng, đỏ, chậm chạp, nhanh nhẹn, yếu ớt, mạnh mẽ... là những tính từ chỉ đặc điểm tương đối nên chúng có thể kết hợp với các từ chỉ mức độ.
Các từ: lênh khênh, bồng bềnh, chót vót... là những tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối nên không thể kết hợp với các từ chỉ mức độ.
Tóm tắt: Có hai loại tính từ đáng chú ý:
Tính từ chỉ đặc điểm tương đối (có thể kết hợp với từ chỉ mức độ).
Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối (không thể kết hợp với từ chỉ mức độ).III. CỤM TÍNH TỪ
Câu 1. Vẽ mô hình cụm tính từ:
Phần trước - Phần trung tâm -Phần sau
vốn đã rất - nhỏ lại
yên tĩnh - sáng
vằng vặc ở trên không
Câu 2. Tìm thêm các từ ngữ có thể làm phụ ngữ ở phần trước, phần sau cụm tính từ.
- từ bao đời nay vốn đã rất yên tĩnh.
Những từ ngữ mới thêm vào làm rõ thêm ý nghĩa về mặt thời gian.
- nhỏ lại, sáng vằng vặc như một chiếc gương tròn ở trên không.
Những từ ngữ mới thêm vào làm rõ thêm ý nghĩa về hình dáng và độ trong trẻo của trăng.
IV. LUYỆN TẬP
Câu 1. Gạch dưới các cụm tính từ trong 5 câu sau:
a) Nó sun sun như con đỉa.
b) Nó chần chẫn như cái đòn càn.
c) Nó bè bè như cái quạt thóc.
d) Nó sừng sững như cái cột đình.
đ) Nó tun tủn như cái chổi sể cùn.
Câu 2. Việc dùng các tính từ và phụ ngữ so sánh trong các câu trên có tác dụng phê bình và gây cười vì:
- Xét về mặt cấu tạo, tính từ trong các câu trên thuộc kiểu cấu tạo của từ láy. Từ láy thường có tác dụng gợi ra hình dáng, kích thước đặc điểm, tính chất... của sự vật một cách khá cụ thể.
- Hình ảnh mà các tính từ gợi ra không lớn lao, khoáng đạt (trừ trường hợp so sánh chân voi như cái cột đình)
- Vì thế các sự vật đem ra so sánh nói chung là quá nhỏ bé, tầm thường không phù hợp với vóc dáng to lớn và mạnh mẽ của một con voi.
Điều này nói lên việc phán đoán sai và phiến diện của mấy ông thầy bói về con voi.
Câu 3. So sánh cách dùng động từ và tính từ trong 5 câu văn tả biển (trong truyện Ồng lão đánh cá và con cá vàng):
- Biển gợn sóng êm ả.
- Biển xanh đã nổi sóng
- Biển xanh nổi sóng dữ dội
- Biển nổi sóng mù mịt
- Một cơn dông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm.
Ở đây có sự kết hợp giữa động từ và tính từ để miêu tả sự nổi giận của biển ngày một tăng cao: gợn sóng êm ả - nổi sóng - nổi sóng dữ dội - nổi sóng mù mịt - nổi sóng ầm ầm.
Câu 4. Quá trình thay đổi từ không đến có rồi lại từ có trở lại không trong đời sống của vợ chồng ông lão đánh cá thể hiện rõ trong cách dùng các cụm danh từ và các tính từ:
- Những cụm danh từ trong 8 ví dụ đã nêu có kết cấu giống nhau tuy có thêm bớt một vài phụ từ.
- Ý nghĩa của câu đặc biệt thể hiện ở cách thay đổi các tính từ và các danh từ:
+ Thay đổi tính từ:
sứt mẻ - mới - sứt mẻ
nát - đẹp - to lớn - nguy nga - nát
+ Thay đổi các danh từ: túp lều - ngôi nhà - tòa lâu đài - cung điện - túp lều
-
Bài soạn "Tính từ và cụm tính từ" số 6
Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 trang 81 Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 6 tập 1. 5. Tìm phụ ngữ của các tính từ được in đậm dưới đây. Cho biết mỗi phụ ngữ biểu thị những ý nghĩa gì.
Bài tập
1. Bài tập 1, trang 155, SGK.
2. Bài tập 2, trang 156, SGK.
3. Bài tập 3, trang 156, SGK.
4. Bài tập 4, trang 156, SGK.
5. Tìm phụ ngữ của các tính từ được in đậm dưới đây. Cho biết mỗi phụ ngữ biểu thị những ý nghĩa gì.
Vua vẽ một thỏi vàng, thấy còn nhỏ quá, lại vẽ một thỏi thứ hai lớn hơn. Vẫn thấy còn nhỏ, hắn vẽ một thỏi lớn, rất dài, dài không biết bao nhiêu thước.
(Cây bút thần)
6. Hãy tìm các tính từ (cụm tính từ) trong phần trích sau và cho biết tính từ (cụm tính từ) ấy giữ chức vụ ngữ pháp gì.
Hằng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể.
[...]
Quen thói cũ, ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu ồm ộp. Nó nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.
(Ếch ngồi đáy giếng)
7. Tìm các cụm tính từ có phụ ngữ so sánh được dùng thường xuyên trong lời nói hằng ngày.
Mẫu : Rẻ như bèo
Đặt ba câu với ba cụm tính từ đã tìm được.
Gợi ý làm bài
Câu 1. HS tìm tính từ và những từ ngữ phụ bổ sung cho tính từ đó. Ví dụ, câu a :
- Tính từ : sun sun
- Từ ngữ phụ : như con đỉa
—> Cụm tính từ : sun sun như con đỉa.
Câu 2. HS dựa vào những gợi ý đã cho trong bài tập để tìm ra câu trả lời thích hợp nhất.
Chú ý : Khai thác tính gợi cảm của các tính từ (sun sun, chần chần, bè bè, sừng sừng, tun tủn là những từ láy tượng hình, có giá trị gợi cảm cao).
Các tính từ (từ láy tượng hình) được bổ sung ý nghĩa bởi các phụ ngữ chỉ sự so sánh : như con đỉa, như cái đòn càn, như cái quạt thóc, như cái cột đình, như cái chổi sể cùn làm cho khả năng gợi cảm, gợi hình của cụm tính từ càng được tăng thêm.
Những sự vật được đem so sánh là những sự vật quen thuộc hằng ngày không có gì là lớn lao, to tát. Điều đó, bản thân nó, đã khẳng định "tầm cỡ" của năm ông thầy bói - những người, lẽ ra, phải có khả năng tiên đoán,...
Câu 3. HS đọc và chỉ ra những động từ, tính từ được dùng trong mỗi lần miêu tả biển :
gợn sóng êm ả —> nổi sóng —> nổi sóng dữ dội —> nổi sóng mù mịt —> nổi sóng ầm ầm.
Nhận xét sự tăng dần độ dữ dội của sóng biển, liên hệ với mức độ đòi hỏi của mụ vợ ông lão đánh cá để thấy được sự nổi giận của biển trước những yêu cầu ngày càng quá quắt ấy.
Câu 4. HS tìm những tính từ được dùng trong quá trình miêu tả sự thay đổi cuộc sống của vợ chồng người đánh cá.
Chú ý đến sự quay trở lại cuộc sống ban đầu được thể hiện bằng cách dùng một tính từ cho lần xuất phát và lần kết thúc.
Riêng câu b, sự thay đổi và trở lại cuộc sống ban đầu còn thể hiện qua cả cách sử dụng danh từ :
Câu 5. Tìm phụ ngữ theo yêu cầu của bài tập là tìm những từ ngữ phụ xung quanh tính từ và bổ nghĩa cho tính từ đó.
HS tìm cụm tính từ rồi loại tính từ ra, những từ ngữ còn lại là phụ ngữ. Ví dụ cụm tính từ còn nhỏ quá có còn và quá là phụ ngữ; cụm tính từ lớn hơn có hơn là phụ ngữ.
Dựa vào các ý nghĩa của phụ ngữ đã nêu trong SGK để thực hiện yêu cầu thứ hai của bài tập.
Ví dụ :
- còn nhỏ quá
+ còn: phụ ngữ chỉ sự tiếp diễn tương tự.
+ quá : phụ ngữ chỉ mức độ.
Câu 6. Tính từ (cụm tính từ):
- Ồm ộp : phụ ngữ của động từ kêu.
- Vang động : phụ ngữ của động từ làm.
Câu 7. Tham khảo những cụm tính từ sau :
đen như cột nhà cháy, trắng như ngà,...