Top 6 Bài soạn "Đất nước" của Nguyễn Khoa Điềm lớp 12 hay nhất

Bình An 389 1 Báo lỗi

Tác phẩm "Đất nước" của Nguyễn Khoa Điềm thuộc phần đầu chương 5 của trường ca "Mặt đường khát vọng" sáng tác năm 1971 tại khu Trị - Thiên. "Đất nước" thể hiện ... xem thêm...

  1. Top 1

    Bài soạn "Đất nước" của Nguyễn Khoa Điềm số 1

    I. Đôi nét về tác giả Nguyễn Khoa Điềm
    - Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943
    - Quê quán: thôn Ưu Điềm, xã Phong Hòa, huyện Phong Điềm, tỉnh Thừa Thiên-Huế trong một gia đình trí thức có truyền thống yêu nước và cách mạng
    - Năm 1955, Nguyễn Khoa Điềm ra Bắc học tại trường học sinh miền Nam
    - Sau khi tốt nghiệp khoa Văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1964, ông về Nam hoạt động trong phong trào học sinh, sinh viên thành phố, xây dựng cơ sở cách mạng, viết báo, làm thơ..
    - Sau ngày thống nhất đất nước, ông tiếp tục hoạt động chính trị và văn nghệ ở Thừa Thiên – Huế
    - Năm 2000, ông được nhận Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật
    - Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ các nhà thơ trong thời kì kháng chiến chống Mĩ, cứu nước
    - Tác phẩm chính: Đất ngoại ô, Mặt đường khát vọng, Ngôi nhà có ngọn lửa ấm, Thơ Nguyễn Khoa Điềm, Cõi lặng
    - Phong cách thơ: sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của người tri thức về đất nước, con người Việt Nam

    II. Đôi nét về tác phẩm Đất nước
    1. Hoàn cảnh ra đời
    - Trường ca Mặt đường khát vọng được tác giả sáng tác năm 1971 tại chiến khu Trị - Thiên, viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị vùng tạm chiến miền Nam về non sông, đất nước, về sứ mệnh của thế hệ mình, xuống đường đấu tranh hòa nhịp với cuộc chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược.
    - Đoạn trích “Đất nước” thuộc phần đầu chương V của trường ca

    2. Bố cục (2 phần)
    - Phần 1 (từ đầu đến “Làm nên đất nước muôn đời”): Đất nước bình dị, gần gũi được cảm nhận từ nhiều phương diện của đời sống
    - Phần 2 (còn lại): Tư tưởng đất nước của nhân dân

    3. Giá trị nội dung
    Đoạn trích thể hiện những cảm nhận mới mẻ của tác giả về đất nước qua những vẻ đẹp được phát hiện ở chiều sâu trên nhiều phương diện: lịch sử, địa lí, văn hóa... Tư tưởng trọng tâm, bao trùm toàn bộ bài thơ là tư tưởng “Đất nước của nhân dân”

    4. Giá trị nghệ thuật
    - Giọng thơ trữ tình, chính trị, cảm xúc sâu lắng, thiết tha
    - Chất liệu văn hóa, văn học dân gian được sử dụng nhuần nhị, sáng tạo


    Câu 1 (trang 122 sgk ngữ văn 12 tập 1)

    Bố cục chia làm 2 phần:

    + Phần 1 (từ đầu tới Làm nên Đất Nước muôn đời): Đất nước được cảm nhận trên mọi phương diện văn hóa, phong tục, truyền thống địa lý, lịch sử…

    + Phần 2 (còn lại): Người dân sáng tạo, truyền giữ những giá trị của đất nước


    Câu 2 (trang 122 skg ngữ văn 12 tập 1)

    Tác giả cảm nhận về đất nước trên những phương diện:

    Cảm nhận của tác giả đa dạng, phong phú từ nhiều bình diện

    - Chiều dài lịch sử (quá khứ- hiện tại- tương lai):

    + Từ huyền thoại Long Quân, Âu Cơ

    + Nhà thơ nhấn mạnh vào những kiếp người giản dị, bình tâm nhưng lại làm nên đất nước

    + Họ là những người bảo vệ đất nước

    + Họ góp phần to lớn vào thế giới tinh thần và vật chất của đất nước

    - Chiều rộng của không gian - địa lí

    + Đất nước không chỉ bó hẹp gia đình mà trải dài theo chiều dài đất nước

    + Đất nước là nguồn cội, không gian gần gũi, gắn bó với đời sống mỗi người

    + Nhập hai từ “đất” và “nước” phù hợp với diễn tả tình ý trong mỗi câu thơ

    + Là nơi sinh tồn bao thế hệ

    - Bề dày truyền thống- phong tục, văn hóa, tâm hồn

    + Giữ phong tục, ăn trầu (nét đẹp trong đời sống tinh thần, tình cảm son sắc của người Việt)

    + Truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm

    + Đất nước gắn với truyền thống đạo lí

    -> Các phương diện thống nhất, bổ sung lẫn nhau


    Câu 3 (trang 122 ngữ văn 12 tập 1)

    Tác giả có những nhìn nhận mới mẻ về đất nước, những danh lam thắng cảnh

    + Tác giả dẫn dắt cảm xúc về đất nước: lặp nhiều từ “góp” diễn tả cảm nhận độc đáo của tác giả về thiên nhiên

    + Từ hình dáng tâm hồn đến lối sống của nhân dân đã hóa vào bóng hình đất nước

    + Biểu hiện của đất nước khai thác từ chiều sâu văn hóa dân tộc, từ những điều rất đỗi bình dị của nhân dân

    + Đó là những cảm nhận, chiêm nghiệm, quan sát tinh tế của tác giả

    + Tác giả nâng tầm những suy ngẫm trở thành tư tưởng “đất nước”

    - Điều mới mẻ và nổi bật trong thơ chống Mĩ:

    + Nhà thơ khai thác chiều sâu về lịch sử, văn hóa, truyền thống, địa lý.

    + Những phát hiện mới về quan niệm Đất Nước thu hút tình cảm của người nghe


    Câu 4 (trang 123 sgk ngữ văn 12 tập 1)

    Cách sử dụng chất liệu văn học dân gian của tác giả: ca dao, dân ca, truyền thuyết, phong tục, lối sống…

    - Tác giả sử dụng sáng tạo các yếu tố dân gian:

    + Có khi lấy lại từng phần của câu ca dao :con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc

    + Dạy anh biết “yêu em từ thuở trong nôi”

    -> Sử dụng ý, hình ảnh, ca dao, truyền thuyết để tạo nên hình tượng mới, vừa gần gũi, vừa mới mẻ

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  2. Top 2

    Bài soạn "Đất nước" của Nguyễn Khoa Điềm số 2

    Câu 1 (trang 122 SGK Ngữ văn 12 tập 1)

    Bố cục: 2 phần

    - Phần 1 (từ đầu … Làm nên đất nước muôn đời): Vẻ đẹp của Đất nước được cảm nhận từ những gì gần gũi, bình dị trong cuộc sống hàng ngày

    - Phần 2 (còn lại): Tư tưởng đất nước của nhân dân.

    * Trình tự triển khai mạch suy nghĩ và cảm xúc của tác giả trong đoạn trích: trình bày cảm nhận về đất nước từ nhiều phương diện khác nhau và lí giải của tác giả về đất nước, tập trung làm nổi bật tư tưởng “Đất Nước của nhân dân”.


    Câu 2 (trang 122 SGK Ngữ văn 12 tập 1)

    - Trong phần 1, tác giả đã cảm nhận về đất nước trên bình diện thời gian, không gian, nguồn cội để cắt nghĩa, lí giải về đất nước.

    - Cảm nhận về đất nước trên bình diện thời gian lịch sử:

    + Đất nước đã có từ rất lâu đời: đã có rồi, bắt đầu, lớn lên (các trạng ngữ để phiếm định thời gian, nhấn mạnh đất nước đã có từ xa xưa).

    + Đất nước hình thành từ một cộng đồng người cùng chung ngôn ngữ (cái kèo cái cột thành tên), phong tục, tập quán (ăn trầu, bới tóc sau đầu), truyền thống văn hóa và lịch sử (trồng tre đánh giặc), nếp cảm nếp nghĩ nếp sống (cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn), tập quán kinh tế (hạt gạo phải một nắng hai sương…).

    - Cảm nhận về đất nước trên bình diện không gian:

    + Đất nước là không gian sinh tụ, không gian cội nguồn, không gian văn hóa (Đất là nơi chim về/…/Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng).

    + Đất nước trải ra theo chiều dài, chiều rộng kì vĩ: Đất là nơi con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc/Nước là nơi con cá ngư ông móng nước biển khơi.

    + Đất nước thống nhất giữa cái riêng và cái chung, cá nhân và cộng đồng, cụ thể và trừu tượng, vật chất và tinh thần: Trong anh và em hôm nay/…/Đất nước vẹn tròn to lớn.

    - Cảm nhận về đất nước trên bình diện văn hóa:

    + Phong tục tập quán: ăn trầu, búi tóc sau đầu,...

    + Truyền thống: đấu tranh dựng nước và giữ nước

    + Những câu chuyện kể từ ngàn đời

    - Tác giả định nghĩa đất nước một cách độc đáo, tách hai tiếng Đất và Nước để lí giải rồi lại hợp làm một tạo nên những cách hiểu gần gũi mà sâu sắc.

    => Đất nước hiện lên vừa thiêng liêng, cao cả, diệu kì vừa gần gũi, gắn bó.


    Câu 3 (trang 122 SGK Ngữ văn 12 tập 1)

    Tư tưởng "Đất nước của nhân dân" được thể hiện:

    ● Không gian địa lý

    - Đất nước là những địa danh, những danh lam thắng cảnh kì thú, là cuộc đời, là tâm hồn nhân dân hóa thân mà thành.: núi Bút non Nghiên, hòn Trống Mái, núi Vọng Phu, vịnh Hạ Long, sông Cửu Long, Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm,…

    - Địa danh cũng chính là dấu ấn sinh tồn của dân tộc, qua đó Nguyễn Khoa Điềm đã tạo dựng lại được cả diện mạo non sông đất nước

    => Chính những con người này đã làm ra một đất nước nhân hậu, thủy chung, anh hùng bất khuất và giàu truyền thống hiếu học.

    ● Thời gian lịch sử

    Nhà thơ nhấn mạnh vào những kiếp người giản dị bình tâm, những con người không ai nhớ mặt đặt tên nhưng họ lại làm nên đất nước:

    - Những con người làm nên đất nước chính là những con người góp phần bảo vệ đất nước.

    - Họ có vai trò to lớn trong việc đem đến những giá trị tinh thần và vật chất

    - Họ là người bảo vệ đất nước, chính những con người vô danh bình dị ấy đã góp xương máu cho đất nước mình

    ● Nhân dân giữ gìn, lưu truyền và phát triển đất nước từ những yếu tố vật chất đến yếu tố tinh thần:

    - Nhân dân sáng tạo ra mọi giá trị văn hóa như: ca dao, dân ca, truyện cổ tích, thần thoại.

    - Trong cả kho tàng ca dao,tác giả chọn 3 câu ca dao để nói về 3 phương diện quan trọng nhất của truyền thống nhân dân, dân tộc .

    => Nhân dân đã làm nên văn hóa bằng tình cách và tâm hồn mình: say đắm trong tình yêu, quý trọng tình nghĩa và lao động, kiên trì bền bỉ trong đấu tranh

    => Tư tưởng “đất nước của nhân dân” là tư tưởng nổi bật của đoạn trích và nhiều bài thơ thời chống Mĩ Nguyễn Khoa Điềm khẳng định đất nước đó chính là nhân dân. Nhân dân là cốt lõi của đất nước, nhờ họ mà dân tộc trường tồn.


    Câu 4 (trang 122 SGK Ngữ văn 12 tập 1)

    Thơ của Nguyễn Khoa Điềm - Gốc chất liệu văn hóa dân gian

    …những cái “ngày xửa ngày xưa” mẹ thường hay kể - Câu mở đầu của các câu chuyện cổ tích dân gian

    …với miếng trầu bây giờ bà ăn - Tục ăn trầu của người Việt và gợi nhắc các câu chuyện như “Sự tích trầu cau”, các bài ca dao dân ca có hình ảnh trầu cau

    Tóc mẹ thì bới sau đầu - Tục búi tóc sau gáy của người Việt xưa

    Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn - Gợi nhắc câu ca dao: Tay bưng chén muối đĩa gừng/Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau

    Cái kèo cái cột thành tên - Thói quen đặt tên con cái theo các vật dụng cho dễ nuôi

    …con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc - Những câu hò Bình Trị Thiên

    ….con cá ngư ông móng nước biển khơi - Những câu hò Bình Trị Thiên

    Lạc Long Quân và Âu Cơ

    Đẻ ra đồng bào ta… - Truyền thuyết Con rồng cháu tiên

    => Tác giả sử dụng phong phú và sáng tạo chất liệu văn hóa dân gian (truyền thuyết, cổ tích, ca dao, dân ca, phong tục tập quán…), không kể lể dài dòng cũng không trích dẫn nguyên văn mà vận dụng mềm mại, uyển chuyển trong câu thơ văn xuôi hiện đại khiến câu thơ cất lên vừa mới mẻ, vừa quen thuộc và có tác dụng biểu đạt, biểu cảm cao.


    Nội dung chính

    Đoạn trích thể hiện cảm nghĩ mới mẻ của tác giả về đất nước qua những vẻ đẹp được phát hiện ở chiều sâu trên nhiều bình diện: lịch sử, địa lí, văn hóa,...

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  3. Top 3

    Bài soạn "Đất nước" của Nguyễn Khoa Điềm số 3

    I. Tác giả Nguyễn Khoa Điềm

    - Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943 trong một gia đình trí thức, giàu truyền thống yêu nước và tinh thần cách mạng ở thôn Ưu Điềm, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế

    - Học tập và trưởng thành trên miền Bắc, tham gia chiến đấu và hoạt động văn nghệ ở miền Nam.

    - Là nhà hoạt động chính trị và văn nghệ, từng là Trưởng ban Tư tưởng văn hóa Trung ương, Tổng thư kí Hội Nhà văn khóa V, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin.

    - Thuộc thế hệ nhà thơ giai đoạn chiến tranh chống đế quốc Mĩ. Thơ ông hấp dẫn bởi sự kết hợp giữa xúc cảm nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước, con người Việt Nam.

    - Năm 2000, ông đã được nhận Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

    - Phong cách sáng tác:

    + Giàu chất suy tư, xúc cảm dồn nén.

    + Giọng thơ trữ tình chính luận.


    II. Tác phẩm Đất nước

    - Hoàn cảnh sáng tác: Bản trường ca Mặt đường khát vọng được tác giả hoàn thành ở chiến khu Trị - Thiên năm 1971, in lần đầu năm 1974, viết về sự thức tính của tuổi trẻ đô thị vùng tạm chiếm miền Nam về non sông đất nước, về sứ mệnh của thế hệ mình, xuống đường đấu tranh hòa nhập với cuộc chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược.

    - Vị trí đoạn trích: Đoạn trích Đất Nước rút từ phần đầu chương V của trường ca Mặt đường khát vọng lâu nay vẫn được xem là một trong những đoạn thơ hay về đề tài đất nước trong thơ Việt Nam hiện đại.

    - Nội dung chính: Đất nước hiện lên qua cảm nhận mới mẻ của Nguyễn Khoa Điềm, là sự hội tụ và kết tinh bao công sức và khát vọng của nhân dân. Đất Nước của nhân dân, nhân dân là người làm ra Đất Nước.

    - Bố cục đoạn trích Đất nước gồm 2 phần:

    + Phần 1 (42 câu đầu): Đất nước được cảm nhận từ nhiều phương diện lịch sử văn hoá dân tộc, chiều sâu của không gian, chiều dài của thời gian.

    + Phần 2 (47 câu cuối): Tư tưởng cốt lõi, cảm nhận về đất nước: Đất nước của Nhân dân.


    Câu 1 trang 122 SGK Ngữ văn 12 tập 1

    Đoạn thơ trình bày sự cảm nhận và lí giải của tác giả về đất nước. Hãy chia bố cục, gọi tên nội dung trữ tình của từng phần, tìm hiểu trình tự triển khai mạch suy nghĩ và cảm xúc của tác giả trong đoạn văn trên.

    Trả lời:

    - Bố cục và nội dung trữ tình mỗi đoạn:

    + Phần đầu: Từ đầu đến “làm nên đất nước muôn đời" cảm nhận của tác giả về đất nước.

    + Phần sau: Phần còn lại: Đất nước của nhân dân, đất nước của ca dao huyền thoại.

    - Mạch cảm xúc theo trình tự: từ cảm nhận đến triết luận.


    Câu 2 trang 122 SGK Ngữ văn 12 tập 1

    Cảm nhận của nhà thơ về đất nước trong phần đầu đoạn trích dựa trên những phương diện nào? Cảm nhận đó có gì khác so với các bài thơ cùng viết về đề tài này?

    Trả lời:

    - Các phương diện cảm nhận của tác giả về đất nước:

    + Từ phương diện địa lí: hòn núi bạc, nước biển khơi

    + Từ phương diện lịch sử: Lạc Long Quân và Âu Cơ đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng

    + Từ phương diện đời thường: miếng trầu, cái kèo, cái cột, hạt gạo, một nắng hai sương, giã, dần, sàng...

    + Đặc biệt là phương diện văn hoá - phong tục

    - So với các tác giả khác cùng viết về đất nước, đây là sự cảm nhận sâu sắc và toàn diện hơn.


    Câu 3 trang 122 SGK Ngữ văn 12 tập 1

    Trong phần sau của đoạn trích (từ "Những người vợ nhớ chồng..." đến hết) tác giả đã làm nổi bật tư tưởng “Đất nước của nhân dân". Tư tưởng ấy đã đưa đến những phát hiện sâu và mới của tác giả về địa lí, lịch sử, văn hoá của đất nước ta như thế nào? Tư tưởng ấy nổi bật trong đoạn thơ này và trong nhiều bài thơ thời chống Mỹ. Vì sao?

    Trả lời:

    - Tác giả có những nhìn nhận mới mẻ về đất nước, những danh lam thắng cảnh:

    + Tác giả dẫn dắt cảm xúc về đất nước: lặp nhiều từ “góp” diễn tả cảm nhận độc đáo của tác giả về thiên nhiên

    + Từ hình dáng tâm hồn đến lối sống của nhân dân đã hóa vào bóng hình đất nước

    + Biểu hiện của đất nước khai thác từ chiều sâu văn hóa dân tộc, từ những điều rất đỗi bình dị của nhân dân

    + Đó là những cảm nhận, chiêm nghiệm, quan sát tinh tế của tác giả

    + Tác giả nâng tầm những suy ngẫm trở thành tư tưởng “đất nước”.

    - Điều mới mẻ và nổi bật trong thơ chống Mĩ:

    + Nhà thơ khai thác chiều sâu về lịch sử, văn hóa, truyền thống, địa lý.

    + Những phát hiện mới về quan niệm Đất Nước thu hút tình cảm của người nghe


    Câu 4 trang 123 SGK Ngữ văn 12 tập 1

    Hãy nêu những ví dụ cụ thể và nhận xét về cách sử dụng chất liệu văn hoá dân gian của tác giả (tục ngữ, ca dao, truyền thuyết, phong tục...). Từ đó tìm hiểu những đóng góp riêng của tác giả về nghệ thuật diễn đạt. Vì sao nói, chất liệu văn hoá dân gian trong đoạn thơ này gây ấn tượng vừa quen thuộc vừa mới lạ?

    Trả lời:

    Trong đoạn trích Đất Nước, tác giả sử dụng nhiều chất liệu văn học và văn hóa dân gian từ ca dao, tục ngữ, đến truyền thuyết, phong tục,...

    Các chất liệu này khi đưa vào bài thơ đã được nhà thơ sáng tạo lại vì thế mà vừa quen thuộc lại vừa mới lạ. Ví dụ: Con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc, Yêu em từ thuở trong nôi,... các hình ảnh, mô típ nghệ thuật của văn học văn hóa dân gian để làm nên câu thơ, ý thơ của nhà văn (ngày xửa ngày xưa, gừng cay muối mặn...)

    => Tác dụng: Tác giả đã gợi mở được một không gian nghệ thuật, một không khí, một giọng điệu riêng đưa người đọc vào một thế giới đẹp đẽ, lãng mạn của ca dao, giọng điệu truyền thuyết dân gian nhưng vẫn mang màu sắc hiện đại.


    Bài 1 trang 122 SGK Ngữ văn 12 tập 1

    Đoạn thơ trình bày sự cảm nhận và lí giải của tác giả về đất nước. Hãy chia bố cục, gọi tên nội dung trữ tình của từng phần, tìm hiểu trình tự triển khai mạch suy nghĩ và cảm xúc của tác giả trong đoạn văn trên.

    Trả lời:

    * Bố cục: đoạn thơ được chia làm 2 phần:

    - Phần 1: Từ đầu đến "... Làm nên Đất Nước muôn đời": Những nét riêng trong cảm nhận về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm.

    - Phần 2: Còn lại: Tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân”.

    * Sự liên kết giữa hai phần chính là mạch cảm xúc xuyên suốt của tác giả về đất nước. Đất nước hiện lên gần gũi, thân thiết, gắn bó với đời sống của con người, được nhìn nhận ở chiều dài lịch sử, văn hóa truyền thống. Đó là Đất Nước được viết hoa, Đất Nước trở thành đối tượng thẩm mĩ, tạo sắc thái tình cảm sâu sắc, ấn tượng với người đọc.


    Bài 2 trang 122 SGK Ngữ văn 12 tập 1

    Cảm nhận của nhà thơ về đất nước trong phần đầu đoạn trích dựa trên những phương diện nào? Cảm nhận đó có gì khác so với các bài thơ cùng viết về đề tài này?

    Trả lời:

    Tác giả cảm nhận về đất nước trên những phương diện:

    Cảm nhận của tác giả đa dạng, phong phú từ nhiều bình diện

    - Chiều dài lịch sử (quá khứ - hiện tại - tương lai):

    + Từ huyền thoại Long Quân, Âu Cơ

    + Nhà thơ nhấn mạnh vào những kiếp người giản dị, bình tâm nhưng lại làm nên đất nước

    + Họ là những người bảo vệ đất nước

    + Họ góp phần to lớn vào thế giới tinh thần và vật chất của đất nước

    - Chiều rộng của không gian - địa lí

    + Đất nước không chỉ bó hẹp gia đình mà trải dài theo chiều dài đất nước

    + Đất nước là nguồn cội, không gian gần gũi, gắn bó với đời sống mỗi người

    + Nhập hai từ “đất” và “nước” phù hợp với diễn tả tình ý trong mỗi câu thơ

    + Là nơi sinh tồn bao thế hệ

    - Bề dày truyền thống - phong tục, văn hóa, tâm hồn

    + Giữ phong tục, ăn trầu (nét đẹp trong đời sống tinh thần, tình cảm son sắc của người Việt)

    + Truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm

    + Đất nước gắn với truyền thống đạo lí

    => Các phương diện thống nhất, bổ sung lẫn nhau.


    Bài 3 trang 122 SGK Ngữ văn 12 tập 1

    Trong phần sau của đoạn trích (từ "Những người vợ nhớ chồng..." đến hết) tác giả đã làm nổi bật tư tưởng “Đất nước của nhân dân". Tư tưởng ấy đã đưa đến những phát hiện sâu và mới của tác giả về địa lí, lịch sử, văn hoá của đất nước ta như thế nào? Tư tưởng ấy nổi bật trong đoạn thơ này và trong nhiều bài thơ thời chống Mỹ. Vì sao?

    Trả lời:

    - Phát hiện sâu sắc của tác giả trong đoạn thơ từ: “Những người vợ nhớ chồng..." đến hết thể hiện ở các khía cạnh sau:

    + Những biểu hiện của đất nước được khai thác từ chiều sâu văn hoá của dân tộc cũng như từ những sinh hoạt đời thường rất đỗi bình dị của nhân dân. Đó là sự cảm nhận, chiêm nghiệm, quan sát rất sâu sắc và tinh tế của tác giả.

    + Những suy ngẫm, chiêm nghiệm không dừng lại ở ghi chép đơn thuần mà nâng lên triết luận, tư tưởng: "Đất nước của nhân dân".

    - Những phát hiện này mới mẻ và nổi bật trong thơ chống Mĩ vì:

    + Trước đó, các nhà thơ thường chỉ nói tới đất nước trên phương diện địa lí. Một số bài thơ khai thác chiều sâu của lịch sử và văn hoá truyền thống, nhưng chưa có ai nói tới những người dân vô danh.

    + Thời kì chống Mĩ, nhân dân Việt Nam, nhất là nhân dân miền Nam ở vùng địch tạm chiếm được nghe nhiều về tình yêu đất nước, nhưng nhân dân ta rất tâm đắc với những dòng thơ này bởi chất bình dân, cũng như những phát hiện về văn hoá dân gian trong quan niệm về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm.


    Bài 4 trang 123 SGK Ngữ văn 12 tập 1

    Hãy nêu những ví dụ cụ thể và nhận xét về cách sử dụng chất liệu văn hoá dân gian của tác giả (tục ngữ, ca dao, truyền thuyết, phong tục...). Từ đó tìm hiểu những đóng góp riêng của tác giả về nghệ thuật diễn đạt. Vì sao nói, chất liệu văn hoá dân gian trong đoạn thơ này gây ấn tượng vừa quen thuộc vừa mới lạ?

    Trả lời:

    - Tác giả sử dụng chất liệu văn hóa dân gian rất phong phú khiến cho đoạn thơ có sức sống, sự hấp dẫn đặc biệt.

    + Nhiều bài ca dao, truyện cổ tích, những câu thành ngữ, tục ngữ đã được huy động.

    + “Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn” ⇒ Ca dao “Em ơi chua ngọt đã từng – Gừng cay muối mặn ta đừng quên nhau”.

    + “Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng” ⇒ Thành ngữ “Một nắng hai sương”.

    + “Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm” ⇒ Bài ca dao Khăn thương nhớ ai.

    + "Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu" ⇒ sự tích núi Vọng Phu.

    + Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái ⇒ Sự tích hòn Trống mái.

    + Truyện Thánh Gióng, truyền thuyết Hùng Vương, Núi Bút, Non Nghiên, Vịnh Hạ Long,…

    - Đóng góp của tác giả đã đưa vào thơ Việt Nam chất liệu văn hóa phong tục, tạo ra một cách nhìn mới về đất nước.

    - Chất liệu văn hóa dân gian ở đoạn trích này gợi ấn tượng vừa quen thuộc vừa mới lạ:

    + Quen thuộc vì những hình ảnh, chi tiết trong văn hóa phong tục dân gian rất gần gũi với con người Việt Nam.

    + Mới lạ vì trong thơ nói riêng và trong văn học nói chung chưa có ai nói về đất nước bằng cách khai thác chất liệu văn hóa dân gian này.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  4. Top 4

    Bài soạn "Đất nước" của Nguyễn Khoa Điềm số 4

    Tìm hiểu chung tác phẩm

    Tác giả:

    Nguyễn Khoa Điềm sinh 1943, xã Phong Hoà, huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế.
    Xuất thân: trong gia đình có truyền thống yêu nước và cách mạng.
    1964: tốt nghiệp Khoa Văn, trường Đại học sư phạm Hà Nội  trở về miền Nam tham gia chiến đấu và hoạt động văn nghệ đến 1975.
    Hiện nay: nghỉ hưu ở Huế, tiếp tục làm thơ.
    Là một trong những cây bút tiêu biểu của thế hệ thơ trẻ trong những năm chống Mĩ.
    Phong cách thơ: Giàu chất suy tư, xúc cảm dồn nén, mang màu sắc chính luận.
    Tác phẩm chính:
    Đất ngoại ô (Tập thơ, 1972)
    Mặt đường khát vọng (trường ca, 1974)
    Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (thơ, 1986)
    Thơ Nguyễn Khoa Điềm (tuyển chọn, 1990)


    Tác phẩm:

    Xuất xứ: Phần đầu chương V của trường ca “Mặt đường khát vọng”
    Giá trị: Được xem là đoạn thơ hay về đề tài quê hương đất nước của thơ ca Việt Nam hiện đại.
    Thể loại: Trường ca (có sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình)
    Bố cục: Gồm hai phần:
    Phần 1: Từ đầu đến “Làm nên đất nước muôn đời” - Những cảm nhận mới mẻ của tác giả về đất nước.
    Phần 2: Còn lại - Tư tưởng “Đất nước của Nhân dân”.

    Câu 1
    : Đoạn trích thể hiện sự cảm nhận và lí giải của Nguyễn Khoa Điềm về đất nước....

    Đoạn trích thể hiện sự cảm nhận và lí giải của Nguyễn Khoa Điềm về đất nước. Hãy chia bố cục, nội dung trữ tình từng phần và tìm hiểu trình tự triển khai mạch suy nghĩ và cảm xúc của tác giả?

    Trả lời:

    Đoạn trích Đất nước được chia làm hai phần, đó là:

    Phần 1: Từ đầu đến “Làm nên đất nước muôn đời” - Những cảm nhận mới mẻ của tác giả về đất nước.
    Phần 2: Còn lại - Tư tưởng “Đất nước của Nhân dân”.
    Trình tự triển khai mạch suy nghĩ và cảm xúc của tác giả là:

    Tác giả giải thích sự hình thành của đất nước, đất nước có tự bao giờ: nhà thơ định nghĩa nhà nước không bắt đầu bằng những triều đại lịch sử, không bắt đầu bằng những mốc thời gian hình thành mà bắt đầu bằng những đời sống hằng ngày bình dị gần gũi
    Đất nước là gì? Nhà thơ tách đất nước ra làm hai thành tố để giải thích sau đó lại tổng hợp lại thành định nghĩa đất nước. Theo đó đất nước vừa là không gian riêng tư của đôi trai gái, vừa là không gian sinh tồn của nhân dân, không gian lớn lao của đất nước
    Tư tưởng đất nước của nhân dân thể hiện qua:

    Không gian địa lý
    Thời gian lịch sử
    Bề dày lịch sử

    Câu 2:
    Trong phần đầu của đoạn trích (từ đầu đến “làm nên Đất nước muôn đời”),...

    Trong phần đầu của đoạn trích (từ đầu đến “làm nên Đất nước muôn đời”), tác giả đã cảm nhận về đất nước trên những phương diện nào? Cách cảm nhận của tác giả có gì khác với các nhà thơ cùng viết về đề tài này.

    Trả lời:

    Đất nước gắn liền với nền văn hoá lâu đời. Đất nước gần gũi, thân thương gắn bó với đời sống con người Việt Nam. Trong đó, Đất nước được cảm nhận rõ nhất qua phương diện địa lý- lịch sử và bề dày văn hóa – phong tục:

    Phương diện địa lý:
    Không gian gần gũi ( sinh hoạt,học tập và làm việc ..)“ Nơi anh đến trường,.. nơi em tắm)
    Tình yêu đôi lứa: kỉ niệm hò hẹn,nhớ nhung“..đánh rơi chiếc khăn… nhớ thầm”
    Thiên nhiên: Núi sông, rừng biển hùng vĩ, tráng lệ “hòn núi bạc,.. Nước, ..biển khơi
    Không gian sinh tồn của dân tộc qua nhiều thế hệ “..nơi dân mình đoàn tụ”
    Phương diện lịch sử:
    Nguồn gốc con rồng cháu tiên
    Truyền thống dựng nước và giữ nước
    -> Như vậy, đất nước là cái nôi nuôi dưỡng tinh thần- tình cảm người Việt Nam. Hướng về cội nguồn dân tộc, khẳng định mối đoàn kết cộng đồng; lòng tự hào, tình yêu nước.

    Ngoài ra, đất nước còn là không gian sinh tồn, nơi phát sinh và phát triển của cộng đồng người Việt qua biết bao thế hệ: Từ quá khứ (những ai đã khuất), hiện tại (những ai bây giờ) đến các thế hệ tương lai (dặn dò con cháu nguyện mai sau).
    => Cách cảm nhận của tác gả được nhận thức sâu sắc, toàn diện hơn (về quan điểm, vai trò nhân dân trong thời đại mới).

    Cùng viết về chủ đề đất nước, nhưng thơ Nguyễn Khoa Điềm lại có những nét độc đáo riêng. Nếu như Nguyễn Đình Thi ca ngợi đất nước trong bài quê Hương Việt Nam với những đường nét hoành tráng (mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn hay mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều…). Hay nhà thơ Chế Lan Viên ca ngợi đất nước bằng những trang sử hào hùng của dân tộc qua bài “Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng” thì Nguyễn Khoa Điềm lại nói về đất nước bằng những gì gần gũi nhất, bình dị nhất trong cuộc sống bật chất và tâm hồn của mỗi con người.


    Câu 3:
    Phần sau của đoạn trích (từ “Những người vợ nhớ chồng” đến hết)...

    Phần sau của đoạn trích (từ “Những người vợ nhớ chồng” đến hết) tác giả tập trung làm nổi bật tư tưởng: Đất Nước của nhân dân”. Tư tưởng ấy đã đưa đến những phát hiện sâu và mới của tác giả về địa lí, lịch sử, văn hóa… của đất nước ta như thế nào? Vì sao có thể nói tư tưởng ấy nổi bật trong đoạn trích và nhiều bài thơ thời chống Mĩ?

    Trả lời:

    Đất Nước hiện lên với những vẻ thân thương gần gũi bởi cốt lõi đất nước mang tư tưởng nhân dân:

    Không gian địa lý:
    Tác giả liệt kê những danh lam thắng cảnh của đất nước ta từ Bắc đến Nam, và chính nhân dân làm nên những danh lam ấy
    Ở mỗi danh lam ta còn thấy được vẻ đẹp tâm hồn của nhân dân ta: chung thủy, hiếu học, anh hùng..
    Điểm mới trong cách cảm nhận đất nước của tác giả : nhà thơ không đi nói về hình dáng đất nước mà đi vào từng địa danh cụ thể để làm rõ tư tưởng đất nước của nhân dân
    Thời gian lịch sử:
    Nhà thơ nhấn mạnh vào những kiếp người giản dị bình tâm, những con người không ai nhớ mặt đặt tên nhưng họ lại làm nên đất nước Họ có vai trò to lớn trong việc đem đến những giá trị tinh thần và vật chất
    Họ là người bảo vệ đất nước, chính những con người vô danh bình dị ấy đã góp xương máu cho đất nước mình
    Điểm mới là không nói đến những anh hùng lãnh đạo mà nói về phần lớn nhân dân
    Bề dày lịch sử:
    Tác giả thể hiện ba nét đẹp tâm hồn nhân dân ta đó là: say đắm trong tình yêu, quý trọng tình nghĩa và lao động, kiên trì bền bỉ trong đấu tranh
    Tư tưởng “đất nước của nhân dân” là tư tưởng nổi bật của đoạn trích và nhiều bài thơ thời chống Mĩ vì: Trước đó, nhiều nhà thơ đã nhắc đến phương diện địa lí, chiều dài lịch sử, chiều sâu văn hóa nhưng Nguyễn Khoa Điềm không ngợi ca các triều đại, không nói đến những anh hùng đã ghi danh trong sử sách mà nhấn mạnh đến những người Không ai nhớ mặt đặt tên – Họ đã sống và chết – Giản dị và bình tâm, song chính nhờ họ mà dân tộc trường tồn.

    Câu 4
    : Hãy nói những ví dụ cụ thể về cách sử dụng chất liệu văn hóa...

    Hãy nói những ví dụ cụ thể về cách sử dụng chất liệu văn hóa dân gian của tác giả. Từ đó tìm hiểu những đóng góp riêng của nhà thơ về nghệ thuật biểu đạt. Vì sao có thể nói chất liệu văn hóa dân gian ở đoạn trích này gợi nên ấn tượng vừa quen thuộc vừa mới lạ?

    Trả lời:

    Trong bài thơ, tác giả đã khai thác phong phú chất liệu văn hóa dân gian: thành ngữ, ca dao, dân ca, truyền thuyết, phong tục tập quán,…

    Ví dụ:

    Thành ngữ, ca dao: “Yêu em từ thuở trong nôi…”
    Truyền thuyết: Thánh gióng
    Sự tích: Hòn Vọng Phu, hòn Trống Mái…
    => Đóng góp của tác giả đã đưa vào thơ Việt Nam chất liệu văn hoá phong tục, tạo ra một cách nhìn mới về đất nước.

    Chất liệu văn hoá dân gian trong đoạn thơ này gây ấn tượng vừa quen thuộc, vừa mới lạ vì:

    Quen thuộc vì những hình ảnh, chi tiết trong văn hóa phong tục dân gian rất gần gũi với con người Việt Nam.
    Mới lạ vì trong thơ nói riêng và trong văn học nói chung chưa có ai nói về đất nước bằng cách khai thác chất liệu văn hóa dân gian này.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  5. Top 5

    Bài soạn "Đất nước" của Nguyễn Khoa Điềm số 5

    A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

    1. Tác giả

    Nguyễn Khoa điềm sinh năm 1943 tại Thừa Thiên Huế, ông sinh ra và lớn lên tại một gia đình có truyền thống giàu lòng yêu nước chống giặc ngoại xâm.
    Các tác phẩm thơ tiêu biểu của ông có Đất ngoại ô, Mặt đường khát vọng… Thơ của Nguyễn Khoa Điềm đậm đà, bình dị, hồn nhiên, giàu chất suy tư, cảm xúc dồn nén, thể hiện tâm tư của người thanh niên trí thức tham gia tích cực vào sự nghiệp giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước.


    2. Tác phẩm

    Tác phẩm Trường ca Mặt đường khát vọng được Nguyễn Khoa Điềm sáng tác năm 1971. Đất Nước là chương thứ V trong trường ca.
    Đoạn thơ chính là sự thức tỉnh của thế hệ trẻ ở các thành thị miền Nam, và rộng ra, sự tự nhận thức của tuổi trẻ Việt Nam trong những năm chiến tranh này là đi đến sự lựa chọn quyết định: đứng về phía nhân dân, Tổ quốc, chia sẻ vận mệnh và trách nhiệm với dân tộc trong cuộc đấu tranh thiêng liêng để giải phóng và bảo vệ đất nước. Đất Nước cô đọng kết quả nhận thức của tác giả và cũng là của thế hệ trẻ Việt Nam về đất nước – một nhận thức có thể làm điểm tựa để họ xác định vai trò, vị trí của mình trong cuộc đấu tranh vĩ đại của dân tộc.


    3. Bố cục

    Chia văn bản thành 2 phần:
    Phần 1: gồm 42 câu thơ đầu: đoạn này nói về vẻ đẹp của đất nước được tác giả so sánh và đánh giá trên nhiều phương diện nghệ thuật.
    Phần 2: 47 câu thơ cuối: tư tưởng của nhân dân, đất nước là của nhân dân.


    B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

    Câu 1 (Trang 122 SGK) Đoạn trích thể hiện sự cảm nhận và lí giải của Nguyễn Khoa Điềm về đất nước. Hãy chia bố cục, nội dung trữ tình từng phần và tìm hiểu trình tự triển khai mạch suy nghĩ và cảm xúc của tác giả

    Bài làm:
    Bố cục của đoạn trích chia văn bản thành 2 phần:
    Phần 1: gồm 42 câu thơ đầu: đoạn này nói về vẻ đẹp của đất nước được tác giả so sánh và đánh giá trên nhiều phương diện nghệ thuật.
    Phần 2: 47 câu thơ cuối: tư tưởng của nhân dân, đất nước là của nhân dân.
    Trình tự triển khai mạch suy nghĩ và cảm xúc của tác giả:
    Tác giả giải thích sự hình thành của đất nước, đất nước có tự bao giờ: nhà thơ định nghĩa nhà nước không bắt đầu bằng những triều đại lịch sử, không bắt đầu bằng những mốc thời gian hình thành mà bắt đầu bằng những đời sống hằng ngày bình dị gần gũi
    Đất nước là gì? Nhà thơ tách đất nước ra làm hai thành tố để giải thích sau đó lại tổng hợp lại thành định nghĩa đất nước. Theo đó đất nước vừa là không gian riêng tư của đôi trai gái, vừa là không gian sinh tồn của nhân dân, không gian lớn lao của đất nước
    Tư tưởng đất nước của nhân dân thể hiện qua:
    Không gian địa lý

    Thời gian lịch sử

    Bề dày lịch sử


    Câu 2 (Trang 122 SGK) Trong phần đầu của đoạn trích (từ đầu đến “làm nên Đất nước muôn đời”), tác giả đã cảm nhận về đất nước trên những phương diện nào? Cách cảm nhận của tác giả có gì khác với các nhà thơ cùng viết về đề tài này.
    Bài làm:
    Cảm nhận về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm:
    Đa dạng, trên nhiều bình diện, từ chiều dài lịch sử (quá khứ - hiện tại – tương lai), đến chiều rộng của không gian – địa lí và nhất là trong bề dày văn hóa – phong tục, lối sống, tâm hồn, tính cách dân tộc. Cả ba bình diện ấy đều có sự gắn bó, thống nhất với nhau.
    Đất nước được tác giả đánh giá và cảm nhận trên tất cả các phương diện khác nhau từ không gian văn hóa địa lý đến chiều dài lịch sử của dân tộc, đất nước trong đau thương mất mát. Chiều sâu của lịch sử, truyền thống, phong tục và văn hóa đất nước được gợi lên từ huyền thoại Lạc Long Quân và Âu Cơ, từ truyền thống Hùng Vương, từ những câu ca dao quen thuộc. Đất nước là không gian sinh tồn của con người (Đất là nơi anh đến trường – Nước là nơi em tắm – Đất Nước là nơi ta hò hẹn…). Nhưng sự trường tồn của Đất Nước lại chính là sự trường tồn của con người, qua con người. Hình ảnh đất nước hiện lên thật gần gũi nó biểu hiện qua hình ảnh những bới tóc của người bà hay những miếng trầu biểu lộ trong từng câu chuyện.
    Từ khi con người sinh ra đất nước đã có, đất nước được hiện lên thật sinh động nó mang đậm bản chất của một nền văn hóa lịch sử giàu đẹp của nhân dân ta. Mỗi khi đất nước ra chống giặc ngoại xâm, hình ảnh đất nước trong chiến tranh hiện lên với một vẻ đẹp thật hùng vĩ, đất nước được coi như là một chứng nhân lịch sử nó đã chứng kiến suốt chiều dài lịch sử.
    Cách cảm nhận của tác gả được nhận thức sâu sắc, toàn diện hơn (về quan điểm, vai trò nhân dân trong thời đại mới).


    Câu 3 (Trang 122 SGK) Phần sau của đoạn trích (từ “Những người vợ nhớ chồng” đến hết) tác giả tập trung làm nổi bật tư tưởng: Đất Nước của nhân dân”. Tư tưởng ấy đã đưa đến những phát hiện sâu và mới của tác giả về địa lí, lịch sử, văn hóa… của đất nước ta như thế nào? Vì sao có thể nói tư tưởng ấy nổi bật trong đoạn trích và nhiều bài thơ thời chống Mĩ?
    Bài làm:
    Đất Nước hiện lên với những vẻ thân thương gần gũi bởi cốt lõi đất nước mang tư tưởng nhân dân:
    Không gian địa lý
    Tác giả liệt kê những danh lam thắng cảnh của đất nước ta từ Bắc đến Nam, và chính nhân dân làm nên những danh lam ấy
    Ở mỗi danh lam ta còn thấy được vẻ đẹp tâm hồn của nhân dân ta: chung thủy, hiếu học, anh hùng..
    Điểm mới trong cách cảm nhận đất nước của tác giả : nhà thơ không đi nói về hình dáng đất nước mà đi vào từng địa danh cụ thể để làm rõ tư tưởng đất nước của nhân dân
    Thời gian lịch sử
    Nhà thơ nhấn mạnh vào những kiếp người giản dị bình tâm, những con người không ai nhớ mặt đặt tên nhưng họ lại làm nên đất nước Họ có vai trò to lớn trong việc đem đến những giá trị tinh thần và vật chất
    Họ là người bảo vệ đất nước, chính những con người vô danh bình dị ấy đã góp xương máu cho đất nước mình
    Điểm mới là không nói đến những anh hùng lãnh đạo mà nói về phần lớn nhân dân
    Bề dày lịch sử
    Tác giả thể hiện ba nét đẹp tâm hồn nhân dân ta đó là: say đắm trong tình yêu, quý trọng tình nghĩa và lao động, kiên trì bền bỉ trong đấu tranh
    Tư tưởng “đất nước của nhân dân” là tư tưởng nổi bật của đoạn trích và nhiều bài thơ thời chống Mĩ vì: Trước đó, nhiều nhà thơ đã nhắc đến phương diện địa lí, chiều dài lịch sử, chiều sâu văn hóa nhưng Nguyễn Khoa Điềm không ngợi ca các triều đại, không nói đến những anh hùng đã ghi danh trong sử sách mà nhấn mạnh đến những người Không ai nhớ mặt đặt tên – Họ đã sống và chết – Giản dị và bình tâm, song chính nhờ họ mà dân tộc trường tồn.


    Câu 4 (Trang 122 SGK) Hãy nói những ví dụ cụ thể về cách sử dụng chất liệu văn hóa dân gian của tác giả. Từ đó tìm hiểu những đóng góp riêng của nhà thơ về nghệ thuật biểu đạt. Vì sao có thể nói chất liệu văn hóa dân gian ở đoạn trích này gợi nên ấn tượng vừa quen thuộc vừa mới lạ?
    Bài làm:
    Đoạn thơ sử dụng nhiều chất liệu văn học và văn hóa dân gian: ca dao, tục ngữ, truyền thuyết, truyện cổ tích, phong tục, lối sống như:
    Sự tích hòn Vọng Phu
    Sự tích hòn Trống Mái
    Truyện Thánh Gióng
    Tác giả sử dụng sáng tạo các yếu tố dân gian:
    Có khi lấy lại từng phần của câu ca dao: "yêu em từ thủa trong nôi"
    Chủ yếu là sử dụng ý, hình ảnh ca dao, truyền thuyết để tạo lên hình tượng thơ mới, gần gũi và mới mẻ.
    Đóng góp của tác giả vào nền thơ ca gây ấn tượng vừa quen thuộc, gần gũi vừa mới lạ.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  6. Top 6

    Bài soạn "Đất nước" của Nguyễn Khoa Điềm số 6

    I. Tác giả & tác phẩm

    1. Tác giả

    Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943 tại thôn Ưu Điềm, xã phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Ông là gương mặt tiêu biểu của thế hệ nhà thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ.

    Đặc điểm hồn thơ Nguyễn Khoa Điềm: có sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước, con người Việt Nam.

    Tác phẩm chính: Đất ngoại ô (thơ, 1972), Mặt đường khát vọng (trường ca, 1974), Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (thơ, 1986), Thơ Nguyễn Khoa Điềm (tuyển chọn, 1990), Cõi lặng (thơ, 2007).


    2. Tác phẩm

    Đoạn trích Đất nước (phần đầu chương V của trường ca) là một trong những đoạn thơ hay về đề tài đất nước trong thơ Việt Nam hiện đại.


    II. Hướng dẫn soạn bài

    Câu 1 (trang 122 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):

    * Bố cục: 2 phần

    – Phần 1 (từ đầu đến Làm nên đất nước muôn đời): Nói về những khám phá mới mẻ của đất nước trong cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm.

    – Phần 2 (còn lại): Khai thác sâu tư tưởng cốt lõi “Đất Nước của nhân dân”.

    * Trình tự triển khai mạch suy nghĩ và cảm xúc của tác giả trong đoạn trích: trình bày cảm nhận về đất nước từ nhiều phương diện khác nhau và lí giải của tác giả về đất nước, tập trung làm nổi bật tư tưởng “Đất Nước của nhân dân”.


    Câu 2 (trang 122 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):

    Cảm nhận về đất nước trong phần đầu của đoạn trích:

    – Những khám phá của Nguyễn Khoa Điềm về cuội nguồn đất nước: Truy tìm ngọn nguồn của đất nước: Đất nước có trong những cái ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể, bắt đầu với miếng trầu bà ăn, khi dân mình biết trồng tre đánh giặc, có trong tập tục tóc mẹ bới sau đầu, có trong tình nghĩa mẹ cha, có trong sinh hoạt thường ngày của nhân dân lao động: cái kèo, cột, hạt gạo,…

    → Đất nước bình dị, gần gũi mà thiêng liêng, khám phá mới mẻ, gần gũi của Nguyễn Khoa Điềm cho thấy đấ nước trong bình thường mà cao cả, có cái hàng ngày mà vĩnh hằng.

    – Những khám phá của Nguyễn Khoa Điềm về khái niệm đất nước

    + Đất nước gắn liền với không gian của tình yêu đôi lứa.

    + Đất nước gắn liền với không gian sinh tồn của nhân dân: nơi dân mình đoàn tụ, là nơi chim về, là nơi rồng ở.

    + Đất nước gắn liền với thời gian lịch sử: nhà thơ chắt lọc những hình tượng tiêu biểu từ truyền thuyết Lạc Long Quân, Âu Cơ gợi ra một đất nước bình dị, dễ mến và lấp lánh sắc màu huyền thoại.

    – Trách nhiệm của mỗi người đối với đất nước

    + Trong thời hiện tại: Khẳng định trong anh và em, trong mỗi người nói chung đều tồn tại một phần đất nước, đất nước hóa thân vào huyết mạch mỗi người.

    + Mơ về tương lai: “Mai này con ta lớn lên… ngày tháng mơ mộng”

    → Tác giả đã thể hiện cái nhìn lạc quan về đất nước, nêu trách nhiệm của mỗi người đối với đất nước.


    Câu 3 (trang 122 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):

    Tư tưởng “Đất nước của nhân dân” được biểu hiện:

    * Nhân dân góp phần tô điểm cho đất nước

    – Cách nhìn mới của Nguyễn Khoa Điềm về danh lam thắng cảnh.

    – Những danh lam thắng cảnh được chọn khắp ba miền B – T – N tiêu biểu cho nét đẹp lịch sử, văn hóa, tư tưởng của dân tộc ta.

    – Những hình tượng kì thú của thiên nhiên, đất nước chỉ trở thành danh lam thắng cảnh nhờ những truyện cổ tích truyền thuyết của dân gian đã phủ lên nó chiếc áo lấp lánh huyền thoại.

    * Nhân dân là những con người làm nên lịch sử

    – Nhân dân là những anh hùng

    – Nhân dân là những con người hết sức bình dị.

    – Điểm hội tụ và đỉnh cao cảm xúc của nhân vật trữ tình về đất nước được kết tinh qua:

    Đất nước này là Đất Nước của nhân dân

    Đất nước của Nhân dân

    Nguyễn Khoa Điềm đã khẳng định nhân dân là linh hồn của đất nước. Cụm từ đất nước của nhân dân nhắc lại hai lần xoáy sâu vào tư tưởng đó.

    – Vai trò của đất nước, của nhân dân với thế hệ trẻ hôm nay.

    – Tác giả tin tưởng vào một tương lai tốt đẹp của đất nước sẽ mở ra.


    Câu 4 (trang 123 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):

    Trong đoạn trích Đất Nước, tác giả sử dụng nhiều chất liệu văn học và văn hóa dân gian từ ca dao, tuc ngữ, đến truyền thuyết, phong tục,…

    Các chất liệu này khi đưa vào bài thơ đã được nhà thơ sáng tạo lại vì thế mà vừa quen thuộc lại vừa mới lạ.Ví dụ: Con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc, Yêu em từ thuở trong nôi,…các hình ảnh, mô típ nghệ thuật của văn học văn hóa dân gian để làm nên câu thơ, ý thơ của nhà văn (ngày xửa ngày xưa, gừng cay muối mặn…)

    → Tác dụng: Tác giả đã gợi mở được một không gian nghệ thuật, một không khí, một giọng điệu riêng đưa người đọc vào một thế giới đẹp đẽ, lãng mạn của ca dao, giọng điệu truyền thuyết dân gian nhưng vẫn mang màu sắc hiện đại.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy