Bài soạn "Đất nước" của Nguyễn Khoa Điềm số 4

Tìm hiểu chung tác phẩm

Tác giả:

Nguyễn Khoa Điềm sinh 1943, xã Phong Hoà, huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế.
Xuất thân: trong gia đình có truyền thống yêu nước và cách mạng.
1964: tốt nghiệp Khoa Văn, trường Đại học sư phạm Hà Nội  trở về miền Nam tham gia chiến đấu và hoạt động văn nghệ đến 1975.
Hiện nay: nghỉ hưu ở Huế, tiếp tục làm thơ.
Là một trong những cây bút tiêu biểu của thế hệ thơ trẻ trong những năm chống Mĩ.
Phong cách thơ: Giàu chất suy tư, xúc cảm dồn nén, mang màu sắc chính luận.
Tác phẩm chính:
Đất ngoại ô (Tập thơ, 1972)
Mặt đường khát vọng (trường ca, 1974)
Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (thơ, 1986)
Thơ Nguyễn Khoa Điềm (tuyển chọn, 1990)


Tác phẩm:

Xuất xứ: Phần đầu chương V của trường ca “Mặt đường khát vọng”
Giá trị: Được xem là đoạn thơ hay về đề tài quê hương đất nước của thơ ca Việt Nam hiện đại.
Thể loại: Trường ca (có sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình)
Bố cục: Gồm hai phần:
Phần 1: Từ đầu đến “Làm nên đất nước muôn đời” - Những cảm nhận mới mẻ của tác giả về đất nước.
Phần 2: Còn lại - Tư tưởng “Đất nước của Nhân dân”.

Câu 1
: Đoạn trích thể hiện sự cảm nhận và lí giải của Nguyễn Khoa Điềm về đất nước....

Đoạn trích thể hiện sự cảm nhận và lí giải của Nguyễn Khoa Điềm về đất nước. Hãy chia bố cục, nội dung trữ tình từng phần và tìm hiểu trình tự triển khai mạch suy nghĩ và cảm xúc của tác giả?

Trả lời:

Đoạn trích Đất nước được chia làm hai phần, đó là:

Phần 1: Từ đầu đến “Làm nên đất nước muôn đời” - Những cảm nhận mới mẻ của tác giả về đất nước.
Phần 2: Còn lại - Tư tưởng “Đất nước của Nhân dân”.
Trình tự triển khai mạch suy nghĩ và cảm xúc của tác giả là:

Tác giả giải thích sự hình thành của đất nước, đất nước có tự bao giờ: nhà thơ định nghĩa nhà nước không bắt đầu bằng những triều đại lịch sử, không bắt đầu bằng những mốc thời gian hình thành mà bắt đầu bằng những đời sống hằng ngày bình dị gần gũi
Đất nước là gì? Nhà thơ tách đất nước ra làm hai thành tố để giải thích sau đó lại tổng hợp lại thành định nghĩa đất nước. Theo đó đất nước vừa là không gian riêng tư của đôi trai gái, vừa là không gian sinh tồn của nhân dân, không gian lớn lao của đất nước
Tư tưởng đất nước của nhân dân thể hiện qua:

Không gian địa lý
Thời gian lịch sử
Bề dày lịch sử

Câu 2:
Trong phần đầu của đoạn trích (từ đầu đến “làm nên Đất nước muôn đời”),...

Trong phần đầu của đoạn trích (từ đầu đến “làm nên Đất nước muôn đời”), tác giả đã cảm nhận về đất nước trên những phương diện nào? Cách cảm nhận của tác giả có gì khác với các nhà thơ cùng viết về đề tài này.

Trả lời:

Đất nước gắn liền với nền văn hoá lâu đời. Đất nước gần gũi, thân thương gắn bó với đời sống con người Việt Nam. Trong đó, Đất nước được cảm nhận rõ nhất qua phương diện địa lý- lịch sử và bề dày văn hóa – phong tục:

Phương diện địa lý:
Không gian gần gũi ( sinh hoạt,học tập và làm việc ..)“ Nơi anh đến trường,.. nơi em tắm)
Tình yêu đôi lứa: kỉ niệm hò hẹn,nhớ nhung“..đánh rơi chiếc khăn… nhớ thầm”
Thiên nhiên: Núi sông, rừng biển hùng vĩ, tráng lệ “hòn núi bạc,.. Nước, ..biển khơi
Không gian sinh tồn của dân tộc qua nhiều thế hệ “..nơi dân mình đoàn tụ”
Phương diện lịch sử:
Nguồn gốc con rồng cháu tiên
Truyền thống dựng nước và giữ nước
-> Như vậy, đất nước là cái nôi nuôi dưỡng tinh thần- tình cảm người Việt Nam. Hướng về cội nguồn dân tộc, khẳng định mối đoàn kết cộng đồng; lòng tự hào, tình yêu nước.

Ngoài ra, đất nước còn là không gian sinh tồn, nơi phát sinh và phát triển của cộng đồng người Việt qua biết bao thế hệ: Từ quá khứ (những ai đã khuất), hiện tại (những ai bây giờ) đến các thế hệ tương lai (dặn dò con cháu nguyện mai sau).
=> Cách cảm nhận của tác gả được nhận thức sâu sắc, toàn diện hơn (về quan điểm, vai trò nhân dân trong thời đại mới).

Cùng viết về chủ đề đất nước, nhưng thơ Nguyễn Khoa Điềm lại có những nét độc đáo riêng. Nếu như Nguyễn Đình Thi ca ngợi đất nước trong bài quê Hương Việt Nam với những đường nét hoành tráng (mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn hay mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều…). Hay nhà thơ Chế Lan Viên ca ngợi đất nước bằng những trang sử hào hùng của dân tộc qua bài “Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng” thì Nguyễn Khoa Điềm lại nói về đất nước bằng những gì gần gũi nhất, bình dị nhất trong cuộc sống bật chất và tâm hồn của mỗi con người.


Câu 3:
Phần sau của đoạn trích (từ “Những người vợ nhớ chồng” đến hết)...

Phần sau của đoạn trích (từ “Những người vợ nhớ chồng” đến hết) tác giả tập trung làm nổi bật tư tưởng: Đất Nước của nhân dân”. Tư tưởng ấy đã đưa đến những phát hiện sâu và mới của tác giả về địa lí, lịch sử, văn hóa… của đất nước ta như thế nào? Vì sao có thể nói tư tưởng ấy nổi bật trong đoạn trích và nhiều bài thơ thời chống Mĩ?

Trả lời:

Đất Nước hiện lên với những vẻ thân thương gần gũi bởi cốt lõi đất nước mang tư tưởng nhân dân:

Không gian địa lý:
Tác giả liệt kê những danh lam thắng cảnh của đất nước ta từ Bắc đến Nam, và chính nhân dân làm nên những danh lam ấy
Ở mỗi danh lam ta còn thấy được vẻ đẹp tâm hồn của nhân dân ta: chung thủy, hiếu học, anh hùng..
Điểm mới trong cách cảm nhận đất nước của tác giả : nhà thơ không đi nói về hình dáng đất nước mà đi vào từng địa danh cụ thể để làm rõ tư tưởng đất nước của nhân dân
Thời gian lịch sử:
Nhà thơ nhấn mạnh vào những kiếp người giản dị bình tâm, những con người không ai nhớ mặt đặt tên nhưng họ lại làm nên đất nước Họ có vai trò to lớn trong việc đem đến những giá trị tinh thần và vật chất
Họ là người bảo vệ đất nước, chính những con người vô danh bình dị ấy đã góp xương máu cho đất nước mình
Điểm mới là không nói đến những anh hùng lãnh đạo mà nói về phần lớn nhân dân
Bề dày lịch sử:
Tác giả thể hiện ba nét đẹp tâm hồn nhân dân ta đó là: say đắm trong tình yêu, quý trọng tình nghĩa và lao động, kiên trì bền bỉ trong đấu tranh
Tư tưởng “đất nước của nhân dân” là tư tưởng nổi bật của đoạn trích và nhiều bài thơ thời chống Mĩ vì: Trước đó, nhiều nhà thơ đã nhắc đến phương diện địa lí, chiều dài lịch sử, chiều sâu văn hóa nhưng Nguyễn Khoa Điềm không ngợi ca các triều đại, không nói đến những anh hùng đã ghi danh trong sử sách mà nhấn mạnh đến những người Không ai nhớ mặt đặt tên – Họ đã sống và chết – Giản dị và bình tâm, song chính nhờ họ mà dân tộc trường tồn.

Câu 4
: Hãy nói những ví dụ cụ thể về cách sử dụng chất liệu văn hóa...

Hãy nói những ví dụ cụ thể về cách sử dụng chất liệu văn hóa dân gian của tác giả. Từ đó tìm hiểu những đóng góp riêng của nhà thơ về nghệ thuật biểu đạt. Vì sao có thể nói chất liệu văn hóa dân gian ở đoạn trích này gợi nên ấn tượng vừa quen thuộc vừa mới lạ?

Trả lời:

Trong bài thơ, tác giả đã khai thác phong phú chất liệu văn hóa dân gian: thành ngữ, ca dao, dân ca, truyền thuyết, phong tục tập quán,…

Ví dụ:

Thành ngữ, ca dao: “Yêu em từ thuở trong nôi…”
Truyền thuyết: Thánh gióng
Sự tích: Hòn Vọng Phu, hòn Trống Mái…
=> Đóng góp của tác giả đã đưa vào thơ Việt Nam chất liệu văn hoá phong tục, tạo ra một cách nhìn mới về đất nước.

Chất liệu văn hoá dân gian trong đoạn thơ này gây ấn tượng vừa quen thuộc, vừa mới lạ vì:

Quen thuộc vì những hình ảnh, chi tiết trong văn hóa phong tục dân gian rất gần gũi với con người Việt Nam.
Mới lạ vì trong thơ nói riêng và trong văn học nói chung chưa có ai nói về đất nước bằng cách khai thác chất liệu văn hóa dân gian này.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy