Bài soạn "Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí" số 1
I. Đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
a, Các đề từ 1, 3, 10 là đề có mệnh lệnh. Các đề còn lại đều là đề mở, không có mệnh lệnh. Tất cả đều đề cập đến một vấn đề thuộc phạm đời sống tinh thần, đạo đức
b, Một vài vấn đề tương tự:
- Lòng nhân ái
- Đố kị, ghen ăn tức ở
- Bệnh dối trá
II. Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
1. Tìm hiểu đề và tìm ý
2. Lập dàn ý
3. Viết bài
4. Đọc lại bài viết và sửa chữa
Luyện tập
Lập dàn ý: "tinh thần tự học"
1. Mở bài
Giới thiệu phương pháp tự học là một trong những con đường học tập hiệu quả, ngoài phương pháp nghe giảng.
2. Thân bài
∗ Giải thích khái niệm:
- Tự học nghĩa là tự mình vạch ra kế hoạch, tự mình đặt ra biện pháp để giúp cho việc học tốt hơn.
- Tự học là việc tự tiếp nhận kiến thức, xử lí thông tin, tiếp thu tri thức
∗ Chứng minh:
Thực tế có nhiều tấm gương tự học, làm nên đại sự: Mạc Đĩnh Chi tự học đỗ Trạng Nguyên, Bác Hồ tự học văn hóa, tự học ngoại ngữ…
∗ Phản biện: Những kẻ lười học, xem việc là khổ sở, bắt buộc nên chán học, lười học
∗ Bình luận:
+ Việc tự học ở nhà của học sinh chủ yếu: soạn bài, làm bài tập, chuẩn bị bài mới…
+ Người học lên kế hoạch cho mình thời gian, địa điểm, nội dung học
+ Tự học giúp học sinh có thể tự trải nghiệm, tự khám phá kiến thức và chủ động hơn trong việc tiếp nhận kiến thức
+ Tự học là cơ sở thể hiện năng lực tư duy sáng tạo, biết sắp xếp công việc khoa học
+ Học sinh có biện pháp tự học có thể làm chủ chính bản thân mình
3. Kết bài
- Tinh thần tự học giúp nâng cao kiến thức, tự làm chủ lấy mình, tự đặt ra kế hoạch trong học tập