Bài soạn "Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống" số 5
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
I- TÌM HIỂU BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
BỆNH LỀ MỀ
Trong đời sống hiện nay có một hiện tượng khá phổ biến, mọi người đều thấy, nhưng thường bỏ qua. Đó là bệnh lề mề mà coi thường giờ giấc là một biểu hiện. Cuộc họp ấn định vào lúc 8 giờ sáng mà 9 giờ mới có người đến. Giấy mời hội thảo ghi 14 giờ mà mãi đến 15 giờ mọi người mới có mặt. Hiện tượng này xuất hiện trong nhiều cơ quan, đoàn thể, trở thành một bệnh khó chữa.
Những người lề mề ấy, khi ra sân bay, lên tàu hoả, đi nhà hát chắc không dám đến muộn, bởi đến muộn là có hại ngay đến quyền lợi thiết thân của họ. Nhưng đi họp, hội thảo là việc chung, có đến muộn cũng không thiệt gì. Thế là hết chậm lần này đến chậm lần khác, và bệnh lề mề không sửa được.
Bệnh lề mề suy cho cùng là do một số người thiếu tự trọng và chưa biết tôn trọng người khác tạo ra. Họ chỉ quý thời gian của mình mà không tôn trọng thời gian của người khác. Họ không coi mình là người có trách nhiệm đối với công việc chung của mọi người.
Bệnh lề mề gây hại cho tập thể. Đi họp muộn, nhiều vấn đề không được bàn bạc thấu đáo, hoặc khi cần lại phải kéo dài thời gian. Bệnh lề mề gây hại cho những người biết tôn trọng giờ giấc. Ai đến đúng giờ lại cứ phải đợi người đến muộn. Bệnh lề mề còn tạo ra tập quán không tốt: Muốn người dự đến đúng giờ như mong muốn, giấy mời thường phải ghi giờ khai mạc sớm hơn 30 phút hay 1 giờ!
Cuộc sống văn minh hiện đại đòi hỏi mọi người phải tôn trọng lẫn nhau và hợp tác với nhau. Những cuộc họp không thật cần thiết thì không nên tổ chức. Nhưng những cuộc họp cần thiết thì mọi người cần tự giác tham dự đúng giờ. Làm việc đúng giờ là tác phong của người có văn hoá.
(Phương Thảo)
Câu hỏi:
1. Bài văn sau đây bàn đến sự việc, hiện tượng gì của đời sống? Vấn đề được bàn bạc có ý nghĩa đối với đời sống xã hội không?
2. Tác giả đã làm thế nào để người đọc nhận ra bệnh lề mề? Hiện tượng này có những biểu hiện như thế nào? Tác giả có nêu rõ được vấn đề đáng quan tâm của hiện đó không?
3. Bài văn có chỉ ra được nguyên nhân của bệnh lề mề không? Đó là những nguyên nhân nào? Người viết đã phân tích những tác hại của bệnh lề mề như thế nào?
4. Người viết đã bộc lộ thái độ đánh giá của mình trước hiện tượng được bàn đến như thế nào?
Trả lời:
1. Tác giả đã bàn về hiện tượng lề mề trong lối sống
Biểu hiện của hiện tượng ấy:
Trễ giờ ở các cuộc họp, các cuộc hội thảo.
Quý thời gian của mình chứ không tôn trọng thời gian của kẻ khác.
Tạo ta tập quán xấu: các giấy mời phải ghi sớm.
Tác giả có nêu rõ được vấn đề đáng quan tâm của hiên tượng bằng cách đưa ra những vấn đề đúng sai, mặt lợi mặt hại của vấn đề.
2. Nguyên nhân gây nên hiện tượng đó:
Không biết quý trọng thời gian trong các cơ quan, đoàn thể.
Không coi trọng mình là người có trách nhiệm đối với mọi người.
3. Tác hại:
Thành thói quen, khó thay đổi.
Không biết tự trọng, ích kỉ.
Gây hại cho tập thể.
Tác gải phân tích tác hại của bệnh lề mề rất ngắn gọn mạch lạc và có sức thuyết phục cao.
4. Bố cục:
Lời văn của bài viết ngắn gọn, chặt chẽ, bố cục mạch lạc. Đầu tiên là nêu hiện tượng, tiếp đó phân tích nguyên nhân và tác hại, cuối cùng nêu giải pháp khắc phục.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1: trang 21 sgk Ngữ văn 9 tập 2
Thảo luận: Hãy nêu các sự việc hiện tốt tốt đáng biểu dương của bạn trong nhà trường ngoài xã hội. Trảo đổi sự việc hiện tượng nào đáng đề viết một bài nghị luận hiện tượng nào thì không cần viết.
Bài làm:
Các sự việc, hiện tượng tốt, đáng biểu dương mà em thấy ở trường của mình hoặc ở ngoài xã hội: Ham đọc sách, trung thực trong học tập chấp hành nghiêm túc luật giao thông khi tham gia trên đường, nhặt được của rơi trả lại người mất, giúp đỡ bạn trong học tập, vươn lên trong học tập,..
Trong số các sự việc, hiện tượng tốt, đáng biểu dương vừa nêu, sự việc, hiện tượng trung thực trong học tập, chấp hành nghiêm túc luật giao thông khi tham gia trên đường đáng để viết một bài nghị luận.
Câu 2: trang 21 sgk Ngữ văn 9 tập 2
Có một hiện tượng như sau:
Theo một cuộc điều tra 2 000 thanh niên nam ở Hà Nội năm 1981 cho thấy: từ 11 đến 15 tuổi, 25% các em đã hút thuốc lá; từ 16 đến 20: 52%; trên 20 tuổi: 80%. Tỉ lệ này ngang với các nước châu Âu. Trong số các em hút thuốc lá, có đến 80% lâu lâu có triệu chứng như ho hen, khạc đờm, đau ngực, còn trong số những em không hút chỉ có không đến 1% có các triệu chứng ấy.
(Theo Nguyễn Khắc Viện)
Hãy cho biết hiện tượng này có thể trở thành đối tượng để viết một bài văn nghị luận xã hội không? Vì sao?
Bài làm:
Đây là một hiện tượng đời sống trong xã hội, là vấn đề nhức nhối được xã hội quan tâm về tình trạng hút thuốc lá của thanh thiếu niên ngày nay. Việc bàn đến hiện tượng này chính là đang vạch ra thực tại, tác hại của thuốc lá để mọi người có cái nhìn rõ nhất để tránh xa. Cũng từ đó, có thể đưa ra được các biện pháp để hạn chế hoặc khắc phục tình trạng trên. Chính vì thế đây là một hiện tượng đáng viết.